TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG
Mục tiêu học tập
1.
Mô tả cấu trúc giải phẫu và tổ chức học
sinh lý cổ tử cung.
2.
Mô tả các dấu hiệu lâm sàng của các tổn
thương lành tính ở cổ tử cung.
3.
Điều trị các tổn thương lành tính cổ tử
cung.
1.
ĐẠI CƯƠNG
Các tổn thương cổ tử cung rất hay gặp,
chủ yếu là các tổn thương lành tính, trước đây thường gọi chung là viêm loét cổ
tử cung. Ngày nay qua việc dùng máy soi cổ tử cung, ta phân biệt được nhiều
loại tổn thương. Tuy các tổn thương lành tính này không phải là ung thư song
cần phải điều trị vì:
- Diễn biến có thể kéo dài, gây lo
lắng ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân.
- Có thể gây viêm nhiễm đường sinh
dục trên và vô sinh.
- Có thể tiến triển thành ung thư
nếu không được điều trị.
2. CỔ TỬ CUNG BÌNH THƯỜNG
2.1. Hình dạng
Cổ
tử cung có thể thay đổi hình thể tuỳ thuộc người phụ nữ đã có con hay chưa. Ở người chưa đẻ
cổ tử cung thường tròn, ở người con rạ lỗ cổ tử cung có thể sẽ bè ra theo chiều
ngang.
2.2. Tổ chức học và biến đổi
Phía ngoài cổ tử cung được
bao phủ bởi lớp biểu
mô lát tầng (các tế bào gai), Phía trong lỗ cổ tử cung được che phủ bởi lớp
biểu mô tuyến (biểu mô trụ đơn). Vùng chuyển tiếp ở lỗ ngoài cổ tử cung là ranh giới giữa biểu mô lát và biểu mô trụ.
- Khi mang thai cổ tử cung hé mở
thấy được một phần biểu mô tuyến của ống tử cung.
- Sau mãn kinh lớp tế bào biểu mô ở
bề ngoài nhạt màu hơn, ranh giới tổ chức học không thấy rõ rệt vì tụt vào sâu
trong ống cổ tử cung.
2.3. Sinh lý cổ tử cung
Biểu mô tuyến ở cổ tử cung gồm có
hai loại tế bào:
- Tế bào tiết nhầy: Nhân của tế bào
bị đẩy xuống cực dưới, chất nhầy chứa bên trong tế bào.
- Tế bào có nhung mao: Nhờ tác dụng
của các nhung mao mà chất nhầy chế tiết ra được đẩy vào âm đạo.
Hai loại tế bào này chịu ảnh hưởng
của Estrogen là chính, chúng tạo ra dịch nhầy có pH 7-7,5, tính chất của dịch
nhầy vì thế cũng thay đổi theo chu kỳ kinh:
+ Trong nửa đầu kỳ kinh
(trước khi rụng trứng) chất nhầy ở cổ tử cung
trong, nhầy và nhiều nhất vào trước ngày rụng trứng.
+ Trong nửa sau kỳ kinh
(sau rụng trứng) dịch cổ tử cung dần đặc lại do ảnh hưởng của progesteron.
2.4. Sự tái tạo
Lộ
tuyến cũng có thể là tình trạng sinh lý ở cổ tử cung, lúc này
biểu mô tuyến bò ra che phủ một phần cổ tử cung, tạo nên hình ảnh không nhẵn, đỏ
và có ít dịch nhầy che phủ. Lộ tuyến thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ,
đang dùng các thuốc tránh thai có Estrogen. Lộ tuyến thường do sự thay đổi của
pH âm đạo hoặc do cường Estrogen. Do vậy, nếu điều chỉnh được các thay đổi này
lộ tuyến cũng sẽ mất dần.
- Khi có sự tái tạo lớp biểu mô lát
ở vùng lộ tuyến bò vào trong, che phủ lớp biểu mô trụ hoặc lớp biểu mô trụ dị
sản (chuyển sản) thành biểu mô lát. Dù với hoàn cảnh nào quá trình tái tạo cũng
không thể hoàn thiện, có thể sẽ tồn tại các đám lộ tuyến hoặc các nang Naboth.
3.
CÁC TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH Ở CỔ TỬ CUNG
3.1. Các tổn thương không đặc hiệu
3.1.1.
Viêm mặt ngoài cổ tử cung
Nguyên
nhân gây viêm thường do các vi khuẩn có mặt trong âm đạo, lậu cầu khuẩn,
Chlamydia… Cổ tử cung đỏ rực, khí hư đục, nhầy, đôi khi như mủ,hôi.Vùng viêm
nhiễm có thể bị giả mạc che phủ, chạm vào dễ chảy máu.
3.1.2.
Viêm lỗ trong cổ tử cung
Chủ
yếu sẽ thấy có dịch nhầy đục ở ống hoặc khí hư bẩn và đục nếu ép mỏ vịt vào cổ
tử cung.
3.1.3. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Vùng
lộ tuyến cổ tử cung bị nhiễm khuẩn đỏ rực,
dễ chảy máu. Bôi Lugol không bắt màu iode ở vùng lộ tuyến. Thăm âm đạo có thể
gây đau cho bệnh nhân.
Điều trị các tổn thương không đặc
hiệu thường điều trị tại chỗ tuỳ theo nguyên nhân (các
thuốc kháng sinh, kháng nấm hoặc chống đơn bào) Khi có viêm lỗ trong cổ tử cung
phải điều trị kháng sinh toàn thân.
Điều trị lộ tuyến: nếu không kèm
theo viêm thì lộ tuyến có thể tự khỏi. Trong các trường hợp lộ tuyến rộng kèm
theo viêm, tái phát thì điều trị chống viêm bằng thuốc đặc hiệu,
sau đó có thể đốt lộ tuyến (bằng nhiệt, hoá chất, đốt điện
hay đốt lạnh) để diệt biểu mô trụ giúp biểu mô lát phục hồi. Thường đốt lộ
tuyến sau sạch kinh 3-5 ngày. Không được đốt khi đang có thai, khi đang viêm âm
đạo cấp tính hoặc có tổn thương nghi ngờ.
Quá trình điều trị lộ tuyến có thể để
lại các di chứng lành tính, hoặc lộ tuyến tái phát. Các di chứng lành tính đó
là:
+ Nang Naboth là do biểu
mô lát mọc che phủ qua miệng tuyến chưa bị diệt, chất nhầy tiếp tục chế tiết ra
ngày càng nhiều sẽ phồng lên thành nang, khi nang vỡ sẽ để lại lỗ nang.
+ Cửa tuyến: giữa vùng
biểu mô lát còn lại các miệng tuyến vẫn tiếp tục tiết nhầy.
+ Đảo tuyến: tụ tập một
số tuyến còn lại trong biểu mô lát mới hồi phục.
Đối với các di chứng lành tính, nếu
ít thì chỉ cần chống viêm để biểu mô lát tự phục hồi.
3.2. Các tổn thương viêm đặc hiệu
3.2.1.
Lao cổ tử cung: ít
khi có lao cổ tử cung đơn thuần, nó có thể xảy ra khi có lao phần phụ và lao
nội mạc tử cung. Tổn thương dạng loét, sùi dễ chảy máu nên dễ nhầm với ung thư
cổ tử cung. Chẩn đoán bằng sinh thiết sẽ thấy các nang lao và tế bào viêm đặc
hiệu.
3.2.2.
Săng (chancre) giang mai
Săng
giang mai có thể có ở cổ tử cung, tổn thương là ổ loét cứng, bờ rõ, dễ chảy
máu, thường kèm với hạch .
Xét nghiệm thấy
xoắn khuẩn giang mai (T. palidum).
3.3. Các tổn thương
khác
3.3.1.
Polyp cổ tử cung
- Polyp lỗ trong cổ tử cung còn gọi
là polyp niêm mạc, thường là polyp có cuống nhỏ, tổ chức mềm. Dễ chảy máu sau
giao hợp.
- Polyp lỗ ngoài thường nằm ở ống cổ
tử cung là một polyp xơ, màu hồng đậm, có thể làm biến dạng cổ tử cung.
- Đối với các polyp cuống nhỏ có thể
xoắn bằng kẹp.
3.3.2.
Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung
Do tế bào nội mạc tử cung lạc chỗ. Lạc
nội mạc tử cung ở cổ tử cung có thể thấy rõ sau sạch kinh dưới dạng nốt xanh
hoặc đen rải rác trên cổ tử cung. Các nốt này to lên và rõ hơn khi có kinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét