Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Đi khám thai lần đầu

Để tránh tình trạng trên, bạn nên đi khám thai sớm để biết thai kì phát triển khỏe mạnh hay không để can thiệp kịp thời.
Theo các chuyên gia khoa sản: “Ngay khi nghi ngờ mình có thai với các dấu hiệu như trễ kinh và dùng que thử thai thấy có hai vạch hồng, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Điều này giúp chẩn đoán thai bình thường hay có vấn đề như nằm ngoài tử cung, không có tim thai… để có biện pháp xử lý. Lần khám này nên thực hiện trước khi thai kỳ được tám tuần.
Lần khám thai đầu tiên rất quan trọng vì bác sĩ sẽ dự đoán tuổi thai, xác định ngày dự sinh. Việc khám thai trong ba tháng đầu thai kỳ giúp chẩn đoán được ngày dự sinh chính xác hơn những tháng giữa và cuối thai kỳ.
Cần chuẩn bị gì cho lần khám đầu tiên?
- Viết tất cả những câu hỏi về các vấn đề bạn quan tâm và mang chúng theo khi đi khám. Đề cập tới tất cả những cảm xúc của bạn, những lo lắng, băn khoăn, tất cả những vấn đề nhỏ nhặt nhất để được sự giải đáp của bác sỹ.
- Bạn cũng nên mang theo những đơn thuốc bạn đang uống, bao gồm cả những đơn thuốc sử dụng vitamin tổng hợp. Bác sỹ sẽ khuyên bạn có nên tiếp tục dùng hay không, dùng thế nào an toàn.
- Nhìn lại lịch và ghi chú ngày đầu tiên bạn có kinh lần cuối là khi nào. Bác sỹ sẽ căn cứ vào đó để ước lượng độ tuổi thai nhi. Nếu bạn quên, hoặc bạn không có kinh nguyệt thường xuyên thì bác sỹ sẽ siêu âm và biết được thai nhi đang trong giai đoạn nào.
- Dành thời gian để xem lại tiền sử bệnh tật của gia đình và chồng bạn. Nếu bạn nghi ngờ người nào trong gia đình có tiền sử bệnh thần kinh, bệnh di truyền thì nên kiểm tra lại thông tin đó. Bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn khám nếu gia đình bạn có ‘vấn đề’.
Nên hỏi bác sĩ những vấn đề gì?
- Tôi nên ăn loại thực phẩm và cần tránh loại nào? Tôi có thể đi du lịch vào lúc này không? Tùy tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi, bác sĩ sẽ tư vấn những điều nên làm.
- Quan hệ vợ chồng trong lúc mang thai cần sự nhẹ nhàng và đúng tư thế? Nếu cảm thấy lo lắng, bạn đừng ngại hỏi bác sĩ để được tư vấn cách quan hệ đảm bảo an toàn cho bạn và thai nhi.
- Bạn có triệu chứng hay vấn đề gì bất thường kể từ kỳ kinh nguyệt cuối hay từng có vấn đề gì về sản phụ khoa không?
- Đây là lần mang thai thứ mấy? Nếu là lần thứ hai, bác sĩ sẽ hỏi bạn lần mang thai trước có gặp vấn đề như bỏ thai, sẩy thai không? Lần trước sinh thường hay mổ?
- Bạn có bệnh mãn tính nào không? Bạn dùng thuốc gì để chữa bệnh?
- Bạn có uống thuốc, thực phẩm chức năng nào trước khi mang thai?
- Gia đình bạn có người nào bị bệnh hiểm nghèo có khả năng lây hoặc di truyền không?
Những lưu ý nhỏ
Vì bạn chưa có inh nghiệm khám thai nên có thể sẽ phải chờ lâu nên trước khi đi hãy gọi điện sớm cho bác sĩ để đặt chỗ và hỏi khi nào đến là vừa nhất. Bạn cũng nên đi cũng với chồng để được an ủi và có cảm giác yên tâm hơn.
Hãy lưu ý chuẩn bị tất cả những câu hỏi hoặc những vấn đề cần hỏi bác sĩ trước và ghi lại để không bị quên vì thời gian khám thường diễn ra rất nhanh.
Đọc tiếp:

Một vài lời khuyên dinh dưỡng trong 3 tháng đầu

Mười dấu hiệu có thể bạn đang mang thai.

Sổ khám thai để làm gì và sử dụng như thế nào ?

Lịch khám thai, siêu âm thai, bổ sung vi chất và tiêm phòng

Những yếu tố gây hại cho tinh trùng, trứng và thai nhi

Những yếu tố gây hại cho tinh trùng, trứng và thai nhi


1. Nhiệt độ môi trường

Người mẹ dễ nóng hơn người khác do khi có thai, lớp mỡ dày lên. Tuy nhiên, khả năng chống lạnh của mẹ lại tốt hơn. Nếu có sự thay đổi nhiệt độ kéo dài (như đi lâu dưới trời nắng, làm việc lâu nơi quá nóng, sốt cao hay nhiễm lạnh), thai sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, các bà mẹ đang mang thai không được làm việc lâu (hoặc ở lâu) trong môi trường quá nóng, quá lạnh; ngay cả việc tắm nắng, tắm lạnh cũng cần phải có mức độ.


2. Áp lực ôxy


Ôxy hết sức cần thiết cho một cơ thể đang phát triển rất nhanh như bào thai. Người mẹ phải ở nơi thoáng, đủ ôxy thì thai mới dễ chịu. Tình trạng thiếu ôxy ở ba tháng đầu có thể khiến thai mất não, biến dạng xương, có khuyết tật ở tim, mạch. Ở ba tháng cuối, thai chịu đựng tốt hơn nhưng vẫn khó tránh được những thiếu sót về chức năng; khả năng trí tuệ, khả năng đề kháng, miễn dịch... của đứa trẻ sau này nhất định bị giảm sút.


3. Thuốc chữa bệnh và thuốc bổ

Nhiều thứ thuốc có lợi và vô hại cho mẹ lại có hại lớn cho thai. Thuốc aspirin gây chảy máu ở thai nếu mẹ dùng liều cao vào những tháng cuối. Vitamin D cần cho bà mẹ và thai nhi nhưng nó cũng gây ra tình trạng thai chết, quái thai, dị tật, nhiễm độc thai nếu dùng quá liều lượng và không đúng lúc. Đối với các loại kháng sinh lại càng phải thận trọng. Nói chung, nếu dùng thuốc bệnh hoặc thuốc bổ, phải nhờ thầy thuốc chuyên khoa hướng dẫn.



Ảnh minh họa

4. Vi khuẩn và virus

Vi khuẩn và virus có thể thông qua tinh trùng và trứng gây tổn thương cho thai khi nó mới hình thành. Vi khuẩn của bệnh hoa liễu đã gây bao nỗi khủng khiếp cho bà mẹ và có thể truyền cho các thế hệ sau.

Vi rút của các bệnh cúm, sởi, sốt xuất huyết, viêm gan, rubêôn, quai bị... hay gây chết thai và quái thai. Trong vụ dịch sởi năm 1941, người ta thấy nhiều trẻ em mới đẻ dị tật ở tim, khiếm thính, kém phát triển trí tuệ... Các bà mẹ chưa nên thụ thai nếu ba tháng trước đó vừa mắc sởi.

Các thống kê cho thấy, nếu bà mẹ bị cúm lúc thai dưới ba tháng thì nguy cơ thai bị dị tật là 37%; nếu bị muộn hơn, nguy cơ này là 13%. Một số trẻ bị bệnh bạch cầu do mẹ bị cúm khi có thai. Trong các trường hợp trên, cần xin ý kiến thầy thuốc để xử lý sớm.


5. Tia rơn-ghen và tia phóng xạ


Để tránh chết thai, đẻ non, dị tật, ung thư máu và các bệnh di truyền..., thầy thuốc thường không cho thai phụ chiếu điện vì các tia rơn-ghen và tia phóng xạ phá hủy ADN rất mạnh, làm rối loạn sự sắp xếp các nhiễm sắc thể trong tế bào.


6. Tuổi của bố mẹ


Phụ nữ ở tuổi 22, các cơ quan trong cơ thể đã hoàn thiện, phần lớn chị em đã có nghề nghiệp, có thể tự lập trong cuộc sống, đã có một ít kiến thức về xã hội, thụ thai, dưỡng thai, đẻ và nuôi dạy con. Ở tuổi này, người phụ nữ mới đủ tư cách làm mẹ. Người chồng thường lớn hơn người vợ vài tuổi hoặc cùng tuổi. Đến độ đó, thể chất và tinh thần đã phát triển, đủ tư cách trở thành người bố. Việc sinh con quá sớm ảnh hưởng không ít tới sức khỏe của bà mẹ và trẻ em.


Con đầu lòng thường kém khỏe mạnh và thông minh hơn con sau. Nguyên nhân chính là:

- Bố mẹ non trẻ, trứng và tinh trùng chưa thuần thục.

- Chưa có ý thức chuẩn bị để chủ động thụ thai.

- Mẹ chưa có kiến thức về dưỡng thai, đẻ, nuôi dạy con.

- Mẹ mang nặng tâm lý "sợ thai to khó đẻ" nên dù có điều kiện cũng không dám bồi dưỡng, phải kiêng khem, muốn thai bé cho dễ đẻ, xảy ra tình trạng "mẹ tròn con méo".

Các bạn trẻ cần rút kinh nghiệm để con đầu khỏi bị thiệt thòi. Trong tương lai không xa, con đầu lòng sẽ chiếm trên một nửa số dân. Ngoài ra, cần hết sức quan tâm đến con của những cặp vợ chồng lớn tuổi.

Con của các bà mẹ lớn tuổi dễ mắc bệnh Down hơn so với con của bà mẹ ít tuổi. Tần số chung của bệnh này là 1/700 sơ sinh. Ở các bà mẹ dưới 30 tuổi, tỷ lệ này 1/2500 - 1/2000; ở bà mẹ 30-34 tuổi, tỷ lệ này là 1/2000; 35-39 tuổi: 1/50. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguy cơ bị bệnh Down ở con cũng tăng dần theo tuổi của người cha. Nguy cơ con mắc bệnh cũng tăng ở các bà mẹ quá trẻ (dưới 20 tuổi). Bệnh Down thường xuất hiện ở con của những cặp vợ chồng già là do tế bào người già đã giảm dần khả năng thực hiện chính xác các chức năng phân bào, khiến tần số đứt gãy nhiễm sắc thể và các sai lệch về số lượng nhiễm sắc thể tăng.

Để có con khỏe mạnh thông minh, người mẹ nên sinh con trong khoảng 22-30 tuổi.

Soi trứng để thụ thai

Soi trứng để thụ thai



Vừa bước vào phòng họp, Đức chán nản khi nhận được tin nhắn của vợ: "Em vừa đi soi trứng, ok rùi, tối anh về sớm nhé". Thế là 4 tháng liên tiếp vợ chồng anh phải canh ngày làm "chuyện ấy" mà vẫn chưa đậu thai. thainghen.net


Cưới nhau gần một năm vẫn chưa có con, vợ chồng anh Đức (Bắc Giang) rất sốt ruột. Thực ra, lúc mới cưới, vợ anh từng có bầu một lần nhưng thai hơn một tháng thì đã bị sẩy. Sau khi thời gian kiêng cữ, hai người quan hệ lại bình thường nhưng mãi vẫn chưa có con, trong khi cả hai đều khỏe mạnh, chuyện gối chăn cũng suôn sẻ.

Nghe bạn mách, vợ anh đã tìm đến một bác sĩ sản nhờ siêu âm trứng để tính ngày "gặp" chồng cho dễ thụ thai. Cứ sắp đến giữa chu kỳ là chị lại đi soi xem trứng đã to và sắp rụng chưa, rồi vợ chồng phải kiêng quan hệ, đợi đến lúc trứng rụng mới dám gần nhau. Thế nhưng, liên tiếp đã 4 tháng rồi mà que thử vẫn chỉ lên một vạch. Anh Đức thì thất vọng, còn chị Thu lại đâm lo lắng.

Mong ngóng có con cho đỡ buồn vì chồng hay đi công tác, Luyến (Bắc Ninh) lặn lội lên một phòng khám sản ở Hà Nội, đề nghị bác sĩ siêu âm để biết trứng của mình sắp rụng chưa và liệu tuần này "yêu" chồng thì có thể có con không.

Luyến kể vợ chồng cô mới cưới nhau được 5 tháng, nhưng vì anh là bộ đội đóng quân ở xa, chỉ thỉnh thoảng mới tranh thủ về được mấy hôm, có khi lại đúng vào kỳ "đèn đỏ" của vợ, hai người ít có cơ hội gần gũi nhau nên vẫn chưa có thai.

Gần đây, tham khảo một diễn đàn trên mạng, Luyến được mách rằng nên đi siêu âm để xác định chính xác ngày trứng rụng và "yêu" quanh thời điểm đó cho dễ có con. Tuy nhiên, sau vài lần soi, mỗi lần hết 70.000 đồng, bác sĩ cũng chỉ nói chung chung kích thước trứng thế nào, dịch tử cung ra sao mà kết quả chưa thấy đâu, nên Luyến chuyển sang một phòng khám khác, hy vọng sẽ "trúng" hơn.

Còn chị Duyên (Thanh Trì, Hà Nội) lại chọn cách canh trứng vì mong có con trai, sau khi đã có một cô con gái kháu khỉnh 3 tuổi. Chị đi hỏi khắp nơi địa chỉ các bác sĩ "mát tay" về siêu âm trứng, rồi những việc phải chuẩn bị cho quá trình này. Thế nhưng, dù đã kiên trì theo một bác sĩ sản khá nổi tiếng, cũng tốn không ít tiền trong vài tháng trời, cuối cùng chị vẫn sinh thêm một cô công chúa.

"Nếu cứ để bình thường thì không sao, nhưng mất công đi canh, ông xã cũng phải 'nhịn' rồi 'chiến đấu' theo chỉ định của bác sĩ nên khi tác phẩm không như ý, cả nhà thất vọng vô cùng, vợ chồng còn sinh lục đục", chị Duyên than thở.

Đúng là quan hệ quanh thời điểm rụng trứng thì khả năng có thai sẽ cao hơn, vì trứng sau khi rụng sẽ sống khoảng 18 tiếng để "đợi" tinh trùng, trong khi các tinh binh sau khi được xuất ra có thể ngao du trong cơ thể người phụ nữ tới 72 giờ. Ngoài ra, theo lý thuyết, các tinh trùng Y (quy định tính nam) thường khỏe hơn, nhưng lại yểu mệnh hơn nên theo nhiều người, nếu quan hệ lúc trứng rụng thì sẽ dễ sinh con trai hơn.

Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng, những cách này chỉ có tính tương đối. Ngay cả khi một cặp vợ chồng quan hệ vào đúng thời điểm rụng trứng, thì xác suất thất bại trong việc thụ thai vẫn lên tới 20%. Việc sinh con trai con gái cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, chứ không chỉ vào thời điểm thụ thai.

"Xưa nay, thiên hạ tồn tại, người người sinh con đàn cháu đống mà đâu cần dùng đến việc siêu âm trứng. Bây giờ cũng vậy"

Với những người phụ nữ bình thường, việc tính toán đẻ con chỉ mang lại những lo lắng và mệt mỏi không đáng có. Một cặp vợ chồng bình thường, người phụ nữ có kinh hằng tháng, dù là vòng kinh không đều, hai người quan hệ thường xuyên (khoảng 3-4 lần một tuần) thì trong vòng một năm sẽ có thai tự nhiên mà không cần bất cứ biện pháp can thiệp nào. Còn với những vợ chồng có vấn đề về vô sinh, hiếm muộn (sau một năm chưa có con) thì cần đi khám để xác định nguyên nhân và tìm cách điều trị phù hợp, không nên tự ý siêu âm trứng vì càng làm tâm lý hoang mang thêm khi không đạt được mục đích.

Bác sĩ Dung cho biết, khi siêu âm trứng, bác sĩ chỉ có thể đo kích thước trứng, xem xét độ mở của cổ tử cung hay tình trạng dịch nhầy tiết ra từ vùng kín - những yếu tố báo hiệu sự rụng trứng - chứ không thể qua một lần soi mà xác định thời điểm trứng rụng. Lý do, kích thước trứng phát triển ở mỗi người khác nhau, có người trứng chỉ lớn tới 18 mm là đã rụng nhưng ở người khác, con số này lại là 26 mm. Vì vậy, bác sĩ cần phải theo dõi liên tiếp nhiều tháng, mới có thể tính được kích thước trứng rụng trung bình của một phụ nữ.

Hơn nữa, không cần đến siêu âm, bản thân mỗi chị em có thể tự xác định được thời điểm rụng trứng của mình dựa trên một số cách như: tính thời điểm giữa của chu kỳ (thường rơi vào giữa ngày thứ 11 và 21 với những người có vòng kinh 28-32 ngày) hay tình trạng chất nhầy trở nên nhiều hơn, trong và dai hơn giống như lòng trắng trứng gà, nhiệt độ cơ thể tăng lên một chút... vào thời gian này. Ngoài ra, hiện nay còn có dụng cụ thử nước tiểu để tính thời điểm trứng rụng.

Bác sĩ cho rằng, những phụ nữ mới kết hôn, sức khỏe bình thường không cần thiết phải đi soi trứng. Còn các cặp vợ chồng sau một năm chưa có con thì cả hai nên đi khám tổng quát để xác định xem vấn đề nằm ở đâu và bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp. Chị em không nên tự ý đi soi trứng để chuốc thêm mệt mỏi. Trong một số trường hợp cần thiết, chẳng hạn như trứng bị teo, phải dùng thuốc kích trứng hay đa nang buồng trứng... bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm để xác định ngày rụng trứng, tăng cơ hội thụ thai.

Những yêu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản

Vô sinh ở nam giới thường do chất lượng tinh trùng kém. Vô sinh ở nữ giới lại do tử cung, buồng trứng có vấn đề, trứng không đạt “chuẩn”. Trong khi chế độ ăn uống và lối sống ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh sản của cả 2 giới.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Sinh sản của Hoa Kỳ, trọng lượng cơ thể có thể ảnh hưởng khả năng sinh sản của phụ nữ, chiếm khoảng 12% trong số các nguyên nhân gây ra vô sinh.
Quá gầy sẽ khiến lượng estrogen sản xuất không đủ, làm cho chu kỳ sinh sản tắt dần. Ngược lại, trọng lượng cơ thể dư thừa nhiều sẽ kích thích tăng tiết lượng estrogen (giống như việc uống thuốc ngừa thai) gây ức chế quá trình rụng trứng. Thậm chí, béo phì còn được cho là một trong những nguyên nhân dẫn tới thất bại trong điều trị vô sinh.
Không chỉ phụ nữ mà một số nghiên cứu còn cho thấy tình trạng thừa cân ở nam giới cũng sẽ ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tinh trùng (nhiều tinh trùng bất thường).
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn nhiều rau xanh và trái cây sẽ giúp bổ sung cho cơ thể một lượng chất chống ôxy hóa, có tác dụng bảo vệ tinh trùng, tăng cường khả năng sinh sản của nam giới và nữ giới.
Buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang là một rối loạn nội tiết mà khiến trứng không “chín”, không “rụng”.
Ở những phụ nữ này, lượng insulin và hormone sinh dục không đều đặn khiến chu kỳ rụng trứng và chu kỳ kinh thường bị ngừng trệ.
Ngoài vô sinh, hội chứng buồng trứng đa nang còn là yếu tố nguy cơ đối với các căn bệnh tiểu đường, tim mạch và một số loại ung thư.
May mắn là chỉ cần giảm khoảng 5% trọng lượng là đủ để điều hòa, cân đối các hormon cũng như cải thiện khả năng sinh sản.
Tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng, và chế độ ăn uống có nhiều chất xơ và ngũ cốc cũng có tác dụng đáng kể.
Bệnh thiếu máu
Thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh cũng gây ra vô sinh ở nữ giới, nguyên nhân là do thiếu sắt hoặc không đủ vitamin B-12 hoặc lượng folate. Mặc dù cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa về lĩnh vực này nhưng người phụ nữ có thể tránh bệnh thiếu máu thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh.
Để bắt đầu, hãy đảm bảo lượng folate cung cấp cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau quả, đậu và ngũ cốc – cả ngũ cốc thô và ngũ cốc đã được tinh chế. Nếu không ăn các sản phẩm từ động vật (bao gồm cả sữa), phải đảm bảo rằng lượng vitamin B-12 cho cơ thể từ viên vitamin tổng hợp hay thực phẩm có bổ sung vi chất này.
Chế độ dinh dưỡng
Nhìn chung, một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý sẽ tác động tích cực tới khả năng sinh sản. Phân tích từ báo cáo của hơn 17 ngàn y tá cho thấy những phụ nữ thực hiện chế độ ăn uống khỏe mạnh sẽ giảm tới 66% nguy cơ vô sinh do các vấn đề liên quan đến sự rụng trứng.
Đó là chế độ ăn uống giàu chất béo thực vật (dầu ôliu, dầu lạc…), ít chất béo động vật; các chất đạm từ rau xanh và các loại ngũ cốc chưa xát kỹ. Chế độ ăn uống này sẽ giúp cân bằng lượng insulin thông thường cũng như bổ sung nhiều loại chất chống ôxy hóa cung cấp nhiều loại chất chống ôxy hóa có thể cải thiện và bảo vệ khả năng mang bầu.
Thuốc lá
Thuốc lá đe dọa sức khỏe sinh sản của cả nam lẫn nữ. Nó có thể gây biến đổi gien trong trứng của người phụ nữ và liên quan với tình trạng tinh trùng bất thường, suy giảm số lượng, làm ting trùng mất khả năng “linh hoạt”.
Nicotine và các hóa chất khác cũng có thể ảnh hưởng đến sự rụng trứng do gây suy giảm lượng estrogen.
Theo Dân trí

Soi trứng để thụ thai

6 lưu ý để sớm có thai

Bạn có trở thành người mẹ tốt?

Những yếu tố gây hại cho tinh trùng, trứng và thai nhi

Thứ tự sinh ảnh hưởng đến tính cách của con

Xuất huyết não – màng não trẻ sơ sinh

Xuất huyết não – màng não trẻ sơ sinh

2. Xuất huyết trong não thất ở trẻ sơ sinh đủ tháng

Vị trí hay gặp nhất là ở đám rối mạch mạc, thường gặp ở trẻ có dị dạng bẩm sinh ở mạch máu não, xuất huyết chủ mô lan rộng đến não thất, rối loạn đông máu. Nếu chỉ bị xuất huyết não thất đơn thuần chỉ cần dẫn lưu khối máu tụ có thể điều trị lành.

3. Xuất huyết dưới màng cứng

3.1. Bệnh sinh:

Đó là một sự tích tụ máu trong khoang giữa màng cứng và màng nhện,
XHDMC có thể một bên hoặc hai bên, dày vài mm, đó là một khối máu tụ thực sự hoặc chỉ là 1 dải xuất huyết trên một hoặc nhiều thùy của một hoặc cả 2 bán cầu đại não.
XHDMN do vỡ tĩnh mạch nông hoặc tĩnh mạch lớn Trolard chảy vào xoang dọc hoặc vỡ tĩnh mạch Lablé chảy vào xoang ngang sau hoặc vỡ những tĩnh mạch phụ khác.

3.2. Nguyên nhân

-Vỡ mạch là do chèn ép đầu thai trong quá trìng sổ thai (lọt qua đường sinh dục mẹ) vì đẻ khó do bất tương xứng giữa khung chậu và ngôi thai, hoặc đẻ bằng forceps khi thai ở eo trên hoặc eo giữa, hoặc trong trường hợp ngôi mông có sổ đầu hậu khó khăn.
-Thường hay xảy ra ở người đẻ con so. Trong những tình huống trên sẽ gây ra XHDMC, nếu có kèm thêm tình trạng ngạt sau sinh sẽ kèm theo tổn thương hoại tử tế bào thần kinh vì thiếu oxy. Phải phân biệt 2 loại tổn thương( loại XHDMC đơn thuần và loại XHDMC kèm tổn thương hoại tử tế bào thần kinh), vì 2 lạoi này có tiên lương khác nhau.

3.3. Lâm sàng

3.3.1. Dạng hỗn hợp:

XHDMC kèm tổn thương hoại tử tế bào não thường hay gặp nhất. Lâm sàng có những triệu chứng của bệnh não thiếu máu cc bộ do thiếu oxy( ngạt sơ sinh đủ tháng): co giật va 2hôn mê một 0vài giờ sau sinh. Triệu chứng thần kinh khu trú hiếm gặp. Thóp trước phồng, đường khớp dãn nhanh, đường kính vòng đầu tăng nhanh trong vòng 48 giờ, dấu hiệu tăng áp nội sọ và xuất huyết võng mạc. EEG (điện não đồ) cho thấy sóng bệnh lý.

3.3.2. Dạng đơn thuần:

Lâm sàng nhẹ hơn. Co dấu hiệu thần kinh khu trú. Co giật một bên, láy mắt và liệt 1/2 người. Tiền sử sinh khó là yếu tố góp phần chẩn đoán. Không chọc dịch não tủy trong trường hợp phù não. Dich não tủy có thể bìng thường hoặc xuất huyết. Siêu âm thóp trước chỉ phát hiện những trừong hợp xuất huyết nặng tạo thành những ổ máu tụ lớn mà không thể khẳng định những trường hợp xuất huyết nhẹ. XHDMC thường gặp ở những bệnh Hémophilie, giảm tiểu cầu.

4. Xuất huyết dưới màng nhện

4.1. Bệnh sinh và nguyên nhân

-XHDMN gặp trong chấn thương đẻ bằng forceps hoặc giác hút để kéo thai, chèn ép xương sọ, vỡ những mạch máu nhỏ, do giãn mạch trong bệnh cảnh ngạt trung bình thường gặp trong đẻ khó, sổ thai chuyển dạ kéo dài ở người đẻ con so
-XHDMN còn do xuất huyết giảm tỷ prothrombine do thiếu vitamine K nặng ở trẻ bú mẹ.

4.2. Lâm sàng và cận lâm sàng

Tăng kích thích, khóc thét kéo dài, kích thích, khó chịu, những cơn xanh tím, thay đổi trương lực cơ, thóp và các đường khớp bình thường. ý thức, các phản xạ nguyên thủy tủy sống không bị biến đổi. DNT màu hồng đều, để cặn lắng, lắc nhẹ tan máu.
Những triệu chứng biến mất trong vài ngày dù được điều trị hay không ngoại trừ trong bệnh cảnh xuất huyết giảm tỷ prothrombine phải có điều trị đặc hiệu bằng tiêm vitamine K và chuyền máu tươi.
DNT của xuất huyết dưới màng nhện được định nghĩa như sau:
Số lượng hồng cầu > 3000 / mm3
Trường hợp XHDMN kèm theo bệnh cảnh ngạt có tổn thương tế bào thần kinh, tiên lượng nặng.

Hướng dẫn cơ bản tập thể dục khi mang thai

Hướng dẫn cơ bản tập thể dục khi mang thai

Bài viết này mô tả cách thực hiện bài tập thể dục sao cho hiệu quả và an toàn cho phụ nữ mang thai.Trọng tâm là bài tập aerobic, kết hợp với một số động tác khác, là mô hình đã được đưa ra ở nhiều cuộc thảo luận. thai nghén .net



Tuy nhiên để đảm bảo an toàn hơn, trước khi bắt đầu bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn và đảm bảo rằng các chương trình tập thể dục là phù hợp với bạn.
  • Bắt đầu
    Trong thời gian mang thai, cơ thể của bạn trải qua những thay đổi đáng kể. Trước khi bắt đầu đợt tập luyện, điều quan trọng để hiểu làm thế nào để thay đổi một thói quen tập thể dục hiện tại hoặc bắt đầu mới một cách an toàn. Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn bắt đầu đi đúng hướng để tập luyện một cách lành mạnh nhất có thể.
Nội dung đã được ẩn :
Để phù hợp với yêu cầu an toàn trong thai kỳ, hãy xác định tính chất thường xuyên và lâu dài của bài tập. Hãy chọn một loại bài tập với mức độ vận động trung bình chứ không nên tham gia vào một môn thể thao hay tập luyện vất vả để đạt thành tích. Ngay cả khi bạn chưa bao giờ tập gì trước kia thì bạn vẫn có thể bắt đầu với bài tập nhẹ nhàng với erobic làm chủ đạo. thai nghén .net

Quan điểm chung nhất giữa các bác sĩ trên khắp thế giới là: an toàn và hiệu quả nhất là bơi lội và đi bộ (đặc biệt là cho phụ nữ tập thể dục cho lần đầu tiên). Những bài tập này được coi là tốt nhất vì chúng có thể tiếp tục cho đến ngày gần sinh nở, ít xảy ra những rủi ro về chấn thương trong quá trình luyện tập.
Việc tiếp theo bạn cần chuẩn bị là địa điểm để tập (sàn gỗ là tốt nhất, nơi có không khí thoáng mát nữa )tiếp đến là âm thanh (loa và nhạc phù hợp) và quần áo chun giãn, thấm mồ hôi tốt.

Nếu bạn đang tham gia một hoạt động tập luyện nào trước đó ?

Hầu hết các chuyên gia y tế đều đồng ý rằng nếu bạn đã thường xuyên tham gia vào một chương trình thể thao hoặc luyện tập thể dục trước khi mang thai, bạn vẫn có thể tiếp tục nó khi mang thai. Tuy nhiên tùy từng trường hợp, bạn có thể cần phải sửa đổi, làm chậm, hoặc thay đổi cường độ và thời gian tập, đặc biệt là khi bào thai ngày càng to lên. Khi đó cơ và các dây chằng phải làm việc nhiều hơn, sẽ căng thẳng và mệt mỏi hơn



Hãy nhạy cảm với bất kỳ cảm giác đau đớn hay mệt mỏi khi tập thể dục, có nghĩa là bạn cần phải dừng lại hoặc sửa đổi các tập thể dục.
Hãy tin tưởng vào cảm nhận của chính mình để xác định cường độ tập luyện, mức độ mệt mỏi sẽ thể hiện ngay sau mỗi ngày tập luyện. Chú ý đến các tín hiệu ở thắt lưng, khớp hông, đầu gối và khung xương chậu, chúng là những nơi biểu hiện quá sức của cơ và dây chằng sớm nhất.

Một vài lưu ý
  • Tập thể dục thường xuyên. Hãy tham gia tập thể dục thường xuyên ngay cả khi không có kế hoạch mang thai - dù sao nó vẫn tốt cho sức khỏe mà . Tốt nhất là biến nó thành một thói quen hàng ngày bởi chỉ cần bạn ngưng một ngày thôi là kết quả của những ngày tập trước đây sẽ tan tành !
  • Stop nếu bạn cảm thấy đau đớn hoặc nhức mỏi. Hãy giảm bớt cường độ và thời gian, loại bỏ những động tác khó mà bạn cho là nguyên nhân và có thể thay thế bằng một bài tập khác. Ngoài ra bạn cũng nên đi kiểm tra bác sĩ trước để có phương hướng thay đổi đúng.
  • Nghỉ ngơi ít nhất 2h trước khi bắt đầu tập. Nếu không, bạn có thể gặp chướng bụng, ợ hơi, hoặc khó chịu ở bụng, là hậu quả của cái dạ dày đang căng mà.
  • Uống nước trước, trong và sau khi luyện tập - ngay cả khi bạn không khát. Nó rất quan trọng để lượng nước của cơ thể đã mất qua sự bay hơi của mồ hôi - ai cũng nghe đến sự gọi là 70% cơ thể bạn là nước nhỉ, nhưng khi mang thai lại cần nhiều hơn đấy. Nếu không có đủ nước, cơ thể bạn trở nên chậm chạp trong các phản ứng và dễ dàng bị mệt mỏi. Và cách tốt nhất là uống thành 4-8 ngụm nhỏ hơn làuống một lúc cạn cả ly nước .
  • Đảm bảo dinh dưỡng cho thai kì. Sẽ rất nguy hiểm cho bé nếu ăn uống kiêng khem, bé sẽ thiếu chất đấy. Hãy tìm hiểu chế độ ăn uống mà đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
  • Tập luyện an toàn
    Trong khi tập thể dục là quan trọng trong quá trình mang thai, có nhiều mối quan tâm an toàn mà bạn sẽ phải ghi nhớ. Điều quan trọng là chú ý tới những gì bạn ăn, những gì bạn mặc, và các bài tập bạn làm. Đọc những hướng dẫn và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo rằng bạn đang tập thể dục một cách an toàn.
Nội dung đã được ẩn :
Mỗi người phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ của mình trước khi bắt đầu một đợt tập thể dục. Thảo luận với mọi người về các vấn đề hiệu quả, an toàn hay những lưu ý dù là nhỏ. It nhất thì bạn cũng có thể đặt câu hỏi trực tiếp trong diễn đàn để được công đồng giúp đỡ . Hãy đặc biệt chú ý tới:

· Bất kì một tình trạng bệnh lý tim mạch hoặc hô hấp nào mà bạn mắc phải. Ví dụ như suy tim, bệnh van tim (hẹp/hở) bệnh mạch máu.....bệnh hen, lao phổi...
· Bị tiểu đường tiến triển, có thể xuất hiện từ trước hoặc trong khi mang thai.
· Tình trạng thiếu máu / suy nhược
· Có tiền sử sinh non
· Rau tiền đạo, rau bám thấp, bám mép
· Suy yếu về thể chất, mắc các bệnh cơ xương

Trong một số trường hợp, có thể phải mất một thời gian dài điều trị bệnh trước khi có thể tiến hành tập luyện. Vì vậy một lần nữa, hãy chắc chắn là bạn đã được nghe hướng dẫn về y tế trước khi tập luyện.

