Hơi thở không thơm tho thường là hậu quả của hai yếu tố chính: vệ
sinh răng miệng chưa tốt hoặc sức khỏe đường ruột có vấn đề, có nghĩa
mùi hơi thở của bạn không chỉ được hình thành trong khoang miệng mà còn
từ toàn bộ hệ tiêu hóa của bạn. Và thủ phạm trong cả hai trường hợp
này chủ yếu đều là vi khuẩn.
Các bác sỹ thường khuyên bạn nên bảo đảm
ăn uống lành mạnh (có chế độ ăn cân bằng, ăn nhiều rau và trái cây,
uống nhiều nước…), vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách sau khi ăn.
Tuy vậy, chắc chắn có những khi bạn không thể bảo đảm được việc này, và
thế không có nghĩa rằng bạn bị bắt phải “ngậm miệng” trong suốt cuộc
họp chỉ vì bữa trưa trước đó đã ăn một món hơi nhiều gia vị. Bạn có thể
1. Các loại thảo mộc tuyệt vời!
Có khá nhiều loại lá, rau có thể giúp chúng ta chống lại hơi thở có
mùi, chẳng hạn như: lá bạc hà, lá khuynh diệp, lá hương thảo, lá bạch
đậu khấu… Bạn có thể nhai lá rau tươi hoặc hãm cùng trà nóng. Các loại
thảo mộc này còn có tác dụng tuyệt vời giúp hệ tiêu hóa – vậy là sau bữa
ăn, bạn được một công đôi việc.
2. Yogurt muôn năm! Một
nghiên cứu mới đây đã phát hiện thấy rằng việc ăn yogurt mỗi ngày có
thể làm giảm nồng độ hydrogen sulfide gây mùi trong miệng, không chỉ
vậy còn làm giảm vi khuẩn trong miệng, giảm mảng bám và các bệnh về nướu
răng. Thêm vào đó, Hội Thực chế học Hoa Kỳ (ADA) cũng khuyến khích
chúng ta tiếp nhận vitamin D từ yogurt, phô mai và sữa nếu lo lắng về
tình trạng hôi miệng do loại vitamin này sẽ tạo môi trường kiềm chế vi
khuẩn phát triển.
3. Thức ăn giòn giòn. Táo,
cà rốt, cần tây… các loại rau và trái cây quen thuộc, giòn giòn và
nhiều chất xơ sẽ đồng hành với bạn trong cuộc chiến chống mồm hôi. Thứ
gì ở trong miệng sẽ gây nên mùi khó chịu? Đó là các mảng bám, các mảnh,
mẩu thức ăn bị giắt vào răng… Và những loại thức ăn giòn giòn như đã kể
trên sẽ giúp bạn tăng tiết nước bọt, làm cho khoang miệng của bạn ẩm
và làm trôi đi một phần nào những “kẻ” kia. Bạn cũng đừng quên ăn xong
thì súc miệng cho sạch nhé.
4. Tăng cường C. Ăn nhiều
trái cây nhóm berries, nhóm cam chanh, dưa và các loại thực phẩm, rau
trái chứa nhiều vitamin C khác có thể giúp bạn tạo môi trường kiềm chế
vi khuẩn sinh sôi. Chế độ ăn đa dạng vitamin C còn quan trọng trong
việc phòng ngừa bệnh viêm nướu và các bệnh khác liên quan đến nướu răng
– cũng là nguyên nhân quan trọng gây hơi thở không được thơm tho. Tốt
nhất bạn nên bổ sung vitamin C từ thực phẩm chứ đừng lạm dụng các thức
uống bổ sung vì có thể gây tình trạng dạ dày lục bục, làm trầm trọng
thêm hơi thở “rau mùi”.
5. Kỹ thuật “mặt nạ”. Các
loại kẹo gum không đường không thể thay thế cho việc đánh răng nhưng có
thể giúp hơi thở của chúng ta thơm mát hơn (làm “mặt nạ” cho hơi thở
đó), đồng thời làm tăng tiết nước bọt để “rửa” bớt mảng bám và vi
khuẩn. Kẹo mùi vị bạc hà khá được ưa chuộng, nhưng thật sự mùi này chỉ
giữ được trong khoảng thời gian ngắn, không chỉ thế, đư
Hơi thở không thơm tho thường là hậu quả của hai yếu tố chính:
vệ sinh răng miệng chưa tốt hoặc sức khỏe đường ruột có vấn đề, có
nghĩa mùi hơi thở của bạn không chỉ được hình thành trong khoang miệng
mà còn từ toàn bộ hệ tiêu hóa của bạn. Và thủ phạm trong cả hai
trường hợp này chủ yếu đều là vi khuẩn.
Các bác sỹ thường khuyên bạn nên bảo đảm
ăn uống lành mạnh (có chế độ ăn cân bằng, ăn nhiều rau và trái cây,
uống nhiều nước…), vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách sau khi ăn.
Tuy vậy, chắc chắn có những khi bạn không thể bảo đảm được việc này, và
thế không có nghĩa rằng bạn bị bắt phải “ngậm miệng” trong suốt cuộc
họp chỉ vì bữa trưa trước đó đã ăn một món hơi nhiều gia vị. Bạn có
thể
1. Các loại thảo mộc tuyệt vời!
Có khá nhiều loại lá, rau có thể giúp chúng ta chống lại hơi thở có
mùi, chẳng hạn như: lá bạc hà, lá khuynh diệp, lá hương thảo, lá bạch
đậu khấu… Bạn có thể nhai lá rau tươi hoặc hãm cùng trà nóng. Các loại
thảo mộc này còn có tác dụng tuyệt vời giúp hệ tiêu hóa – vậy là sau
bữa ăn, bạn được một công đôi việc.
2. Yogurt muôn năm! Một
nghiên cứu mới đây đã phát hiện thấy rằng việc ăn yogurt mỗi ngày có
thể làm giảm nồng độ hydrogen sulfide gây mùi trong miệng, không chỉ
vậy còn làm giảm vi khuẩn trong miệng, giảm mảng bám và các bệnh về nướu
răng. Thêm vào đó, Hội Thực chế học Hoa Kỳ (ADA) cũng khuyến khích
chúng ta tiếp nhận vitamin D từ yogurt, phô mai và sữa nếu lo lắng về
tình trạng hôi miệng do loại vitamin này sẽ tạo môi trường kiềm chế vi
khuẩn phát triển.
3. Thức ăn giòn giòn. Táo,
cà rốt, cần tây… các loại rau và trái cây quen thuộc, giòn giòn và
nhiều chất xơ sẽ đồng hành với bạn trong cuộc chiến chống mồm hôi. Thứ
gì ở trong miệng sẽ gây nên mùi khó chịu? Đó là các mảng bám, các mảnh,
mẩu thức ăn bị giắt vào răng… Và những loại thức ăn giòn giòn như đã
kể trên sẽ giúp bạn tăng tiết nước bọt, làm cho khoang miệng của bạn
ẩm và làm trôi đi một phần nào những “kẻ” kia. Bạn cũng đừng quên ăn
xong thì súc miệng cho sạch nhé.
4. Tăng cường C. Ăn nhiều
trái cây nhóm berries, nhóm cam chanh, dưa và các loại thực phẩm, rau
trái chứa nhiều vitamin C khác có thể giúp bạn tạo môi trường kiềm chế
vi khuẩn sinh sôi. Chế độ ăn đa dạng vitamin C còn quan trọng trong
việc phòng ngừa bệnh viêm nướu và các bệnh khác liên quan đến nướu răng
– cũng là nguyên nhân quan trọng gây hơi thở không được thơm tho. Tốt
nhất bạn nên bổ sung vitamin C từ thực phẩm chứ đừng lạm dụng các
thức uống bổ sung vì có thể gây tình trạng dạ dày lục bục, làm trầm
trọng thêm hơi thở “rau mùi”.
5. Kỹ thuật “mặt nạ”. Các
loại kẹo gum không đường không thể thay thế cho việc đánh răng nhưng
có thể giúp hơi thở của chúng ta thơm mát hơn (làm “mặt nạ” cho hơi
thở đó), đồng thời làm tăng tiết nước bọt để “rửa” bớt mảng bám và vi
khuẩn. Kẹo mùi vị bạc hà khá được ưa chuộng, nhưng thật sự mùi này chỉ
giữ được trong khoảng thời gian ngắn, không chỉ thế, đường sẽ tạo
thêm mảng bám. Bạn nên chọn loại kẹo nhai không đường là tốt nhất.