Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Vệ sinh khi giao hợp

Vệ sinh khi giao hợp

Trước khi giao hợp cần rửa sạch âm hộ và sau khi giao hợp vài giờ, phải rửa âm hộ lại bằng xà phòng. Điều đó có đúng hay không?
Đúng, nhưng lại chưa rõ ràng.
Vệ sinh phụ nữ là hướng dẫn cho phụ nữ biết cách phòng tránh các bệnh, giữ gìn sạch sẽ bộ phận sinh dục.
Vệ sinh thường xuyên: mỗi ngày ít nhất phải rửa âm hộ 2 lần bằng nước sạch hay nước rửa vệ sinh phụ nữ, còn gọi là dung dịch vệ sinh phụ nữ nếu có chỉ định của BS phụ khoa.
Thường người ta vẫn có thói quen do thuận tay rửa từ sau ra trước, cách rửa này sẽ mang chất dơ bẩn, vi trùng từ hậu môn vào cửa mình, đó là một trong những nguyên nhân gây nhiễm âm đạo và nhiễm trùng tiểu.
Khi rửa bên ngoài cửa mình, nên chú ý rửa các kẽ, các nếp gấp của các mép âm hộ. Không thụt nước vào trong âm đạo. Thay quần lót ít nhất 2 - 3 lần mỗi ngày hay nhiều hơn đối với những phụ nữ có tật tiểu són hay đi tiểu chưa hết.
Ảnh minh họa
Vệ sinh kinh nguyệt: mỗi ngày thay băng vệ sinh ít nhất 3 lần, rửa sạch cửa mình bằng nước sạch hay nước rửa vệ sinh phụ nữ. Nên tắm, rửa trong tư thế đứng hoặc ngồi, tránh tắm nằm trong bồn. Tránh giao hợp không bao cao su 2 - 3 ngày trước khi hành kinh và sau khi sạch kinh...
Vệ sinh khi mang thai: giữ vệ sinh bộ phận sinh dục và vùng chung quanh, săn sóc núm vú và vú bằng cách dùng bông thấm nước đun sôi để nguội. Thay quần áo lót thường xuyên. Tránh dùng quần áo bó sát người.
Vệ sinh khi sinh: sau khi sinh, vệ sinh bộ phận sinh dục, nhất là âm hộ là việc quan tâm bậc nhất của sản phụ và của các nữ hộ sinh hay của người nuôi. Phải rửa âm hộ 3 lần mỗi ngày và thay băng vệ sinh. Rửa bên ngoài cửa mình bằng nước ấm, sạch, không thụt nước vào trong âm đạo.
Săn sóc vết mổ do cắt tầng sinh môn, giữ cho vết khâu luôn luôn được khô. Nên kiêng giao hợp trong 6 tuần lễ đầu sau khi sinh. Chú ý vệ sinh 2 đầu vú bằng nước sạch trước và sau khi cho con bú.
Vệ sinh khi giao hợp
Trước khi giao hợp 30 phút phải tắm rửa, súc miệng bằng nước muối hay nước súc miệng khử trùng. Súc miệng là một động tác bảo vệ răng và nướu, làm giảm các vi khuẩn hay các tác nhân gây hôi miệng, các mảng thức ăn nhỏ bám vào răng và vòm miệng.
Phải rửa sạch bằng nước sạch bộ phận sinh dục. Nam nên dùng xà phòng, riêng nữ khi rửa cửa mình tốt nhất là dùng nước sôi để nguội, rồi thấm khô bằng giấy vệ sinh được khử trùng, tránh rửa bất cứ nước rửa công nghiệp nào.
Sau khi giao hợp chỉ cần lau bằng thứ giấy đó, tuyệt đối không rửa, bơm, thụt tháo, hay lấy tay moi móc chất nhờn tinh dịch hay dịch tiết âm đạo ra, nếu giao hợp bằng bao cao su thì lại càng an toàn hơn. Dùng nước và xà phòng là sai lầm.
Tránh giao hợp trong thời gian hành kinh vì dễ bị nhiễm khuẩn, người nam tránh giao hợp khi có nhiều bạn tình hay biết mình đang bị bệnh lây qua dường tình dục, nếu không kiềm chế được thì phải dùng bao cao su để bảo vệ cho mình và cho bạn tình.
Kết thúc giao hợp là một hỗn hợp pha trộn giữa tinh dịch của nam giới và dịch âm đạo của người phụ nữ. Hỗn hợp này là một môi trường có rất nhiều chất dinh dưỡng, kích thích tố… để nuôi dưỡng tinh trùng, trứng và tạo một “hồ bơi nồng nàn” cho việc thụ thai. Hỗn hợp này nằm trong âm đạo, một ít trong tử cung và trong một thời gian sau đó các cơ vòng âm đạo sẽ co bóp tống xuất hỗn hợp này ra ngoài.
Dơ dáy hay tinh sạch của hỗn hợp tinh dịch và dịch âm đạo sẽ tùy theo nhận xét của mỗi phụ nữ. Tuy nhiên, cần lưu ý là thuốc rửa phụ khoa không phải thuốc trị bệnh, chỉ là một dạng nước tẩy rửa dành riêng cho việc làm vệ sinh vùng sinh dục, không nên dùng để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Một số thành phần hóa chất trong nước rửa này có thể gây viêm âm đạo và việc thụt rửa có thể gây nhiễm trùng ngược lại lan rộng.
Vệ sinh giao hợp không đúng cách không những không có lợi mà sẽ mang thêm mầm bệnh vào cho mình.
BACSI.com (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Triệu chứng sỏi thận ở phụ nữ