Quần áo thích hợp

· Mặc quần áo đủ rộng, thoải mái. Chọn vật liệu thấm mồ hồi để giúp bạn luôn cảm thấy khô ráo và mát mẻ. Quần áo thoải mái quan trọng hơn quần áo đẹp .
. Mặc áo ngực hỗ trợ tốt. Trong thời kỳ mang thai (và cả sau sinh), ngực của bạn sẽ lớn hơn bình thường. Áo ngực phù hợp nên:

1) Nâng giữ được ngực.
2) Giới hạn nảy.
3) Làm bằng vật liệu không gây ngứa, dị ứng, không quá cứng.
4) Phù hợp về kích thước, đặc biệt là phù hợp với các cạnh xung quanh của vú và bên dưới núm vú.

Áo ngực thể thao đáp ứng tất cả các yêu cầu này và có sẵn trong các cửa hàng dụng cụ thể thao. Nếu ngực của bạn quá lớn và nặng nề, có thể mặc hai áo lót để chúng có thể hỗ trợ cho nhau giúp bạn có thể thoải mái hơn khi tập luyện: Mặc một chiếc áo ngực cho con bú hoặc cho thai sản bên dưới một chiếc áo ngực thể thao (hoặc ngược lại, nếu điều này làm bạn thấy thoải mái hơn).

· Mang giày tốt. Điều này là rất quan trọng! Đi bộ và hoạt động aerobic (thậm chí cả nhiều tác động nhẹ nhàng - không có các động tác chạy, nhảy, đá) có liên quan đến việc tiếp xúc với các bề mặt của sàn tập. Giày thích hợp có thể bảo vệ, hỗ trợ, đệm, co giãn, và tính linh hoạt. Giày quần vợt thông thường không có đầy đủ các tính chất này vì vậy bạn cần một đôi giày đi bộ hoặc giày aerobic hỗ trợ đầy đủ về cấu trúc, đệm gót chân, và ôm chắc tất cả các bề mặt của bàn chân của bạn. Có thể mua ở các cửa hàng chuyên bán đồ thể thao. Khi đi mua nhớ mô tả loại bài tập thể dục mà bạn sẽ tập để người bán hướng dẫn bạn chọn đúng loại nhé.

Tập thể dục an toàn và hiệu quả

Đối với bất cứ ai tham gia tập thể dục đều phải biết quả tim cũng có giới hạn chịu đựng của nó, nếu quả tim làm việc quá sức, bạn sẽ cảm thấy khó thở, chóng mặt, buồn nôn, hoặc thậm chí ngất xỉu. Trong thời gian mang thai, điều này là đặc biệt quan trọng. Có rất nhiều thay đổi diễn ra bên trong cơ thể và nó cần oxy và năng lượng, ngoài ra còn thêm bào thai đang phát triển bên trong bạn! Đó là lý do tại sao bạn nên học cách để đo lường phản ứng của cơ thể tập thể dục.

Nếu tại bất kỳ thời điểm nào trong khi luyện tập mà bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, hoặc vã mồ hôi và lạnh - hãy dừng tập, nhưng đi bộ khoảng một lúc và sau đó ngồi nghỉ. Nếu bạn cảm thấy không khỏe trong lớp tập, hãy nói với giáo viên hướng dẫn. Cô ấy có thể cho lời khuyên, hoặc cô ấy có thể giúp bạn tìm kiếm sự trợ giúp về y tế.
Hãy lắng nghe cơ thể của bạn dù cho nó có thể là dấu hiệu/vấn đề đơn giản nhưng đôi khi nó là nguyên nhân dẫn tới những tình trạng nặng nề.

Nội y cho bà bầu

Nội y cho bà bầu

Khi mang thai thì số đo 3 vòng của bạn đều bành trướng và trở nên cực kỳ nhạy cảm. Bạn phải thay đổi hầu hết nội y của mình đặc biệt là khi thai được 16 tuần trở lên.



Chọn áo ngực chặt quá sẽ làm bạn tức ngực, đau nhức nơi bầu sữa và ảnh hưởng xấu tới chức năng tạo ra sữa nếu quá rộng có thể làm bạn khó đi lại và bị chảy ngực.

Quần lót chặt, không thông thoáng sẽ gây ứ đọng mồ hôi và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Điều này không tốt cho thai phụ trước các nguy cơ như: nấm, nhiễm khuẩn đường sinh dục. Bạn nên thường xuyên thay quần lót, ít nhất là 2 lần/ngày.

Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi chọn nội y trong thời kỳ bầu bí.

Khi nào bạn thay nội y mới?

Trong quý I của thai kỳ, bạn vẫn có thể mặc đồ lót như bình thường vì lúc này ngực và bụng chưa phát triển nhiều. Bạn chỉ nên tránh loại quần chip chật hay áo ngực có gọng cứng, đệm lót dày.

Đến quý II của thai kỳ, bạn nên mua mới (loại dành cho bà bầu) nội y có kích thước lớn hơn để tạo cảm giác thoải mái khi mặc. Chỉ nên mua vài ba đôi vì chúng có thể không còn phù hợp khi kích cỡ vòng 1 và bụng bầu phát triển mạnh.

Đến quý III của thai kỳ, bạn có thể thay mới nội y. Lúc này, bụng bầu đã rất lớn, bạn nên chọn loại nội y vừa vặn và thoải mái.


Chất liệu

Cotton là lựa chọn ưu tiên, chất liệu bằng cotton tuy giặt lâu khô nhưng lại thấm hút mồ hôi tốt và không gây vết lằn đỏ trên da.

Kiểu dáng

Áo ngực


- Nên loại bỏ những chiếc áo ngực thời trang có lớp đệm mút dày lại kèm theo gọng cứng. Chúng sẽ khiến bạn ngột ngạt và khó thở. Những chiếc áo ngực có đệm mỏng, chất cotton, kiểu cách đơn giản, có khuy cài nơi bầu ngực sẽ rất tiện lợi khi bạn mang thai và vẫn có thể tiếp tục sử dụng trong giai đoạn cho con bú.

