Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

“Bác sĩ” Trung Quốc tháo chạy khi bị kiểm tra


Vụ việc xảy ra hôm qua, khi đoàn thanh tra của Sở Y tế (TP.HCM) tiến hành thanh tra đột xuất phòng khám (PK) bệnh y học cổ truyền Trung Quốc (TQ) tại số 141 Phan Đăng Lưu, P.2, Q.Phú Nhuận.

“Bác sĩ” Trung Quốc tháo chạy khi bị kiểm tra Đoàn thanh tra làm việc tại phòng khám 141 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận sáng 18.6 - Ảnh: Thanh Tùng
Vừa thấy đoàn thanh tra xuất hiện, một số người TQ đang khám bệnh vội cởi áo blouse bỏ lại PK rồi thoát ra ngoài rất nhanh, đến mức dù các thành viên đoàn thanh tra có đem theo máy ảnh cũng không kịp ghi hình những người này. Một thành viên đoàn thanh tra phát hiện có một người chạy lên lầu trốn, vội chạy theo tìm nhưng cũng không tìm thấy. “Đây là “bài” đối phó của các PK TQ hoạt động sai phạm, họ cố tình bỏ trốn để gây khó khăn cho đoàn kiểm tra”, một cán bộ thanh tra cho biết.
Lúc này, ở lại PK chỉ là các nữ nhân viên tiếp nhận bệnh nhân (BN) và nhân viên phiên dịch. Đoàn thanh tra liên tục yêu cầu nữ nhân viên phiên dịch gọi những người đang khám bệnh bỏ chạy quay trở lại PK để làm việc, nhưng yêu cầu đó không được thực hiện. Cuối cùng, đoàn phải tiến hành kiểm tra, làm việc với nữ phiên dịch và một thanh niên TQ. Người này được nữ phiên dịch cho biết là quản lý mới của PK, tên Li Jian Hua (?), liên tục nghe điện thoại, ngồi rung đùi khi làm việc với đoàn thanh tra.
Việc những người TQ đang khám bệnh bỏ chạy, khiến đoàn thanh tra không thể xác minh được họ có phải là bác sĩ không? Có đủ điều kiện hành nghề và có được cấp phép làm việc tại VN không?... Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp “bác sĩ” TQ qua VN khám chữa bệnh nhưng không có một tờ giấy... lận lưng.
Sai phạm đếm không xuể
Tại thời điểm kiểm tra, đoàn ghi nhận PK có nhiều loại thuốc tiêm, kháng sinh, dịch truyền, thuốc viên mang nhãn mác TQ, nhưng không xuất trình được giấy phép lưu hành. Có 3 loại thuốc hết hạn sử dụng (trong đó có hai loại xuất xứ từ TQ); một số thuốc dạng viên bọc đường, viên nang hoàn không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tại quầy thuốc, nhân viên người TQ đứng bán nhưng không biết tiếng Việt, không rõ bằng cấp. PK không được phép truyền dịch, nhưng ngang nhiên truyền dịch tại chỗ, xếp ghế san sát trên lầu 1 để truyền dịch cho BN theo kiểu ngồi, trông rất chụp giựt; có rất nhiều chai dịch truyền (ghi toàn chữ TQ), những vỏ chai dịch truyền được chất cả trong nhà vệ sinh trên lầu 1. PK không được làm phẫu thuật, nhưng vẫn cắt trĩ cho BN. Treo bảng quảng cáo về chức năng chữa bệnh không đúng với những gì đã xin phép. Điều kiện vệ sinh không đảm bảo…
Bác sĩ Phạm Hữu Quốc, Trưởng đoàn thanh tra nhận xét: “PK này có nhiều sai phạm, thực hiện nhiều chuyên môn chưa được cấp phép, nhất là sản khoa và chữa bệnh trĩ. Trong khi trước đó PK đã bị kiểm tra nhiều lần”.
Đoàn thanh tra lập biên bản, niêm phong nhiều loại thuốc; yêu cầu các “bác sĩ”, nhân viên người TQ làm việc tại PK chưa xuất trình bằng cấp chuyên môn phải ngưng ngay việc khám chữa bệnh; ngưng hoạt động ngay đối với các phòng chưa xin phép (gồm phòng xét nghiệm, siêu âm, máy trị liệu phục hồi, phẫu thuật…); tháo bảng quảng cáo tại PK không đúng quy định; yêu cầu ngày 21.6 lên làm việc với Sở Y tế và phải xuất trình bằng cấp chuyên môn, giấy tờ nhân thân của những người TQ đang làm việc tại đây (kể cả những người đã bỏ trốn)...
Điều đáng nói, năm 2009, trong loạt bài viết chủ đề Thâm nhập phòng khám đông y có bác sĩ Trung Quốc của Báo Thanh Niên cũng phản ánh về PK 141 Phan Đăng Lưu nói trên, sau đó, nhiều báo đài tiếp tục phản ánh sai phạm ở PK này, nhưng đến nay họ vẫn ngang nhiên hoạt động sai trái. Nhiều người thắc mắc: họ coi thường cơ quan quản lý; hay cơ quan quản lý làm lơ để PK này ung dung “móc túi” người bệnh trong nước?
“Bác sĩ” Trung Quốc tháo chạy khi bị kiểm tra Chai dịch truyền để cả trong nhà vệ sinh tại PK 141 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận 
“Bác sĩ” Trung Quốc tháo chạy khi bị kiểm tra “Bác sĩ” Trung Quốc tháo chạy khi bị kiểm tra Thuốc, dịch truyền toàn chữ Trung Quốc, không có giấy phép lưu hành tại PK 141 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận - Ảnh: Thanh Tùng
“Giam lỏng” bệnh nhân
Tại thời điểm kiểm tra, ngày 18.6, nhiều BN có mặt tại PK cho biết đa phần từ tỉnh lên, gia cảnh không khá giả, nhưng vì nghe PK giới thiệu chữa được nhiều bệnh, giải quyết trong ngày… nên tìm đến chữa bệnh. BN N.V.M (42 tuổi, ngụ Chợ Mới, tỉnh An Giang) nói PK này điều trị bệnh trĩ cho anh ngày 17.6 với giá gần 10 triệu đồng, sáng 18.6 họ bảo truyền dịch thêm 1,5 triệu đồng nữa thì mới viết giấy bảo hành (?!).
Tương tự, anh V.V.T (27 tuổi, ngụ TP.HCM) thì cắt trĩ tại đây ngày 17.6, với giá 12,3 triệu đồng. “Sáng nay 18.6, họ bảo tôi truyền 3 chai nước biển, giá 1,5 triệu đồng thì mới được viết giấy bảo hành 20 năm bệnh không tái phát (?!)”, anh T. nói. BN M.P.K (ngụ Vĩnh Cửu, Đồng Nai) may mắn hơn, khi sáng qua ông đến PK thì đoàn thanh tra cũng có mặt, biết chuyện nên ông rút lui. “Tôi định đến đây chữa trĩ, vì thấy họ quảng cáo ở các đài tỉnh rằng chữa hết nhiều loại bệnh”, ông K. nói.
Trước đó, BN N.T.M.H (34 tuổi, tạm trú TP.HCM) đến PK 141 Phan Đăng Lưu để chữa trị vô sinh và bị PK buộc chi trả gần 40 triệu đồng sau khi điều trị. Do BN không đủ khả năng chi trả nên bị “giam lỏng”. Cùng đường, người nhà BN N.T.M.H phải gọi cho công an trình báo vụ việc.
Thanh Tùng

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Hàng loạt người dân, du khách tắm biển bị nổi mẩn ngứa

Hàng loạt người dân, du khách tắm biển bị nổi mẩn ngứa

Liên tiếp nhiều ngày qua, nhiều người dân cùng du khách tắm biển ở khu vực bờ biển Cửa Đại, TP Hội An (Quảng Nam) đồng loạt bị dị ứng da, nổi mẩn ngứa khắp người.

Trao đổi với VnExpress.net chiều nay, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND TP Hội An lý giải: "Sở dĩ người dân và du khách tắm biển ở khu vực Cửa Đại bị dị ứng da, nổi mẩn ngứa là do loài sứa lửa tấp vào bờ nhiều. Hai ngày qua, do ảnh hưởng cơn bão số 2, biển động mạnh nên sứa lửa mới bị trôi dạt vào bờ nhiều như vậy".
Khu vực biển Cửa Đại- nơi người dân nghi ngờ nguồn nước bị ô nhiễm gây nổi mẩn ngứa cho nhiều người tắm biển trong những ngày qua. Ảnh: Trí Tín.
Khu vực biển Cửa Đại - nơi người dân nghi ngờ nguồn nước bị ô nhiễm gây nổi mẩn ngứa cho nhiều người tắm biển trong những ngày qua. Ảnh: Trí Tín.
Tuy nhiên theo nhiều người dân địa phương, nhiều ngày qua họ không thấy loài sứa lửa trôi dạt vào khu vực bờ biển Cửa Đại.
Ông Nguyễn Thanh ở TP Hội An nghi ngờ nguồn nước sông Thu Bồn bị ô nhiễm đổ dồn về khu vực Cửa Đại đã gây ngứa. "Nhiều khả năng chất độc hại từ các bãi vàng trái phép ở đầu nguồn hoặc chất phụ gia trong công nghiệp, xây dựng dọc theo sông Thu Bồn đã chảy về Cửa Đại gây nguồn nước ô nhiễm gây ngứa cho nhiều người tắm biển", ông Thanh nói.
Bàn về giải pháp khắc phục tình trạng này, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND TP Hội An vẫn khẳng định: " Một khi thời tiết êm, biển hết động thì hiện tượng sứa lửa không còn tấp vào bờ nữa và người dân, du khách tắm biển không còn bị nổi mẩn ngứa trên cơ thể nữa".

Hiểm họa từ tiết canh lợn: Liệt tứ chi, động kinh, co giật

Hiểm họa từ tiết canh lợn: Liệt tứ chi, động kinh, co giật
18/06/2012 15:43 (GMT +7)
Ths. BS. Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ký sinh trùng (Viện Sốt rét và ký sinh trùng TƯ) cho biết, tháng nào Viện cũng tiếp nhận vài chục bệnh nhân điều trị nhiễm ấu trùng sán lợn.
Nhiều bệnh nhân nặng nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, động kinh, co giật...
Sán bò vào mắt và não
Cách đây vài ngày, tại Viện Sốt rét và ký sinh trùng TƯ cấp cứu một bệnh nhân 32 tuổi, ở Bắc Giang. Bệnh nhân cho hay, sau ba ngày ăn tiết canh, tự nhiên mắt sưng to, ngứa dữ dội, nhỏ thuốc mắt không thấy đỡ. Sau đó, ở rìa mắt nổi lên một cục u, lúc to, lúc nhỏ. Đến bệnh viện khám, bác sĩ chấn đoán u sán ở kết mạc vùng hốc mắt. Khối u có lúc sưng to, lúc xẹp xuống do sán chui ra ngoài nang nằm trên kết mạc. Bệnh nhân phải phẫu thuật để lấy con sán ra.
Thói quen ăn tiết canh có thể để lại nhiều hậu quả  nặng nề cho sức khỏe. Ảnh minh họa         
Một bệnh nhân khác, tên N.Đ (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) kể, một dạo anh thấy đau đầu, dưới da nổi lên những u nhỏ như hạt lạc, sờ vào có thể cảm nhận được những sợi nhỏ li ti. Anh thường xuyên chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, trí nhớ bị giảm sút. Đi khám bác sĩ kết luận nhầm là suy nhược thần kinh và được kê đơn thuốc. Tuy nhiên về uống thuốc mãi không khỏi, do nghi ngờ vì thói quen ăn tiết canh lợn, anh N.Đ đã tới Viện Sốt rét và ký sinh trùng TƯ, được chẩn đoán là có ấu trùng trong não.
Bệnh nhân T.T.H, 42 tuổi, ở Thanh Hóa cho hay, khi chụp cắt lớp bác sỹ phát hiện chị bị ấu trùng sán lợn. “Nhà tôi có thói quen ăn nem thính, thường là dùng thịt lợn chần qua nước sôi, thái mỏng, bóp gia vị hành tỏi đầy đủ và trộn thính. Đàn ông thường rất thích món này nhắm rượu... Không ngờ thói quen này lại hại sức khỏe”, bệnh nhân kể.
Sán ký sinh trên các cơ
Theo PGS.TS Lê Xuân Hùng, Phó Viện trưởng Viện Sốt rét và ký sinh trùng TƯ, bệnh nhân mắc ấu trùng sán lợn có lúc chiếm tới 70 - 80% số người điều trị tại phòng khám của Viện. Việt Nam là vùng khí hậu nhiệt đới, độ ẩm không khí cao nên bệnh giun sán dễ lan truyền.
Bệnh ấu trùng sán lợn trên não là bệnh do ấu trùng sán lợn cư trú và gây tổn thương tại não. Bệnh lưu hành trong các vùng dân cư có mức sống thấp, điều kiện vệ sinh môi trường kém, sử dụng một số thức ăn chưa được nấu chín, nhất là ăn phải nang sán nằm trong thịt lợn gạo.
Ths.BS Đỗ Trung Dũng cho biết, nhiễm trùng sán lợn không chỉ do ăn tiết canh mà có thể ăn cả thịt nấu chưa chín, thịt của lợn bệnh hoặc nhiễm sán khi tiếp xúc với nó. Sán dây đẻ trứng, khi ăn vào có thể sống trong cơ thể. Người ăn thịt sống, uống nước lã, nem chạo… có thể bị nhiễm loại sán này.
Ấu trùng sán lợn vào người khi người ăn thức ăn, nước uống và tay bẩn có nhiễm trùng sán lợn. Trứng sán vào đường tiêu hóa, dưới tác dụng của dạ dày phát triển thành ấu trùng sán chui qua thành ruột, vào vòng tuần hoàn rồi tới cư trú ở các cơ quan quan trọng của cơ thể. Có khi người ăn phải thịt lợn có ấu trùng sán vào ruột phát triển thành sán trưởng thành ký sinh trong ruột non. Hằng ngày các đốt sán già của sán dây trưởng thành rụng ra khỏi thân có kèm theo sán dây. Vì lí do nào đó, người bệnh nôn ọe dẫn tới những đốt sán già theo nhu động ngược bất thường của ruột non trào ngược lên dạ dày, trứng sán thoát ra khỏi đốt sán tới tá tràng, ruột, ấu trùng thoát ra khỏi trứng xâm nhập vào vòng tuần hoàn.
Theo Ths.BS Dũng, ăn tiết canh đặc biệt là tiết canh lợn rất nguy hiểm. Mặc dù giun sán đã từng phát dịch ở Thanh Hóa, Sơn La nhưng thói quen mất vệ sinh như ăn tiết canh vẫn rất phổ biến.
 
Theo Tri Thường

Sẩy thai vì thuốc trị... mụn

Sẩy thai vì thuốc trị... mụn

Việt Nam chưa có thống kê chính thức về số ca thai phụ bị sẩy thai do sử dụng thuốc trị mụn. Trong khi đó, tình trạng này ở Mỹ ngày một gia tăng. Đáng nói là nhiều phụ nữ không hề hay biết điều này.

Mụn đến cùng bầu

 
Mụn đến cùng bầu

Thay đổi nội tiết là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn trong lúc có thai. Việc tăng tiết chất androden sẽ làm tăng bã nhờn trên da và từ đó mụn hình thành. Thông thường mụn phát khởi vào những tháng đầu khi mang thai và nhanh chóng thuyên giảm sau khi sinh.

Cho dù mụn có từ trước, rồi kéo dài khi mang thai hay mụn chỉ xuất hiện trong thai kỳ, mục đích của việc trị liệu, chăm sóc da vẫn không ngoài làm giảm mụn, giới hạn sự tạo sẹo, đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Cần làm gì khi bị mụn?

Giữ da sạch thoáng: bạn có thể vệ sinh da với các sản phẩm chống nhờn và ngăn ngừa mụn như sữa hoặc gel rửa mặt tạo bọt, có cát hoặc không, sau đó thoa nước cân bằng (toner) cùng loại với sữa rửa mặt.

Làm mặt nạ mỗi tuần một lần với các chất như đất sét xốp (kaolin), các chất khử dầu hoặc lột nhẹ an toàn.

Thoa thuốc trị mụn có chứa erythromycin khi có mụn mủ. Bạn vẫn có thể dùng sản phẩm chứa peroxyde benzoyl thoa lên vùng mụn. Chất này giúp giảm nhờn, tiêu cồi mụn, diệt khuẩn và chống viêm. Có nhiều nồng độ để chọn lựa từ 2,5 – 5 hoặc 10% tuỳ kích thước to nhỏ của mụn, sự nhạy cảm của da và số lượng thương tổn (thương tổn càng nhiều thì nồng độ thuốc dùng càng nhẹ). Thuốc có chất axít azelaic cũng là một chọn lựa để dùng khi có thai.

Hạn chế ra nắng từ 10 giờ sáng đến 15 giờ, có thể thoa kem chống nắng hoặc bảo vệ da bằng mũ rộng vành, khẩu trang. Việc tránh nắng giúp giảm thiểu sự kích thích da của thuốc thoa mụn, giảm sự tăng sừng, lão hoá da do quang học cũng như độ đậm của vết nám – một vấn đề về da cũng khá thường gặp ở các bà bầu.

Khám tại các phòng khám chuyên khoa da, thông báo với bác sĩ bạn đang có thai và tuân thủ tốt các hướng dẫn trong đơn thuốc.

Điều tra trên toàn nước Mỹ năm 2007 của cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết đã xảy ra 122 trường hợp sẩy thai do dùng thuốc trị mụn không theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc không được dùng

Nhiều chị em do quá nóng ruột khi mụn nổi nhiều, tự thoa thuốc, kem pha chế, kem trộn hay bắt chước dùng những loại thuốc được kê đơn cho người không có thai. Điều này có thể gây hại cho da hoặc cho sức khoẻ em bé. Sau đây là các thuốc trị mụn không được dùng trong lúc mang thai:

Thuốc uống có chất isotretinoin bị chống chỉ định dùng trong lúc có thai vì có nguy cơ gây quái thai. Các thuốc khác như thuốc viên nội tiết, thuốc kháng sinh thuộc nhóm cyclin (như tetracyclin, doxycyclin) cũng không được dùng trong giai đoạn này.

Thuốc bôi thuộc nhóm retinoid (axít retinoic, retinol, adapalen...) hoặc các thuốc gây lột sừng nhiều cũng không được chỉ định cho thai phụ.

Việc trị mụn trong thai kỳ khá tế nhị, không chỉ đảm bảo thẩm mỹ cho mẹ mà còn phải an toàn cho con. Mọi thuốc dùng đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tránh nắng, chăm sóc da với các sản phẩm an toàn và có công dụng trị mụn là những việc thai phụ có thể tự thực hiện để giới hạn sự phát triển của mụn và duy trì sự khoẻ đẹp của làn da.

Theo BS Võ Thị Bạch Sương

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Thuốc xịt mới giúp quý ông kéo dài cuộc 'yêu'

Facebook  Twitter  Google Bookmarks    E-mail     Bản In

Thuốc xịt mới giúp quý ông kéo dài cuộc 'yêu'

Ảnh có tính minh họa:
Ảnh có tính minh họa: bhaskar.com.

Sau khi phát minh ra Viagra, viên thuốc màu xanh giúp kéo dài cuộc "yêu" của quý ông, tiến sĩ Mike Wyllie vừa cho ra đời một loại thuốc xịt có thể xua tan nỗi lo xuất tinh sớm của phái mạnh.

Theo một cuộc khảo sát, cứ 4 người đàn ông thì có hơn 1 người bị xuất tinh sớm, và hầu hết đều cảm thấy e ngại khi tìm hỗ trợ y tế.
Mặc dù Viagra đã có mặt khá lâu, song nó không phổ biến với nhiều người vì giá cả đắt đỏ. Tuy nhiên, loại thuốc xịt mới - được gọi là Tempe - dự kiến sẽ tạo nên cơn sốt mới, bởi có giá "mềm" hơn. Nó sẽ có mặt trên thị trường trong vài tháng tới.
Trong thử nghiệm, một số người đàn ông sử dụng thuốc xịt này trước khi quan hệ đã kéo dài thời gian lên 8 lần.
Tiến sĩ Wyllie, từng làm việc cho tập đoàn dược phẩm Pfizer và hiện là chủ tịch hội đồng khoa học của công ty sinh học Plethora Solutions (Anh) gọi Temper là "Viagra mới".
"Tempe chứa hai chất gây mê có hàm lượng thấp giúp người đàn ông kiểm soát tốt hơn, mà không tạo ra cảm giác tê cứng khó chịu", tác giả cho biết trên bhaskar.com.
Chỉ mất 5 phút để loại thuốc này phát huy tác dụng, nhưng những người muốn giấu bí mật của mình có thể phun từ trước đó 2 tiếng. Một hộp xịt như vậy có thể dùng được 2 năm, nếu người đàn ông quan hệ 5-6 lần mỗi tháng.

Cần lưu ý gì khi sinh mổ?

Cần lưu ý gì khi sinh mổ?
Nằm nghiêng là tư thế phù hợp nhất với những sản phụ sinh mổ. Tuy nhiên, trong vòng 6 giờ đầu sau mổ, bạn đừng gối đầu.
Đẻ thường đã phải giữ gìn rất kỹ, sinh mổ càng phải cẩn thận hơn, không chỉ vì cơ thể có vết thương khá lớn, mà còn vì việc sinh mổ không có lợi cho bài tiết sản dịch và phục hồi tử cung.
Tỷ lệ sinh mổ ở Việt Nam, nhất là các thành phố lớn, ngày một cao. Thông thường, sản phụ sẽ được cắt chỉ sau khoảng một tuần, rồi xuất viện. Nhưng chừng nào vết thương chưa lành hẳn, chừng đó bạn còn phải kiêng cữ một cách khoa học, vì những biến chứng xảy ra không chỉ khiến bạn đau đớn, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến em bé đang thời trứng nước của bạn.
Tư thế nằm 
Ảnh minh họa
Tư thế nằm ngửa sẽ khiến bạn đau đớn rất nhiều, vì thế nên nằm nghiêng, kê gối sau lưng, tạo với mặt giường một góc khoảng 20 – 30 độ. Tư thế này sẽ giảm tối đa việc tác động đến vết mổ, nhất là khi dịch chuyển cơ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý rằng càng ít cử động thì càng đỡ đau.
Trong vòng 6 giờ đầu tiên, cơ thể bạn vẫn còn bị ảnh hưởng của thuốc dùng gây tê màng cứng khi mổ, vì vậy bạn nên nằm duỗi thẳng người, không kê gối, để tránh một tác dụng phụ của thuốc là đau đầu. Sau khoảng thời gian này, bạn vẫn nên nằm nghiêng để giảm đau.
Sớm vận động nhẹ
Dĩ nhiên bạn cần nghỉ ngơi sau ca mổ đẻ, nhưng đừng nằm bất động quá lâu kẻo sản dịch sẽ bị ứ lại trong tử cung, không thoát ra được, rất nguy hiểm. Vì vậy sau 1 ngày, bạn nên tập cử động chân tay rồi nhúc nhắc ngồi dậy, xuống giường tập đi. Sự vận động này còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp vết thương mau lành, tăng cường nhu động ruột, giúp nhanh thoát khí, tránh nguy cơ dính ruột và tắc mạch máu.
Tuy nhiên, trong vòng 2 tháng, người sinh mổ nên tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến vết thương, bởi sau sinh, các khớp giãn, cơ còn yếu, nhất là cơ vùng bụng vốn bị giãn rất nhiều. Hãy để người nhà giúp đỡ các việc gia đình, đừng cố tự làm nếu muốn nhanh bình phục. Bạn cũng đừng mang vật gì nặng quá trọng lượng của em bé. Đừng lên xuống cầu thang quá nhiều, cũng không tự lái xe, vì việc xử lý những tình huống bất ngờ gặp phải trên đường có thể gây những chấn động mạnh lên vết mổ.
Chỉ ăn nhẹ
Bạn không được phép ăn gì trong vòng 6 giờ sau mổ vì lúc này, dưới tác động của các thuốc dùng trong ca phẫu thuật, nhu động ruột của bạn đang ở mức rất thấp, đường ruột ứ rất nhiều khí, dạ dày hoạt động yếu. Vì vậy thức ăn đưa vào sẽ rất khó tiêu hóa, gây đầy hơi, táo bón, khiến cơ thể càng mệt mỏi, lâu phục hồi.
Sau khoảng thời gian trên, bạn có thể ăn những đồ mềm, lỏng. Canh củ cải được cho là món hợp lý để giúp giải phóng bớt khí trong đường ruột, tăng nhu động. Không nên dùng nhiều chất đường – bột hay các sản phẩm từ đậu tương vì chúng dễ gây đầy hơi. Cũng không nên ăn cá vì nó không có lợi cho sự đông máu sau mổ, khiến vết thương lâu lành.
Tình trạng táo bón, đầy hơi thường vẫn tồn tại sau mổ 3 – 5 ngày do ảnh hưởng của thuốc tê, vì thế bạn nên uống nhiều nước để nhanh chóng đào thải chúng. Đừng uống nước lạnh.
Chăm sóc vết mổ
Hãy “cư xử’ với vết thương đúng như những gì mà bác sĩ căn dặn bạn. Không tự ý bôi thuốc gì lên đó, không thảo bỏ hết găng gạc nhưng cũng đừng băng quá chặt vết mổ, vì tất cả những điều này đều có thể gây viêm nhiễm hoặc làm tăng tổn thương. Sản phụ cũng phải giữ gìn tối đa để tránh bị cảm mạo, cảm cúm, vì khi đó sức đề kháng sẽ giảm và nguy cơ viêm nhiễm sẽ tăng lên.
Hãy nghĩ đến viêm nhiễm và gọi cho bác sĩ ngay nếu vết mổ đau nhiều ngay cả khi không cử động, nhìn có màu hồng, sưng lên. Nên đo thân nhiệt thường xuyên, nếu sốt quá 38 độ C thì rất có khả năng bạn đã bị viêm nhiễm (có thể vết mổ không có dấu hiệu gì đặc biệt nhưng trong tử cung lại “có chuyện” do sản dịch ứ trệ, tử cung kém co hồi),  cần tư vấn bác sĩ.
Theo Hạnh Lâm
Đất Việt
 

Phòng khám Đông y TQ: Đủ đường chặt chém

Phòng khám Đông y TQ: Đủ đường chặt chém

Nhiều bệnh nhân trở thành nạn nhân của các phòng khám này vì đặt niềm tin vào những quảng cáo hoành tráng (có nơi còn mời nghệ sĩ, diễn viên nổi tiếng quảng cáo), cùng lời hứa trị “khỏi tận gốc” cộng với “bác sĩ ngoại” và cơ sở khang trang.
Dù không mắc bệnh, nhưng khi đến phòng khám Trung Quốc, phóng viên “được” bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh nặng, cần điều trị ngay với số tiền điều trị hàng triệu đồng.
 
Đóng gói thuốc không rõ nguồn gốc cho bệnh nhân tại phòng khám Việt Hải, 709 đường Giải Phóng, Hà Nội - Ảnh: QUỐC NGỌC, N.KHÁNH
Trong khi đó, “quy trình” khám bệnh chung ở các nơi chúng tôi đến chỉ là khai bệnh, bắt mạch, xem lưỡi, định bệnh, kê toa và bán thuốc.
Một “chiêu” chữa bệnh
Ngày 7-9, tôi và một đồng nghiệp nam (trong vai bệnh nhân bị rối loạn cương) đến phòng khám trung y Kỳ Tinh (43 Kinh Dương Vương, Q.6, TP.HCM) chữa trị. Nghe anh bạn của tôi kể bệnh, cô phiên dịch trao đổi bằng tiếng Hoa với vị bác sĩ Trung Quốc.
Sau khi hỏi tình trạng “ngủ đông” đã kéo dài bao lâu, vị bác sĩ bắt mạch cả hai tay của anh và “phán”: “Chức năng thần kinh sinh lý bị giảm. Gan thận âm suy. Máu huyết không lưu thông, bị cản trở. Gan nhiễm mỡ. Đây là hiện tượng liệt dương, nếu để lâu không thể chữa khỏi”.
Ông còn bảo người bệnh le lưỡi ra xem và nói bệnh liệt dương hoàn toàn có thể chữa khỏi với một liệu trình điều trị 20 ngày. Khi chúng tôi hỏi tiền thuốc hết bao nhiêu, không cần đợi phiên dịch, ông này cho biết luôn thuốc thường 250.000 đồng/ngày, thuốc tốt 350.000-400.000 đồng/ngày. Lấy lý do không mang đủ tiền, chúng tôi tìm cách rút lui thì cô phiên dịch nhanh nhảu gợi ý có bao nhiêu đóng trước bấy nhiêu rồi mai trở lại lấy thuốc đóng hết!
Vợ chồng anh Trần Trọng Nghĩa (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đến phòng khám trung y Kỳ Tinh cùng lúc với chúng tôi cho biết bác sĩ Trung Quốc chẩn đoán anh bị viêm họng cấp, dọa không chữa sẽ bị ung thư và các biến chứng nguy hiểm khác.
Ông bác sĩ này bảo đảm chữa khỏi trong 20 ngày. Anh Nghĩa quyết định mua luôn một liệu trình 20 ngày thuốc hết 8 triệu đồng (400.000 đồng/ngày). Số thuốc anh Nghĩa mua được phân trong các túi giấy, bên ngoài chỉ đề tên phòng khám và liều dùng, ngoài ra không có nguồn gốc, nhãn mác, tên thuốc, cơ sở sản xuất, hạn sử dụng...
Còn tại phòng khám đông y Hiện Đại (337 Cộng Hòa, Q.Tân Bình, TP.HCM), người khám bệnh suyễn cho tôi là một bác sĩ nam hỏi bệnh bằng tiếng Trung Quốc (có phiên dịch), sau khi hỏi thăm vài câu rồi bắt mạch, đặt ống nghe sau lưng tôi đã kết luận: “Phổi bị co thắt lại, hơi thở ngắn. Chức năng phổi kém lắm, co thắt kém”.
Ông ta “hù” bệnh của tôi nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang bệnh ung thư. Vị bác sĩ này nói bệnh của tôi phải kết hợp uống thuốc bắc và thuốc viên. Đợt đầu uống 20 ngày, sau đó tái khám. Tùy theo cơ địa, mỗi người uống 1-2 tháng sẽ khỏi bệnh. Thuốc có hai loại là 400.000 đồng/ngày hoặc tốt hơn thì mua loại 500.000 đồng/ngày.
Cùng ngày, tôi đến phòng khám đông y Trường An (786 Hồng Bàng, Q.11). Bác sĩ ở đây cũng bắt mạch, xem lưỡi xong liền phán: “Bệnh do nội tiết tố rối loạn, làm hồng chất tố của đại não bị rối loạn (?), gây mất ngủ”. Và tiếp theo là “bài ca không quên” muốn điều trị phải theo liệu trình 20 ngày của bác sĩ. Có hai loại nồng độ thuốc cao và trung bình. Cao 300.000 đồng/ngày, trung bình 250.000 đồng/ngày”... Tôi tìm cách rút lui nhưng vẫn bị níu kéo “đem theo bao nhiêu tiền thì cứ lấy bấy nhiêu ngày thuốc”.
Một bệnh nhân giấu tên, quê Cà Mau cho biết thấy quảng cáo trên truyền hình về phòng khám đông y Tâm Đức (943-945-947 Trần Hưng Đạo, Q.5) hay quá nên dù ở xa chị cũng quyết đến đây để điều trị chứng đau nhức khớp. Tại phòng khám, chị được một bác sĩ Trung Quốc bắt mạch, xem lưỡi và chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.
Vị này cũng đề nghị phải điều trị 20 ngày và bảo đảm hết đau với ba mức giá 400.000, 500.000 và 600.000 đồng/ngày. Chị mua luôn một tháng thuốc hết 15 triệu đồng. Uống mấy ngày đầu thấy đỡ đau nhưng mặt mũi từ từ phù ra. Khi uống hết thuốc chị lại thấy các khớp đau lại. Chị quay lại phòng khám thì bác sĩ Trung Quốc nói do cơ thể chị hấp thu chậm hoặc không hấp thu thuốc, cần uống thêm một hai tháng mới có tác dụng.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, bà Hoàng Thị Bích Nguyệt - đại diện phòng khám Tâm Đức - khẳng định: “Ở đây chỉ có tôi là người VN trực tiếp khám cho bệnh nhân, không có bác sĩ Trung Quốc nào”. Bà Nguyệt cũng khẳng định uống thuốc bắc của phòng khám chắc chắn bệnh trạng phải có tiến triển ít nhất 60%.
Tùy theo bệnh và cơ địa bệnh nhân mà thời gian điều trị sẽ lâu hay mau. Trả lời thắc mắc về giá thuốc quá cao, bà Nguyệt cho rằng giá cao là do phải nhập khẩu giá cao và do phòng khám phải sao tẩm để thành dược chất... Ngoài ra, giá thuốc cao còn do phải chi phí nhiều về cơ sở vật chất.
 
Số thuốc này phòng khám trung y Kỳ Tinh bán cho bệnh nhân với chẩn đoán viêm họng cấp. Tất cả đều không nhãn mác xuất xứ.-  Ảnh: QUỐC NGỌC, N.KHÁNH
Phải “giả trang” mới phát hiện vi phạm
Vì sao sai phạm của nhiều phòng khám Trung Quốc cứ lặp đi lặp lại và kéo dài nhiều năm không giải quyết được? Trả lời câu hỏi này, ông Phan Kim Bình - phó chánh thanh tra Sở Y tế TP.HCM - cho biết hằng năm Sở Y tế có hai đợt thanh tra kiểm tra các cơ sở hành nghề y dược tư nhân, trong đó có thanh tra kiểm tra các phòng khám Trung Quốc. Thanh tra cũng phát hiện và xử lý nhiều phòng khám Trung Quốc có vi phạm.
Theo ông Bình, qua kiểm tra phần lớn vi phạm của các phòng khám Trung Quốc là sử dụng người Trung Quốc hành nghề khi chưa được phép của Bộ Y tế; người phiên dịch không có bằng cấp theo quy định; sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, chất lượng; tự sản xuất thuốc sử dụng cho bệnh nhân mà không công bố với cơ quan có thẩm quyền.
Mới đây thanh tra Sở Y tế TP đã tiến hành kiểm tra phòng khám Trung Nam ở Q.11 và đã ra quyết định phạt hơn 12 triệu đồng do những vi phạm quảng cáo.
Về việc thanh tra kiểm tra, theo ông Bình, để tránh sự thông đồng, thường các thành viên đoàn thanh tra không được biết trước địa điểm đến thanh tra mà chỉ có trưởng đoàn thanh tra mới biết và quyết định đi đâu.
Sở dĩ phòng khám Trung Quốc có bác sĩ hoạt động “lậu” khó phát hiện là do họ tổ chức cho người Trung Quốc khám bệnh ở tầng trên. Khi thanh tra sở đến kiểm tra có lúc không lên tầng trên vì họ nói trên lầu là chỗ ở của người cho thuê mặt bằng. Để khắc phục khó khăn này, có khi thanh tra cũng phải giả bệnh nhân vào khám mới phát hiện được sai phạm.
Hạn chế quảng cáo giờ “vàng”
Ngày 20-9, phòng quảng cáo Trung tâm Truyền hình VN tại TP.HCM (VTV9) cho biết các phòng khám Trung Quốc được phát sóng trên đài đều trình hồ sơ với đầy đủ các điều kiện và giấy phép của cơ quan chức năng như giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề y, hình ảnh, băng đĩa và kịch bản được duyệt... Tuy nhiên, đài cũng có nhiều động tác nhằm hạn chế phát quảng cáo của những phòng khám này vào giờ vàng, chỉ cho phát trước 17g và sau 23g hằng ngày, hoặc thậm chí từ chối những hợp đồng quảng cáo mới với lý do đã hết thời lượng.

Phòng khám Trung Quốc “giam lỏng” bệnh nhân

Phòng khám Trung Quốc “giam lỏng” bệnh nhân

Ngày 15/6, chồng một bệnh nhân đã gọi đến báo Tuổi Trẻ nhờ “giải cứu” vợ anh bị phòng khám bệnh y học TQ (141 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) “giam lỏng” từ ngày 10/6 vì không có tiền đóng.
 >> Phòng khám Trung Quốc tiếp tục “nổ”
 >> Phòng khám Trung Quốc “nhờn thuốc” vì xử phạt quá nhẹ
 >> Bệnh nhân “tố” phòng khám Trung Quốc

Bác sĩ phòng khám Trung Quốc (bìa trái) khai báo với Công an P.2, Q.Phú Nhuận
Bác sĩ phòng khám Trung Quốc (bìa trái) khai báo với Công an P.2, Q.Phú Nhuận

Sáng 16/6, theo chỉ dẫn qua điện thoại của anh Nguyễn Thái Bảo, chồng bệnh nhân Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (34 tuổi, ở Q.Thủ Đức, TPHCM), chúng tôi đến khách sạn Sơn Lâm (139/2 Phan Đăng Lưu, P.2, Q.Phú Nhuận), nơi anh Bảo cho biết chị Hạnh đang bị “giam lỏng”, hỏi thuê phòng. Một bảo vệ khách sạn nhìn chúng tôi với ánh mắt dò xét và trả lời nhát gừng: “Hết phòng rồi”.

Báo giá vài trăm ngàn, thu hàng chục triệu

Kế hoạch xâm nhập khu “giam lỏng” bệnh nhân không thành, chúng tôi vào vai người nhà của chị Hạnh đi thẳng vào phòng khám hỏi xem chị Hạnh còn phải đóng bao nhiêu tiền mới được cho về. Một nhân viên mặc áo hồng lấy bệnh án của chị Hạnh ra cho chúng tôi cùng xem.

Trong hồ sơ có “đơn xin gia hạn thanh toán viện phí”, trong đó điền tên, tuổi chị Hạnh. Đơn này in sẵn chữ “do bệnh tình nghiêm trọng cần phải tiến hành điều trị ngay, nhưng tạm thời chưa mang đủ tiền, nay xin văn phòng khám bệnh y học Trung Quốc cho phép gia hạn thanh toán phí điều trị. Kính mong phòng khám xem xét và chấp nhận”.

Trong đơn ghi những khoản tiền mà chị Hạnh phải trả: điều trị viêm loét cổ tử cung 19.800.000 đồng, trị liệu u nang cổ tử cung 8.800.000 đồng, kiểm tra thông ống dẫn trứng không đau 6.800.000 đồng, truyền thuốc 1.560.000 đồng, soi máy CT 30 phút 2 triệu đồng. Tổng cộng là 38.960.000 đồng.

Chúng tôi đề nghị được lên thăm chị Hạnh thì được một nhân viên dẫn đi cổng sau của phòng khám để sang khách sạn Sơn Lâm và lên phòng 401. Gương mặt chị Hạnh còn thất thần sau nhiều ngày bị “giam lỏng” tại đây. Chị Hạnh kể luôn có nhân viên theo dõi chị. Chị không thể ra ngoài được vì xuống tầng trệt đã có người chặn ngay ở cổng, không cho ra. Không có tiền nên nhiều ngày chị chỉ được phòng khám cho ăn một bữa cơm. Chị lo lắng, khóc suốt, năn nỉ mãi nhưng cũng không ai cho về.

Theo chị Hạnh, vợ chồng chị chung sống 6 năm nay nhưng chưa có con. Gần đây, xem trên truyền hình thấy quảng cáo phòng khám này có thể chữa được bệnh vô sinh nên chị đã tìm đến điều trị. Hai vợ chồng chị đều làm công nhân, phải thuê nhà ở, thu nhập mỗi tháng được khoảng 5 triệu đồng.

Lúc đi cầu thang bộ lên lầu 4, nơi chị Hạnh đang bị ”giam lỏng” ở phòng 401 khách sạn Sơn Lâm, chúng tôi thấy nhiều phòng mở cửa và có nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ngồi, nằm trên giường. Bệnh nhân tên Tân cho biết anh được chuyển sang đây để điều trị bệnh trĩ từ ngày 15/6. Phòng khám nói phải đóng mười mấy triệu đồng nhưng anh mới đóng được 6 triệu đồng. Anh Tân thở dài, phàn nàn: “Điều trị gì mà mắc thế không biết!”.
Trước khi điều trị, chị Hạnh đã cẩn thận gọi điện trước hỏi bệnh của chị điều trị tốn bao nhiêu tiền. Nghe nhân viên phòng khám trả lời tùy từng loại bệnh, nhưng chỉ tốn khoảng vài trăm ngàn đồng nên sáng 10/6 chị mới tìm đến đây chữa bệnh. Sau đó, khi khám xong bác sĩ đưa ra bốn mức giá để điều trị bệnh cho chị. Chị Hạnh chỉ dám chọn mức thấp nhất là hơn 17 triệu đồng vì cao hơn sẽ không có khả năng trả.

Nhưng bác sĩ nói bệnh của chị phải chọn ở giá cao nhất là hơn 35 triệu đồng mới tốt. Khi chị Hạnh nói không có tiền điều trị giá cao thì bác sĩ lại nói cứ yên tâm điều trị, mai mốt về lấy tiền trả sau. Thế nhưng, thực tế phòng khám tính tiền lên đến gần 39 triệu đồng. Chồng chị xoay xở đủ cách, tháo cả chiếc nhẫn đang đeo ở tay nhờ người bà con bán giùm mới đóng được cho phòng khám này gần 12 triệu đồng.

Sau đó, bác sĩ chích thuốc loại gì chị Hạnh không nhớ (giá 2 triệu đồng/mũi). Bác sĩ chích thuốc cho chị được hai ngày, thấy chị hết tiền nên không chích gì nữa. Những ngày sau, chị Hạnh bị “giam lỏng” chứ không được điều trị gì thêm. Nhiều lần chị Hạnh năn nỉ xin được về nhà để chạy tiền đóng nhưng bác sĩ nhất quyết không cho. Sau nhiều ngày thấy chị Hạnh khóc lóc, thậm chí không có tiền để ăn cơm, phòng khám mới giảm một nửa viện phí cho chị, còn 20 triệu đồng.

Ngày 15/6, gia đình chị Hạnh có báo công an về vụ việc này nên giám đốc phòng khám đã đến gặp chị Hạnh và nói sẽ giảm một nửa viện phí, tức là nộp 6 triệu đồng nữa sẽ được về. Tuy nhiên, nhân viên phòng khám nói với chúng tôi rằng “coi như phòng khám đã điều trị miễn phí” cho chị Hạnh.

Giấy phép “sẽ cung cấp sau”

Hơn 13h ngày 16/6, chị Hạnh được phòng khám cho về. Khoảng 15h cùng ngày, chị Hạnh đến Công an P.2, Q.Phú Nhuận viết đơn tường trình sự việc. Công an P.2 sau khi lấy lời khai của chị Hạnh đã cử hai cán bộ công an cùng vợ chồng chị Hạnh đến làm việc với người có trách nhiệm của phòng khám.

Tại đây, ngoài người thư ký kiêm phiên dịch Lý Mỹ Trúc còn có người quản lý chi nhánh phòng khám bệnh y học Trung Quốc (141 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận) tên Hoa và bác sĩ Dương Diễm Hồng, người điều trị trực tiếp cho chị Hạnh. Hỏi tên họ đầy đủ của ông Hoa là gì thì phiên dịch không trả lời.

Khi đề nghị ông Hoa cho xem giấy phép phòng khám thì được trả lời sẽ cung cấp sau.

Khi hỏi bác sĩ Dương Diễm Hồng có giấy phép hành nghề tại phòng khám này không thì cũng được trả lời sẽ cung cấp sau. Vì sao phòng khám không có giường điều trị nội trú nhưng lại giữ bệnh nhân ở lại điều trị? Bà Diễm Hồng cho rằng do bệnh nhân mới điều trị không nên đi lại nhiều nên phòng khám có thuê khách sạn cho bệnh nhân ở để hằng ngày qua phòng khám điều trị cho tốt!

Theo Công an P.2, Q.Phú Nhuận, đây không phải là lần đầu tiên công an phường tiếp nhận đơn thư phản ảnh của bệnh nhân về phòng khám này mà đã có 4-5 trường hợp tương tự. Đây là vấn đề mà các cơ quan có trách nhiệm là Bộ Y tế và Sở Y tế TPHCM phải kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh.

Theo L.T.Hà - T.Dương - Đ.Thanh

Phòng khám Trung Quốc “giam lỏng” bệnh nhân


Phòng khám Trung Quốc “giam lỏng” bệnh nhân

Ngày 15/6, chồng một bệnh nhân đã gọi đến báo Tuổi Trẻ nhờ “giải cứu” vợ anh bị phòng khám bệnh y học TQ (141 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) “giam lỏng” từ ngày 10/6 vì không có tiền đóng.
 >> Phòng khám Trung Quốc tiếp tục “nổ”
 >> Phòng khám Trung Quốc “nhờn thuốc” vì xử phạt quá nhẹ
 >> Bệnh nhân “tố” phòng khám Trung Quốc

Bác sĩ phòng khám Trung Quốc (bìa trái) khai báo với Công an P.2, Q.Phú Nhuận
Bác sĩ phòng khám Trung Quốc (bìa trái) khai báo với Công an P.2, Q.Phú Nhuận

Sáng 16/6, theo chỉ dẫn qua điện thoại của anh Nguyễn Thái Bảo, chồng bệnh nhân Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (34 tuổi, ở Q.Thủ Đức, TPHCM), chúng tôi đến khách sạn Sơn Lâm (139/2 Phan Đăng Lưu, P.2, Q.Phú Nhuận), nơi anh Bảo cho biết chị Hạnh đang bị “giam lỏng”, hỏi thuê phòng. Một bảo vệ khách sạn nhìn chúng tôi với ánh mắt dò xét và trả lời nhát gừng: “Hết phòng rồi”.

Báo giá vài trăm ngàn, thu hàng chục triệu

Kế hoạch xâm nhập khu “giam lỏng” bệnh nhân không thành, chúng tôi vào vai người nhà của chị Hạnh đi thẳng vào phòng khám hỏi xem chị Hạnh còn phải đóng bao nhiêu tiền mới được cho về. Một nhân viên mặc áo hồng lấy bệnh án của chị Hạnh ra cho chúng tôi cùng xem.

Trong hồ sơ có “đơn xin gia hạn thanh toán viện phí”, trong đó điền tên, tuổi chị Hạnh. Đơn này in sẵn chữ “do bệnh tình nghiêm trọng cần phải tiến hành điều trị ngay, nhưng tạm thời chưa mang đủ tiền, nay xin văn phòng khám bệnh y học Trung Quốc cho phép gia hạn thanh toán phí điều trị. Kính mong phòng khám xem xét và chấp nhận”.

Trong đơn ghi những khoản tiền mà chị Hạnh phải trả: điều trị viêm loét cổ tử cung 19.800.000 đồng, trị liệu u nang cổ tử cung 8.800.000 đồng, kiểm tra thông ống dẫn trứng không đau 6.800.000 đồng, truyền thuốc 1.560.000 đồng, soi máy CT 30 phút 2 triệu đồng. Tổng cộng là 38.960.000 đồng.

Chúng tôi đề nghị được lên thăm chị Hạnh thì được một nhân viên dẫn đi cổng sau của phòng khám để sang khách sạn Sơn Lâm và lên phòng 401. Gương mặt chị Hạnh còn thất thần sau nhiều ngày bị “giam lỏng” tại đây. Chị Hạnh kể luôn có nhân viên theo dõi chị. Chị không thể ra ngoài được vì xuống tầng trệt đã có người chặn ngay ở cổng, không cho ra. Không có tiền nên nhiều ngày chị chỉ được phòng khám cho ăn một bữa cơm. Chị lo lắng, khóc suốt, năn nỉ mãi nhưng cũng không ai cho về.

Theo chị Hạnh, vợ chồng chị chung sống 6 năm nay nhưng chưa có con. Gần đây, xem trên truyền hình thấy quảng cáo phòng khám này có thể chữa được bệnh vô sinh nên chị đã tìm đến điều trị. Hai vợ chồng chị đều làm công nhân, phải thuê nhà ở, thu nhập mỗi tháng được khoảng 5 triệu đồng.

Lúc đi cầu thang bộ lên lầu 4, nơi chị Hạnh đang bị ”giam lỏng” ở phòng 401 khách sạn Sơn Lâm, chúng tôi thấy nhiều phòng mở cửa và có nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ngồi, nằm trên giường. Bệnh nhân tên Tân cho biết anh được chuyển sang đây để điều trị bệnh trĩ từ ngày 15/6. Phòng khám nói phải đóng mười mấy triệu đồng nhưng anh mới đóng được 6 triệu đồng. Anh Tân thở dài, phàn nàn: “Điều trị gì mà mắc thế không biết!”.
Trước khi điều trị, chị Hạnh đã cẩn thận gọi điện trước hỏi bệnh của chị điều trị tốn bao nhiêu tiền. Nghe nhân viên phòng khám trả lời tùy từng loại bệnh, nhưng chỉ tốn khoảng vài trăm ngàn đồng nên sáng 10/6 chị mới tìm đến đây chữa bệnh. Sau đó, khi khám xong bác sĩ đưa ra bốn mức giá để điều trị bệnh cho chị. Chị Hạnh chỉ dám chọn mức thấp nhất là hơn 17 triệu đồng vì cao hơn sẽ không có khả năng trả.

Nhưng bác sĩ nói bệnh của chị phải chọn ở giá cao nhất là hơn 35 triệu đồng mới tốt. Khi chị Hạnh nói không có tiền điều trị giá cao thì bác sĩ lại nói cứ yên tâm điều trị, mai mốt về lấy tiền trả sau. Thế nhưng, thực tế phòng khám tính tiền lên đến gần 39 triệu đồng. Chồng chị xoay xở đủ cách, tháo cả chiếc nhẫn đang đeo ở tay nhờ người bà con bán giùm mới đóng được cho phòng khám này gần 12 triệu đồng.

Sau đó, bác sĩ chích thuốc loại gì chị Hạnh không nhớ (giá 2 triệu đồng/mũi). Bác sĩ chích thuốc cho chị được hai ngày, thấy chị hết tiền nên không chích gì nữa. Những ngày sau, chị Hạnh bị “giam lỏng” chứ không được điều trị gì thêm. Nhiều lần chị Hạnh năn nỉ xin được về nhà để chạy tiền đóng nhưng bác sĩ nhất quyết không cho. Sau nhiều ngày thấy chị Hạnh khóc lóc, thậm chí không có tiền để ăn cơm, phòng khám mới giảm một nửa viện phí cho chị, còn 20 triệu đồng.

Ngày 15/6, gia đình chị Hạnh có báo công an về vụ việc này nên giám đốc phòng khám đã đến gặp chị Hạnh và nói sẽ giảm một nửa viện phí, tức là nộp 6 triệu đồng nữa sẽ được về. Tuy nhiên, nhân viên phòng khám nói với chúng tôi rằng “coi như phòng khám đã điều trị miễn phí” cho chị Hạnh.

Giấy phép “sẽ cung cấp sau”

Hơn 13h ngày 16/6, chị Hạnh được phòng khám cho về. Khoảng 15h cùng ngày, chị Hạnh đến Công an P.2, Q.Phú Nhuận viết đơn tường trình sự việc. Công an P.2 sau khi lấy lời khai của chị Hạnh đã cử hai cán bộ công an cùng vợ chồng chị Hạnh đến làm việc với người có trách nhiệm của phòng khám.

Tại đây, ngoài người thư ký kiêm phiên dịch Lý Mỹ Trúc còn có người quản lý chi nhánh phòng khám bệnh y học Trung Quốc (141 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận) tên Hoa và bác sĩ Dương Diễm Hồng, người điều trị trực tiếp cho chị Hạnh. Hỏi tên họ đầy đủ của ông Hoa là gì thì phiên dịch không trả lời.

Khi đề nghị ông Hoa cho xem giấy phép phòng khám thì được trả lời sẽ cung cấp sau.

Khi hỏi bác sĩ Dương Diễm Hồng có giấy phép hành nghề tại phòng khám này không thì cũng được trả lời sẽ cung cấp sau. Vì sao phòng khám không có giường điều trị nội trú nhưng lại giữ bệnh nhân ở lại điều trị? Bà Diễm Hồng cho rằng do bệnh nhân mới điều trị không nên đi lại nhiều nên phòng khám có thuê khách sạn cho bệnh nhân ở để hằng ngày qua phòng khám điều trị cho tốt!

Theo Công an P.2, Q.Phú Nhuận, đây không phải là lần đầu tiên công an phường tiếp nhận đơn thư phản ảnh của bệnh nhân về phòng khám này mà đã có 4-5 trường hợp tương tự. Đây là vấn đề mà các cơ quan có trách nhiệm là Bộ Y tế và Sở Y tế TPHCM phải kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh.

Theo L.T.Hà - T.Dương - Đ.Thanh
Tuổi trẻ

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị u nang buồng trứng

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là bệnh phổ biến mà chị em có thể gặp phải ở bất kì thời điểm nào trong cuộc đời.
Bạn có kinh nguyệt không có nghĩa là bạn nằm ngoài nguy cơ bị u nang buồng trứng. Hầu hết các trường hợp bị u nang buồng trứng đều không có dấu hiệu ban đầu nên sẽ khó phát hiện, thậm chí không cảm nhận được.
 
Phần lớn các u nang buồng trứng lành tính và vô hại nên trong nhiều trường hợp nó dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 5% khả năng u nang buồng trứng phát triển thành biến chứng nguy hiểm. Và chị em cần cẩn trọng với những biến chứng này.
 
Các dấu hiệu của u nang buồng trứng
 
- Những cơn đau: Dấu hiệu đầu tiên nghi ngờ bạn bị u nang buồng trứng là những cơn đau. Vấn đề là những cơn đau này có thể khó xác định vì nó có thể xảy ra ở những vị trí tương tự như các bệnh khác gây ra. Chỉ có một biểu hiện chắc chắn liên quan đến u nang buồng trứng là bạn bị đau sau khi quan hệ tình dục hoặc sau các hoạt động vất vả, đau ở vùng xương chậu.
 
 - Kinh nguyệt bất thường: Chu kỳ kinh nguyệt bất thường cũng có thể là một dấu hiệu bạn đang bị u nang buồng trứng. Cũng có nhiều bệnh có thể làm cho chu kì kinh nguyệt thỉnh thoảng không đều nhưng nếu kinh nguyệt thường xuyên rối loạn, cả về thời gian cũng như các đặc điểm của máu kinh (đậm đặc, sẫm đen…) thì bạn nên đi khám bác sĩ, vì có nhiều khả năng đó là do u nang buồng trứng gây ra.
 
- Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu trong âm đạo: Nếu thấy lâm râm đau trong bụng hoặc âm đạo, đừng vội nghĩ bạn đã mang thai. Hãy nghĩ rằng đó có thể dấu hiệu của một u nang đã hình thành trong buồng trứng.
 
- Đau hoặc tức vùng bụng, hoặc cảm giác đầy bụng: Nếu bạn cảm thấy như có một trọng lượng đè xuống ở vùng bụng khiến bạn khó thở, đặc biệt gần khu vực xương chậu thì đừng bỏ qua khả năng do u nang buồng trứng gây ra.
 
Ngoài ra, khi bị u nang buồng trứng, nhiều chị em còn thấy xuất hiện các dấu hiệu sau: Xuất huyết âm đạo bất thường, đau vùng chậu (bụng dưới và hai hố chậu) liên tục hoặc từng cơn, có thể lan ra sau lưng hoặc xuống hai đùi, đau khung chậu khi giao hợp, nôn, buồn nôn... Nếu u nang lớn có thể gây chèn ép trực tràng hoặc bàng quan làm rối loạn tiểu tiện.
 
Nếu các dấu hiệu này xuất hiện rời rạc thì có thể khó chẩn đoán là do u nang buồng trứng, nhưng nếu chúng xảy ra đồng thời thì nên đi khám ngay lập tức.
 
Hầu hết các u nang buồng trứng là vô hại, nhưng khi bạn bắt đầu cảm thấy những triệu chứng này, đặc biệt là cảm giác đau nhiều thì tức là bệnh đã nghiêm trọng hơn và cần điều trị càng sớm càng tốt.