Tỷ lệ nhiễm trùng hậu sản sau
sinh mổ cao gấp nhiều lần so với sinh thường, vì vậy chị em cần cẩn
thận hơn khi chăm sóc vết thương và trong sinh hoạt hàng ngày.
Dù không mang lại nhiều lợi ích cho bé như sinh tự
nhiên qua đường âm đạo, nhưng tỷ lệ sinh mổ lại đang ngày càng gia tăng
tại Việt Nam và trên thế giới. Tại TP HCM, tỷ lệ sinh mổ là 29,5%, trong
khi ở Hà Nội, tỷ lệ này lên đến 31,3%. Trung Quốc là quốc gia đang dẫn
đầu số lượng sản phụ sinh mổ trên toàn thế giới vì sinh mổ đang ngang
bằng sinh thường với tỷ lệ 50%.
Sinh mổ thường không phải là lựa chọn đầu tiên của bác sĩ, và chỉ được
chỉ định khi mẹ hoặc thai nhi có rủi ro về sức khỏe. Việc hồi phục sau
sinh mổ cũng sẽ lâu và khó khăn hơn so với sinh thường, nguy cơ sản phụ
bị nhiễm trùng hậu sản cũng cao hơn… Vì vậy, các mẹ sinh mổ cần phải lưu
ý và cẩn thận hơn trong chăm sóc cơ thể, sinh hoạt hay chọn thực phẩm
để mau hồi phục sức lực, nhất là khi vừa đau với vết mổ vừa phải chăm
sóc con nhỏ. Sau đây là những cách kiêng cữ và chăm sóc sức khỏe được
nhiều chuyên gia y tế khuyến nghị giúp mẹ mau lại sức sau đại phẫu.
Cho bé bú ngay khi có thể
Không dám cho con bú ngay sau sinh mổ vì sợ có hại cho bé, sữa không
kịp về hay sữa còn chứa thuốc mê ảnh hưởng đến trẻ v.v… là suy nghĩ
thường gặp ở chị em sản phụ. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế lại khẳng
định, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú ngay trong 1 giờ đầu sau sinh mổ
dùng hình thức gây tê cục bộ. Với những sản phụ đẻ mổ bằng cách gây tê
toàn thân, thời điểm thông thường có thể bắt đầu cho bé bú là sau khoảng
4 – 6 tiếng đồng hồ, khi thuốc gây tê bớt tác dụng. Cho bé bú sớm không
chỉ giúp gắn kết tình mẫu tử, tăng sức đề kháng cho bé mà còn giúp tử
cung của mẹ mau phục hồi, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh. Để tránh ảnh
hưởng vết mổ, các mẹ nên nhờ “anh xã” hay người thân trợ giúp để đỡ bé
bú ở tư thế thoải mái nhất cho cả 2 mẹ con.
Cố gắng di chuyển sớm và siêng vận động
Dù sau sinh việc di chuyển, đứng hay ngồi đều khiến mẹ đau đớn, nhưng
đừng vì vậy mà bạn nằm nhiều trên giường. Theo tiến sĩ Sarah Wagner,
công tác tại trường Đại học Y tế Loyola (Hoa Kỳ), ngay sau khi ống thông
tiểu được lấy ra, sản phụ đã có thể bước xuống giường tập đi bộ trở
lại. Trước đó, chị em vẫn có thể cử động tay chân nhẹ nhàng hoặc ngồi
dậy. Việc vận động, đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể
hồi phục nhanh hơn, cũng như giảm nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật
như dính ruột, tắc mạch máu v.v… Ít hoặc lười vận động sau sinh mổ làm
cho nhu động ruột chậm hồi phục, từ đó dẫn đến chứng táo bón rất khó
chịu ở chị em sản phụ. Đồng thời, đây cũng là yếu tố nguy cơ nghiêm
trọng làm hình thành các cục máu đông ở chân, tay và gây viêm phổi sau
phẫu thuật.
Tuy vậy, các mẹ chỉ nên bắt đầu vận động sau 1 ngày
sinh mổ, vì trong khoảng thời gian này, các loại thuốc mê được dùng
trong phẫu thuật có thể vẫn còn tác động lên chân, hoặc làm cho sản phụ
bị chóng mặt, choáng váng. Đặc biệt đối với những chị em đã trải qua
giai đoạn chuyển dạ quá khó trước khi quyết định sinh mổ cần phải nghỉ
ngơi để phục hồi năng lượng trước khi di chuyển, nếu không sẽ dễ gặp
nguy hiểm do té ngã, ngất … Ngoài ra, các mẹ siêng vận động cũng nên nhớ
rằng, dù tập thể dục sẽ rất tốt và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục
sau sinh, nhưng nếu sinh mổ thì chị em vẫn cần từ 4 – 6 tuần sau sinh
mới được tập luyện trở lại.
Không tự mình nâng bé
Dù rất khát khao được nâng bé yêu ra khỏi nôi trong vòng tay ấm áp của
mình, các mẹ cũng đừng “dại” tự mình làm điều đó mà hãy yêu cầu sự giúp
đỡ từ chồng hay người thân trong gia đình. Nâng bé sơ sinh, dù trọng
lượng không quá lớn, cũng có thể gây đau đớn và khó khăn cho chính người
mẹ, vốn còn đang bị vết đau mổ hành hạ.
“Làm bạn” với gối
Các loại gối có phần ruột được dồn bằng chất liệu êm ái như bông hay
lông vũ v.v… sẽ là lựa chọn tối ưu giúp sản phụ vượt qua những cơn đau
hậu phẫu thuật, vì bất cứ hoạt động nào gây áp lực lên vùng bụng như ho,
hắt hơi, thậm chí là cười cũng có thể làm chị em rất đau đớn. Khi đó,
các mẹ nên dùng 1 chiếc gối mềm mại để hỗ trợ vùng bụng, vừa giúp đỡ đau
hơn, giảm nguy cơ vết mổ bị bung, vừa có thể dùng để đặt bé lên khi cho
bú thay vì để bé nằm trực tiếp lên bụng.
Đừng từ chối thuốc giảm đau
Việc dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ là hoàn toàn bình thường, vì vậy
các mẹ đừng ngại yêu cầu bác sĩ cung cấp thuốc nếu các cơn đau đã vượt
quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể. Các vết mổ đang lành gây đau đớn, kết
hợp với tử cung đang co thắt để trở về trạng thái ban đầu có thể làm cho
bạn choáng váng và kiệt sức. Do đó, đừng vì sợ thuốc sẽ đi vào sữa ảnh
hưởng xấu đến bé mà hành hạ mình bằng cách tự cắn răn chịu đựng, bởi còn
có nhiều loại thuốc giảm đau rất an toàn với bà mẹ đang cho con bú dành
cho bạn.
Lưu ý đến sản dịch
Dù bạn
sinh mổ, sản dịch vẫn sẽ chảy ra ngoài âm đạo như khi sinh thường, và
đây là dấu hiệu cho thấy tử cung đang hồi phục tốt. Trong 3 hoặc 4 ngày
đầu, sản dịch sẽ có màu đỏ tươi, sau đó lượng máu dần dần bớt đi và
chuyển qua màu hồng, màu nâu khi nội mạc tử cung co lại. Đến khoảng vào
ngày thứ 10, sản dịch sẽ có màu hơi vàng hoặc không màu. Do đó, các mẹ
cần lưu ý nếu thấy sản dịch không chảy ra sau sinh, sản dịch có mùi hôi,
hay có màu đỏ tươi trở lại … cần phải báo ngay với bác sĩ vì đây có thể
là dấu hiệu nhiễm trùng hậu sản, sót nhau hoặc băng huyết rất nguy hiểm
với bà mẹ sau sinh.
Ăn nhiều chất xơ
Táo
bón là một trong những khó chịu không hề nhỏ đối với sản phụ sinh mổ.
Theo tiến sĩ Wagner, ruột có thể sẽ mất nhiều thời gian cũng như tiêu
hóa khó khăn hơn với tất cả thức ăn mà bạn tiêu thụ trong giai đoạn này,
dẫn đến chứng khó tiêu, sình bụng, thậm chí gây đau vai. Do đó, ngoài
việc dùng các loại thuốc làm mềm phân theo chỉ định của bác sĩ, chị em
đừng quá kiêng khem mà hãy dung nạp nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ
như trái cây, rau quả, uống nhiều nước, năng vận động và di chuyển. Đồng
thời, nên tránh ăn quá nhiều mà cần chia thành nhiều bữa trong ngày,
tránh các loại thức ăn tanh như cá, ốc vì chúng gây ức chế quá trình
ngưng tụ máu, không có lợi cho việc đông máu sau phẫu thuật, khiến vết
thương lâu lành, thậm chí không lành được.
Chăm sóc và giữ vệ sinh vết mổ
Để không bị nhiễm trùng, các mẹ nên đặt 1 miếng vải sạch lên trên vết
mổ giúp tránh mồ hôi ra quá nhiều thấm vào vết mổ gây đau, xót và lâu
liền da. Khi tắm, có thể nhỏ vài giọt sữa tắm lên vết mổ, không chà xát
mà chỉ cần vỗ nhẹ cho khô sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Thông thường,
vết mổ sẽ tự lành trong vòng 1 tuần lễ. Tuy nhiên, nếu vùng da xung
quanh vết mổ chuyển sang sưng đỏ, chảy nước màu xanh lá hay mủ, hoặc gây
đau đớn, là lúc cần phải đến bác sĩ để được điều trị kịp thời, vì đây
là dấu hiệu của nhiễm trùng hậu sản.
