Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Các biến chứng nguy hiểm của việc nạo phá thai

Các biến chứng nguy hiểm của việc nạo phá thai


Mấy hôm trước em có đi nạo hút thai. Từ đó đến nay em vẫn chưa thấy có kinh. Em thử thấy lên 2 vạch em rất lo lắng. Em phải làm sao?

Năm nay em 28 tuổi, đã có 1 bé gái đến nay được 20 tháng tuổi. Mấy hôm trước em có đi nạo hút thai 8 tuần vì em chưa muốn có con sớm và do không biết là mình có thai nên khi bị ốm, sốt cao em đã tiêm kháng sinh. Từ khi hút thai đến nay em vẫn chưa thấy có kinh. Em thử thấy lên 2 vạch em rất lo lắng. Em chưa muốn có con bây giờ vì công việc chưa ổn định nhưng ko biết nếu bây giờ mà đi hút thai nữa thì có ảnh hưởng nhiều đến khả năng có con sau này hay không? (Hien Do)

Trả lời:

Chào Hien Do!

Việc nạo phá thai, dù chủ động hay do sẩy thai, nếu được thực hiện tại các cơ sở y tế nhà nước thì tai biến hiếm khi xảy ra. Ngược lại, ở những nơi thực hiện dịch vụ này không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn, không thực hiện theo chuẩn quốc gia, thì phụ nữ thường phải chịu những phương pháp phá thai không an toàn dẫn đến tai biến, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Tỉ lệ trung bình của tai biến và biến chứng của nạo hút thai khoảng 2-10%.
 
 
Các tai biến và biến chứng có thể xảy ra sau khi nạo phá thai: Chảy máu âm đạo nhiều hoặc ứ máu trong tử cung nhiều: gặp trong các trường hợp thai to, tử cung nhão do sanh đẻ nhiều lần; Rách cổ tử cung khi cổ tử cung siết cứng ở người chưa sinh nở; Thủng tử cung do tư thế tử cung bất thường; Tai biến do gây mê, tê hay do dị ứng thuốc(hiếm gặp); Sót nhau, sót thai; Nhiễm trùng; Rong kinh; Dính buồng tử cung gây vô kinh khi tiền sử nạo thai nhiều lần; Vô sinh; Thai ngoài tử cung…

Do đó, để tránh mang thai ngoài ý muốn, bạn cần chủ động chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp, hạn chế tối đa việc phải nạo phá thai, và sau khi phá thai phải áp dụng ngay một biện pháp tránh thai cần thiết.

Tình trạng của bạn sau khi hút thai chưa thấy kinh trở lại và thử que vẫn thấy lên 2 vạch thì có thể bạn bị sót rau hoặc sót thai (do hút “gió” nên thai vẫn phát triển). Bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để các bác sĩ kiểm tra lại nhé.

Chúc bạn may mắn!

Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt - Nguyên nhân và cách điều trị




em năm nay 19 tuổi .chu kỳ nguyệt san của em rất không đều thường thì đến sớm hơn 2 ngày .nhưng những tháng gần đây (4 tháng )thì đến sớm hơn tận 10 ngạy em rất lo mong anh chị có thể trả lời sớm giúp em (trần thị thanh trang)
Trả lời:
Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 - 35 ngày. Trong đó 3 - 5 ngày có kinh. Lượng máu trung bình mất đi sau mỗi lần hành kinh là từ 50 - 150 ml.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều và không ổn định, lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều, mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh thấp hơn mức bình thường (120g/l) là những biểu hiện thường thấy nhất ở những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.

Ở những  người con gái có kinh lần đầu, chu kỳ kinh nguyệt sẽ thay đổi sau lần có kinh đầu tiên. Vòng kinh dài ngắn khác nhau hoàn toàn không phải là những dấu hiệu bất thường gây rối loạn kinh nguyệt. Sau khoảng một năm, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều và ổn định.

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh (từ 45 - 55 tuổi) cũng có nhiều thay đổi. Vòng kinh thường dài hơn và lượng máu mất đi cũng giảm dần. Điều đó là hoàn toàn bình thường.

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ?

Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai.

Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng...

Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.

Kinh nguyệt rối loạn do dâu?

Nhiều chứng bệnh phụ khoa, rối loạn các hoocmôn sinh dục, các bệnh nhiễm khuẩn ở “vùng kín” cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Thần kinh căng thẳng, cơ thể bị xúc động mạnh hay thay đổi về thể trạng, môi trường đột ngột  cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.

Những người mắc bệnh béo phì hoặc quá gầy cần cẩn thận với chứng bệnh này.

Ngoài ra các loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc giảm cân cũng làm thay đổi các hoocmôn sinh dục. Chúng có thể gây rong kinh hoặc tắt kinh trong một thời gian dài.

Khi nào thì cần đi khám bác sỹ?

Nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh của bạn dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sỹ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản.

Ăn uống và sinh hoạt thế nào khi kinh nguyệt rối loạn?

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giầu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát.... Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt...

Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá...

Chúc bạn sức khỏe!
Bs.Thuocbietduoc

Biến chứng do nạo hút thai






tôi đã phá thai 1 lần và 1 năm sau đó tôi lại mang thai lần thứ 2 được 6 tháng nhưng vì phải điều trị bệnh nên tôi lại phải bỏ . liệu sau này tôi có thể mang thai được nữa hay không ? nếu có thể mang thai thì liệu có mẹ tròn con vuông được ko ? sau bao lâu thì nên có thai lại (nguyen ngoc quynh)
Trả lời:
Nạo thai là thủ thuật nhằm chấm dứt sự phát triển của thai trong buồng tử cung.
Những tai biến có thể gặp sau nạo phá thai : Tuỳ vào việc phá thai bừng phương pháp nào mà các tai biến có thể gặp hoặc không, có thể nặng hoặc nhẹ.
Thông thường thủ thuật dùng dụng cụ phá thai dễ gặp các biến chứng như :
Biến chứng gần : gặp ngay sau khi nạo phá thai
 - Băng huyết : Do sót rau, máu chảy nhiều, liên tục, bệnh nhân nhanh chóng có sốc, truỵ tim mạch vì mất máu cấp. Cần khám lại và lấy phần rau sót ra gấp.
- Đau bụng dữ dội sau nạo thai, đau ngày càng tăng, người mệt nhiều, có thể gặp triệu chứng truỵ tim mạch do chảy máu và triệu chứng thủng tạng rỗng như bí đái, bí ỉa, không trung tiện đựơc, bụng cứng như gỗ và bệnh nhân có thể có sốt…Đây là một cấp cứu cần can thiệp sớm, nếu không sẽ gây bién chứng viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết…
- Nhiễm trùng tử cung sau sảy : nhiễm trùng niêm mạc tử cung, bệnh nhân có ra máu hôi kéo dài trên 1 tuần, đau bụng tăng dần, có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, hơi thở hôi, mệt mỏi…Cần phải được điều trị xử trí sớm nếu không sẽ gây biến chứng nhiễm trùng tiểu khung và nhiẽm trùng huyết.
Biến chứng xa :
Đó là viêm dính tử cung, vòi trứng, buồng trứng do nhiễm trùng vùng tiểu khung dẫn đến vô sinh.
Nên hạn chế việc nạo phá thai, nên chọn cho mình một biện pháp tránh thai antoàn nhất là một giải pháp tốt nếu bạn chưa muốn có con vào thời điểm này, tuy nhiên, bạn cũng nên tham vấn ý kiến của bác sĩ sản khoa cũng như bác sĩ điều trị bệnh để có thể chọn lựa phương pháp tránh thai tốt nhất cho mình.
Chúc bạn mạnh khoẻ và hạnh phúc.
BS Phạm Thanh Thuỷ

Các biến chứng nào có thể xảy khi phá thai??

Các biến chứng nào có thể xảy khi phá thai??

Câu trả lời
1 trong số 1
Có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra trong quá trình phá thai như:

Tai biến gây tê - gây mê: Trong gây mê có tai biến khoảng 1/2.000 và tử vong là 1/8.000. Nguyên nhân tử vong có thể do không tôn trọng các chống chỉ định của gây mê, một phản xạ ngưng tim hoặc một sốc dị ứng.

Xuất huyết : Xảy ra chủ yếu trong lúc can thiệp và trong vòng một giờ khi phá thai trước 8 tuần vô kinh. Khoảng 0.05 % có xuất huyết quá 500 ml. Chúng có thể là hậu quả của tử cung xơ hoá, rối loạn đông máu và của hút thai không trọn. Tần số của chúng tăng theo tuổi thai và gây tê làm giảm nguy cơ này.

Thủng tử cung : Chẩn đoán thủng tử cung không phải lúc nào cũng dễ, nhưng người ta có thể nghi ngờ khi nong cổ tử cung, khi đo buồng tử cung, khi hút thai thấy xuyên qua rất xa và không gặp tắc nghẽn một cách dễ dàng. Siêu âm có thể giúp chẩn đoán trong trường hợp này.

Máu tụ : Thường xảy ra trong giờ đầu sau phá thai và có thể điều trị dễ dàng bằng nong cổ tử cung và hút lại.

Rách cổ tử cung : Hiếm gặp và thường lành tính, thường rách một phần cổ tử cung, chảy máu ít và để lại một sẹo không quan trọng cho tương lai sản phụ khoa.

Sốc do đau : Xuất hiện thường nhất trong quá trình nong cổ tử cung. Nó được dự phòng dễ dàng bằng một thuốc tiền mê, thuốc tê hoặc đơn giản nhất là thông tin chính xác và quan tâm thăm hỏi người bệnh.

Sót nhau : Gây rong huyết dây dưa, tử cung không co hồi về mặt lâm sàng và siêu âm thấy các hình ảnh tăng âm.

Nhiễm trùng : Các biến chứng nhiễm trùng này có thể được biểu hiện ở một phản ứng đơn giản là sốt, nhưng nó có thể là viêm nội mạc tử cung (tử cung nhạy cảm đau, tăng thân nhiệt) mà nó có thể lan tỏa ra các cấu trúc lân cận (viêm tấy dây chằng rộng, viêm phần phụ, viêm phúc mạc chậu) hoặc qua đường máu (nhiễm trùng huyết).

Ảnh hưởng đến vô sinh sau này : Tần số vô sinh thứ phát do phá thai là rất khó đánh giá và nguy cơ cao ở phụ nữ có thai lần đầu. Vô sinh thường do nhiễm trùng sau phá thai có khả năng dẫn đến tắc nghẽn vòi trứng hai bên hoặc gây ra thai ngoài tử cung. Dính buồng tử cung thường gặp nhất sau nạo thai hơn là sau hút thai và chủ yếu là khi nạo lại trong trường hợp sốt.

Biến chứng tâm thần và tâm lý : Chúng có độ nặng và triệu chứng rất thay đổi. Thường có cảm giác tội lỗi sau phá thai.

Nữ bác sỹ tự quay cảnh ái ân để tố giác sếp

Nữ bác sỹ tự quay cảnh ái ân để tố giác sếp


Nu bac sy tu quay canh ai an de to giac sep
TP - Nhân vật chính trong những đoạn clip sex là 2 bác sỹ công tác tại một trung tâm y tế thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Một là nữ nhân viên dưới quyền, người còn lại là giám đốc trung tâm.
Cho vợ 3 lần quan hệ để quay clip
Trưa 16-4, bác sỹ H.M.H. (bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh của một bệnh viện ngành, đóng tại đường Minh Khai, Hà Nội) nói, anh đau lòng khi phải công bố những đoạn phim quay cảnh vợ mình ái ân với cấp trên trong nhà nghỉ.
Trong đó, có một đoạn clip do anh H. cùng vài thanh niên đạp cửa nhà nghỉ xông vào bắt quả tang vợ mình ái ân với cấp trên. Bác sỹ H. cho biết, việc vợ ngoại tình có lúc khiến anh phải nhập viện tâm thần.
Vợ anh ân hận, đã uống thuốc ngủ tự tử, nhưng bất thành. Vợ chồng hai bác sỹ có những lúc bất hòa, đỉnh điểm là kéo nhau tới tòa. “Nhưng vì hai đứa con và mục tiêu lớn hơn, tôi đã dằn lòng lại, chưa thể ly hôn”, bác sỹ H. nói.
Vợ anh là bác sỹ H.T.B.N. (sinh năm 1972), công tác tại Trung tâm Y tế Đường bộ 2 (Thuộc Khu Quản lý Đường bộ 2, Tổng cục Đường bộ VN).
Chiều 16-4, trao đổi với PV Tiền Phong, chị N. xác nhận, đã tự tay quay lại những cảnh ái ân của mình với giám đốc trung tâm.
Tuy nhiên khi được hỏi nếu căn cứ vào nội dung clip, không có vẻ gì người trong cuộc bị cưỡng ép, chị N. nói: “Phải nén lại lòng thù hận”. Sự thù hận theo cách nói của bác sỹ N. là bị giám đốc trung tâm y tế đối xử bất công trong công việc.
Tuy nhiên, chị N. thú nhận từng có tình cảm với sếp và không chịu được những “tấn công dồn dập” của sếp trong những lần đi công tác hoặc sự đụng chạm cố ý mỗi lần gần gũi.
Sau, do chồng (bác sỹ Hoàng Mạnh H.) phát hiện nên chị muốn chấm dứt cuộc vụng trộm, nhưng không được. “Tôi đã từng tự vẫn bằng thuốc ngủ vì xấu hổ”, nữ bác sỹ N. nói.
Thế là, anh chồng bàn với vợ phải quay các clip cảnh ái ân để làm bằng chứng. “Tôi cắn răng cho vợ mình thêm 3 lần quan hệ với cấp trên để lấy bằng chứng”, bác sỹ H cho biết. Theo những nội dung clip mà vợ chồng bác sỹ cung cấp, có cảnh nữ bác sỹ N tự chỉnh máy quay từ trong nhà vệ sinh cho tới khi lên giường (trong đó, nhiều lần chỉnh ống kính hướng về phía giường).
Lời thoại giữa 2 nhân vật trong clip hết sức thân mật (từ chuyện đi họp ra sao, món quà đầu tiên do chồng bác sỹ tặng vợ là gì...). Sếp và nữ nhân viên nói chuyện khoảng hơn 20 phút trước và trong khi trút bỏ xiêm y.
Dính thuốc mê?
Clip thứ 2 là cảnh đám người đạp cửa phòng ngủ (tại một nhà nghỉ) xông vào với máy ảnh, máy quay phim. Hình ảnh quay rõ nét người đàn ông trần truồng, mặt bị chảy máu, tấy đỏ do bị anh H. đánh.
Tiếng một người đàn ông (bác sỹ H. tự nhận là giọng mình) rít lên liên hồi: “Thế này là thế nào, rửa sạch đi, rửa xong ra tao nói chuyện với mày. Gia đình tao khổ vì mày lắm rồi. Con tao đứa quấy khóc, đứa bỏ học”.
Người đàn ông trong clip, là giám đốc trung tâm, sếp của vợ anh H., nói: “Cứ ngồi xuống nói chuyện đàng hoàng. Tôi có khuyết điểm, tốt nhất 2 anh em về trao đổi với nhau”.
Tiếng người đàn ông quay camera nói tiếp: “Mày thích nói chuyện giang hồ hay với cơ quan pháp luật”.
Và cuối cùng một giải pháp được đưa ra: Người đàn ông mình trần như nhộng phải viết tường trình. Sau đó tiếng người chồng lại rít lên, có lúc nấc nghẹn: “Từ tháng 3 tới giờ, tao thuê thám tử tư hết 150 triệu đồng theo dõi...”.
Chiều cùng ngày, trao đổi với PV Tiền Phong, nhân vật bị 2 vợ chồng bác sỹ tố bằng clip sex và đơn từ, Giám đốc Trung tâm Y tế Đường bộ 2 Nguyễn Mạnh Cường, khẳng định: “Vợ chồng nhà nó là đồ lừa đảo, âm mưu thâm độc tống tiền và đòi chức Phó Giám đốc Trung tâm. Con vợ nó (ý nói bác sỹ N.) là em đứa bạn tôi. Mọi việc trước đây đã được hòa giải và cả 2 bên viết cam kết không tiết lộ bất cứ điều gì ra bên ngoài”.
Khi được hỏi sự thật về clip sex, ông Cường cho biết: “Hôm đó tiệc tất niên, nó ép uống 2 cốc bia, tôi đã không biết gì và bị lột quần áo. Chứ nói thật, anh em mình đàn ông, chỉ cần 200 nghìn đồng, ra ngoài kia đầy ra”.
Tuy nhiên, căn cứ nội dung một clip, không có vẻ gì là ông Cường bị dính thuốc mê.

Sẽ thanh tra theo đơn tố cáo
Đại diện Công an huyện Văn Giang (Hưng Yên)-nơi Trung tâm Y tế Đường bộ 2 đóng trên địa bàn, khẳng định trước đây có việc 2 bên hòa giải: “Đó là câu chuyện của ngành dọc, chúng tôi không can thiệp”.
Trưa 16-4, Phó Tổng GĐ Khu Quản lý Đường bộ 2 Nguyễn Xuân Lâm cho biết đã nhận được đơn tố cáo của vợ chồng bác sỹ H-N và sẽ cho thanh tra trong 15 ngày theo quy định.

biến chứng vì phá thai bằng que

Một sản phụ gặp biến chứng vì phá thai bằng que
(Dân trí) - Bà lang Ẻ đưa đoạn que được “phù phép” dài khoảng 4cm vào tử cung của sản phụ ngoáy 3 lần… và hậu quả là 1 sản phụ nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Điều đáng nói là cách làm này đã từng gây ra nhiều ca biến chứng cách đây 5 năm.
Bà Ẻ ra vườn bẻ cành cây vào minh chứng cho phương pháp phá thai của mình.
Sau sự việc sản phụ B.T.H (42 tuổi ở xóm Côm, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn) băng huyết, nhiễm trùng, phải truyền 6 đơn vị máu vì muốn phá thai 4 tháng tuổi, đoàn thanh tra Sở Y tế Hòa Bình đã đến kiểm tra nơi chị H. phá thai. Đó là nhà của bà Bùi Thị Ẻ (80 tuổi, ở xóm Cọi, xã Yên Phú, Lạc Sơn).

Tại đây, bà É không hề giấu giếm, thậm chí còn rất hãnh diện khi nói về nghề của mình. Bà mô tả ngay phương pháp của mình khi được hỏi bằng cách ra vườn bẻ một cành cây nhỏ dài khoảng 4cm, đường kính 1cm và gọi là cây nọc rồi đặt lên bàn thờ để chài vào chiếc que. Sau đó dùng que này chọc vào tử cung của sản phụ ngoáy 3 lần và cho sản phụ về.  

Bà É cho biết bắt đầu nghề này từ năm 35 tuổi và do mẹ đẻ truyền lại và làm là để vì sức khỏe!?

Về trường hợp biến chứng của chị H., bà É cho biết chị H. là cháu dâu. Bà đã từng từ chối phá thai này nhưng chị H. nài nỉ quá. Trước đó, chị H. cho biết chị chọn bà Ẻ vì ngại lên tuyến tỉnh tốn kém (tuyến huyện chỉ nhận những trường hợp thai dưới 12 tuần tuổi còn lại phải lên tuyến tỉnh).
Đoàn Thanh tra Sở y tế Hòa Bình làm việc với bà Ẻ.
Đoàn thanh tra Sở y tế đã yêu cầu bà phải cam kết chấm dứt việc hành nghề trái phép.

Trên thực tế, các ca biến chứng do phương pháp phá thai này đã từng xảy ra năm 2006 và đã phải làm cam kết không thực hiện công việc này.

Chị Phạm Thị Hương, Phó trưởng khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lạc Sơn cho biết: “Trước đây “cơ sở nạo phá thai” của bà ở ngoài chòi cá, giờ xã đã lấy lại bà về ở với con trai nên bà cũng hạn chế làm do chính quyền địa phương ngăn cấm, và con trai bà cũng không cho làm”.

 “Sau sự việc của chị H., tôi cũng sợ lắm rồi. Đã có mấy người tới nhờ phá thai nhưng tôi dắt tay đuổi ra khỏi nhà, tôi hứa sẽ không làm nghề này nữa”, bà Ẻ cam kết tại buổi làm việc với đoàn thanh tra.

Chúng tôi ra về, nhưng trong lòng vẫn canh cánh lỗi lo, liệu bà Ẻ có thực hiện theo đúng cam kết, liệu có còn sản phụ nào là nạn nhân của hành vi phá thai bằng que…? Tôi chợt nhớ lại lời bà nói: nghề này chỉ truyền cho con gái, không truyền cho con trai, mà bà chỉ có một con trai duy nhất, hy vọng rằng sẽ không còn “hậu duệ” nào của bà xuất hiện.

Chế độ ăn khi mang thai

Tại BV Phụ sản T.Ư hàng năm có nhiều trẻ em chào đời dưới 2,5kg, tức là ở mức suy dinh dưỡng. Nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng suy dinh dưỡng bào thai là do thai phụ ăn uống không hợp lý.
Chế độ ăn cho người mẹ khi mang thai
Mẹ ăn uống không hợp lý sẽ làm con bị suy dinh dưỡng trong bào thai. Ảnh: Daily mail
TS Nguyễn Viết Tiến – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư - cho biết: Trong thời kỳ mang thai chế độ ăn của người mẹ có vai trò quan trọng trong việc quyết định sự phát triển của thai nhi.
TS Tiến khuyên các sản phụ:Tăng thêm năng lượng: Nhu cầu năng lượng của bà mẹ có thai 6 tháng cuối là 2.550 Kcal/ngày. Để đạt được mức tăng này, người mẹ cần ăn thêm 1 đến 2 bát cơm.
Bổ sung chất đạm và chất béo giúp phát triển cơ thể cho thai nhi: Khi mang thai nhu cầu chất đạm ở người mẹ tăng lên giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Ngoài cơm (và lương thực khác) ăn đủ no, bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo.
Trước hết cần chú ý đến nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng lạc. Đây là những thức ăn có chất béo giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu (vitamin A,D,E).
Chất đạm động vật đáng chú ý là các loại thủy sản như tôm, cua, cá, ốc... nên ăn thêm thịt, trứng, sữa. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối: 70g/ngày.
Bổ sung vitamin, chất khoáng và các yếu tố vi lượng: Trong thời kỳ có thai, người mẹ nên ăn các loại thức ăn, thực phẩm có nhiều vitamin C như rau, quả, các loại thức ăn có nhiều canxi, photpho (cá, cua, tôm, sữa...) để giúp cho sự tạo xương của thai nhi. Các thức ăn có nhiều sắt như thịt, trứng, các loại đậu đỗ... để đề phòng thiếu máu.
Trong chế độ ăn, người mẹ không nên kiêng khem, nhưng cũng cần chú ý một số vấn đề nên hạn chế trong ăn uống như: Không nên dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc... Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm.
Gạo nên chọn loại gạo tốt, không xay xát quá trắng vì sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B1, chống bệnh tê phù. Phụ nữ mang thai cũng nên ăn các loại rau như rau ngót, rau muống, rau dền, xà lách..., có nhiều vitamin C và caroten.
Các loại quả chín như chuối, đu đủ, cam, xoài,... cũng rất cần thiết cho bà mẹ vì vậy nên ăn thêm quả hàng ngày.
Thái Hà

Phòng tránh đau bụng và tiêu chảy khi mang thai

Phòng tránh đau bụng và tiêu chảy khi mang thai

Hỏi: Tôi đang mang thai 9 tuần, tuy nhiên trong thời gian mang thai bụng tôi rất yếu, ăn gì cũng dễ bị đau bụng tiêu chảy. Xin cho hỏi các cách để phòng tránh căn bệnh này, nên ăn uống thế nào cho hợp lý và nếu lỡ bị tiêu chảy khoảng 4 lần một ngày trở lên thì nên uống thuốc gì mà không có hại cho bé.
Phòng tránh đau bụng và tiêu chảy khi mang thai
Trả lời: Khi có thai sẽ có sự thay đổi về hệ tiêu hóa. Muốn đề phòng tiêu chảy, thai phụ cần nên tuân thủ nguyên tắc lựa chọn các thức ăn hợp vệ sinh và dễ tiêu hóa (không nên ăn thức ăn nhiều đường, mỡ, gia vị…). Khi bị tiêu chảy, bạn nên uống bù nước nhiều và cho thêm chút muối vào thức uống. Nếu tiêu chảy tự cầm sau 4 – 5 lần thì bạn không cần phải uống thuốc gì, còn nếu nhiều hơn bạn phải đến cơ sở y tế để được điều trị mà không nên tự động dùng bất cứ loại thuốc gì.

Đau bụng dưới khi mang thai

Đau bụng dưới khi mang thai

Hỏi: Xin chào bác sĩ. Em đang mang thai bé đầu lòng và cũng biết rằng mang thai rất cần phải cẩn thận giữ gìn. Trong thời gian gần đây em có một số hiện tượng thỉnh thoảng đau bụng dưới. Xin bác sĩ tư vấn giúp là như vậy có nguy hiểm gì không? Và nếu có thì em nên làm thế nào? Cảm ơn bác sĩ.
Đau bụng dưới khi mang thai
Hãy lưu ý các dấu hiệu đi kèm nếu bạn đau bụng dưới khi mang thai
Trả lời: Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm hay không còn tùy vào các triệu chứng hoặc dấu hiệu đi kèm với nó. Trong những tuần đầu của thai kỳ, thường bạn sẽ thấy bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe. Đây là điều rất bình thường.
Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh. Vấn đề này cũng hết sức bình thường.
Tuy nhiên nếu đau bụng dưới có kèm theo các dấu hiệu sau thì bạn phải ngay lập tức đi gặp bác sĩ:
  • Đau kéo dài và đau dữ dội
  • Có chảy máu âm đạo
  • Sốt cao, co giật
  • Đi tiểu thấy rát, khó chịu và tức ở khu vực xương chậu
Nếu là những cơn đau bình thường và không thường xuyên bạn có thể thực hiện một số động tác sau sẽ rất có ích:
- Hãy ngồi xuống, nhấc cao chân và thư giãn. Khi cảm thấy đau nhói, nghỉ ngơi sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu.
- Khi trở dậy, hãy nghiêng người và dậy từ từ. Dùng tay làm điểm tựa. Điều này sẽ giúp giảm áp lực chơ cơ bụng dưới.
- Nếu tính chất công việc phải ngồi nhiều thì hãy thường xuyên đứng dậy đi lại.
- Vào những tháng mùa hè nóng nực, hãy luôn uống nước để tránh bị khử nước.
- Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng mà có thể gây trở ngại cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là vào bữa tối.
Ngoài ra hãy luôn nhớ thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe của bạn cho bác sĩ khám trực tiếp
Bạn thích bài viết này? Hãy chia sẻ với mọi người:

Đau bụng khi mang thai

Nguy hiểm từ đau bụng khi mang thai


Trong một số trường hợp, nếu không được cấp cứu kịp thời, bà bầu sẽ bị nguy hiểm về tính mạng.
Nguy hiểm từ đau bụng khi mang thai

Đau bụng khi mang thai có bình thường?

Trong một vài trường hợp, đau bụng khi mang thai là triệu chứng phiền toái chung ở bà bầu. Nó có thể vô hại song cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu sự nguy hiểm.
Dưới đây, chúng tôi mô tả một vài nguyên nhân chung gây ra chứng đau bụng cho bà bầu nhưng điều này chỉ giúp bạn nhận diện nó chứ không dạy bạn tự chẩn đoán. Nếu như bạn trải qua những cơn đau bụng cùng với bị co rút, ra máu, sốt, lạnh, dịch nhầy âm đạo tiết ra ồ ạt, choáng ngất, khó chịu khi tiểu tiện, nôn mửa hoặc buồn nôn, không có dấu hiệu ngừng sau một vài phút, bạn nên gọi cho bác sỹ.

Một vài nguyên nhân gây ra chứng đau bụng ở bà bầu:

Chửa ngoài dạ con

Chửa ngoài dạ con nảy sinh khi sự thụ thai xảy ra bên ngoài dạ con. Nó thường gây ra những cơn đau sau khoảng 6-7 tuần tính từ thời điểm thụ thai.
Nếu không được điều trị, có chửa ngoài dạ con có thể đe dọa tới tính mạng của bạn. Gọi cho bác sỹ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây: bụng và xương chậu đau hoặc trở nên sưng tấy, âm đạo ra máu hoặc dịch nhầy ồ ạt có thể màu nâu hoặc đỏ, đau khi cử động hoặc đau ruột khi ho, đau vai.

Sảy thai

Sảy thai thường xảy ra vào trước tuần thứ 20. Âm đạo ra máu là đặc điểm đầu tiên. Theo sau là đau bụng trong một vài giờ hoặc cả ngày.
Máu có thể ít hoặc nhiều. Những cơn đau bụng có cảm tưởng như là những cơn co rút nhói hoặc âm ỉ thêm vào nữa là đau vùng lưng dưới hoặc xương chậu.

Sinh non

Bạn có thể sinh non nếu có những cơn co trước tuần thứ 37 của thai kỳ.
Gọi bác sỹ khi có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây:
  • Sự tăng lên dịch nhầy nơi âm đạo hoặc thay đổi dịch nhầy, trở nên ướt hơn, có máu, hơi hồng hoặc đỏ.
  • Máu ra ở âm đạo.
  • Đau bụng, bị co thắt, có hơn 4 cơn co thắt trong vòng 1 giờ. Ngay cả không đau bạn cũng cần phải chú ý.
  • Sự tăng áp lực vùng xương chậu.
  • Đau lưng dưới, đặc biệt là nếu bạn không có bệnh đau lưng trước đó.

Gãy nhau thai

Gãy nhau thai là một triệu chứng nguy hiểm đặc biệt là trong thời điểm trước khi bé sẵn sàng chui ra khỏi bụng mẹ.
Triệu chứng thường gặp:
  • Gãy nhau thai diễn ra bất ngờ và thường đi kèm với việc ra máu đầu tiên. Khi tiểu có thể bị đau, đau lưng, thường xuyên có cơn co thắt.
  • Giảm hoạt động của thai nhi.
  • Một số trường hợp khác, ra máu không phải là triệu chứng đầu tiên; thay vào đó, thai phụ sẽ bị vỡ nước ối trước khi có dấu hiệu ra máu.
  • Ngoài ra, còn xuất hiện những triệu chứng chung là: tử cung mềm, cơn co cơ thường xuyên và không dứt, giảm hoạt động của thai. Thai phụ nên đi khám sớm nếu phải đối mặt với những biểu hiện kể trên.

Nhiễm khuẩn đường tiểu

Triệu chứng: nhiễm khuẩn bàng quang, đau và nóng rát khi tểu; đau bụng dưới và khó chịu ở xương chậu; tiểu nhiều và tiểu không kiểm soát; nước tiểu có mùi chua, vẩn đục như đám mây và có thể lẫn với máu. Nếu đi khám nếu thai phụ có các biểu hiện kể trên vì nếu không, nhiễm trùng đường tiểu có khả năng dẫn tới nhiễm trùng bàng quang, ảnh hưởng đến thận và gây sinh non.
Triệu chứng khi thận đã bị nhiễm khuần: sốt cao, ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi; đau ở lưng dưới hoặc một bên xương sườn (có khi là cả hai bên); nôn và buồn nôn, nước tiểu có lẫn máu.

Tiền sản giật

Có thể gây rối loạn mạch máu, ảnh hưởng đến những cơ quan trong cơ thể như thận, gan và nhau thai. Sau tuần thứ 20, thai phụ có khả năng mắc tiền sản giật nếu có huyết áp cao, protein trong nước tiểu; sưng phù ở mặt, quanh mắt, sưng nhẹ ở tay và đột nhiên phù ở chân và mắt cá chân. Nếu mắc tiền sản giật nặng, thai phụ sẽ bị đau căng bụng trên, đau đầu trầm trọng, thị giác thay đổi, buồn nôn và nôn.

Một số nguyên nhân khác ít nguy hiểm hơn

  • Táo bón: Gây nên tình trạng khó chịu, đau bụng trong một thời điểm nhất định của thai kỳ. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn hoặc do thai nhi lớn lên, gây sức ép lên dạ dày và ruột, khiến hệ tiêu hóa bị yếu đi.
  • Căng dây chằng: Dẫn tới đau ở một hoặc cả hai bên bụng dưới, ở háng và thường xuất hiện trong quý II của thai kỳ. Thời kỳ này, các dây chẳng bị giãn ra do phải nâng đỡ trọng lượng mỗi ngày mỗi to của thai nhi.
    Cơn đau khởi phát khi thai phụ đột ngột thay đổi vị trí như lúc trở dậy khỏi giường, đứng lên từ một chiếc ghế hoặc khi ho hay lúc bước ra khỏi bồn tắm. Ngoài ra, cơn đau cũng xuất hiện sau một ngay hoạt động nhiều, sau khi đi dạo hoặc tham gia các bài thể dục. Nên đi khám nếu cơn đau còn tái diễn ngay cả khi bạn đã tìm cách nghỉ ngơi.
  • Cơn co Braxton – Hicks: Còn được gọi là cơn chuyển dạ giả. Đến tuần thứ 37 (hoặc trước đó), các cơn co này có thể xuất hiện thường xuyên, liên tục và gây đau bụng. Nên đi khám nếu cơn co kèm theo đau lưng dưới; cơn co kéo dài hơn một giờ đồng hồ dù nó không gây đau hoặc bất kỳ dấu hiệu nào nghi là chuyển dạ sớm.