Cẩn trọng khi thai quá to
Không ai muốn con mình sinh ra còi cọc, nhẹ cân. Nhưng trẻ sơ sinh có chiều cao, cân nặng "hơn người" có phải lúc nào cũng tốt?
Một nghiên cứu
mới đây được khảo sát trên 665 thai phụ của BV Phụ sản Trung ương cho
thấy: Tỷ lệ mổ lấy thai ở các sản phụ được chẩn đoán mang thai to chiếm
71,3% (tương đương 474 trường hợp); số tai biến sản khoa của trẻ, tỷ lệ
bất thường sau sinh chiếm tỷ lệ không nhỏ...
Thai to có thể gây ra nhiều nguy cơ trong khi sinh đẻ cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh. Ảnh: P.V
|
Cân nặng của trẻ khi sinh thể hiện sự phát triển của thai trong tử
cung. Khi thai có trọng lượng trên 3.500g đối với con so và trên 4.000g
đối với con rạ được xác định là thai to. Do kích thước lớn hơn thai
bình thường nên các cuộc đẻ thai to thường gặp nhiều khó khăn như ngôi
thai bất thường, ngôi khó lọt, trẻ dễ bị kẹt vai nếu không xử trí kịp
thời, thai sẽ bị ngạt gây tử vong. Với những trường hợp này, hầu hết
phải chỉ định mổ lấy thai.
|
Báo GĐ&XH cách đây không lâu đã
đưa tin về những trường hợp sinh con "khủng" như trường hợp con gái chị
Hà Thị Nga (ở xã Ia Nhin, Chư Păh, Gia Lai), với kỷ lục 7kg, hay bé Bảo
Quyên tại Đà Nẵng với 6,5kg khi lọt lòng mẹ...
PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc BV
Phụ sản Trung ương cho hay: Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam
tỷ lệ phụ nữ mang thai to có xu hướng tăng do điều kiện kinh tế phát
triển, chế độ dinh dưỡng và lao động của người mẹ trong thời kỳ mang
thai được cải thiện nhiều hơn. Mặt khác, người phụ nữ được tư vấn, dịch
vụ y tế cũng được đáp ứng tốt hơn, giúp cho họ thực hành chăm sóc tốt
hơn trong thời kỳ thai nghén. Thai to có nhiều yếu tố thuận lợi để giúp
trẻ phát triển tốt về thể chất, tinh thần. Tuy nhiên, "khủng" chưa hẳn
đã tốt. Thai to có thể gây ra nhiều nguy cơ trong khi sinh đẻ cho cả bà
mẹ và trẻ sơ sinh.
Khó cho cả mẹ lẫn con
Cụ thể, theo TS. Lê Anh Tuấn, các biến
chứng thường gặp cho mẹ trong và sau đẻ là băng huyết, rách tầng sinh
môn, vỡ tử cung, nhiễm trùng, có thể tử vong nếu không được can thiệp
kịp thời. Đối với trẻ sơ sinh, biến chứng có thể xảy ra là hạ đường
huyết gây vã mồ hôi; suy hô hấp do béo gây phù nề, cản trở hô hấp; chấn
thương, ngạt... thậm chí tử vong.
Theo BS. Phạm Thu Hương, Phó trưởng
Khoa Sản - BV Nhân dân Gia định (TPHCM), do kích thước lớn hơn thai
bình thường nên các cuộc đẻ thai to thường gặp nhiều khó khăn như ngôi
thai bất thường, ngôi khó lọt, trẻ dễ bị kẹt vai nếu không xử trí kịp
thời, thai sẽ bị ngạt gây tử vong. Những trường hợp này hầu hết phải
chỉ định mổ lấy thai.
Theo các chuyên gia sản khoa, sinh con
to có nguyên nhân chủ yếu là sản phụ bị tiểu đường với hai loại: Tiểu
đường bệnh lý và tiểu đường thai nghén. Ông Tuấn cho hay: Nhiều phụ nữ
sai lầm khi đòi hỏi quá nhiều chất bổ, nhiều tinh bột và đường, nhưng
quên mất một điều là đối với trẻ con, ăn nhiều quá gây đau tim, đối với
phụ nữ, sẽ có nguy cơ con phát triển quá mức trong tử cung, nguy cơ dị
tật về hình thái liên quan đến đường.
"Với những trẻ này, chúng tôi phải
kiểm tra lượng đường huyết vì đây là yếu tố có thể khống chế được" - TS
Tuấn nói. Nếu gia đình có người mắc tiểu đường, "tiền sử" sinh con to
cũng có ảnh hưởng đến việc sinh con to. Ở những người cân nặng cao,
tiềm ẩn tiểu đường cũng có nguy cơ này. Yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng
nhiều đến cân nặng của trẻ sơ sinh. Nếu bố mẹ đều có vóc dáng to, khỏe,
con của họ khi sinh cũng có khả năng bị thừa cân.
Theo TS.BS Vũ Thị Bắc Hà - Trưởng khoa
Dinh dưỡng - BV Trung ương Huế, với những em bé sơ sinh có cân nặng lớn
cần phải theo dõi sát sao cân nặng, chiều cao hàng tháng. Những trẻ này
thường có vấn đề về canxi, do đó phải kiểm soát dinh dưỡng. Tuy nhiên,
trẻ nhất thiết vẫn phải bú mẹ trong 6 tháng đầu, không vì bé sinh ra to
lớn mà kìm hãm năng lượng. Đến thời kỳ trẻ ăn dặm, tùy theo cân nặng,
chiều cao của trẻ lúc đó để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.
Điều quan trọng nhất, theo TS Hà là
trong quá trình mang thai, thai phụ phải kiểm soát chế độ ăn uống,
luyện tập và nhất là đường huyết, không đợi đến lúc sinh con mới
"quýnh" lên để lo hãm!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét