Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Cho con gái biết 'mùi đàn ông' để 'chữa bệnh'

Cho con gái biết 'mùi đàn ông' để 'chữa bệnh'

Nguoiduatin.vn - 20 giờ trước 7390 lượt xem
“... Tự tay tôi pha thuốc ngủ vào cốc nước chanh cho con. Khi ngấm thuốc, tôi để cậu bạn trai vẫn theo đuổi nó vào phòng...”.
Con gái ông Lê tốt nghiệp thạc sỹ, nhưng đã 30 tuổi mà giục thế nào cũng không chịu lấy chồng. Lo lắng, ông đã thuê một thám tử theo dõi và rồi ngã ngửa khi biết cô đang cặp kè với... một người con gái khác.

Không thể đứng nhìn con tự bước chân vào bùn lầy, gia đình ông dùng đủ mọi cách khuyên can con gái. Nhưng đến khi cô khăng khăng không chịu lấy chồng mà chỉ muốn xây dựng hạnh phúc với người con gái kia, ông Lê đã buộc mình pha cho con uống thuốc ngủ, rồi để Hoàng - người con trai theo đuổi cô làm “chuyện ấy” với hy vọng, khi đã biết mùi đàn ông thì cô sẽ bỏ ngay ý nghĩ “quái đản” của mình.

Tôi chỉ mong rằng nó sẽ trở về cuộc sống của một đứa con gái bình thường. Tôi đâu ngờ lại xảy ra cơ sự thế này… Con gái tôi như phát điên phát dại khi tỉnh dậy biết được điều đó. Nó không chịu ăn uống gì, tự nhốt mình trong phòng rồi khóc và chuyển đến về nhà chị gái ở.

Một tháng sau, nó có thai, nhưng nó vẫn không nói không rằng, sống lặng lẽ như một người câm và không chịu gặp vợ chồng tôi.

Con bé vừa nghén, vừa bất ổn về tinh thần nên nó không còn là nó nữa. Khi nào con tôi chịu về nhà có lẽ tôi mới thấy yên lòng, lúc ấy ngôi nhà của tôi mới thôi chong đèn cả đêm…”.
> Đọc thêm: Chơi gái xong, chồng 'mặc' nguyên bao cao su về nhà


Quá thất vọng và không thể tin nổi cô con gái là người đồng tính, ông bố đã sai người con trai xích cô vào nhà đánh cho một trận thập tử nhất sinh để cô chừa cái “thói hư hỏng”. Khi cô tìm cách trốn chạy thì ông trói lại và đè đầu cô ra mà cạo trọc để răn đe cô út không được học đòi cái “thói hư” của chị gái mình.

Tại đường dây nóng tư vấn về giới tính thuộc CSAGA (Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên), những chuyên gia tư vấn tâm lý không thể nào quên được câu chuyện đau lòng của một ông bố có con gái là người đồng tính.

Trên diễn đàn của giới đồng tính nữ, chúng tôi bắt gặp những dòng tâm sự đẫm nước mắt của một bà mẹ:

“Tại sao con lại a dua theo Lan. Cả nhà mình có ai bị như thế đâu mà con lại bị như thế? Hay là mẹ chiều con quá nên con đâm ra hư đốn? Mẹ sẽ cấm con chơi với Lan. Bằng mọi giá, mẹ phải làm cho con bình thường trở lại. Rồi những suy nghĩ bồng bột của con sẽ qua và con sẽ là một người phụ nữ bình thường”.

Ban đầu, thấy con gái chơi thân với một bạn học cùng lớp tên Lan, bà cũng thấy mừng vì cô bé Lan học giỏi, ngoan ngoãn.

Nhưng một lần, bước chân lên cầu thang, nghe thấy tiếng cười rúc rích. Rồi khi nhìn lén qua khe cửa, thấy con và bạn đang ôm nhau, miệng cười và tay đang xoa lưng âu yếm nhau. Bà bàng hoàng, lảo đảo bước xuống ghế.

Mắt bà mờ đi khi nghĩ lại những ánh nhìn đắm đuối, những cử chỉ âu yếm của 2 đứa khi chơi với nhau mà trước kia bà chỉ lờ mờ nhận ra rằng, nó khác hẳn với những đứa con gái khác chứ đâu có nghĩ chúng nó yêu nhau.
> Đọc thêm: Trí thức xa chồng nổi máu 'xâm hại' trẻ mới lớn

“Đêm đó tôi đã không ngủ được. Bao nhiêu tự hào của tôi về con cái bỗng chốc sụp đổ”. Và rồi, có thể bố con bé sẽ khinh bỉ mà nói rằng: Bà dạy con bà thế đấy! Con không hề nghĩ đến cảm giác của mẹ sao?” - bà mẹ tiếp những dòng tâm sự trên diễn đàn.

Trong khi bà mẹ dằn vặt, đau khổ thì cô con gái lại ra sức van xin cho cô được sống thật với cảm giác của mình là được yêu và cưới Lan. Bà cấm tiệt cô không được giao du với Lan nữa vì nghĩ rằng chính Lan là người lôi kéo nên con gái bà mới nên nông nỗi này, mọi đi đứng, hành động của cô đều bị bà kiểm soát.

Kết quả, những trận cãi vã giữa bà và con gái xảy ra nhiều hơn, cô con gái tỏ ra chán nản, thường trở về nhà trong trạng thái say mèm. Mọi uốn nắn để cô con gái yêu trở về “cuộc sống bình thường” như bà nghĩ đều thất bại.

*Nhân vật do CSAGA cung cấp, tên nhân vật đã được thay đổi.

Bà Bùi Thị Thanh Hòa, Trưởng phòng tư vấn CSAGA (Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên) cho rằng:

Người đồng tính không phải là người mắc bệnh mà họ chỉ có xu hướng tình dục đồng giới, một xu hướng tự nhiên và thiểu số, một sự đa dạng sinh học.

Gần đây, các nhà khoa học còn nói đến xu hướng tình dục lưỡng tính, tức là người ta có tình cảm, nhu cầu tình dục với cả 2 giới, hay xu hướng nữa đó là xu hướng tình dục vô tính, tức là người ta không thích ai cả

Đến bây giờ chưa có một nghiên cứu nào khẳng định nguyên nhân của tình dục đồng giới, chỉ có một điều chắc chắn đó là xu hướng tình dục của con người không thể thay đổi.

Vì thế, nhiều bậc phụ huynh khi phát hiện con mình đồng tính thường nghĩ rằng, cần ngăn cản, cấm đoán, cắt đứt mối quan hệ, đem con đi “chữa bệnh” hay ép con theo một lối sống khác, đi lấy chồng, sinh con… thì sau một thời gian con sẽ trở lại giới tính bình thường nhưng điều đó là không thể xảy ra.

Để giúp người đồng tính hòa nhập với cộng đồng, cần phải thay đổi nhận thức về vấn đề đồng tính một cách đúng đắn, chính xác. Người đồng tính không phải là người mắc bệnh, không phải là người bệnh hoạn.
Khi mình nhìn nhận được cái vấn đề đó thì mình không còn sự kỳ thị, có cách xử sự khác và sẽ tôn trọng cái sự đa dạng ấy của những người xung quanh. Từ việc thay đổi nhận thức sẽ dẫn đến thay đổi được hành vi. Và đương nhiên khi mà người đồng tính được tôn trọng thì người ta sẽ cởi mở hơn.
> Đọc thêm: Ngày đầu sống thử: Một đêm 'làm' đến 3 lần
Theo Dân trí
“Đng nói không vi ước mơ” là talkshow trên XoneFM, là nơi gặp gỡ, giao lưu, giới thiệu đến thính giả những người Việt trẻ cá tính, tự tin, không ngại thử thách và chinh phục bản thân mình ở các công việc khác nhau. Chương trình phát sóng 22h – 22h15 thứ 2 – thứ 4 – thứ 6 hàng tuần trong chương trình Hot10@10 trên XoneFM-VOV3. Nhanh tay nhắn tin theo cú pháp: TXKD [khoảng cách] <họ tên> [khoảng cách] <tỉnh thành bạn đang ở> gửi đến tổng đài 6155 dành cho tất cả các thuê bao di động (cước phí 1000đ/tin nhắn) để đăng ký tham gia chương trình nhé!!! Cùng XoneFM sống hết mình với ước mơ của mình và tham gia gameshow “ Thử thách cùng Không Độ” để nhận những quà tặng hấp dẫn từ nhà tài trợ!

Lấy chồng 2 tháng vẫn chưa quan hệ được

Lấy chồng 2 tháng vẫn chưa quan hệ được 

Tôi năm nay 33 tuổi, mới lập gia đình hơn 2 tháng. Tôi hiện gặp khó khăn trong việc quan hệ lần đầu tiên với chồng. 
Tôi rất lo lắng khi "cậu bé" của chồng tôi thì to, trong khi "cô bé" của tôi không biết có phải do "hẹp" quá hay không mà không chịu mở ra mặc dù khi gần anh ấy tôi hoàn toàn hưng phấn, rạo rực và cả hai chúng tôi đều tiết dịch nhờn rất nhiều. Anh ấy chỉ có thể quan hệ được một phần bên ngoài chứ chưa thực sự vào được bên trong.
Những đêm trước khi quan hệ, anh ấy có hỏi han và chia sẻ, động viên tinh thần để tôi bớt lo lắng khi bắt đầu chuyện ấy. Anh ấy hướng dẫn tôi nếu trường hợp lần đầu quan hệ bị đau sẽ như thế nào để tôi yên tâm. Tôi nghe thấy cũng bớt lo lắng nhưng kỳ thực khi nghe đau là tôi đã rất sợ - mặc dù như tôi đã nói, tôi rất hưng phấn khi anh ấy hôn và chạm vào cơ thể tôi.
Tôi rất lo lắng không biết cơ thể mình có bất thường hay không và cũng muốn được tư vấn kỹ hơn trước tình huống này. Tôi đến bệnh viện để khám phụ khoa. Kết quả chẩn đoán sơ bộ là phần cơ âm đạo co bóp khá chặt nên không thể dùng tay đưa vào thăm khám kỹ hơn. Lần đầu tiên đi khám, tôi đi một mình vì không muốn anh ấy lo lắng.
woman-sad-bed-jpg[1160088494].jpg
Ảnh minh họa: Sundance. 
Sang lần thứ hai kiểm tra tiếp theo tôi đi cùng chồng. Bác sĩ cho biết để kiểm tra kỹ hơn phần bên trong âm đạo sẽ phải tiêm một loại thuốc giảm đau, vừa giúp cho phần âm đạo co giãn ra và vừa bớt đau. Sau khi thuốc ngấm 15 phút, tôi bắt đầu thấy buồn ngủ một chút. Sau đó, bác sĩ đeo bao cao su và dùng ngón tay kiểm tra bên trong, chị ấy nói phần cơ trong âm đạo của tôi bóp khá chặt, mỗi khi tôi đau là nó bóp chặt ngón tay của bác sĩ đưa vào. Mặc dù đã tiêm thuốc giãn cơ nhưng bác sĩ phải đặt thêm viên protocol - thuốc đạn - vào hậu môn. Tôi nằm nghỉ 30 phút chờ thuốc ngấm sau đó tiến hành tiếp. Kết quả là chỉ vào được 2 phần lóng tay cái của bác sĩ.
Bác sĩ tư vấn vợ chồng tôi cần cố gắng kiên nhẫn và nói chồng tôi đeo bao cao su "tự nong" cho tôi ở nhà (tuần 2-3 lần), khi nào đau thì 2 ngày sau làm tiếp. Việc này sẽ giúp cơ thể tôi quen dần khi có "vật lạ" đưa vào và cố gắng giữ tâm lý thật sự thoải mái.
Trở về từ bệnh viện, tôi đã bớt căng thẳng tâm lý vì ít ra tôi biết cơ thể mình hoàn toàn bình thường về cấu tạo nữ giới. Tôi chỉ thắc mắc không hiểu sao phần âm đạo lại co thắt mạnh đến vậy. Về nhà, chồng tôi cũng đã thực hiện theo cách này được một tuần 3 lần, trước khi làm tôi phải bắt anh ấy quan hệ bên ngoài để có cảm xúc và giúp tôi bớt sợ mỗi khi có cảm giác anh ấy đưa ngón tay vào âm đạo. Chúng tôi cũng thay đổi nhiều tư thế cho thuận tiện nhất làm sao cho thật rộng cửa mình để chồng tôi thuận tiện cho tay vào và tôi cũng bớt đau hơn. Lần vào sâu nhất cũng chỉ được một lóng tay giữa của chồng tôi.
Gần đây anh ấy có nói tôi phải vào bệnh viện kiểm tra thêm xem còn cách nào khác hoặc phải tiểu phẫu cũng nên, chứ việc 'nong bằng tay' tự nhiên như hiện tại (2 tuần qua) chẳng giúp phần âm đạo giãn thêm phần nào. Rất mong bác sĩ tư vấn, hướng dẫn thêm giúp tôi giải pháp cho vấn đề này. (V.O)
Trả lời:
Bạn nên biết một điều: Không có dương vật nào có thể có đường kính đến 8-10cm, không có dương vật nào to đến thế. Ngược lại trong hầu hết các trường hợp (trừ một số dị tật), âm đạo có thể cho phép đầu đứa bé đường kính 10cm đi qua một cách dễ dàng. Vì thế, bạn hãy yên tâm rằng việc “cậu bé” của chồng to hay nhỏ ở đây không phải là yếu tố để lo lắng.
Những người rơi vào cảnh ngộ của bạn không phải hiếm gặp, được gọi là bệnh co thắt âm đạo. Thậm chí có người có con mà vẫn không quan hệ được. Có rất nhiều trường hợp đã chữa thành công.
Vì thế, bạn không cần quá lo lắng. Khi gặp phải cảnh ngộ này cả hai vợ chồng phải rất kiên trì, không thể vội vàng ép ngay được. Mới đầu phải để bạn có thể tự cho tay vào âm đạo, tạo cho mình sự yên tâm. Khi đã quen, thấy yên tâm rồi thì dùng dương vật giả đưa vào. Cần thực hành mọi động tác trên một cách từ tốn, nhẹ nhàng vì chỉ hơi đau cũng có thể gây ra phản ứng bảo vệ của cơ thể. Cả công đoạn này cũng mất đến một tháng mới có tác dụng. Cách dùng bao cao “tự nong” cũng có tác dụng.

Con trai "hết thời", con gái "lên ngôi"

Con trai "hết thời", con gái "lên ngôi"

Xinh đẹp, dịu dàng là nét đáng yêu của con gái Việt - Ảnh: Đ.N.Thạch

(TNO) Khi ngôi nhà có những “nàng tiên”, tức là có những cô con gái xinh đẹp, bạn có thích không? Quá thích là đằng khác! Thế thì cớ gì cứ phải lăn tăn hay được khuyến khích ưu đãi bằng chế độ, tiền bạc thì người ta mới chịu sinh con gái?

Gió “đổi chiều”

Chỉ cần làm một cuộc điều tra nho nhỏ với các cặp vợ chồng trẻ, rất nhiều người thích sinh con gái hơn con trai.
Thậm chí, trên webtretho, một diễn đàn của các bà mẹ, thì số người chia sẻ kinh nghiệm sinh con gái không ít. Nhiều bạn còn nói thẳng: “Có cô con gái đáng yêu ai chả thích. Anh nhà tớ bảo cố làm cô công chúa để hai bố con chơi búp bê”.
Còn một bạn khác thì cho biết: “Anh nhà tớ thấy có topic này (chia sẻ kinh nghiệm sinh con gái) bảo tớ vào hóng luôn. Hai đứa ra Tết mới cưới, anh nhà tớ cũng thích có hai đứa con gái”.
 
Hiện nay, quan niệm đang dần thay đổi khi nhiều cặp vợ chồng thích có con gái - Ảnh: Đ.N.Thạch
Có bà mẹ còn "nói mát" về chuyện ưu đãi cho người sinh con gái: “Có gì đâu mà phải bố thí! Tôi hoàn toàn hạnh phúc khi sinh con gái. Con nào chẳng là con! "Đẻ" ra chính sách ưu tiên không khác nào đào sâu cái hố phân biệt giới tính đã có từ xa xưa”.
Trên mạng xã hội Facebook còn có fanpage “Hội Những người thích sinh con gái”. Nơi đây không chỉ chia sẻ kinh nghiệm mà các phụ huynh còn đăng tải hình ảnh đáng yêu của các nàng công chúa xinh xắn với tất cả niềm tự hào.
Xem ra, tư tưởng “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (Một nam là có, mười nữ cũng như không) đã trở thành một quan niệm quá cổ hủ và lạc hậu.

Theo cảnh báo của Bộ Y tế, trong tương lai VN sẽ thiếu 4 triệu cô dâu nếu không cải thiện được tỉ lệ sinh nam/nữ như hiện nay - Ảnh: Đ.N.Thạch
Tâm lý thích sinh con gái, thậm chí hai con gái trong các cặp gia đình trẻ ngày càng nhiều. Ngay cả Hàn Quốc, một đất nước từng rất nặng nề về chuyện phải sinh con trai nối dõi trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến rõ rệt.
Cách đây hai năm, Viện Chăm sóc trẻ em và giáo dục Hàn Quốc đã thực hiện một nghiên cứu về chuyện sinh con trai, con gái với các ông bố, bà mẹ sắp sinh con. Lần đầu tiên, kết quả thật bất ngờ là không chỉ có các bà mẹ mà các ông bố cũng cho biết thích sinh con gái hơn con trai.

 

Có gì đâu mà phải bố thí! Tôi hoàn toàn hạnh phúc khi sinh con gái. Con nào chẳng là con! "Đẻ" ra chính sách ưu tiên không khác nào đào sâu cái hố phân biệt giới tính đã có từ xa xưa

Một bà mẹ chia sẻ trên webtretho

Tại sao, con gái?

Cũng theo kết quả nghiên cứu này của Hàn Quốc, các ông bố bà mẹ cho rằng con gái thường làm cho gia đình hạnh phúc và sum họp đông đủ hơn con trai.
Thật vậy, tại Việt Nam, nhiều người thích sinh con gái vì con gái thường quán xuyến gia đình và sau này dễ có điều kiện chăm sóc bố mẹ lúc đau yếu, già cả chu đáo hơn con trai. Hơn nữa, con gái cũng thường sống tình cảm hơn, gần gũi với bố mẹ và dễ chia sẻ hơn con trai.
Một số bà mẹ trẻ còn muốn sinh hai con gái vì thường hai chị em sẽ có sự gắn kết, gần gũi nhau hơn hai anh trai, em gái hoặc em trai, chị gái.
Thêm một lý do nữa: sinh con gái, nhiều người cũng vơi đi gánh nặng phải lo mua nhà, tích cóp tài sản cho con trai cưới vợ!
"Con trai lúc còn nhỏ thì rất dễ thương nhưng sau này có bạn gái, người yêu thì ít chia sẻ với ba mẹ. Đến khi có vợ thường mất hút luôn" - một bà mẹ đúc kết.
Thậm chí ngay trong công ty của người viết, đang có hẳn trào lưu: "Thích làm ba mẹ của "hoa hậu" hơn là đẻ con trai phải nặng gánh lo toan tích cóp tài sản để sau này cưới vợ cho nó".
Một thực tế cho thấy đa số đàn ông Đài Loan sang Việt Nam lấy vợ theo đường mai mối thường là những người đàn ông nghèo, không có khả năng cưới vợ bản xứ.

Với tình trạng mất cân bằng giới tính như hiện nay (sinh con trai quá nhiều so với con gái), trong tương lai con gái sẽ "lên ngôi" - Ảnh: Đ.N.Thạch
Michell, một hướng dẫn viên người Đài Loan, gốc Việt cho biết tiêu chuẩn lấy chồng của các cô gái Đài Loan ngày càng cao, trong đó không thể thiếu bốn tiêu chuẩn: đó là phải cao trên 1,7m, có nhà riêng, có công việc tốt và có tiền gửi ngân hàng.
Một thời, cũng từ quan niệm trọng nam khinh nữ mà người Đài Loan chỉ thích đẻ nhiều con trai, đẻ ít con gái. Hậu quả là ngày nay nhiều chàng trai của đảo quốc này phải chấp nhận cưới một người vợ khác dân tộc.
Sẽ thiếu 4 triệu cô dâu Việt
Theo Bộ Y tế, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn tiếp tục xảy ra với tốc độ nhanh và lan rộng. Tỉ số giới tính khi sinh tại Việt Nam từ mức 107 bé trai/100 bé gái (năm 1999) thì đến 2012 đã là 112,3 bé trai/100 bé gái. Hiện có khoảng 45 tỉnh, thành trong cả nước xảy ra hiện tượng mất cân bằng giới tính. Tỷ lệ này tăng cao ở khu vực đồng bằng sông Hồng (122/100) mà cao nhất là Hải Dương và Hưng Yên, Bắc Ninh.
Bộ Y tế cảnh báo, nếu cứ giữ tỉ số sinh con trai nhiều hơn con gái như hiện nay, đến năm 2030, Việt Nam sẽ thiếu 4 triệu cô dâu. Hình ảnh của những chàng trai Đài Loan và hiện tượng hôn nhân Đài-Việt có phải là viễn cảnh của nhiều thanh niên nước ta? Một tương lai không xa nữa, có lẽ, chúng ta phải đặt thêm câu hỏi: Nhiều chàng trai Việt Nam sẽ đi đâu để cưới vợ

Tôi đã không bỏ con mình

Một chút tâm sự của bản thân, để các bạn trẻ có thêm những trải nghiệm về cuộc sống.
Tôi vẫn nhớ đó là khoảng tháng 7/2009 tôi và anh quen nhau, một người đàn ông theo tôi nghĩ là hiền lành và có học. Nhờ công việc nên tôi và anh cũng hay gặp nhau, rồi đi ăn đi uống cafe, tâm sự chia sẻ những chuyện riêng tư, cho tới khi thân nhau hơn mức tình bạn lúc nào mà tôi không để ý.
Cứ mỗi khi hết giờ làm anh lại qua công ty đón tôi đi ăn và đưa tôi về nhà dù ngày mưa cũng như ngày nắng, khi đó tôi không nghĩ đó là tình yêu vì cả hai cũng không hứa hẹn hay đề cập đến chuyện yêu đương. Nhưng dù yêu hay không yêu thì khi đó tôi cũng nhận thấy chúng tôi đều rất vui khi gặp nhau và luôn chia sẻ với nhau mọi chuyện. Tới khi tôi tách ra thành lập công ty riêng anh có ý muốn chung vốn làm ăn, tôi rất hoan nghênh bởi tôi nhận thấy chúng tôi rất tin tưởng nhau, rồi công ty cổ phần thành lập.
Công việc làm ăn ngày càng thuận lợi, tuy mệt nhưng tôi rất vui vì công ty là tâm huyết tất cả với tôi. Tình cảm chúng tôi đó nhờ vậy mà càng gắn bó hơn, tôi nhớ có lần anh nhắc có người quen giới thiệu cho một cô gái học y tôi cũng cười và động viên anh tìm hiểu bởi tôi và anh cũng không yêu nhau. Nhưng sau đó anh vẫn rất quan tâm đến tôi, không ngày lễ tình yêu hay ngày kỷ niệm nào mà anh không bên tôi, còn tôi thì bận công việc nên cũng không quá bận tâm đến chuyện anh qua lại với các cô gái khác.
Royalty-free Image: Family
Ảnh minh họa

Nhiều khi thấy anh lén lút giấu giếm những mối quan hệ đó tôi cũng chỉ cười nghĩ chuyện đó bình thường của đàn ông. Tôi cũng không nghĩ anh đã yêu một cô gái mà vẫn luôn bên cạnh tôi, luôn có mặt bất cứ lúc nào, bởi tôi thấy cô gái đó yêu mù quáng đến mức người yêu mình luôn bên cạnh một cô gái khác rất công khai, tới khi đó mình nhận thấy sao con gái dễ bị lừa như vậy có khi biết người đàn ông đó giả dối mà vẫn cứ yêu.
Tôi cũng không để tâm vì nghĩ thứ tình yêu sớm nở tối tàn nhưng rồi một ngày kia anh nói với tôi đó mới là tình yêu, đó mới là cảm xúc, tôi cảm thấy nực cười khi nghĩ tình yêu phải chân thành, phải thực tế, phải biết nghĩ, sống và luôn chia sẻ với nhau. Rồi như số phận trớ trêu, tôi phát hiện mình đã có thai vào lúc tôi muốn trở về là chính mình và cho anh được sống thật với người con gái anh yêu, tôi đang chưa biết nên làm sao cho đúng thì anh nói với tôi đã chia tay cô gái kia khiến tôi cảm thấy trăn trở liệu có phải vì tôi đã hủy hoại đi tình yêu của cô gái đó hay không? Nhưng rồi lại nghĩ cô ấy có nên yêu một người đàn ông như vậy không hay thôi có lẽ thế sẽ tốt cho cô gái đó để cô ấy có một cơ hội khác tốt hơn và biết trân trọng tình yêu của cô ấy hơn.
Tôi không nghĩ nhiều đến chuyện đám cưới với anh bởi tôi nhận thấy có cưới nhau chúng tôi chưa chắc hạnh phúc, và rồi lòng tin và tình cảm thân mật suốt 2 năm đã sụp đổ khi anh muốn tôi bỏ em bé để làm lại từ đầu. “Bỏ em bé đi anh sẽ lo cho em, chúng ta sẽ nghiêm túc yêu nhau”... làm sao để nghe nổi những lời lẽ đó và tin một con người như vậy?
Tôi đã không đồng ý việc bỏ em bé vì với tôi hay bất cứ người phụ nữ nào cũng đều mong mỏi và hạnh phúc khi biết mình sắp được làm mẹ, suốt bao năm phấn đấu cho sự nghiệp tôi nghĩ mình đã đủ trưởng thành để sẵn sàng làm mẹ. Nhưng ai học được chữ ngờ khi ngày đầu tiên bước vào cánh cửa nhà anh bàn cưới cũng là ngày tôi quá thất vọng về tất cả, bác ruột của anh nói rằng “Cháu hãy nghĩ cho tương lai đứa trẻ mà bỏ nó đi”. Họ không muốn tôi giữ lại em bé với lý do không hợp tuổi rồi không thật sự xuất phát từ tình yêu.
Tại sao họ lại thốt ra những lời và bày tỏ những suy nghĩ tầm thường như vậy. Con cái là phúc lộc trời ban người lớn không thể cho nó có được những hạnh phúc trọn vẹn nhưng ít ra cũng cho nó được vui vẻ sống, có được những hạnh phúc tối thiểu đã là bố, mẹ thì dù có sống cạnh nhau hay không, có hạnh phúc hay không thì cũng nên làm đúng trách nhiệm của mình với con cái. Không lẽ họ nghĩ em bé chưa ra đời là không biết oán than tủi hận hay sao mà người ta nghĩ bỏ đi một đứa trẻ, một sinh linh để tạo ra một cơ hội mới tươi sáng hơn.
Vậy là tôi cùng với em bé trong bụng gồng gánh công ty lo đứng ra trả nợ hộ cô bạn chơi thân 20 năm và sự thúc giục rút vốn từ anh đã vô tình hủy hoại sự nghiệp tôi đã một tay gây dựng. Rồi cũng sắp đến ngày sinh bé muốn dành thời gian cho con, và muốn rời xa những điều tiếng, và dành cho anh sự bình yên trong sự nghiệp, yên ấm trước dư luận bạn bè tôi đã đành bỏ đi tất cả để ra đi.
Trước khi sinh bé 2 ngày tôi và anh có nói chuyện trên facebook, huyết áp tôi tăng cao đến mức phải nhập viện để cứu em bé, một mình trong phòng mổ không người thân, tôi phó mặc sự sống hai mẹ con cho các bác sỹ. Năm tiếng trong phòng hồi sức tôi cảm giác dài như 5 năm, lo lắng không biết con mình ra sao chỉ biết cầu mong cho con được bình yên, tôi như chết lặng khi hay tin con mình phải chuyển viện vì giảm tiểu cầu và quá yếu. Mỗi ngày thấp thỏm lo cho con mà không thể làm gì được đành nuốt nước mắt vào lòng hy vọng phép màu sẽ cho con tôi được bình yên, chưa được ba ngày tôi tìm cách xin xuất viện để qua viện chuyên khoa nhi với con.
Sau 1 tuần điều trị con trai tôi đã được bình yên, ngày bế con trên tay xuất viện là ngày tôi thấy hạnh phúc nhất, cảm ơn số phận vẫn còn mỉm cười với tôi. Anh dù biết tôi đã sinh con nhưng không một lời hỏi thăm. Ngày đầy tháng con cũng là ngày sinh nhật của anh, tôi đã gửi quà và ảnh con hy vọng sẽ có một tin nhắn hỏi thăm nhưng không hề có.
Tôi tự nghĩ trên đời người ta thường chê trách những người lang thang, trộm cướp mới thiếu lòng hảo tâm nhưng giờ đây còn thấy cùng chung dòng máu, được học cao hiểu rộng, cũng tuần rằm mùng một lễ chùa cũng biết làm từ thiện thế nào mà không thể bố thí cho con mình một lời hỏi thăm. Còn lý do bao biện "Anh không dám chắc đó có phải con anh không?"... Tôi chỉ có thể nói con ai thì trời biết đất biết và thâm tâm người ta biết rõ, thôi thì mình chấp nhận mọi điều tiếng tự an ủi rằng có lẽ anh có nỗi khổ riêng. Nhưng rồi ngày con tôi được 2 tháng tuổi cũng là ngày bố nó kết hôn, cô dâu không ai xa lạ chính là cô gái mà anh nói anh yêu.
Theo 24h

Chạnh lòng tiếng trẻ trong buồng giam


Chạnh lòng tiếng trẻ trong buồng giam
Thứ Bảy, 02/03/2013 12:31 (GMT + 7)

Đã quá thuộc tên, tính nết của từng đứa trẻ, song những ngày Tết, lần nào anh Tuấn cũng chạnh lòng. Anh bảo dẫu sao thì chúng cũng là những đứa trẻ, mong được tặng quà ngày Tết nhưng vì việc làm tội lỗi của bố mẹ mà phải vào trại giam thế nên rất thiệt thòi...

Cả năm vất vả, Tết đến, ai cũng muốn được sum vầy cùng người thân, song vẫn có rất nhiều quản giáo phải đón giao thừa trong chòi gác, ấy vậy mà nhiều khi chẳng được tận hưởng thời khắc sang năm mới vì… có biến.
Biến cố xảy ra có thể chỉ đơn thuần là điện ở các phân trại đang sáng bỗng dưng tối om, là tiếng hô: “cán bộ ơi, cứu”, là tiếng “ối giời ơi chết mất”,… mà nguyên nhân rất “giời ơi” cũng làm các quản giáo trực Tết chẳng có lấy một phút thảnh thơi.
Giật mình từng âm thanh lạ
Là người có thâm niên 25 năm công tác trong trại giam, Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng, Đội phó Đội quản giáo phân trại 3, Trại giam Hoàng Tiến, Bộ Công an có tới 2/3 thời gian đón giao thừa trong trại giam. Trong số những lần ăn Tết ở trại ấy, có cái Tết suôn sẻ song cũng có nhiều cái Tết chẳng bữa nào ra bữa nào vì vừa bưng bát lên thì nghe tiếng kêu: “cán bộ”.
Chủ nhân của những tiếng kêu ấy là các phạm nhân. Họ không gọi đồng thanh mà chỉ những người vì nhớ chồng con, nhớ nhà hay vì nhiều lý do khác,... chẳng biết cầu cứu ai thì gọi cán bộ. Cán bộ vào thì nỗi nhớ nhà cũng vơi đi; những bức xúc khác thậm chí là cả những điều khó nói, tế nhị như ăn quá no, bị bội thực, hay đơn giản chỉ là sự khúc mắc giữa hai phạm nhân với nhau về một món đồ... thì chỉ có cán bộ vào mới giải quyết được.
Bình thường con người ta không đến nỗi hẹp hòi nhưng khi vào đây, thế giới của những kẻ tù tội với một không gian nhỏ, họ trở nên xét nét, để ý và chấp nhặt nhau và chỉ có cán bộ mới giúp họ giải tỏa nỗi ấm ức trong lòng.
Anh Hùng bảo bình thường nghe tiếng phạm nhân gọi cán bộ đã giật mình, huống hồ là những ngày Tết, lòng người thường hay dao động, dễ lấn cấn vì những hồi tưởng về quá khứ, gia đình mà có hành động bột phát. Thế nên trực Tết với những cán bộ trại giam, trông thì có vẻ nhàn tả vì tất cả phạm nhân đã ở trong rào vây nhưng lại vất vả gấp nhiều lần so với ngày thường.
Theo anh Hùng thì ngày Tết lượng cán bộ đi làm so với ngày thường cũng ít hơn nhưng công việc thì không đơn thuần chỉ là canh coi, quản lý mà còn phải vui chơi với phạm nhân, đến từng buồng giam chúc Tết là không thể thiếu những lần làm bác sỹ gia đình, chuyên gia tâm lý và cả bảo mẫu dỗ dành những phạm nhân mau nước mắt.
Tết đến xuân về, ai cũng muốn được quây quần bên mâm cơm, tận tưởng sự ấm cúng từ mùi hương trầm và tận hưởng cảm giác lâng lâng của những lời chúc Tết. Với những kẻ lầm lỗi, dẫu biết rằng có tội phải trả giá song chẳng ai cấm được họ thôi nghĩ về những cái Tết sum vầy bên gia đình.
Có người thèm tiếc những bữa nhậu say túy lúy song cũng nhiều người vừa ăn vừa khóc vì thương con cái ở nhà đói khổ... Càng nhớ thì họ càng bi quan, tiêu cực và chỉ cần một người trong buồng khóc hay nói một câu bi quan thế là thành khởi xướng cho một dàn đồng ca nước mắt hoặc những câu chửi thề, tiêu cực.
Ngày thường vẫn phải làm công tác tư tưởng để phạm nhân yên tâm cải tạo, mấy ngày Tết, các quản giáo lại bận rộn hơn bởi ngoài những lời chúc Tết ra, các anh còn phải làm nhiều công việc khác như đi kiểm tra buồng giam cũng nhiều hơn vừa là để nhắc nhở phạm nhân ăn ở sạch sẽ, vệ sinh và cũng là kịp thời dỗ dành, động viên, khích lệ cũng như răn đe những phạm nhân bỗng nhiên có việc làm khác với ngày thường.
“Thường thì đêm 30 là vất vả nhất bởi thời khắc bước sang năm mới dễ khiến người ta xúc động quá mà không kiềm chế được dẫn đến những hành động như nổi loạn. Thế nên bỗng nhiên thấy không gian im ắng hay chợt rộ lên tiếng cười,... âm thanh lạ nào cũng khiến chúng tôi giật mình, cảnh giác”, anh Hùng kể. Theo anh Hùng thì “nhất là nghe tiếng gọi cán bộ ơi thì đang làm gì cũng vứt đó mà chạy vào”.
Được nghỉ lao động trong mấy ngày Tết rồi tiêu chuẩn ăn uống nhiều hơn ngày thường, chưa kể quà của gia đình, bạn bè gửi vào nên nhiều phạm nhân chén tì tì đến bội thực, ôm bụng quằn quại gọi cán bộ. Ấy là chưa kể một số phạm vì tiếc những đồ tiếp tế để dành đã ôi thiu, thay vì vứt đi đã cố “gửi” anh bạn dạ dày, đến khi “Tào Tháo đuổi” chỉ còn biết cầu cứu cán bộ.
Chuyện gì chứ chuyện liên quan đến tiêu hóa của phạm nhân thì các quản giáo có mặt còn nhanh hơn lính cứu hỏa bởi “người chung phòng thì đông, không gian thu nhỏ, không xử lý nhanh để lây lan thành dịch thì nguy lắm” như lời một quản giáo tâm sự. Với những cán bộ giáo dục như anh Hùng thì việc tư vấn những phạm nhân cũ không gian nan như nói chuyện với phạm nhân mới nhập trại.
“Số phạm nhân bỗng dưng đổi tính khi Tết đến không nhiều lắm, song với chúng tôi vất vả nhất là những phạm nhân mới chuyển đến thời điểm đầu năm. Họ là những người vừa có án, điều chuyển đến cải tạo song cũng có người vi phạm kỷ luật hoặc do hoàn cảnh được điều chuyển, tâm lý còn chưa ổn định, môi trường sống lại mới, cán bộ giáo dục chưa có thời gian tìm hiểu sâu thì năm mới đến nên khi xảy ra bất thường, cán bộ giáo dục, quản giáo rất vất vả mới giúp họ vượt qua xúc cảm tức thời để ổn định tâm lý”, anh Hùng cho biết.
Quá lâu rồi song anh Hùng vẫn nhớ có lần trực Tết, anh em đang chờ nghe Chủ tịch nước chúc Tết thì bỗng phía một phân trại rộ lên tiếng xôn xao của phạm nhân. Nhìn về phía đó thấy tối om, anh em xô nhau chạy tới. Ý nghĩ nổi loạn thoáng qua bởi cả phân trại tối đen, không buồng giam nào sáng điện, mọi người ới nhau canh chừng, mắt căng ra cảnh giác. Tuy nhiên sau một hồi mày mò kiểm tra, mấy anh em mới thở phào khi biết điện mất là do rơle tự nhảy nhưng sửa được đường điện cho phạm xong, lúc quay về phòng làm việc thì đã 1 giờ.
Chạnh lòng tiếng trẻ trong buồng giam
So với các quản giáo trong trại giam Hoàng Tiến, Đại úy Đinh Trọng Tuấn, phụ trách giáo dục phân trại 2, cũng không thua kém số lần ăn Tết trong trại. Điều đặc biệt là phân trại anh còn có một nhà trẻ, con của các phạm nhân nữ mang vào trong quá trình thi hành án nên ngoài việc động viên, dỗ dành người lớn, đôi khi anh còn là bảo mẫu của đám trẻ con phạm.
“Năm nào trực Tết cũng thế, qua giao thừa là tôi đi từng buồng giam chúc Tết, vừa là động viên các phạm nhân song cũng đồng thời kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở người trong phòng chú ý giữ gìn sức khỏe, vệ sinh và tìm hiểu xem có điều gì bất thường để có biện pháp xử lý, ngăn chặn. Sáng hôm sau, mồng một Tết, anh em chúng tôi vào tặng quà các cháu nhỏ con phạm nhân”, anh Tuấn kể.
Những đứa trẻ trong Trại giam Hoàng Tiến.
Những đứa trẻ trong Trại giam Hoàng Tiến.
Đã quá thuộc tên, tính nết của từng đứa trẻ, được chúng bi bô gọi bác, gọi chú và cả gọi cán bộ song những ngày Tết, lần nào anh Tuấn cũng chạnh lòng khi nghĩ tới con mình. Anh bảo dẫu sao thì chúng cũng là những đứa trẻ, mong được tặng quà ngày Tết nhưng vì điều kiện gia đình, vì việc làm tội lỗi của bố mẹ mà phải vào trại giam thế nên rất thiệt thòi.
“Năm nào trại cũng có quần áo mới, quà tặng con phạm nhân sống cùng cha mẹ. Ở trong này chúng khôn lanh lắm, cái gì cũng biết, thấy cán bộ vào là xòe tay xin tiền mừng tuổi. Nghĩ cũng thương nhưng không thể trái nội quy nên anh em phải chuẩn bị sẵn kẹo để lì xì cho chúng, chỉ có phong bao màu đỏ song bọn trẻ cũng vui lắm”, anh Tuấn tâm sự, giọng đầy xúc động.
Đã là cha của hai đứa trẻ, anh Tuấn chưa quên lần đưa phạm nhân nữ đi đẻ đúng đêm giao thừa khi vừa bước chân vào nghề quản giáo. Lần ấy, trong khi phạm nhân vào buồng sinh nở, ở bên ngoài, anh Tuấn cứ lóng ngóng không biết phải viết thế nào trong khi cô y tá cứ giục: “Anh là chồng của cô kia thì ký vào đây” trong khi thời điểm đó, anh quản giáo này còn chưa có người yêu.
Vất vả, căng thẳng ngay cả trong những ngày Tết dường như là chuyện ngày thường của quản giáo trại giam song với Trung úy Nguyễn Đình Tùng, quản giáo đội phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, Trại giam Nam Hà thì cái khó của anh lại là những chuyện thật khôi hài.
Phạm nhân do anh quản lý đa số là đồng bào dân tộc, sống ở vùng sâu vùng xa, còn nặng về phong tục của địa phương nên việc giáo dục không phải một sớm một chiều. Đã thế họ lại còn nói tiếng phổ thông chưa sõi, trình độ văn hóa gần như không có nên sự hiểu biết càng hạn chế. Những ngày Tết, với họ là ăn chơi và uống rượu nên khi được phát quà Tết, họ cứ bảo thiếu rượu.
“Cách đây mấy năm, trong đội tôi quản lý có phạm nhân Thào Chi Son, không được gia đình thăm hỏi thành ra nghi ngờ cán bộ cho sai địa chỉ với lý lẽ “tao viết thư về cho vợ con mấy cái rồi mà sao không có ai xuống thăm”. Rồi Son bảo là những kẻ mà Son đi theo bảo rằng chỉ nên tin đảng trên cây chứ đừng tin đảng dưới đất. Đảng trên cây mà anh ta nói chính là cái loa tuyên truyền đấy. Thế nên để thuyết phục họ tin và nghe theo mình, làm việc gì người quản giáo cũng phải chuẩn mực, không được xảy ra sai sót dù chỉ là một lời nói”, Tùng tâm sự.
Nhiều năm tiếp xúc với phạm nhân là người vùng cao, anh đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm cũng như nắm bắt khá rõ đặc tính của người dân tộc. Theo Tùng thì trông họ có vẻ ngoan ngoãn thế thôi chứ thực ra rất bảo thủ. “Mình nói thì họ cứ vâng vâng dạ dạ thế thôi chứ đến lúc bắt tay vào việc là lại làm theo ý họ. Nhiều lúc bực mà vẫn phải cố nhịn nhưng không phải là không có cách dạy. Họ trông có vẻ chậm chạp thế nhưng khéo tay lắm, việc chẻ tre, giang, đan lát là nhất đấy”, Tùng kể.
Mới vào nghề chưa được chục năm song Tùng cũng có gần số năm đó ăn Tết ở đơn vị. Anh bảo đó cũng là một cơ hội để anh và phạm nhân tìm được sự đồng cảm bởi cùng cảnh xa nhà, vắng người thân. Những lời chúc Tết, món quà nho nhỏ của anh khi đến từng buồng giam khiến những phạm nhân vốn kiệm lời, định kiến trò chuyện cởi mở hơn, giúp anh dễ dàng hơn trong quá trình quản lý, giáo dục phạm nhân sau này.
Lại một mùa xuân nữa đến, phạm nhân và quản giáo tích cực sửa soạn để có một cái Tết vui vẻ, đầy màu sắc. Nhiều phạm nhân được nghỉ để tết con giống, làm cây đào, cành mai và những vật dụng khác thường thấy trong các gia đình mỗi dịp Tết về. Đại tá Dương Đức Thắng, Giám thị Trại giam Nam Hà cho biết mặc dù năm nay trại mới chuyển đến chỗ ở mới, cây cối còn chưa xanh tốt nhưng không vì thế mà các trò vui chơi giải trí, các cuộc thi giữa các phân trại và các buồng giam bị xem nhẹ.
Ngoài việc thi đấu bóng đá, bóng chuyền, đánh cờ,... trại còn tổ chức thi câu đối Tết, mâm ngũ quả đẹp, buồng giam ngăn nắp, khoa học giữa các buồng giam và các phân trại với nhau, chấm giải và có phần thưởng. “Cán bộ cũng có những trận thi đấu, phạm nhân cũng vậy, phần thưởng chỉ là xà phòng, bàn chải đánh răng, mì tôm, bánh kẹo nhưng nó khích lệ tinh thần mọi người rất nhiều”, giám thị Thắng nói.
Hỏi anh về số cán bộ trẻ, anh cười bảo họ là lực lượng hăng hái tham gia trực Tết song cũng khối người lần đầu tiên ăn Tết với phạm nhân, lén lên chòi canh khóc, nước mắt chảy nhưng tay vẫn cầm chắc súng, không rời vị trí quan sát
Theo Cảnh sát toàn cầu

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

3.000 tỷ đồng để tránh 'thừa nam thiếu nữ'

3.000 tỷ đồng để tránh 'thừa nam thiếu nữ'

