Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Bé 1 tuổi rưỡi mắc bệnh sùi mào gà

Bé 1 tuổi rưỡi mắc bệnh sùi mào gà
Bệnh viện Da liễu TƯ cho biết lần đầu tiên bệnh viện đã điều trị cho một bệnh nhi mắc bệnh sùi mào gà, một chứng bệnh thường lây qua đường tình dục.
Bệnh nhi ở Hà Nội mới chỉ 20 tháng tuổi. Cháu bé được gia đình đưa đến khám với những vết sùi mào gà ở đầu dương vật, nằm trong bao quy đầu và đang có dấu hiệu lây lan rộng hơn ra vùng “của quý”.

Một số bác sĩ cho biết sùi mào gà là chứng bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Bệnh do một loại vi-rút gây ra, thường lây truyền qua đường tình dục nên gặp nhiều ở độ tuổi trưởng thành hoặc nếu có thì là những trẻ em từng bị xâm hại tình dục.

Chính vì thế, việc chữa trị cho cháu bé này rất khó khăn. Ngay cả những loại thuốc đặc trị cho cháu rất đắt tiền và phải đặt mua từ nước ngoài. Sau hơn 6 tháng điều trị, bệnh của cháu bé mới được chữa khỏi.

Theo giới chuyên môn, ở nam giới, sùi mào gà thường xuất hiện ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, miệng sáo, phần đầu của niệu đạo trước, da bìu. Ở nữ giới thường có sùi mào gà ở vùng âm vật, môi lớn, môi bé, âm hộ, cổ tử cung.

Với những trường hợp nặng, nhiều thì phải chữa ở các chuyên khoa da liễu. Việc điều trị sùi mào gà chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương sùi chứ không thể tiêu diệt được vi-rút, vì thế kể cả khi đã được điều trị hết các tổn thương thì vẫn có nguy cơ tái phát.

Chứng amidan mũi-hầu

Chứng amidan mũi-hầu

Trong chương trình Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền sẽ trả lời email của cô Nguyễn thị Lụa ở Việt Nam hỏi về chứng amidan mũi-hầu.


Bác sĩ Hồ văn HiềnBác sĩ Hồ văn Hiền
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền.

Một thính giả ở Việt Nam không nêu tên có gửi email cho chúng tôi, nội dung như sau:

Hỏi về sỏi amidan - tonsilisis

Kính chào bác sĩ!

Em bị amidan hốc mủ đã lâu. Tình trạng bệnh của em như sau:

- Lúc bình thường cũng như khi thay đổi thời tiết không bị ốm sốt, không sưng viêm, không vướng họng.
- Nhưng thỉnh thoảng khạc ra hạt như hạt cơm, mùi rất hôi.
- Luôn có đờm ở hạ họng.
- Sau một thời gian chăm chỉ rửa mũi, súc họng bằng nước muối hàng ngày, hầu như không thấy khạc ra hạt sỏi amidan (tonsillitis) nữa, cũng không bị viêm mũi, nhưng đờm ở cổ họng thì sau khi súc rửa nước muối, 3-4 tiếng sau lại thấy xuất hiện.
- Em đã được TS. D (Viện Tai mũi họng trung ương) khám. Chị ấy dùng thìa miết lưỡi (gây khó chịu) để em khạc ra sỏi amidan hoặc mủ nếu có. Tuy nhiên, không thấy mủ hoặc hạt cơm bật ra. Do vậy, TS. D không chỉ định cắt amidan mà cho em thuốc ngậm và thuốc súc họng (thuốc ngậm là Prevacid, thuốc súc họng do Viện Tai mũi họng Trung ương pha chế).

Tuy nhiên, em được biết là uống thuốc không trị được dứt điểm. Bệnh có thể tái phát nếu không giữ gìn. Quan trọng là em phải giao tiếp, nói nhiều, nhưng em luôn có cảm giác miệng mình hôi. Điều này khiến em mất tự tin, không muốn nói năng gì, miệng lúc nào cũng ngậm chặt. Ám ảnh miệng hôi ảnh hưởng rất nhiều đến công việc lẫn cuộc sống cá nhân của em.

Em rất mong bác sĩ tư vấn cho em cách điều trị dứt điểm bệnh amidan hốc mủ.

Nếu trong trường hợp phải cắt amidal, mong bác sĩ tư vấn cho em các nguy cơ biến chứng có thể gặp. Nếu không phải cắt amidal, mong bác sĩ cho em một số tên thuốc tây hoặc tên một số cây thảo dược có chất sát khuẩn hiệu quả và cách sử dụng.

Em cám ơn bác sĩ và các anh chị ban biên tập đài VOA rất nhiều!


Chúng tôi đã chuyển email cho bác sĩ Hồ văn Hiền chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia. Và sau đây là phần giải đáp:

1) Amidan mũi-hầu (nasopharyngeal tonsils) là amidan nằm phía sau mũi, phần trên của hầu (pharynx). Lúc chúng ta há miệng ra to, hai cục thịt dư chúng ta thấy nằm hai bên họng là palatine tonsils.

Viêm tái hồi có thể làm amidan sưng to (hypertrophy), chảy mũi kinh niên, nghẹt mũi, nuốt đau, đờm trong họng, hơi thở hôi. Nếu bác sĩ TMH định bịnh chính xác là viêm amidan mũi, cho thuốc mà không khỏi, có thể vi trùng kháng những thuốc đó. Nếu dùng, penicillin thường không khỏi, bs có thể dùng những kháng sinh khác như loại cephalosporin, Augmentin (amoxicillin +clavulanate), macrolide (như azithromycin, biaxin); những thuốc này có thể hữu hiệu hơn đối với những vi trùng như H. flu (Hemophilus influenza), Staphylococcus. Nếu bs thấy cần, thì quyết định giải phẩu, nạo lấy amidan mũi ra.

Biến chứng của giải phẫu;

(1) Chết phần lớn do chảy máu, trong khi mổ hoặc sau khi mổ, tai nạn do thuốc mê. (1 trường hợp trong 15.000-30000 vụ mổ)
(2) Mất nước vì không ăn uống đủ sau khi mổ, sưng họng, hầu sau khi mổ.
(3) Velo-pharyngeal insufficiency (VPI): sau khi mổ, vòm miệng không đóng chặt được nữa, hơi trong miệng cứ thoát lên mũi, nên giọng mũi nhiều (hypernasal speech).(1/1.500-3000)
(4) Các tai nạn khác rất hiếm như trật xương sống cỗ (atlanto –axial subluxation), gãy xương hàm. BS giải phẫu cần khám bn kỹ lưỡng trước khi mổ, nhất là trẻ em, xem có những chứng thần kinh, cơ (neuromuscular disorders) hay không.

2) Đá amiđan (tonsillolith) (lith có nghĩa là đá, cần phân biệt với chữ tonsillitis=viêm amiđan): trong amidan, có những hang hốc nhỏ (crypts), đàm nhớt, thức ăn, chất vôi trong nước miếng, tế bào chết bám vào đó, đọng lại thành một cục trắng nhợt, vàng, lớn bằng đầu đủa, hiếm khi bằng đầu ngón tay, gây khó thở. Đá amidan hôi, vì những vi trùng đặc biệt mọc trong đó, tiêu thụ các chất dơ bẩn và thải ra các khí hôi. Thỉnh thoảng, bịnh nhân khạc ra một cục trắng cưng cứng, hôi thúi. Ngay bs cũng có thể định bịnh sai là bịnh nhân khạc ra thức ăn trào ngược từ bao tử lên, và không để ý đến đá amađan. Thường bs khuyên bịnh nhân ấn nhẹ lên amiđan, (đừng đè mạnh) để khươi nó ra. Một số bs khuyên dùng mouthwash (loại không có alcool) để súc miệng, và dùng Waterpick (máy xịt nước để rửa răng miệng) xịt thẳng vào đá kẹt trong amiđan làm cho nó bật ra. Biện pháp cuối cùng là giải phẩu cắt amidan.

Tuy nhiên nên chú ý, môt số nghiên cứu cho rằng đá amiđan chỉ là yếu tố phụ làm hơi thở hôi (halitosis), điều cần chú ý là sức khoẻ của Răng hư (tooth cavities), thức ăn dính vào, vi trùng mọc trong đó nhất là nướu răng (periodontal disease) (thức ăn đọng trong túi nhỏ, thúi và vi trùng mọc trong các túi đó, cần dùng floss sau khi ăn hoặc waterpick để rửa chân răng) và lớp bợn đóng trên lưỡi (tongue coating).

Bs cho thính giả ngậm prevacid, có thể là để chữa tràn dịch thực quản bao tử (GERD), trào dịch cũng có thể làm đau họng kinh niên, hư răng, và gây chứng bàn vừa rồi.

Chúc bịnh nhân may mắn.

Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.

Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.

Dinh dưỡng khi mang thai

Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu

Ngày: 09-08-2010

Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng giữa

Ngày: 12-08-2010
Vào 3 tháng giữa thai kỳ, những mệt mỏi và vất vả trong ăn uống sẽ qua đi bởi bạn sẽ không (hoặc ít) chịu tác động của ốm nghén, đây là giai đoạn các bà mẹ có thể “tăng tốc” để cung cấp một lượng dinh dưỡng cần thiết cho cả hai mẹ con.
Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng giữa

Ăn uống khi mang thai 3 tháng giữa

“Mục tiêu” đặt ra cho bạn trong giai đoạn này là phải tăng từ 3-4 kg, đồng thời phải bảo đảm đủ các dưỡng chất, vi chất cần thiết. 4 nhóm thực phẩm cơ bản vẫn tiếp tục được các chuyên gia dinh dưỡng yêu cầu đó là:
  • Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
  • Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
  • Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
  • Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.
Giai đoạn này, cơ thể người mẹ cần khoảng 2550 kcal/ngày, cao hơn mức bình thường 300-350 kcal, bởi vậy các yêu cầu về dinh dưỡng cũng cao hơn:
  • Tăng khẩu phần ăn so với giai đoạn đầu và giữ tỷ lệ cân đối calo giữa đạm/béo/bột-đường là 14:31:55.
  • Cung cấp một lượng axit béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi
  • Không nên thiếu rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn
  • Cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng
  • Cần uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu
  • Cố gắng duy trì các bữa ăn đều đặn, khoảng 4 giờ ăn một bữa và tránh bỏ bữa
  • Thỉnh thoảng có thể ăn đồ ngọt (bánh kẹo, mứt…)
Việc sử dụng thuốc bổ, các viên vitamin là cần thiết, nhưng cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hãy kiểm soát tốc độ tăng cân của cơ thể sao cho hợp lý để tránh những nguy cơ do thừa/thiếu cân gây ra.

Những gì nên tránh?

  • Ăn kiêng: Đây là giai đoạn quan trọng, cần cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và thai nhi, vì vậy tuyệt đối không được ăn kiêng.
  • Các chất kích thích, các loại nước giải khát công nghiệp tiếp tục được khuyến cáo không sử dụng
  • Lưu ý tới vấn đề tiểu đường khi các bà bầu tăng khẩu phần ăn, đây là bệnh rất thường gặp do các mẹ không kiểm soát được việc ăn uống.
  • Tránh ăn quá mặn, giảm bớt các loại gia vị cay
  • Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn ngoài đường, tránh các loại thực phẩm được khuyến cáo có nhiều chất bảo quản, thủy ngân…
  • Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng
  • Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch

Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng cuối

Ngày: 21-08-2010
3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi lớn nhanh nhất và mẹ cũng tăng cân nhiều nhất. Vì vậy dinh dưỡng trong 3 tháng cuối rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé.
Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng cuối

Ăn uống khi mang thai 3 tháng cuối

Giai đoạn này bà bầu có thể tăng tới 6-7kg và cũng là giai đoạn thai nhi lớn nhanh nhất. Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này cũng phải tăng tương ứng, nhưng cũng phải hết sức hợp lý để tránh các nguy cơ tiểu đường, phù nề hoặc tăng cân quá mức. 4 nhóm thực phẩm cơ bản vẫn phải được đảm bảo đầy đủ:
  • Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
  • Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
  • Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
  • Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.
Mỗi ngày, cơ thể mẹ cần khoảng 2550 kcal (giống giai đoạn 3 tháng giữa), do vậy khẩu phần ăn vẫn cần phải duy trì tốt như giai đoạn trước.
  • Khẩu phần ăn trong 2 tháng đầu trong giai đoạn này cần giữ tương tự như giai đoạn 3 tháng giữa, tuy nhiên khẩu phần đạm cần tăng hơn để bảo đảm sự phát triển của thai nhi. Có thể bổ sung đạm từ hải sản (nếu không bị dị ứng) thì rất tốt.
  • Tiếp tục cung cấp lượng axit béo cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi
  • Không nên thiếu rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn
  • Cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng
  • Cần uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu
  • Cố gắng duy trì các bữa ăn đều đặn, khoảng 4 giờ ăn một bữa và tránh bỏ bữa
  • Trong quá trình dinh dưỡng, cần có sự điều chỉnh ăn uống và dinh dưỡng theo sự yêu cầu của bác sĩ (đặc biệt là tháng cuối trước sinh) tránh tăng cân quá nhiều làm thai nhi quá to hoặc ăn uống thiếu chất dẫn tới thai nhi kém phát triển.
  • Bổ sung vitamin D từ thức ăn đặc biệt là trong giai đoạn mùa đông để đảm bảo đủ Canxi cho bé.
Việc sử dụng thuốc bổ, các viên vitamin là cần thiết, nhưng cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Vai trò của một số chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai

  • Chất đạm (Protein): tăng trưởng tế bào và tạo máu có trong các thực phẩm như: thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu đỗ, lạc, đậu phụ. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối là 70gr/ngày.
  • Chất bột đường: cung cấp năng lượng hàng ngày. Có trong bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, hoa quả, rau, mì.
  • Canxi: làm cho răng và xương chắc khỏe, chống co cơ, chức năng thần kinh. Mỗi ngày thai phụ cần khoảng 1500mg canxi. Có trong sữa, bơ, cá ăn cả xương.
  • Chất béo (lipid): tốt cho hệ thần kinh, phụ nữ mang thai cần 70-80g/ngày. Chất béo có trong bơ, sữa, lòng đỏ trứng, dầu thực vật, thịt, cá béo (cá hồi, cá thu).
  • Chất sắt: vai trò của chất sắt trong việc phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt: Thiếu máu được coi là một yếu tố đe dọa sản khoa. Khi bị thiếu máu, người mẹ thường có nước da xanh, môi, mi mắt nhợt nhạt, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi gắng sức, gặp nhiều rủi ro khi đẻ; tỷ lệ đẻ non và tử vong sơ sinh cũng cao hơn. Chất sắt có nhiều trong các loại đậu đỗ, rau xanh (rau ngót, rau giền, rau khoai, rau bí), phủ tạng (tim, gan, bầu dục…), rất tốt để đề phòng thiếu máu.
Trong bữa ăn hằng ngày của người mẹ, ngoài gạo, ngô, các loại củ, rau quả tươi nên có thêm thịt, cá hoặc đậu, lạc, vừng… Trong 3 tháng cuối, mỗi ngày nên ăn thêm 1 quả trứng.

Những gì nên tránh?

  • Ăn kiêng: Đây là giai đoạn quan trọng, cần cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và thai nhi, vì vậy tuyệt đối không được ăn kiêng.
  • Các chất kích thích, các loại nước giải khát công nghiệp tiếp tục được khuyến cáo không sử dụng
  • Lưu ý tới vấn đề tiểu đường khi các bà bầu tăng khẩu phần ăn, đây là bệnh rất thường gặp do các mẹ không kiểm soát được việc ăn uống.
  • Tránh ăn quá mặn, giảm bớt các loại gia vị cay
  • Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn ngoài đường, tránh các loại thực phẩm được khuyến cáo có nhiều chất bảo quản, thủy ngân…
  • Tránh đu đủ xanh, lô hội, mướp đắng, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng
  • Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường

Trong chương trình Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền sẽ trả lời email của một thính giả hỏi về bệnh tiểu đường.

Bác sĩ Hồ văn HiềnBác sĩ Hồ văn Hiền
Chuyên gia phụ trách giải đáp mục Hỏi Đáp Y Học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Chúng tôi có nhận được một email của một thính giả ở Việt Nam không nêu danh tính, và được bác sĩ Hồ văn Hiền trả lời:
Bịnh tiểu đường.
Tiếng Việt chúng ta dùng những từ sau đây:
Đái tháo đường, dể dịch toàn bộ từ la tinh diabetes mellitus. Diabetes nghĩa gốc Hy lạp là đi ngang qua, có nghĩa là đi tiểu rất nhiều, nước uống vào thì được người bịnh đi tiểu thẳng ra, mellitus là ngọt, có pha mật. Có một bịnh đái tháo lạt (diabetes insipidus) làm bịnh nhân tiểu rất nhiều nhưng do thận người đó không cô đọng nước tiểu được, một cơ chế hoàn toàn khác.
Nói ngắn lại, chúng ta có thể gọi là “bịnh đái đường”, hay “bịnh tiểu đường”.
Nguyên nhân:
Trong bụng chúng ta có một bộ phận tên là tụy tạng (tuyến tụy, pancreas) dài như ngọn lá, chừng 15 cm, nằm sau bao tử và bên trái đầu ruột non. Tuyến này có những cụm tế bào beta (beta cells) nằ m trong những cụm gọi là “đảo Langherhans” (islets of Langerhans) tiết vào máu một chất nội tiết gọi là insulin (nghĩa đen là chất từ các “đảo nhỏ” tiết ra).
Trong dòng máu chúng ta, có glucose là chất đường đơn giản được hấp thụ từ thức ăn (vd nho) hoặc chế biến từ đường ăn (sucrose) các chất tinh bột (carbohydrates) rút ra từ thức ăn.
Glucose là nguồn năng lượng duy nhất của bộ não, và là nguồn năng lượng chính của các bộ phận khác của cơ thể. Các tế bào “đốt” glucose bắng cách oxy hóa glucose. Muốn làm việc này, trừ tế bào não bộ, các tế bào cần tác dụng của insulin để lấy glucose từ máu ra.
1. Nếu không đủ insulin, như trường hợp các tế bào beta cells của tụy tạng là nơi sản xuất insulin bị hư hại, mức insulin được sản xuất tụt xuống gần 0. Loại này gọi là tiểu đườngtype 1 (type I diabetes). Phần lớn do một tác dụng tự miễn nhiễm (autoimmune mechanism). Đa số các trường hợp trẻ con (preschool children) và thiếu niên bị tiểu đường bị loại này (trước đây gọi là juvenile diabetes). Di truyền và môi trường (vd nhiễm siêu vi Cocksakie 4) đều quan trọng, bịnh nhân thường mạnh khỏe, không bị béo phì (obesity), đột ngột phát bịnh.
2. Hoặc nếu có đủ insulin, hoặc thiếu chút ít, trong máu nhưng tế bào không phản ứng với insulin (reduced insulin sensitivity, insulin resistance). Giả thuyết cho rằng tế bào có những insulin receptor (thụ thể) để thu nhận insulin, nhưng vì các thụ thể này không chấp nhận insulin nữa nên insulin không tác dụng được (tương tự như chúng ta có chìa khoá mở cửa, nhưng vì khóa cũ, sét nên chìa khoá không mở được). Trường hợp này là tiểu đường type 2 (type 2 diabetes), thường gặp hơn type 1 nhiều (90% các trường hợp). Bịnh nhân thường lớn tuổi hơn (trung niên, trên 40 tuổi), mập, ít vận động. Do dịch bịnh mập ở trẻ em ở Mỹ, càng ngày càng có nhiều bịnh nhân trẻ tuổi hay trẻ em mắc bịnh này.
Hai trường hợp này, đều dẫn tới việc glucose ứ đọng trong máu và mức đường glucose trong máu (glycemia, blood glucose level) tăng dần.
Bình thường, lúc nhịn đói, mức glucose này là 5 millimole/lít plasma (dưới hoặc ngang 6.1 mmol/lít, hoặc 110mg/dl), nếu cao đến hoặc trên 7 millimol/lít (126mg/dl), thì chúng ta nói người đó bị bịnh tiểu đường. Đến mức trên 10 mmol/lít, thận không đủ sức giữ lại đường trong máu, đường glucose tràn ra nước tiểu, kéo thêm thật nhiều nước được thải ra, bịnh nhân đi tiểu rất nhiều (polyuria), bị mất nước (dehydration), sụt cân. Trong lúc đó bịnh nhân cố ăn nhiều thêm và uống nhiều thêm để bù lại, tạo nên 3 chữ "nhiều (poly)” cổ điển của bịnh tiểu đường ; ăn nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều (polyphagia, polydipsy, polyuria). Cơ thể không dùng được glucose, đổi qua dùng chất mỡ, đốt mỡ để tạo năng lượng cần thiết, tạo nên những chất ketone làm nhiễm acid (ketoacidosis), bịnh nhân có thể mê man, chết nếu không chữa kịp thời. Lâu dài, bịnh tiểu đường gây hư hại các động mạch, các dây thần kinh, làm tổn hại các bộ phận quan trọng như tim, thận, mắt.
Chữa trị
1) Thuốc men làm hạ đường (hypoglycemic agents):
a) Thuốc kích thích tạng tiết insulin nhiều hơn. Dùng cho tiểu đường type 2, vì trong type 1, tế bào beta còn rất ít. Tiêu biểu; loại sulfonylureas, như Chlorpropamide (diabinese), glyburide (Micronase)
b) Thuốc làm giảm sản xuất glucose ở gan (gluconeogenesis), tiêu biểu là metformin (Glucophage). Metformin không được dùng nếu cơ năng gan, thận bị yếu. Phản ứng phụ thường gặp là triệu chứng tiêu hoá (biếng ăn, ói mữa, đau bụng, tiêu chảy).
c) Thuốc làm tế bào trở nên nhạy cảm với tác dụng của insulin.
d) Thuốc làm giảm hấp thụ glucose ở ruột
e) Một loại hormone do ruột tiết ra (guts hormone) lúc người bịnh uống glucose, chất này gọi là glucagon-like peptide 1(GLP-1) và có khả năng kích thích tuyến tùy tạng sản xuất thêm insulin. Có những thuốc tác dụng tương tự như GLP-1 (GLP-1 agonist), làm tăng insulin, và giảm đường máu.Một thuốc chích (exenatide) tổng hợp theo một chất trong nọc độc được trích ra từ nước miếng một con thằn lằn độc Gila (đọc là [hi lơ]) monster miền tây nam Hoa kỳ, thuốc làm giảm cân và có thể có khả năng phục hồi trí nhớ (như trong bịnh Alzheimer).
2) Insulin, dùng cho tiểu đường type 1, hoặc type 2 nếu dùng chế độ ăn uống và các thuốc hạ đường huyết nói trên mà vẫn không đủ insulin do cơ thể sản xuất để điều hoà đường máu. Insulin cần chích và có nhiều dạng khác nhau. Insulin được sản xuất nhân tạo Loại insulin có tác dụng nhanh kéo dài chừng 3-4 tiếng, loại tác dụng dài chừng 24 tiếng. Cần chích hoặc dùng máy bơm (portable insulin infusion pumps), tuy nhiên đến nay vẫn chưa bắt chước được sự điều chỉnh sản xuất insulin tự nhiên theo nhu cầu của cơ thể lành mạnh.
3) Ghép tụy tạng (pancreas transplantation) từ người khác (thường cùng với ghép thận)
4) Cấy tế bào đảo tùy tạng (islet cell transplantation) của nhiều người cho (donors), bơm vào tỉnh mạch cửa của gan. Được thực hiện trên một số ít bịnh nhân ở Canada.
5) Chế độ dinh dưỡng cho bịnh nhân mắc chứng tiểu đường với mức đường máu không ổn định.
Bác sĩ gia đình cần theo dõi kỹ lưỡng và ngoài ra cần một chuyên viên về ẩm thực có khả năng (registered dietician) hướng dẫn về cách ăn uống để giúp bịnh nhân giữ đường máu trong mức chấp nhận được, không quá cao mà không quá thấp. Đường máu quá cao có thể gây những tai biến nguy hiểm (tiểu quá nhiều, mất nước [dehydration], mê man do acidosis do ketone quá nhiều trong máu (diabetic ketoacidosis). Bịnh nhân có thể dùng thuốc căn cứ trên mức đường huyết kiểm tra hằng ngày. Có thể cách đối phó với các mức đường huyết đó cần được bác sĩ của bịnh nhân điều chỉnh lại thường xuyên. Một cách để có được một cái nhìn tổng quát về tình trạng đường trong máu là thử nghiệm đo hemoglobin A1C trong máu. Mức A1C phản ảnh mức độ kiểm soát bịnh tiểu đường trên một khoảng thời gian dài, thay vì những mẫu máu lẻ tẻ đo đường trong máu đo đường máu chỉ phản ảnh mức đường trong một thời điểm nhất định. Nên được giữ A 1C dưới 7, ở người già có thể nới rông hơn một chút.
Nên cho bs của bịnh nhân biết thêm về cách ăn uống của bịnh nhân và lối sinh hoạt của bịnh nhân nói chung.
Bác sĩ và chuyên viên dinh dưỡng có thể cần những tin tức sau đây để quyết đình thích hợp hơn:
- Bn ăn gì lúc ăn sáng, trưa, chiều, tối, trước khi đi ngủ
- Bn thường uống nước gì, bao nhiêu, lúc nào: Ví dụ bịnh nhân uống nước ngọt (soda), nước trà đường, ăn chè nhiều quá, thì bs có thể đề nghị thay thế bằng những chất ngọt nhân tạo (artificial sweeteners) ít calories.

Tóm lại, bịnh nhân nên nhờ một bs và nếu có thể chuyên viên dinh dưỡng theo dõi thường xuyên.

- Nên giữ vận động cơ thể đều đặn càng tốt.
- Nên ăn làm nhiều bữa, đều đặn, đừng trồi sụt nhiều quá trong số lượng calories hấp thụ. Nếu bịnh nhân không muốn ăn, cần thay đổi thức ăn, kiểm tra xem có bịnh gì về răng, hoặc các bộ phận khác hay không.
- Nên chọn những thức ăn lành mạnh (healthy food), ít đường bột tinh chế, nên ăn rau cải, trái cây (trừ các thứ có nhiều đường như dưa hấu) và các loại hạt, đậu.
- Tránh các mỡ bò, heo, nên ăn dầu olive (thực vật).
- Ăn thịt vừa đủ.
- Nên theo dõi Hemoglobin A1C của mình.
- Nếu bị áp huyết cao cần nhờ bs theo dõi và điều trị nếu bs thấy cần.

Chúc bịnh nhân may mắn.
Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.

Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.

Chứng viêm xoang xương bướm

Chứng viêm xoang xương bướm

Trong chương trình Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền sẽ trả lời thắc mắc của ông Trần Đình Huy ở Saigon về chứng viêm xoang xương bướm.
Bác sĩ Hồ văn HiềnBác sĩ Hồ văn Hiền
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Ông Trần Đình Huy ở Saigon có nêu thắc mắc và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:
Sphenoid sinusitis and aspirine therapy.

Trả lời ông Trần Đình Huy 28 tuổi ở Sài gòn.

Ông Huy bị viêm xoang xương bướm nhiều năm, đã từng mổ xoang, hay nghẹt mũi nhức đầu.

Xương bướm (sphenoid) là xương của sàn hộp sọ, tên khoa học gọi là sphenoid bone, do nó đóng vai trò như một cái nêm (wedge) chen ở giữa các xương sọ khác. Chúng ta gọi tên như vậy vì hình dạng xương giống con bướm xoè hai cánh hai bên là phía trên của hốc mắt, thân bướm ở giữa, trong có những khoảng trống rỗng, đó là xoang xương bướm, thông liền với các xoang trước của mũi.

Thường xoang xương bướm bị viêm cùng một lúc với các xoang kia (pansinusinitis). Bịnh nhân đau ở giữa đầu, và chỉ vào đỉnh đầu của mình (vertex). Một số ít bịnh nhân bị lé, mắt chụm về phía mũi, không liếc ra ngoài được, vì dây thần kinh số 6 điều khiển vận động mắt (abducens nerve) đi ngang qua vùng đó.

Chữa trị tương tự như chữa trị các xoang khác, phần chính là dùng kháng sinh, một số bịnh nhẹ có thể tự khỏi. Nếu phức tạp như trường hợp này đã do Bs Tai Mũi Họng phụ trách.

Aspirin liều thấp (từ 81mg đến 320mg) thường dùng để làm các tiểu bản (platelets) bớt co cụm lại, do đó ngăn ngừa một số bịnh tim mạch ở người lớn tuổi, hoặc có cơ nguy heart attack. Tuy nhiên giá phải trả là dễ chảy máu hơn.

Tôi không tìm thấy được khảo cứu hoặc tài liệu nào nói rằng dùng aspirin liều thấp dùng để chữa bịnh xoang. Ngược lại, có một hội chứng bộ ba (triad) có thể tìm thấy ở những người bị viêm xoang kinh niên:

1) dị ứng với aspirin
2) suyễn
3) và thịt dư ở mũi

và những người này cần tránh aspirin.

Dùng thuốc chống allergy để ngừa viêm xoang bướm cũng kết quả giới hạn, nếu có.

Chúc bn may mắn.
-----
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.

Màng trinh, có khi nào rách nhiều lần

àng trinh, có khi nào rách nhiều lần



Sinh ly phu nu sinh ly phu nu mang trinh co khi nao rach nhieu lan 2(Tinhducphunu.com) Màng trinh là một tấm màng ngăn ngay cửa âm đạo và sau lần quan hệ đầu tiên thường bị rách. Thế nhưng, ít người đã biết vẫn còn vô số điều bất ngờ từ lớp màng mỏng này!
Màng trinh là một màng chắn ngăn cửa mình với âm đạo. Cấu tạo của màng này cả hai mặt trong và ngoài đều là niêm mạc, ở giữa thường có nhiều lỗ nhỏ hoặc một lỗ lớn hình dạng khác nhau khi tròn, khi lưỡi cưa, khi hình lá. Lỗ này để máu kinh và các chất nhờn có lối thoát hàng tháng.

Thông thường thì kết cấu màng trinh của chị em không phải ai cũng như ai, và sau một hay vài lần quan hệ vợ chồng, cái màng này sớm muộn cũng bị rách - đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ. Dấu hiệu màng trinh bị rách khi quan hệ có thể là có một chút máu màu đỏ tươi nhưng sẽ hết ngay sau đó.

Nhưng có những chị em không may mắn, đó là dù màng trinh đã bị rách nhưng không phải chỉ có một chút máu tươi mà chảy máu kéo dài đến vài ngày, biểu hiện giống như nguyệt san nhưng không phải nguyệt san.

Máu sẽ chuyển từ đỏ tươi sang đỏ đậm và rất khó xác định chính xác máu sẽ chảy ra trong bao lâu. Thậm chí, có những người còn bị chảy máu trong những lần quan hệ sau đó.

Hiện tượng thấy có máu trong những lần “giao ban” sau lần đầu tiên rách màng trinh cũng có thể là biểu hiện bình thường. Bởi rất có thể đó là loại màng trinh dày, thời điểm màng trinh bị rách là khi người phụ nữ đã khá nhiều tuổi nên màng trinh cũng khó giãn hơn, khi quan hệ sẽ bị đau nhiều, màng trinh bị rách tới chân, và có khi quan hệ lần 2, lần 3 vẫn thấy ra máu nhưng ít hơn.
Sinh ly phu nu sinh ly phu nu mang trinh co khi nao rach nhieu lan 3

Tuy nhiên, ở những lần quan hệ sau, máu sẽ trộn lẫn với tinh dịch nên có mùi tanh, có khi có mùi hôi hôi nếu đã bắt đầu nhiễm trùng, khác hẳn với lần chảy máu đầu tiên.

Chị em cần chú ý nếu máu chảy ra có màu đậm chứ không tươi sáng thì rất có thể đó là chảy máu từ cổ tử cung hoặc thậm chí chảy máu từ dạ con. Đây không phải là dấu hiệu bình thường, vậy nên chị em cần cẩn trọng và cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Cũng có khi màng trinh bị rách nhưng vẫn tòng teng một dải niêm mạc ở cửa mình khiến chị em cảm thấy đau mỗi lần quan hệ. Cách tốt nhất chị em nên đến bác sĩ để cắt bỏ đi cho gọn gàng và đỡ đau.

Khi gặp các trường hợp sau, chị em nhất quyết không được coi thường mà phải đến khám bác sĩ để kịp thời được điều trị:

- Chảy máu rất nhiều, thậm chí nhiều hơn cả những ngày đầu của kì nguyệt san, có khi thấm hết cả tampon hoặc bằng vệ sinh.

- Chảy máu liên tục trong vài ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm

- Không cảm thấy đỡ đau hơn sau lần quan hệ rách màng trinh

- Khi chị em cảm thấy có điều bất ổn với bộ phận “kín” của mình.

Những điều nên biết ở tuổi dậy thì

Những điều nên biết ở tuổi dậy thì



Sinh ly phu nu nhung dieu nen biet o tuoi day thi 2(Tinhducphunu.com) Tuổi dậy thì ở con gái rất sớm hơn con trai khoảng 2 năm, trước đây thường bắt đầu từ tuổi 13 nhưng cơ thể bắt đầu thay đổi từ 8- 9 tuổi.
Cơ chế phát động tuổi dậy thì cũng giống như con trai nhưng ở con gái phần lớn những thay đổi diễn ra trong tuổi dậy thì là do các hormone sinh dục estrogen (do buồng trứng bài tiết) và progesterone (do thể vàng bài tiết) chi phối.
Sự xuất hiện các đặc tính giới thứ phát theo thứ tự: Vú to lên là dấu hiệu sớm nhất, bắt đầu 9 -13 tuổi, tốc độ và mức độ to lên khác nhau tuỳ từng em. Tiếp theo là lông mu mọc, cơ thể nở nang, sau đó mới là sự ra kinh lần đầu và mọc lông nách. Hành kinh là dấu hiệu bộ máy sinh sản đã sẵn sàng hoạt động.
Ngày nay, tuổi dậy thì của các em gái có vẻ đến sớm hơn (tuổi bắt đầu có kinh trước đây là 13) do đời sống vật chất và văn hoá của xã hội đã cao hơn trước đậy. Các yếu tố di truyền, sức khoẻ, khối lượng và tỷ lệ mỡ của cơ thể có ảnh hưởng đến thời gian xuất hiện kỳ kinh đầu.
Những chu kỳ kinh đầu thường không đều, dao động từ 21 đến 45 ngày, hành kinh kéo dài từ 3 - 8 ngày và lượng máu ra là 30 -120ml. Trong năm đầu có 45% chu kỳ có rụng trứng, vì thế vẫn có nguy cơ có thai ngay lần đầu giao hợp. 20% trường hợp thai nghén ở tuổi vị thành niên đã xảy ra trong tháng đầu khi có quan hệ tình dục và 50% đã xảy ra trong 6 tháng đầu.
Ở nhiều cộng đồng, trẻ em được công nhận là người trưởng thành sau khi trải qua một nghi thức ở tuổi dậy thì. Những nghi thức đó có thể là những bài học hoặc những thử thách đặc biệt dành cho nam nữ thanh niên, sau đó họ mới được coi là có đủ tư cách để lấy vợ lấy chồng (một số nước phương Tây, mừng tuổi trưởng thành cho các thiếu nữ là lễ cấp bằng lái xe).
Ở nước ta, hầu như không thực hành nghi thức gì để công nhận bước vào tuổi sinh sản, nhưng nhìn chung xưa kia các bậc cha mẹ lo gả chồng cho các cô gái trẻ ngay sau tuổi dậy thì và tập quán thường thấy ở nhiều cộng đồng, kể cả người kinh và dân tộc ít người là người mẹ hoặc một người có uy tín nào đó trong họ dạy cho con gái sắp đi ở riêng một số kiến thức về “chuyện chăn gối vợ chồng”.

1.Dậy thì chậm, vì sao?

Những trẻ phát triển chậm về giới tính và thể chất thường được xem là dậy thì chậm. Ở con gái, sự phát triển chậm về giới tính căn cứ vào dấu hiệu khi vú không to lên khi đã 14 tuổi hoặc kể từ khi vú bắt đầu to ra đến khi có kinh lần đầu kéo dài quá 5 năm.
Những em có dấu hiệu dậy thì chậm được phân chia thành 3 loại dựa trên sự đánh giá sơ khởi về mặt lâm sàng: 1. có vẻ như bình thường; 2. có dấu hiệu bất thường về nhiễm sắc thể; 3. có vẻ như có bệnh mạn tính. Sau đó làm thêm một số thăm dò, nếu nghi ngờ có bệnh mạn tính thì các xét nghiệm chung theo thông lệ có thể cung cấp nhiều thông tin quan trọng.
Xét nghiệm nồng độ TSH (Hormone kích thích tuyến giáp), T4 (Hormone của tuyến giáp), FSH (Hormone của tuyến yên kích thích nang noãn), LH (Hormone của thuỳ trước tuyến yên kích thích nang noãn phóng noãn và vỏ nang còn lại trở thành thể vàng) và prolactin trong huyết thanh khi nghi ngờ có bất thường về hormone và làm test kích thích với GnRH sẽ mang lại lợi ích cho chẩn đoán.
Phương pháp MRI (hình ảnh âm vang từ) để đánh giá não và tuyến yên được chỉ định khi nghi ngờ có bất thường về trục đồi thị – tuyến yên. Vì không phải vị thành niên nào cũng có những đặc điểm lâm sàng điển hình cho nên cần phân tích về thể nhiễm sắc, nhất là đối với những em gái có tầm vóc thấp kèm dậy thì chậm.
Nhiều vấn đề về thể chất và sinh thái liên quan đến những rối loạn tuổi dậy thì có thể chữa trị có kết qủa. Các em cần được các thầy thuốc có hiểu biết và có kinh nghiệm chăm sóc. Liệu pháp tâm lý đóng vai tró quan trọng nhằm giúp các em phát triển lành mạnh về thể chất và tâm lý.

2.Dậy thì sớm, vì sao?

Với các em gái khi những dấu hiệu của tuổi dậy thì như lông mu, ngực phát triển to ra xuất hiện sớm hơn bình thường, trước 8 tuổi. Nguyên nhân của việc dậy thì sớm con chưa rõ đối với đa số trường hợp, đôi khi do tuyến yên kích thích sớm và mạnh đến buồng trứng làm cho các hormone giới nữ bài tiết sớm hơn bình thường.
Trong nhiều trường hợp khác, các dấu hiệu dậy thì có sớm vì có bất thường ở buồng trứng hoặc tuyến thượng thận. Nhiều khi phải làm xét nghiệm mới xác định được nguyên nhân gây ra dậy thì sớm là ở não hay ở những cơ quan nói trên trong cơ thể.
Sinh ly phu nu nhung dieu nen biet o tuoi day thi 3
Nếu như thầy thuốc xét thấy phải điều trị trạng thái dậy thì sớm thì cho các em dùng loại thuốc đồng đẳng của GnRH để ngừng hãm tạm thời các biểu hiện dậy thì và để giảm tốc độ trưởng thành của xương. Xương trưởng thành nhanh có thể làm cho chiều cao của các em không đạt được như tiềm năng. Trong vài tháng điều trị, sự tăng trưởng nhanh có thể chậm lại và giai đoạn dậy thì sẽ diễn ra như bình thường hoặc có thể chậm đi.
Nhiều em còn quá non nớt để thích ứng với những thay đổi về mặt tâm lý do những biểu hiện của dậy thì sớm cho nên khi điều trị để hãm lại các em sẽ cảm thấy hoà hợp với bạn bè hơn. Việc điều trị cần do thầy thuốc chuyên khoa nội tiết quyết định và theo dõi để điều chỉnh liều lượng thuốc cho đến khi diễn ra tuổi dậy thì bình thường. Khi ngừng điều trị thì cũng là lúc giai đoạn dậy thì bắt đầu và diễn ra bình thường.
Cần theo dõi chiều cao của các em để đánh giá tốc độ phát triển, nếu việc điều trị có kết quả thì tốc độ tăng trưởng của các em sẽ giảm đi. Mối quan hệ giữa tuổi xương và tuổi năm tháng cũng quan trọng vì sự trưởng thành quá sớm của xương làm hạn chế thời gian để tăng trưởng. Nếu phát hiện sớm tất có cơ may nhiều hơn để đạt được tầm vóc mong muốn khi trưởng thành.
Những đặc thù về kinh nguyệt và bệnh lý chính ở tuổi dậy thì nữ
- Ra kinh lần đầu trong đời có gì đặc biệt? Theo kinh nghiệm dân gian, tuổi có kinh lần đầu là 13 tuổi và cũng là tuổi có thể sinh đẻ, vì thế có câu ca dao: “Lấy chồng từ tuổi 13, đến năm 18 thiếp đà năm con…”, nghĩa là có thể có con ngay trong năm đầu kết hôn và lẽ dĩ nhiên phải đã có kinh. Tuy nhiên, ngày nay tuổi có kinh có vẻ sớm hơn, ví dụ như ở Mỹ, tuổi trung bình của kinh nguyệt lần đầu là 12,8 tuổi và vẫn giữ nguyên trong 40 năm qua.
- Hội chứng tiền kinh nguyệt: Là sự phối hợp những triệu chứng tâm lý và thể chất nặng trong 4 ngày trước khi có kinh và 4 ngày đầu của kỳ kinh: tăng cân, mắt húp, xưng vú, phù nề, táo bón, nhức đầu, lo lắng, mệt mỏi, trầm cảm, không thể tập trung tư tưởng… Mức độ nặng nhẹ khác nhau trong mỗi chu kỳ kinh. Nguyên nhân của hội chứng này chưa được biết rõ, có lẽ có liên quan đến các hormone sinh dục.
- Vô kinh: Có hai thể vô kinh. Vô kinh nguyên phát có phát triển những đặc tính giới thứ phát nhưng tới 16 tuổi vẫn không có kinh lần đầu; cần xem có phải đã bị vô kinh nguyên phát (có thể do cơ quan sinh dục nữ dị dạng hoặc kém phát triển, rối loạn hoạt động của các tuyến nội tiết, do sức khoẻ kém và do các yếu tố tâm lý).
Vô kinh thứ phát là sự mất kinh (khoảng 4 - 6 tháng) sau khi đã có kinh rồi. Nguyên nhân liên quan đến tâm lý, căng thẳng thể lực (luyện tập thể thao quá mức…), rối loạn tiêu hoá…
- Hội chứng buồng trứng đa nang (Stein - Leventhal): trong hội chứng này, vỏ buồng trứng dày và có nang, kích dục tố tuyến yên LH cao có thể đã kích thích buồng trứng sản xuất estrogen và tạo ra những thay đổi mô học và gây vô kinh. Có thể tạo ra kinh nguyệt giả để các em gái vị thành niên thấy mình giống như các bạn cùng tuổi khác.
- Rong kinh rong huyết tuổi dậy thì: Rong kinh là chảy máu kéo dài từ vùng tử cung, lượng nhiều và có chu kỳ, tức là hành kinh kéo dài quá 7 ngày; Còn rong huyết là máu ra qua đường âm đạo có thể từ buồng tử cung nhưng cũng có thể ngoài buồng tử cung (âm đạo, cổ tử cung) không có chu kỳ, lượng có thể nhiều hay ít tuỳ từng trường hợp.
Bài tiết hormone ở những kỳ kinh đầu tiên của tuổi dậy thì thường không đủ cao để gây ra một chu kỳ kinh trọn ven, chỉ đến khi nồng độ estradiol vượt quá 50 pg/ml, nội mạc tử cung mới tăng sinh đầy đủ để khi estradiol tụt xuống thì gây chảy máu.
Ngoài ra, nồng độ thấp estradiol làm cho kích dục tố LH không đạt được đến đỉnh điểm cho nên không làm rụng trứng, không có thể vàng và do đó không đủ progesterone để làm cho nội mạc tử cung trưởng thành hoàn toàn cho nên đã dẫn đến hiện tượng lớp niêm mạc bong không đầy đủ, không đều và đó chính là nguyên nhân gây ra chảy máu nhiều và kéo dài (thường gọi là rong kinh rong huyết).
- Hành kinh đau: Có thể đau quặn từng cơn, chướng bụng dưới, nặng nề ở vùng tiểu khung kèm theo nhức đầu, đau lưng, buồn nôn, dữ dội nhất là vào những năm cuối của tuổi vị thành niên. Hành kinh là nguyên chính làm cho các em gái phải nghỉ học nhiều ngày hàng tháng.
Nguyên nhân chưa rõ lắm nhưng có liên quan đến các trạng thái như: viêm nhiễm, táo bón, chấn động tâm lý, mất thăng bằng về hormone và sự tăng cao nồng độ prostaglandin (gây co thắt tử cung, ức chế sự cung cấp oxy cho tử cung và làm tăng độ nhạy cảm thần kinh). Những chất chống viêm không có nhân steroid như Ibuprofen hoặc thuốc tránh thai uống thường được chỉ định.
- Mọc lông nhiều ở những vị trí bình thường không có lông là phiền muộn thường gặp của các vị thành niên gái vì ở tuổi này các em rất quan tâm đến hình ảnh bản thân. Mọc lông nhiều hầu như luôn là hậu quả của sự bài tiết quá mức androgen (hormone nam).
Nguồn gốc gây tăng androgen có thể là buồng trứng, tuyến thượng thận hoặc cả hai, với nhiều biểu hiện bệnh phức tạp. Thầy thuốc sẽ xác định các nguyên nhân, phụ nữ nào có nồng độ androgen hơi cao thì cũng mọc lông nhiều, dài và đen hơn ở cẳng chân hay ở môi trên cho nên trông như có ria.
Có thể liên quan đến những yếu tố di truyền, hay xảy ra trong những kỳ kinh đầu tiên và rõ rệt dần. Những phụ nữ bị mọc lông kiểu đó vẫn có chu kỳ kinh nguyệt và hai buồng trứng bình thường, không nguy hiểm và chỉ có vấn đề thẩm mỹ.
- U xơ vú: Gồm cấu trúc xơ và mô tuyến, thường không đau và có thể tự nhận biết, có cảm giác không nhẵn và có thễ dễ dàng di chuyển. Loại u xơ này thường gặp nhất ở tuổi 19 - 20. Dù không ung thư hoá nhưng có thể to lên khi có thai và cho bú, nhiều thầy thuốc khuyên nên mổ để biết chắc là u lành.
- Nang buồng trứng cơ năng: Thường là những nang nhỏ, không có hại, có thể ở một hay ở cả hai buồng trứng. Những nang này hay gặp ở độ tuổi từ dậy thì khi hai buồng trứng phóng ra nhiều trứng trưởng thành. Thuật ngữ “cơ năng” có nghĩa rằng nang đó không do các bệnh nào gây ra cả và có thể tự tiêu tan đi (thu nhỏ lại và biến mất) trong vài ba tuần.
- Rối loạn về ăn uống: Cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng khi một số em gái ăn kiêng để gầy. Ăn uống hợp lý và đủ là cần thiết để có chu kỳ kinh đều và có nồng độ estrogen bình thường. Nếu các em gái bị sút cân thì rất dễ bị mất kinh tạm thời.

