Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Xuất tinh ngoài âm đạo

Xuất tinh ngoài âm đạo

Đó là khi đang giao hợp, sắp đến lúc xuất tinh, người nam rút dương vật ra khỏi âm đạo và xuất tinh ra ngoài. Tinh trùng không được xuất trực tiếp vào trong âm đạo của người nữ nên đây được coi là một trong những phương pháp tránh thai. Tuy nhiên, hiệu quả của nó đối với việc tránh thai là không cao; không thể tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và làm giảm "khoái cảm của cả hai".

Hiệu quả tránh thai của xuất tinh ngoài âm đạo
Phương pháp này hiệu quả tránh thai thấp, chỉ khoảng 60 -70%, vì những nguyên nhân sau:
Trong quá trình giao hợp, dịch tiết ra từ dương vật do hưng phấn tình dục (trước khi xuất tinh) cũng có thể chứa tinh trùng, cho nên dù không xuất tinh  trực tiếp vào âm đạo thì vẫn có khả năng có thai do sự hấp dẫn hoá học của dịch âm đạo với tinh trùng. Đó là chưa kể trước khi phóng tinh, một vài giọt tinh dịch có thể rớt ra rồi mà người nam không biết, gây thụ thai.
Khi giao hợp, người nam phải xuất tinh ra ngoài. Điều này tuy đơn giản, nhưng không dễ dàng để thực hiện, vì đó là thời điểm mà nam giới đạt đến đỉnh điểm của khoái cảm, chỉ cần chậm vài giây là có thể dẫn đến việc xuất tinh vào âm đạo, đủ để vỡ kế hoạch sinh đẻ (với cặp vợ chồng) hay có thai ngoài ý muốn (với người chưa kết hôn). Phương pháp xuất tinh ngoài âm đạo đòi hỏi điều kiện duy nhất là bạn tình nam có quyết tâm, có ý thức trách nhiệm.
Ngay cả khi "thực hành" hoàn hảo, vẫn có tỷ lệ thất bại, khoảng 5 - 20 trong 100 cặp vợ chồng sử dụng phương pháp xuất tinh ngoài có thể có thai ngoài ý muốn. Dù hiệu quả của việc tránh thai bằng phương pháp xuất tinh ngoài âm đạo không đạt tỉ lệ cao, song vẫn còn tốt hơn rất nhiều là không áp dụng  biện pháp tránh thai nào.
Không thể tránh được bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Nếu tác dụng tránh thai bằng cách bắt “cậu nhỏ khóc ngoài biên ải” đạt khoảng 70% thì hiệu quả tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục lại hầu như bằng 0. Bởi vì, vi khuẩn hoàn toàn có thể thâm nhập vào cơ thể bạn tình thông qua những lần cọ xát trực tiếp, đặc biệt trong dịch nhầy cũng có chứa một lượng lớn các loại vi khuẩn. Vì thế, việc lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục sẽ chắc chắn xảy ra khi bạn tình mắc bệnh. Thế nên, nếu bạn đã và đang là nạn nhân của những mầm bệnh như: giang mai, lậu, nấm, HIV... thì đừng bao giờ phòng bệnh bằng phương pháp xuất tinh ngoài âm đạo.
Ảnh hưởng đến hưng phấn tình dục
Việc áp dụng biện pháp trên ảnh hưởng đến sự hòa hợp tình dục do người đàn ông luôn phải tập trung cao độ, lo rút “dương vật” ra khỏi “âm đạo" khiến tâm lý rất căng thẳng và làm giảm cực khoái của cả hai.
Mặt khác, về lâu dài, việc xuất tinh ngoài âm đạo thường xuyên còn có thể khiến đàn ông bị xuất tinh sớm, liệt dương. Bởi khi chuyện “yêu” lên đến cao trào, tim sẽ đập nhanh, huyết áp tăng, gây sung huyết ở hệ sinh dục, nếu quy trình này đột ngột gián đoạn thì lâu dần sẽ gây mất cảm giác.
Ngoài ra, khi nam giới đạt đến đỉnh của sự thăng hoa thì phụ nữ có thể chưa tới, nếu bạn ngừng giao hợp để xuất tinh thì sẽ làm giảm hưng phấn, giảm khoái cảm ở bạn tình. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến phụ nữ bị lãnh cảm tình dục.
Lời khuyên cho bạn
Với những người trẻ chưa kết hôn, cần có suy nghĩ nghiêm túc về hậu quả của việc có thai khi chưa mong muốn bằng những biện pháp sau:
Kiềm chế không quan hệ tình dục: Những đôi bạn tình lựa chọn hành vi này cần chia sẻ thẳng thắn với nhau để giới hạn những hành vi của họ, nhằm không dẫn đến tình trạng không thể kiềm chế.
Nếu không thể thực hành kiềm chế thì cần biết những phương pháp tránh thai khác như: dùng bao cao su, thuốc diệt tinh trùng hay tính ngày an toàn, uống viên tránh thai hằng ngày... Trong đó, tốt nhất là dùng bao cao su và kết hợp 2 phương pháp thì càng tốt. Trong trường hợp đã lỡ có quan hệ tình dục mà không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào thì có thể dùng đến phương pháp tránh thai khẩn cấp.
Đối với các cặp vợ chồng, chúng tôi muốn nói với bạn rằng: Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý, sức khỏe tình dục của bạn. Vì thế, bạn nên lựa chọn cách nào tốt nhất để tinh binh được giải phóng mà vẫn đảm bảo không có thai ngoài ý muốn, không làm ảnh hưởng tới cảm xúc “yêu” của vợ chồng. Biện pháp lý tưởng với đàn ông vẫn là bao cao su.

Cơ quan sinh dục ngoài của nữ giới

Cơ quan sinh dục ngoài của nữ giới

Khác với cơ quan sinh dục bên ngoài của nam giới là phô bày rõ rệt, những cơ quan sinh dục bên ngoài ở nữ thường nằm khuất phía dưới, được che kín bởi lông hạ bộ và bởi phần trên của hai đùi khi đứng thẳng. Cơ quan sinh dục ngoài của nữ bao gồm: môi lớn, môi bé, âm hộ, âm vật, màng trinh.