Bộ Y tế vừa đề xuất ngân sách 3.000 tỷ đồng cho đề án giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, trong đó một phần để hỗ trợ các gia đình sinh hai con gái.
Trao đổi với VnExpress.net, tiến sĩ Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết, đề án này đã được Tổng cục trình Thủ tướng xem xét và đang được lấy ý kiến của các bộ, ngành.
Theo đề án, những gia đình sinh con một bề là gái sẽ được hỗ trợ tiền mặt, con gái của các gia đình này sẽ được miễn giảm học phí, ưu tiên cộng điểm trong các kỳ thi đại học, cao đẳng, tạo điều kiện học nghề, xin việc…
Ông Trọng cho biết, hiện nay đã có nhiều tỉnh thực hiện các biện pháp nhằm tôn vinh và hỗ trợ những gia đình sinh con gái một bề như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Long An... Các địa phương này thường có hình thức khen thưởng đối với các gia đình sinh con gái có kinh tế khó khăn nhưng vươn lên học tốt. Thái Bình tặng quà (quạt cây), Phú Yên còn tôn vinh và tặng quà các bà mẹ sinh con một bề mà sản xuất kinh doanh giỏi...
to-JPG-1362194551_500x0.jpg
Các gia đình có hai con gái có thể được hỗ trợ nhiều mặt. Ảnh chỉ mang tính minh họa: MT.
Theo ông Trọng, 3.000 tỷ đồng là một khoản ngân sách lớn, nhưng đứng trước nhiều nguy cơ như khủng hoảng xã hội, an ninh quốc gia do vấn đề "thừa nam thiếu nữ" gây ra thì khoản chi này là cần thiết.
Bên cạnh các biện pháp trên, Bộ Y tế còn đề xuất việc xử phạt nghiêm các hành vi có thể gây mất cân bằng giới tính khi sinh như: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 500.000- 1000.000 đồng với hành vi có lời nói hoặc hành động xúc phạm người sinh con một bề; phạt tới 2 triệu đồng với người dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính...
Dự thảo này đã được đưa ra từ năm 2007 nhưng tới nay vẫn chưa được thông qua vì những lý do hành chính.
Một lãnh đạo ngành bảo hiểm xã hội cho rằng, về phía cơ quan nhà nước thì việc thực hiện và ngân sách để hỗ trợ cho các gia đình sinh con một bề là hoàn toàn làm được. Theo ông, việc hỗ trợ về kinh tế nếu đứng riêng sẽ không hấp dẫn lắm, khi mà mong muốn có con trai ở một bộ phận dân số rất mạnh mẽ, nhưng nếu thực hiện cùng các phương pháp đồng bộ khác là tuyên truyền, vận động thì rõ ràng có ý nghĩa tốt.
"3.000 tỷ đồng là một con số không nhỏ, có thể làm được rất nhiều việc, nhưng nếu vì một mục tiêu lớn như giảm mất cân bằng giới tính khi sinh thì nó hoàn toàn xứng đáng", vị này nêu ý kiến.
Theo Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, nếu không có các giải pháp hỗ trợ quyết liệt, 20-30 năm nữa, Việt Nam sẽ "dư thừa" từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới. Các nước xung quanh cũng lâm vào tình trạng tương tự, như: Trung Quốc "thừa" 67 triệu nam giới, Ấn Độ "thừa" 42 triệu nam giới… Tổng 14 quốc gia trên thế giới "dư thừa" khoảng 117 triệu nam.

Lo HIV vì quan hệ với gái mại dâm nhiều lần Khoảng hơn một năm trước tôi chích ma túy nhiều lần và thường xuyên quan hệ tình dục với gái mại dâm không sử dụng bao cao su. Rách bao khi quan hệ gái mại dâm có lây HIV? 'Oral sex' với gái massage có nhiễm HIV? Gần đây tôi hay bị tiêu chảy ngắn ngày và phồng rộp da bên trong miệng. Xin cho hỏi có phải tôi đã nhiễm HIV không? - (Đạt). gaimaidam-jpg-1362111138-1362112386_500x Ảnh minh họa: phunuonline. Trả lời: Chào bạn, Rõ ràng chính bạn cũng nhận thức rất rõ về khả năng lây nhiễm của việc tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục không an toàn. Việc thực hiện chúng "nhiều lần" như lời bạn kể càng làm tăng nguy cơ. Triệu chứng mà bạn nêu đúng là có gợi ý về HIV. Cụ thể với các biểu hiện như tiêu chảy kéo dài, sụt cân nhiều, bệnh lý da niêm kéo dài, nấm miệng... Nhưng xin nhắc lại là những triệu chứng này chỉ có tính gợi ý. Tuy nhiên, không thể khẳng định chắc chắn 100% về tình trạng bệnh của bạn. Và lời khuyên cho bạn là thay vì lo lắng cho một khả năng có thể xảy ra thì việc xác minh nó bằng xét nghiệm máu là thiết thực và hiệu quả hơn nhiều, đồng thời không gây hoang mang. Vì thế bạn nên đi làm xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt. Nếu nói "đi xét nghiệm HIV là trăm lợi mà không có hại", tôi cho rằng nhận định như vậy không sai. Điều quan trọng nhất là xét nghiệm cung cấp thông tin chính xác giúp bạn biết được tình trạng huyết thanh kháng HIV của bản thân. Khi làm xét nghiệm, có thể cho các kết quả sau và tương ứng với tình trạng cụ thể, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn việc cần làm: - Nếu xác định âm tính với HIV: Nên ngừng các hành vi nguy cơ để có thể duy trì tình trạng âm tính này. - Nếu kết quả là dương tính, tức là "đã nhiễm HIV": Bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với các phương pháp điều trị sớm hơn, và tất nhiên sớm hơn đồng nghĩa với hiệu quả hơn. Hiện tại, phần lớn bệnh nhân HIV đã tiếp nhận điều trị kháng virus đều có một cuộc sống hoàn toàn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường. Cũng xin chia sẻ với bạn một thông tin, nếu trước đây tỷ lệ bệnh nhân HIV tử vong cao (thường là do đến điều trị quá muộn) thì hiện nay con số này ngày càng ít đi. Với những nhà lâm sàng tham gia công tác chăm sóc và điều trị HIV, căn bệnh này không còn là "dấu chấm hết" mà là "một mở đầu mới". Bên cạnh đó, bệnh nhân nhiễm HIV có thể biết cách dự phòng lây nhiễm cho người khác, trước hết là cho người thân của mình. Hiện có rất nhiều nơi cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV như khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng tuyến quận huyện, các trung tâm y tế dự phòng hay các bệnh viện lớn. Khi đến với dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ HIV, bạn hoàn toàn yên tâm về tính bảo mật, tính chất cơ bản của hoạt động này. Thân ái! Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Sức khỏe Nam giới

Lo HIV vì quan hệ với gái mại dâm nhiều lần

Khoảng hơn một năm trước tôi chích ma túy nhiều lần và thường xuyên quan hệ tình dục với gái mại dâm không sử dụng bao cao su. 
Gần đây tôi hay bị tiêu chảy ngắn ngày và phồng rộp da bên trong miệng. Xin cho hỏi có phải tôi đã nhiễm HIV không? - (Đạt).
 
gaimaidam-jpg-1362111138-1362112386_500x
Ảnh minh họa: phunuonline.
Trả lời:
Chào bạn,
 
Rõ ràng chính bạn cũng nhận thức rất rõ về khả năng lây nhiễm của việc tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục không an toàn. Việc thực hiện chúng "nhiều lần" như lời bạn kể càng làm tăng nguy cơ.
 
Triệu chứng mà bạn nêu đúng là có gợi ý về HIV. Cụ thể với các biểu hiện như tiêu chảy kéo dài, sụt cân nhiều, bệnh lý da niêm kéo dài, nấm miệng... Nhưng xin nhắc lại là những triệu chứng này chỉ có tính gợi ý.
 
Tuy nhiên, không thể khẳng định chắc chắn 100% về tình trạng bệnh của bạn. Và lời khuyên cho bạn là thay vì lo lắng cho một khả năng có thể xảy ra thì việc xác minh nó bằng xét nghiệm máu là thiết thực và hiệu quả hơn nhiều, đồng thời không gây hoang mang. Vì thế bạn nên đi làm xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt.
 
Nếu nói "đi xét nghiệm HIV là trăm lợi mà không có hại", tôi cho rằng nhận định như vậy không sai. Điều quan trọng nhất là xét nghiệm cung cấp thông tin chính xác giúp bạn biết được tình trạng huyết thanh kháng HIV của bản thân.
 
Khi làm xét nghiệm, có thể cho các kết quả sau và tương ứng với tình trạng cụ thể, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn việc cần làm:
 
- Nếu xác định âm tính với HIV: Nên ngừng các hành vi nguy cơ để có thể duy trì tình trạng âm tính này. 
 
- Nếu kết quả là dương tính, tức là "đã nhiễm HIV": Bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với các phương pháp điều trị sớm hơn, và tất nhiên sớm hơn đồng nghĩa với hiệu quả hơn. Hiện tại, phần lớn bệnh nhân HIV đã tiếp nhận điều trị kháng virus đều có một cuộc sống hoàn toàn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường.
 
Cũng xin chia sẻ với bạn một thông tin, nếu trước đây tỷ lệ bệnh nhân HIV tử vong cao (thường là do đến điều trị quá muộn) thì hiện nay con số này ngày càng ít đi. 
 
Với những nhà lâm sàng tham gia công tác chăm sóc và điều trị HIV, căn bệnh này không còn là "dấu chấm hết" mà là "một mở đầu mới". Bên cạnh đó, bệnh nhân nhiễm HIV có thể biết cách dự phòng lây nhiễm cho người khác, trước hết là cho người thân của mình.
 
Hiện có rất nhiều nơi cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV như khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng tuyến quận huyện, các trung tâm y tế dự phòng hay các bệnh viện lớn.
Khi đến với dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ HIV, bạn hoàn toàn yên tâm về tính bảo mật, tính chất cơ bản của hoạt động này.
 
Thân ái!
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Sức khỏe Nam giới

Khoảng hơn một năm trước tôi chích ma túy nhiều lần và thường xuyên quan hệ tình dục với gái mại dâm không sử dụng bao cao su. 
Gần đây tôi hay bị tiêu chảy ngắn ngày và phồng rộp da bên trong miệng. Xin cho hỏi có phải tôi đã nhiễm HIV không? - (Đạt).
 
gaimaidam-jpg-1362111138-1362112386_500x
Ảnh minh họa: phunuonline.
Trả lời:
Chào bạn,
 
Rõ ràng chính bạn cũng nhận thức rất rõ về khả năng lây nhiễm của việc tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục không an toàn. Việc thực hiện chúng "nhiều lần" như lời bạn kể càng làm tăng nguy cơ.
 
Triệu chứng mà bạn nêu đúng là có gợi ý về HIV. Cụ thể với các biểu hiện như tiêu chảy kéo dài, sụt cân nhiều, bệnh lý da niêm kéo dài, nấm miệng... Nhưng xin nhắc lại là những triệu chứng này chỉ có tính gợi ý.
 
Tuy nhiên, không thể khẳng định chắc chắn 100% về tình trạng bệnh của bạn. Và lời khuyên cho bạn là thay vì lo lắng cho một khả năng có thể xảy ra thì việc xác minh nó bằng xét nghiệm máu là thiết thực và hiệu quả hơn nhiều, đồng thời không gây hoang mang. Vì thế bạn nên đi làm xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt.
 
Nếu nói "đi xét nghiệm HIV là trăm lợi mà không có hại", tôi cho rằng nhận định như vậy không sai. Điều quan trọng nhất là xét nghiệm cung cấp thông tin chính xác giúp bạn biết được tình trạng huyết thanh kháng HIV của bản thân.
 
Khi làm xét nghiệm, có thể cho các kết quả sau và tương ứng với tình trạng cụ thể, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn việc cần làm:
 
- Nếu xác định âm tính với HIV: Nên ngừng các hành vi nguy cơ để có thể duy trì tình trạng âm tính này. 
 
- Nếu kết quả là dương tính, tức là "đã nhiễm HIV": Bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với các phương pháp điều trị sớm hơn, và tất nhiên sớm hơn đồng nghĩa với hiệu quả hơn. Hiện tại, phần lớn bệnh nhân HIV đã tiếp nhận điều trị kháng virus đều có một cuộc sống hoàn toàn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường.
 
Cũng xin chia sẻ với bạn một thông tin, nếu trước đây tỷ lệ bệnh nhân HIV tử vong cao (thường là do đến điều trị quá muộn) thì hiện nay con số này ngày càng ít đi. 
 
Với những nhà lâm sàng tham gia công tác chăm sóc và điều trị HIV, căn bệnh này không còn là "dấu chấm hết" mà là "một mở đầu mới". Bên cạnh đó, bệnh nhân nhiễm HIV có thể biết cách dự phòng lây nhiễm cho người khác, trước hết là cho người thân của mình.
 
Hiện có rất nhiều nơi cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV như khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng tuyến quận huyện, các trung tâm y tế dự phòng hay các bệnh viện lớn.
Khi đến với dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ HIV, bạn hoàn toàn yên tâm về tính bảo mật, tính chất cơ bản của hoạt động này.
 
Thân ái!
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Sức khỏe Nam giới

Sốc vì cô gái sàm sỡ đàn ông ngay giữa phố

Sốc vì cô gái sàm sỡ đàn ông ngay giữa phố
Thứ Bảy, 02/03/2013 07:47 (GMT + 7)

Thông tin về một cô gái ở Thành Đô, Trung Quốc sàm sỡ một chàng trai qua đường đã thu hút đông đảo sự quan tâm của cư dân mạng.

Vụ việc xảy ra vào tối ngày 28-2 trên cầu Cửu Nhãn. Nhân chứng đồng thời là người chụp được những bức ảnh cho hay, một cô gái vô cùng khỏe mạnh, có lẽ do say rượu đã đè nghiến một anh chàng qua đường xuống đất, ngay giữa phố phường. Sau đó, cô gái còn cởi quần, và ngồi lên người anh này. 
 
Sốc vì cô gái sàm sỡ đàn ông ngay giữa phố 1
Hành động của cô gái khiến cư dân mạng Trung Quốc sốc nặng.
Còn chàng trai sau một hồi phản kháng quyết liệt, cuối cùng đã bị khuất phục. Sàm sỡ chàng trai xong, cô gái này mặt đỏ phừng phừng, kéo quần lên, rẽ vào con đường cắt ngang cây cầu Cửu Nhãn rồi đi khuất.
 
Sốc vì cô gái sàm sỡ đàn ông ngay giữa phố 2
Sau khi được thỏa mãn, cô gái bỏ đi như không có chuyện gì xảy ra
.

Những bức ảnh này sau khi được đăng tải trên internet khiến cư dân mạng xôn xao. Đa số các ý kiến bình luận đều cho rằng hành động của cô gái là ngược đời và hiếm gặp. Một số nam giới còn phản hồi tỏ ý nuối tiếc vì đã không đi qua cầu Cửu Nhãn để được... làm nạn nhân trong vụ việc.