- Chọn loại có thể điều chỉnh kích cỡ vì khi ngực bạn căng sữa sẽ khác với khi cho bé bú xong. Áo ngực quá chật sẽ khiến bạn bị tức hoặc đau nhức ngực, gây ảnh hưởng xấu đến chức năng tạo sữa. Ngược lại, áo ngực rộng sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi cử động và làm ngực bạn bị chảy sệ.



Quần lót

- Có hai dạng quần lót cho thai phụ là loại nhỏ, mặc trễ dưới bụng và loại to có chức năng nâng đỡ bụng để giảm áp lựu lên cột sống, tuy nhiên loại này nhìn khá đồ sộ và không bắt mắt.
- Quần lót chật sẽ gây ứ đọng mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn ở âm đạo sinh sôi và gây bệnh.


Lưu ý: Thứ nhất bạn không nên chọn loại rẻ tiền vì nghĩ mình chỉ dùng trong thời gian ngắn, đây là thời kỳ khó khăn của cơ thể bạn nên hãy chăm chút nó xứng đáng, và chọn nội y không tốt có thể ảnh hưởng tới em bé.

Theo Bemom.net

Nhịp tim em bé lúc sắp sinh

Nhịp tim em bé lúc sắp sinh





- Nhịp tim thai bình thường nằm trong phạm vi từ 120 đến 160 lần/phút.

- Nhịp tim thai nhanh có thể gặp khi mẹ bị sốt, mẹ dùng thuốc (atronpin, betamimetic), thai bị nhiễm trùng. Nhịp tim thai nhanh cũng có thể có nguồn gốc từ suy thai.

- Nhịp tim thai nhanh là từ 160 lần/phút trở lên.

- Nhịp tim thai chậm là từ dưới 120 lần/phút.

Nhịp tim thai chậm thông thường là biểu hiện của suy thai. Nếu nhịp tim thai chậm, kéo dài trên 3 phút là phải nghĩ đến suy thai. Tuy nhiên cần loại trừ nguyên nhân cơn co cường tính gây ra nhịp tim thai chậm.

NGỘ NGHĨNH LỜI TRẺ THƠ

NGỘ NGHĨNH LỜI TRẺ THƠ



Ăn... ve chai

Tí ngủ vừa mới thức dậy, còn đang nhõng nhẻo trên giường đòi mẹ bế, bỗng có một cô mua ve chai đi ngang cất tiếng rao:

- Ai ve chai bán không?

Tí ngưng khóc ngay, gọi mẹ:

- Mẹ ơi ! Tí muốn ăn... ve chai !!!



Lời của Ỉn

Trước khi đi ngủ mẹ đang cởi áo (nhóc) thì cu Ỉn 3 tuổi bước vào phòng, nhìn thấy và hỏi mẹ.

- Mẹ ơi! Cái này là cái gì ạ?

- Cái này là “cái áo’ của ty (tý mẹ).

- Thế quần của ty đâu?

- Ty không có quần con ạ.

Cu Ỉn nói:

- Thế thì ty cởi chuồng à, thế thì lạnh lắm.



Có ông khách của ông Nội (ông tên là Yến) gọi điện thoại đến nhà gặp cu Ỉn:

Cu Ỉn:- A.Lo, ai goi điện thoại đến nhà tôi đấy.

- Đây là nhà Yến ha, Yến có nhà không?.

Cu Ỉn:- Yến có nhà. Yến ơi, ra nghe điện thoại!

(Vì ông khách gọi tên ông nội là “Yến” nên cu Ỉn gọi luôn tên của ông).



Con sẽ quét em đi!

Mẹ hỏi "con có muốn có em bé không?" Bảo Vinh nói ngay "Có ạ!". Mẹ lại hỏi: "Thế con đã trông được em chưa? Nếu em đói thì con phải làm gì?"

- Bảo Vinh: Con sẽ cho em ăn

- Mẹ: Thế em khát?

- Bảo Vinh: Con cho em uống sữa, uống nước.

- Mẹ: Nếu em bẩn?

- Bảo Vinh: Con sẽ quét em đi ạ!



Quát bố

Con trai mới hơn 2 tuổi nhưng nói rất rất sõi. Một lần, anh trai với chị dâu bố sang chơi, trong lúc tiễn hai bác xuống nhà, cu con hớn hở khoe với bác dâu:

- Hôm qua con quát bố

Chị dâu vẫn ngơ ngác chưa hiểu cu Cò nói gì bèn hỏi lại:

- Sao con lại quát bố?

- Tại vì bố hư

- Thế con quát làm sao?

- Con bảo "Bỏ tay ra, không được sờ ti!"

Bố chỉ kịp "xì " một tiếng rồi mọi người cười lăn cười bò vì câu chuyện quá hay. hihihihi..



Tư duy logic của bé Tin

Nhóc Tin năm nay 4 tuổi, mẹ sinh thêm được một bé trai tên bé Bill, thế là Tin được làm anh hai.

Tin hỏi mẹ:- Mẹ ơi, em mới sinh gọi là em bé Bill hả mẹ?

- Đúng rồi con

- Thế Tin lúc mẹ mới sinh thì Tin là em bé Tin hả mẹ

- Đúng rồi, Tin suy luận giỏi quá ta!

- Vậy ngày xưa, lúc bà ngoại mới sinh mẹ thì mẹ là em bé mẹ phải không mẹ?

Mẹ: !!!!



Sáng ngủ dậy mẹ giục nhóc Tin thức dậy để đi học.

Tin bảo:- Con đau lưng quá àh!

- Không đau lưng gì hết, dậy đi học!

- Mẹ không tin nhìn thử xem cái xương sống của Tin nó dính với cái giường rồi nè!

Mẹ: !!!!


( to be continued....)

Ảnh đẹp

Hình nền phong cảnh Trung Hoa rất đẹp (HQ wallpaper)

Mới tìm được một ít hình này, thấy rất đẹp, độ phân giải cao mang lên share với mọi người. (hôm trước cũng thấy admin có nhưng k biết kiếm ở đâu) ;))