Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

NGUOI LON BI SOI

Thứ bảy tuần trước, gia đình đưa cả hai mẹ con chị ra Hà Nội, nhập Bệnh viện Nhiệt đới trung ương. Kết quả xét nghiệm cho thấy cả hai đều mắc sởi. Chị Hoa bị biến chứng viêm phổi, đồng thời men gan tăng, có thể do uống quá nhiều thuốc hạ sốt. Em bé cũng vẫn sốt cao và viêm phổi.
soi-nguoi-lon.jpg
Phòng bệnh khoa Virus - ký sinh trùng của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương gần đây luôn quá tải vì bệnh nhân sởi. Ảnh: MT.
Nghe thông tin bệnh sởi tăng mạnh gần đây, nhưng anh Thạch, 29 tuổi (Phúc Thọ, Hà Nội) chưa bao giờ nghĩ mình có thể mắc. Ông bố làm nghề lái taxi này chỉ lo hai đứa con, một 3,5 tuổi, một gần 2 tuổi bị lây bệnh nên thường xuyên dặn vợ phải để ý con.
Tuần trước, dù cảm thấy mệt lả, đau mắt, sốt, anh vẫn đi làm vì nghĩ mình chỉ cảm cúm thông thường. Có lúc thấy quá mệt, trên đường lái xe, anh ghé vào phòng khám của một lương y quen biết, nhờ bốc vài thang thuốc uống thì vị này cảnh báo anh bị sởi, tình trạng đã nặng và cần nhập viện gấp điều trị. "Vào viện mới hay, rất nhiều thanh niên trẻ khỏe bị bệnh này, và đã biến chứng nặng viêm phổi, viêm não... như mình", anh Thạch cho biết. Anh vừa được xuất viện vì đã ngưng sốt và khỏi viêm, nhường chỗ cho rất đông bệnh nhân mới.
Sau hai tuần nằm viện điều trị sởi, biến chứng sang viêm phổi, chị Hà (Hoàng Mai, Hà Nội) vừa được về nhà, nhưng lại mang nỗi lo khác - phải bỏ thai. Chị mang bầu tháng thứ 4 thì mắc sởi. Khi có những triệu chứng đầu tiên, bà mẹ trẻ chỉ nghĩ mình bị cảm, cho tới khi mệt lả, khó thở mới nhập viện và biết do sởi. "Đó là những ngày tháng tồi tệ nhất với tôi. Người sốt cao liên tục, mệt lả, đau họng, đau mắt, vô cùng sợ hãi, lo mất con, lo mình không qua khỏi. Giờ bệnh lui rồi nhưng nguy cơ phải bỏ thai rất cao", chị Hà chia sẻ.
Theo thống kê, cho tới nay số ca sởi người lớn phải nhập viện và điều trị nội trú ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương là khoảng 300 và ở Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai là khoảng 70 ca. Bệnh nhân chủ yếu thuộc nhóm thanh niên 22-32 tuổi, đa số sống ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. 
Bác sĩ Đỗ Minh Hoàng, Khoa Virus - ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, những ca bệnh sởi ở người lớn xuất hiện từ trước Tết, có triệu chứng khiến nhiều người dễ lầm là dị ứng. Sau một thời gian thì số bệnh nhân tăng lên chóng mặt. Hiện tại, mỗi ngày khoa phải điều trị cho khoảng 40 ca sởi, số bệnh nhân vào - ra viện liên tục. "Bệnh nhân giảm triệu chứng, đỡ mệt mỏi sẽ được cho ra viện ngay hay chuyển về tuyến dưới để nhường chỗ cho các trường hợp mới vì quá tải", bác sĩ nói.
Bác sĩ Đỗ Minh Hoàng cho hay, người lớn mắc sởi có thể do chưa từng mắc lúc nhỏ, chưa tiêm văcxin hoặc tiêm phòng từ quá lâu, trong khi có những chủng sởi mới xuất hiện. Môi trường thời tiết độ ẩm cao thời gian qua cũng thuận lợi cho việc giữ lại mầm bệnh và phát tán virus sởi.
soi-9195-1397873071.gif
Chị Thanh Huyền, 36 tuổi (Phú Xuyên, Hà Nội), người mặc áo bệnh nhân bị sởi và con (được bà bế bên cạnh) đều bị sởi, biến chứng viêm phổi, đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. Ảnh: MT.
Theo bác sĩ, sởi là virus đánh mạnh vào hệ miễn dịch, vì vậy thường trẻ nhỏ dễ biến chứng nặng nề hơn người lớn. Tuy nhiên, năm nay, khá nhiều bệnh nhân người lớn mắc sởi có triệu chứng nặng, dễ biến chứng và thời gian điều trị kéo dài. "Trước đây bệnh nhân sởi thường chỉ bị viêm long hô hấp, ít biến chứng viêm phổi, hiện nay số ca biến chứng viêm phổi, viêm não, biến chứng về đường ruột rất nhiều, rất may chưa có ca nào tử vong", bác sĩ Hoàng cho biết. 
Bệnh nhân mắc sởi thường có các biểu hiện như: sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc mắt, viêm miệng, nuốt đau, phù nề họng, ho khan, sau đó phát ban từ mặt, ngực lan xuống phần dưới cơ thể. Tới ngày thứ 5-6 trở đi có thể biến chứng viêm phế quản, phổi, tiêu chảy.
Theo bác sĩ, 3-4 năm trước, bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp bị sởi, nhưng thường chỉ tới ngày thứ 5 là bệnh nhân hết sốt, trong khi thời gian gần đây, đa phần người bệnh tới ngày 7-8 vẫn sốt, kèm tiêu chảy, phù nề, ban mọc dày. 
Virus sởi làm hệ miễn dịch suy giảm nặng nề khiến cơ thể dễ mắc các bệnh khác. Khả năng lây nhiễm sởi cao do virus này lây qua đường hô hấp, khi bệnh nhân ho, bắn nước bọt, virus bay xa, rộng, khả năng hít vào lớn. Vì thế, việc giao lưu càng rộng, cộng với hiện nay hệ thống nhà ống, cơ quan, nhà hàng, siêu thị... đều trong môi trường khép kín càng lưu trữ và phát tán virus mạnh. Ngoài ra, việc tự ý dùng quá nhiều kháng sinh khi bị sởi có thể ảnh hưởng không tốt tới đường tiêu hóa, làm bệnh nặng nề hơn. 
Theo bác sĩ, ngay khi có các biểu hiện bệnh cần đến cơ sở y tế khám để chẩn đoán và được tư vấn phương pháp điều trị. Một số người đã có miễn dịch nhưng lại mang virus trong đường hô hấp, quay trở lại gia đình làm lây lan virus. Vì thế, mỗi cá nhân cũng cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh chung như đeo khẩu trang y tế ở chỗ đông người, bệnh viện, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn

lay nhiem bệnh sởi

những người chăm sóc bệnh nhân sởi hoặc tiếp xúc với mầm bệnh mà không rửa tay diệt khuẩn cũng có thể làm lây lan virus sang người khác.
Sởi đặc biệt dễ lây lan và trở thành dịch nếu không kịp thời cách ly bệnh nhân. Trong gia đình nếu có một người bị bệnh thì đa phần người chưa có miễn dịch còn lại sẽ bị nhiễm. Riêng đối với trẻ sơ sinh đã có được kháng thể miễn dịch từ người mẹ truyền sang thông qua nhau thai. Lượng kháng thể này có thể tồn tại từ 4 đến 6 tháng, thậm chí nhiều nghiên cứu cho thấy kháng thể từ mẹ có thể bảo vệ trẻ đến tháng thứ 9 sau khi sinh. Do vậy trẻ ít khi mắc bệnh trong giai đoạn này. Đây là lý do ngành y tế khuyên cáo nên tiêm chủng ngừa sởi cho trẻ từ 9 tháng đến trước 12 tháng tuổi.
soi10-1524-1396943198.jpg
Một bệnh nhi mắc sởi đang điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: N.Phương.
Triệu chứng của bệnh
Sởi thường kéo dài 7–10 ngày. Trẻ mắc bệnh thường sốt cao 39-40 độ C, ho nhiều, chảy mũi, đỏ mắt, bỏ ăn. Người lớn và trẻ lớn triệu chứng sẽ rầm rộ hơn, kèm theo đau đầu, đau cơ.
Phát ban xuất hiện sau 4–5 ngày sốt, ho. Nốt ban có hình tròn hay bầu dục, đường kính khoảng 1-2 mm, các nốt có thể hợp thành từng mảng hay đứng riêng rẽ. Ban mọc theo thứ tự từ sau tai, mặt, thân và lan dần xuống chân. Sau khi mọc ban, người bệnh còn ho và sốt cao cho đến khi ban lan đến chân. Sau đó sốt sẽ giảm, ban bay dần theo thứ tự mọc và để lại vết thâm da kéo dài nhiều tuần. 
Trẻ em mắc bệnh này thường gặp biến chứng như viêm phổi, viêm thanh quản, tiêu chảy phân có máu, viêm tai giữa gây chảy mủ tai và đặc biệt là gây suy dinh dưỡng, còi cọc lâu dài. Người lớn và trẻ lớn mắc bệnh sởi có thể bị biến chứng viêm não, viêm cơ tim. Phụ nữ mang thai mắc sởi có thể gây sẩy thai hay gây dị tật cho thai nhi.
Việc cần làm khi phát hiện người nhà bị sởi
Nếu thấy trẻ ho dai dẳng, sốt cao 39-40 độ liên tục trong 2 ngày thì nhiều khả năng bé đã bị sởi. Bệnh này có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống thuốc hạ sốt (nếu có sốt), thuốc giảm ho. Nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu. Cần theo dõi nhịp thở của bệnh nhi, nếu thấy thở nhanh, gấp hoặc kèm theo co giật thì phải mang đến cơ sở y tế địa phương để theo dõi.
Cần tăng cường dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ để phòng suy dinh dưỡng; tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân để tránh mắc bệnh cơ hội. Trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải được cách ly, nghỉ học và không đến nơi tập trung đông người để tránh lây lan cho cộng đồng.
Các quan niệm sai lầm nên tránh
- Khi thấy trẻ bị sởi, người lớn thường áp dụng mọi biện pháp kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể. Điều này là sai lầm. Bác sĩ Khanh khuyên không nên làm như thế vì khi trùm kín sẽ khiến trẻ không thể hạ sốt, sẽ co giật do sốt cao. Nếu không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu, dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Cần lưu ý không nên để trẻ bị quá lạnh.
- Kiêng cữ ăn uống vì sợ người bệnh khó tiêu cũng là quan niệm sai lầm. Bác sĩ khuyên không nên kiêng ăn vì trẻ bị sốt phát ban thường kèm chán ăn, nếu kiêng ăn trẻ rất dễ suy dinh dưỡng và dễ bị biến chứng. Khi trẻ mắc bệnh cần ép trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, ăn thực phẩm dễ tiêu.
- Nhiều gia đình có trẻ bị sởi không chú ý vệ sinh nơi ở, do đó càng khiến tình trạng lây nhiễm trở nên trầm trọng. Theo khuyến cáo, khi phát hiện một người nào đó mắc bệnh sởi, gia đình nên cách ly, đồng thời làm vệ sinh sạch sẽ môi trường sinh sống và giữ cho nơi ở luôn thông thoáng.
- Nghĩ rằng bệnh sởi lây qua tiếp xúc da ở những nốt ban. Thực ra bệnh này chủ yếu lây qua đường hô hấp. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện làm bắn những giọt dịch tiết ra ngoài rồi khuếch tán trong không khí, người lành hít vào sẽ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, những người chăm sóc bệnh nhân sởi hoặc có tiếp xúc với mầm bệnh mà không rửa tay diệt khuẩn sạch cũng có thể làm lây lan virus sang người khác. Rất ít gặp trường hợp lây gián tiếp qua tiếp xúc ngoài da.
- Quá chủ quan, không tiêm phòng cho trẻ nhỏ: Nhiều phụ huynh do ỉ lại hoặc sợ biến chứng mà không tiêm chủng cho con em từ sau 9 tháng tuổi đến trước 1 tuổi. Theo ghi nhận, hầu hết trường hợp trẻ mắc bệnh đều chưa được tiêm chủng.
- Quá bi quan về bệnh: Mặc dù đang vào mùa dịch nhưng sởi được đánh giá là không quá nguy hiểm, đa phần có thể chữa khỏi. Theo ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 mỗi ngày có khoảng 40-60 trẻ nằm viện điều trị bệnh sởi. Đa phần bệnh nhi đều được chữa khỏi trong thời gian ngắn, chưa có trường hợp nào tử vong.
- Áp dụng các phương pháp chữa bệnh chưa được kiểm chứng hiệu quả: Khi trẻ bị bệnh, nhiều phụ huynh vì lo sợ nên sử dụng các phương pháp chữa bệnh dân gian truyền miệng bằng cỏ, cây, hoa, lá chưa được chứng minh hiệu quả thì nguy cơ gây nhiễm trùng, ngộ độc rất dễ xảy ra.
Cách phòng ngừa
- Cách ly, không tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh.
- Tiêm ngừa cho trẻ từ lúc 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại lúc 18 tháng tuổi.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân để phòng lây bệnh cho mình và người khác.
- Những nơi có các ổ dịch tập trung, trẻ có nguy cơ cao cần được tiêm văcxin sởi theo khuyến cáo của cơ quan y tế địa phương.
- Nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là trước khi tiếp xúc với trẻ

MRKH) - không có âm đạo, cổ tử cung và dạ con cay gh

MRKH) - không có âm đạo, cổ tử cung và dạ con. Đây cũng là cơ hội chữa trị cho những phụ nữ là nạn nhân của ung thư hoặc chấn thương vùng kín, theo tiến sĩ Anthony Atala, Giám đốc Viện Y học tái sinh tại Trung tâm y tế Wake Forest Baptist (Mỹ).
Trong nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí The Lancet, tiến sĩ Atala và các cộng sự cho biết, 4 cô gái ở thành phố Mexico (Mexico) mắc hội chứng MRKHS đã được cấy ghép âm đạo từ tháng 6/2005 và tháng 10/2008.
tien-si-Atala-7342-1397463341.jpg
Tiến sĩ Anthony Atala, Giám đốc Viện Y học tái sinh tại Trung tâm y tế Wake Forest Baptist (Mỹ). Ảnh: Wake Forest Institute for Regenerative Medicine.
Các nhà khoa học đã lấy một mảnh mô từ một cơ quan thô của bệnh nhân, có kích thước nhỏ hơn con tem thư. Sau đó, họ nuôi dưỡng các tế bào tại phòng thí nghiệm trong 4 tuần. Những tế bào này được xếp lớp và tạo hình khuôn giống như hình dạng âm đạo, phù hợp với từng bệnh nhân. Các âm đạo sau khi tạo hình được đưa vào lồng ấp có điều kiện phù hợp với cơ thể sống của con người, để phát triển đến khi đạt tiêu chuẩn đưa vào cơ thể bệnh nhân.
Các bệnh nhân, ở độ tuổi từ 13 đến 18 được phẫu thuật cấy âm đạo, và sau đó được theo dõi trong 8 năm để phát hiện khả năng biến chứng và kiểm tra chức năng của bộ phận được cấy ghép. 
Kết quả sinh thiết mô, chụp cộng hưởng từ, khám bên trong cho thấy âm đạo mới của cả 4 cô gái đều thực hiện các chức năng bình thường. Các kiểm tra về chức năng tình dục nữ cho thấy chúng có phản ứng bình thường, bao gồm có ham muốn, hưng phấn và giao hợp không đau. Hai trong số 4 cô gái đã bắt đầu có kinh nguyệt. Theo lý thuyết, họ có thể có con, nếu muốn, các nhà khoa học cho biết. 
"Điều đó đã thay đổi cuộc sống của họ. Nó không chỉ là lấp đầy những khiếm khuyết về giải phẫu, mà còn giúp họ có cuộc sống tình cảm cân bằng", tiến sĩ Atala nói.
phau-thuat-5169-1397463341.jpg
Một trong số cô gái được phẫu thuật cấy ghép âm đạo thành công. Ảnh: Wake Forest Institute for Regenerative Medicine.
Một trong số phụ nữ trẻ được cấy âm đạo khi 18 tuổi, vào tháng 10/2008, hiện 24 tuổi, xuất hiện trong một đoạn video do Wake Forest cung cấp, nắm tay đi dạo với một chàng trai và nói về nghiên cứu đột phá. "Khi tôi biết bệnh của mình có cách chữa, tôi đã rất hạnh phúc. Điều quan trọng là tôi muốn những cô gái khác ở hoàn cảnh tương tự biết rằng không phải là kết thúc khi bạn bị mắc bệnh này vì có cách chữa và bạn có thể có cuộc sống bình thường", cô gái chia sẻ.
Theo tiến sĩ Atala, khoảng 1/1.500 tới 1/4.000 phụ nữ sinh ra bị hội chứng MRKHS, nhưng trường hợp nghiêm trọng khá hiếm. Hầu hết trường hợp mắc bệnh không phát hiện họ có vấn đề cho đến khi bước vào tuổi dậy thì và không có kinh nguyệt hay không thể giao hợp. Các thăm khám thường cho thấy những cô gái này có âm đạo kém phát triển hoặc hoàn toàn không có