Đã sinh mổ chắc chắn sẽ để
lại sẹo, tuy nhiên các mẹ đừng quá lo lắng. Không một chuyên gia sản
khoa nào có thể xác định chính xác vết sẹo sau đẻ mổ sẽ có hình dáng,
màu sắc như thế nào khi lành hẳn, vì điều này còn tùy thuộc rất nhiều
vào cơ địa và di truyền ở mỗi chị em. Tuy vậy, khoảng 6 tuần sau sinh,
các mẹ đã có thể dùng thuốc mỡ bôi lên khu vực này để giảm vết thâm.
Ngoài ra, nên kiêng ăn các loại thực phẩm như thịt bò vì sẽ làm thâm vết
mổ, thịt cầy làm vết mổ bị lồi ra, rau muống gây sẹo lồi, trứng làm
trắng quá mức vết sẹo, nếp, thịt gà làm vết thương sưng mủ, lâu lành,
các loại hải sản dễ gây ngứa ngáy, khó chịu v.v….
Yêu chiều bản thân nhiều hơn nữa
Các mẹ đừng vì quá hạnh phúc trong vai trò mới mà lơ là việc chăm sóc
bản thân, dù điều này khó thực hiện khi vừa phải bận rộn ngày đêm với
bé, vừa đau đớn vì vết mổ chưa lành hẳn. Cách tốt nhất giúp cơ thể mẹ
mau hồi phục là hãy dùng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng trong thực
đơn hàng ngày, chọn quần áo thoáng mát, đẹp và rộng rãi để thoải mái
hơn, dành thời gian thư giãn dưới vòi sen hay bồn nước ấm, tập các bài
tập thể dục nhẹ nhàng và phù hợp cho bà mẹ sau sinh, tranh thủ sự trợ
giúp từ chồng và người thân trong gia đình để có thêm thời gian nghỉ
ngơi, ngủ ngắn trong ngày v.v…. Một khi mẹ đã hồi phục tốt sức khỏe, bé
sẽ được hưởng lợi từ nguồn sữa dồi dào và có chất lượng hơn. Theo
Khám Phá
Sinh mổ thường không phải là lựa chọn đầu tiên của bác sĩ, và chỉ được
chỉ định khi mẹ hoặc thai nhi có rủi ro về sức khỏe. Việc hồi phục sau
sinh mổ cũng sẽ lâu và khó khăn hơn so với sinh thường, nguy cơ sản phụ
bị nhiễm trùng hậu sản cũng cao hơn… Vì vậy, các mẹ sinh mổ cần phải lưu
ý và cẩn thận hơn trong chăm sóc cơ thể, sinh hoạt hay chọn thực phẩm
để mau hồi phục sức lực, nhất là khi vừa đau với vết mổ vừa phải chăm
sóc con nhỏ. Sau đây là những cách kiêng cữ và chăm sóc sức khỏe được
nhiều chuyên gia y tế khuyến nghị giúp mẹ mau lại sức sau đại phẫu.
Cho bé bú ngay khi có thể
Cố gắng di chuyển sớm và siêng vận động
Dù sau sinh việc di chuyển, đứng hay ngồi đều khiến mẹ đau đớn, nhưng
đừng vì vậy mà bạn nằm nhiều trên giường. Theo tiến sĩ Sarah Wagner,
công tác tại trường Đại học Y tế Loyola (Hoa Kỳ), ngay sau khi ống thông
tiểu được lấy ra, sản phụ đã có thể bước xuống giường tập đi bộ trở
lại. Trước đó, chị em vẫn có thể cử động tay chân nhẹ nhàng hoặc ngồi
dậy. Việc vận động, đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể
hồi phục nhanh hơn, cũng như giảm nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật
như dính ruột, tắc mạch máu v.v… Ít hoặc lười vận động sau sinh mổ làm
cho nhu động ruột chậm hồi phục, từ đó dẫn đến chứng táo bón rất khó
chịu ở chị em sản phụ. Đồng thời, đây cũng là yếu tố nguy cơ nghiêm
trọng làm hình thành các cục máu đông ở chân, tay và gây viêm phổi sau
phẫu thuật.
Tuy vậy, các mẹ chỉ nên bắt đầu vận động sau 1 ngày
sinh mổ, vì trong khoảng thời gian này, các loại thuốc mê được dùng
trong phẫu thuật có thể vẫn còn tác động lên chân, hoặc làm cho sản phụ
bị chóng mặt, choáng váng. Đặc biệt đối với những chị em đã trải qua
giai đoạn chuyển dạ quá khó trước khi quyết định sinh mổ cần phải nghỉ
ngơi để phục hồi năng lượng trước khi di chuyển, nếu không sẽ dễ gặp
nguy hiểm do té ngã, ngất … Ngoài ra, các mẹ siêng vận động cũng nên nhớ
rằng, dù tập thể dục sẽ rất tốt và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục
sau sinh, nhưng nếu sinh mổ thì chị em vẫn cần từ 4 – 6 tuần sau sinh
mới được tập luyện trở lại.
Không tự mình nâng bé
Dù rất khát khao được nâng bé yêu ra khỏi nôi trong vòng tay ấm áp của
mình, các mẹ cũng đừng “dại” tự mình làm điều đó mà hãy yêu cầu sự giúp
đỡ từ chồng hay người thân trong gia đình. Nâng bé sơ sinh, dù trọng
lượng không quá lớn, cũng có thể gây đau đớn và khó khăn cho chính người
mẹ, vốn còn đang bị vết đau mổ hành hạ.
“Làm bạn” với gối
Đừng từ chối thuốc giảm đau
Việc dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ là hoàn toàn bình thường, vì vậy
các mẹ đừng ngại yêu cầu bác sĩ cung cấp thuốc nếu các cơn đau đã vượt
quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể. Các vết mổ đang lành gây đau đớn, kết
hợp với tử cung đang co thắt để trở về trạng thái ban đầu có thể làm cho
bạn choáng váng và kiệt sức. Do đó, đừng vì sợ thuốc sẽ đi vào sữa ảnh
hưởng xấu đến bé mà hành hạ mình bằng cách tự cắn răn chịu đựng, bởi còn
có nhiều loại thuốc giảm đau rất an toàn với bà mẹ đang cho con bú dành
cho bạn.
Lưu ý đến sản dịch
Dù bạn
sinh mổ, sản dịch vẫn sẽ chảy ra ngoài âm đạo như khi sinh thường, và
đây là dấu hiệu cho thấy tử cung đang hồi phục tốt. Trong 3 hoặc 4 ngày
đầu, sản dịch sẽ có màu đỏ tươi, sau đó lượng máu dần dần bớt đi và
chuyển qua màu hồng, màu nâu khi nội mạc tử cung co lại. Đến khoảng vào
ngày thứ 10, sản dịch sẽ có màu hơi vàng hoặc không màu. Do đó, các mẹ
cần lưu ý nếu thấy sản dịch không chảy ra sau sinh, sản dịch có mùi hôi,
hay có màu đỏ tươi trở lại … cần phải báo ngay với bác sĩ vì đây có thể
là dấu hiệu nhiễm trùng hậu sản, sót nhau hoặc băng huyết rất nguy hiểm
với bà mẹ sau sinh.
Ăn nhiều chất xơ
Chăm sóc và giữ vệ sinh vết mổ
Để không bị nhiễm trùng, các mẹ nên đặt 1 miếng vải sạch lên trên vết
mổ giúp tránh mồ hôi ra quá nhiều thấm vào vết mổ gây đau, xót và lâu
liền da. Khi tắm, có thể nhỏ vài giọt sữa tắm lên vết mổ, không chà xát
mà chỉ cần vỗ nhẹ cho khô sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Thông thường,
vết mổ sẽ tự lành trong vòng 1 tuần lễ. Tuy nhiên, nếu vùng da xung
quanh vết mổ chuyển sang sưng đỏ, chảy nước màu xanh lá hay mủ, hoặc gây
đau đớn, là lúc cần phải đến bác sĩ để được điều trị kịp thời, vì đây
là dấu hiệu của nhiễm trùng hậu sản.
Đã sinh mổ chắc chắn sẽ để
lại sẹo, tuy nhiên các mẹ đừng quá lo lắng. Không một chuyên gia sản
khoa nào có thể xác định chính xác vết sẹo sau đẻ mổ sẽ có hình dáng,
màu sắc như thế nào khi lành hẳn, vì điều này còn tùy thuộc rất nhiều
vào cơ địa và di truyền ở mỗi chị em. Tuy vậy, khoảng 6 tuần sau sinh,
các mẹ đã có thể dùng thuốc mỡ bôi lên khu vực này để giảm vết thâm.
Ngoài ra, nên kiêng ăn các loại thực phẩm như thịt bò vì sẽ làm thâm vết
mổ, thịt cầy làm vết mổ bị lồi ra, rau muống gây sẹo lồi, trứng làm
trắng quá mức vết sẹo, nếp, thịt gà làm vết thương sưng mủ, lâu lành,
các loại hải sản dễ gây ngứa ngáy, khó chịu v.v…