Đây
là một bệnh trẻ em thường mắc phải. Bệnh sốt phát ban có tên Mỹ là
Roseola tức là ban màu hồng. Là vì những vết nổi lên sau cơn sốt của
bệnh này có mầu hồng. Còn tên tiếng Việt thì đặt theo tiến triển của
bệnh: sau cơn sốt kéo dài 2, 3 ngày, thân người của em bé sẽ nổi ban.
Đối với người Việt Nam, những vết nổi trên toàn thân nào cũng được
gọi là “ban” khiến nhiều lúc khó phân biệt những bệnh có triệu chứng
này. Bệnh sốt phát ban thường được nhầm lẫn nhiều nhất với bệnh sởi,
một bệnh nặng hơn nhiều.
Bệnh sốt phát ban rất thông thường, hầu như em bé nào cũng từng bị
qua. Tuy nhiên, có em bị rất nhẹ, không được để ý tới, có em thì lại bị
nặng hơn với đầy đủ những triệu chứng, có khi bị cả giật kinh nếu cơn
sốt quá cao và bất thình lình.
Triệu chứng sốt phát ban Rubella
Thông thường, thời gian ủ bệnh, tức từ lúc tiếp xúc với siêu vi gây
bệnh cho tới lúc có triệu chứng, là 1 tới 2 tuần. Triệu chứng gồm có:
- 1.Sốt: Thường cơn sốt đến bất thình lình và cao,
hơn 103 độ F (39,5 độ C). Em bé có thể bị đau cổ họng nhẹ hoặc hơi sổ
mũi. Ngoài ra, em cũng có thể bị sưng hạch ở cổ. Cơn sốt thường kéo dài
từ 3 tới 7 ngày.
- 2.Nổi đỏ: Sau khi hết sốt, các em thường bị nổi
đỏ, cũng có em không bị. Ban đỏ này thường gồm những điểm hay những
mảng nhỏ mầu hồng. Những vết này thường phẳng nhưng cũng có thể hơi nổi
cộm. Chung quanh những vết này có thể có một quầng trắng. Ban thường
nổi lên ở ngực, sau lưng, bụng và sau đó lan tới cổ và cánh tay, có thể
lan tới chân và mặt. Ban thường không ngứa hay làm khó chịu và có thể
kéo dài vài giờ tới vài ngày.
- 3.Các triệu chứng khác gồm có mệt mỏi, khó chịu, tiêu chảy nhẹ, kém ăn, mí mắt sưng…
Nguyên nhân
Nguyên nhân thông thường nhất là con siêu vi human herpes 6 (HHV6).
Nhưng bệnh này cũng có thể do con human herpes 7 (HHV7) gây ra. Những
con siêu vi này có liên hệ tới những con siêu vi gây ra bệnh lở miệng
cold sore và bệnh herpes ở bộ phận sinh dục.
Lây Lan
Bệnh sốt phát ban lây lan qua những chất tiết ra từ đường hô hấp hay nước miếng. Thí dụ: 2 đứa trẻ uống chung một ly nước.
Bệnh có thể lây ra cho dù đứa bé bệnh không bị nổi đỏ gì cả, tức là
khi nó đang bị sốt, chưa mọc ban ra, do đó rất khó tránh bị lây. Nếu
con bạn đã chơi với một đứa bé vừa phát bịnh roseola, bạn nên theo dõi
xem con mình có bị lây bệnh không. Tuy nhiên, nhiều khi cũng khó biết
là bé bị lây bệnh từ đâu.
Bệnh sốt phát ban ít khi nào gây ra những trận “dịch” nho nhỏ như bệnh thủy đậu hay một vài bệnh của trẻ em khác.
Những ai dễ bị lây bệnh? Những trẻ từ 6 tới 12 tháng dễ bị lây bệnh
nhất vì vào tuổi này, kháng thể của người mẹ truyền cho chúng từ trong
bào thai đã hết mà kháng thể mới thì chưa thành lập.
Khi nào nên gọi bác sĩ
Bệnh sốt phát ban có thể gây ra sốt rất cao, hơn 103 độ F. Nếu con
bạn sốt cao như vậy, nên gọi bác sĩ để có thể được khám bệnh tìm nguyên
nhân của sốt.
Khi nhiệt độ lên cao quá nhanh và bất thình lình, em bé có thể bị
giựt kinh. Nếu em đang bị sốt cao mà không giựt kinh thì có nghĩa là em
sẽ không giựt. Do đó, ta cũng không nên quá hốt hoảng khi em bé bị sốt
cao. Nếu em bị giựt kinh mà không có nguyên do gì rõ rệt , em cần được
khám ngay.
Nếu em bị sốt quá 7 ngày hoặc ban kéo dài quá 3 ngày, cũng nên gọi bác sĩ.
Nếu vì một nguyên do nào đó (thí dụ như đang dùng thuốc chữa ung
thư), hệ miễn nhiễm của bạn không còn làm việc tốt và bạn có tiếp cận
với một người bị roseola, bạn cũng nên gọi bác sĩ của mình vì trong
trường hợp này, bạn có thể bị bệnh nặng hơn là em bé.
Bệnh sốt phát ban đôi khi cũng rất khó phân biệt với những bệnh
nhiễm trùng khác vì triệu chứng sơ khởi đều giống nhau, thí dụ như cảm,
nhiễm trùng tai. Nếu bác sĩ khám em bé mà không thấy dấu hiệu rõ rệt
của bệnh cảm, nhiễm trùng tai, viêm họng hay những bệnh thông thường
khác, bác sĩ sẽ chờ xem em có mọc ban ra không. Bạn sẽ được chỉ dẫn
chữa sốt và chờ xem có ra ban không. Tính chất của ban sẽ khiến bác sĩ
định bệnh được.
Biến chứng của bệnh sốt phát ban Rubella
Như trên đã nói, em bé có thể bị giựt kinh nếu nhiệt độ tăng nhanh
bất thình lình. Nếu bị giựt kinh, em sẽ bất tỉnh, tay chân giựt, mắt
trợn lên khoảng vài phút. Nên cho em đi khám bệnh ngay. Nhưng cũng may
mắn là chứng giựt kinh do sốt cao thường không gây ra tai hại gì cho em
cả.
Ngoài chuyện giựt kinh, sốt phát ban ít khi gây ra biến chứng nào
đáng kể. Nếu không có bệnh gì khác, thường là trẻ em và người lớn bị
sốt phát ban sẽ bình phục nhanh chóng.
Tuy nhiên, những người có hệ miễn nhiễm bị yếu đi, thí dụ như những
bệnh nhân sau khi được ghép tủy hay cơ quan khác, có thể mắc bệnh sốt
phát ban mới hay bị bệnh cũ tái phát. Trường hợp này, họ sẽ bị nặng hơn
và lâu bình phục hơn. Họ cũng có thể bị biến chứng sưng phổi hay viêm
não, rất nguy hiểm.
Ngăn ngừa bệnh
Không có thuốc chích ngừa bệnh sốt phát ban. Do đó, cách tốt nhất để
con bạn không bị bệnh là tránh tiếp xúc với một em bé đang bị. Nếu con
bạn đang bị bệnh, nên giữ em ở nhà, cách xa các trẻ em khác.
Đa số chúng ta đều đã có kháng thể chống bệnh vào tuổi bắt đầu đi
học, khiến tránh được bệnh lần thứ nhì. Nhưng dù vậy, khi trong nhà có
người bị bệnh này, cả nhà nên rửa tay kỹ thường xuyên để tránh lây lan
bệnh cho những người chưa bị.
Người lớn nào lúc nhỏ chưa bị thì có thể bị lây bệnh nhưng thường chỉ bị nhẹ thôi, tuy họ vẫn có thể lây bệnh cho người khác.
Tự săn sóc
Thường thì chúng ta không cần làm gì cả, chỉ chờ cho hết bệnh. Tuy
nhiên, sốt cao có thể làm cho em bé khó chịu, cha mẹ có thể cho em uống
thuốc acetaminophen (Tylenol) hay ibuprofen (Advil, Motrin..) để giảm
bớt sốt. Không nên cho em uống aspirin vì có thể làm em dễ bị chứng
Reye’s syndrome là một bệnh nặng. Nên cho em bé uống nhi