Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Herpes sinh dục

Herpes sinh dục

herpes
Herpes sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Bệnh do virus Herpes simplex (HSV) gây ra. Có hai loại virus Herpes, HSV I and HSV II- cả hai loại này đều gây ra mụn rộp tại vùng sinh dục và hậu môn, miệng và mũi, ngón tay và bàn tay.
1.     Bệnh lây lan như thế nào?
Virus Herpes đi vào cơ thể thông qua các tổn thương nhỏ trên da hoặc qua màng nhầy của miệng, âm đạo, trực tràng và niệu đạo. Bệnh không lây lan qua các tiếp xúc thông thường như ôm, dùng chung nhà tắm, bể bơi,...
Mụn rộp có thể tái phát trong nhiều hoàn cảnh: phụ nữ hành kinh hoặc mang thai, người mắc bệnh truyền nhiễm, nhân một choáng cảm xúc, khi da tiếp xúc nhiều với ánh nắng...
2. Biểu hiện
Rất nhiều người không có bất kỳ biểu hiện hay triệu chứng nào. Các biểu hiện thường xuất hiện sau 4-5 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm Herpes, nhưng thời gian này có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm. Điều này cho thấy rằng, khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện, điều đó không có nghĩa là bạn vừa mới bị nhiễm loại virus này.
Các triệu chứng của bệnh mụn rộp sinh dục bao gồm:
-Cảm giác khó chịu giống như khi bị cúm: sốt, mệt mỏi, đau đầu, các hạch sưng lên, đau mỏi lưng, đau các khớp và chân tay.
-Vùng sinh dục hoặc hậu môn ngứa, nhức, xuất hiện các vết rộp, mọng nước. Các mụn rộp này sẽ vỡ ra trong vòng 1-2 ngày, tạo ra các vết tấy đỏ, có thể rất đau.
-Sơ nhiễm có nhiều biểu hiện rầm rộ: Lúc đầu bệnh nhân có cảm giác bỏng rát ở bộ phận sinh dục, đôi khi ở vùng hậu môn - trực tràng. Sau đó, xuất hiện một số mụn nước, khi vỡ ra để lại những nốt loét, đau nhiều, nhất là khi tổn thương bị dính nước tiểu. Bệnh kéo dài 2 đến 3 tuần. Những cơn tái phát về sau thường nhẹ và ngắn hơn. 
3.Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán mụn rộp sinh dục thường dựa trên khám lâm sàng và nếu cần sẽ làm xét nghiệm phân lập virus từ những tổn thương mụn nước. Xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus đặc hiệu trong huyết thanh chỉ có giá trị khiêm tốn. 
Mụn rộp sinh dục (và ở một mức độ nhẹ hơn, mụn rộp miệng) là những bệnh đáng sợ đối với người suy giảm miễn dịch, do đó nên dùng Aciclovir để trị bệnh.
Nếu trẻ còn bú đã bị eczema rộng hay lại mắc thêm bệnh mụn rộp da thì bệnh này sẽ tiến triển rất nặng: đó là hội chứng Kaposi-Julius-berg.
Bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ để làm khô tổn thương và tránh bội nhiễm, nhưng nếu bệnh hay tái phát, đặc biệt là ở bộ phận sinh dục hoặc vùng hậu môn - trực tràng thì nên dùng thêm Acidovir.
4. Một vài lời khuyên khi bạn bị mụn rộp
* Bạn có thể dùng các biện pháp tự chăm sóc có thể làm dịu vết đau hoặc sự khó chịu và có thể làm vết thương mau lành hơn:

-Dùng 1 túi trà lạnh áp vào chỗ đau
-Tắm nước mát hoặc nước ấm pha muối
-Uống nhiều nước
-Mặc quần áo rộng rãi
* Khi phát hiện mình bị mụn rộp bạn cần nhanh chóng đi khám bác sỹ. Các xét nghiệm sẽ cho chẩn đoán chính xác và việc điều trị sẽ đạt kết quả tối ưu khi bạn tuân thủ các nguyên tắc:   -Không sờ vào, không gãi hoặc băng bó những vùng bị tổn thương -Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục khi người bạn đời của bạn bị mụn rộp. -Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi rửa, chạm vào những vùng tổn thương -Không dùng chung những dụng cụ như găng tay, khăn mặt… trong nhà tắm, nhà vệ sinh

-Không thơm, hôn… những người đang bị mụn rộp ở môi. -Không đưa tay lên mắt đề phòng bệnh có thể lây lan lên phần này   * Phụ nữ có thai bị mụn rộp sinh dục sẽ truyền bệnh cho con khi sinh nở. Để tránh tình trạng này, những sản phụ đang bị mụn rộp sinh dục nặng, khi sinh nên được mổ tử cung để lấy thai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét