Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Viêm nội mạc tử cung là gì?

Viêm nội mạc tử cung là gì?
Mặt trong thành tử cung có một lớp niêm mạc bao phủ được gọi là nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung được cấu tạo gồm 2 lớp: lớp nội mạc căn bản (lớp đáy): mỏng, không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, mang phần đáy của các ống tuyến và lớp nội mạc tuyến (lớp nông): hoạt động chịu nhiều biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
nhung-thong-tin-co-ban-ve-viem-noi-mac-tu-cung.
Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nội mạc tử cung
Khi nội mạc tử cung bị các vi khuẩn, nấm  hay ký sinh trùng xâm nhập và tấn công sẽ gây nên viêm nhiễm.
Nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung
–  Nội mạc tử cung có thể bị viêm nhiễm do vi khuẩn gây viêm âm đạo, viêm cổ tử cung lây lan.
–  Bệnh cũng do nhiễm trùng sau khi sảy, hút thai, đẻ hoặc do sản dịch (chất dịch lẫn máu từ tử cung chảy ra sau khi đẻ, sảy, nạo, hút thai) bị ứ đọng không thoát ra ngoài,  do sót rau, sót thai sau khi sảy, đẻ, nạo hút thai…
Dấu hiệu biểu hiện viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung thường bắt đầu sau 2-3 ngày kể từ đẻ hoặc sảy thai, bệnh có biểu hiện sau đây:
nhung-thong-tin-co-ban-ve-viem-noi-mac-tu-cung.-1
Khi bị viêm nội mạc tử cung, chị em thường đau bụng, ra dịch mủ mùi hôi, có thể bị sốt…
– Người bệnh bị sốt nhưng không quá cao (trên dưới 38 độC) kèm theo cảm giác khó chịu, nhức đầu, chóng mặt. Nếu viêm nhiễm lan rộng đến lớp cơ tử cung thì thân nhiệt sẽ tăng cao, tình trạng toàn thân cũng nặng lên nhiều hơn.
– Người bênh lúc đầu đau âm ỉ vùng bụng dưới, sau đau tăng lên dần, kèm theo tiết dịch có mùi hôi, mủ xanh, đặc…hoặc có lẫn máu.
– Tình trạng bệnh nhân nặng lên nếu viêm nhiễm ăn sâu vào lớp cơ tử cung, tử cung mềm và đau, đặc biệt khi thăm khám có thể thấy chất dịch trên tay có mủ và mùi hôi nhiều hơn.
Tác hại của viêm nội mạc tử cung
– Viêm nội mạc tử cung rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp nặng, mủ trong tử cung có thể qua vòi trứng chảy vào trong ổ bụng gây viêm màng bụng, có thể gây tử vong.
– Viêm nội mạc tử cung có thể lan lên gây viêm phần phụ, nhiễm khuẩn huyết. Nếu viêm nhiễm gây tắc vòi trứng có thể dẫn tới vô sinh hoặc nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Điều trị viêm nội mạc tử cung
nhung-thong-tin-co-ban-ve-viem-noi-mac-tu-cung.-2
Khi bị viêm phần phụ, chị em nên thăm khám và tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ
Khi bị viêm nội mạc tử cung, người bệnh cần được điều trị kháng sinh càng sớm càng tốt. Đặc biệt với tình trạng sót rau sau khi nạo phá thai hoặc sau sinh, cần phải nằm viện theo dõi chặt chẽ và dùng kháng sinh phối hợp theo chỉ định của thầy thuốc.
Trong quá trình điều trị, người bệnh giữ vệ sinh sạch vùng kín, không được thụt rửa âm đạo và kiêng quan hệ tình dục.
Phòng tránh viêm nội mạc tử cung
– Để tránh viêm nội mạc tử cung, chị em nên vệ sinh vùng kín hàng ngày, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục để hạn chế tối đa sự đột nhập của các loại nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, virus vào trong âm đạo và cổ tử cung.
– Phụ nữ khi sinh hoặc nạo hút thai nên đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện tránh sót rau, nhiễm trùng…đồng thời giữ vệ sinh tốt, nếu thấy bất thường  như tiếp tục ra máu kéo dài, có mùi hôi, đau bụng dưới, sốt, …. cần phải đi khám để tránh biến chứng nguy hiểm.
– Chị em cũng nên thường xuyên khám phụ khoa theo định kỳ kể cả khi không thấy biểu hiện bệnh lý gì để tầm soát bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét