Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Thoi dai con ong chau cha

Bố: Phạm Huy Hùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị VietinBank
Cháu trai đích tôn: Phạm Huy Thông - Phó Tổng giám đốc VietinBank
Con gái:
1. Phạm Minh Khanh - Phó TGĐ Công ty Vàng bạc đá quý VietinBank
2. Phạm Vân Anh - Phó tổng giám đốc VietinBank Capital
Con rể:
1. Vũ Trung Thành - giám đốc VietinBank Chi nhánh TP. Hà Nội - Chồng Phạm Minh Khanh
2.Nguyễn Như Dương - Giám đốc VietinBank Chi nhánh Đống Đa - Chồng Phạm Vân Anh
http://www.vinacorp.vn/news/vietinbank-thay-doi-hinh-anh-voi-lanh-dao-8x/ct-554981Tóm tắt Bố : Phạm Huy Hùng - chủ tịch hội đồng quản trị Vietinbank Cháu trai đích tôn...
ub.com.vn

Coi như mất con rồi!

Được đón về sớm, cậu bé bốn tuổi (Trường Mầm non 11, quận Tân Bình) vui sướng lon ton theo chân cô giáo ra cổng để phụ huynh chở về.
Bác bảo vệ nhanh tay mở khóa cổng, người phụ nữ chừng ngoài 30 bước vào trong sân, chào cô giáo và vẫy tay gọi con, nói khẽ: “Lên xe, mẹ chở về con!”. Đứa bé khựng lại, nhìn người phụ nữ kia với vẻ mặt sợ sệt. Quay lại ôm chầm lấy cô giáo và bé không nói gì cả. Cô hiệu trưởng đứng gần đó thấy lạ nên muốn tìm hiểu người phụ nữ có thật là mẹ bé không. Vì sao bé lại sợ và không chịu về. Ngại ngùng, người mẹ phân bua vài câu với cô hiệu trưởng, cho rằng con mình làm nũng rồi chạy theo cô giáo vào lớp để giải thích kỹ hơn. Do quá bận công việc nên rất ít khi người mẹ này đưa đón được con. Việc đón đưa lắt nhắt toàn nhờ người bà con giúp. Đứa bé cuối cùng cũng lầm lũi theo mẹ lên xe ra về. Niềm hân hoan như bao đứa trẻ khác không có trên gương mặt non nớt ấy. Cổng trường đóng lại, cô hiệu trưởng chạnh lòng, không biết thương cho mẹ hay thương cho con: “Tội nghiệp. Con nhìn mẹ mà thấy như người lạ thì coi như mất con rồi!”.
Một câu chuyện khác, một bé học Trường TL, quận 1 cầm bức tranh mình vừa vẽ hồn nhiên giải thích: “Đây là gia đình con, cả nhà con đang quây quần bên nhau ăn cơm, con rất yêu ba mẹ…”. Vừa nói vừa ôm bức tranh vào lòng, đứa bé còn quá ngây thơ để cảm nhận được sự xúc động mà các cô giáo bên dưới đang dành cho mình. Có cô còn chạy đến ôm, xoa đầu vỗ về bé nữa. Đây là lần thứ hai bé vẽ bức tranh gia đình mình trong các cuộc thi. Vẫn nội dung đó, vẫn nụ cười đó nhưng gia đình của bé đã không còn sum vầy hạnh phúc như tranh vẽ nữa. Cha mẹ đã ly hôn, mỗi người một ngả, hầu như phó mặc bé cho nhà trường và để người giúp việc lo những việc còn lại. Không ai dám nói gì với bé về hoàn cảnh của bé. Có thể bé chưa hiểu hoặc nếu hiểu thì sự thật này chắc chắn là một tổn thương quá lớn trong đời bé.
Đây chỉ là hai câu chuyện nhỏ trong hai ngôi trường mầm non. Nhưng nó vẫn diễn ra hằng ngày, ở rất nhiều cổng trường khác, ở từng lớp học khác. Hai câu chuyện vừa cá biệt vừa phổ thông trong cuộc sống hối hả và đầy lo toan. Yêu thương là món quà, là một tài sản lớn lao của từng gia đình. Tình yêu thương của con cái với cha mẹ và ở chiều ngược lại, của cha mẹ dành cho con cái thường được hiểu là một lẽ tất yếu. Tuy nhiên, với nhiều người việc ấy dường như khó, dường như chẳng ý nghĩa gì nên vô tình quên đi. Cả những sự chăm sóc bé nhỏ, giản dị cũng trở nên xa xỉ, khó khăn.
Xin được mượn lời một cô hiệu trưởng trường tiểu học ở quận 5, TP.HCM trong buổi lễ tri ân cha mẹ và thầy cô cuối năm dành cho học sinh cuối cấp làm lời kết: “Thiếu tình yêu thương là sự thiệt thòi lớn nhất của bất cứ đứa trẻ nào. Nó sẽ như ngôi nhà có nền móng yếu ớt, càng về sau càng khó sửa chữa hay bù đắp lại được. Với chúng, đôi khi chỉ là được ôm eo mẹ, được níu áo ba mỗi khi đến trường hay một bữa ăn vui vẻ cùng gia đình đã là một niềm hạnh phúc lớn lao”.