Siêu âm thai như thế nào cho đúng?
Chín tháng đợi chờ, đứa con trong bụng liệu có khỏe mạnh hay không? Người mẹ muốn giải đáp mọi nghi ngờ sẽ phải đi kiểm tra thường xuyên bằng việc siêu âm thai. Mục đích chính của siêu âm thai là đánh giá tình trạng chung, phát hiện bệnh hoặc dị tật bẩm sinh của thai nhi để có hướng xử lý kịp thời. Việc siêu âm thai không hề làm ảnh hưởng đến thai nhi.Thai phụ cần đi siêu âm thai để biết tình hình sức khỏe thai nhi
Một thai phụ cần tiến hành siêu âm thai tối thiểu 3 lần.
Lần 1: Khi thai được 6-12 tuần tuổi.
Đây là lần siêu âm cần thiết đối với các thai phụ. Lần siêu âm thai này sẽ cho bạn biết các thông tin:
- Xác định có thai hay không, thai ở trong hay ngoài tử cung.
- Tuổi thai và dự đoán ngày sinh.
- Số lượng thai nhi.
- Kiểm tra sự phát triển của thai.
Lần 2: Khi thai được 12-14 tuần tuổi.
Đây là thời điểm thuận lợi nhất để phát hiện các dị tật ở thai. Các bác sĩ sẽ siêu âm để đo độ mờ da gáy của thai nhi để từ đó xác định xem đứa trẻ khi ra đời có nguy cơ mắc hội chứng Down hay không. Việc đo độ mờ da gáy phối hợp với xét nghiệm PAPPA và Beta HCG máu mẹ sẽ giúp phát hiện 90% trẻ Down, đây là phương pháp giúp tầm soát hiệu quả hội chứng Down nhất hiện nay.
Ngoài ra, việc tiến hành siêu âm thai trong giai đoạn này còn giúp phát hiện được những bất thường về cấu tạo các bộ phận cơ thể quan trọng của thai như hộp sọ, não, xương, chân tay, ngực, phổi, tim, da bụng, gan, thận, ruột, bàng quang…của thai nhi để có hướng xử lý kịp thời.
Lần 3: Khi thai được khi thai được 16-20 tuần tuổi.
Đây là lần siêu âm mà hầu hết các bà mẹ đều thấy phấn khích, không chỉ vì đây là cột mốc quan trọng mà còn vì lúc này bé yêu không còn là một hình hài mơ hồ mà sẽ trông giống một đứa trẻ hơn!
Lần siêu âm thai này các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra.
- Đầu của bé để xem có bất kỳ vấn đề gì về não hay có bị hở hàm ếch không.
- Xương sống và bụng của bé để biết chắc mọi thứ nằm đúng vị trí và đã phát triển.
- Kích thước và hình dạng của thai nhi.
- Dạ dày, là bộ phận bạn nhìn thấy ở phía dưới tim. Bạn có thể nhìn thấy một ít nước ối mà bé đã nuốt, nó trông giống như một bong bóng màu đen nằm trong bụng bé.
-Thận và bàng quang của bé.
- Tay và chân của bé, mặc dù bác sĩ có thể sẽ không đếm số ngón tay và ngón chân.
- Nhau thai, cuống rốn và nước ối.
- Kích thước đầu, bụng và xương đùi để đảm bảo rằng chúng đang phát triển bình thường.
Lần siêu âm mở rộng: Khi thai được 30-32 tuần tuổi.
Thai phụ sẽ được tiến hành siêu âm màu, đánh giá tình trạng sức khoẻ thai nhi bằng việc đo các thông số Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa. Đồng thời, siêu âm vào lúc này có thể phát hiện kịp thời tình trạng thai bị suy hay chậm phát triển. Từ đó các bác sĩ có thể:
- Chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung chậu người mẹ…từ đó có thể tiên lượng được cuộc sinh sắp tới dễ hay khó, có nguy cơ gì?
- Bác sĩ có thể phát hiện được những thai kỳ nguy cơ cao và từ đó cho nhập viện sớm trước ngày dự sinh.
- Cho nhập viện, mổ chủ động khi thai đủ trưởng thành (38 tuần) đối với những trường hợp phải sinh mổ như: nhau tiền đạo, ngôi mông con to, khung chậu hẹp, vết mổ lấy thai cũ…
Liên hệ để được bác sĩ tư vấn thêm.
Y khoa Việt Pháp
Địa chỉ: 112-phố Mai dịch - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: 0466741651
Di động: 0988410350 (Bs Cường)