Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn
Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm
việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Thính giả Kiệt Nguyễn, ở New Orleans, bang Louisiana, gởi email đến câu hỏi như sau:
“Kính thưa bác sĩ
Khi tôi còn ở Việt Nam trước đây, mỗi khi ớn lạnh, khó chịu trong người thì người lớn nói là ‘trúng gió’ và mang ra ‘cạo gió’, ngủ qua đêm rồi hôm sau thức dậy, phần lớn là thấy khỏe khoắn trở lại.
Nay tôi ở Mỹ, mỗi khi nói bị ‘trúng gió’ thì bị bọn trẻ cười, cho là nhà quê, có đứa còn nói ‘lần sau thấy gió thì nhớ né đừng để trúng gió’. Nhưng cũng có lúc tôi thấy bọn trẻ bị cảm lạnh và nói bằng tiếng Anh là ‘catch a cold’, nếu dịch từ theo từ thì tôi hiểu có nghĩa là ‘bắt phải cảm lạnh’, và đứa khác đùa là ‘told you – not to catch a cold’ và tôi cũng hiểu đại khái là ‘đã bảo rồi -- đừng có bắt cảm lạnh mà.’
Xin hỏi Bác sĩ:
Cảm lạnh (cold) đó có phải người mình vẫn gọi là ‘trúng gió’ đó không?
Kính nhờ Bác sĩ giải thích cho."
Bác sĩ Hồ Văn Hiền giải thích:
(Cold, catching a cold and syncope)
Trúng gió
Chúng ta nói ” trúng gió”, giống như người Trung Hoa giải thích lắm chuyện bệnh tật bằng chữ "phong". Phong là gió, và trong chữ "phong" (với nghĩa là “ bệnh phong, bệnh điên cuồng” theo Đào Duy Anh) cũng có chữ 'phong" là gió trong đó. Một từ chúng ta thường nghe "thượng mã phong" ( death during sex) cũng có thể nói nôm na là "trúng gió lúc trên lưng ngựa".
Có lẽ gần với khái niệm gió gây ra bệnh của chúng ta, người tây phương cũng nghi trong không khí có gì đem đến gây ra bệnh. Ví dụ chúng ta biết là bệnh sốt rét do muỗi cắn chích vào cơ thể ký sinh trùng Plasmodium nhiễm vào máu rồi sinh sôi nẩy nở, phá huỷ các tế bào hồng cầu trong máu chúng ta. Nhưng đó là nhờ các khám phá mới đây. Hippocrates (460-370 TTC), ông thầy của tây y, mô tả “miasma” như là những khí độc bay từ dưới đất lên, gây ra bệnh nóng sốt, lạnh run, bệnh mà chúng ta bây giờ gọi là bệnh sốt rét mà tiếng Anh gọi là malaria. Malaria do gốc tiếng Ý có nghĩa là "không khí xấu" (mal+aria), tương tự như khi chúng ta nói "sơn lam chướng khí".
Nó như vậy để thấy, đông với tây cũng có nhiều chỗ gặp nhau trong y khoa.
‘Catch a cold” or “catch cold”.
Từ tiếng Anh "to catch a cold" do tin tưởng rằng ra lạnh làm chúng ta bệnh cảm mạo, bị cúm ("flu"). Y khoa căn cứ trên thực chứng (evidence based medicine ) hiện nay cho rằng nghĩ như vậy là sai. Người ta từng cho một đám thanh niên khoẻ mạnh tình nguyện ra ngoài trời băng giá và thấy so sánh với nhóm control, chẳng bị cảm cúm gì nhiều hơn nhóm kia.
Theo y khoa chính thống (mainstream) thì chỉ có các siêu vi bệnh cúm, bệnh cảm (rhinovirus, influenza virus) mới làm cho bạn cảm, cúm. Đi mưa bị ướt đầu, gội đầu không làm cho bạn cảm cúm. Cho nên, lúc phụ huynh đem em bé khám bệnh vì sốt cao, bác sĩ bảo đem nó tắm nước ấm đi cho bớt nóng sốt, thì ông nội ông ngoại tức thì cản lại, sợ trúng gió, trúng nước.
Tuy nhiên, tôi nghĩ thực tế không đơn giản như vậy. Nếu chúng ta đang khoẻ mạnh, nhưng trong mũi chúng ta mang sẵn virus cảm cúm, nếu chúng ta ra lạnh, các mạch máu trong mũi, trong họng chúng ta co lại, nhiệt độ trong đường hô hấp giảm xuống làm virus (đang ở sẳn trong đó) sinh sôi nẩy nở lẹ hơn và gây bệnh thật sự.
Bởi vậy, trong một thí nghiệm ở Cardiff, Anh, người ta cho một số người nhúng chân vào nước đá 20 phút và những người này bị cảm nhiều gấp đôi so với người khong nhúng chân vào nước lạnh. Một ví dụ khác, người mắc bệnh suyễn có phế quản nhạy cảm với nhiệt độ không khí hít vào. Nếu ra lạnh, không quấn khăn quàng cổ, mặc áo ấm đầy đủ, có thể lên cơn suyễn (cold- induced asthma), khó thở, ho.. giống như bị cảm.
Nguyên nhân có thể gây "trúng gió"
Về vấn đề "trúng gió" thì cũng phức tạp như vậy. Thường chúng ta gặp một người bề ngoài đang mạnh khoẻ đột nhiên chóng mặt, "xây xẩm", méo mặt, hay té xỉu, bất tỉnh nhân sự, thì chúng ta nói "trúng gió".
Tất nhiên, có thể là
- Tim đập loạn nhịp (arrhythmia) làm máu không lên kịp tới đầu, cơn đau tim đột ngột (heart attack), tai biến mạch máu não
- Thường hơn cả là chỉ vì bệnh nhân bị syncope, ngất xỉu tạm thời vài giây, do hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động quá nhiều, tim đập chậm lại, mạch máu dãn nở ra, áp huyết hạ xuống. Nằm xuống, máu lên đầu lại đầy đủ, khoẻ lại như thường.
Tuy nhiên có nhiều trường hợp mà người ta chứng minh là "gió" là thủ phạm đích thực. Ví dụ có trường hợp bệnh nhân dị ứng với protein con ngựa, bệnh nhân chỉ đến gần con ngựa, hay trong gió có "mùi” của nó, và bị phản vệ (anaphylactic reaction), ngất xỉu, shock.Cũng như vậy, người dị ứng với đậu phộng có thể phản ứng chỉ vì người bên cạnh mở gói đậu phộng ra ăn, gió bay "hơi" đậu phộng qua. Cho nên trên máy bay, người ta không dọn món ăn có đậu phộng nữa.
Mề đay do lạnh (cold urticaria)
Ngoài ra, một số người bị ứng mề đay với lạnh (cold urticaria). Những người này có thể bị mề đay ngứa lúc ra ngoài thời tiết lạnh, gió lạnh, lúc chảy mồ hôi, gió thổi bốc hơi nước mồ hôi làm da lạnh, lúc ăn nước đá, cà rem. Mở tủ lạnh, ngăn đóng đá cũng có thể gây triệu chứng. Nguy hiểm nhất là, nếu nhảy vào hồ tắm lạnh đột ngột, họ có thể bị shock phản vệ (tụt huyết áp, hypotension) và chết nếu không cứu kịp thời.
Định bệnh: đặt nước đá trên một vùng da nhỏ, để 4-5 phút. Lấy ra, đợi 10 phút xem mề đay có nổi lên hay không.
Chữa trị: chất kháng histamin cyproheptadin (*trước đây hay dùng để trẻ em ăn ngon miệng, lên cân).
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
[1]Leung A. K. C. Photo Essay: Factitious dermatitis.
http://69.167.169.64/content/photo-essay-factitious-dermatitis
[2]” Although mimicking the lesions of trauma, it is not a harmful procedure, and no complications are known. A survey of 50 Vietnamese living in the United States since 1975 and 1976 has shown marked distrust of American Physicians, owing largely to actual or perceived criticism of cao gío. Acceptance of cao gío as a valid cultural practice will facilitate compliance and adequate medical follow-up.”
[3] Pich Lan. Cao gio (Coin rubbing or Coining)
http://healthpsych.psy.vanderbilt.edu/CAOGIO.htm
-------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ
Thính giả Kiệt Nguyễn, ở New Orleans, bang Louisiana, gởi email đến câu hỏi như sau:
“Kính thưa bác sĩ
Khi tôi còn ở Việt Nam trước đây, mỗi khi ớn lạnh, khó chịu trong người thì người lớn nói là ‘trúng gió’ và mang ra ‘cạo gió’, ngủ qua đêm rồi hôm sau thức dậy, phần lớn là thấy khỏe khoắn trở lại.
Nay tôi ở Mỹ, mỗi khi nói bị ‘trúng gió’ thì bị bọn trẻ cười, cho là nhà quê, có đứa còn nói ‘lần sau thấy gió thì nhớ né đừng để trúng gió’. Nhưng cũng có lúc tôi thấy bọn trẻ bị cảm lạnh và nói bằng tiếng Anh là ‘catch a cold’, nếu dịch từ theo từ thì tôi hiểu có nghĩa là ‘bắt phải cảm lạnh’, và đứa khác đùa là ‘told you – not to catch a cold’ và tôi cũng hiểu đại khái là ‘đã bảo rồi -- đừng có bắt cảm lạnh mà.’
Xin hỏi Bác sĩ:
Cảm lạnh (cold) đó có phải người mình vẫn gọi là ‘trúng gió’ đó không?
Kính nhờ Bác sĩ giải thích cho."
Bác sĩ Hồ Văn Hiền giải thích:
Hỏi đáp Y học: Trúng gió - cảm lạnh
(Cold, catching a cold and syncope)
Trúng gió
Chúng ta nói ” trúng gió”, giống như người Trung Hoa giải thích lắm chuyện bệnh tật bằng chữ "phong". Phong là gió, và trong chữ "phong" (với nghĩa là “ bệnh phong, bệnh điên cuồng” theo Đào Duy Anh) cũng có chữ 'phong" là gió trong đó. Một từ chúng ta thường nghe "thượng mã phong" ( death during sex) cũng có thể nói nôm na là "trúng gió lúc trên lưng ngựa".
Có lẽ gần với khái niệm gió gây ra bệnh của chúng ta, người tây phương cũng nghi trong không khí có gì đem đến gây ra bệnh. Ví dụ chúng ta biết là bệnh sốt rét do muỗi cắn chích vào cơ thể ký sinh trùng Plasmodium nhiễm vào máu rồi sinh sôi nẩy nở, phá huỷ các tế bào hồng cầu trong máu chúng ta. Nhưng đó là nhờ các khám phá mới đây. Hippocrates (460-370 TTC), ông thầy của tây y, mô tả “miasma” như là những khí độc bay từ dưới đất lên, gây ra bệnh nóng sốt, lạnh run, bệnh mà chúng ta bây giờ gọi là bệnh sốt rét mà tiếng Anh gọi là malaria. Malaria do gốc tiếng Ý có nghĩa là "không khí xấu" (mal+aria), tương tự như khi chúng ta nói "sơn lam chướng khí".
Nó như vậy để thấy, đông với tây cũng có nhiều chỗ gặp nhau trong y khoa.
‘Catch a cold” or “catch cold”.
Từ tiếng Anh "to catch a cold" do tin tưởng rằng ra lạnh làm chúng ta bệnh cảm mạo, bị cúm ("flu"). Y khoa căn cứ trên thực chứng (evidence based medicine ) hiện nay cho rằng nghĩ như vậy là sai. Người ta từng cho một đám thanh niên khoẻ mạnh tình nguyện ra ngoài trời băng giá và thấy so sánh với nhóm control, chẳng bị cảm cúm gì nhiều hơn nhóm kia.
Theo y khoa chính thống (mainstream) thì chỉ có các siêu vi bệnh cúm, bệnh cảm (rhinovirus, influenza virus) mới làm cho bạn cảm, cúm. Đi mưa bị ướt đầu, gội đầu không làm cho bạn cảm cúm. Cho nên, lúc phụ huynh đem em bé khám bệnh vì sốt cao, bác sĩ bảo đem nó tắm nước ấm đi cho bớt nóng sốt, thì ông nội ông ngoại tức thì cản lại, sợ trúng gió, trúng nước.
Tuy nhiên, tôi nghĩ thực tế không đơn giản như vậy. Nếu chúng ta đang khoẻ mạnh, nhưng trong mũi chúng ta mang sẵn virus cảm cúm, nếu chúng ta ra lạnh, các mạch máu trong mũi, trong họng chúng ta co lại, nhiệt độ trong đường hô hấp giảm xuống làm virus (đang ở sẳn trong đó) sinh sôi nẩy nở lẹ hơn và gây bệnh thật sự.
Bởi vậy, trong một thí nghiệm ở Cardiff, Anh, người ta cho một số người nhúng chân vào nước đá 20 phút và những người này bị cảm nhiều gấp đôi so với người khong nhúng chân vào nước lạnh. Một ví dụ khác, người mắc bệnh suyễn có phế quản nhạy cảm với nhiệt độ không khí hít vào. Nếu ra lạnh, không quấn khăn quàng cổ, mặc áo ấm đầy đủ, có thể lên cơn suyễn (cold- induced asthma), khó thở, ho.. giống như bị cảm.
Nguyên nhân có thể gây "trúng gió"
Về vấn đề "trúng gió" thì cũng phức tạp như vậy. Thường chúng ta gặp một người bề ngoài đang mạnh khoẻ đột nhiên chóng mặt, "xây xẩm", méo mặt, hay té xỉu, bất tỉnh nhân sự, thì chúng ta nói "trúng gió".
Tất nhiên, có thể là
- Tim đập loạn nhịp (arrhythmia) làm máu không lên kịp tới đầu, cơn đau tim đột ngột (heart attack), tai biến mạch máu não
- Thường hơn cả là chỉ vì bệnh nhân bị syncope, ngất xỉu tạm thời vài giây, do hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động quá nhiều, tim đập chậm lại, mạch máu dãn nở ra, áp huyết hạ xuống. Nằm xuống, máu lên đầu lại đầy đủ, khoẻ lại như thường.
Tuy nhiên có nhiều trường hợp mà người ta chứng minh là "gió" là thủ phạm đích thực. Ví dụ có trường hợp bệnh nhân dị ứng với protein con ngựa, bệnh nhân chỉ đến gần con ngựa, hay trong gió có "mùi” của nó, và bị phản vệ (anaphylactic reaction), ngất xỉu, shock.Cũng như vậy, người dị ứng với đậu phộng có thể phản ứng chỉ vì người bên cạnh mở gói đậu phộng ra ăn, gió bay "hơi" đậu phộng qua. Cho nên trên máy bay, người ta không dọn món ăn có đậu phộng nữa.
Mề đay do lạnh (cold urticaria)
Ngoài ra, một số người bị ứng mề đay với lạnh (cold urticaria). Những người này có thể bị mề đay ngứa lúc ra ngoài thời tiết lạnh, gió lạnh, lúc chảy mồ hôi, gió thổi bốc hơi nước mồ hôi làm da lạnh, lúc ăn nước đá, cà rem. Mở tủ lạnh, ngăn đóng đá cũng có thể gây triệu chứng. Nguy hiểm nhất là, nếu nhảy vào hồ tắm lạnh đột ngột, họ có thể bị shock phản vệ (tụt huyết áp, hypotension) và chết nếu không cứu kịp thời.
Định bệnh: đặt nước đá trên một vùng da nhỏ, để 4-5 phút. Lấy ra, đợi 10 phút xem mề đay có nổi lên hay không.
Chữa trị: chất kháng histamin cyproheptadin (*trước đây hay dùng để trẻ em ăn ngon miệng, lên cân).
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
[1]Leung A. K. C. Photo Essay: Factitious dermatitis.
http://69.167.169.64/content/photo-essay-factitious-dermatitis
[2]” Although mimicking the lesions of trauma, it is not a harmful procedure, and no complications are known. A survey of 50 Vietnamese living in the United States since 1975 and 1976 has shown marked distrust of American Physicians, owing largely to actual or perceived criticism of cao gío. Acceptance of cao gío as a valid cultural practice will facilitate compliance and adequate medical follow-up.”
[3] Pich Lan. Cao gio (Coin rubbing or Coining)
http://healthpsych.psy.vanderbilt.edu/CAOGIO.htm
-------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