Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Cắt chỉ vết khâu

Cắt chỉ vết khâu
1.             Mục đích
Tránh xẹo xấu.
Thoát lưu dịch, mủ.
2.       Chỉ định
Vết thương lành tốt đến ngày cắt chỉ.
Vết thương nhiễm trùng.
3.       Nhận định vết khâu
          Vị trí vết khâu.
          Mục đích vết khâu?
          Thời gian?
          Tình trạng vết khâu: Sưng? Đỏ? Đau? Nóng? Tiết dịch?
          Tình trạng người bệnh: Tổng trạng? Nhiệt độ?
4.       Thời gian cắt chỉ vết khâu
          Vết thương đầu, mặt, cổ, thẩm mỹ 3-5 ngày.
          Vết thương bình thường: 7 ngày.
          Vết thương dài trên 10cm, gần khuỷu, xương thời gian cắt chỉ lâu hơn hoặc cắt mối bỏ mối.
          Vết thương ở người già yếu, suy dinh dưỡng, thành bụng nhiều mỡ: 10 ngày trở lên.
          Vết thương nhiễm trùng: cắt sớm khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng.
5.       Một số yêu cầu khi cắt chỉ vết khâu ư Phải sát trùng chỉ trước khi cắt.
Phần chỉ phía trên không được chui xuống dưới da.
Phải kiểm tra sự trọn vẹn của mối chỉ sau khi cắt.
Hạn chế sự đau đớn cho người bệnh.
Bảng 51.1. Bảng kiểm lượng giá kỹ năng soạn dụng cụ cắt chỉ vết khâu
Stt
Nội dung
Thang điểm
0
1
2
1
Quan sát vết thương



2
Mang khẩu trang, rửa tay



3
Trải khăn vô khuẩn:



4
Các dụng cụ vô khuẩn trong khăn:
1 kềm kelly
1 nhíp không mấu
1 kéo cắt chỉ
Chén chung đựng dung dịch sát trùng da
Gạc củ ấu
Gạc miếng



5
Các dụng cụ khác:
Găng tay sạch
Chai dung dịch rửa tay nhanh
Kềm gắp băng bẩn
Giấy lót
Túi đựng rác thải y tế
Băng keo
Kéo cắt băng (nếu cần)
Thau chứa dung dịch khử khuẩn



Tổng cộng



Tổng số điểm đạt được


Bảng 51.2. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng thay băng cắt chỉ vết khâu
Stt
Nội dung
ý nghĩa
Tiêu chuẩn cần đạt
1
Báo, giải thích cho người bệnh.
Giúp người bệnh an tâm và hợp tác.
ân cần, cảm thông, thấu hiểu.
2
Chuẩn bị tư thế người bệnh thích hợp. Bộc lộ vùng vết thương.
Người bệnh tiện nghi, giúp cho việc chăm sóc vết thương được dễ dàng.
Giữ cho người bệnh được kín đáo và thoải mái.
3
Đặt tấm lót dưới vết thương.

Tránh chất dịch dính vào ráp giường và áo quần người bệnh.
Tấm lót có mặt thấm hút và một mặt không.
Lót nơi có nguy cơ dịch chảy ra.
4
Mang găng tay sạch.

Giảm nguy cơ lây nhiễm.
Kích cỡ của găng phải phù hợp với tay của điều dưỡng.
5
Tháo băng bẩn bằng kềm sạch, sát khuẩn lại tay.
Giảm nguy cơ lây nhiễm từ vết thương.
Giảm nguy cơ tổn thương mô mới mọc.
Nếu băng cũ dính sát vào vết thương quá, ta nên thấm ướt băng bằng NaCl 0,9% rồi nhẹ nhàng tháo băng cũ ra.
6
Dùng nhíp rửa vết khâu.

Giảm sự lây nhiễm từ vùng da xung quanh vết khâu vào chân chỉ vết khâu.
Sát trùng từ đường giữa (ngay vết khâu) hai bên chân chỉ và vùng da xung quanh vết khâu.
7
Đặt gạc lên vị trí gần vết khâu.

Để quan sát mối chỉ rõ ràng.
Đặt gạc an toàn, tránh làm hiễm mặt trên của miếng gạc.
8
Dùng kéo cắt từng mối chỉ nhẹ nhàng

Tránh làm tổn thương mô sẹo và giảm bớt cảm giác đau cho người bệnh.
Chỉ nằm trên da không được chui xuống dưới da.
9
Đặt từng mối chỉ lên miếng gạc.
Tránh bỏ sót mối chỉ khi cắt.
Kiểm tra sự trọn vẹn của mối chỉ.
10
Sát trùng lại vết khâu, rộng ra xung quanh 5cm.

Giảm sự lây nhiễm từ vùng da xung quanh vết khâu vào chân chỉ vết khâu.
Sát trùng lại từ đường giữa (ngay vết khâu) hai bên chân chỉ và vùng da xung quanh vết khâu.
11
Đặt gạc lên vết khâu (rộng ra 5cm).
Che chở vết khâu giảm nguy cơ tổn thương hay bội nhiễm từ môi trường bên ngoài.
Gạc phải phủ rộng ra ngoài 3-5cm của vết khâu.
12
Cố định bông băng.

Giữ yên bông băng trên da.
Dán cố định theo chiều ngang đễ tránh sút băng keo.
13
Báo cho người bệnh biết việc đã xong, giúp người bệnh tiện nghi.
Giao tiếp.
Giúp người bệnh được tiện nghi.
14
Dọn dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ.
Theo dõi và quản lý người bệnh.
Ghi lại những công việc đã làm.
Bảng 51. 3. Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng thay băng cắt chỉ vết khâu
Stt
Nội dung
Thang điểm
0
1
2
1
Báo, giải thích cho người bệnh



2
Chuẩn bị tư thế người bệnh thích hợp



3
Bộc lộ vùng vết thương (người bệnh được kín đáo và thoải mái)



4
Đặt tấm lót dưới vết thương, mở sơ mép khăn, cắt băng keo



5
Mang găng tay sạch



6
Tháo băng bẩn bằng kềm sạch, sát khuẩn lại tay



7
Mở khăn khay dụng cụ vô khuẩn



8
Lấy nhíp và kềm vô khuẩn an toàn



9
Dùng nhíp rửa vết khâu từ đường giữa, hai bên chân chỉ



11
Đặt gạc lên vị trí an toàn gần vết khâu



12
Dùng kéo cắt từng mối chỉ nhẹ nhàng
(chỉ nằm trên da không được chui xuống dưới da)



13
Đặt từng mối chỉ lên miếng gạc để kiểm tra sự trọn vẹn của mối chỉ



14
Sát trùng lại vết khâu, rộng ra xung quanh 5cm



15
Đặt gạc lên vết khâu (rộng ra 5cm)



16
Cố định bông băng



17
Cho các dụng cụ bẩn vào thau chứa dung dịch khử khuẩn



18
Tháo găng tay



19
Báo cho người bệnh biết việc đã xong, giúp người bệnh tiện nghi



20
Dọn dụng cụ, rửa tay



21
Ghi hồ sơ



Tổng cộng



Tổng số điểm đạt được

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Các chỉ số siêu âm

Vậy làm thế nào để mẹ có thể đọc được hết những kết quả siêu âm hiển thị trên phiếu siêu âm. Có rất nhiều chỉ số cũng vô cùng quan trọng và sau đây là những ký hiệu mẹ thường thấy để hiểu hơn về thai nhi của mình:
Ký hiệu chỉ các thông số quan trọng của thai nhi
CRL : crown rump length (chiều dài từ đầu mông)
 - 2
BPD : biparietal diameter (đường kính lưỡng đỉnh)
 - 3
TTD: Đường kính ngang bụng
 - 4
APTD: Đường kính trước và sau bụng
 - 5
AC : abdominal circumference (chu vi vòng bụng)
 - 6
FL : femur length (chiều dài xương đùi)
 - 7
GS : gestational sac diameter (đường kính túi thai)
HC : head circumference (chu vi đầu)
AF : amniotic fluid (nước ối)
AFI : amniotic fluid index (chỉ số nước ối)
OFD : occipital frontal diameter (đường kính xương chẩm)
BD : binocular distance (khoảng cách hai mắt)
CER : cerebellum diameter (đường kính tiểu não)
THD : thoracic diameter (đường kính ngực)
TAD : transverse abdominal diameter (đường kính cơ hoành)
APAD : anteroposterior abdominal diameter (đường kính bụng từ trước tới sau)
FTA : fetal trunk cross-sectional area (thiết diện ngang thân thai)
HUM : humerus length (chiều dài xương cánh tay)
Ulna : ulna length (chiều dài xương khuỷu tay)
Tibia : tibia length (chiều dài xương ống chân)
Radius: Chiều dài xương quay
Fibular: Chiều dài xương mác
EFW : estimated fetal weight (khối lượng thai ước đoán)
GA : gestational age (tuổi thai)
EDD : estimated date of delivery (ngày sinh ước đoán)
 - 8
 Hiểu rõ những hý hiệu sẽ giúp mẹ “tự nghiên cứu” kết quả khám thai của mình.
Các thuật ngữ liên quan khác
LMP : last menstrual period (giai đoạn kinh nguyệt cuối)
BBT : basal Body Temperature (nhiệt độ cơ thể cơ sở)
FBP : fetus biophysical profile (sơ lược tình trạng lý sinh của thai)
FG : fetal growth (sự phát triển thai)
OB/GYN : obstetrics/gyneacology (sản/phụ khoa)
FHR : fetal heart rate (nhịp tim thai)
FM : fetal movement (sự di chuyển của thai)
FBM : fetal breathing movement (sư dịch chuyển hô hấp)
FT : fetal tensionPL : placenta level (đánh giá mức độ nhau thai)
Các thuật ngữ cần thiết khác
HBSAg: Xét nghiện về viêm gan.
AFP: Alpha FetoProtein.
Alb: Albumin (một protein) trong nước tiểu.
HA: Huyết áp.
Ngôi mông: Đít em bé ở dưới.
Ngôi đầu: Em bé ở vị trí bình thường (đầu ở dưới).
MLT: Mổ lấy con.
Lọt: Đầu em bé đã lọt vào khung xương chậu.
DS: Dự kiến ngày sinh.
Fe: Kê toa viên sắt bổ sung.
TT:Tim thai.
TT(+): Tim thai nghe thấy.
TT(-): Tim thai không nghe thấy.
BCTC: Chiều cao tử cung.
Hb: Mức Haemoglobin trong máu (để kiểm tra xem có thiếu máu không).
HAcao: Huyết áp cao.
KC: Kỳ kinh cuối.
MNT: Mẫu nước tiểu lấy phần giữa (của một lần đi tiểu).
NTBT: Không có gì bất thường phát hiện trong nước tiểu.
KL: Đầu em bé chưa lọt vào khung xương chậu.
Phù: Phù (sưng).
Para 0000: Người phụ nữ chưa sinh lần nào (con so).
TSG: Tiền sản giật.
Ngôi: Em bé ở ví trí xuôi, ngược, xoay trước, sau thế nào.
NC: Nhẹ cân lúc lọt lòng.
TK: Tái khám.
NV: Nhập viện.
SA: Siêu âm.
KAĐ: Khám âm đạo.
VDRL: Thử nghiệm tìm giang mai.
HIV(-): Xét nghiệm AIDS âm tính.
Những chữ viết tắt được dùng để mô tả tư thế nằm của em bé trong tử cung. Đây là một số tư thế:
CCPT: Xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng trước.
CCTT: Xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng trước.
CCPS: Xương chẩm xoay bên phải đưa ra đằng sau
CCTS: Xương chẩm xoay bên trái đưa ra đằng sau.