Nữ sinh làm mẹ trên giảng đường

Nữ sinh làm mẹ trên giảng đường

Đa phần sinh viên biết mình có thai sẽ chọn cách bỏ, nhưng một số khác đã dám vượt qua định kiến, ruồng rẫy để giữ lại giọt máu của mình. 
Minh Anh sinh năm 1991, hiện là sinh viên năm cuối một trường đại học ở Đống Đa, Hà Nội luôn được bạn bè chào đón với ánh mắt đầy khâm phục. Những người chơi thân, thậm chí chỉ quen biết đều nhận xét: "Bạn ấy mạnh mẽ, tự tin lắm. Dám nuôi con một mình khi đang là sinh viên".
Bề ngoài, Minh Anh là một cô gái sôi nổi, lạc quan. Nhìn em da trắng, chân dài, bụng phẳng, mái tóc óng ả như diễn viên, sẽ chẳng ai nghĩ em đã là bà mẹ một con. Nhưng đằng sau vẻ ngoài tự tin này là một cô nữ sinh đã và đang trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn do một lần lầm lỡ.
Minh Anh kể, em và bạn trai bằng tuổi, cùng quê Nghệ An. Hai người là mối tình đầu của nhau, từng có quãng thời gian rất ngọt ngào. Rồi chuyện gì đến cũng đến, Minh Anh mang thai khi đang là sinh viên năm 3. Không giống người khác, em không lo lắng, sợ sệt hay xấu hổ.
"Quãng thời gian vừa biết mình mang thai, chưa nói với bố mẹ bạn ấy thì em và bạn rất hạnh phúc. Hai đứa chăm cho em bé, nói chuyện tương lai, còn nghĩ là sẽ đi Hạ Long chụp ảnh cưới", Minh Anh tâm sự.
Cô gái không thể hình dung sẽ bị gia đình nhà trai phản đối bởi bố mẹ cậu bạn này cũng rất khó khăn mới có con, cậu người yêu là thành quả thụ tinh nhân tạo sau 15 năm hiếm muộn. Song sự phản đối đã xảy ra.
"Nhà bạn ấy là quan chức ở huyện, sợ ảnh hưởng đến quyền lực, còn bảo do em sinh con gái, nếu con trai họ sẽ nhận. Em chưa từng sợ ai nhưng em sợ bố mẹ bạn ấy lắm. Người ngoài khó mà hiểu họ đã sỉ nhục em thế nào", Minh Anh không kìm được cái rùng mình.
Trước thái độ gay gắt của nhà trai, lúc cái thai được 4,5 tháng tuổi, Minh Anh quyết định cắt đứt mọi liên hệ. Tuy nhiên, hành trình làm bà mẹ đơn thân của cô sinh viên không dễ dàng như ban đầu em tưởng.
Bố mẹ em là người buôn bán nhỏ, kinh tế không khá giả nhưng đủ nuôi 4 chị em đi học. Minh Anh là con cả trong nhà nên khi biết chuyện này, bố mẹ cô rất sốc. "Từ ngày sinh con đến nay em chưa về nhà ở Nghệ An, phải sinh con ở quê ngoại Hà Tĩnh. Cũng chỉ có mẹ chăm sóc em, còn bố đến giờ vẫn giận. Làm sao mà trách bố được khi em là con cả, là niềm hi vọng của bố cho các em noi theo", Minh Anh sụt sùi.
sinhviennuoicon-jpg-1362191859_500x0.jpg
Sinh viên sống thử không còn hiếm, nạo phá thai ngày càng nhiều. Nhưng trong đó, có một số ít người đã can đảm vượt qua định kiến nuôi con khi là sinh viên. Trong ảnh một cặp sinh viên Đại học Công nghiệp nuôi con. Nguồn: VTC.
Do chuẩn bị tâm lý tốt nên Minh Anh sinh con tự nhiên, bác sĩ nhận định em là trường hợp hiếm sinh con khá dễ. Giữa tháng 9 sinh con, cuối tháng 10 Minh Anh đã đi học lại. Em đăng ký nhiều tín chỉ để học hết chương trình, ra trường cùng các bạn. Vừa đi học, em vừa chăm con.
"Lúc em lên lớp có em trai trông hộ, cho bé ăn sữa ngoài. Lúc em ở nhà bé mới được bú. Mẹ luôn thương em, dù không ở bên vẫn gửi tiền đều để em chăm bé. Các bạn ngày nào cũng đến nấu cơm, dọn nhà, giặt đồ và đưa mẹ con em đi dạo. Mợ cũng hay xuống chăm mẹ con em nữa. Nhờ có mọi người mà mẹ con em rất khỏe mạnh, bé ngoan, trộm vía bụ bẫm lắm", bà mẹ sinh viên cười nói.
Sau Tết, Minh Anh cho em bé lên Phú Thọ ở với cậu mợ, cuối tuần nghỉ học về với con. Hiện tại, cô vẫn chăm chỉ lên giảng đường học những môn cuối cùng. Ngoài giờ đi học, cô cũng kiếm việc làm thêm để có thêm kinh phí chăm con.
"Em đã trót dại một lần khiến con bất hạnh. Giờ chỉ có nước học, ra trường và xin được một công việc tốt để bù đắp lại phần nào cho con và xin bố em sẽ tha thứ", ánh mắt Minh Anh rạng ngời.
Trong câu chuyện của mình, cô gái trẻ vẫn nhắc tới tên bố của con mình một cách quen thuộc, thân thương, dù cho cả năm nay cô không hề nhận được liên lạc từ phía họ. Minh Anh thừa nhận vẫn còn yêu người bạn đó lắm nhưng em sẽ cố quên.
Trong một buổi chiều Hà Nội trở gió, Thu, sinh viên năm thứ 3 một trường đại học ở Thanh Xuân mặc chiếc áo mỏng manh hòa vào dòng sinh viên ùa ra cổng trường. Em nổi bật với khuôn mặt sáng, đôi mắt tinh anh.
Ít ai biết cô sinh viên trẻ măng này đã là mẹ của cậu con trai 10 tháng tuổi, có một kết thúc đẹp là được gia đình hai bên chấp nhận cho kết hôn, chồng yêu thương hai mẹ con, còn cô tiếp tục việc học. Nhưng quãng thời gian lúc mới mang bầu, Thu cũng trải qua những giai đoạn đau khổ.
Thu tâm sự cô không hề biết mình có bầu cho tới khi cái thai được 4,5 tháng. "Bình thường em có vòng kinh thất thường, lại không ốm nghén hay có dấu hiệu gì nên em không biết. Lúc biết, cảm giác đầu tiên đến với em là hạnh phúc bởi em bé là tình yêu của em và anh mà nhưng sau đó ngày nào em cũng sống trong nước mắt, thương con, thương thân mình và hơn hết là thương bố mẹ", Thu nói.
Lúc báo tin này với bạn trai, Thu không khóc lóc, không đòi hỏi, mà để cậu tự quyết định. Thời gian đầu hai người tự lo cho cái thai trong bụng, nhưng chi phí  quá sức với cặp sinh viên trẻ người non dạ.
"Em là sinh viên, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Từ ngày đi đại học em tự mình làm thêm, không xin bố mẹ đồng nào. Nay em mang bầu 7 tháng, sắp đến ngày sinh rồi mà em không có khả năng chuẩn bị đồ bầu và đồ sơ sinh cho con. Em biết mọi người giận hơn là thương nhưng vẫn xin các chị giúp đỡ, có đồ bầu, đồ sơ sinh nào không dùng nữa cho em xin", Thu từng phải chia sẻ những lời như thế trên một diễn đàn.
Ngay sau đó rất nhiều thành viên đã phản hồi. Người trách, giận thì ít, đồng cảm và khâm phục thì nhiều. Một thành viên động viên: "Mình kể cho bạn nghe chuyện của một bạn học đại học của mình, hai người yêu nhau nhưng người bạn trai lúc đó đi du học Nga, bạn gái thì đang nghỉ hè năm nhất. Bạn gái đã có em bé, cũng đã tới bệnh viện để bỏ thai nhưng không đủ can đảm và thương bé nên lại về. Tới gần cuối năm thứ 2 bạn ấy sinh một bé gái xinh xắn.
Hai mẹ con cũng vất vả lắm vì giấu hết cả gia đình hai bên và lại chỉ có một mình nuôi con thôi. Bạn ấy phải nghỉ học một  kỳ. Thời gian sau bạn ấy phải đi gia sư mấy ca/ngày để đủ tiền nuôi hai mẹ con. Người yêu bạn ấy - chồng hiện tại cũng có trách nhiệm lắm, được bao nhiêu tiền học bổng đều gửi cho hai mẹ con cả. Khi em bé được hơn 2 tuổi và bạn ấy đang học năm cuối thì người yêu kết thúc du học. Giờ họ đã kết hôn rồi và đã có thêm một bé gái nữa cơ".
Nhờ những lời động viên trên, Thu và bạn trai tự tin hơn. Hai người nói với gia đình nhà nội và chờ sự "phán quyết"."Anh ấy là con trưởng, trưởng họ, trưởng tộc, lại là con trai duy nhất nên biết tin này ai cũng sốc. Em cũng sợ không dám cho bạn bè, bố mẹ biết. Rồi bố mẹ em cũng biết. Ngày nào cũng gọi điện mắng khiến em sợ tới mức cứ nghe thấy chuông điện thoại là run cầm cập", Thu nhớ lại.
Đến khi cái thai được 7 tháng, Thu và bạn trai được đi đăng ký kết hôn rồi làm một bữa cơm ra mắt hai họ. Giờ chồng cô đang bên Hàn Quốc đi học, còn Thu cố gắng theo kịp chương trình học lỡ dở do sinh con. Con trai Thu đã được 10 tháng tuổi, em bé ở cùng ông bà nội tại Hải Dương.
"Chồng em rất thương mẹ con em. Ông bà cũng rất chăm cháu. Tuần một lần em về với con nhưng cứ nghĩ con còn nhỏ đã phải xa mẹ, em lại đau. Nhiều lúc nhớ con, thương con, em chỉ biết khóc", Thu nức nở như trẻ lên ba.
Đến nay, Thu vẫn cảm thấy có lỗi với gia đình nội ngoại, với con mình vì đã sinh con khi còn đi học, chưa có sự chuẩn bị chu đáo, cũng chưa kịp báo đáp cha mẹ. "Dù vậy em vẫn cảm thấy may mắn vì trước sau kiên định giữ em bé lại. Em sẽ không thể tưởng tượng được nếu bỏ em bé đi, phần đời sau này của em sẽ thế nào. Có thể em giàu sang, có địa vị song tâm hồn không bao giờ thanh thản", cô nói.
* Tên nhân vật đã thay đổi.
Phan Dương
 

Thói quen cần bỏ nếu muốn bé tăng cân



Thói quen cần bỏ nếu muốn bé tăng cân

Cho bé ăn quá no vào bữa tối, ăn thức ăn đường phố… là những thói quen xấu mà cha mẹ cần phải sửa ngay để con có được một sức khỏe toàn diện và một hệ tiêu hóa tốt. Muốn con tăng cân tốt, mẹ hãy tự nấu cháo cho bé.
be-an-de-tang-can-jpg-1362183982_500x0.j
Không nên cho bé ăn quá nhiều vào bữa tối - Ảnh: staticflickr
1. Để trẻ ăn nhiều vào bữa tối
Nhiều mẹ vì công việc hàng ngày vô cùng bận rộn nên chỉ có thể nấu được bữa tối một cách thịnh soạn nhất có thể. Điều này vô tình đã tạo cho trẻ một thói quen xấu là ăn quá nhiều vào bữa tối. Ăn quá nhiều thức ăn vào buổi tối sẽ làm tăng lượng protein và chất béo tích tụ nhiều trong dạ dày của trẻ khiến khó tiêu hóa. Điều này cũng gây bất lợi cho hoạt động của ruột và khi lớn lên, trẻ có thể bị mắc bệnh đau dạ dày.
2. Nhai thức ăn cho con
Vì sợ răng của con còn yếu hoặc con sẽ khó tiêu khi không cắn nhỏ được thức ăn, nhiều mẹ thường hay nhai thức ăn giúp con. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn không nên bởi đó là cách ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
Trong miệng của người lớn có thể chứa nhiều vi khuẩn và khi nhai, những vi khuẩn này có thể theo thức ăn để vào cơ thể trẻ. Sức đề kháng của trẻ yếu hơn người lớn nên cũng dễ nhiễm bệnh hơn.
3. Dùng đồ ăn lạnh
Đồ uống lạnh như kem, chè, nước giải khát và nhiều loại thực phẩm khác có thể hợp với khẩu vị của trẻ nhưng lại hoàn toàn có hại cho con. Đồ ăn quá lạnh khi vào đến dạ dày trẻ sẽ khiến niêm mạc và các mạch máu trong dạ dày bị co lại và việc tiết axit sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
4. Cho trẻ ăn nhiều đồ ăn đường phố
Mỗi khi đưa đón con từ trường mẫu giáo về, sợ con đói nên nhiều ông bố bà mẹ đã mua cho con đồ ăn bán ngay tại các vỉa hè mà không biết rằng, trẻ có thể sẽ bị  bệnh vì dùng những đồ ăn này. Vì được bày bán ngay trên đường nên không ai có thể đảm bảo được rằng đây là những đồ ăn vệ sinh. Bởi vậy, lời khuyên tốt nhất đó chính là hạn chế cho con ăn thực phẩm được bán ở ngoài.
5. Chế độ ăn uống thất thường
Trẻ con ham chơi và có thể bỏ bữa khi quá mải chơi, lúc đó con sẽ không biết mình đang bị đói. Vào lúc khác, con thấy đói và lại ăn rất nhiều. Các bậc cha mẹ khi thấy con ăn nhiều như vậy thì cũng không ngăn cản và còn tỏ ra vui mừng.
Thực tế, thói quen ăn uống này vô cùng hại cho dạ dày còn non yếu của trẻ. Nhiều trường hợp, trẻ có thể bị nôn ngay sau khi ăn quá nhiều vì đau bụng hoặc cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân chính là dạ dày của trẻ không kịp tiết ra các axit để tiêu hóa thức ăn khiến bé dễ bị đầy bụng và buồn nôn.
6. Cho trẻ dùng thực phẩm chiên
Đồ ăn chiên thường có chứa hàm lượng dầu cao và nó đã gây ra một gánh nặng với dạ dày của trẻ. Điều này có thể gây ra chứng khó tiêu và chán ăn ở bé mà cha mẹ ít ngờ tới.