Triệu chứng sỏi thận ở phụ nữ

Thận làm nhiệm vụ giúp lọc ra các chất thải từ các nước ra ngoài cơ thể thông qua đi tiểu. Tuy nhiên, sỏi thận ở phụ nữ là khá phổ biến.
Theo thời gian, những viên sỏi này có thể tự đào thải ra khỏi cơ thể, nhưng trong những trường hợp nặng thì phải cần đến điều trị.
Sỏi thận ở phụ nữ là gì?
Cũng tương tự như sỏi thận ở nam giới, ở phụ nữ, sỏi thận được hình thành từ các khoáng chất và muối trong nước tiểu. Chúng kết tinh lại nhưng nhỏ thôi nên hầu hết mọi người sẽ không biết là mình có sỏi trong thận. Trong thực tế, hầu như chị em nào cũng có sỏi trong thận của mình, chỉ khác nhau là ít hay nhiều, to hay nhỏ và có tự đào thải ra khỏi cơ thể hay không mà thôi.
Trong trường hợp sỏi không thể tự ra khỏi thận thì sẽ bị mắc kẹt lại đó và gây đau đớn, nặng hơn có thể trở thành bệnh sỏi thận và gây tắc nghẽn, nếu không được điều trị sẽ gây tổn thương thận, ví dụ như nhiễm trùng thận.
Các triệu chứng sỏi thận ở phụ nữ
Các triệu chứng phổ biến nhất của sỏi thận ở một người phụ nữ là các cơn đau, thường là đau lưng hoặc đau ở bên thận có vấn đề. Cơn đau sẽ di chuyển vào dạ dày và vùng háng nếu không được điều trị.
Màu sắc của nước tiểu cũng là một triệu chứng phổ biến để nhận diện chị em có bị sỏi thận hay không. Nếu bị sỏi thận, nước tiểu sẽ có màu đục và có cặn như đám mây, hoặc cũng có thể có máu kèm trong nước tiểu. Nếu thấy có máu trong nước tiểu, chị em cần nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức vì đây là một dấu hiệu nhiễm trùng.
Có chị em cảm thấy cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu và cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên hơn bình thường.
Nếu có nhiễm trùng, các triệu chứng nhiễm trùng nói chung biểu hiện ra bên ngoài như như sốt, ớn lạnh và buồn nôn. Tuy nhiên, tất cả những triệu chứng này cũng tương tự như các nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bàng quang, do đó bạn sẽ cần phải nói chuyện với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân thực sự.
Việc điều trị sỏi thận ở phụ nữ
Không phải chị em nào bị sỏi thận cũng như nhau mà có những cấp độ khác nhau, nó có nghĩa là cách điều trị cũng khác nhau. Hầu hết các trường hợp sẽ được điều trị ở nhà mà không cần phải vào bệnh viện để phẫu thuật.
Các loại điều trị sỏi thận cũng sẽ phụ thuộc vào kích thước của sỏi thận. Những người có sỏi nhỏ hơn 5 mm thường sẽ được điều trị để sỏi tự thông qua cơ thể một cách tự nhiên, tùy theo cách thức điều trị của bác sĩ. Nếu không thể can thiệp được bằng cách để sỏi tự tiêu hoặc tự ra ngoài cơ thể thì mới nhất thiết phải dùng đến biện pháp phẫu thuật.
BACSI.com (Theo Afamily)

Tinh hoàn ẩn bệnh lý hay gặp ở bé trai

Tinh hoàn ẩn bệnh lý hay gặp ở bé trai

Tinh hoàn ẩn hay còn gọi là tinh hoàn chưa xuống hoặc vắng tinh hoàn. Ðây là một hiện tượng không bình thường đối với các bé trai, đặc biệt là những bé vừa chào đời.

