Một người Yên Bái tử vong vì cúm H1N1
Bệnh nhân nam 23 tuổi ở Yên Bái, tử vong ngày 18/4, sau hơn một tuần được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân tử vong do nhiễm cúm H1N1 với biến chứng suy hô hấp, rối loạn đông máu, suy đa tạng nặng.
Trước đó, ngày 3/4, bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau đầu, đau mỏi người nên đã tự mua thuốc hạ sốt, cảm cúm uống. Ngày 5/4, anh đến một bệnh viện ở tỉnh khám vì thấy mệt nhiều và được chẩn đoán viêm phổi. Ngày 8/4 vì có biểu hiện khó thở nặng hơn nên anh được chuyển đến Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai điều trị, sau đó được chuyển tiếp đến khoa Điều trị tích cực do suy hô hấp nặng.
Dù đã được thở máy, điều trị tích cực nhưng do tình trạng quá nặng, bệnh nhân không qua khỏi. Theo điều tra dịch tễ, có 3 người nhà của bệnh nhân này cũng bị lây nhiễm cúm nhưng bệnh cảnh nhẹ hơn, đã khỏi.
Đầu tháng 4, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cũng ghi nhận một trường hợp nam giới 46 tuổi ở Yên Bái tử vong vì cúm H1N1.
Có nguồn gốc từ lợn, cúm H1N1 bùng phát mạnh mẽ vào năm 2009, tốc độ lây lan cao. Tại Việt Nam, hàng nghìn người đã nhiễm virus cúm và hơn 50 người tử vong. Đến nay, virus này lưu hành giống như như cúm mùa thông thường. Tuy nhiên dù là cúm thường, đa phần các ca bệnh đều nhẹ thì vẫn có một tỷ lệ nhất định diễn biến nặng lên, gây biến chứng viêm phổi, suy hô hấp đe dọa tính mạng.
Để phòng bệnh, người có biểu hiện cúm như: ho, hắt hơi, sổ mũi nên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, không khạc nhổ bừa bãi và đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị. Bên cạnh đó, người dân nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, súc miệng hàng ngày bằng nước sát khuẩn, ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm. Phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính, người già, trẻ em khi có biểu hiện nghi ngờ cúm cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời, hạn chế tử vong.
Trước đó, ngày 3/4, bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau đầu, đau mỏi người nên đã tự mua thuốc hạ sốt, cảm cúm uống. Ngày 5/4, anh đến một bệnh viện ở tỉnh khám vì thấy mệt nhiều và được chẩn đoán viêm phổi. Ngày 8/4 vì có biểu hiện khó thở nặng hơn nên anh được chuyển đến Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai điều trị, sau đó được chuyển tiếp đến khoa Điều trị tích cực do suy hô hấp nặng.
Dù đã được thở máy, điều trị tích cực nhưng do tình trạng quá nặng, bệnh nhân không qua khỏi. Theo điều tra dịch tễ, có 3 người nhà của bệnh nhân này cũng bị lây nhiễm cúm nhưng bệnh cảnh nhẹ hơn, đã khỏi.
Đầu tháng 4, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cũng ghi nhận một trường hợp nam giới 46 tuổi ở Yên Bái tử vong vì cúm H1N1.
Có nguồn gốc từ lợn, cúm H1N1 bùng phát mạnh mẽ vào năm 2009, tốc độ lây lan cao. Tại Việt Nam, hàng nghìn người đã nhiễm virus cúm và hơn 50 người tử vong. Đến nay, virus này lưu hành giống như như cúm mùa thông thường. Tuy nhiên dù là cúm thường, đa phần các ca bệnh đều nhẹ thì vẫn có một tỷ lệ nhất định diễn biến nặng lên, gây biến chứng viêm phổi, suy hô hấp đe dọa tính mạng.
Để phòng bệnh, người có biểu hiện cúm như: ho, hắt hơi, sổ mũi nên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, không khạc nhổ bừa bãi và đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị. Bên cạnh đó, người dân nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, súc miệng hàng ngày bằng nước sát khuẩn, ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm. Phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính, người già, trẻ em khi có biểu hiện nghi ngờ cúm cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời, hạn chế tử vong.
Phương Trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét