Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Vắc xin MMR (Vắc-xin sởi, quai bị và rubella) và những điều cần biết

Vắc xin MMR (Vắc-xin sởi, quai bị và rubella) và những điều cần biết

Các khuyến cáo này được tham khảo từ Thông tin Hướng dẫn về Vắc-xin của Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Bệnh tật (Hoa Kỳ) năm 2012 và hiện tại cũng đang được áp dụng tại Việt Nam.

1. Tại sao nên tiêm phòng vắc-xin?

Sởi, quai bị và rubella là những căn bệnh nghiêm trọng. Trước khi có vắc-xin, các căn bệnh này rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em.
Sởi
• Vi-rút sởi gây ra phát ban, ho, chảy nước mũi, ngứa mắt, và sốt.
• Bệnh này có thể dẫn đến nhiễm trùng tai, viêm phổi, động kinh (co giật và nhìn chằm chằm), tổn thương não, và tử vong.
Quai bị
• Vi-rút quai bị gây ra sốt, đau đầu, đau nhức cơ, mất cảm giác ngon miệng, và sưng hạch.
• Bệnh này có thể dẫn đến điếc, viêm màng não (nhiễm trùng màng bọc não và tủy sống), sưng đau tinh hoàn hoặc buồng trứng, và đôi khi gây vô sinh.
Rubella (bệnh sởi Đức)
• Vi rút rubella gây phát ban, viêm khớp (chủ yếu ở phụ nữ), và sốt nhẹ.
• Nếu một phụ nữ bị rubella trong khi đang mang thai, cô ấy có thể bị sẩy thai hoặc em bé sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.
Các bệnh này lây lan từ người này sang người khác qua không khí. Quý vị có thể dễ dàng nhiễm bệnh do ở quanh một ai đó đã bị nhiễm bệnh.
Vắc-xin sởi, quai bị và rubella (measles, mumps, and rubella hay MMR) có thể bảo vệ trẻ em (và người lớn) khỏi cả ba căn bệnh này.
Nhờ các chương trình tiêm chủng vắc-xin thành công, những căn bệnh này ở Mỹ cũng như Việt Nam ít phổ biến hơn nhiều so với trước đây. Nhưng nếu chúng ta ngừng tiêm chủng vắcxin, các căn bệnh này sẽ quay trở lại.
Vắc xin MMR (Vắc-xin sởi, quai bị và rubella) và những điều cần biết - Chăm sóc bé - Bảo vệ sức khỏe trẻ em - Chăm sóc trẻ em - Làm cha mẹ - Những điều cần biết sau khi sinh con

2. Ai nên được tiêm vắc-xin MMR và khi nào?

Trẻ em nên được tiêm phòng 2 liều vắc-xin MMR:
– Liều thứ nhất: 12-15 tháng tuổi
– Liều thứ hai: 4-6 năm tuổi (có thể được tiêm sớm hơn, nếu cách liều thứ 1 ít nhất 28 ngày).
Những trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi, đang ở trong vùng dịch mà chưa được tiêm vắc-xin MMR thì cần được tiêm phòng một mũi, sau đó tiêm mũi 2 lúc 15 – 18 tháng tuổi, và mũi 3 sau mũi 2 từ 3 – 5 năm.
Người lớn cũng nên được tiêm vắc-xin MMR: bất cứ ai trên 18 tuổi nên tiêm phòng ít nhất một liều vắc-xin MMR nếu chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ, trừ khi họ có thể chứng minh rằng họ hoặc đã được tiêm phòng hoặc đã mắc tất cả ba bệnh này.

3. Một số người không nên tiêm vắc-xin MMR hoặc nên đợi

• Bất cứ ai đã từng bị phản ứng dị ứng đe dọa tới tính mạng với neomycin kháng sinh, hoặc bất kỳ thành phần nào khác của vắc-xin MMR đều không nên tiêm phòng vắc-xin này. Hãy cho bác sĩ biết nếu quý vị có bất kỳ dị ứng nghiêm trọng nào.
• Bất cứ ai đã từng bị một phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng đối với liều vắc-xin MMR hoặc MMRV trước đó không nên tiêm thêm một liều khác.
• Một số người bị bệnh tại thời điểm dự kiến sẽ tiêm có thể nên chờ cho tới khi họ phục hồi trước khi tiêm vắc-xin MMR.
• Phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc-xin MMR. Phụ nữ mang thai cần phải chủng ngừa nên chờ cho đến sau khi sinh. Phụ nữ nên tránh mang thai trong 4 tuần sau khi tiêm vắc-xin MMR này.
• Hãy báo cho bác sĩ biết nếu người được tiêm vắc-xin:
- Bị HIV/AIDS, hoặc một bệnh khác có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
- Đang được điều trị bằng các loại thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như steroid.
- Bị bất kỳ loại ung thư nào.
- Đang được điều trị ung thư bằng xạ trị hoặc thuốc.
- Đã từng có số lượng tiểu cầu thấp (chứng rối loạn máu).
- Đã tiêm một vắc-xin khác trong vòng 4 tuần qua.
- Đã được truyền máu hoặc nhận các sản phẩm máu khác mới gần đây.
Bất kỳ nguyên nhân nào kể trên đều có thể là lý do để không được tiêm vắc-xin, hoặc trì hoãn việc tiêm chủng cho đến sau này.

4. Có những rủi ro gì từ vắc-xin MMR?

Giống như bất kỳ loại thuốc nào, vắc-xin có khả năng gây ra các vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Nguy cơ của vắc-xin MMR gây ra tổn hại nghiêm trọng hoặc tử vong là rất nhỏ.
Tiêm vắc-xin MMR an toàn hơn nhiều hơn so với việc bị mắc sởi, quai bị, hoặc rubella.
Hầu hết những người được tiêm vắc-xin MMR không có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào với vắc-xin này.
Các vấn đề nhẹ
• Sốt (có 1 trong số 6 người)
• Phát ban nhẹ (khoảng 1 trong số 20 người)
• Sưng hạch ở má hoặc cổ (khoảng 1 trong số 75 người)
Nếu các vấn đề này xảy ra, thường chúng xuất hiện trong vòng 6-14 ngày sau khi tiêm. Các vấn đề này thường xảy ra ít hơn sau liều thứ hai.
Các vấn đề ở mức độ trung bình
• Động kinh (co giật hoặc nhìn chằm chằm) do sốt gây ra (khoảng 1 trong số 3.000 liều).
• Đau nhức và cứng khớp tạm thời, hầu hết ở nữ giới tuổi thiếu niên hoặc người lớn (lên đến 1 trong số 4).
• Số lượng tiểu cầu thấp tạm thời, mà có thể gây ra chứng rối loạn đông máu (khoảng 1 trong số 30.000 liều).
Các vấn đề nghiêm trọng (rất hiếm)
• Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (ít hơn 1 trong số một triệu liều).
• Một số vấn đề nghiêm trọng khác đã được báo cáo sau khi trẻ được tiêm vắc-xin MMR, bao gồm:
- Điếc
- Động kinh, hôn mê, hoặc suy giảm nhận thức dài hạn
- Tổn thương não vĩnh viễn
Các trường hợp này rất hiếm đến mức khó có thể cho rằng liệu các vấn đề này có phải là do vắc-xin gây ra hay không.

5. Điều gì sẽ xảy ra nếu có một phản ứng nghiêm trọng?

Tôi nên theo dõi những gì?
• Bất kỳ tình trạng bất thường nào, như sốt cao hoặc hành vi bất thường. Các dấu hiệu của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể bao gồm khó thở, khàn giọng hoặc thở khò khè, phát ban, xanh xao, suy nhược, tim đập nhanh hoặc chóng mặt.
Tôi nên làm gì?
• Hãy gọi cho bác sĩ hoặc đưa bệnh nhân tới khám bác sĩ ngay lập tức.
• Hãy kể lại cho bác sĩ biết điều gì đã xảy ra, ngày và thời gian xảy ra và đã được tiêm vắc-xin khi nào.

6. Tôi có thể tìm hiểu thêm về bệnh sởi và vắc-xin MMR bằng cách nào?

• Hãy hỏi bác sĩ của bạn.
• Hãy gọi điện cho sở y tế địa phương của bạn.

Mẹ bầu ốm nghén nặng có nguy cơ mắc tiền sản giật

Theo kết quả của những nghiên cứu mới gần đây cho biết, nếu mẹ bầu bị ốm nghén nặng ở giai đoạn đầu hoặc giai cuối của thai kỳ có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như có nguy cơ mắc tiền sản giật và có khả năng phải nhập viện trước tuần thai thứ 12 của thai kỳ…
Nghiên cứu này được thực hiện tại bệnh viện Thụy Điển từ năm 1997 đến năm 2009 trên 1.155.033 phụ nữ trước 22 tuần thai và nhận thấy rằng, có 1,1% phụ nữ mang thai bị ốm nghén nặng, thường hay nôn ọe.
Các bác sĩ cũng cho biết, trên thế giới cứ 100 phụ nữ mang thai thì có 2 người mắc chứng bệnh ốm nghén nặng. Các triệu chứng bao gồm: Buồn nôn liên tục, đau đầu và mệt mỏi, ngoài ra là huyết áp thấp và nhịp tim nhanh, hôn mê hoặc nhầm lẫn. Tất cả những triệu chứng này có thể kéo dài đến 5 tháng, thậm chí với một số người, nó có thể kéo dài suốt thai kỳ.
Nguyên nhân chính là vì trong cơ thể những người phụ nữ này có chứa lượng hormone nhạy cảm cao hơn so với những phụ nữ khác.
Mẹ bầu ốm nghén nặng có nguy cơ mắc tiền sản giật - Mẹ mang thai - Bà bầu cần biết - Sức khỏe khi mang thai - Tiền sản giật khi mang thai
Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi.
Thông thường, ở giai đoạn đầu của thai kỳ, các thai phụ có biểu hiện ốm nghén nhẹ như lợm giọng, buồn nôn, sợ những thức ăn mà trước kia họ ưa thích. Thích ăn chua hoặc ngọt tùy người, có khi họ ăn cả những thứ như đồ đất nung, vôi quét tường… ốm nghén làm cho cơ thể thai phụ mệt mỏi xanh xao và hơi ốm nhưng không khiến cơ thể quá gầy yếu.
Triệu chứng ốm nghén sẽ dừng lại ở tuần thứ 14 hoặc 16 của thai kỳ, vậy nhưng một số phụ nữ cho đến tháng thứ 5 vẫn không thể ăn được gì và họ dễ dàng bị nôn ọe dẫn đến sự mất cân bằng điện giải khiến cơ thể bị thiếu năng lượng trầm trọng. Đó là biểu hiện của những người bị ốm nghén nặng.
Do không ăn uống được gì nên cơ thể thai phụ cảm thấy mệt mỏi. Hơn nữa, nôn nhiều làm cho cơ thể bị mất nước kèm theo những triệu chứng như nhịp tim đập nhanh, tiểu tiện ít.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh những phụ nữ mang thai không có biểu hiện ốm nghén với những phụ nữ có biểu hiện ốm nghén khá nặng và họ nhận thấy rằng, đa số những phụ nữ bị ốm nghén nặng có nguy cơ mắc tiền sản giật và họ có khả năng phải nhập viện trước tuần thai thứ 12 của thai kỳ…
Ngoài ra, hiện tượng nôn mửa có thể khiến các bà bầu dễ bị tắc ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy yếu chức năng gan. Chính vì vậy, khi thấy bản thân có dấu hiệu bị ốm nghén quá nặng thì tốt nhất là các bà bầu nên tới gặp bác sĩ để có lời khuyên thích hợp.
Để phòng ngừa và ngăn chặn những điều không may đối với bà bầu trong quá trình mang thai, thai phụ nên theo dõi thai để phát hiện những triệu chứng nhiễm độc. Cẩn thận nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ. Nếu chậm trễ trong việc phát hiện ra sự nhiễm độc của người mẹ, có thể sẽ dẫn đến những biến chứng như nhau bong non, phong huyết tử cung nhau… dễ khiến thai bị chết lưu trong bụng mẹ.

Chàng trai quỳ gối xin lỗi cô gái giữa đường

Chàng trai quỳ gối xin lỗi cô gái giữa đường

Giữa phố đông người, chàng trai quỳ sụp trước mặt theo sự ra lệnh của cô gái, bên cạnh là 2 chiếc xe máy nằm nghiêng ngả.
Sáng ngày 27/4, những hình ảnh về chàng trai quỳ gối giữa phố đang lan truyền mạnh trên mạng. Hình ảnh được chụp tại đường phố Thái Nguyên.
1-JPG-8097-1398658463.jpg
Cô gái chỉ tay vào chỗ mà chàn trai sẽ phải quỳ xuống.
2-JPG-2274-1398658463.jpg
Chàng trai sẵn sàng quỳ xuống giữa đường.
Theo người đăng tải bức ảnh lên mạng thì chàng trai này không phải quỳ gối chẳng vì cầu hôn hay tỏ tình mà là để… xin lỗi.
3-JPG-6603-1398658463.jpg
 

Khám phụ khoa tổng quát



Khám phụ khoa tổng quát là việc làm cần thiết đối với mỗi chị em phụ nữ, tuy nhiên hầu hết các chị em phụ nữ lại không mấy quan tâm đến việc này. vì vậy cần đến ngay các trung tâm y tế, hoặc đến ngay để được các bác sĩ thăm khám một cách tổng quát, và được giải đáp những vấn đề về phụ khoa cho chị em phụ nữ, giúp chị em có thêm kiến thức để tự chăm sóc cũng như vệ sinh cho bản thân và cho gia đình mình.

Khám phụ khoa tổng quát gồm khám bên ngoài, khám âm đạo, tử cung, chỉ tốn từ 5 đến 10 phút. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm (dịch âm đạo, nước tiểu, máu, tế bào cổ tử cung…) nếu bạn yêu cầu hoặc khi thấy có nguy cơ hay có dấu hiệu nghi ngờ các bệnh lây qua đường tình dục (ung thư)…

Điều quan trọng nhất là tất cả chị em phụ nữ tuổi từ 15 trở lên nên đi khám phụ khoa để sớm phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn đầu như ung thư (nếu bị)...

Một số biện pháp cần lưu ý đi khám phụ khoa.

1. Vệ sinh sạch sẽ, nhất là vùng dưới để việc kiểm tra được thuận tiện.

2. Bác sĩ sẽ phải kiểm tra khu vực âm đạo, vùng xương chậu và bên trong khung chậu. Đừng lo lắng, bác sĩ sẽ chỉ làm những gì cần thiết và việc làm này của họ là rất bình thường.

3. Có thể bác sĩ sẽ phải trích máu để làm các xét nghiệm cần thiết trong các kì khám phụ khoa.

4. Khi bắt đầu khám phụ khoa, bác sĩ dùng một cái mỏ vịt (nhìn tương tự cái kẹp) đưa vào âm đạo của bạn để khám.

5. Khi đưa mỏ vịt vào trong, bác sĩ sẽ tách thành âm đạo ra để kiểm tra kích thước cổ tử cung nhằm chắc chắn mọi thứ vẫn bình thường.