Môi lớn, môi bé
Bắt đầu từ bên dưới đệm là một rãnh kép do các nếp da hình vòng cung tạo thành, đó là các môi lớn (môi ngoài) và môi bé (môi trong) gặp nhau ở giữa, bọc lên phía trên của âm vật. Chúng ngăn cách vùng cơ quan sinh dục nữ với lỗ thoát của hệ tiêu hoá (hậu môn). Hai môi  này che chở và bảo vệ toàn bộ cơ quan sinh dục, trước hết là âm vật, sau đó là lỗ niệu đạo và âm đạo nằm ở bên dưới.
Âm hộ
Âm hộ hay còn gọi là cửa mình, nằm bên phía trong thành môi nhỏ, phía dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn, là cửa dẫn vào âm đạo.
Âm vật
Là cơ quan sinh dục rất đặc biệt, cơ quan này không có một chức năng gì khác ngoài việc cung cấp khoái cảm tình dục. Âm vật thường có kích thước chỉ bằng hạt đậu, nằm gép trong một nếp mô, ở chỗ hai môi bé gặp nhau. Khi được kích thích tình dục, âm vật cương cứng giống như một dương vật nhỏ. Âm vật và các môi là những cơ quan quan trọng đối với phản ứng tình dục của người phụ nữ. Khi có kích thích, chúng được nhồi đầy máu xung quanh, căng phồng và ép lên các tuyến nhỏ nằm bên trong các môi bé, khiến tuyến này tiết ra một chất dịch làm ẩm ướt vùng xung quanh và phía trong là lỗ âm đạo. Nhờ các chất dịch này giúp cho dương vật đi vào âm đạo dễ dàng hơn và không gây đau cho người phụ nữ.
Màng trinh
Nó là một nếp niêm mạc mọc ra từ chung quanh âm môn, che phủ lỗ ngoài của âm đạo, nhưng không phải kín bưng mà nó có lỗ để máu kinh hàng tháng thoát ra. Tùy theo hình dáng của lỗ mà màng trinh có hình dạng khác nhau: lỗ hình tròn nhỏ hay trái xoan, lỗ hình nửa vòng tròn, hoặc lỗ hình lá, hình bầu dục... Màng trinh thật ra là một phần dư sót lại trong thời kỳ thai nhi phát triển, do đó có nhiều bé gái khi sinh ra đã không có màng trinh. Ở lớp niêm mạc màng trinh có những mao mạch. Hơn 60% trường hợp màng trinh mỏng khi giao hợp lần đầu thì dễ rách và chảy máu. Cá biệt có loại khá dày và giao hợp không được, cần phải nhờ bác sĩ cắt rạch màng trinh. Nhưng đáng lưu ý là có gần 30% các loại màng trinh dai và co giãn tốt, giao hợp không rách nên không ra máu. Hoặc màng trinh hình cầu như dải lụa vắt vẻo từ bên này qua bên kia ở cửa âm đạo, khi giao hợp màng trinh chỉ ép vào một bên chứ không rách nên cũng không chảy máu. Một số khác dễ rách khi đi xe đạp, té ngã... dù chưa quan hệ tình dục với ai bao giờ.

Hướng dẫn kiểm tra màng trinh



Đầu tiên phải biết mặt mũi cái màng trinh thế nào đã. Và nó nằm ở đâu. Nó đây, có nhiều hình dạng:
 
 
Nó nằm sâu chừng 1 đốt ngón tay thôi, vạch nhẹ ra là thấy ngay. Đây là hình chụp thật cái màng trinh, loại này thường gặp nhất, xem kỹ nhé:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Màng trinh khi mới rách thì vẫn còn ít dấu vết. Chinh chiến nhìu thì mất dấu luôn:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Xem cho kỹ đi. Xong thì chuẩn bị thực hiện.

1- Dụng cụ: 1 đôi găng tay y tế, mua ở nhà thuốc, rẻ lắm. 1 cái đèn pin hoặc đèn bàn, nếu tự kiểm tra thì cần thêm cái gương.

2- Chuẩn bị: Người được kiểm tra cần tắm rửa sạch sẽ (tránh mùi thúi ^^), cởi hết quần ra. Nếu tự kiểm tra thì ngồi xổm, gương để dưới nền, đặt đèn bàn và điều chỉnh sao cho nhìn rõ âm hộ. Nếu có người khác kiểm tra thì nằm ngửa, co gối, dạng chân. Người kiểm tra đối mặt với âm hộ. Đeo găng tay vào chuẩn bị kiểm tra (nếu ko có găng thì phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh làm bẩn âm hộ, vì âm hộ rất quý ^^)

3- Kiểm tra: Nhìn bên ngoài thì âm hộ như 1 cái khe dọc từ trên xuống gần sát hậu môn. Lỗ âm đạo nằm đoạn cuối của khe, nghĩa là gần sát hậu môn. Hai tay nhẹ nhàng vạch 2 mép âm hộ tại vị trí lỗ âm đạo. Soi đèn nhìn vào sẽ thấy màng trinh, nếu còn. Đơn giản thế thôi. Trong quá trình xem màng trinh cấm chạm vào hậu môn rồi lại chạm vào âm hộ gây nhiễm khuẩn. Và cấm chọc ngoáy vào làm rách oan cái màng trinh.

Nhiễm chlamydia - bệnh lây qua đường tình dục hay gặp nhất

Nhiễm chlamydia - bệnh lây qua đường tình dục hay gặp nhất  

Xem kết quả: / 0
Bình thườngTuyệt vời 
Nhiễm chlamydia - bệnh lây qua đường tình dục hay gặp nhất Ở các nước đang phát triển, căn bệnh này còn phổ biến hơn bệnh lậu; nhiều người còn mắc cả hai. Trong số bệnh nhân lậu, có tới 25% nam giới và 50% nữ giới nhiễm chlamydia. Bệnh có thể gặp ở mắt, phổi, cơ quan tiết niệu, sinh dục.

 Mức độ nặng nhẹ của bệnh tùy thuộc vào tuổi của bệnh nhân và cách lây truyền. Bệnh ở đường sinh dục thường phát sau khi nhiễm 1 tuần lễ. Với nữ giới, khuẩn chlamydia thường gây tấy đỏ và khó chịu ở âm đạo kèm theo khí hư màu vàng hoặc xanh, số lượng không nhiều. Với nam giới, nó có thể gây tiết dịch ở niệu đạo; dịch trong, nhầy hoặc trắng đục, vàng; có khi chỉ thấy ướt hoặc dính ở miệng sáo và cảm giác nóng mỗi khi đi tiểu.
 Bệnh nhân có thể thỉnh thoảng bị sốt nhẹ. Tuy vậy, phần lớn người bệnh, nhất là phụ nữ, thường không có triệu chứng gì. Nhưng dù có triệu chứng hay không, họ vẫn có thể làm lây truyền bệnh cho bạn tình.
 Khi phụ nữ bị nhiễm chlamydia, bệnh có thể lan vào cơ quan sinh sản trên như tử cung, vòi fallope và buồng trứng. Nó có thể gây viêm tiểu khung, để lại sẹo ở vòi fallope mà hậu quả là vô sinh. Phụ nữ đang mang thai nếu nhiễm chlamydia ở đường sinh dục có thể làm lây bệnh cho con trong khi sinh, gây viêm kết mạc hoặc viêm phổi. Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc do chlamydia thường không sốt, nhưng mắt (một hoặc cả hai bên) bị đỏ và sưng, có đầy dử màu vàng. Bệnh phát sau 3 ngày hoặc 5-6 tuần lễ kể từ khi sinh, trung bình sau 5-14 ngày.
 Trẻ sơ sinh bị viêm phổi do chlamydia có thể không sốt nhưng nhịp thở nhanh và bất thường. Trẻ có thể ho, nôn, da hơi xanh hoặc hơi xám. Khoảng một nửa số trẻ này có kèm viêm kết mạc. Trên thực tế, phần lớn trẻ được đưa đến bệnh viện muộn (thường sau 3-16 tuần tuổi), khi đã có những rối loạn hô hấp.
 Chlamydia là loại vi khuẩn khó nhận diện bằng các thử nghiệm đặc trưng ở phòng xét nghiệm. Chúng sống và sinh sản ở bên trong các tế bào cơ thể người, bị diệt bởi các thuốc kháng sinh (trừ penicillin vì thuốc này không có hiệu lực với chlamydia).
 Trẻ mới sinh bị viêm kết mạc do chlamydia thường được điều trị khỏi sau 10-14 ngày, nhưng bệnh hay tái phát. Nếu không được điều trị bằng kháng sinh, bệnh có thể tiến triển thành viêm phổi. Tình trạng sức khỏe của trẻ bị viêm phổi do chlamydia thường được cải thiện sau 5-7 ngày sau khi dùng kháng sinh, và phải điều trị duy trì trong 3 tuần lễ.
 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hữu Nghị Việt pháp chúng tôi về chlamydia. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0466741651 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo : vietphapclinic@yahoo.com

Lậu Mãn Tính

Bệnh lậu

Lậu Mãn Tính

Xem kết quả: / 0
Bình thườngTuyệt vời 
lau-man-tinhLậu là một bệnh nhiễm khuẩn, thường lây truyền qua quan hệ tình dục. triệu trứng của bệnh lậu mãn tính, phương pháp điều trị bệnh lậu mãn tính, phòng khám đa khoa Thiên Tâm chuyên chữa bệnh lậu mãng tính, bệnh xã hội , phòng khám nam khoa, phòng khám phụ khoa.
Ở nam giới biểu hiện tiểu dắt, tiểu buốt, ít khi thấy tiểu mủ. Đa số các trường hợp thấy có chất nhầy như nhựa chuối chảy ra ở niệu đạo vào sáng sớm, lúc ngủ dậy, khi đi tiểu. Nam giới bị lậu nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ thì dễ chuyển thành mạn tính và khi đã trở thành lậu mạn tính thì rất khó điều trị. Bệnh lậu ở nam giới cũng cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh có triệu chứng giống lậu nhưng gây ra bởi các vi khuẩn khác như chalmydia và mycoplasma.
Để chẩn đoán xác định lậu mạn tính ở nữ giới (kể cả ở nam giới) cần làm xét nghiệm tìm vi khuẩn nhiều lần, nhiều loại bệnh phẩm khác nhau và nhiều phương pháp khác nhau. Bệnh lậu mạn tính ở nữ cũng cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh cũng gây viêm âm hộ, âm đạo do vi khuẩn chlamydia trachomatis, mycoplasma, trùng roi, nấm candida albicans, tạp khuẩn để điều trị có hiệu quả.
Triệu chứng : Đây là dấu hiệu đặc biệt ở giai đoạn đầu của bệnh lậu và cũng nhờ dấu hiệu này mà chẩn đoán ra bệnh lậu: Do phản ứng bảo vệ của cơ thể, lậu cầu khuẩn không xâm nhập được vào sâu hơn, chúng tạo mủ ở niệu đạo, gây rát buốt, đái dắt.
Ở nam giới, triệu chứng thường là tiết dịch ở dương vật, đặc, màu trắng như mủ hay vàng và thấy rất nóng rát lúc tiểu (có mủ dính đặc ở miệng sáo).
Bệnh lậu thường biểu hiện giống bệnh nhiễm vi khuẩn Chlamydia .
Nam giới phát hiện triệu chứng bị nhiễm từ 2 cho đến 10 ngày sau khi có quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh.
Nguyên nhân : Vi khuẩn gây bệnh lậu (Neisseria Gonorrhoeae) có thể làm viêm nhiễm cổ tử cung, đường tiểu, trực tràng hay cổ họng sau khi có quan hệ tình dục trực tiếp với người bị nhiễm.
Hình ảnh vi khuẩn gây bệnh lậu mãn tính trên kính hiển vi
Chuẩn đoán : Chuẩn đoán bệnh qua đường xét nghiệm mẫu dịch tiết từ cổ tử cung, cổ họng, trực tràng (phần ruột già gần hậu môn). hay dương vật (tùy thuộc vào cách giao hợp). Một vài loại xét nghiệm có thể biết kết quả liền, có loại phải chờ vài ngày sau.
Chữa trị : Nên đi khám bác sỹ nếu có một trong các triệu chứng trên hoặc : Nếu bệnh mới phát trước đây thường dùng một liều kháng sinh như Penicillin. Còn hiện nay có thể phải cần kháng sinh khác hoặc kết hợp nhiều loại kháng sinh do vi khuẩn bệnh lậu đã lờn (kháng thuốc) với Penicillin. Tốt hơn hết vẫn nên đi đến bệnh viện da liễu . Không nên giao hợp cho đến khi kết quả xét nghiệm lần chót báo âm tính.
Ở nam giới, tinh hoàn có thể bị nhiễm, gây đau nhức và có nguy cơ dẫn đến vô sinh.Nhiều người tưởng hết bệnh khi không còn dịch tiết nên không đi chữa trị. Tuy nhiên, dù không còn triệu chứng, bệnh vẫn hiện diện trong cơ thể, do đó đi khám bệnh và chữa trị là tối quan trọng.
Nếu mọi người ai đó bị bệnh Lậu ( Căn bệnh xã hội) như đã mô tả ở trên, chữa trị dây dưa không dứt hẳn. Hiện nay đã kháng thuốc , bệnh di căn vào bàng quang mà triệu chứng :Nếu không điều trị kịp thời và đầy đủ thì sau 10-15 ngày nhiễm khuẩn lan rộng dẫn đến viêm niệu đạo toàn bộ, khi đó đái dắt, đái khó, có thể đái ra giọt máu ở cuối dòng, mủ chảy ra nhiều, hạch bẹn có thể sưng đau. Bí tiểu tiện, đi đái ít một rát buốt(Thèm đái), nước tiểu đục,đường đi nước tiểu rẽ nhánh(Sỏi niệu đạo),... hoặc nhiễm trùng đến tinh hoàn, làm xệ một bên tinh hoàn rồi đến hai bên.
Biến chứng của bệnh lậu ở đường sinh dục - tiết niệu :
Đối với nam giới gây chít hẹp niệu đạo là biến chứng thường hay gặp nhất và cũng là vấn đề làm cho bệnh nhân mắc lậu mạn tính buồn phiền nhất do gây tiểu khó, bí tiểu rất khó chịu và đến lúc không thể chịu được. Nhiều trường hợp chít hẹp niệu đạo phải thông tiểu nhiều lần đưa đến viêm đường tiết niệu ngược dòng rất phức tạp cho điều trị.
Bệnh lậu có thể dẫn tới các biến chứng ở nam giới như: Sỏi niệu đạo (Đường tiểu chia đôi,chia ba); viêm ống dẫn tinh và mào tinh hoàn; viêm túi tinh và ống phóng tinh; viêm dưới niêm mạc niệu đạo gây nhiều túi mủ xung quanh niệu đạo.
Các chuyên gia Nam Khoa của phòng khám Đa Khoa Hữu Nghị Việt Pháp 112, Phố Mai dịch, Cầu giấy khuyên bạn,nếu phát hiện mình mắc bệnh Lậu mãn tính và các dấu hiệu của bệnh lậu cần kịp thời tới các phòng khám chuyên khoa để khám và điều trị.

Cấu tạo của dương vật

Dương vật

Xem kết quả: / 0
Bình thườngTuyệt vời 
Động mạch của dương vật bắt nguồn từ động mạch bụng, có ba nhánh:
Cấu tạo bên ngoài
Dương vật được cấu tạo giống như một đường ống hình trụ xốp và mềm, gắn liền với bụng dưới, treo ngay dưới xương mu (symphysis pubis). Dương vật có phần gốc, phần thân và phần đầu: gốc dương vật nằm ởđáy xương chậu và dính vào xương mu bởi dây chằng treo dương vật ((ligamentum suspensorium penis)). Phần thân Dương vật giống như một đường ống và có thể cương cứng được. Phần đầu là phần đỉnh chóp và hơi lớn hơn phần thân, Phần đầu Dương vật được gọi là Qui đầu (glans penii)rất nhạy cảm và cũng có thể cương cứng được.
Qui đầu là 1 phần của đầu thể xốp (corpus spongiosum) được nở rộng và có hình nón cụt. Mặt dưới của qui đầu cũng nằm dựa vào phần đỉnh tròn của 2 thể hang (corpora cavernosa penis) của phần thân dương vật. Ở đỉnh của qui đầu là một lỗ rãnh hẹp gọi là lỗ tiểu hay lỗ niệu đạo (orificium urethræ externum), tinh dịch cũng được phóng ra ngoài qua lỗ này). Vành nở ra ngoài phần đáy của qui đầu gọi là vành qui đầu (corona glandis), lớp vành ngoài này phủ lấy một đường rãnh tròn gọi là rãnh qui đầu (the coronal sulcus), dưới rãnh này là cổ dương vật.
  
Phần đầu của dương vật được bao bằng một nếp gấp bằng da nhỏ và mỏng, nửa niêm mạc, gọi là bao quy đầu (prepucium). Bao qui đầu có chức năng bảo vệ và duy trì độ ẩm của lớp niêm mạc của qui đầu, thường thì qui đầu được bao bọc toàn phần hay bán phần bởi bao qui đầu. Qui đầu bị phơi bày hoàn toàn khi da qui đầu bị tuột khỏi nó khi giao hợp do dương vật cương cứng và vươn thẳng, hay do bị cắt bì. Vệ sinh hằng ngày bên trong lớp da qui đầu ngăn ngừa sự tích tụ bựa dái (màng trắng) (smegma).
Treo phía dưới dương vật là bìu dái (Scrotum). Bìu dái giống như một cái túi da xẫm màu (do nhiều sắc tố da) có nhiều nếp nhăn đựng hai tinh hoàn (hòn dái) nơi tinh dịch được sinh ra khi ở tuổi dậy thì. Khi còn nhỏ, bìu nép sát vào cơ thể, đến tuổi dậy thì, bìu bắt đầu lỏng dần và trĩu xuống. Nó trĩu xuống như vậy là vì các tinh hoàn cần phải được bảo quản ở một nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ của cơ thể để sản xuất tinh trùng (khoảng 33 °C). Sau khi được sản xuất, tinh trùng được dự trữ trong một phần của tinh hoàn gọi là mào tinh hoàn. Gốc dương vật và một phần của thân dương vật được phủ một lớp lông (xuất hiện ở tuổi dậy thì) để giữ mùipheromone. Lông có thể mọc dài xuống bìu. Lông dương vật là phần mọc rộng ra của lông mu. Có nhiều người mọc lông cả ở xung quanh hậu môn hoặc lan cả ra háng và đùi.
Nếp hãm qui đầu dương vật
Nếp hãm qui đầu dương vật (frenulum preputii penis) là một nếp mô rất co giãn nằm ở mặt dưới của qui đầu. Nếp mô này nối lớp niêm mạc mặt dưới (vernal mucosa) của đầu dương vật với da qui đầu. Chức năng của nếp hãm này là giúp giữ da qui đầu khỏi bị tuột quá xa vị trí của nó và do đó bảo đảm qui đầu được che chở, (da qui đầu có thể được kéo trở lại để che chở cho qui đầu).
Nếp hãm của dương vật đôi khi bị cắt bỏ một phần hay toàn phần trong quá trình cắt bỏ da qui đầu (cắt bì) (do phong tục tôn giáo hay lý do vệ sinh).Nếp hãm rất nhạy cảm khi bị kích thích, do đó đóng phần quan trọng trong cơ cấu gây khoái cảm cho cơ quan sinh dục nam. Nếp hãm có thể bị rách khi làm tình hay thủ dâm và có thể bị chảy máu khá nhiều.
Dấu vết đường rãnh giữa thân dương vật
Ở mặt dưới của dương vật, có thể nhìn thấy dễ dàng vết thẹo của một đường rãnh, còn gọi là đường đan (perineal raphe), chạy dài từ hậu môn, qua bìu (raphe scroti) và mặt dưới thân dương vật (raphe penis), đó là kết quả của sự khâu và hàn lại của khe rãnh đáy chậu trong giai đoạn phát triển bào thai của dương vật và bìu.
Cấu tạo bên trong
Dương vật gồm ba ống hình tròn nằm song song với nhau, cấu tạo bằng các mô cương, trong đó có hai ống thể hang và một ống thể xốp được bao xung quanh bởi ba lớp: lớp cân sâu (cân Buck), lớp mô dưới da và lớp da.
Thể hang
Mô cương là những chỗ phình ra của động mạch xoắn, bao bọc bằng các sợi cơ trơn co dãn được. Hệ thống mô cương và sợi cơ trơn này co dãn để có thể bơm, chứa máu.Thể hang là ống có mô cương gồm nhiều khoảng trống như hang động, chạy dọc theo chiều dài và nằm phía trên của dương vật, bao quanh bởi những lớp cân trắng Buck cách nhau bằng một màng chắn.
Mô cương là những chỗ phình ra của động mạch xoắn, bao bọc bằng các sợi cơ trơn co dãn được. Hệ thống mô cương và sợi cơ trơn này co dãn để có thể bơm, chứa máu.
Thể xốp
Thể xốp là một ống khác chứa bên trong nó là niệu đạo, phần cuối ống nở ra tạo thành đầu dương vật hay qui đầu.
Hệ thống mạch máu của dương vật
Động mạch
Động mạch của dương vật bắt nguồn từ động mạch bụng, có ba nhánh:
Động mạch lưng nằm ở trên lưng dương vật.
Động mạch cung cấp máu cho hai thể hang hay động mạch thể hang.
Động mạch cung cấp máu cho thể xốp hay động mạch thể xốp: động mạch thể hang là một hệ thống mạch máu chằn chịt, chia ra nhiều nhánh nhỏ, chạy dọc theo chiều dài dương vật, có hình xoắn nên gọi là động mạch xoắn. Chính động mạch này cung cấp máu cho các hang mạch máu.
Tĩnh mạch
Máu thoát ra từ các hang mạch máu vào các tĩnh mạch nhỏ rồi từ đó đổ vào tĩnh mạch lớn hơn (gọi là tĩnh mạch lưng) nằm sâu trong các thể hang. Từ đó máu chảy về qua tĩnh mạch lưng nằm gần ngoài da và đổ vào tĩnh mạch bụng.
Hệ thống thần kinh của dương vật
Cơ chế cương được kiểm soát bằng một hệ thống thần kinh tự động. Những dây thần kinh đối giao cảm đi từ xương thiên 2-4 giữ nhiệm vụ chính. Trong khi đó những sợi thần kinh giao cảm đi từ đốt sống ngực số 1 đến đốt thắt lưng số 2 lại kiểm soát sự phóng tinh và làm xìu dương vật.
Những sợi thần kinh đối giao cảm nối với vùng thần kinh ở thể hang chạy phía dưới tuyến tiền liệt và nằm ở gốc dương vật. Các dây thần kinh này rất dễ bị tổn thương khi giải phẫu vùng chậu.
Hệ thống thần kinh cảm giác và vận động tạo thành một vòng cung đi qua vùng trung tâm gây cương ở tủy sống.
Phản xạ cương dương vật có thể trực tiếp từ những kích thích ở dương vật, vì vậy đối với những bệnh nhân khi bị tổn thương hoặc bị cắt phần trên của xương thiên thì sẽ có vấn đề.
Một đường dẫn truyền thần kinh khác từ vỏ não xuống dương vật cũng ảnh hưởng đến chức năng cương. Đó là đường dẫn của những yếu tố gây cương tâm lý, ví dụ như những kích thích nhận được từ mắt, tai, mũi (khi nhìn thấy hay tưởng tượng một hình ảnh kích dục, nghe một chuyện kích dục, hay một xúc cảm, một thay đổi về nội tiết) cũng là nguyên nhân gây cương, làm liệt hay rối loạn chức năng cương dương vật

Bệnh Giang Mai là gì?

1.Giang mai là gì ?
benh-giang-maiBệnh giang mai là gì? nguyên nhân và triệu chứng bệnh giang mai như thế nào? Cách điều trị bệnh giang mai tại phòng khám đa khoa Hữu Nghị Việt Pháp 112, Phố Mai dịch , Cầu giấy

Giang mai là một bịnh nhiễm trùng do vi Treponema pallidum. Bịnh tiến triển qua 3 giai đoạn hoạt động và một gia đoạn tiềm ẩn. Giai đoạn đầu những vết loét xuất hiện trong những vùng tiếp xúc sinh dục như  dương vật, miệng và hậu môn. Những hạch phồng lên không đau thường hiện diện trong vùng có săng như trong vùng bẹn của những bịnh nhân có tổn thương. Vết loét biến mất sau đó, bịnh tái phát lại sau vài tháng như một giang mai thứ phát.

-  Giang mai thứ phát là giai đoạn bịnh toàn thân có nghĩa là có tổn thương ở nhiều cơ quan. Vì thế trong giai đoạn này bịnh nhân trải qua nhiều triệu chứng khác nhau mà thường nhất là nổi hồng ban ở da. Thêm vào đó giang mai thứ phát có thể liên quan một cách tiềm ẩn đến bất cứ phần nào của cơ thể như sưng hạch bẹn, cổ, tay, viêm khớp, bịnh lý thận, và những bất thường ở gan. Giai đoạn này nếu không điều trị giang mai có thể tồn tại dai dẳng hoặc biến mất.
-  Hậu quả của giang mai thứ phát là bịnh nhân mang mầm bịnh mà không có triệu chứng. Ðây là giai đoạn tiềm ẩn của bịnh. Giai đoạn tiềm ẩn này có thể có hay không và kéo dài hơn 20 năm thì phát triển giai đoạn 3. Ðây cũng là giang mai toàn thân và có thể gây ra nhiều vấn đề bao gồm :
1.    Dãn những mạch máu của tim dẫn đến bịnh lý tim mạch.
2.    Phát triển những nốt lớn trong những cơ quan khác nhau của cơ thể.
3.    Nhiễm trùng não gây ra đột quị hoặc lú lẫn tâm thần.
4.    Liên quan đến mắt dẫn đến giảm thị lực.
5.    Liên quan đến tai dẫn đến điếc.
2. Giang mai được chẩn đoán như thế nào ?
Chẩn đoán săng (giai đoạn nguyên phát) có thể được làm bằng cách xem những chất tiết của vết loét dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, cần xem dưới kính hiển vi nền đen để phân biệt được xoắn khuẩn Treponema. Vì kỹ thuật soi này ít khi được dùng nên chẩn đoán và điều trị thường dựa trên sự xuất hiện của săng. Ðối với giang mai giai đoạn II, III chẩn đoán được dựa trên test kháng thể để phát hiện đáp ứng miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn Treponema.
Test máu chuẩn tìm giang mai là VDRL. Test này xác định đáp ứng đối với nhiễm trùng nhưng không tìm được nguyên nhân thật sự của nhiễm trùng. Mặc dù những test này rất hiệu quả trong việc phát hiện bằng chứng nhiễm Treponema nhưng nó cũng tạo ra một số dương tính giả. Vì thế bất kỳ test non- treponema nào dương tính thì cũng phải được xác nhận bằng test treponema.
-      Cả hai test non-treponema và treponema chỉ dương tính trong khoảng 50% những bịnh nhân có săng làm cho không chắc chắn trong việc chẩn đoán giang mai nguyên phát. Những bịnh nhân ở giai đoạn II, III thì hầu như có test VDRL, RPR cũng như MHA-TP hoặc FTA-ABS dương tính. Một vài tháng sau điều trị những test non-treponema sẽ giảm đến mức  không phát hiện hoặc mức thấp. Tuy nhiên những test Treponema thì vẫn dương tính  sau đó dù có hay không việc điều trị giang mai.
 3. Giang mai được điều trị như thế nào ?
Dựa trên giai đoạn của bịnh, điều trị giang mai được tóm tắt trong bảng sau :
Giai đoạn của bịnh
Ðiều trị thích hợp
Những cách điều trị khác
Giai đoạn nguyên phát
Giai đoạn thứ phát
Benzathine penicillin chích, 2,4 triệu đvị
(liều duy nhất)
Doxycycline 100mg,uống 2 lần/ngày /14 ngày.
Tetracycline 500mg uống 4 lần/ngày/14 ngày.
Nhiễm trùng tiềm ẩn (> 1 năm), có bịnh tim mạch, hoặc gôm giang mai
Benzathine penicillin G, chích, 4 tr Ðơn vị mỗi tuần khoảng 3 tuần.
Doxycycline 100mg,uống 2 lần/ngày / 28 ngày.
Tetracycline 500mg uống 4 lần/ngày/28 ngày.
Giang mai thần kinh
Aqueous crystallinepenicillin G 18-24 tr đv chích tĩnh mạch mạch/ngày/10-14 ngày
Procain penicillin chích 2,4 tr đơn vị mỗi ngày cùng với probenecid 500mg uống 4 lần /ngày/10- 14 ng
4.Người ta nên làm gì nếu tiếp xúc với người bịnh giang mai ?
 Bất cứ ai tiếp xúc tình dục với người có vết loét, hoặc hồng ban giang mai thì có nguy cơ bị nhiễm giang mai cao. Những người tiếp xúc tình dục trong vòng 90 ngày khi  người bạn tình được chẩn đoán giang mai giai đoạn đầu, giai đoạn II hoặc tiềm ẩn thì nên được điều trị một trong những cách như đối với giang mai nguyên phát hoặc giai đoạn II. Nếu tiếp xúc tình dục sau hơn 90 ngày người kia mới bị bịnh giang mai thì nên đi thử test non- treponema. Nếu test này không làm được hoặc khó theo dõi bệnh thì nên điều trị luôn như giang mai giai đoạn I, II. Cuối cùng, những người tiếp xúc tình dục trong thời kỳ lâu dài (trên 1 năm ) mà sau đó có nhiễm giang mai tiềm ẩn, hoặc giai đoạn III thì nên được đánh giá bởi bác sĩ và làm những xét nghiệm về giang mai. Quyết định điều trị hay không nên dựa vào bịnh nhân có triệu chứng của giang mai giai đoạn I, II, III và những xét nghiệm máu về bịnh giang mai.

Bệnh giang mai nếu phát hiện sớm sẽ điều trị khỏi

Bệnh giang mai nếu phát hiện sớm sẽ điều trị khỏi

Xem kết quả: / 0
Bình thườngTuyệt vời 
Benh-giang-mai-neu-phat-hien-som-se-dieu-tri-nhu-the-naoTại phòng khám đa khoa Việt Pháp : Bệnh giang mai tuy là bệnh nguy hiểm nhưng có thuốc điều trị khỏi hẳn với hiệu quả cao, miễn là phải được phát hiện sớm và điều trị đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.
Giai đoạn đầu
Lựa chọn đầu tiên cho việc điều trị các bệnh giang mai không biến chứng là một liều duy nhất penicillin G tiêm bắp. Doxycycline và tetracycline cũng là sự lựa chọn thay thế, tuy nhiên không thể sử dụng ở phụ nữ mang thai.. Ceftriaxone có thể có hiệu quả tương tự nhưđiều trị bằng penicillin
Giai đoạn biến chứng
Do penicillin G ít xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương cho nên đối với những bệnh nhân giang mai thần kinh nên được tiêm penicillin liều cao vào tĩnh mạch tối thiểu là 10 ngày. Nếu bị dị ứng với penicilline thì có thể được sử dụng cetriaxone thay thế. Điều trị tại thời điểm này sẽ hạn chế sự tiến triển hơn nữa của bệnh, nhưng không thể cải thiện các thiệt hại do bệnh đã gây ra
Phản ứng Jarisch-Herxheimer
Một trong những tác dụng phụ của điều trị là phản ứng Jarisch-Herxheimer. Phản ứng phụ thường bắt đầu trong vòng một giờ sau khi tiêm thuốc và kéo dài trong 24 giờ với các triệu chứng sốt, đau cơ, nhức đầu, và nhịp tim nhanh.
Phòng ngừa bệnh giang mai:
Hiện nay vẫn chưa vác xin chủng ngừa có hiệu quả cho công tác phòng chống. Không nên quan hệ tình dục hay tiếp xúc vật lý trực tiếp với một người bị bệnh để tránh lây truyền bệnh giang mai, có thể sử dụng bao cao su đúng cách, tuy nhiên vẫn có thể không hoàn toàn an toàn. Giang mai không lây qua nhà vệ sinh, các hoạt động hàng ngày, bồn tắm, hay dụng cụ ăn uống hoặc quần áo.
Dịch tễ học
12 triệu người nhiễm giang mai vào năm 1999 với hơn 90% trường hợp ở các nước đang phát triển. Nó ảnh hưởng từ 700.000 và 1.600.000 thai phụ mỗi năm dẫn đến xẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, và giang mai bẩm sinh. Trong vùng Sahara ở châu Phi, giang mai góp phần làm tử vong khoảng 20% trẻ sơsinh.
Trong thế giới phát triển, các ca nhiễm bệnh giang mai đã suy giảm cho đến năm 1980 và 1990 do sử dụng rộng rãi các thuốc kháng sinh. Từ năm 2000, tỷ lệ giang mai đã gia tăng tại Mỹ, Anh, Australia và châu Âu chủ yếu ở nam giới quan hệ tình dục với nam giới (đồng tính luyến ái) do thực hành tình dục không an toàn.
Tại Hoa Kỳ, nhân viên y tế báo cáo khoảng 32.000 người mắc bệnh giang mai trong năm 2002, phần lớn ở tuổi 20–39. Cao nhất ở nữ tuổi 20–24 và nam tuổi 35–39. Năm 2001 có 492 trẻ sơ sinh bị cha mẹ truyền bệnh giang mai, năm 2002 số này tụt xuống một chút – 412.

Bệnh giang mai và trẻ em

Bệnh giang mai và trẻ em

Xem kết quả: / 0
Bình thườngTuyệt vời 
Benh-giang-mai-va-tre-em-1
Bệnh giang mai ở người mẹ có thể truyền qua thai nhi nếu người mẹ có bầu? đến ngay phòng khám đa khoa Viêt Pháp 112, phố Mai dịch, Cầu giấy để được tư vấn, khám và chữa trị bệnh giang mai.
Bé M. sinh ra ở trại tỵ nạn, sinh thường tự nhiên, mẹ tròn con vuông. Ba mẹ gặp nhau cũng ở trại tỵ nạn và sống với nhau từ đó, mẹ em mang bầu, tuần tự đến ngày thì sinh, chẳng khám thai gì cả vì trại tỵ nạn chẳng có bác sĩ sản khoa hoặc cô mụ và phòng thí nghiệm. Cháu khỏe mạnh, ăn ngon ngủ kỹ chỉ có nỗi mũi cháu cứ chảy nước hoài, khóe môi lở và chảy nước, cha mẹ cháu cho uống "thuốc cảm" hoài chẳng khỏi. Thử máu cháu mới khám phá cháu bị mắc giang mai bẩm sinh, nghĩa là cháu đã mắc vi trùng bệnh giang mai do máu mẹ truyền qua. Mẹ cháu vì không được đi khám thai nên bị giang mai trong lúc có bầu mà không hay biết. Bé được chữa bằng Penicillin và hồi phục nhanh chóng.
Rất may những trường hợp tương tự hầu như không còn thấy trong giới trẻ em Việt Nam định cư ở vùng này. Tuy nhiên, trong dân chúng Hoa Kỳ nói chung và trong một nhóm thiểu số dân tộc (ethnic minorities) hoặc một số nhóm đặc biệt như thành phần đồng tính luyến ái (homosexuals), xài ma túy chích mạch máu (intravenous drug users) và giới mãi dâm, bệnh giang mai đang có mòi gia tăng nhanh chóng và do đó các trường hợp giang mai bẩm sinh ở trẻ em cũng gia tăng do bào thai bị vi trùng bệnh giang mai từ máu người mẹ truyền qua. Năm 1990 thống kê của Center for Diseases Control ghi nhận được 2,867 trường hợp trẻ sơ sinh mắc nhiễm vi trùng bệnh giang mai (congenital syphilis), so với 859 em năm 1989 và là con số cao nhất trong vòng 40 năm nay, mặc dù các phương pháp phòng ngừa và chữa trị ngày càng chặt chẽ. Riêng đối với người Việt chúng ta tại Mỹ, với số lượng người du lịch về Việt Nam cũng như các vùng ăn chơi quốc tế ngày càng gia tăng, có lẽ chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi chứng kiến sự gia tăng các trường hợp giang mai đem từ ngoại quốc về mặc dù chưa có số liệu chính xác. Những người lớn chẳng may bị vướng bệnh này sẽ là một nguồn bệnh đem từ ngoài vào, cộng thêm những ổ giang mai trong nước thường đi đôi với xì ke và mãi dâm đang đe dọa giới trẻ xứ này.
Giang mai (syphilis) là một bệnh được mô tả từ lâu. Theo giai thoại Christopher Columbus và thủy thủ đoàn đem bệnh này từ biển Caribbean về châu Âu vào thế kỷ thứ 15 và do đó bệnh giang mai lan tràn ở châu Âu thành một dịch rộng lớn giết hại rất nhiều. Tuy nhiên có lẽ bệnh giang mai đã có từ lâu trước thời Kha Luân Bố, hiện nay người ta nghĩ những trường hợp bị cùi mô tả trong thánh kinh có lẽ thật ra là những trường hợp giang mai và ở Trung Quốc những tài liệu xưa cũng đã mô tả những triệu chứng phù hợp với bệnh giang mai.
Bệnh giang mai gây ra bởi vi trùng Treponema pallidum, một loại vi trùng hình xoắn trôn ốc (spiral). Vi trùng xâm nhập cơ thể qua các màng nhầy (mucosa, niêm mạc) tức là lớp da đỏ và mỏng ở bộ phận sinh dục, ở miệng hoặc ở hậu môn, đôi khi qua ngã da thường những nơi khác của cơ thể nếu da trầy trụa (ví dụ vết cắn lúc mơn trớn). Chừng ba tuần sau khi bị nhiễm trùng (sau khi bị lây), người bệnh sẽ thấy xuất hiện vết lở loét ở bộ phận sinh dục, vết thương thường không đau và có hạch sưng kèm theo (hạ cam, chancre). Nếu người bệnh không được chữa trị một hai tháng sau bệnh qua giai đoạn hai (secondary syphilis) với những triệu chứng chung chung như mệt mỏi, nhức đầu, sốt và những dấu hiệu ngoài da, hoặc ở những niêm mạc (màng nhầy) của bộ phận sinh dục. Nếu không chạy chữa, bệnh tiến qua thời kỳ thứ ba của giang mai gồm những san thương ở da, nội tạng (tim, gan, bao tử) và hệ thần kinh gây ra những triệu chứng rất đa dạng.
Trên thực tế, bệnh giang mai quan trọng đối với sức khỏe của giới trẻ về những mặt sau đây:
1.- Mặc dù trước thời kỳ trụ sinh như Penicillin xuất hiện, bệnh giang mai thường có những biểu hiện điển hình như mô tả trên đây, hiện nay thường thường các triệu chứng không rõ rệt như vậy, nếu không cảnh giác bệnh nhân cũng như bác sĩ dễ bị lầm lẫn chỉ vì không nghĩ tới giang mai. Ðối với tuổi thanh thiếu niên (adolescence) tỷ lệ giang mai có mòi gia tăng, và trong giới thanh niên tỷ lệ phái nữ càng ngày càng có vẻ lên cao hơn trước. Phần đông các cô thiếu nữ này không biết rằng mình mang bệnh giang mai vì ở người đàn bà những triệu chứng như bị ngứa ngáy, có huyết trắng, lở loét đôi khi chỉ được xem như những dấu hiệu thông thường, được chữa trị sơ sài như những bệnh lặt vặt khác của phụ nữ. Một số nơi hiện nay chủ trương cần thử máu truy tầm giang mai (routine screening for syphilis) cho tất cả các cô cậu "hoạt động về tính dục" (sexually active adolescent). Về phía cha mẹ nên để ý thăm hỏi con cái và nếu chúng thắc mắc về một triệu chứng nào đó liên hệ đến đường tiểu hoặc đường sinh dục, cha mẹ nên tìm hiểu cặn kẽ và nhờ bác sĩ giúp đỡ nếu cần. Một số điểm thực tế cần được nhắc nhở cho các cô cậu biết: Thứ nhất, thuốc ngừa thai không có tác dụng ngừa những bệnh "phong tình" kể cả giang mai, thứ hai những triệu chứng của giang mai trong giai đoạn đầu có thể tự nó biến đi sau một thời gian, tuy nhiên không có nghĩa người bệnh đã thanh toán được bệnh, trái lại bệnh vẫn tiến triển qua giai đoạn kế tiếp nguy hiểm, khó phát hiện và khó trị hơn. Ngoài ra, khác với bệnh AIDS phần lớn giới hạn trong một giới nào đó (đồng tính luyến ái, nghiện ngập), giang mai cũng như lậu (gonorrhea) phổ biến hơn nhiều. Mỗi năm tại Mỹ có chừng 100,000 người vướng bệnh này và mọi tầng lớp xã hội đều có thể mắc phải. Gần đây người ta nhận thấy AIDS và giang mai thường đi đôi với nhau, một phần do các vết lở ngoài da của giang mai làm cho virus AIDS dễ truyền từ người này qua người kia.
Cũng nên nhắc lại một số triệu chứng thông thường như vết mẩn ngoài da, sưng hạch, lắm khi là những dấu hiệu của bệnh giang mai và giúp cho bác sĩ khám phá ra bệnh và điều trị trước khi quá trễ.
2.- Bệnh giang mai ở người mẹ có thể truyền qua thai nhi nếu người mẹ có bầu. Hiện nay lúc đi khám thai lần đầu bác sĩ sản khoa sẽ thử máu tất cả các bà để truy tầm bệnh giang mai và chữa trị kịp thời cho mẹ và ngừa bệnh cho thai nhi. Mới đây các bác sĩ được khuyến cáo nên thử máu thêm một lần nữa lúc gần sanh. Tuy nhiên nếu người thiếu nữ có thai và dấu diếm gia đình không được theo dõi kỹ lưỡng lúc có bầu, nếu mang bệnh giang mai bệnh có thể sẽ không được phát hiện hoặc được phát hiện quá trễ lúc gần sanh làm cho em bé không được trị liệu kịp thời và mang những triệu chứng giang mai lúc chào đời. Những triệu chứng này có thể nặng nhẹ tùy trường hợp. Cháu có thể chết lúc sanh ra (still birth), sinh thiếu tháng, sưng màng óc, sưng gan, thiếu máu, v...v... Ðiều trị và theo dõi các bé này tốn kém và phức tạp, kéo dài.
Ðịnh bệnh giang mai căn cứ trên những triệu chứng lâm sàng (những triệu chứng ghi nhận lúc khám bệnh, clinical signs) nhưng cũng tùy thuộc phần lớn vào các thử nghiệm (test) máu người bệnh hoặc những chất khác lấy từ cơ thể người bệnh (như lấy nước tủy sống, cắt một mẩu hạch bị sưng để thử, cắt một miếng da để thử tìm vi trùng Treponema).
Thông thường nhất là thử máu. Người bị nhiễm trùng giang mai mang trong máu một chất gọi là reagin (nay được gọi là kháng thể kháng cardiolipin, anticardiolipin antibodies), nếu thử máu người bệnh thấy có chất reagin thì người ta nghi có nhiễm Treponema. Thử nghiệm thông thường trước đây hay dùng ở Việt Nam là Bordet Wassermann (viết tắt là BW), ta thường nghe nói "BW positif" hoặc "BW negatif" để chỉ phản ứng Wassermann dương (có bệnh) hoặc âm (không có bệnh). Hiện nay ít khi dùng phản ứng này, thường người ta dùng phản ứng tên RPR để "thanh lọc" (screen) nghi ngờ giang mai một cách nhanh chóng. Sau đó nếu cần người ta dùng những test phức tạp hơn nhưng chính xác hơn, không nên đi sâu trong phạm vi bài này.
Trị bệnh giang mai tương đối đơn giản lúc bệnh mới phát. Trong quá khứ người ta phải dùng những thuốc rất độc như thủy ngân (mercury); những thuốc này đôi khi còn thấy dùng ở Việt Nam. Hiện nay chữa trị bằng Penicillin là phương pháp hữu hiệu nhất. Những người dị ứng với Penicillin thì được chữa bằng Erythromycin hoặc Tetracycline.
Tóm lại, bệnh giang mai là một bệnh "phong tình" có chiều hướng gia tăng trong giới trẻ nhất là phái nữ. Bệnh có thể gây ra những hậu quả lâu dài cho người bệnh cũng như con cái của họ. Tuy nhiên có thể ngừa bệnh dễ dàng với những phương tiện đơn giản (áo mưa) và nếu định bệnh sớm chữa trị tương đối đơn giản (dùng trụ sinh Penicillin, Erythromycin) và rất hiệu nghiệm.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền.
(advite.com)

Giang mai gây vô sinh ?

Giang mai gây vô sinh ?

Xem kết quả: / 0
Bình thườngTuyệt vời 
Giang-mai-gay-vo-sinhBệnh giang mai có gây vô sinh? Đến khám và chữa trị ngay tại phòng khám đa khoa Hữu Nghị Việt Pháp
Mệt mỏi, sút cân, tâm trí nhiều lúc căng thẳng cộng với tóc rụng nhiều khiến Anh Tuấn gầy yếu, năng suất làm việc giảm. Anh đến bệnh viện khám và không khỏi choáng khi bác sĩ kết luận anh bị giang mai giai đoạn ba.
Là thanh niên giỏi, hình thức khá lại ham thể thao, Anh Tuấn được nhiều bạn gái theo đuổi. Xác định sự nghiệp là trên hết lại có bạn gái ruột, anh nghĩ chuyện lấy vợ dăm bảy năm nữa cũng chưa muộn.
Tâm sự với bác sĩ, anh cho biết sau khi chia tay với người yêu cũ, một thời gian sau anh bắt đầu quan hệ với người bạn gái hiện nay là một ca sĩ. Dù rất kỹ tính để chọn bạn gái và dùng bảo bối mỗi khi đi đãi khách nhưng anh vẫn không ngờ được bệnh giang mai có trong người anh mấy năm nay.
Lắng nghe mãi, cuối cùng bác sĩ cũng biết sở thích của bệnh nhân này mỗi khi quan hệ tình dục là rất thích dùng miệng. Hiện nay, nhiều bạn trẻ thích dùng miệng trong khi quan hệ tình dục. Một số người cho rằng dùng cách này sẽ đem lại cảm giác thích thú cho bạn tình.
Tại một phòng khám dành cho thanh niên và trẻ vị thành niên, khi được hỏi có biết bệnh lây truyền qua đường tình dục theo các đường nào, đa số các em sinh viên cho rằng "Nó chỉ lây qua đường ấy. Mình dùng bao cao su, sợ gì". Họ không biết rằng ngoài lây truyền qua đường tình dục còn lây qua tiếp xúc khác như miệng, hậu môn, tiếp xúc da.
Hầu như tháng nào vào kỳ rụng trứng, chị Thuỳ cũng đến phòng khám để làm xét nghiệm. Gần một năm nay, nỗi khao khát có thai dường như là áp lực lớn với chị. Cả gia đình nhà chồng chỉ chờ lần mang thai này để có đứa cháu trai thờ tự. Sáu năm trước khi mới lấy nhau, anh chị sinh con gái đầu lòng và thống nhất chỉ sinh một đứa.
Từ ngày anh thăng tiến, ao ước có cháu đích tôn của bố mẹ chồng ngày càng mãnh liệt. Dù không áp dụng một biện pháp tránh thai nào suốt một thời gian dài nhưng chị vẫn không thể có thai. Ông bà tuyên bố, chị không đẻ được nữa, chồng chị có con riêng cấm được có ý kiến.
Các xét nghiệm cho thấy, chị Thuỳ mắc cả bệnh lậu và bệnh chlamydia gây viêm vùng chậu hông. Cả hai bệnh này đều không có triệu chứng rõ rệt nên khi thấy mình đau âm ỉ bụng dưới, có khí hư, đôi khi đau lúc quan hệ có kèm theo chảy máu, chị nghĩ đơn giản là bệnh theo chu kỳ phụ nữ.
Chị thuyết phục chồng đến khám theo yêu cầu của bác sĩ. Khi bác sĩ khẳng định anh bị viêm tinh hoàn và bìu, anh lúng búng hồi lâu mới thú nhận mình có chữa theo thuốc của bạn lấy bên Thái nhưng không đỡ, đi tiểu thấy rát và chỗ ấy có chảy dịch mủ. Khi bác sĩ kết luận cả hai vợ chồng chi bị vô sinh thứ phát, anh bật khóc.
Giang mai có thể gây tâm thần, liệt và chết.
Thời kỳ đầu của giang mai với tổn thương là nốt sần, không đau, không có bờ, đáy phẳng màu đỏ như thịt tươi, hình tròn hoặc bầu dục, không ngứa, xuất hiện ở ngay chỗ xoắn khuẩn xâm nhập sau khoảng 10-90 ngày có quan hệ tình dục với người có bệnh.
Vị trí nốt sần có ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, trong âm đạo, hậu môn hoặc trong miệng. Hạch bẹn sưng nhưng không đau, di động. Nốt sần sẽ mất đi nhưng bệnh tiếp tục phát triển sang giai đoạn hai (sau khoảng năm đến sáu tuần).
Giai đoạn hai, cơ thể phát ban toàn thân (nổi các nốt đỏ), đặc biệt thấy nhiều ở lòng bàn tay và bàn chân. Các triệu chứng như hạch toàn thân, đau đầu và sốt.
Các triệu chứng này mất đi trong hai đến bốn tuần nhưng có thể tái phát trong vòng một năm. Các dấu hiệu ở giai đoạn này rất dễ nhầm với nhiều bệnh khác và vì thế có thể được chữa trị không đúng.
Giai đoạn ba, sau 2-20 năm, não, hệ thần kinh, hệ tim mạch bị ảnh hưởng nặng nề, bệnh nhân gầy yếu, rụng tóc, bị tâm thần, bị liệt và cuối cùng bị chết.
Cần đi khám bác sĩ ngay nếu thấy các biểu hiện:
- Tiết dịch bất thường ở âm đạo (ra nhiều khí hư có màu, chảy mùi bất thường).
- Chảy mủ hoặc chảy dịch ở đầu dương vật.
- Đau hoặc ngứa ở bộ phận sinh dục.
- Cảm giác rát buốt hoặc buốt khi đi tiểu.
- Có vết loét, trợt hoặc sùi ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.
- Đau ở vùng bụng dưới, đau lưng.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh nguyệt.
(Theo Gia Đình & Xã Hội)