Làm gì khi chị em dị ứng với bao cao su

àm gì khi chị em dị ứng với bao cao su



Quan he vo chong quan he vo chong lam gi khi chi em di ung voi bao cao su 2(Tinhducphunu.com) Bao cao su là một trong những biện pháp tốt nhất giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng như giúp tránh thai hiệu quả. Tuy vậy, có nhiều chị em lại bị dị ứng với “áo mưa”.
Dị ứng với bao cao su thường là do nhựa cao su, chất bôi trơn được sử dụng trong “áo mưa” hoặc đôi khi là dị ứng với cả 2 yếu tố trên. Những phản ứng dị ứng này có thể xảy ra sau một vài phút hoặc một vài giờ khi có tiếp xúc với bao cao su.

1.Triệu chứng:

1. Nổi mụn (phát ban)
2. Đỏ và ngứa ở khu vực âm đạo

3. Cảm giác đau rát khi đại, tiểu tiện hoặc trong khi giao hợp

4. Hắt hơi liên tục

5. Da nhạy cảm hơn

6. Đôi khi có thể gây chóng mặt và ngất

7. Trong trường hợp dị ứng nặng có thể gây sốc

Các triệu chứng của dị ứng “áo mưa” đôi khi giống với nhiễm nấm đường sinh dục song dị ứng bao cao su không gây chảy dịch ở âm đạo.

Quan he vo chong quan he vo chong lam gi khi chi em di ung voi bao cao su 3

2.Nên làm gì khi bị dị ứng?

- Nếu chị em sử dụng bao cao su với mục đích tránh thai thì nên đổi sang các biện pháp tránh thai khác như thuốc tránh thai hoặc vòng tránh thai. Tuy nhiên là những biện pháp thay thế này không giúp phòng lây truyền các bệnh qua đường tình dục.

- Nếu tìm ra nguyên nhân gây dị ứng là nhựa cao su hoặc các chất bôi trơn bao cao su thì có thể đổi các loại bao cao su khác không có nhựa cao su hoặc chất bôi trơn.

- Để xác định xem liệu có đúng mình bị dị ứng bao cao su hay không, chị em nên trao đổi với bác sỹ về các triệu chứng của mình.

Sữa chua với sức khỏe bé yêu

Sữa chua với sức khỏe bé yêu



Dinh duong dinh duong sua chua voi suc khoe be yeu 2(Tinhducphunu.com) Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng, sữa chua còn có khả năng phòng và điều trị một số bệnh.Dùng sữa chua như thế nào cho đúng là câu hỏi rất nhiều mẹ thắc mắc.