6. Sau khi bỏ mỏ vịt ra, bác sĩ sẽ khám bên trong âm đạo bằng tay (sau khi đi găng tay bôi trơn).

7. Bác sĩ có thể ấn vào vùng dạ dày từ bên ngoài bụng để chắc chắn rằng tử cung và buồng trứng ở đúng vị trí.

8. Kết quả xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm máu thường có ngay sau 30 phút hoặc vài tiếng tùy nơi làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung có sau vài ngày.

9. Bạn nên đi khám phụ khoa ít nhất một năm một lần.

Chào thân ái!

khám chữa bệnh tại nhà

Dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà

Dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà đượci triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân không thể đến bệnh viện do sức khỏe, tuổi tác hoặc muốn khám bệnh tại nhà trong không khí gia đình.

Nhân sự đảm trách dịch vụ khám bệnh tại nhà hiện nay gồm các các sĩ có nhiều kinh nghiệm trong khám và chẩn đoán bệnh. Với hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại như máy điện tim, máy thử đường huyết, bộ dụng cụ xét nghiệm và đầy đủ các dụng cụ y tế giúp việc khám và chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác.

dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà

1.Quy trình khám chữa bệnh tại nhà.

  • Dựa theo các triệu chứng của người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chuẩn đoán bệnh.
  • Nếu có thể điều trị tại nhà, bác sĩ sẽ cấp đơn thuốc và hướng dẫn cách điều trị, tái khám…
  • Nếu bệnh nặng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nhập viện và có hướng điều trị phù hợp

2.Quy định khám chữa bệnh tại nhà.

  • Khi khám chữa bệnh phải cần có người nhà bên cạnh.
  • Bệnh nhân chỉ trả phí dựa theo hóa đơn đã ghi, bệnh nhân không trả thêm bất cứ khoản nào và không nên tạo ra các khoản khác cho bác sĩ ngoài hóa đơn bệnh viện.
  • Chỉ được chích thuốc, truyền tĩnh mạch tại nhà đối với bệnh nhân được phép chăm sóc bệnh tại nhà hoặc bệnh nhân trong giai đoạn cuối (có cam kết của người thân) .

3.Liên hệ dịch vụ.

  • Khi liên hệ xin cung cấp rõ ràng địa chỉ, số điện thoại nhà hoặc di động, tên tuổi và một số triệu chứng của người bệnh để bác sĩ chuẩn bị các trang thiết bị thích hợp.
  • Khi có nhu cầu, bệnh nhân và người nhà gọi số điện thoại o12662ô777

Được chăm sóc sức khỏe cho các bạn là niềm hạnh phúc của chúng tôi !

Tiêm vắc - xin sởi: Trên quá tải, dưới đìu hiu

Tiêm vắc - xin sởi: Trên quá tải, dưới đìu hiu


Chủ nhật, 27/04/2014, 07:53 (GMT+7)
Hàng nghìn người chen chân đưa nhau vào các điểm tiêm ngừa vắc - xin ở Viện Pasteur TPHCM, BV Nhi đồng 1, 2 và Trung tâm dinh dưỡng TPHCM, trong khi các điểm tiêm ngừa vắc- xin này ở trạm y tế phường xã vắng hoe.
Nơi đông người
Một tuần nay, điểm chủng ngừa vắc- xin của Viên Pasteur TPHCM lúc nào cũng đông. Cao điểm từ các ngày 21 đến nay, lúc nào nơi đây cũng ken cứng phụ huynh đưa con đến tiêm ngừa sởi.
Cố gắng đưa con đi sớm, đến Viện Pasteur TPHCM lúc 7 giờ sáng 23/4, nhưng chị Nguyễn Thị Hải (ở Tân Phú) bốc được số 1.720. “Đợi đến gần 12 giờ, cháu nhà tôi mới tiêm được mũi vắc- xin sởi”- chị Hải nói.
 - 1
Người dân chờ đợi chích ngừa sởi cho con ở Viện Pasteur TPHCM. Ảnh: L.N
Hành lang, ghế đá và cả bãi giữ xe ở trong khuôn viên của viện này chật cứng người. Đến 10 giờ sáng qua, do lượng người đến chủng ngừa quá đông, nhân viên nơi đây thông báo không phát số nữa và hẹn lại chiều.
Theo bác sĩ Nguyễn Viết Thịnh - Trưởng khoa Khám tiêm ngừa Viện Pasteur TPHCM, từ ngày 10/4, tình trạng người dân các nơi đổ về tiêm ngừa vắc- xin “3 trong 1”, gồm sởi, quai bị, rubella bắt đầu tăng lên.
“Trước thời điểm đó, mỗi ngày nơi đây tiếp nhận khoảng 1200 trường hợp đến khám và tiêm ngừa vắc- xin, nhưng nay thì mỗi ngày Viện tiếp nhận gần 2000 trường hợp”- bác sĩ Thịnh cho biết.
Theo bác sĩ Thịnh, do lượng trẻ đến tiêm quá đông, dù đã dự trữ, nhưng đến thời điểm này, nơi đây còn không quá 5000 liều là hết.
Tình trạng đổ xô đi tiêm cũng diễn ra ở BV Nhi đồng 2. Từ 200 ca đến tiêm sởi cách đây hai tháng nhưng từ đầu tháng 4 đã tăng lên 400 ca/ngày. Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TPHCM, cho biết, lượng người đến tiêm cũng tăng lên từ hai tuần qua, mỗi ngày có khoảng 500 trẻ các nơi đến tiêm.
Chỗ vắng hoe
Trong khi ở các điểm tiêm ngừa này ken cứng người, vắc- xin cũng đang dần cạn kiệt, thì ở các điểm tiêm vắc- xin ở Trạm y tế phường xã vắng hoe.
Đại diện Trạm y tế phường Tân Thuận Đông, quận 7 cho biết, mỗi tuần nơi đây tiêm hai ngày thứ 6, 7 nhưng số người đến tiêm chỉ trên đầu ngón tay.
“Tuần trước trong hai ngày tiêm cũng chỉ có 3 trẻ”- đại diện trạm y tế phường Tân Thuận Đông, cho biết.
Tại Trạm y tế phường 7, quận Phú Nhuận cũng chỉ chích ngừa vắc- xin sởi một ngày. Theo phòng y tế quận Phú Nhuận, nơi đây có 15 trạm y tế và mỗi trạm chỉ chích một ngày.
Tại Trạm y tế phường 1, quận Bình Thạnh chỉ chích ngừa sởi vào ngày 5 và 15 hàng tháng. Tuy nhiên, số lượng trẻ đến tiêm cũng không nhiều.
Chị Nguyễn Thị Kiều Hương, ở quận 7, cho biết, đưa con đi chích vắc- xin sởi ở BV Nhi đồng 2 vì ở đó an toàn. Không chỉ chị Hương, nhiều người lo sợ vắc- xin bảo quản và nhân viên tiêm phòng ở trạm y tế không đảm bảo nên ngại đưa trẻ đến tiêm.

Bé 2 tuổi thoát chết sau biến chứng nặng do sởi

Bé 2 tuổi thoát chết sau biến chứng nặng do sởi


Thứ hai, 28/04/2014, 16:31 (GMT+7)
Phải chuyển tới 3 bệnh viện trong trạng thái nguy kịch vì biến chứng suy hô hấp tiến triển nặng do mắc sởi, rất may cháu bé 2 tuổi đến từ Hà Nội đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Bệnh nhi là bé Bùi Mạnh H, 2 tuổi ở Hà Nội. Theo lời kể của người nhà, vào ngày 21/2, bé bắt đầu có xuất hiện loét miệng, 3 ngày sau thì sốt cao liên tục 39 độ. Đến ngày thứ 4 bắt đầu nổi ban từ mặt đến toàn thân, ho nhiều và bắt đầu khó thở. Bé H được gia đình đưa đến điều trị tại BV Thanh Nhàn. Tại đây, bé đã phải thở oxy mask, liên tục sốt cao 40 độ. Kết quả chụp Xquang tim phổi cho thấy có hình ảnh đám mờ thùy trên phổi phải. Bé được chẩn đoán mắc sởi có biến chứng viêm phổi.
3 ngày điều trị tại BV Thanh Nhàn, tình trạng của bé càng nặng hơn, bé được chuyển sang cấp cứu tại BV Xanhpon. Tại đây, sau 1 ngày nhập viện, bé được chẩn đoán có sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng do sởi, phải tiến hành đặt nội khí quản, thở máy. 1 ngày sau bé tiếp tục chuyển sang cấp cứu tại BV Nhi Trung ương trong tình trạng hết sức nguy kịch.
 - 1
kết quả chụp Xquang của bé H ngày nhập viện và khi đã hồi phục
Ngày 27/2, ngay khi chuyển sang BV Nhi Trung ương, bé H phải nằm khoa Hồi sức tích cực. Các bác sĩ tại đây đã nhanh chóng sử dụng các thuốc vận mạch, chống sốc, an thần, thở máy đảm bảo các dấu hiệu sinh tồn ổn định cho bé. Các xét nghiệm cho thấy bé đã mắc sởi có biến chứng suy hô hấp cấp tiến triển, nhiễm trùng huyết. Bố mẹ bệnh nhi cho biết bé H chưa được tiêm phòng vắc xin sởi.
PGS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết, Hôi chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS: Acute respiratory distress syndrome) là hội chứng gây ra bởi tình trạng viêm phổi lan rộng và tổn thương các mạch máu nhỏ do nhiễm trùng huyết, chấn thương hoặc nhiễm trùng phổi nặng. Theo tiêu chuẩn của AECC (American- European Consensus Conference), chẩn đoán ARDS xác định bởi tỷ lệ áp suất riêng phần của oxy trong máu động mạch (PaO2) và phần trăm oxy trong khí thở vào (FiO2) với PaO2/FiO2 < 200. Theo nghiên cứu năm 2008 của Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong do ARDS là 25-40%.
 - 2
Biến chứng suy hô hấp do sởi vẫn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều cha mẹ
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra. Bệnh sởi có khả năng lây nhiễm rất cao, nhất là đối với trẻ chưa có miễn dịch với virus sởi mà tiếp xúc với nguồn lây. Bệnh sởi gây suy giảm miễn dịch, do đó trẻ em mắc bệnh sởi rất dễ bị biến chứng do đồng mắc các bệnh nhiễm trùng khác như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não tủy, cam tẩu mã, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng (do quá kiêng khem), loét giác mạc do thiếu sinh tố (vitamin) A. Các biến chứng này rất nặng và dễ gây tử vong cho trẻ.
Rất may, sau ngày 10 điều trị tích cực, cháu H đã thoát khỏi tình trạng thở máy, cháu tỉnh, thở oxy mask tình trạng ổn định, mạch và huyết áp tương đối bình thường. Trẻ được chuyển đến khoa Truyền nhiễm điều trị tiếp tình trạng viêm phổi. Hiện tại, bé H tỉnh táo, đã hết sốt, tự thở, không phải hỗ trợ oxy. Các bác sỹ và gia đình cháu rất phấn khởi trước tiến triển bệnh tương đối tốt của cháu. Các bác sĩ cho biết, qua trường hợp cháu H, có thể tạo được niềm tin với gia đình bệnh nhân khi thời gian gần đây, các biến chứng cấp tính của bệnh sởi vẫn là thử thách và khó khăn trong điều trị.
Mai Hương

Dấu hiệu “cô bé” bị mắc bệnh lây qua đường tình dục

Dấu hiệu “cô bé” bị mắc bệnh lây qua đường tình dục

12:14:38 28/03/2014

Hãy đề phòng dấu hiệu của bệnh STDs (bệnh lây qua đường tình dục) nhé!

Trùng roi

Trùng roi (trichomonas) là một trong những tác nhân chính gây ra bệnh STDs (bệnh lây qua đường tình dục) ở “cô bé”. Khi nhiễm trùng roi, dịch âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn, có màu vàng xanh, hôi, gây ngứa ngáy, khó chịu... Ngoài ra, một số người còn có thể có cảm giác đau khi tiểu tiện và khi làm “chuyện ấy”. Khi bị nhiễm trùng roi, XX mang thai sẽ sinh con thiếu cân hoặc dễ bị đẻ non, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của đứa bé.


Lậu và chlamydia

Đây là 2 bệnh hay đi kèm với nhau, thường nhiễm vào cổ tử cung của các XX, ngoài ra cũng có thể ở trực tràng hoặc cổ họng. Khi nhiễm 2 bệnh này, các bạn sẽ gặp các dấu hiệu như tiết dịch âm đạo bất thường, tiểu buốt hoặc đau bụng dưới. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể không có dấu hiệu gì, khiến cho hậu quả trở nên nghiêm trọng hơn như viêm phần phụ, tắc ống dẫn trứng, chửa ngoài tử cung, lây sang con khi mang thai… Vì thế, các XX nên khám bệnh định kỳ, nhất là với những người có thai để đảm bảo an toàn cho chính mình và cho cả con sinh ra sau này.

Giang mai

Giang mai là một căn bệnh STDs cực kỳ nguy hiểm. Bệnh thường phát triển theo 3 giai đoạn với các biểu hiện khác nhau ở từng giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, bạn sẽ có một vết loét dày ở “cô bé” hoặc những nơi khác như hậu môn, cổ tử cung, miệng… Vết loét này có thể mất đi sau 2 – 6 tuần, sau đó bạn sẽ thấy hạch to ở vùng bẹn nhưng không gây đau.

Giai đoạn 2, các bạn có thể thấy một vài triệu chứng như sốt, suy nhược cơ thể, nổi các vết đào ban (có màu hồng đỏ) trên người. Sau đó, các sẩn giang mai sẽ xuất hiện ở miệng, “cô bé” và cả ở hậu môn. Nếu không được chữa trị, đến giai đoạn muộn, bệnh có thể biến chứng vào các cơ quan khác trên cơ thể, gây nên các bệnh nghiêm trọng về tim, liệt, mù, điếc…, thậm chí còn dẫn đến tử vong.

Mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục là bệnh do virus Herpes gây ra. Triệu chứng của bệnh khi mới nhiễm thường là sốt, đau đầu, mệt mỏi, tiểu đau, tiết dịch nhiều ở âm đạo hoặc đường tiết niệu, sưng hạch ở háng, cơ quan sinh dục và hậu môn nổi lên các nốt mụn rộp, ngứa rát. Sau đó, mụn rộp có thể sẽ tự mất đi nhưng virus gây bệnh thì vẫn tồn tại bên trong cơ thể chúng ta và có thể phát tác bất cứ lúc nào. Mụn rộp sinh dục ở các XX có thể di truyền từ mẹ sang con, gây đẻ non. Con sinh ra thường có sức khỏe yếu, dị tật thần kinh bẩm sinh hoặc mắc các bệnh nặng, nguy hiểm đến tính mạng.


Bệnh hạ cam

Bệnh hạ cam là một căn bệnh do trực khuẩn Ducrey gây ra. Triệu chứng của bệnh là những vết loét đau, có mủ ở “cô bé” hoặc hậu môn, kèm theo đó là nổi hạch ở bẹn. Nếu vết loét nằm ở bên trong, bạn có thể không nhìn thấy nhưng sẽ có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, chảy máu hậu môn…Khi đó, các bạn cần đến gặp bác sĩ để được chữa trị bằng kháng sinh đặc hiệu.

