Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Quan hệ tình dục bình thường mà chưa có thai

Quan hệ tình dục bình thường mà chưa có thai

Em và chồng sinh hoạt bình thường mấy tháng nay nhưng vẫn chưa thấy có thai.  Xin bác sĩ tư vấn nguyên nhân gây vô sinh ở nữ và cách chữa trị. Có khi nào em hay chồng bị bệnh không? (Phượng)
vo-sinh-jpg_1367136128[1482088941].jpg
Ảnh minh họa.
Trả lời:
"Em và chồng sinh hoạt bình thường mấy tháng nay nhưng vẫn chưa thấy có thai", em hãy bình tĩnh vì hai vợ chồng sống với nhau sau một năm vẫn chưa có thai mới nghĩ đến vô sinh. Ở đời bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra. Có thể cả 2 vợ chồng không ai bệnh vô sinh, hoặc vợ hay chồng bệnh, hoặc cả hai cùng bệnh.
Trường hợp của vợ chồng em chưa gọi là vô sinh và cũng không kết luận ai bệnh hết. Ngoài ra, việc lo lắng căng thẳng cũng làm giảm khả năng có thai đấy. Vì thế em đừng suy nghĩ nhiều, cứ thoải mái chờ đợi, nếu sau một năm chưa có kết quả, em bắt đầu đi khám cũng không muộn.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng vô sinh thì nhiều, thậm chí không có nguyên nhân gì. Ở đây, tôi chỉ nói đến một số nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp ở nữ giới, bao gồm:
1. Do vòi trứng không hoạt động đúng chức năng, ngăn cản việc thụ thai và mang thai. Phổ biến nhất là vấn đề nghẽn vòi vì nhiễm trùng tạo sẹo.
2. Bệnh lạc nội mạc tử cung: Do sự di chuyển của nội mạc tử cung đến một nơi khác ngoài buồng tử cung. Ở đó, nội mạc tử cung tiếp tục chịu ảnh hưởng của nội tiết tố sinh dục, phát triển và thoái triển theo chu kỳ kinh nguyệt. Bệnh thường tiến triển âm thầm, có thể trong nhiều năm, gây hậu quả tai hại, nhất là vô sinh.
3. Các vấn đề về cổ tử cung như nhiễm trùng mãn tính, khối u hoặc vết sẹo ở cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng không đi qua được. Ngoài ra, nếu cấu trúc của cổ tử cung bị dị dạng hoặc bịt kín (thường là do bẩm sinh, bệnh hoặc do điều trị bằng một cách nào đó) cũng có thể gây ra vô sinh.
4. Các vấn đề về tử cung: giống như cổ tử cung, vô sinh có thể xảy ra do cấu trúc của tử cung gặp vấn đề và những khối u, mô sẹo và các kết dính của lần phẫu thuật trước. Những trở ngại này ngăn không thể thụ tinh, hoặc trứng thụ tinh rồi, nhưng không làm tổ được ở tử cung thiếu chỗ, do u xơ tử cung hoặc bất thường của niêm mạc tử cung (ví dụ do nạo hút thai nhiều lần).
5. Các vấn đề về nội tiết tố
- Vấn đề rụng trứng: Buồng trứng hoạt động bất thường, không phóng noãn, thậm chí rụng trứng không đều cũng khiến cho phụ nữ không thể có thai. Ví dụ, bệnh nội tiết (u sinh prolactin của tuyến yên) gây vô kinh.
- Các vấn đề về nội tiết tố khác: Mặc dù có trứng để thụ tinh, nhưng do rối loạn nội tiết mà các nội tiết tố trong cơ thể phái nữ không thể cung cấp môi trường thích hợp cho trứng sống sót và trưởng thành.
6. Hội chứng Turner: Đây là tình trạng di truyền phổ biến nhất liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính. Những phụ nữ mắc hội chứng Turner khi sinh ra đã không có buồng trứng, dẫn đến việc vô sinh.
Nguyên nhân gián tiếp: Một số bệnh nội tiết như basedow, bệnh ở tuyến yên…
Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều trường hợp vô sinh ở cả nam lẫn nữ, nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân. Hầu hết các nguyên nhân trên đều có thể điều trị được bằng phẫu thuật, hay liệu pháp nội tiết tố.

Khi nào nên tẩy giun cho trẻ?

Khi nào nên tẩy giun cho trẻ?

Trẻ em thường hiếu động hay bò chơi lê la trên sàn nhà rồi lại mút tay, có khi trẻ đánh rơi thức ăn xuống đất rồi lại nhặt lên ăn, vì thế trẻ rất dễ bị nhiễm các loại giun như giun đũa, giun tóc, giun kim.
Ở các vùng nông thôn, nhất là những vùng có trồng rau màu, lại dùng phân tươi để bón rau, cây trồng là điều kiện thuận lợi để trẻ có thể nhiễm cả giun móc, do ấu trùng xuyên qua da xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Khi bị nhiễm giun, ngoài việc giun cư trú và chiếm các chất dinh dưỡng của cơ thể, giun còn gây nhiều triệu chứng phiền toái cho trẻ. Khi Nhiễm giun, trẻ thường  bị rối loạn tiêu hóa, làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, mặt khác, lại còn phải chia bớt phần thức ăn cho những vị khách không mời này nên các bé sẽ chậm lớn, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém vì thế dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn khác. Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột hay ở các bé gái khi giun kim cái ra hậu môn đẻ trứng có thể bò sang bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm. Những trường hợp nhiễm giun móc trẻ có thể bị thiếu máu nặng vì mất máu mãn tính do tổn thương niêm mạc ruột làm chảy máu kéo dài, vì thế trẻ  nhiễm giun  thường biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng và chậm phát triển, thiếu máu…
Vậy khi nào có thể tẩy giun cho trẻ và nên uống loại thuốc nào?
Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên  mới nên tẩy giun, tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn, 1 tuổi cũng có thể tẩy giun được nhưng phải chọn loại thuốc thích hợp. Sau đây là một số loại thuốc giun thường dùng để tẩy giun cho trẻ:
Albendazol: ức chế sự thu nhận glucose ở ấu trùng và giun trường thành, làm giảm dự trữ glycogen, giảm năng lưỡng nên giun bất động rồi chết. Thuốc có tác dụng trên nhiều loại giun: đũa, móc, tóc, lươn, kim. Liều dùng một lần duy nhất cho trẻ  từ 2 tuổi dùng 400mg.( 1V)Còn với giun móc thì uống albendazol viên 400mg mỗi ngày 1 viên  và uống trong 3 ngày liên tiếp.
• Mebendazol: cũng làm cho giun bị cạn kiệt glycogen dự trữ, ngoài ra còn ức chế sự sinh sản của giun. Chỉ dùng thuốc này cho trẻ trên 2 tuổi. Để tẩy giun kim, cho trẻ uống 100mg, sau 2 đến 4 tuần nhắc lại một lần nữa; còn để tẩy một hay nhiều loại giun: móc, tóc, kim: dùng liều duy nhất 400mg.
• Pyratel: Có  biệt dược là  hemilltox hàm lượng 125mg và 250mg:   tác dụng bằng cách phong bế thần kinh – cơ của giun, khiến chúng bị tê liệt và nhu động ruột sẽ đẩy giun ra ngoài. Pyrantel tác động lên cả dạng chưa trưởng thành nhưng không có tác dụnng trên dạng ấu trùng. Thuốc này có thể dùng để tẩy giun kim, giun đũa, giun móc cho trẻ từ 1  tuổi trở lên với liều  10mg/kg cân nặng. Nếu trẻ nhiễm giun kim nhiều có thể nhắc lại sau 1 tuần cũng với liều lượng như trên
Các loại thuốc trên được bào chế dưới dạng viên nén, thơm, ngọt, có thể nhai, nghiền trước khi uống hay dạng hỗn dịch, tùy theo lứa tuổi của bé để lựa chọn dạng thuốc cho thích hợp. Có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất . Hiện nay, ở trường mầm non, các bé cũng được cho uống thuốc một lần trong năm, thường vào đầu năm học, các bậc phụ huynh nên lưu ý cho bé uống nhắc lại sau 6 tháng.
Để tránh tình trạng nhiễm giun cho bé các bà mẹ nên phòng ngừa nhiễm giun là tốt nhất:
• Tập cho bé thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Bản thân người lớn cũng phải chú ý việc này, nhất là trước khi chuẩn bị đồ ăn và cho bé ăn.
                    Hàng ngày nên tập thói quen rửa tay thường xuyên cho bé 
• Vệ sinh ăn uống: nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, ăn rau đã nấu chín, các loại trái cây nên gọt vỏ sau khi rửa.
• Vệ sinh thân thể: thường xuyên cắt móng tay cho bé, rửa hậu môn bằng xà phòng tắm sau mỗi lần bé đi đại tiện, không cho bé đi đại tiện bừa bãi, không để bé ở truồng hay mặc quần thủng đít.
• Ở nông thôn, cần bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước. Không để bé bò lê la, nghịch đất cát.
• Định kỳ 6 tháng cho bé uống thuốc tẩy giun một lần . Nếu trong nhà có một thành viên bị nhiễm giun kim, nên tẩy giun cho cả nhà.
Ths. BS Lê Thị Hải 

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Một người Yên Bái tử vong vì cúm H1N1

Một người Yên Bái tử vong vì cúm H1N1

Bệnh nhân nam 23 tuổi ở Yên Bái, tử vong ngày 18/4, sau hơn một tuần được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân tử vong do nhiễm cúm H1N1 với biến chứng suy hô hấp, rối loạn đông máu, suy đa tạng nặng.
Trước đó, ngày 3/4, bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau đầu, đau mỏi người nên đã tự mua thuốc hạ sốt, cảm cúm uống. Ngày 5/4, anh đến một bệnh viện ở tỉnh khám vì thấy mệt nhiều và được chẩn đoán viêm phổi. Ngày 8/4 vì có biểu hiện khó thở nặng hơn nên anh được chuyển đến Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai điều trị, sau đó được chuyển tiếp đến khoa Điều trị tích cực do suy hô hấp nặng.
Dù đã được thở máy, điều trị tích cực nhưng do tình trạng quá nặng, bệnh nhân không qua khỏi. Theo điều tra dịch tễ, có 3 người nhà của bệnh nhân này cũng bị lây nhiễm cúm nhưng bệnh cảnh nhẹ hơn, đã khỏi.
Đầu tháng 4, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cũng ghi nhận một trường hợp nam giới 46 tuổi ở Yên Bái tử vong vì cúm H1N1.
Có nguồn gốc từ lợn, cúm H1N1 bùng phát mạnh mẽ vào năm 2009, tốc độ lây lan cao. Tại Việt Nam, hàng nghìn người đã nhiễm virus cúm và hơn 50 người tử vong. Đến nay, virus này lưu hành giống như như cúm mùa thông thường. Tuy nhiên dù là cúm thường, đa phần các ca bệnh đều nhẹ thì vẫn có một tỷ lệ nhất định diễn biến nặng lên, gây biến chứng viêm phổi, suy hô hấp đe dọa tính mạng.
Để phòng bệnh, người có biểu hiện cúm như: ho, hắt hơi, sổ mũi nên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, không khạc nhổ bừa bãi và đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị. Bên cạnh đó, người dân nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, súc miệng hàng ngày bằng nước sát khuẩn, ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm. Phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính, người già, trẻ em khi có biểu hiện nghi ngờ cúm cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời, hạn chế tử vong.
Phương Trang

5 lý do nên "làm lại" và 5 lý do nên "ly hôn"

    5 lý do nên "làm lại" và 5 lý do nên "ly hôn"

  • Với những cặp vợ chồng đang có mâu thuẫn, rạn nứt thì làm lại từ đầu hay chấm dứt hoàn toàn cuộc hôn nhân của mình là một điều cần suy nghĩ và cân nhắc kĩ lưỡng.

    Không có cuộc hôn nhân nào hoàn toàn “màu hồng” tuyệt đối, vấn đề là các bạn biết cách đối mặt và giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong đời sống vợ chồng như thế nào.
    Dưới đây là 5 điều nếu có nó, các bạn vẫn có thể quay lại hạnh phúc:
    1. Hai bạn vẫn kính trọng bố mẹ của nhau và ngược lại, cả hai đều được lòng gia đình hai bên
    Không phải ai cũng có mối quan hệ tốt với hai bên gia đình. Bạn có chắc rằng người bạn đời tương lai của bạn sẽ được lòng nhà bạn như vậy không? Và bởi tâm lý tiếc người cũ nên mọi người trong gia đình sẽ hay nhắc đến vợ cũ/chồng cũ của hai bạn khiến người mới bị tổn thương. Vì vậy, nếu mối quan hệ này tốt thì bạn nên cân nhắc lại quyết định ly hôn.
    2. Con cái của hai bạn còn quá nhỏ
    Dù bạn mong muốn có cuộc sống mới đến đâu nhưng nếu con cái của các bạn quá nhỏ thì nên hy sinh vì chúng vì con cái không có lỗi trong chuyện bố mẹ ly dị và các cháu sẽ là người thiệt thòi nhất.
    3. Bạn nhận thấy bạn đời của mình vẫn có nhiều tính cách tốt và âu thuẫn hai bạn không phải không thể hóa giải nổi
    So với mọi người trong xã hội, anh ấy/cô ấy vẫn hơn khối người và thật lòng cô ấy/anh ấy không phải là người xấu, chỉ là trong quá trình chung sống cả hai chưa thật sự hiểu nhau. Nếu vậy thì các bạn nên suy nghĩ lại thật kĩ về quyết định của mình.
    Hai bạn sống với nhau thường xuyên cãi vã, nhưng nguyên nhân chính lại quá nhỏ nhặt, chỉ vì cái Tôi quá lớn mà cả hai kiên quyết không ai chịu “xuống nước”. Hãy ngồi bàn bạc, nói chuyện thật kĩ để hóa giải mâu thuẫn của hai người.
    Con cái còn nhỏ thì các bạn nên cân nhắc
    4. Cả hai chưa thật sự yêu người mới
    Đây là vấn đề quan trọng, nếu thực sự chưa ai có người mới và không bị rung động bởi một bóng hình nào thì hình ảnh về nhau vẫn còn đẹp đẽ và khó quên. Đừng vì tự ái cá nhân để kết thúc một cuộc hôn nhân như vậy.
    5.  Vẫn còn ham muốn nhau về thể xác
    Tình dục là điều không thể thiếu của tình yêu, vì vậy, nếu cả hai vẫn còn ham muốn nhau về vấn đề này thì sẽ rất khó để tìm được một người hòa hợp hơn về vấn đề tình dục. Một cuộc hôn nhân hạnh phúc không thể thiếu sự đê mê và khao khát lẫn nhau về “chuyện ấy”. Hãy để đời sống tình cảm của các bạn vẫn đầy sức hấp dẫn như trong “chuyện ấy” và hóa giải cho nhau mọi mâu thuẫn để trở lại hạnh phúc.
    Tuy nhiên, nếu trong đời sống hôn nhân của hai bạn xuất hiện những dấu hiệu sau thì nên nghĩ đến chuyện chia tay.
    : justify">1. Mâu thuẫn gay gắt về quan điểm sống
    Tất cả mọi vấn đề, mọi thứ nhìn nhận trong cuộc sống, công việc của cả hai đều khác biệt nhau, dẫn đến thường xuyên cãi vã xung đột. Những câu nói khi cãi vã khiến cả hai cảm thấy bị tổn thương và khó hàn gắn. Dù đã cố nhưng cả hai không thể quên được những gì đối phương đã gây ra.
    Nếu cả hai chưa có con thì việc chia tay sẽ nhẹ nhàng hơn
    2. Chưa có con cái, không được lòng gia đình hai bên
    Con cái là sợi dây níu giữ tình cảm, nhưng nếu cả hai chưa có con thì đây lại là một điều may mắn bởi nếu chuyện tan vỡ xảy ra, sẽ không có người ở giữa phải chịu đau khổ và việc làm  lại cuộc sống mới của cả hai cũng sẽ diễn ra dễ dàng hơn là khi vướng bạn bởi con cái.
    Ngoài ra cả hai còn không được lòng gia đình hai bên thì bạn cần xem xét kĩ lại cuộc hôn nhân của mình bởi nếu đã không hòa hợp với mọi người trong gia đình anh ấy/cô ấy thì sẽ rất khó tạo nên một gia đình hạnh phúc khi phải luôn suy nghĩ “bên tình bên hiếu”.
    3. Một trong hai nghiện rượu, ma túy
    Thường là nam giới (chiếm số đông nghiện các chất này), và thường khi say xỉn sẽ rất khó kiểm soát bản thân, dẫn đến những hành vi thô bạo với phụ nữ. Nếu chồng bạn thường xuyên như vậy và điều này đã trở thành bản chất không thể thay đổi được thì hãy tìm cho mình một con đường khác, anh ấy không phải là sự lựa chọn tốt của bạn.
    4. Một trong hai phản bội
    Hơn 70% các cuộc hôn nhân tan vỡ là xuất phát từ người thứ ba. Nó là tác nhân nguy hiểm nhất phá hủy các cuộc hôn nhân của bạn. Khi đã phản bội, thì mọi hình ảnh về người bạn đời sẽ trở nên xấu xí trong mắt người kia và chuyện ly hôn là khó trì hoãn.
    5. Cả hai không còn ham muốn tình dục với nhau
    Đây là điều tối quan trọng. Vợ chồng nếu không còn ham mê thể xác thì việc một trong hai ra ngoài “ăn vụng” là điều tất yếu và một khi đã như vậy thì sẽ ngày càng thấy bạn đời xa lạ. Hôn nhân không thể thiếu tình dục, nếu đã không hòa hợp nhau trong “chuyện ấy” và không có cách gì để cứu vãn thì tốt nhất là nên chia tay.
    Tâm Anh
 