Thế nào là bệnh tinh hoàn ẩn?
Thông thường tinh hoàn nằm ở bìu, khi tinh hoàn không nằm ở bìu mà nằm ở các vị trí khác như lỗ bẹn nông, lỗ bẹn sâu hoặc nằm trong ổ bụng thì gọi là tinh hoàn ẩn. Đây là một bệnh lý gặp khá phổ biến ở trẻ trai. Bệnh mắc với tỷ lệ 3% ở trẻ sinh ra đủ tháng, 30% ở trẻ sinh thiếu tháng. Bệnh lý này cần được phát hiện sớm ngay từ sau khi chào đời, được theo dõi sát và có chỉ định điều trị đúng thời gian cần thiết để tinh hoàn có chức năng sinh sản, nội tiết và tránh nguy cơ ung thư sau này.
Tinh hoàn ẩn khác với tinh hoàn lạc chỗ
Tinh hoàn lạc chỗ ngoài bìu có thể nằm bất cứ chỗ nào như ở mu, nếp bẹn, cung đùi, tầng sinh môn do trong khi di chuyển đã bị kéo lệch ra khỏi đường đi bình thường. Tinh hoàn ẩn được xác định nằm trên đường di chuyển như trong thời kỳ phôi thai, có thể ở trong ổ bụng, ống bẹn, lỗ bẹn, trên bìu... Điều cần lưu ý là người bị tinh hoàn ẩn có thể mắc các dị dạng khác, nhất là đối với thể ẩn cả 2 bên có thể gặp những rối loạn bệnh lý nhiễm sắc thể giới tính, tật ái nam ái nữ hoặc kèm theo dị dạng ở đường tiết niệu như tật lỗ đái thấp, suy tuyến sinh dục...
Xoắn tinh hoàn - Một biến chứng của tinh hoàn ẩn
Cách phát hiện được tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn ẩn có thể là một bên hoặc hai bên. Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện khi nhìn thấy túi bìu không cân đối: Một bên trông bình thường và một bên nhỏ hoặc xẹp lép (ẩn tinh hoàn một bên) hoặc cả hai túi bìu nhỏ, xẹp.
Khi sờ vào bìu không thấy đủ hai tinh hoàn. Nắn vào bìu sẽ không thấy tinh hoàn ở 1 hoặc cả 2 bên. Có thể nắn thấy tinh hoàn ở ống bẹn.
Có trường hợp tinh hoàn lúc ở bìu, lúc bị co lên trên ống bẹn. Khi khám dùng ngón tay đẩy tinh hoàn xuống bìu được nhưng khi bỏ tay ra thì tinh hoàn lại bị kéo lên trên cao, ngoài túi bìu.
Với cách phát hiện như trên có thể xác định được bệnh. Bệnh có thể được phát hiện ngay sau đẻ và đặt ra kế hoạch theo dõi, điều trị. Tuy nhiên, nếu còn nghi ngờ các bậc phụ huynh nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác hơn.
Điều trị muộn, tỷ lệ vô sinh cao
Bình thường ở bìu có nhiệt độ thấp hơn so với cơ thể, khi bị ẩn nằm ở vùng bụng thì chịu nhiệt độ cao của cơ thể làm tinh hoàn không phát triển và giảm số lượng tế bào mầm trong tinh trùng. Nếu  bé trai bị 1 tinh hoàn ẩn  và vị trí tinh hoàn ẩn ở ống bẹn sẽ có số lượng tinh trùng bình thường. Nếu bé trai bị 2 tinh hoàn ẩn và tinh hoàn ở ống bẹn thì cũng có thể gây vô sinh. Bệnh nhân sau 5 tuổi không được phẫu thuật thì tỷ lệ vô sinh cao tới 75%.
Ngoài ra, tinh hoàn ẩn nguy hiểm khi không được phát hiện và điều trị sớm có thể xảy ra các biến chứng sau:
Xoắn tinh hoàn: Do không được cố định ở bìu tốt, tinh hoàn ẩn có nguy cơ bị xoắn là rất hay gặp. Với các triệu chứng sưng đau vùng bẹn đột ngột bên tinh hoàn ẩn. Da ở bìu đỏ sẫm hoặc nhợt, mất nếp nhăn. Nếu không được khám và mổ cấp cứu trong vòng 3 giờ  thì tinh hoàn sẽ bị hoại tử.
Bên cạnh đó, nếu tinh hoàn ẩn trong ổ bụng phát hiện muộn, không được phẫu thuật có thể âm ỉ phát triển thành u ác tính. Tỷ lệ này cao từ 22 - 40 lần so với trẻ bình thường. Do vậy, cần phát hiện tinh hoàn ẩn  để được điều trị thích hợp.
Nên phẫu thuật ở lứa tuổi nào?
Ở lứa tuổi dưới 1 tuổi: Nếu tinh hoàn chưa xuống bìu nhưng sờ nắn thấy ở ống bẹn, thấp về phía túi bìu thì nên theo dõi thêm, một số trường hợp tinh hoàn sẽ xuống bìu khi trẻ đến 1 tuổi. Nếu sau 1 năm tuổi mà tinh hoàn vẫn chưa xuống bìu thì nên điều trị thuốc và chuẩn bị phẫu thuật sớm. Còn nếu không nắn thấy tinh hoàn ở ống bẹn, siêu âm có thể thấy tinh hoàn trong ổ bụng thì nên mổ sớm vào những tháng cuối của năm tuổi đầu tiên.
Ở lứa tuổi trên 1 tuổi: Hầu hết các bệnh nhân tới khám ở lứa tuổi trên 1 tuổi.Chỉ định mổ tốt nhất là từ 1 tới 2 tuổi. Tùy theo tường trường hợp mà các bác sĩ chỉ định điều trị: Ðiều trị bằng thuốc nội tiết trước, nếu không kết quả mới phẫu thuật hoặc phải phẫu thuật ngay để đưa tinh hoàn xuống bìu.
Chăm sóc trước và sau phẫu thuật
Trước thời gian được phẫu thuật: Hàng ngày, gia đình cần theo dõi chặt chẽ  những diễn biến của Trước thời gian được phẫu thuật trẻ vì có rất nhiều biến chứng bất thường có thể xảy ra như tinh hoàn bị xoắn hoặc bị thoát vị bẹn nghẹt đi kèm: Nếu bé đột ngột quấy khóc, sưng, đau, đỏ vùng bẹn bên không có tinh hoàn, phải cho bé đến cơ sở y tế để được khám bệnh càng sớm càng tốt.
Sau khi phẫu thuật: Gia đình cần theo dõi kích thước tinh hoàn bên mổ đem xuống bìu teo nhỏ hay to lên dần. Cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và  cho bé đi tái khám để bác sĩ chuyên khoa đánh giá lại, để có hướng dẫn, theo dõi hoặc chẩn đoán và điều trị thích hợp.

BACSI.com (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Tỉ lệ tử vong sản khoa VN gấp 5 lần các nước phát triển

Tỉ lệ tử vong sản khoa VN gấp 5 lần các nước phát triển
Chỉ trong vòng 2 tuần, VN có 6 trường hợp sản phụ tử vong, đã khiến dư luận hoài nghi về mức độ an toàn trong sản khoa hiện nay…
 >> Thao tác sai kỹ thuật, một sản phụ tử vong
 >> TPHCM: Mẹ con sản phụ chết tức tưởi trong lúc sinh mổ
 >> Quảng Ngãi: Sản phụ tử vong vì bác sĩ không phát hiện ra bệnh?
 
Các bà mẹ cần phải khám thai định kỳ theo chỉ định của BS

Tử vong sản khoa: 75/100.000 ca

Sáng 9/5, Hội đồng khoa học Sở Y tế TPHCM đã có kết luận về trường hợp tử vong của sản phụ Ngô Thị Hồng Thu (SN 1982 - ngụ ấp Nhị Tân 2, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn) xảy ra vào tối 29/4, trong lúc mổ lấy con, sản phụ bị thuyên tắc ối và trở nên tím tái.

 PGS.TS Vũ Thị Nhung, Chủ tịch Hội Phụ sản TPHCM, cho biết :Tỉ lệ thuyên tắc ối ước tính 1/30.000 cho đến 1/8.000 sản phụ trong thai kỳ và không dự phòng được, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Chính vì hiếm gặp nên các BV tuyến dưới, khi gặp trường hợp này ít có kinh nghiệm xử lý.

Cũng theo PGS Nguyễn Thị Nhung, thuyên tắc ối mặc dù ít gặp nhưng lại có tỉ lệ tử vong rất cao, thường trên 90%. Biến cố xảy ra thường trong giai đoạn cuối của chuyển dạ, với cơn co tử cung mạnh và ối vỡ. Nước ối chảy vào tĩnh mạch, vào tim, phổi, lên não, gây suy hô hấp cấp.

Với bệnh này, bệnh nhân sẽ bị đột ngột tím tái, trụy tim mạch, rối loạn đông máu và tử vong. Gần như hầu hết các trường hợp bị thuyên tắc ối đều tử vong; chỉ có hy vọng nhỏ nếu phát hiện kịp thời và cấp tốc phẫu thuật lấy con ngay, nhưng hy vọng chỉ cứu được con.

Liên tiếp 6 vụ sản phụ tử trong hơn 2 tuần gầy đây trên cả nước cho thấy, tai nạn trong sản khoa tại VN hiện nay đang ở mức báo động. BS Trần Ngọc Hải, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, BV Phụ sản Từ Dũ TPHCM, cho rằng, trong y tế, ngành sản là tử vong nhiều nhất. Ngay tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, tỉ lệ sản phụ chết là 14/100.000 người. Ở VN đầu thập niên 1980, số phụ nữ qua đời trong lúc vượt cạn lên tới 250/100.000 ca. Còn hiện nay, con số tử vong ở VN vẫn còn ở mức cao: 75/100.000 ca. Vì thế, trong một ca sinh thường hay sinh mổ, không ai có thể nói trước sẽ chắc chắn thành công, vì có thể một số trường hợp xảy ra ngoài ý muốn mà BS không thể tiên lượng được...

Sinh mổ chưa chắc đã an toàn

Nếu so sánh số liệu tử vong trên thế giới và VN trong lĩnh vực sản khoa đã cho thấy, tỉ lệ tử vong tại VN vẫn còn quá cao. Giải thích vấn đề này, PGS. TS. BS Vũ Thị Nhung, cảnh báo, bên cạnh những trường hợp bất khả kháng, không thể dự phòng được như tắc mạch ối thì hầu hết những nguyên nhân dẫn đến tử vong mẹ, đều có thể phòng ngừa được. Nhiều thai phụ không chịu đi khám thai định kỳ để phát hiện bệnh sớm và bảo vệ tính mạng của người mẹ như: Chấm dứt thai kỳ sớm, điều trị tiền sản giật, đỡ đẻ vô trùng... Thực tế, nhiều người có những dấu hiệu bất thường nhưng vẫn nghĩ đó là bình thường, lúc đưa đến BV thì đã quá muộn. Thậm chí, nhiều trường hợp sau khi sinh, bị sốt lại nghĩ bị cảm cúm, nhưng thực ra lại là do nhiễm trùng sản dịch, nếu chậm đưa đến BV có thể đe dọa đến tính mạng.

Trước thực trạng nhiều sản phụ tử vong do sinh thường trong thời gian gần đây, khiến các BV đứng trước áp lực bệnh nhân yêu cầu phải sinh mổ cho bằng được. Tuy nhiên, theo PGS Vũ Thị Nhung, nhiều người lầm tưởng mổ lấy thai là an toàn tuyệt đối. Thực tế cho thấy, tỉ lệ tử vong mẹ và tử vong chu sinh (trẻ tử vong từ lúc sinh ra cho đến 28 ngày sau sinh) ở các ca mổ lấy thai cao hơn so với các ca sinh thường. Tỉ lệ tử vong mẹ cũng tăng gấp 4 lần nếu mổ lấy thai so với sinh thường; ngay cả mổ chủ động, tỉ lệ tử vong mẹ cũng tăng 2,84 lần so với sinh thường. Đối với trẻ, mổ lấy thai chủ động không qua chuyển dạ thì nguy cơ hội chứng suy hô hấp cấp cao gấp 2,6 lần, có chuyển dạ rồi mới mổ lấy thai nguy cơ này cao gấp 1,9 lần so với sinh thường; trong khi hội chứng suy hô hấp cấp và sinh non là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, trẻ sinh mổ còn bị suy giảm khả năng miễn dịch hơn trẻ sinh thường. Nguyên nhân là khi sinh mổ, trẻ giảm tiếp xúc với vi khuẩn trong những ngày đầu tiên sau sinh vì điều kiện vệ sinh vô trùng chặt chẽ khi mổ, trẻ không có nhiều cơ hội tiếp xúc với vi khuẩn cơ thể mẹ và vi khuẩn chủ yếu từ môi trường bệnh viện (khi bé nằm trong BV).

Hiện tại VN, trong 7 nguyên nhân trực tiếp gây tử vong mẹ, băng huyết là nguyên nhân hàng đầu với 41%; sản giật, tiền sản giật là 21,3%, nhiễm khuẩn sản khoa là 16,6%, phá thai không an toàn là 11,5%.

Theo Võ Tuấn
Lao động

TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG

TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG

Mục tiêu học tập
1.    Mô tả cấu trúc giải phẫu và tổ chức học sinh lý cổ tử cung.
2.    Mô tả các dấu hiệu lâm sàng của các tổn thương lành tính ở cổ tử cung.
3.    Điều trị các tổn thương lành tính cổ tử cung.

1. ĐẠI CƯƠNG
          Các tổn thương cổ tử cung rất hay gặp, chủ yếu là các tổn thương lành tính, trước đây thường gọi chung là viêm loét cổ tử cung. Ngày nay qua việc dùng máy soi cổ tử cung, ta phân biệt được nhiều loại tổn thương. Tuy các tổn thương lành tính này không phải là ung thư song cần phải điều trị vì:
            - Diễn biến có thể kéo dài, gây lo lắng ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân.
            - Có thể gây viêm nhiễm đường sinh dục trên và vô sinh.
            - Có thể tiến triển thành ung thư nếu không được điều trị.

 

2. CỔ TỬ CUNG BÌNH THƯỜNG

2.1. Hình dạng
            Cổ tử cung có thể thay đổi hình thể tuỳ thuộc người phụ nữ đã có con hay chưa. Ở người chưa đẻ cổ tử cung thường tròn, ở người con rạ lỗ cổ tử cung có thể sẽ bè ra theo chiều ngang.
2.2. Tổ chức học và biến đổi
            Phía ngoài cổ tử cung được bao phủ bởi lớp biểu mô lát tầng (các tế bào gai), Phía trong lỗ cổ tử cung được che phủ bởi lớp biểu mô tuyến (biểu mô trụ đơn). Vùng chuyển tiếp ở lỗ ngoài cổ tử cung  là ranh giới giữa biểu mô lát và biểu mô trụ.
            - Khi mang thai cổ tử cung hé mở thấy được một phần biểu mô tuyến của ống tử cung.
            - Sau mãn kinh lớp tế bào biểu mô ở bề ngoài nhạt màu hơn, ranh giới tổ chức học không thấy rõ rệt vì tụt vào sâu trong ống cổ tử cung.
2.3. Sinh lý cổ tử cung
            Biểu mô tuyến ở cổ tử cung gồm có hai loại tế bào:
            - Tế bào tiết nhầy: Nhân của tế bào bị đẩy xuống cực dưới, chất nhầy chứa bên trong tế bào.
            - Tế bào có nhung mao: Nhờ tác dụng của các nhung mao mà chất nhầy chế tiết ra được đẩy vào âm đạo.
           Hai loại tế bào này chịu ảnh hưởng của Estrogen là chính, chúng tạo ra dịch nhầy có pH 7-7,5, tính chất của dịch nhầy vì thế cũng thay đổi theo chu kỳ kinh:
                        + Trong nửa đầu kỳ kinh (trước khi rụng trứng) chất nhầy ở cổ tử cung  trong, nhầy và nhiều nhất vào trước ngày rụng trứng.
                        + Trong nửa sau kỳ kinh (sau rụng trứng) dịch cổ tử cung dần đặc lại do ảnh hưởng của progesteron.
2.4. Sự tái tạo
             Lộ tuyến cũng có thể là tình trạng sinh lý ở cổ tử cung, lúc này biểu mô tuyến bò ra che phủ một phần cổ tử cung, tạo nên hình ảnh không nhẵn, đỏ và có ít dịch nhầy che phủ. Lộ tuyến thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đang dùng các thuốc tránh thai có Estrogen. Lộ tuyến thường do sự thay đổi của pH âm đạo hoặc do cường Estrogen. Do vậy, nếu điều chỉnh được các thay đổi này lộ tuyến cũng sẽ mất dần.
            - Khi có sự tái tạo lớp biểu mô lát ở vùng lộ tuyến bò vào trong, che phủ lớp biểu mô trụ hoặc lớp biểu mô trụ dị sản (chuyển sản) thành biểu mô lát. Dù với hoàn cảnh nào quá trình tái tạo cũng không thể hoàn thiện, có thể sẽ tồn tại các đám lộ tuyến hoặc các nang Naboth.

3. CÁC TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH Ở CỔ TỬ CUNG
3.1. Các tổn thương không đặc hiệu
3.1.1. Viêm mặt ngoài cổ tử cung
Nguyên nhân gây viêm thường do các vi khuẩn có mặt trong âm đạo, lậu cầu khuẩn, Chlamydia… Cổ tử cung đỏ rực, khí hư đục, nhầy, đôi khi như mủ,hôi.Vùng viêm nhiễm có thể bị giả mạc che phủ, chạm vào dễ chảy máu.
3.1.2. Viêm  lỗ trong cổ tử cung
Chủ yếu sẽ thấy có dịch nhầy đục ở ống hoặc khí hư bẩn và đục nếu ép mỏ vịt vào cổ tử cung.
3.1.3. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Vùng lộ tuyến cổ tử cung bị nhiễm khuẩn đỏ rực, dễ chảy máu. Bôi Lugol không bắt màu iode ở vùng lộ tuyến. Thăm âm đạo có thể gây đau cho bệnh nhân.
            Điều trị các tổn thương không đặc hiệu thường điều trị tại chỗ tuỳ theo nguyên nhân (các thuốc kháng sinh, kháng nấm hoặc chống đơn bào) Khi có viêm lỗ trong cổ tử cung phải điều trị kháng sinh toàn thân.
            Điều trị lộ tuyến: nếu không kèm theo viêm thì lộ tuyến có thể tự khỏi. Trong các trường hợp lộ tuyến rộng kèm theo viêm, tái phát thì điều trị chống viêm bằng thuốc đặc hiệu, sau đó có thể đốt lộ tuyến (bằng nhiệt, hoá chất, đốt điện hay đốt lạnh) để diệt biểu mô trụ giúp biểu mô lát phục hồi. Thường đốt lộ tuyến sau sạch kinh 3-5 ngày. Không được đốt khi đang có thai, khi đang viêm âm đạo cấp tính hoặc có tổn thương nghi ngờ.
            Quá trình điều trị lộ tuyến có thể để lại các di chứng lành tính, hoặc lộ tuyến tái phát. Các di chứng lành tính đó là:
                        + Nang Naboth là do biểu mô lát mọc che phủ qua miệng tuyến chưa bị diệt, chất nhầy tiếp tục chế tiết ra ngày càng nhiều sẽ phồng lên thành nang, khi nang vỡ sẽ để lại lỗ nang.
                        + Cửa tuyến: giữa vùng biểu mô lát còn lại các miệng tuyến vẫn tiếp tục tiết nhầy.
                        + Đảo tuyến: tụ tập một số tuyến còn lại trong biểu mô lát mới hồi phục.
            Đối với các di chứng lành tính, nếu ít thì chỉ cần chống viêm để biểu mô lát tự phục hồi.   
3.2. Các tổn thương viêm đặc hiệu
3.2.1. Lao cổ tử cung: ít khi có lao cổ tử cung đơn thuần, nó có thể xảy ra khi có lao phần phụ và lao nội mạc tử cung. Tổn thương dạng loét, sùi dễ chảy máu nên dễ nhầm với ung thư cổ tử cung. Chẩn đoán bằng sinh thiết sẽ thấy các nang lao và tế bào viêm đặc hiệu.
3.2.2. Săng (chancre) giang mai
Săng giang mai có thể có ở cổ tử cung, tổn thương là ổ loét cứng, bờ rõ, dễ chảy máu, thường kèm với hạch .
Xét nghiệm thấy xoắn khuẩn giang mai (T. palidum).
3.3. Các tổn thương khác
3.3.1. Polyp cổ tử cung
            - Polyp lỗ trong cổ tử cung còn gọi là polyp niêm mạc, thường là polyp có cuống nhỏ, tổ chức mềm. Dễ chảy máu sau giao hợp.
            - Polyp lỗ ngoài thường nằm ở ống cổ tử cung là một polyp xơ, màu hồng đậm, có thể làm biến dạng cổ tử cung.
            - Đối với các polyp cuống nhỏ có thể xoắn bằng kẹp.


3.3.2. Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung
Do tế bào nội mạc tử cung lạc chỗ. Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung có thể thấy rõ sau sạch kinh dưới dạng nốt xanh hoặc đen rải rác trên cổ tử cung. Các nốt này to lên và rõ hơn khi có kinh.

Phát hiện sớm ung thư cố tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư có thể điều trị khỏi  khi phát hiện sớm. Vì vậy, việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là một điều rất cần thiết cho tất cả phụ nữ.  
Làm Sao Phát Hiện Ung Thư Cổ Tử Cung (2/5)

LÀM SAO PHÁT HIỆN SỚM
UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

 
Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư có thể điều trị khỏi  khi phát hiện sớm. Vì vậy, việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là một điều rất cần thiết cho tất cả phụ nữ.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao

Có một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao:
  
Quan hệ tình dục trước 18 tuổi.

  
Có nhiều bạn tình
  
Có bạn tình quan hệ với nhiều người
      phụ nữ khác.
  
Nhiễm Human Papiloma Virus (HPV)
  
Mắc các bệnh lây nhiễm qua đường
      tình dục.
  
Phụ nữ trên 60 tuổi
  
Hút thuốc lá.
Các xét nghiệm dùng để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung 
Phết mỏng cổ tử cung
Soi cổ tử cung

Xét nghiệm phết mỏng cổ tử cung là gì? Tại sao phụ nữ cần được làm phết mỏng CTC (PAP)?
Là xét nghiệm dùng để phát hiện sự biến đổi của các tế bào cổ tử cung. PAP có thể cho biết tình trạng hiện tại cổ tử cung : bình thường, viêm nhiễm, và chính là để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ, giúp người bệnh có cơ hội chữa lành bệnh hoàn toàn khi ung thư còn ở giai đoạn sớm.

Đối tượng cần làm PAP
Tất cả phụ nữ đã có quan hệ tình dục, không giới hạn về tuổi. 
Ngay cả những bệnh nhân mãn kinh cũng cần được tầm soát ung thư
   bằng PAP 1 năm / lần.

Đối với những bệnh nhân bị nhiễm HIV, là những đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử
   cung, nên làm PAP mỗi 6 tháng/ lần. Nếu kết quả bình thường sau 2 lần thử liên tiếp,
   PAP sẽ được kiểm tra mỗi 1 năm/ lần.

Đối với bệnh nhân đã qua phẫu thuật cắt tử cung, cần làm phết tế bào định kỳ tại mỏm cắt
   cũ nếu lý do phẫu thuật là ung thư cổ tử cung.

 
Lịch làm PAP như thế nào?
Mỗi năm 1 lần. 
Nếu kết quả sau 3 lần liên tiếp là bình thường, PAP có thể được làm mỗi 2-3 năm/ lần.
Nếu kết quả có viêm nhiễm hoặc tổn thương nghi ngờ: làm PAP mỗi 6 tháng, hoặc làm
   trước và sau điều trị. 

Thủ thuật soi cổ tử cung

 Thủ thuật soi cổ tử cung

  - Soi cổ tử cung là một thủ thuật dùng một kính hiển vi đặc biệt để khảo sát âm đạo và phần ngoài của cổ tử cung.  
Sự cần thiết của soi cổ tử cung ?
- Soi cổ tử cung được làm khi có kết quả PAP bất thường. Một lý do khác để soi cổ tử cung là khi có những tổn thương không ung thư cần điều trị (viêm nhiễm,lộ tuyến ....) hoặc những tổn thương của âm hộ, âm đạo

Soi cổ tử cung có gây đau không ?
- Soi cổ tử cung sẽ được tiến hành khi khám phụ khoa. Người thầy thuốc dùng mỏ vịt để bộc lộ âm đạo và cổ tử cung, sau đó sẽ hướng máy soi vào và quan sát từ âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. Khi soi, thầy thuốc có dùng một số hóa chất như Acid Acetic 3% và Lugol 10% để bôi lên vùng ngoài cổ tử cung. Những hóa chất này giúp cho những biểu hiện bất thường của cổ tử cung thể hiện rõ hơn. Soi cổ tử cung có thể gây đau nhẹ do lúc đặt mỏ vịt, hoặc có thể ra chút máu nếu kèm bấm sinh thiết cổ tử cung. Nếu sau khi về nhà thấy xuất huyết âm đạo nhiều nên quay lại gặp bác sĩ

Tại sao người phụ nữ phải quan tâm đến bệnh lý ung thư cổ tử cung
- Ung thư cổ tử cung là loại ung thư gặp nhiều nhất ở phụ nữ. Bệnh rất nguy hiểm, tuy nhiên bệnh có thể phòng ngừa được. Ung thư cổ tử cung là từ những tế bào bình thường chuyển thành những tế bào ung thư. Quá trình chuyển biến này có thể xảy ra trong thời gian dài, nhưng cũng có thể diễn tiến thật nhanh trong vài tháng. Với việc tầm soát ung thư cổ tử cung bằng PAP và soi cổ tử cung, thầy thuốc có thể phòng ngừa ung thư cho bệnh nhân, giúp điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, hoặc hạn chế sự trở nặng của bệnh
Một số hình ảnh về soi cổ tử cung



Cổ tử cung lộ tuyến nhẹ, có nhiều nang Naboth kèm theo hình ảnh tái tạo
cổ tử cung


Cổ tử cung lộ tuyến toàn bộ kèm dây vòng

Soi cổ tử cung (SCTC)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Soi cổ tử cung (SCTC) là một biện pháp được áp dụng để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung (UTCTC). Cách soi có thể bằng mắt thường hoặc bằng máy soi có độ phóng đại từ 10-30 lần.
Cổ tử cung

Mục lục

 [ẩn

[sửa] Soi bằng mắt thường

[sửa] Phương pháp

Cách soi này thường được áp dụng ở những nơi chưa có máy soi, ở vùng xa xôi hẻo lánh. Chính vì soi bằng mắt thường mà độ nhạy cũng như độ đặc hiệu không cao bằng soi bằng máy.
Cách thức soi: chỉ cần bàn khám phụ khoa, một nguồn sáng bình thường (đèn gù, đèn pin....). Bệnh nhân nằm tư thế phụ khoa, kiểm tra sơ bộ về âm đạo, cổ tử cung, chất dịch tiết trong âm đạo, cổ tử cung. Tiến hành bôi lên cổ tử cung dung dịch acid acetic 3%. đợi chờ trong vài mươi giây, và đánh giá kết quả bằng mắt thường xem kết quả dương tính hay là âm tính. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ thì chuyển bệnh nhân đến nơi khám chuyên khoa, còn nếu bình thường thì lại tiếp tục làm kiểm tra lại vào những lần sau (cách nhau ít nhất là một năm)

[sửa] Ưu điểm

Tiến hành ở bất kỳ nơi nào, nhanh gọn, ít tốn kém. Phương pháp này thường được áp dụng ở những nước nghèo, không có khả năng mua thiết bị đắt tiền.

[sửa] Khuyết điểm

Độ nhạy và độ đặc hiệu không cao. Không giải quyết được bệnh một cách triệt để.

[sửa] Soi bằng máy soi cổ tử cung

Máy soi cổ tử cung

[sửa] Phương pháp

Máy có cấu trúc đơn giả là một nguồn ánh sáng lạnh, có khả năng phóng đại hình ảnh, có thể nối với tivi để xem, nối với máy vi tính để lưu hình ảnh và in ra thành bức ảnh để làm bằng chứng cho bệnh nhân thấy hoặc được lưu lại để theo dõi bệnh nhân sau này.
Cách tiến hành phương pháp: cổ tử cung được soi kiểm tra sơ bộ cổ tử cung và âm đạo, sau đó được bôi acid acetics, kiểm tra kết quả. Cuối cùng cổ tử cung được bôi iod (chứng nghiệm schiller) để đánh giá cổ tử cung. Nếu nghi ngờ thì tiến hành bấm sinh thiết để kiểm tra chắc chắn cổ tử cung có bị ung thư hay không. Và nếu có thì sẽ có hướng giải quyết bệnh rõ ràng và cụ thể

“CHLAMYDIA”, THẦM LẶNG NHƯNG CÓ MẶT


“CHLAMYDIA”, THẦM LẶNG NHƯNG CÓ MẶT
“Các nhiễm trùng gây nên bởi Chlamydia đang gia tăng một cách hằng định. Trong Boucles-du-Rhône, chúng tôi đã quan sát, vào năm 2010, một tỷ lệ lưu hành 9,3% ở các phụ nữ trẻ từ 20 đến 25 tuổi”, BS Vernay-Vaisse, trưởng khoa phòng ngừa bệnh lây truyền bằng đường sinh dục-ung thư-tiêm chủng, đã chỉ như vậy.
Sự gia tăng hiện nay của Chlamydiae trachomatis ảnh hưởng chủ yếu các phụ nữ trẻ tuổi sau thời kỳ thiếu niên, nhưng cũng gây bệnh cho các người đàn ông. Ở quy quốc gia, các con số đạt đến 3,2% đối với các phụ nữ 2,5% đối với những người đàn ông giữa 18 29 tuổi. Phần lớn những nhiễm trùng do Chlamydia vẫn thầm lặng không triệu chứng (giữa 60 70%) thường được phát hiện lúc tìm kiếm một bệnh lây truyền bằng đường sinh dục khác hay nhân một thăm khám thường quy. Sự gia tăng được quan sát như thế thể hậu quả của một công tác điều tra phát hiện tốt hơn, được làm dễ bởi những xét nghiệm nhanh hơn dễ đề nghị hơn. Theo INVS, số các trường hợp chẩn đoán đã gia tăng 19% ở đàn ông 25% ở phụ nữ giữa năm 2008 2009.
“Đó căn bệnh của tất cả mọi người, không nhóm người nào nguy cơ hơn một nhóm khác, BS Chantal Vernay-Vaisse đã cảnh cáo như vậy. Do đó chúng tôi đề nghị phát hiện một cách hệ thống cho tất cả các phụ nữ dưới 30 tuổi vì lẽ một nguy cơ bị vô sinh.” Thật vậy, trong hầu hết các trường hợp, các bệnh gây nên bởi chlamydia vẫn không triệu chứng nhưng những hậu quả về lâu về dài của chúng thể rất nghiêm trọng. Các bệnh do chlamydia thể nguyên nhân dẫn đầu gây nên thai ngoài tử cung nơi 2% các phụ nữ bị nhiễm trùng nguyên nhân gâysinh do tắc vòi trứng đối với 3% trong số những phụ nữ này. Ở người đàn ông, trong 5% các trường hợp, nhiễm trùng gây nên bởi chlamydia thể dẫn đến viêm các tinh hoàn hay mào tinh hoàn. Sự phát hiện bằng PCR, được thực hiện với bệnh phẩm tia phóng nước tiểu đầu tiên ở đàn ông bằng một autoprélèvement par écouvillon nơi phụ nữ, từ nay được làm dễ bởi vì nó cho phép một phát hiện rất sớm, không phải chờ đợi những thương tổn vòi trứng được phát hiện nhờ những phân tích máu. “ Sự dễ dàng trong việc sử dụng thể cho phép một sự điều tra phát hiện đại trà, kể cả bởi những người không thuộc ngành y tế”, GS Michel Janier, chủ tịch của section MST của hiệp hội khoa da của Pháp đã nhấn mạnh như vậy. Việc điều trị cũng rất đơn giản nhanh chóng : 1g azithromycine bằng một liều duy nhất.
Cũng như các bệnh gây nên bởi chlamydia, nhiều bệnh lây truyền bằng đường sinh dục thể vẫn không gây triệu chứng , chừng nào chẩn đoán không được xác lập điều trị không được thực hiện, những người bị nhiễm trùng thể tiếp tục truyền bệnh. Vậy điều thiết yếu khả năng nhận diện những bạn đường phối ngẫu ngay khi chẩn đoán được xác nhận, để phòng ngừa chúng cho phép những người này tự điều trị lấy mình.
“Vì ta đụng đến vấn đề tình dục, nên điều quan trọng phải dùng thời gian để thảo luận với bệnh nhân, gây nơi họ lòng tin cậy tránh mọi phán đoán để các thông tin thu được đúng tương ứng với thực tế”, BS Annie Vermersch-Langlin, trưởng khoa da liễu của bệnh viện Valenciennes đã đánh giá như vậy. Tính hiệu quả lớn nhất của chẩn đoán các bệnh gây nên bởi chlamydia thể chỉ rằng từ nay sự đối thoại được cởi mở hơn.