Lưu ý!

Với đa số các bệnh STDs còn lại, chúng ta có thể gặp phải các biểu hiện như sau:

- Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nóng, sưng, hoặc đau rát ở “cô bé” hoặc hậu môn.

- “Cô bé” tiết dịch lạ, có mùi hôi khó chịu…

- Xuất hiện hạch ở vùng bẹn hoặc nổi mụn, nhọt, u, vết loét ở cơ quan sinh dục.

- Gặp các vấn đề khi đi tiểu như đau buốt, nước tiểu có màu lạ.

Khi có các dấu hiệu như trên, cách tốt nhất cho các bạn là đến cơ sở y tế kiểm tra để phát hiện bệnh, điều trị nhằm tránh những hậu quả nghiêm trọng nhé!

Nữ sinh Thanh Hóa tự tử do mâu thuẫn với người yêu và gia đình

Nữ sinh Thanh Hóa tự tử do mâu thuẫn với người yêu và gia đình

14:54:26 28/04/2014

Theo lời kể của một số bạn bè, nguyên nhân khiến nữ sinh xinh xắn tự tử được cho là do có mâu thuẫn với người yêu và gia đình.

Tối ngày hôm qua (27/4), người thân cùng bạn bè vô cùng bàng hoàng khi phát hiện vụ việc nữ sinh có tên L. đã tự sát. Được biết, L. hiện đang học lớp 11 trường THPT T.S (Thanh Hóa) và nguyên nhân của vụ việc được cho là do L. đã cãi nhau với người yêu và bức xúc với gia đình.


Chân dung nữ sinh tự tử tại Thanh Hóa.

Vụ việc xảy ra đột ngột khiến người thân và bạn bè L. vô cùng bàng hoàng. Rất nhiều người đã vào trang cá nhân của L. để chia sẻ sự đau buồn cũng như lời tiễn biệt với cô nữ sinh trẻ tuổi.










Những dòng chia sẻ tiễn biệt L.

Một người quen của L. để lại dòng tâm sự đầy tình cảm "Chị hàng xóm yêu quý, em mong chị sẽ đọc được dòng chữ này và nhớ lại những kỉ niệm mà hơn 10 năm qua chúng ta đã trải qua, nhớ lần đầu tiên chị nhìn thấy em khi em mới 4 tuổi lem nhem nước mắt, nhớ những ngày chị em ta cùng nhảy dây, nhảy bậc, lia bia,... em không có nhà nên em không thể chắc chắn rằng chị đã ra đi, mà có thật thì em cũng không tin đâu, em sẽ không bao giờ tha thứ cho kẻ nào bày ra trò đùa này..."

Một người bạn khác của L. cũng bày tỏ "Giờ đây... sẽ không còn ai làm trò. Sẽ không có những tiếng cười trong các giờ học. Chị à tại sao chị lại dại như thế. Chính mắt em thấy nhưng em vẫn không thể tin được. Thứ 7 mình còn nói chuyện với nhau cơ mà. Chị yêu đời và luôn vui vẻ mà. Tại sao chị lại không nói với ai một lời mà ra đi như thế. Đau đớn lắm chị ơi. Thấy chị nằm đó chỉ muốn gọi chị dậy để 1 lần gọi "chị ơi". Em vẫn luôn nhớ về chị. Nếu được gặp chị lần nữa em vẫn muốn được là bạn là em của chị. Chị hứa với em là sẽ sống thật hạnh phúc nhé. Thương chị nhưng cũng giận chị lắm... Vĩnh biệt chị".

Được biết, ngoài đời, L. là 1 cô bé rất dễ gần và vui vẻ. L. thường pha trò cười cho các bạn cùng lớp nên được rất nhiều người yêu quý. Sự ra đi của L. khiến những người quen biết vô cùng tiếc nuối và bàng hoàng. Theo lời kể của một số bạn bè, lễ tang tiễn biệt L. đã được diễn ra trong chiều ngày hôm nay. Nhiều người đã có mặt để đưa em về nơi an nghỉ cuối cùng.

Trước đó, vụ việc cô gái trẻ nhảy cầu tự tử vì cãi nhau với người yêu tại TP. HCM cũng khiến dư luận vô cùng bàng hoàng.

Liên tiếp các vụ nữ sinh tự tử do mâu thuẫn với người yêu, gia đình xảy ra khiến dư luận không khỏi lo lắng và đau xót. Chỉ một phút bồng bột, thiếu suy nghĩ, các bạn trẻ đã cướp đi mạng sống của chính mình và để lại nỗi đau khôn nguôi cho những người ở lại.

Nhiễm trùng bệnh viện làm nhiều trẻ mắc sởi tử vong

Nhiễm trùng bệnh viện làm nhiều trẻ mắc sởi tử vong

Dịch sởi năm nay tấn công chủ yếu là trẻ nhỏ nên tỷ lệ biến chứng viêm phổi nhiều. Hai yếu tố bệnh nền và nhiễm trùng bệnh viện được xem là nguyên nhân chính gây tử vong.
TP HCM từ đầu năm đến nay có gần 1.500 ca mắc sởi, trong khi cả năm 2013 chỉ hơn 400 ca. Hiện chưa ghi nhận ca tử vong nào do sởi nhưng bệnh đang tăng mạnh, xuất hiện ở tất cả 24 quận, huyện với tỷ lệ người lớn mắc bệnh tăng vọt. Một số bệnh viện lớn đã xuất hiện nhiều ca biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi. 
Trong các ca nhiễm sởi, đa số là bệnh nhân chưa tiêm hoặc tiêm không đủ 2 mũi sởi. Bác sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Trưởng khoa Nội A, Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM cho biết, nhiều người lớn mắc sởi do chưa được tiêm ngừa, chưa bao giờ mắc sởi nên chưa có khả năng miễn dịch. Đối với những ca sởi là người lớn mắc một số bệnh nền, nhất là bệnh tim mạch, tiểu đường… thì biến chứng gặp phải còn nguy hiểm hơn so với trẻ em, đặc biệt là biến chứng viêm não.
Có nhiều ca sởi đặc biệt như bệnh nhân đã chích ngừa mà vẫn mắc bệnh, lây từ mẹ sang con… Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, một số trẻ dưới 9 tháng (chưa đủ tuổi tiêm phòng sởi) mắc bệnh. Có bệnh nhi đã tiêm một mũi văcxin, đang trong giai đoạn chờ tiêm mũi thứ 2 thì bị bệnh.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP HCM), một bệnh nhi 3 tuổi đã tiêm 2 mũi sởi theo chương trình sởi quốc gia nhưng vẫn bị nhiễm sởi và biến chứng nặng. Theo đại diện Viện Pasteur, trên thế giới, tỷ lệ trẻ đã tiêm ngừa sởi 2 lần vẫn có thể bị sởi tiếp chiếm xác suất là 3-3,5%, ở Việt Nam con số này là 1,7%. Vì vậy, trong đợt cao điểm dịch bệnh, trẻ đã tiêm phòng vẫn cần có ý thức phối hợp các biện pháp phòng ngừa tránh lây nhiễm.
Ảnh: Giang Chinh.
Nguyên tắc kinh điển trong bệnh sởi, trẻ nhỏ (dưới 1 hay 2 tuổi) sẽ bị biến chứng hô hấp, trẻ lớn và người lớn biến chứng viêm não. Ảnh: Giang Chinh.
Phân tích về diễn biến bệnh nhân sởi, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) nhận xét, bệnh sởi năm nay chủng virus không có gì lạ. Về nguyên tắc kinh điển trong bệnh sởi, trẻ nhỏ (dưới 1 hay 2 tuổi) sẽ bị biến chứng hô hấp, trẻ lớn và người lớn thường biến chứng viêm não. Năm nay do diện tấn công là trẻ nhỏ nên tỷ lệ biến chứng viêm phổi nhiều. Nguyên tắc xuất hiện biến chứng trong khi ra ban hay sau khi ban bay, vẫn xếp vào biến chứng sởi. Trẻ nhỏ mắc bệnh nhiều là do không được tiêm phòng sởi.
Theo bác sĩ Khanh, nguyên tắc nhi khoa, tổn thương hô hấp là phải điều trị từng giai đoạn suy hô hấp rất chuẩn. Trẻ bị sởi sẽ biến chứng phổi và suy hô hấp hơn khi có bệnh nền như suy dinh dưỡng, tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch. Do đó những trẻ này cần đặc biệt tránh tiếp xúc với bệnh nhân sởi.  
Bé bình thường bị bệnh sởi có thể tử vong khi nhiễm thêm những tác nhân có độc lực cao trong môi trường bệnh viện (nhiễm trùng bệnh viện). Do đó sự chật chội, nằm chung bệnh khác, thực hiện các phương pháp điều trị không cần thiết và không bảo đảm nguyên tắc phòng chống nhiễm trùng bệnh viện thì bệnh nhi mắc sởi sẽ nặng và suy hô hấp gây tử vong.
Bác sĩ Khanh cho rằng, hai yếu tố bệnh nền và nhiễm trùng bệnh viện là nguyên nhân chính gây tử vong hiện nay và sự quá tải cũng như phương tiện, kinh nghiệm can thiệp suy hô hấp làm trầm trọng hơn. Theo bác sĩ, nếu các tỉnh phía Bắc không nhìn ra vấn đề này thì sẽ tiếp tục "vỡ trận". Việc "vỡ trận" có thể do để nhiễm chéo, bội nhiễm nhiều quá, sức nhân viên kéo dài vì vừa chữa bệnh nhẹ, vừa chữa bệnh nặng. 
"Về lâu dài thì quan trọng là phải tính toán xây dụng lại hệ thống nhi khoa miền Bắc. Miền Nam ít bệnh viện chuyên khoa nhi, nhưng việc chỉ đạo tuyến nhi, sự chia sẻ chuyên môn trong hệ thống giữa các tuyến, sự tin tưởng và tham vấn tuyến trên cho tuyến dưới rất tốt", bác sĩ Khanh phân tích.