Xử trí khi bé táo bón, đi cầu ra máu

Xử trí khi bé táo bón, đi cầu ra máu

Con nhà em 22 tháng, nặng 15kg, thường xuyên bị táo bón. Mỗi ngày cháu ăn hai chén cháo cùng với nhiều rau như mồng tơi, bó xôi...
Hai tháng trước có đi khám bác sĩ cho uống Duphalac (10 gói) thì bé đi bình thường mỗi ngày. Khi ngừng thuốc thì bé vẫn táo bón như cũ, hai ngày đi tiêu một lần, phân cũng có ra tí máu. Xin hỏi nếu dùng thuốc này lâu dài có được không ạ. Hiện bé đang uống mỗi lần nửa gói và hai ngày uống một lần do phân hơi lỏng. Xin cảm ơn bác sĩ (Lam Thanh).
Trả lời:
Chào bạn, con bạn đang có tình trạng táo bón mạn với biểu hiện ít đi cầu, phân cứng và có máu. Bạn chỉ cần cho bé uống thuốc làm mềm phân (Duphalac) thì tình trạng có cải thiện nhưng khi ngưng thuốc thì táo bón tái diễn lại. Điều này chứng tỏ táo bón của con bạn là dạng chức năng thôi, không do bất thường của thần kinh hay cấu tạo ruột, có thể cải thiện bằng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và tập luyện.
Cần cải thiện chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và tập luyện khi bé bị táo bón.
Cần cải thiện chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và tập luyện khi bé bị táo bón. Ảnh minh họa: bradgreenfield
Trước tiên, để bé đi cầu đều đặn và dễ dàng mỗi ngày thì khối lượng phân phải đủ lớn để kích thích bóng trực tràng gây cảm giác mắc đi cầu và phản xạ tống xuất, phân phải đủ mềm để đi cầu không đau, không chảy máu, không làm bé sợ mà nín không dám đi. Ngoài ra, nhu động ruột phải đủ mạnh để tống chất thải xuống và tống ra ngoài. Để cả quá trình này dễ dàng, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phải phù hợp với bé.
Để khối phân đủ lớn, bạn cần tăng thêm chất xơ trong thức ăn. Hiện nay con bạn ăn 2 chén cháo với nhiều rau, nhưng có lẽ chưa đủ nhu cầu của bé. Bạn có thể chia 2 chén cháo thành 3 bữa, để có thể tăng lượng rau lên thêm nữa.  Ngoài ra thêm trái cây có nhiều xơ sau bữa ăn. Vì con bạn đã ở mức béo phì, do đó tôi không khuyến cáo bạn tăng thêm phần tinh bột hoặc chất béo, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ cho nhu cầu phát triển của lứa tuổi. Bạn cũng cần xem lại chế độ sữa cho bé, xem có quá dư thừa không, cách pha hay thành phần chưa phù hợp làm bé béo phì mà lại bón. Thuốc nhuận tràng bạn dùng cũng giúp làm tăng khối lượng phân cho bé nên bé dễ đi cầu.
Để phân mềm, các thức ăn phải cân đối về thành phần, một số loại khi dư thừa sẽ gây táo bón, chẳng hạn quá dư đạm, một số dạng chất béo, nhiều canxi hay sắt… Thiếu nước cũng là nguyên nhân làm phân rắn hơn. Ngoài ra những bé bị bón lâu ngày, sau một thời gian đi cầu bị đau sẽ có xu hướng nín đi cầu, nên phân bị ứ trong ruột già bị hút nước càng khô cứng hơn, bé càng sợ đi cầu hơn. Vì vậy, người ta có thể dùng thuốc làm mềm phân và bơm hậu môn tạo phản xạ đi cầu đều đặn, tránh ứ phân trong thời gian đầu mới điều trị để chặt đứt vòng luẩn quẩn này. Tuy nhiên, thuốc nhuận tràng dùng lâu dài có thể bị giảm tác dụng, đòi hỏi tăng liều dần, dùng nhiều có thể gây chướng bụng do bị vi khuẩn trong đại tràng lên men nên cũng không phải là giải pháp lâu dài và cơ bản.
Nhu động ruột liên quan nhiều đến vận động chủ động của bé. Bé cần đi, đứng, chạy nhảy thường xuyên. Những bé béo phì thường lười vận động vì mau mệt, thích ăn ngọt, ăn thịt, ăn cơm mà không thích ăn rau trái cây nên dễ bị bón hơn các bé khác.
Bạn nên cho bé đến khám dinh dưỡng để đánh giá và điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng, bên cạnh dùng thuốc phải có những biện pháp thay đổi cơ bản trong sinh hoạt để có hiệu quả lâu dài và an toàn cho bé nhé.
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Hậu
Trưởng Khoa Dinh Dưỡng, BV Nhi đồng 2

Người bệnh không tin tưởng bệnh viện tuyến dưới

Người bệnh không tin tưởng bệnh viện tuyến dưới

Nhiều căn bệnh có thể chữa được ở bệnh viện huyện nhưng người dân vẫn không an tâm điều trị mà muốn đến bệnh viện tuyến trên, theo nhận định của các chuyên gia y tế.
Một trong 4 giải pháp quan trọng mà Bộ trưởng Y tế đưa ra để giảm quá tải bệnh viện là quy định chặt chẽ việc chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Tuy nhiên, trong cuộc họp chiều 13/7 bàn về xây dựng thông tư hướng dẫn về chuyển tuyến trong khám chữa bệnh, nhiều chuyên gia y tế cho rằng việc "buộc" người bệnh điều trị ở bệnh viện tuyến dưới sẽ hết sức khó khăn.
Theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Xuyên, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến quá tải bệnh viện, trong đó có vấn đề vượt tuyến. Hiện nhiều bệnh có thể chữa được ở tuyến huyện nhưng người dân không yên tâm, cứ thích lên thẳng bệnh viện trung ương tạo nên sự quá tải ảo. Có trường hợp bệnh nhân muốn đi nhưng bệnh viện nhất quyết không cho. Tuyến huyện mổ được ruột thừa nhưng người bệnh không ở lại.
“Bệnh viện tuyến dưới có thể xác định bệnh, mổ được nhưng bệnh nhân cũng không tin mà phải lên bệnh viện tuyến trên để kiểm tra lại hoặc chọn phẫu thuật ở đây”, thứ trưởng Xuyên nhận xét.
bgkjkj
Hầu hết bệnh nhân đều có tâm lý muốn lên tuyến trên khám chữa bệnh. Ảnh: Minh Thùy.
Từ trước ngành y tế đã có một số điều quy định về việc chuyển tuyến trong Luật Khám chữa bệnh, quy chế bệnh viện, Thông tư số 10 về hướng dẫn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế… Tuy nhiên, việc chuyển tuyến không phù hợp vẫn rất nhiều. Uớc tính, tỷ lệ vượt tuyến ở các bệnh viện tuyến trên rất cao, dao động 50-80%. Tình trạng bệnh viện tuyến trên thực hiện các kỹ thuật thông thường của tuyến dưới khá phổ biến.
Ông Bùi Công Toàn, Phó giám đốc Bệnh viện K cho rằng, với bệnh viện đa khoa việc phân tuyến không phức tạp lắm; nhưng với bệnh viện chuyên khoa, đặc biệt chuyên khoa sâu thì phân tuyến rất nặng nề.
“Việc phân tuyến phải căn cứ trên cơ sở hệ thống mạng lưới sẵn có”, ông Toàn nói.
Đại diện của Viện Chiến lược và chính sách y tế thì cho rằng tỷ lệ vượt tuyến cao do nhiều nguyên nhân như: việc tuân thủ thực hiện phân tuyến, cơ chế chi trả.... Đặc biệt là chính sách tự chủ về tài chính của các bệnh viện tác động nhiều đến việc bệnh nhân vượt tuyến, nhận thức của bệnh nhân… Ngành y tế có thể phân tuyến kỹ thuật nhưng không thể cấm người bệnh lên tuyến trên khám vì đó là quyền của họ.
Vì thế, vị đại diện này đề xuất giải pháp hạn chế tỷ lệ dịch vụ tuyến dưới mà truyến trên được làm. Chẳng hạn như tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, 60% bệnh nhân nội trú là đẻ thường, vậy có thể quy định để giảm tỷ lệ này xuống khoảng 20%.

Bệnh viện tuyến trên không được chữa bệnh nhẹ

Bệnh viện tuyến trên không được chữa bệnh nhẹ

Nếu bệnh viện tuyến trên chữa những bệnh thông thường thì sẽ bị hạ bậc, và không được Bảo hiểm xã hội thanh toán. Đây là nội dung thông tư quy định về chuyển tuyến bệnh viện sẽ được Bộ Y tế ban hành trong tháng 6 tới.
Việc quy định chặt chẽ quy trình chuyển bệnh nhân lên tuyến trên là một trong 4 giải pháp quan trọng mà Bộ Y tế hướng tới để giảm quá tải bệnh viện. 
Tại phiên giải trình Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội ngày 17/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, thông tư quy định về chuyển tuyến sẽ được xây dựng theo hướng bệnh viện tuyến trên chỉ chữa những bệnh có kỹ thuật tương đối cao. Nếu tuyến trên làm các dịch vụ y tế mà tuyến dưới cũng làm được (trừ trường hợp cấp cứu), tinh thần thái độ phục vụ kém, thời gian chờ đợi lâu thì bệnh viện sẽ bị phạt, bị hạ bậc.  
bv1-jpg-1366251525_500x0.jpg
Sắp tới các bệnh viện tuyến trên sẽ chỉ được thực hiện những bệnh đòi hỏi kỹ thuật tương đối cao. Ảnh minh họa: P.N.
Theo Bộ trưởng, thực tế, có đến 60% bệnh nhân điều trị tại bệnh viện tuyến trên mắc các bệnh nhẹ, có thể khám chữa tại tuyến cơ sở. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng vượt tuyến này như: thân quen, có điều kiện kinh tế và quan trọng nhất là niềm tin của người bệnh đối với các tuyến dưới chưa cao... Ngoài ra, hiện bảo hiểm vẫn chi trả 30% cho các trường hợp khám trái tuyến, nên nhiều người dân sẵn sàng vượt tuyến
Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã chiếm khoảng 20%, tuyến huyện 60%, tuyến tỉnh và trung ương 20%. Tuy nhiên, ước tính, tỷ lệ vượt tuyến ở các bệnh viện tuyến trên rất cao, dao động 50-80%. 
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Bộ Y tế đã xây dựng Đề án về nghĩa vụ luân phiên. Theo đó, các bác sĩ lâu năm sẽ luân phiên luân chuyển xuống tuyến dưới từ 6 tháng đến một năm. Các bác sĩ trẻ, tốt nghiệp loại khá, giỏi, có hai năm chuyên khoa sẽ đi xuống 62 huyện nghèo. Trong thời gian tới, Bộ sẽ có hướng dẫn để triển khai đề án này. 
Bộ trưởng Tiến cũng cho biết sắp tới sẽ yêu cầu các bệnh viện phải có cửa khám bệnh dành riêng cho người già trên 75 tuổi, người có công... Các bệnh viện cũng phải mở rộng khu khám bệnh, thêm phòng khám, dành tối thiểu 15% số thu viện phí mới để mua bổ sung, thay thế dụng cụ khám, điều hòa nhiệt độ, quần áo bệnh nhân...

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

BÁN MÁY NỘI SOI CỔ TỬ CUNG

KHOA SẢN >> Máy soi cổ tử cung
Thông tin sản phẩm
Giá 16,000,000 VNĐ
 
Hãng sản xuất KERNEL
 
Máy soi cổ tử cung
Model:  HUZHANG PLUS
Thông số kỹ thuật
CÔNG TY Y HỌC VIỆT PHÁP ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI ĐẶC BIỆT KHI MUA MÁY SOI CỔ TỬ CUNG MODEL HUZHANG  Plus TỪ NGÀY 01/04-30/04/2013 VỚI GIÁ CHỈ 14 TRIỆU ĐỒNG - GIAO HÀNG TẠI HÀ NỘI VÀ TP. HCM
Máy soi cổ tử cung kĩ thuật số
 Model: HUZHANG Plus
Hãng sản xuất: HUZHANG  (Thượng Hải) - Trung Quốc
Hàng mới 100 %, Sản xuất năm 2013
  • Máy soi cổ tử cung HUZANG  Plus được cải tiến dựa trên Model HUZHANG PLUS  với nhiều tính năng ưu việt, chất lượng nguồn sáng và Camera CCD được nâng cấp.
  • Cơ sở dữ liệu hình ảnh phong phú (lên tới 175 loại), dễ dàng cho bác sĩ phân tích, so sánh.
  • Công nghệ xử lý hình ảnh cao cấp, có các chức năng đánh dấu, tính toán diện tích, phóng to thu nhỏ.
  • Với các chức năng truy cập, chỉnh sửa hình ảnh, đóng băng,  thu ảnh, xóa ảnh…
  • Ảnh có thể được thu hình ảnh liên tục và hiển thị một số hình ảnh trên cùng một màn hình hiển thị, thuận lợi, dễ nhận biết, chế độ xem toàn màn hình.
  • Có thể in báo cáo ở nhiều định dạng
  • HÀNG CÓ SẴN TẠI CÔNG TY:

Cấu hình chuẩn:
- CCD camera Dạng súng với 02 nút bấm bấm zoom ảnh
- Bảng điều khiển cầm tay: 1 chiếc
- Video Card Capture SDK3000: 1 chiếc
- Đĩa CD phần mềm.
- Bàn đạp chân bắt ảnh : 1 chiếc
- USB key
- Dây nguồn.
- Dây kết nối hình ảnh Camera với máy tính.
- Giá đỡ Camera
- Sách hướng dẫn sử dụng Tiếng Anh, Tiếng Việt. 


--------------------------------------------------------------
Máy soi cổ tử cung kĩ thuật số
 Model: KN-2200
Hãng sản xuất: HUZHANG (THẨM QUYẾN ) - Trung Quốc
Hàng mới 100 %, Sản xuất năm 2013
Đạt tiêu chuẩn ISO 9001- 2000, CE 0434.
Cấu hình chuẩn máy soi cổ tử cung kĩ thuật số gồm:
1- CCD camera Dạng súng với 02 cò bấm zoom ảnh ( Sumsung- Hàn Quốc, Nguồn sáng Halogen, giá đỡ: 01 chiếc, dây dẫn sáng 01).
2-  Thân máy chính ( Bàn đẩy, CPU, ổ cứng, CD ROM 52 X, Cạc VGA 128 MB, DDR II 1 GB) đảm bảo cho máy hoạt động tốt loại bỏ hiện tượng treo máy, khởi động lại, hình ảnh bị giật, nhiễu..
3- Bàn giậm chân bắt ảnh 01.
4- Màn hình LCD 16 inche.
5- Máy in màu Epson.
6- Video Card Capture SDK3000.
7-  Phần mềm Việt hóa bản quyền của HUZHANG  Ver 4.3 vit:

- Phần mềm Việt hóa, có hơn 110 hình ảnh bệnh chuẩn giúp bác sĩ chẩn đoán đối chiếu và cập nhập thêm hình ảnh bệnh khi cần. 
- Được các Bác sĩ Viện Sản Trung Ương đánh giá là có kĩ thuật lấy hình sắc nét, thuận tiện, với độ sâu của hình ảnh đạt đến mức cần thiết.
- Phần mềm có hơn 10 kiểu in phiếu phiếu khám phục vụ khám và chẩn đoán điều trị, in ảnh khổ A6 áp dụng cho in ở máy siêu âm, máy nội soi tai mũi họng, soi dạ dày..
- Quản lý dữ liệu các bệnh nhân theo tên, tuổi, ngày khám, số bệnh nhân chi tiết, nhanh chóng khi tìm kiếm.
- Khả năng ghi hình hoàn hảo tạo, sao lưu các đoạn Video Cip phục vụ nghiên cứu,chẩn đoán.

Model: HUZHANG PLUS

Điểm vượt trội của hệ thống soi cổ tử cung:
1- Máy đồng bộ và có thẩm mỹ cao.
2- Tốc độ xử lý truy nhập hình ảnh cao, máy được trang bị bộ vi xử lý tốt nhất của intel nên không bị treo, khởi động lại, hình ảnh bị giật, nhiễu.
3- Phần mền diệt vi rút real time cập nhật, phần mền bảo vệ  tự động các file chạy của hệ điều hành.
4- Bộ cảm biến CCD  của camera cho hình ảnh độ phân giải cao, sắc nét cả khi phóng to thu nhỏ hình ảnh. Việc tích hợp bộ lọc màu giúp bác sĩ thấy rõ điểm  ảnh nhỏ nhất, giúp chẩn đoán viên loét, tiền ung thư, ung thư cho bệnh nhân chính xác nhất.
5- Kernel là tập đoàn mạnh, uy tín, hỗ trợ giá tốt nhất.
6-  Các tiêu chuẩn, chứng chỉ của thiết bị.
7- Bác sĩ cảm nhận sự thuận tiện và thoải mái khi sử dụng thiết bị.
8- Model KN2200 được các phòng khám sử dụng ở Việt Nam hơn 8 năm nay.
9- Hàng Thượng Hải, Trung Quốc.
10- Phần mền việt hóa : tìm kiếm và đối chiếu với hình ảnh bệnh nhanh và đầy đủ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác.
11- Hệ điều hành Windows xp Sp3 Bản quyền.
12- Model này được sử dụng hầu hết ở các bệnh viện , phòng khám Hà nội, và các tỉnh thành trong cả nước.
  
Thông số kĩ thuật:
- Nguồn điện sử dụng: AC 220V, 50 -60 Hz.
- Ngắm tự động
- Nguồn sáng Halogen ( Hoặc đèn LED với model: KN2200A)
- Độ phân giải 480 TV line
- Độ phân giải của camera: 1/4 " CCD màu, 440,000 điểm ảnh.
- Tỷ lệ đường truyền: 50 dB
- Cường độ sáng tối thiểu của ống kính: 0.01 lux.
- Tín hiệu Video ra Pal/NTSC.
- Kiểu điều chỉnh rõ nét: tự động hoặc chỉnh bằng tay, khoảng điều chỉnh tự động: 150 -500 mm
- Zoom kỹ thuật số: 1- 12 x.
- Khoảng quét: 50 mm
- Độ nhạy: 0.3 X
- Đường hình vào: Video, S- Video
- Nguồn sáng lạnh: hoàn hảo với tia sáng song song, có thể điều chỉnh được cường độ ánh sáng của hệ thống đèn Halogen.
- Hệ thống lọc màu xanh điện tử.
- Hiển thị thời gian và độ phóng đại.
- Điều chỉnh cho hình ảnh trung thực
- Giá đỡ bằng thép không gỉ có thể xoay và di chuyển camera.


          ---------------------------------------------------------------------
      
Điểm khác biệt của CÔNG TY Y HỌC VIỆT PHÁP khi cung cấp thiết bị :
1- Giá tốt nhất
2-  Hỗ trợ mọi mặt tới quý vị liên quan đến thiết bị ( Chọn lựa thiết bị, cấu hình, hướng dẫn sử dụng, bảo trì..)
3- Cam kết bảo hành 12 tháng, 1 đổi 1 đối với linh kiện của thiết bị trong thời gian bảo hành, phục vụ nhiệt tình, kịp thời theo yêu cầu của khách hàng.
4- Vận hành, hướng dẫn sử dụng tại Showroom hoặc phòng khám của công ty.
5-  Thời gian giao hàng từ 1 giờ - 3 ngày.




SẢN PHẨM CÙNG LOẠI

Làm gì khi 'cậu nhỏ' quá ngắn và ít ham muốn?

Làm gì khi 'cậu nhỏ' quá ngắn và ít ham muốn?

Em 28 tuổi, "cậu nhỏ" của em khi bình thường chỉ khoảng 7 cm, em thấy nó nhỏ hơn so với các bạn nhưng điều đó chưa đáng lo bằng việc em ít khi ham muốn ân ái với phụ nữ. Em lo lắm nhưng ngại không dám đi khám. (Hiệp)
Trả lời:
Chào bạn. Căn cứ vào mô tả của bạn, tôi thấy "cậu nhỏ" như vậy là không phải quá nhỏ. Bạn không nên quá lo vì nếu dương vật của bạn 7 cm khi ở trạng thái bình thường thì khi "căng thẳng", chỗ ấy sẽ "vươn" lên bằng chuẩn chung của đàn ông Việt Nam.
Theo tôi, vấn đề của bạn không phải là bộ phận sinh dục nhỏ mà là ở yếu tố nhiễm sắc thể hay nội tiết. Bạn chỉ có một cách chữa duy nhất là mạnh dạn đến gặp bác sĩ nam khoa, tại đây, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm chính xác nguyên nhân và tư vấn hướng điều trị cụ thể.
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thành Như
Chuyên khoa Tiết niệu - Nam học

Thắp lửa Dự án Carlo Urbani từ một Lễ tưởng niệm

Thắp lửa Dự án Carlo Urbani từ một Lễ tưởng niệm
 
(GD&TĐ) - Một lễ tưởng niệm đã làm xúc động hàng trăm người dự không phải chỉ ở sự chuẩn bị công phu, long trọng mà ở sự gặp gỡ của những tình cảm, nghĩ suy vì con người, đầy tính nhân văn. Đó là lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất của BS. Carlo Urbani - người đầu tiên tại Việt Nam xác định ra Hội chứng Hô hấp cấp tính nặng (SARS) và cũng qua đời bởi chính căn bệnh này-diễn ra tại Trường ĐH Y Dược-ĐH Huế chiều ngày 15/4/2013.
Hoạt cảnh về đại dịch SARS và BS.Carlo  Urban
Hoạt cảnh về đại dịch SARS và BS.Carlo Urban
 
Tham dự Lễ có ông Lorenzo Angeloni, Đại sứ quán Ý tại Việt Nam, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, ĐH Huế, Tỉnh TT-Huế, BV Trung ương Huế cùng nhiều đơn vị khác.
 
Sự tái hiện lại hình ảnh, sự cống hiến hi sinh âm thầm của BS Carlo Urbani  trên nền những bản nhạc Ý, qua một không gian lung linh, mờ ảo ánh nến trên tay những SV trong đồng phục áo Blu trắng đã làm khán phòng như ngưng đọng trong niềm nhớ thương vô hạn.
 
Mười năm trước, tháng 3 năm 2003, dịch SARS xuất hiện và là một trong những dịch nguy hiểm mới đầu tiên của thế kỷ 21. Là BS chuyên khoa truyền nhiễm người Ý,  chuyên gia của tổ chức y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, Bác sỹ Carlo Urbani đã lao vào cùng ngành y tế Việt Nam theo dõi, nghiên cứu và giám sát, khống chế bệnh dịch. Ông đã sớm ghi nhận những dấu hiệu bệnh lạ và cảnh báo cho thế giới về khả năng xuất hiện một bệnh lạ đường hô hấp cần giám sát chặt và khống chế kịp thời. Cùng với ông, chúng ta đã huy động toàn xã hội vào cuộc và sau 45 ngày, WHO đã ghi nhận Việt Nam là quốc gia đầu tiên thành công trong việc khống chế dịch bệnh nguy hiểm này. Thế nhưng BS Carlo Urbani cùng 5 thầy thuốc Việt Nam thì đã vĩnh viễn ra đi… 
 
Để ghi nhớ công lao của Bác sỹ Carlo Urbani, bộ Ngoại giao Ý thông qua Đại sứ quán tại Hà Nội đã phát triển ý tưởng xây dựng  một trung tâm mang tên ông tại Việt Nam. Gắn bó với Đại học Y Dược Huế từ 13 năm trước, khi đưa các sinh viên của Đại học Sassari sang thăm trong chương trình trao đổi sinh viên giữa 2 trường, Giáo sư Piero Capuccinelli đã tư vấn Chính phủ Ý thành lập tại miềnTrung một
Trung tâm mang tên Carlo Urbani.
 
Ông Lorenzo Angeloni, Đại sứ quán Ý tại Việt Nam trao tặng bức ảnh kỷ niệm của BS.Carlo Urbani cho GS.TS.Cao Ngọc Thành - Hiệu trưởng ĐH Y - Dược Huế
Ông Lorenzo Angeloni, Đại sứ quán Ý tại Việt Nam trao tặng bức ảnh kỷ niệm của BS.Carlo Urbani cho GS.TS.Cao Ngọc Thành - Hiệu trưởng ĐH Y - Dược Huế
 
 
Từ năm 2007-2012, Dự án xây dựng Trung tâm Carlo Urbani nhằm nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu và chuyển bệnh trong việc kiểm soát bệnh viêm đường hô hấp cấp ở miền Trung giai đoạn 1 vá 2 đã được thực hiện thành công. Qua 2 giai đoạn, Dự án đã xây dựng được 1 khu Thí nghiệm an toàn sinh học cấp III và một khu Hồi sức cấp cứu cách ly có hệ thống điều hòa, lọc khí và kiểm soát áp suất nhằm cô lập bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt. Dự án cũng đã hỗ trợ đào tạo cho nhân viên y tế tuyến dưới ở 9 tỉnh miền Trung về công tác phòng chống dịch bệnh hô hấp; Đồng thời, gửi một số cán bộ đi đào tạo ngắn hạn tại các trường đại học và viện nghiên cứu ở Ý, Canada, Trung Quốc. Thông qua sự hỗ trợ từ Dự án và Đại học Sassari, đã có 11 cán bộ của trường đã và đang được đào tạo Nghiên cứu sinh tại Ý. Ngoài ra, Dự án cũng đã tổ chức thành công Hội thào quốc tế về các bệnh nhiễm trùng hô hấp mới và tái xuất hiện. 
 
Với những thành công đó, việc xây dựng Trung tân Carlo Urbani được xem là một trong những dự án trọng tâm của Ý tại Việt Nam và luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ Ý và Đại học Sassari. Trong lễ tưởng niệm chiều 15/4, trường ĐH Y – Dược Huế cùng Đại sứ quán Ý cũng đã khởi động xây dựng Trung tâm Carlo Urbani giai đoạn 3. Trong thời gian tới, Giai đoạn 3 với mục tiêu chính là phát triển Viện Y Sinh học và Chương trình đào tạo cấp bằng Thạc sĩ Y học chuyên ngành Công nghệ Y Sinh học giữa  2 trường  Đại học. hiện Đại học Y Dược Huế đang tổ chức khóa Đào tạo liên kết Thạc sỹ Y Sinh học đầu tiên. 
 
Được biết, tại Hà Nội, ngày 11/04/2013, Đại sứ quán Ý cũng đã cùng bộ Y tế tổ chức lễ tưởng niệm BS Cario Urban.