Mỗi phụ nữ sẽ có những dấu hiệu có thai
khác nhau; tuy nhiên, một trong những dấu hiệu có thai quan trọng nhất
là chậm hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt. Cần phải hiểu được các dấu hiệu và
triệu chứng của mang thai vì mỗi dấu hiệu đều có thể liên quan đến vấn đề khác ngoài mang thai.
Một số phụ nữ thấy có
dấu hiệu mang thai
trong vòng 1 tuần sau khi thụ thai. Đối với một số khác thì các dấu
hiệu mang thai có thể phát triển trong vài tuần hoặc không có biểu hiện
gì cả. Dưới đây là danh sách một số các dấu hiệu có thai. Nếu bạn
thường xuyên quan hệ tình dục và thấy có các dấu hiệu này, nên kiểm tra
để biết mình có thai hay không.
1. Chảy máu dưới da:
Chảy máu dưới da là một trong các dấu hiệu sớm nhất của thời kỳ mang
thai. Khoảng 6-12 ngày sau khi thụ thai, bào thai sẽ tự cấy vào thành
dạ con. Một số phụ nữ sẽ thấy những đốm máu nhỏ cũng như bị chuột rút.
Các nguyên nhân khác: có kinh nguyệt thật sự, kinh nguyệt thay đổi,
thay đổi về thuốc tránh thai, nhiễm bệnh hoặc bị trầy da do giao hợp.
2. Trễ hoặc thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt
Trễ hoặc mất kinh nguyệt là dấu hiệu phổ biến nhất của thời kỳ mang
thai khiến phụ nữ phải kiểm tra xem mình có thai hay không. Khi bạn có
thai, chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo của bạn sẽ bị mất. Nhiều phụ nữ có
thể bị chảy máu trong khi mang thai, nhưng nhìn chung là xảy ra trong
thời gian ngắn hoặc nhẹ hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Các nguyên
nhân khác: tăng/giảm cân quá mức, mệt mỏi, các vấn đề về hóc môn, căng
thẳng, do ngưng sử dụng thuốc tránh thai, hoặc cho con bú.
3. Ngực căng, đau nhức
Ngực căng hoặc đau nhức là một dấu hiệu mang thai, có thể bắt đầu
ngay từ 1-2 tuần sau khi thụ thai. Phụ nữ có thể nhận thấy được những
thay đổi ở ngực, chúng trở nên nhạy cảm hơn, đau hoặc căng lên. Các
nguyên nhân khác: Mất cân bằng hóc môn, thuốc tránh thai, sắp có kinh
nguyệt cũng làm cho ngực căng hoặc đau nhức.
4. Mệt mỏi
Cảm giác mệt mỏi là một dấu hiệu mang thai, dấu hiệu này cũng có thể
bắt đầu ngay tuần đầu sau khi thụ thai. Các nguyên nhân khác: Căng
thẳng, kiệt sức, trầm cảm, cảm cúm thông thường, hoặc các chứng bệnh
khác cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
5. Nôn, nghén
Dấu hiệu mang thai thường có này thường xuất hiện từ tuần thứ 2-8
sau khi thụ thai. Một số phụ nữ may mắn không phải trải qua giai đoạn
nghén, trong khi nhiều người khác sẽ phải cảm thấy nôn nao suốt hầu hết
thời gian mang thai. Các nguyên nhân khác: Ngộ độc thực phẩm, căng
thẳng hoặc rối loạn dạ dày cũng có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn.
6. Đau lưng
Đau phần lưng phía dưới có thể là dấu hiệu xuất hiện đầu thời kỳ
mang thai; tuy nhiên, phụ thường bị đau lưng suốt toàn bộ thời gian
mang thai. Các nguyên nhân khác: Sắp có kinh nguyệt, căng thẳng, các
bệnh khác ở lưng, và căng cơ bắp hoặc căng thẳng thần kinh.
7. Đau đầu
Sự tăng đột biến lượng hóc môn trong cơ thể có thể khiến bạn đau đầu
vào đầu thời kỳ mang thai. Các nguyên nhân khác: Thiếu nước, mất lượng
cafein, sắp có kinh nguyệt, căng mắt, hoặc các bệnh khác có thể là
nguyên nhân của chứng đau đầu kinh niên.
8. Đi tiểu thường xuyên
Khoảng 6-8 tuần sau khi thụ thai, bạn có thể nhận thấy mình hay đi
tiểu. Các nguyên nhân khác: Nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường,
uống nhiều nước hoặc uống quá nhiều thuốc lợi tiểu.
9. Núm vú trở nên sẫm màu
Nếu bạn mang thai, vùng da quanh núm vú sẽ có màu sẫm hơn. Các
nguyên nhân khác: Mất cân bằng hóc môn không liên quan đến việc mang
thai hoặc có thể là ảnh hưởng của lần mang thai trước.
10. Các thực phẩm ăn do nghén
Có thể bạn không có cảm giác thèm dưa chua và kem nhưng nhiều phụ nữ
khác sẽ cảm thấy thèm ăn một số thức ăn nào đó khi họ mang thai. Hiện
tượng này có thể kéo dài suốt thời gian mang thai. Các nguyên nhân
khác: chế độ ăn uống thiếu chất, thiếu một dưỡng chất nào đó, căng
thẳng, trầm cảm hoặc sắp có kinh nguyệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét