Đừng để thoái hóa khớp là gánh nặng
Là một trong những tác nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người, nhưng thoái hóa khớp lại thường khiến cho bệnh nhân chủ quan. Bởi, bệnh chỉ bắt đầu với những biểu hiện không mấy trầm trọng như: đau nhức một hoặc nhiều khớp từng đợt, hạn chế vận động tạm thời hay cứng khớp thoáng qua vào buổi sáng... khiến cho nạn nhân quen dần và cố chịu đựng!
Tại Mỹ, có tới 27 triệu người trưởng thành bị thoái hóa
khớp và hằng năm số tiền chi cho các phẫu thuật thay khớp nhân tạo đã
lên đến trên 42 tỉ USD. Tại Việt Nam, tuy chưa có con số thống kê cụ
thể, nhưng ở tất cả các cơ sở y tế, đặc biệt là BV Chợ Rẫy, lượng người
khám về khớp trong đó có bệnh thoái hóa khớp luôn đông nhất trong các
chuyên khoa.
Đến bác sĩ thì bệnh đã trở nặng !Khi những cơn đau đớn kéo dài, không thể tiếp tục công việc, hạn chế vận động, có khi đến mức không thể tự thực hiện được những sinh hoạt cá nhân tối thiểu... người bệnh mới chạy lại cầu cứu bác sĩ.
Ở giai đoạn cuối, sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn và đầu xương bị tổn hại nặng nề, người bệnh đứng trước nguy cơ phải thay khớp nhân tạo để có thể duy trì khả năng vận động.
Để giải quyết triệu chứng đau của bệnh, nhiều bệnh nhân tự mua thuốc điều trị hoặc điều trị theo cách “truyền miệng” hay theo các “bài thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc” để rồi bệnh ngày càng nặng thêm và gây tổn thương nặng đến các cơ quan khác như dạ dày, thận, tim mạch...
Bên cạnh đó, bệnh thoái hóa khớp thường không đi riêng một mình mà hay “kết bạn” với nhiều bệnh khiến cho người bệnh vốn đã không rõ về các bệnh lý cụ thể của mình, nay lại càng không biết bắt đầu điều trị từ đâu (!).
Phòng ngừa thoái hóa khớp từ sớm
Ở các nước tiên tiến, 90% các trường hợp thay khớp gối và khớp háng là do thoái hóa khớp. Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, chi phí cho thay khớp là vượt quá mức chi trả của mỗi gia đình và xã hội. Tuy nhiên, nếu ý thức đúng về bệnh, chúng ta có thể phòng ngừa và hạn chế các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp.
Việc phòng ngừa quá trình này cũng không khó thực hiện. Ngay từ khi còn trẻ cần tập thể dục đều đặn, tránh bị dư cân, tránh những động tác quá mạnh, quá đột ngột, nhất là những động tác có thể làm lệch trục khớp và cột sống. Trong ăn uống, cần giảm muối, đường, mỡ, tăng protid, can xi và vitamin. Điều trị tích cực các bệnh lý của hệ thống xương khớp vì đây là các yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình thoái hóa.
Song song đó, cần biết thoái hóa khớp là quá trình lão hóa mang tính quy luật của tổ chức sụn, các tế bào và tổ chức ở khớp và quanh khớp, là hậu quả của sự mất quân bình giữa tổng hợp và thoái giáng sụn kết hợp với tình trạng viêm và chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp. Chính vì thế, chăm sóc và tiếp sức cho sụn khớp bằng cách cung cấp những dưỡng chất, như collagen type 2 không biến tính, nhằm giúp tái tạo lại cấu trúc sụn khớp dần bị tổn hại theo thời gian là điều hết sức cần thiết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét