Tâm sự của cô gái dùng màng trinh nhân tạo
Tâm sự của cô gái dùng màng trinh nhân tạo
'Tấm màng trong trắng nhân tạo', một sản phẩm hiện được bán phổ biến ở
Trung Quốc, đang trở thành vị cứu tinh của các cô gái trót trao thân
trước khi kết hôn. Để 'trót lọt' qua đêm tân hôn, nhiều phụ nữ tìm đến
sản phẩm này và không ít họ phải gánh hậu quả nặng nề từ tấm màng nhân
tạo ấy
Ở Trung Quốc, sản phẩm này được bán với giá từ 500 đến 700 NDT. Ảnh: Zonaeuropa.
Sản
phẩm xuất hiện trên trang web của công ty Gigimo chuyên cung cấp đồ
chơi người lớn ở Quảng Châu, Trung Quốc và nhanh chóng được nhiều người
biết đến. Công ty trên cam kết, phụ nữ "không còn phải lo lắng gì nữa
bởi bạn có thể lấy lại được trinh tiết của mình với giá chỉ 29,9 USD".
Sau những lời giới thiệu sản phẩm khiến nhiều người tò mò là hướng dẫn
sử dụng, đặt 'màng trinh nhân tạo vào' trong âm đạo, trong quá trình
giao hợp sẽ tiết ra một loại chất lỏng giống như máu. Thêm một chút rên
rỉ, kêu đau, bạn sẽ qua được đêm đầu tiên mà không hề bị phát hiện".
Theo
mô tả trên website thì màng trinh nhân tạo có thành phần chủ yếu là các
albumin tự nhiên. Các albumin tự nhiên tương tự như huyết tương của
người. Sản phẩm dễ sử dụng, không gây đau, không có tác dụng phụ và
không gây độc hại với con người.
Lời
quảng cáo của Gigimo rất hấp dẫn, tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm
này chưa được kiểm chứng. Cô gái có tên Liu ở Trung Quốc là một trong
số những khách hàng gặp sự cố với "tấm màng trong trắng nhân tạo". Tờ
Times Commercial Daily đưa tin, Liu làm đám cưới tháng 10 năm ngoái.
Trước khi kết hôn, cô có quan hệ với bạn trai cũ. Chồng Liu là một
người bảo thủ, sợ bị phát hiện, cô đã tới một cửa hàng chuyên bán đồ
phục vụ chuyện chăn gối và mua một tấm màng nhân tạo nhập khẩu từ Nhật
Bản có tên gọi "Virtuous Girl Red". Liu kể: "Trong đêm tân hôn, màng bị
rách, chất lỏng rỉ ra và bốc mùi lạ. Hôm sau, âm đạo của tôi bị sưng
tấy, đi tiểu bị đau". Tuy nhiên, điều đó không đáng sợ bằng việc chồng
cô phát hiện ra việc mình bị lừa dối. Một năm sau ngày cưới, cô vẫn
không thể mang thai. Tới gặp bác sĩ, cô phát hiện ra mình bị nhiễm
trùng tử cung và buồng trứng. Nếu không được cứu chữa kịp thời, Liu có
thể vô sinh. Bác sĩ cho biết, việc nhiễm trùng này có thể do thứ chất
lỏng màu đỏ trong màng trinh nhân đạo gây ra
Theo lời quảng cáo sản phẩm trên website của Gigimo,
mành trinh nhân tạo dễ sử dụng, không gây đau và không độc hại. Ảnh: Zonaeuropa.
Cũng
giống như Liu, Sun không còn là con gái trước lễ cưới. Trước hôm "động
phòng hoa chúc", Sun nhờ một người bạn mua hỏi mua "cái nghìn vàng"
nhãn hiệu Night Red. Đêm tân hôn, tấm màng đó bị rách, chất lỏng màu đỏ
bốc mùi kinh khùng. Ngay sau đó, Sun cảm thấy đau rát khi đi tiểu. Bác
sĩ đã chẩn đoán cô bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Một
trường hợp khác không khỏi bi hài. Trước khi lập gia đình, Zhang đã có
quan hệ với người đàn ông khác. Tâm sự trên tờ East Asian Economic
& Trade News, cô chia sẻ: "Để chắc chắn có tuần trăng mật tuyệt vời
ở Bắc Kinh, tôi đã bỏ ra 400 NDT để mua một tấm màng nhân tạo. Vài phút
trước khi bước vào cuộc ân ái với chồng, tôi đưa màng nhân tạo vào âm
hộ của mình theo như hướng dẫn rồi nằm lên giường và chờ đợi. Không
may, tấm màng rơi ra ngoài và bị rách. Chồng tôi thấy mình bị lừa dối
đã quyết định ly hôn ngay ngày hôm sau".
Những
chiếc màng trinh giả như trên được sản xuất phổ biến ở Trung Quốc nhưng
nguồn gốc của sản phẩm này lại không bắt nguồn từ đây. Màng trinh giả
đầu tiên có mặt tại thành phố Tokyo, Nhật Bản vào năm 1993. Ban đầu, nó
chỉ được bán trong phạm vi địa phương nhưng sau đó nổi tiếng và lan
sang Thái Lan vào năm 1995. Và giờ, "cái ngàn vàng giả" ấy có mặt ở các
nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Trung Cận Đông. Tại Trung Quốc,
màng trinh được dán quảng cáo công khai tại nhà vệ sinh nữ, trường học
và ngoài đường với giá từ 500 đến 700 NDT.
Theo
AP, "cái ngàn vàng nhân tạo" được công ty Gigimo, Trung Quốc, phân phối
đang được nhập khẩu vào Ai Cập. Các chính trị gia nước này đang kịch
liệt phản đối tấm màng nhân tạo nhập khẩu từ Trung Quốc, một sản phẩm
mới giúp các cô dâu không còn trong trắng vượt qua đêm đầu tiên mà
không bị phát hiện. Họ cho rằng, sáng chế này hủy hoại các giá trị của
đạo Hồi.
Tờ rao bán sản phẩm được dán khắp các nhà vệ sinh nữ,
gần trường học và trên đường phố Trung Quốc. Ảnh: Zonaeuropa.
Cuộc
tranh luận bắt đầu nổ ra khi phóng viên của đài phát thanh dịch quảng
cáo sản phẩm từ tiếng Trung sang tiếng Ảrập. Từ đó, các thành viên bảo
thủ trong quốc hội Ai Cập đã yêu cầu ban hành lệnh cấm đối với sản phẩm
trên. Học giả nổi tiếng của Ai Cập, Abdel Moati Bayoumi, cho hay: "Màng
trinh nhân tạo sẽ khuyến khích các mối quan hệ tình dục không hợp pháp.
Văn hóa của người Hồi giáo ngăn cấm những quan hệ kiểu đó trừ khi đã
kết hôn".
Những
tranh luận xung quanh sự trong trắng và việc có thể làm giả được nó trở
thành tâm điểm khi đề cập tới hình ảnh người phụ nữ trong thế giới đạo
Hồi. Theo quan niệm của người Hồi giáo, việc còn trinh đánh giá giá trị
của một người phụ nữ. Nó như một tấm thông hành quyết định hôn nhân.
Mỗi năm có hàng nghìn phụ nữ Ai Cập đi phẫu thuật tái tạo lại màng
trinh như một sự đảm bảo cho hôn nhân và tránh mang lại tiếng xấu cho
gia đình. Mỗi ca như vậy có giá 3.000 USD. Rẻ và tiện dụng hơn cách
phẫu thuật này, màng nhân tạo chỉ có giá chưa đến 30 USD.
Từ
khi có thông tin màng trinh nhân tạo được bán công khai trên mạng, các
chính trị gia xứ sở kim tự tháp cho rằng, sản phẩm này đã vô tình trở
thành "kẻ tiếp tay" cho những cô gái hư hỏng. "Nó sẽ trở thành một nỗi
ô nhục cho chính phủ nếu chúng ta không ngăn cấm sản phẩm đó được nhập
khẩu vào Ai Cập", một nhà soạn luật nói.
Trong
khi việc phẫu thuật đó là hợp pháp ở các nước thuộc Liên minh châu Âu
và Mỹ thù ở ở các nước theo đạo Hồi như Pakistan, những người phụ nữ có
thể bị tra tấn, thậm chí bị giết nếu bị phát hiện không còn trinh trước
khi kết hôn. Nhiều trường hợp, các cô dâu trẻ còn tự tìm đến cái chết
hơn là việc phải mang lại nỗi ô nhục cho gia đình.
Thẩm mỹ Hà Thanh(Ngoisao)\