1.Sữa chua với sức khỏe trẻ em

Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng, sữa chua còn có khả năng phòng và điều trị một số bệnh. Sữa chua có tính acid cao (với độ pH thấp khoảng 4,2) nên có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn có hại trong hệ thống tiêu hóa. Đối với trẻ nhỏ, sữa chua ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm acid cho dịch dạ dày (ở trẻ nhỏ nồng độ acid trong dạ dày chưa đạt được tiêu chuẩn như ở người lớn) giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.
Trong thành phần sữa chua, các chất như: protein (chất đạm), lipid (chất béo) có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactoza đã được lên men dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa tránh được tiêu chảy, giúp cho cơ thể hấp thu canxi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn.
Sữa chua có một giá trị dinh dưỡng khá đáng kể: trong 100g sữa chua chứa khoảng 100Kcal (bằng khoảng ½ chén cơm hay 2 trái chuối xanh), có chất đường (15,4g), chất đạm (3,1g), chất béo (3g), canxi và một số loại vitamin. Một số loại sữa chua còn thêm DHA (chất béo không no chuỗi dài) có tác dụng giúp sáng mắt và tăng chỉ số phát triển trí tuệ…
2.Khi nào nên cho trẻ dùng sữa chua
Phần lớn các bác sĩ nhi khoa đều khuyên các bà mẹ cho bé ăn vào thời điểm bé được 7- 8 tháng tuổi. Một số bác sĩ khác khuyên cho bé ăn sữa chua như một trong những món ăn dặm đầu tiên (vào thời điểm 6 tháng trở lên). Chọn loại sữa chua nguyên kem cho bé là tốt nhất, vì bé cần chất béo để phát triển đầy đủ.
Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được sữa chua mỗi ngày với “tiêu chuẩn” như sau:
- 6 - 10 tháng: 50g/ngày.
- 1 - 2 tuổi: 80g/ngày.
- Trên 2 tuổi: 100g/ngày.
Dinh duong dinh duong sua chua voi suc khoe be yeu 3

3.Những điều cần lưu ý khi sử dụng sữa chua cho trẻ

Phân biệt rõ chủng loại: hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều sản phẩm sữa chua dạng nước. Thành phần chủ yếu của thức uống này là sữa bò hoặc bột sữa, đường acid chua, acid chanh hoặc acid táo, hương liệu, chất bảo quản. Nhưng những loại sữa này lại không hề có tác dụng bảo vệ sức khỏe như sữa chua. Vì vậy, hãy nên chọn lựa kỹ trước khi mua.
a.Dùng sau bữa ăn: các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 5,4, khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ = 2, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt, giảm tác dụng đối với cơ thể. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH có thể tăng lên từ 3 - 5, đây là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động.
b.Súc miệng ngay sau khi ăn: do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ. Vì vậy, nên súc miệng ngay sau khi ăn.
c.Không nên dùng nóng: khi dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng vào sữa chua, sẽ khiến cho vi khuẩn có lợi trong sữa chua mất khả năng hoạt động. Vì vậy, sữa chua sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể.
d.Không dùng chung với các loại thuốc khác: các chất có trong thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

ình dục phụ nữ tuổi mãn kinh
15/03/2012 - 04:00


man kinh tien man kinh kho am dao tinh duc phu nu sinh ly phu nuVào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, chị em phụ nữ cảm nhận được rõ rệt các dấu hiệu về chiều của cơ thể, đặc biệt là sự khó khăn trong chuyện vợ chồng. Nhưng do tâm lý e ngại của phụ nữ Á Đông, phần lớn chị em đã không dám cởi mở mà âm thầm chịu đựng những trận cực hình trong cuộc sống tình dục tuổi xế chiều.
Mãn kinh và khô âm đạo.
Âm đạo được lót bởi một lớp biểu mô mềm mại ở bên trong, lớp biểu mô này bảo vệ cho âm đạo khỏi bị tổn thương bằng cách tăng tiết dịch nhờn và tạo nên độ trơn ướt. Tính chất của lớp niêm mạc này được điều khiển bởi nội tiết tố nữ estrogen. Khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh & mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể bị sụt giảm trầm trọng, lớp niêm mạc cũng bị thoái hóa theo, trở nên kém đàn hồi, giảm tiết dịch, do đó rất dễ bị tổn thương. Hiện tượng này gọi là khô âm đạo. Khô âm đạo làm cho việc quan hệ tình dục trở nên khó khăn và gây đau đớn, khó chịu cho cả hai bên, đặc biệt là phụ nữ.
Chị Hương (Bắc Giang) chia sẻ: “Tôi xem tivi thấy quảng cáo rất nhiều sản phẩm hỗ trợ sinh lý cho nam giới, còn cho phụ nữ thì không có. Thật chẳng công bằng chút nào vì “ông muốn sờ, bà lại sợ”, đặc biệt là những lúc ông mang về một loại rượu, thuốc nhằm thể hiện chất đàn ông vẫn còn. Những lúc như thế lại thấy xấu hổ với chồng vì mình đã già nua cằn cỗi, vả lại cũng lo sợ không đáp ứng được thì ông ấy lại “đi đây đi đó” mang bệnh về thì khổ.”
man kinh tien man kinh tuoi man kinh tinh duc phu nu sinh ly phu nu
Mãn kinh và các vấn đề tâm sinh lý
Sự sụt giảm estrogen ở tuổi mãn kinh còn gây ra các vấn đề khác ở phụ nữ như:
- Giảm hưng phấn tình dục
- Cơn bốc hỏa thỉnh thoảng xảy ra do rối loạn vận mạch làm nóng bừng ở ngực, lưng, cổ, đỏ mặt, làm mất ngủ.
- Tính tình: buồn vẩn vơ, trầm uất hay dễ nóng nảy, hay cáu gắt,
- Giảm hấp thu canxi gây ra chuột rút, đau xương, loãng xương, xương dễ gãy,…
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim  mạch, nguy cơ u vú, u xơ tử cung,…
- Rối loạn kinh nguyệt: là biểu hiện chủ yếu trong tiền mãn kinh. Vòng kinh dài ngắn và ra huyết nhiều ít khác thường.
Trợ thủ cho phụ nữ mãn kinh?
Nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định tinh chất mầm đậu tương có tác dụng tương tự như nội tiết tố nữ estrogen. Các thử nghiệm sử dụng tinh chất mầm đậu tương cho phụ nữ ở lứa tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh cho thấy có tác dụng làm giảm chứng bốc hỏa, tăng hấp thu canxi. Biểu mô âm đạo cũng mềm mại và trơn ướt hơn sau khi dùng tinh chất mầm đậu tương. Khoái cảm tình dục cũng được cải thiện rõ rệt
man kinh tien man kinh phu nu man kinh tinh duc phu nu sinh ly phu nuTại Việt Nam, viên uống Estrolife là một sản phẩm dành riêng cho phụ nữ tiền mãn kinh & mãn kinh. Estrolife chứa tinh chất mầm đậu tương giúp bổ sung lượng nội tiết tố nữ bị thiếu hụt ở phụ nữ độ tuổi mãn kinh do đó giúp giảm chứng khô âm đạo, suy giảm sinh lý. Estrolife chứa thành phần Cao xương giúp bổ sung canxi nhanh chóng và an toàn nhất để phòng tránh loãng xương, đau xương, chuột rút, … Đương qui, Nhân sâm giúp tăng hưng phấn tình dục, tăng sức đề kháng bệnh tật cho phụ nữ mãn kinh. Estrolife được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Suy giảm sinh lý, khô âm đạo là tình trạng mà phần lớn phụ nữ tuổi mãn kinh gặp phải. Estrolife chính là trợ thủ giúp các quí bà lấy lại sự tự tin trong cuộc sống chốn phòng the,  cho hạnh phúc lứa đôi kéo dài thêm mãi.
Dược sĩ Vân Anh
ĐT tư vấn: 0466741651 - 0988410350