bệnh sởi


Thứ sáu, 18/4/2014 | 14:08 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

Nhận biết các giai đoạn bệnh sởi

Với sởi không biến chứng, triệu chứng ban đầu giống như bệnh cúm, chỉ có thể nhận biết khi kiểm tra niêm mạc miệng có đốm Koplik.
Ban sởi trên người
Ban-soi-tren-nguoi-1-7533-1397799005.jpg
Sởi trên người.
Sởi là bệnh nhiễm virus rất dễ lây lan, còn xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới. Kể từ khi văcxin phòng sởi được đưa vào sử dụng (năm 1963), số người nhiễm giảm đáng kể.
Ban sởi trên mặt
Ban-soi-tren-mat-1-1204-1397799005.jpg
Sởi trên mặt.
Ban sởi thường bắt đầu ở mặt, từ quanh chân tóc và trán. Đầu tiên xuất hiện những nốt xốp màu đỏ, chúng nhanh chóng kết nối tạo thành vài đám xốp rộng. Trong ảnh có thể nhận thấy những nốt riêng lẻ phía ngoài và những đám kết nối ở giữa mặt, má.
Đốm Koplik trong miệng
dom-Koplik-soi-1-8774-1397799005.jpg
Đốm Koplik trong miệng.
Ở sởi không biến chứng, các triệu chứng ban đầu rất giống với triệu chứng của bệnh cúm. Sau 2 ngày có biểu hiện giống cúm, bắt đầu xuất hiện các đốm Koplik trên niêm mạc miệng. Các đốm này thường duy trì tới ngày thứ 6. Trong ảnh là những đốm Koplik điển hình, kích thước 1-2 mm màu xanh/trắng bên trong miệng, đối diện với các răng hàm.
Các đốm này chỉ xuất hiện trong bệnh sởi, giúp phân biệt khởi đầu của bệnh sởi với bệnh cúm. Bệnh nhân cúm không có các đốm Koplik.
Bộ mặt sởi điển hình
Bo-mat-soi-dien-hinh-1-1246-1397799005.j
Mặt bé bệnh sởi.
Bệnh sởi điển hình thường bắt đầu với các biểu hiện giống cúm, sau đó là các đốm Koplik, rồi ban xuất hiện và cuối cùng là thoái lui. Trong 6 ngày đầu của sởi, bệnh nhân thường đỏ mắt (viêm kết mạc), chảy nước mũi. Ho có thể dai dẳng suốt thời gian bị bệnh.
Trong ảnh là bé trai ở ngày thứ 3 của phát ban và ngày thứ 5 của biểu hiện bệnh sởi. Bé có dấu hiệu mắt đỏ và phải thở qua miệng do bệnh lý ở mũi.
Ban sởi ở lưng và đùi
Ban-soi-o-than-va-dui-1-9962-1397799006.
Sởi lan xuống lưng và đùi bé.
Ban sởi bắt đầu mọc ở trán, lan xuống dưới, che phủ toàn thân và tứ chi rồi đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3 của phát ban. Trong ảnh là một bệnh nhi ngày thứ 3 của phát ban, ban sởi che phủ toàn bộ phần cánh tay, lưng, mông và đùi trên.
Ban sởi ở đùi
Ban-soi-o-dui-1-2934-1397799006.jpg
Ban ở đùi.
Hình ảnh ban sởi ở mông và phần sau đùi của một bệnh nhi vào ngày thứ 3 của phát ban.
Ban sởi mới nổi
Ban-soi-moi-noi-1-2361-1397799006.jpg
Khi mới nổi ban chưa dày.
Ban sởi giai đoạn mới nổi, bắt đầu bằng những đốm đỏ riêng biệt hơi gồ lên.
Ban sởi giai đoạn muộn
Ban-soi-muon-1-1625-1397799007.jpg
Ban sởi rộ ở những ngày sau.
Cận cạnh ban sởi giai đoạn muộn. Các đốm đỏ đã nhân lên gấp bội và gắn kết với nhau, khó phân biệt từng đốm. Khi ban bay đi, các nốt đỏ bắt

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Vì sao bạn thiếu khoái cảm?

Lời phán của nữ tiến sĩ này hơi cường điệu. Sự thật không đến nỗi quá “căng” như thế, nhất là ở Việt Nam. Vì bản năng tình dục là hiện tượng bẩm sinh ở mọi người, không phụ nữ bình thường nào thiếu.
Hiện nay, thiếu cảm giác hay thiếu khoái cảm được nhận định là một sự kém phối hợp giữa não bộ và cơ quan tình dục, cũng giống như trục trặc điện thoại (quay nhầm số, chuông không reo, hay chuông reo mà không có người nghe, đang nói chuyện thì bị cúp ngang). Cùng lắm là bản năng ấy được thể hiện với một hình thức khác, hoặc là một “bản năng chưa được triển khai”, giống như nàng công chúa đang ngủ trong rừng chờ hoàng tử đến đánh thức dậy.
Có lẽ phải bắt đầu bằng một số điều cơ bản. Trước hết, chuyện vợ chồng chủ yếu vẫn là (và phải là) chuyện riêng của hai người với nhau mà người khác (bất kỳ ai) không có tư cách gì, không “mắc mớ” gì phải có ý kiến. Nếu hai vợ chồng thấy được, thấy bằng lòng, thấy thỏa mãn là được, không cần thắc mắc gì cả.
Chuyện tình dục thuộc lĩnh vực mà người ta rất ít khi nói thật. Tuyệt đại đa số con người, nhất là người Việt Nam, mỗi khi đề cập đến chuyện đó, thường chỉ nói rất ít hoặc tránh né, không nói gì cả. Những trường hợp “hãnh diện khoe khoang thành tích” hoặc mô tả cụ thể với nhiều ngôn từ “đao to búa lớn” (ở cả nam lẫn nữ) phần lớn là bịa đặt.
Vì sao bạn thiếu khoái cảm? - 1
Kĩ năng ân ái là điều vô cùng quan trọng (Ảnh minh họa)
Thật ra, người nói chỉ muốn tự trấn an, hoặc vẽ ra những tình huống mà trong thâm tâm họ đang mơ ước được hưởng. Những “câu văn tả chân” trong tiểu thuyết hoặc “hư cấu điện ảnh” của các văn hóa phẩm đặc biệt lại còn xa sự thật hơn. Không nên căn cứ vào những thứ ấy để tự cho là thiếu cảm giác, vì “lạc thú gối chăn”, như ông bà ta thường nói, là những cảm giác hoàn toàn chủ quan. Nữ bác sĩ Wolfromm đã rất có lý khi cho rằng, chỉ những phụ nữ nào tự nhìn nhận mình thiếu cảm giác và cảm thấy cần phải thay đổi tình trạng đó thì mới bị coi là thiếu cảm giác.
Trái với điều mà nhiều người lầm tưởng, khả năng tình dục ở người đàn ông không bao giờ có thể đánh giá bằng “số lần” trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Vì nếu vậy, một người đàn ông có khả năng xuất tinh nhiều lần bằng cách thủ dâm là mạnh lắm hay sao? Tự ái đúng nghĩa của người chồng phải là khả năng thỏa mãn của hai người chứ không phải chỉ riêng một mình mình thôi. Các nhà nghiên cứu nữ cho rằng, nếu các ông “chú ý” đến bà xã hơn một chút nữa thì tình trạng thiếu cực khoái hoặc thiếu cảm giác đã không xảy ra.
Chuyện vợ chồng” là sự việc đã có từ ngày con người xuất hiện lần đầu tiên trên trái đất. Nếu không có chuyện đó, nhân loại đã không thể tồn tại đến nay. Nhưng “nó” lại là chuyện đơn giản nhất, đồng thời cũng phức tạp nhất, đa dạng nhất, muôn người muôn vẻ, tùy thuộc vào trình độ văn hóa, văn minh dân tộc. Riêng ở nước ta, hình như các bà ít thắc mắc và tự mình đến bác sĩ để chữa bệnh; hầu hết các trường hợp là do các ông chồng dẫn đến.
Điều kiện tiên quyết để trị bệnh là phải có ông xã (chính thức hoặc không chính thức) và phải được sự cộng tác hoàn toàn của cả hai người. Nếu được như vậy thì cũng dễ giải quyết. Tuy nhiên, tất cả những chuyện từ nãy đến giờ chỉ là khái quát “vĩ mô”, nếu đi vào “vi mô” thì còn rất lắm chuyện

"Yêu" 12 lần chưa thấy khoái cảm?

m có một vấn đề thắc mắc, mong chuyên mục giải đáp giúp em!
Em năm nay 27 tuổi, mới đăng ký kết hôn và cũng là lần đầu tiên em làm chuyện ấy. Trong những lần đầu thì cảm giác vô cùng đau đớn và có ra máu hồng như những người khác. Nhưng đến bây giờ đã quan hệ được 12 lần, em cũng không còn cảm giác đau gì nữa, nhưng em chưa hề có một chút cảm giác khoái cảm nào từ lần đầu quan hệ đến giờ.
Ban đầu em cứ nghĩ do đau nên không có cảm giác hạnh phúc. Nhưng đến bây giờ không còn đau nữa mà cũng không có cảm giác gì. Khi ở bước dạo đầu, em cũng rất hưng phấn và cảm xúc. Em không hề có chút tâm lý lo lắng, hồi hộp hay sợ hãi gì. Chồng em cũng rất từ từ để tạo cảm xúc cho em nhưng không được gì. Liệu em có bị vấn đề gì không ạ? Làm thế nào để em có được cảm xúc khi quan hệ. Mong chuyên mục giải đáp giúp em! (Em gái)
"Yêu" 12 lần chưa thấy khoái cảm? - 1
Em và chồng sắp cưới quan hệ tới 12 lần rồi mà chưa hề một lần em thấy khoái cảm (Ảnh minh họa)
Trả lời:
Em gái thân mến! Cảm ơn em đã gửi những thắc mắc của mình về cho chuyên mục. Vấn đề của em, chuyên mục xin được giải đáp như sau:
Đạt được khoái cảm khi quan hệ tình dục là điều bất cứ ai cũng mong muốn được trải qua. Nó không chỉ mang tới sự thỏa mãn về thể xác của riêng mình mà còn là chất xúc tác giúp cho đời sống tình cảm của hai vợ chồng thêm gắn bó. Tuy nhiên, để đạt được điều lí tưởng đó cần rất nhiều yếu tố. Phụ nữ lại là phái gặp nhiều khó khăn hơn trong con đường “lên đỉnh”. Điều em cần làm bây giờ là cần hết sức bình tĩnh và thoải mái tâm lí.
Em và chồng sắp cưới mới chỉ quan hệ 12 lần. Đó là một con số quá nhỏ về số lần “yêu” trong cả cuộc đời của một người. Quãng thời gian chung sống, “yêu” của vợ chồng em còn rất dài phía trước và em chắc chắn sẽ được tận hưởng những phút giây tuyệt vời nhất từ chuyện ấy.
"Yêu" 12 lần chưa thấy khoái cảm? - 2
Thời gian và sự thấu hiểu lẫn nhau là cách giúp cho hai vợ chồng thăng hoa trong tình dục (Ảnh minh họa)
Hiện tại em chưa có được cảm giác hạnh phúc khi quan hệ có rất nhiều nguyên nhân. Có thể do anh ấy chưa hoàn toàn hiểu em, chưa biết cách kích thích vào những vùng nhạy cảm nhất của em để em hưng phấn. Hai em cũng chưa thử những tư thế phù hợp nhất với mình để cả hai cùng thăng hoa khi quan hệ. Từ cách tác động, cường độ, tư thế, kĩ thuật đến những yếu tố tâm lí chưa hòa hợp đều là nguyên nhân khiến cho em chưa có một cuộc “yêu” trọn vẹn. Ngoài ra, khi “yêu” em cứ mải mê chờ đợi cảm giác đó đến cũng chính là một yếu tố khiến em không thấy thỏa mãn. Em hãy thả lỏng cơ thể và cùng anh ấy làm tất cả những điều khiến hai người thấy thích thú. Đó chính là bí quyết mang tới khoái cảm cho em.
Em hãy yên tâm rằng, em sẽ nhận được những điều tuyệt vời nhất từ chuyện ấy. Thời gian chung sống, sự hiểu biết tâm sinh lí của người bạn đời và kinh nghiệm sẽ giúp hai vợ chồng tìm ra con đường tới “đỉnh” hạnh phúc. Đừng nôn nóng khi mà các em mới chỉ “chạm” vào “chuyện ấy” 12 lần. Còn rất nhiều thời gian phía trước cho hai vợ chồng, hãy thoải mái mà tận hưởng em nhé!
Chúc em mạnh khỏe và hạnh phúc!

6 điểm khoái cảm ở phụ nữ chưa chắc quý ông đã biết






 Thay vì cứ mãi gắn bó với một vài hành động mà bạn đã quen, tại sao không thử tập trung vào một số trung tâm khoái cảm khác có thể giúp gia tăng sự hưởng thụ tình dục cho phụ nữ.

"Chuyện ấy” không chỉ để mang về niềm vui cho riêng bạn. Nhiều người đàn ông cảm thấy rất khó tập trung vào bất cứ điều gì khác ngoài “niềm vui” của chính mình mỗi khi có quan hệ tình dục. Điều này có thể làm bạn tình không được thỏa mãn.
Thay vì cứ mãi gắn bó với một vài hành động mà bạn đã quen dùng từ khi mười sáu, tại sao không thử tập trung vào một số những trung tâm khoái cảm khác có thể giúp gia tăng sự hưởng thụ tình dục cho phụ nữ? Dưới đây là một số trung tâm tạo sự hứng khởi mà bạn có thể đã bỏ quên.
Bụng
Bụng có thể là một khu vực tạo khoái cảm và phản ứng nhanh một cách đáng kinh ngạc với bất kì phụ nữ nào. Nếu bạn dùng đầu ngón tay hoặc mu bàn tay để tạo nên những hình xoắn trên bụng, chắc chắn nó sẽ tạo nên những đợt sóng thích thú cho cô ấy. Nếu cô ấy thích, bạn cũng có thể dùng răng hoặc lưỡi thay thế.
Ngực
Hầu như đàn ông nào cũng từng có những trải nghiệm vụng về với “chuyện ấy” lúc ban đầu và tạo không ít khó chịu cho khu vực nhạy cảm này của phái đẹp. Tuy nhiên, nếu bạn hành động với mặt dưới của ngực, cô ấy sẽ thấy cực kỳ hứng thú với một khu vực hầu như hay bị bỏ quên này. Những vòng tròn được tạo nên chậm rãi từ những ngón tay hay lưỡi sẽ gia tăng cảm thụ xúc giác mạnh mẽ.
6 điểm khoái cảm ở phụ nữ chưa chắc quý ông đã biết
Lưng
Xoa bóp lưng, đặc biệt là phần thắt lưng, có thể là một cách tuyệt vời để chào đón cô ấy sau một ngày dài mệt nhọc tại nơi làm việc. Những căng thẳng và áp lực trong ngày có thể “tích tụ” ở phần thắt lưng và bằng cách massage với dầu, bạn có thể làm trẻ hóa nàng và khiến cô ấy cảm thấy mình được săn sóc đặc biệt.
Cánh tay
Hành động ve vuốt cánh tay hay nắm lấy bàn tay nàng của bạn luôn luôn tạo nên sự lãng mạn trong bất kì khoảnh khắc nào. Tuy không phải là một khu vực mang tính nhục dục mạnh trên cơ thể, nhưng khi bạn chạm vào, bạn đang gửi đi một thông điệp: rằng bạn không chỉ biết quan tâm đến hoan lạc của riêng mình thôi. Hành động mơn trớn đôi cánh tay mang lại sự ấm áp và cô ấy sẽ cảm nhận sự hạnh phúc và cảm thụ hứng thú nhiều hơn.
Gò má
Đây là một trong những trung tâm tạo sự hứng thú nhiều nhất nhưng cũng hay bị bỏ qua nhất trên cơ thể phụ nữ. Khi bạn bắt đầu một nụ hôn, bàn tay của bạn sẽ chạm vào tóc, tai của cô ấy và sau đó là đến gò má. Rất có thể bạn muốn tiến ngay đến “núi đôi” nhạy cảm, nhưng hãy trì hoãn sự thích ý của mình mà ghé qua đôi gò má của nàng.
Tai
Đôi tai là một phần rất nhạy cảm của cơ thể phụ nữ. Ngoài những lời thì thầm “gợi ý” gợi hứng thú, bạn có thể hôn, nhấm nháp hay thậm chí liếm đôi tai mang đến niềm vui cho bạn tình. Bạn sẽ lập tức biết ngay phản ứng nếu cô ấy thật sự có hứng với nó hay chỉ chịu đựng những nỗ lực của bạn. Chọn lọc đúng từ ngữ và thực hành với thanh điệu thích hợp cũng sẽ tăng sự thú vị hơn cho cô ấy. Lời khuyên cho bạn: không nên tuân theo bất kỳ kịch bản nào. Bạn cứ để những xúc cảm dẫn dắt bạn

Tu Van Chua Khoai cam

Khi chồng không tạo cho vợ khoái cảm thì liệu có khả năng mang thai ko vậy?giúp em với các chị em ơi?

Khi quan hệ với chồng, em không cảm thấy hứng gì cả, liệu như vậy có ảnh hưởng gì đến vấn đề sinh con của em ko? Vợ chồng em rất muốn có baby, mà em nghe người khác nói : quan hệ với chồng mà "hứng" thì khả năng thụ thai rất cao vì khi "hứng" thì trứng dễ dàng rụng. do đó khả năng thụ thai sẽ rất dễ dàng.Mong các chị em tư vấn thêm cho em nha,em đang rất tuyệt vọng.
Câu trả lời hay nhất
  • Hson đã trả lời 4 năm trước
Khoái cảm là tổng hợp những cảm giác khoan khoái dễ chịu khi giao hợp, khi cơ quan sinh dục được kích thích. Hầu hết mọi người phụ nữ đều có khoái cảm khi giao hợp, trừ những người lãnh cảm.
Cực khoái là mức độ tột đỉnh của khoái cảm, là khoái cảm bùng nổ cực kì mãnh liệt.
Về mặt sinh lí, đây là những co thắt không chủ động của cơ bắp, nó kéo dài trung bình khoảng 3 - 12 giây với giãn cách đều, kèm theo cảm giác bủn rủn toàn thân, tiếp theo là cảm giác thư giãn. Lúc cực khoái, tình trạng các cơ bắp vùng cơ quan sinh dục bị căng do máu ứ đầy trong các mạch máu bỗng chốc được nới lỏng hẳn dưới dạng phản xạ. Có thể nói, hiện tượng cực khoái cũng tương tự như hiện tượng hắt hơi, toàn bộ sức lực được gom lại rồi nổ tung, tiếp theo là cảm giác thoải mái nhẹ nhõm.
Ở nam giới, cực khoái chỉ đạt được một lần khi xuất tinh, nhưng với nhiều phụ nữ lại có thể liên tiếp nhận được các cơn cự khoái khác nhau trong mỗi lần giao hợp. Do vậy, những phụ nữ không đạt được cực khoái không nhất thiết là những người không có khoái cảm khi giao hợp
Đối với phụ nữ, nếu được kích thích, vuốt ve, âu yếm vào các vùng nhạy cảm trên cơ thể như: ngực, đùi, âm vật... thì mọi phụ nữ đều có thể đạt tới cực khoái. Để cả hai cùng thỏa mãn đến cao trào, điều quan trọng là người chồng phải biết tìm ra những điểm nhạy cảm đó của vợ và có cách kích thích phù hợp, tạo cho người vợ cảm thấy thoải mái khi giao hợp. Đây là yếu tố quan trọng để cơ thể người phụ nữ tiết ra các dịch tiết âm đạo, làm cho quá trình giao hợp được dễ dàng. Vì mức độ nhạy cảm của mỗi người rất khác nhau nên quá trình tiến đến cực khoái của mỗi người cũng không giống nhau.
Thực tế cho thấy, người phụ nữ không có khả năng đạt được cực khoái chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp và phần lớn là do đàn ông vụng về, hoặc ích kỉ nên thiếu quan tâm, không trao tặng cho vợ những nụ hôn nồng thắm, thiếu quá trình kích thích trước khi giao hợp... khiến cho người vợ không đạt được niềm khoái cảm mà người vợ đáng được hưởng
- Do nền giáo dục quá khắc nghiệt, quan niệm áp đặt.
- Nhà chật, người đông nên thường xuyên phải kìm hãm ham muốn cũng làm giảm khoái cảm, khó đạt được khoái cảm.
- Thiếu tự tin ở ngoại hình, tâm lí e ngại, muốn che dấu cơ thể khi quan hệ tình dục.
- Những chấn thương do bị xâm hại tình dục, khiến nạn nhân nghĩ cơ thể mình đã bị nhơ bẩn hoặc bị tổn hại, từ đó cho rằng: sinh hoạt tình dục không mang lại hứng thú gì.
- Stress lâu ngày.
- Những trục trặc, xích mích trong đời sống vợ chồng.
- Khúc dạo đầu quá ngắn và không đủ kích thích.
- Người chồng không kiểm soát được sự xuất tinh hoặc vụng về trong các động tác.
- Thiếu hiểu biết về những vùng dễ kích thích trên cơ thể và các phản ứng kích thích xuất phát từ đó.
Khắc phục tình trạng không cực khoái
- Cơ thể mỗi ngưởi phụ nữ có phản ứng rất khác nhau khi sinh hoạt tình dục, vì thế hai vợ chồng cần cùng nhau tìm ra những tư thế mang lại nhiều khoái cảm nhất.
- Do đặc điểm về cấu tạo cơ thể nên nữ giới cần nhiều thời gian hơn nam giới để đạt được tới cực khoái nên người vợ đừng e ngại nói cho chồng biết mong muốn và cảm giác của mình trong quá trình giao hợp.
- Kích thích điểm G: Để kích thích điểm rất nhạy cảm này, bạn chỉ cần thò một ngón tay vào sâu trong âm đạo khoảng vài cm rồi cong ngón tay lại, bạn sẽ thấy một vòng tròn nhỏ bằng đồng xu hơi gồ lên, bề mặt gợn sóng, khác hẳn các vùng khác của niêm mạc âm đạo. Khi được kích thích, điểm G cứng lại, lúc đầu gây cảm giác như mót tiểu, nhưng sau đó tạo khoái cảm rất mạnh. Tuy nhiên, kiểu kích thích này cần đảm bảo tay phải sạch sẽ, không nhiễm khuẩn, tránh hiện tượng nhiễm khuẩn từ tay vào âm đạo.
- Yếu tố tinh thần cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên khoái cảm cho người vợ, cho nên cả hai vợ chồng cần giải tỏa mọi căng thẳng trong cuộc sống bằng các phương pháp như: đi dạo, ngồi thiền, yoga… trước khi vào cuộc..."Yêu"

Màng trinh và trinh tiết (tiếp)

Màng trinh và trinh tiết (tiếp)

"Thưa bác sĩ, cháu năm nay đã 20 tuổi, cái tuổi có thể có bạn trai và lập gia đình. Nhưng cháu luôn luôn bị ám ảnh bởi một chuyện đau lòng xảy ra cách đây đã lâu. Nhưng khổ nỗi cháu không biết và không thể xác định rõ ràng thế nào là sinh hoạt tình dục và màng trinh. Cháu chỉ nhớ là hồi nhỏ (khoảng 8 tuổi) cháu có bị một bạn trai ở cùng xóm dụ vào buồng… Như vậy khi lấy chồng, chồng cháu có biết không? Lòng cháu luôn luôn lo sợ, mong bác sĩ giúp giùm cháu cách giải quyết…".
Cháu nên quên chuyện đó đi là hơn. Hãy tự nhủ chuyện đó chưa bao giờ xảy ra trong cuộc đời cháu. Về mặt y học, sau 12 năm, không thể nào phát hiện gì được, kể cả khám thật kỹ. Vậy thì quên đi là tốt nhất. Thân mến và chúc cháu thật nhiều hạnh phúc.
"Lúc cháu có kinh lần đầu tiên, mẹ cháu bảo khi thay băng lấy ngón tay cho vào rửa cho sạch, lúc đầu cháu cảm thấy hơi đau, nhưng sau mấy lần không thấy đau nữa mà lại rất dễ dàng. Khi lớn lên, biết chuyện bị rách màng trinh, cháu lo quá. Làm thế nào để người yêu của cháu tin rằng cháu không hề có quan hệ tình dục với ai? Xin bác sĩ hãy cho cháu một lời khuyên hay dạy cho cháu một lời giải thích, nếu không thì anh ấy bỏ cháu mất".
(Q.H.Y., Biên Hoà)
"Hồi nhỏ cháu đi chơi và bị tai nạn, nhưng lúc đó cháu chưa biết gì nên không dám nói với gia đình. Vậy cháu có còn trinh không và sau này khi có người yêu thì cháu có nên nói thật với người ta không?".
(T.H., Bạc Liêu)
"Thưa bác sĩ, vào lúc 10 tuổi, con đã bị một “sự cố” và đến ngày hôm nay con thật là lo sợ vì có quen một người con trai thương yêu con. Có nên kể hết sự thật hay là giấu tất cả? Có những lúc con cố tình làm cho bạn trai con hiểu lầm để thù ghét và xa lánh con, nhưng kết quả ngược lại. Con khổ quá! Thưa bác sĩ, có phải trên đời này không có người con trai nào cao thượng và thông cảm cho con gái lỡ làng? Vì ba má con rất có uy tín, nên việc con chết hay đi tu đều không thể làm được, tuy rằng con rất muốn vậy".
(L.T.T., Phan Rang)
"Tôi có một chuyện rất khó nói, rất mong được bác sĩ giúp đỡ: Gia đình tôi có một bé gái 8 tuổi, bị bạn trai cũng khoảng 8, 9 tuổi xâm phạm thân thể. Liệu bé gái đó có bị mất màng trinh không? Vì muốn tránh tổn thương tâm lý cho bé nên gia đình tuyệt đối không muốn nhắc nhở đến chuyện ấy, nhưng rất lo sợ cho tương lai của bé.
Ngoài ra tôi cũng nghe nói màng trinh rất mỏng nên dễ bị tổn thương, liệu học võ và tập thể dục mạnh có làm màng trinh tiêu đi một cách tự nhiên không?".
(Ng.M., Thủ Đức)
Vấn đề trinh tiết hiện nay vẫn còn được nhận định ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, dù dưới góc độ nào thì cũng chỉ dựa vào việc tin tưởng ở nhau là chính. Người viết chưa biết trường hợp nào mà chú rể lại phải đem cô dâu đi khám để xác nhận “còn trinh” rồi mới làm đám cưới, và nếu có thì chắc là… rất dễ xa nhau. Muốn xác nhận còn trinh hay không, về mặt y học, phải khám phụ khoa, và phải do một bác sĩ chuyên khoa phụ sản đảm trách với bàn khám, đèn rọi… hẳn hoi. Những sự kiện khác (ra máu hay không ra máu, đau hay không đau) đều không có giá trị. Có trường hợp sinh hai ba đứa con rồi vẫn "còn trinh" vì màng trinh quá dày, cũng như có trường hợp không có màng trinh hoặc màng trinh đã rách sau một tai nạn nào đó. Vấn đề chính là phải yêu nhau thật sự, thành thật với nhau và tin nhau; nếu có lầm lỡ thì chẳng nên giấu, còn nếu không có thì việc gì phải lo? Riêng trường hợp bạn hỏi, cả hai “đương sự” đều quá nhỏ để có thể xảy ra chuyện đáng tiếc, nên quên đi là hơn.
"Vừa qua, các bạn trường em xôn xao vì tin một bạn gái bị băng huyết. Bạn bè cho rằng cô này đã có thai và đi nạo thai nên mới bị chứng ấy, bạn ấy rất khổ tâm. Vậy xin bác sĩ giải thích giúp, một người chưa lập gia đình có thể bị băng huyết hay không?".
Băng huyết hiểu theo nghĩa thông thường là ra nhiều máu ở bộ phận sinh dục nữ, có thể xảy đến với bất cứ tuổi nào, từ người chưa lập gia đình đến những bà có hàng tá con. Nguyên nhân gây ra băng huyết rất đa dạng, cần khám cụ thể mới điều trị được. Đối với trường hợp em kể, tôi nghĩ có lẽ chỉ đơn giản là một kỳ kinh kéo dài hơn thường lệ, gọi là rong kinh chứ chưa chắc đã là băng huyết. Ở tuổi học trò, kinh nguyệt trồi sụt, nhiều ít… là chuyện bình thường. Trong giới nữ sinh cấp 3, thỉnh thoảng vẫn có tin đồn người này có bầu, người kia nạo thai, thường nhắm vào những em có ngoại hình khá. Đây là điều rất dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu thấy vẫn ra máu hoài thì phải đi khám phụ khoa ngay.

Tư vấn miễn phí cách phòng tránh đột quỵ

Tư vấn miễn phí cách phòng tránh đột quỵ

Buổi giao lưu y học miễn phí chủ đề "Làm sao phòng tránh đột quỵ" với sự trình bày của bác sĩ Lương Lễ Hoàng sẽ diễn ra vào ngày 19/4.
Đột quỵ và hậu quả bại liệt vẫn là cơn ác mộng của những người bị cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, tiểu đường… Có cách nào chủ động hơn nhằm đẩy lùi bệnh tim mạch hay đành chấp nhận trời kêu ai nấy dạ? Đó là trọng điểm của buổi giao lưu y học được tổ chức tại hội trường nhà khách T78, 145 Lý Chính Thắng, TP HCM vào 8h ngày 19/4. 
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng sẽ trình bày và giải đáp thắc mắc xoay quanh một số chủ đề như: Vì sao đột quỵ là vấn nạn của thời này; bệnh tiểu đường - sát thủ phía sau đột quỵ; bài thuốc bổ thận âm hữu ích thế nào cho người cao huyết áp; chất nào độc nhất trong bệnh tim mạch; huyết áp cao, huyết áp thấp, huyết áp dao động, loại nào đáng lo?