Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Ra nhiều huyết trắng khi nóng trong người

Ra nhiều huyết trắng khi nóng trong người

Năm nay em 22 tuổi, sức khỏe vẫn bình thường, nhưng khi nóng trong người thì em có bệnh là ra huyết trắng nhiều.
Em đang thắc mắc về vấn đề này, mong nhận được sự chia sẻ và tư vấn của bác sĩ. (Lan Ngọc)
co-gai-4112-1398752114.jpg
Ảnh minh họa: Beautifulhairstyle.info.
Trả lời
Em thân mến!
Chất mà em gọi là huyết trắng hay khí hư chính là dịch tiết của âm đạo. Bình thường, dịch tiết âm đạo dính và có màu vàng nhạt giống như màu kem. Trong thời kỳ rụng trứng, dịch tiết âm đạo nhiều hơn và loãng hơn do chứa nhiều nước hơn, trông giống như lòng trắng trứng gà.
Sự thay đổi này của dịch tiết âm đạo trong thời kỳ rụng trứng nhằm tạo điều kiện cho tinh trùng dễ dàng gặp trứng để thụ tinh. Vì vậy, nếu em có lượng huyết trắng nhiều hơn bình thường thì đang ở trong thời kỳ rụng trứng và không có gì đáng lo ngại. Chỉ trừ khi huyết trắng của em có mầu sẫm và có mùi hôi thì em cần phải đi khám phụ khoa để loại trừ bệnh tật.
Chúc em khỏe và tự tin nhé!

Chồng bất ngờ rủ vợ 'yêu' tập thể

Chồng bất ngờ rủ vợ 'yêu' tập thể
Người phụ nữ gọi điện đến đường dây tư vấn tên Thảo, năm nay 25 tuổi, mới kết hôn được ba tháng.
Chị làm việc trong một tổ chức về môi trường. Chồng Thảo tên Hưng, làm ngành xây dựng, hơn Thảo 3 tuổi. Hưng và Thảo yêu nhau 3 năm rồi mới cưới. Thảo cứ ngỡ mình đã hiểu hết con người Hưng nhưng đến khi cưới nhau, chị mới biết, đằng sau một Hưng luôn điềm đạm, ân cần đời thường thì còn có một Hưng khác tàn bạo và thô lỗ khi trên giường. Chẳng những thế, anh ta còn có sở thích quái gở rằng anh luôn muốn có "hai người" trong cuộc yêu của mình.
Thảo cho biết, Hưng luôn mở phim sex để xem và bắt vợ thực hiện theo đúng như những diễn biến trong phim. Thảo không muốn làm theo thì Hưng sẵn sàng bạt tai vợ dù bình thường, anh là một người đàn ông vô cùng hiền lành, chẳng bao giờ quát mắng vợ. Hơn một tháng lấy nhau, Hưng nói muốn được làm chuyện giường chiếu với cùng một lúc hai người phụ nữ. Một là Thảo và một là gái làm tiền do Hưng tự tìm về. Tất nhiên Thảo không đồng ý. Sau khi thỏa thuận rất nhiều và cũng chịu không ít bạt tai của chồng, hai vợ chồng Thảo đi đến thống nhất Hưng sẽ mua một búp bê tình dục về để anh được thỏa mãn sở thích có hai người đàn bà có mặt trong cuộc "yêu" của anh.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.
Hưng đối xử với búp bê tình dục như một người phụ nữ thực sự. Nội y cho búp bê cũng được chính tay Hưng chọn và mua. Nó thậm chí còn đắt tiền hơn cả nội y của Thảo. Khi Hưnglàm tình với búp bê, Thảo buộc phải chứng kiến và có những hành động thể hiện sự phấn khích. Thảo nghĩ chồng mình là một kẻ bệnh hoạn thực sư. Chị không muốn chiều theo sự bệnh hoạn này của chồng nhưng sợ bị chống đánh nên Thảo đành giả vờ hào hứng theo cuộc "yêu" của chồng với búp bê tình dục.
Sau mỗi lần như thế, Hưng đều vô cùng hưng phấn còn Thảo thì ngược lại hoàn toàn. Chị sợ phải thực hiện chuyện giường chiếu, chăn gối với chồng. Nhưng không may mắn cho chị, nhu cầu tình dục của chồng Thảo rất cao nên hầu như ngày nào Thảo cũng phải sống với sự bệnh hoạn lúc ái ân của chồng. "Tôi thường tìm nhiều cớ để không phải ở nhà. Lúc thì tôi sang nhà ngoại, lúc thì sang nhà bạn, lúc thì xin trực ở công ty nhưng tôi chẳng thể cứ trốn mãi được vì vợ chồng còn ở với nhau cả đời, tôi trốn thì được mấy nỗi. Quả thật tôi chẳng biết phải làm gì hơn" - Thảo nói.
Cũng đã có lần Thảo hỏi thẳng Hưng về chuyện đó. Anh ngượng nghịu, vò đầu bứt tai, nói rất khổ sở rằng anh không hiểu sao mình lại như vậy và anh không thể cưỡng lại ý muốn đó của mình, cũng không thể dừng việc bạt tai vợ trên giường nếu vợ không nghe lời. Thảo ngỡ chồng chỉ bệnh hoạn đến thế là hết nhưng anh chồng chị lại ngày càng có thêm nhiều trò quái gở. Hưng thích bạo hành vợ trên giường. Thảo bắt đầu phải làm quen với chuyện bị chồng trói và bịt mặt trong mỗi cuộc yêu. Sau khi lột trần vợ, anh ta sung sướng dùng dây để quật vợ. Những lằn đỏ trên người vợ gây cho Hưng một cảm hứng kì lạ và anh ta vô cùng thích thú. Thảo thì sợ và đau đến mức không kêu thành tiếng, chỉ có nước mắt cứ lặng lẽ chảy ra.
Nước mắt chị lại càng khiến chồng kích động và anh ta càng "hăng hái" quật vợ nhiều hơn.
Thảo gọi điện đến đường dây của trung tâm tư vấn xin tư vấn nhưng quả thật, nhân viên tư vấn cũng không biết phải đưa ra cho chị giải pháp nàođể thoát khỏi thú bạo dâm của chồng Thảo. Thảo không nghĩ đến chuyện li dị nhưng chị đã tính đến chuyện li thân để giải thoát cảm xúc cho mình vì "nếu cứ thế này thì tôi e rằng mình không đủ cả sức khỏe và tinh thần để chịu đựng được mất. Chồng tôi thực sự làm tôi sợ hãi và tôi hoàn toàn không cảm thấy hạnh phúc khi ở cùng anh ta" - Thảo nức nở tâm sự qua đường dây điện thoại với nhân viên tư vấn.
Có thể nói, chuyện ái ân là một phần trong đời sống vợ chồng và nó có ảnh hưởng lớn trong hạnh phúc của bất cứ cặp vợ chồng nào. Bởi thế, hai người trong cuộc cần thẳng thắn trao đổi với nhau về những điều mình không hài lòng về đối phương để có thể cùng nhau sửa chữa, khắc phục và bảo vệ tình yêu cho chính mình.

Phá thai bằng thuốc

Phá thai bằng thuốc (PTBT) là một phương pháp phá thai rất phổ biến trên thế giới bởi nó an toàn cho chị em. Tuy nhiên trên thực tế, việc PTBT chưa thực sự mặn mà với chị em bởi những yếu tố về kinh tế cũng như những rắc rối mà họ có thể gặp phải.

Báo KH&DT đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Đức Hinh (ảnh) - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương xung quanh vấn đề này.
Tiện lợi, tỷ lệ thành công cao
So với việc can thiệp bằng thủ thuật thì PTBT được xem là tiện lợi, nhanh chóng; tránh được những tai biến rách hay nhiễm trùng tử cung... do việc phải đưa dụng cụ vào buồng tử cung. Đặc biệt, phương pháp này có tỷ lệ thành công khá cao khoảng 92% cho thai dưới 49 ngày tuổi.
Theo dự kiến, việc PTBT đang được nghiên cứu để kéo dài tới 63 ngày. Để phá thai dưới 49 ngày tuổi, cần có 2 loại thuốc kết hợp là Mifepristone và Misoprostol (Cytotec). Tuy chỉ là uống thuốc để gây sẩy thai tự nhiên, nhưng quy trình uống phải được quản lý chặt: Bệnh nhân sẽ uống viên đầu (Mifepristone 200mg) dưới sự giám sát của bác sĩ, 15 phút sau khi uống thuốc bệnh nhân mới được rời cơ sở y tế. Sau 48 giờ phải quay trở lại để uống tiếp 2 viên Misoprostol (mỗi viên 200mg) và phải ở lại bệnh viện khoảng 4 giờ để theo dõi.
Mặc dù việc lưu hành thuốc chỉ được phép trong các cơ sở y tế ở tuyến tỉnh và trung ương nhưng trên thực tế, người dân vẫn có thể mua được ở ngoài thị trường loại thuốc Misoprostol (Cytotec). Nếu chỉ dùng thuốc Misoprostol (Cytotec) thì sẽ phá thai từ 13 tuần tuổi.
Còn thuốc Mifepristone thì được quản lý chặt chẽ hơn, chỉ có trong bệnh viện (BV). Theo quy định trong quyển "Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản" từ năm 2002 đến nay vẫn còn giá trị: việc PTBT chỉ áp dụng cho thai dưới 49 ngày; chỉ được phép triển khai ở những BV tuyến trung ương, tuyến tỉnh và nhất thiết phải uống thuốc dưới sự hướng dẫn, giám sát chặt chẽ của bác sĩ ngay từ BV.
Tuy nhiên, hiện nay, không chỉ có các BV tuyến tỉnh và tuyến trung ương, mà còn có một số phòng khám tại Hà Nội và Hải Phòng thuộc Hội kế hoạch hóa gia đình (VINAFPA) cũng thực hiện việc phá thai này (theo dự án nghiên cứu phá thai). Trường hợp phá thai này áp dụng cho thai dưới 56 ngày tuổi.
... nhưng chị em không mặn mà
Mặc dù đây là một phương pháp rất tiện lợi, bớt ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của chị em so với biện pháp nạo hút, song trên thực tế, không phải ai cũng ưa thích. Lý do thứ nhất là tất cả những bệnh nhân khi dùng phương pháp này bao giờ cũng phải cam kết nếu thất bại, bắt buộc phải phá thai bằng hút, không được phép để lại, vì các thuốc phá thai này có nguy cơ gây dị dạng thai nhi.
Bên cạnh đó là vấn đề kinh phí. Nếu như một ca hút thai chỉ tốn khoảng 80 nghìn đồng thì việc PTBT sẽ phải mất từ 300 - 350 nghìn đồng. Đó cũng chính là lý do vì sao tỷ lệ sử dụng phương pháp PTBT chỉ chiếm từ 1/3 - 1/4 trường hợp đến phá thai tại BV.
Một vấn đề nữa là thời gian. Hút thai chỉ mất có 15 phút trong BV, trong khi uống thuốc phá thai thì phải đến BV 2-3 lần vì cần phải theo dõi kết quả sau khi uống thuốc. Hạn chế của PTBT còn là khách hàng lại phải chịu đau đớn trong một thời gian do thuốc gây ra hiện tượng sẩy thai tự nhiên.
Mặt khác, dù tỷ lệ tai biến do PTBT thấp hơn so với can thiệp bằng thủ thuật, nhưng không phải là không có. Tai biến thường gặp là xuất huyết ồ ạt sau khi uống thuốc, bắt buộc người sử dụng phương pháp này phải ở cách cơ sở y tế - nơi thực hiện PTBT - không quá 30 phút di chuyển. Hiện vẫn chưa có kết luận về sự ảnh hưởng của những trường hợp dùng quá nhiều thuốc phá thai.
Xu hướng thế giới hiện nay ngày càng nhiều người sử dụng PTBT, hạn chế phá thai bằng thủ thuật. Ở nhiều nước, người ta còn cho phép cả nữ hộ sinh cũng được thực hiện PTBT. Chính vì thế, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đang đề xuất cho điều chỉnh "chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản" trong việc sử dụng PTBT. Cụ thể là BV tuyến huyện thực hiện PTBT dưới 49 ngày, tuyến tỉnh dưới 56 ngày và tuyến trung ương dưới 63 ngày. Còn việc nữ hộ sinh thì còn đang tranh luận.

Mọi thắc mắc của bệnh nhận có thể liên hệ phòng khám sản phụ khoa thuộc phòng khám đa khoa hữu nghị việt pháp 112, Phố mai dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, DDt 01266200777  hoặc mail : Vietphapclinic@yahoo.com để được tư vấn cụ thể.

Kỹ thuật xét nghiệm HPV mới sàng lọc ung thư cổ tử cung

Kỹ thuật xét nghiệm HPV mới sàng lọc ung thư cổ tử cung

(Dân trí) - Có thể sẽ có một số thay đổi trong quá trình khám phụ khoa định kỳ của bạn khi mới đây Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ đã phê chuẩn xét nghiệm ADN HPV mới cho phụ nữ trên 25 tuổi.

 Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tháng trước, xét nghiệm HPV cobas này được Ban hội thẩm thiết bị vi sinh của Ủy ban tư vấn thiết bị y tế của FDA nhất trí thông qua sau khi họ xác định xét nghiệm này là an toàn và hiệu quả trong phát hiện các chủng HPV nguy cơ cao dễ dẫn tới ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm này sử dụng mẫu các tế bào cổ tử cung để xác định 14 chủng HPV nguy cơ cao đặc biệt là HPV 16 và HPV 18. Nếu phát hiện một trong hai chủng HPV này, bạn được khuyến nghị soi cổ tử cung để kiểm tra chi tiết hơn về các tế bào cổ tử cung. Nếu xét nghiệm phát hiện các chủng HPV khác, bạn nên làm xét nghiệm Pap để xem bạn có cần soi cổ tử cung không.

Quyết định phê chuẩn của FDA không làm thay đổi hướng dẫn hoặc khuyến nghị về xét nghiệm Pap, nó chỉ đơn thuần cung cấp thêm lựa chọn thứ 3 cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân. Nếu bạn trên 25 tuổi và muốn sử dụng phương pháp sàng lọc này thay vì xét nghiệm Pap, bạn hoàn toàn có thể.

Hướng dẫn hiện nay khuyến nghị phụ nữ từ 21 tới 65 tuổi nên xét nghiệm Pap 3 năm một lần.

Nếu xét nghiệm Pap cho kết của bất thường thì sau đó bạn sẽ được xét nghiệm HPV. Nếu không, bạn không nên xét nghiệm HPV cho tới khi 30 tuổi, tại thời điểm này, bạn có thể lựa thực hiện cả 2 xét nghiệm này cùng lúc cứ 5 năm một lần (thay vì chỉ xét nghiệm Pap 3 năm một lần). Những xét nghiệm này đã có nhiều năm.

Theo BS Mary Jane Minkin ở trường Y, ĐH Yale, Mỹ thì xét nghiệm thứ 3 này được cấp phép sử dụng như một xét nghiệm độc lập không cần xét nghiệm Pap (cho phụ nữ trên 25 tuổi). Về cơ bản bạn vẫn có thể sử dụng xét nghiệm Pap nếu muốn.

Vậy tại sao xét nghiệm này lại được phê chuẩn cho phụ nữ 25 tuổi trở lên? Trước đây, xét nghiệm HPV chỉ được khuyến nghị cho phụ nữ trên 30 tuổi, độ tuổi dễ mắc HPV và phần lớn các trường hợp mắc là tự khỏi. Mặc dù một số thành viên ban hội thẩm đã thể hiện sự lo ngại về điều trị quá mức ở nhóm tuổi 25-29 nhưng cuối cùng họ đồng ý rằng lợi ích là lớn hơn nguy cơ, vì những người từ 25 tới 29 tuổi có tỷ lệ mắc tiền ung thư cổ tử cung cao nhất.

Tại thời điểm này, FDA chưa đưa ra thông tin về chi phí của xét nghiệm này.

Phòng Khám Việt Pháp số 112 Mai dịch Điện thoại Tư vấn: 0988410350,Email: vietphapclinic@yahoo.com: VA MANG TRINH DAU

Phòng Khám Việt Pháp số 112 Mai dịch Điện thoại Tư vấn: 0988410350,Email: vietphapclinic@yahoo.com: VA MANG TRINH DAU: ang:   [1]    2    kechuyen... Theo các bác sỹ sản khoa, thì vá màng trinh là một tiểu phẫu đơn giản, giống như phương phá...

Người bơm silicon khiến khách tử vong cũng nhập viện

Người bơm silicon khiến khách tử vong cũng nhập viện

Sau khi tiêm silicon khắp thân thể khách, bà Hằng cũng tiêm vào hai bên cổ mình để làm đẹp và đang có dấu hiệu nhiễm trùng.
Chiều 28/4, Công an huyện Châu Thành (Trà Vinh) đồng ý cho Bệnh viện đa khoa Trà Vinh làm thủ tục chuyển bà Lục Thị Thu Hằng lên Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM cấp cứu. Người phụ nữ 54 tuổi này có dấu hiệu mệt, nhiễm trùng hóa chất nghi là tiêm silicon.
Bà Hằng quê thị trấn Cầu Ngang (Cầu Ngang, Trà Vinh), lên TP HCM tạm trú nhiều nơi. Là chỗ quen biết, nhiều lần bà Hằng khoe với bà Hoa (57 tuổi) ở ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa, rằng có cách làm đẹp bằng silicon khi tiêm vào mi mắt, mũi, môi, mu bàn tay, bàn chân hoặc ngực...
Ngày 24/4, bà Hoa điện thoại cho Hằng mang 2 chai hóa chất xuống Bến Có để bơm nâng ngực cùng nhiều chỗ trên cơ thể và đưa trước 4 triệu đồng. Sáng hôm sau bà Hoa có dấu hiệu mệt nặng, gia đình đưa vào Bệnh viện Trà Vinh cấp cứu, sau đó chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy thì tử vong.
Hay tin người mình bơm hóa chất thiệt mạng, Hằng nhờ người thân đưa đến cơ quan điều tra trình diện và bị tạm giữ hình sự để làm rõ dấu hiệu của hành vi Vô ý làm chết người. Tuy nhiên, đến chiều 28/4, bà Hằng có biểu hiện mệt nên được Công an huyện Châu Thành đưa đến bệnh viện khám và bác sĩ nghi vấn bà Hằng có thể bị nhiễm trùng do tiêm hóa chất.
"Hằng khai khi về TP HCM đã tự tiêm cho mình 1 chai dung dịch làm đẹp vào hai bên cổ. Hai vỏ chai bà này tiêm cho nạn nhân đã được thu giữ, gửi giám định để củng cố hồ sơ xử lý theo quy định pháp luật", một cán bộ điều tra nói.
Ái Nam
* Tên nạn nhân đã thay đổi.

Phim sex của Oh In Hye

Phim sex của Oh In Hye bị phát tán

Mới đây nhất, sau khi bộ phim Red Vacance Black Wedding mà “thảm họa Busan” Oh In Hye đóng vai chính ra mắt. Người ta lại được phen “ố á” vì hàng loạt những cảnh nóng trong phim lại được nữ diễn viên đóng quá nóng bỏng.

Chưa bàn đến nội dung phim, nhiều người sau khi xem trailer – mặc dù đã được nhắc trước là “chỉ dành cho lứa tuổi 18+” – nhưng những cảnh nóng trong phim vẫn đủ để khiến khán giả “đỏ mặt”. Thậm chí, một số hình ảnh “lộ liễu” đến mức nhà sản xuất phải sử dụng hiệu ứng “làm mờ” để “giảm nhiệt”.
Về Oh In Hye, cho đến giờ, cư dân mạng bắt đầu hoài nghi về những sự cố trang phục liên tục xuất hiện bên cái tên của chị ấy. Bắt đầu từ vụ mặc quá rộng một cách vô lý ở thảm đỏ Busan. Sau đó là việc Oh In Hye tham gia họp báo và phải nhờ đến một dụng cụ để giữ váy, liên tục thể hiện những cử chỉ thân mật với đạo diễn. Lại đến sự kiện thời trang mà ăn mặc “thiếu vải” khi trình diễn.
Cư dân mạng nhận định: “Nổi tiếng bằng những sự cố phản cảm, phim “nóng” thì quả thực rất nhanh và đúng là Oh In Hye đã được nhắc đi nhắc lại trong suốt thời gian qua”. Một số người thì nói: “Một hai lần thì người ta có thể không để ý, chứ cứ tái diễn “chiêu gây sốc” thì chỉ tạo cảm giác ngán ngẩm mà thôi”…

Bộ trưởng Y tế: 'Tôi không nghĩ đến từ chức lúc này'

Bộ trưởng Y tế: 'Tôi không nghĩ đến từ chức lúc này'

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói giờ là lúc tập trung để cứu sống các bé mắc sởi nên không phải là thời điểm nghĩ đến chuyện từ nhiệm. 
"Tại sao không phải lúc này?", Bộ trưởng Y tế nhắc lại câu hỏi của báo chí về việc từ chức tại buổi họp báo thường kỳ do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều  29/4, và trả lời: "Vì giờ là lúc ngành y tế tập trung cao nhất để giành giật sự sống cho các bé. Tôi chỉ mong mỗi ngày trôi qua đừng có thêm cháu nào ra đi vì sởi, bởi vẫn còn 29 cháu đang nguy kịch".
Theo Bộ trưởng, trong mỗi nỗi đau thì người mẹ bao giờ cũng chịu phần đau đớn nhiều nhất. Và để không có thêm một người mẹ nào phải mất con vì dịch sởi, ngành y đang dồn hết sức lực, bằng chứng là các bác sĩ hiện không có ngày nghỉ để tập trung tuân thủ các nguyên tắc giảm tử vong, tiếp tục tuyên truyền nhằm đạt tỷ lệ cao trẻ tiêm chủng.
t7x500-9212-1398093109-9768-1398783283.j
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trong một buổi họp báo về dịch sởi. Ảnh: Quý Đoàn.
Bộ trưởng Tiến nói rằng, với tư cách người đứng đầu ngành y, bà còn nhiều việc phải làm mà từ đầu nhiệm kỳ đã đề ra, với 7 nhiệm vụ liên quan tính mạng người dân như giảm tải bệnh viện, bảo hiểm y tế… "Nếu mình làm hết sức, với đam mê và trách nhiệm mà đến lúc nào đó cấp trên hay theo quy trình cán bộ không cho phép mình làm nữa thì tôi sẽ quay về công việc nào đó, miễn vẫn có ích cho đời", bà nói thêm.
Khi được hỏi về bài học kinh nghiệm qua trận dịch khiến gần 130 trẻ tử vong, Bộ trưởng Tiến thừa nhận đó là công tác truyền thông. Đây cũng là vấn đề mà Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Y tế rút kinh nghiệm. "Công tác tuyên truyền thiếu sót ở 2 việc, một là tuyên truyền chưa tốt dẫn đến tỷ lệ trẻ đi tiêm chủng đạt tỷ lệ thấp; hai là chưa kịp thời đưa ra cảnh báo để bệnh viện tuyến dưới dồn về viện Nhi trung ương gây nên tình trạng quá tải và lây chéo khiến tỉ lệ tử vong tập trung ngay tại viện đầu ngành", bà Tiến giải thích.

Cách phân biệt bệnh sởi và cúm

hời điểm hiện nay, điều kiện thời tiết đang là điều kiện thuận lợi cho virus sởi lưu hành và gây bệnh. Theo thống kê của Bộ Y tế, riêng tháng 1/2014, đã có 241 trường hợp mắc bệnh sởi ở 24 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu tại 4 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang và Yên Bái. Hiện đã có 3 trường hợp tử vong, tại Hà Nội (1 trường hợp) và Yên Bái (2 trường hợp).
Cùng thời điểm này, nguy cơ dịch bệnh cúm lây truyền từ gia cầm sang người diễn biến phức tạp. Từ tháng 1/2014, cả nước đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do cúm A (H5N1). Điều đáng nói là triệu chứng của bệnh sởi và cúm có nhiều điểm giống nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt 2 loại bệnh này?
Cách phân biệt giữa bệnh sởi và bệnh cúm
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương) cho biết: bệnh cúm và sởi đều có chung như: sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi… Tuy nhiên, điểm khác ở bệnh sởi là: viêm ở mắt, mắt phù nề, chảy nước mắt, rỉ mắt gây kèm nhèm mắt. Sau đó, khoảng 2-3 ngày thì ban đỏ bắt đầu xuất hiện ở mặt, đến cổ, vai, ngực, lưng, bụng, mông và lan xuống đùi và chân.
Bênh nhân bị sởi điều trị tại Viện nhi Trung ương (ảnh: Văn Hải)
Khi ban sởi lan xuống chân, các ban ở trên mặt bắt đầu bay và bay lần lượt theo thứ tự nó mọc. Sau khi bay đi, nó sẽ để lại những vết thâm ở trên da. Bệnh sởi thông thường diễn biến từ 7 - 10 ngày thì hồi phục và khỏi.
Những bệnh nhân dễ mắc bệnh sởi đó là sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra xảy thai, đẻ non.
Theo kết quả giám sát sởi 2013 của ngành y tế tại các tỉnh, thành phố cho thấy: Lứa tuổi mắc bệnh: chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (75,9%), đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chiếm trên 60%, Hà Nội trẻ dưới 5 tuổi chiếm 86,7% tổng số trẻ mắc bệnh.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh là do chưa được tiêm vaccine sởi hoặc chưa nhận được đủ số mũi tiêm: các tỉnh, thành phố có trên 30% số mắc chưa được tiêm vắc xin, riêng Hà Nội và TP HCM có trên 89% số mắc chưa được tiêm vaccine sởi.
Các yếu tố nguy cơ gây dịch
Cục Y tết dự phòng cho rằng, tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vaccine hoặc chưa từng mắc sởi.
Dịch sởi gia tăng chủ yếu do việc tiêm chủng 2 mũi vaccine chưa được bao phủ tất cả trẻ em. Thời gian qua do quá lo sợ về phản ứng sau tiêm nên một số cha mẹ không đưa con đi tiêm chủng các vaccine phòng bệnh, bao gồm cả vaccine sởi, điều này đã làm gia tăng nguy cơ mắc sởi cho trẻ.
Trong khi đó, vaccine sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ và sẽ hết trong khoảng từ 1-2 ngày sau tiêm mà không cần điều trị gì. Vaccine sởi là một trong những vaccine có hiệu quả cao trong phòng bệnh sởi, tuy nhiên, cũng như các vaccine khác, chỉ có khoảng 85% trẻ em tiêm vaccine sởi lúc 9 tháng tuổi được bảo vệ phòng bệnh sởi.
Với tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 cho trẻ 9 tháng tuổi đạt khoảng 90% có khoảng 76% số trẻ sinh ra hàng năm được bảo vệ. Số trẻ còn lại (24%) nếu không được tiêm chủng mũi 2 vaccine sởi lúc 18 tháng tuổi sẽ tích lũy và có khả năng gây dịch nếu có vi rút sởi xâm nhập.

Khuyến cáo của Bộ Y tế
Theo kết quả giám sát của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ trẻ mắc bệnh sởi trong số các trường hợp có sốt phát ban nghi sởi là rất cao (trên 70%). Do vậy, khi phát hiện trẻ có sốt, phát ban, cần thông báo và đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Để phòng chống bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo các bà mẹ cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine sởi đầy đủ, đúng lịch.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm cho rằng: Tiêm vaccine sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ em cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi. Mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi.
 “Nếu trẻ được tiêm một mũi vaccine sởi lúc 9 - 11 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vaccinesởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vaccine theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi trẻ mắc sởi thì trẻ sẽ có miễn dịch có thể bền vững suốt đời”, TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Bên cạnh việc tiêm chủng đúng lịch, các chuyên gia y tế khuyên các gia đình cần tăng cường dinh dưỡng đầy đủ để phòng suy dinh dưỡng ở trể em. Ngoài ra, chúng ta cũng nên tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân cho trẻ tránh mắc bệnh.
Nếu trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải được cách ly, nghỉ học và không đến nơi tập trung đông người để tránh lây lan trong cộng đồng. Cha mẹ và người chăm sóc nên chú ý đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ có sốt phát ban và kèm theo ho./.
Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế cho biết: Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên, lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông - xuân, đến nay sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi. Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh có tốc độ lây nhiễm rất cao, đặc biệt trong phòng, không gian khép kín và ở nhóm người chưa có miễn dịch phòng bệnh sởi do chưa được tiêm chủng vaccine sởi, chưa từng mắc bệnh sởi trước đó hoặc ở một số rất ít đối tượng không có đáp ứng sau tiêm vaccine./.

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

sàng lọc và chẩn đoán hội chứng Down

Những điều cần biết về sàng lọc và chẩn đoán hội chứng Down
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ

1. Mở đầu
Hội chứng Down được đặt tên từ bác sĩ người Anh Jonh Langdon Down, người đầu tiên mô tả tình trạng này vào năm 1887. Đến 1959, hội chứng này được xác định do thừa một nhiễm sắc thể (NST) thứ 21 nên còn gọi là Trisomy 21.
Một thai nhi bình thường mang bộ gen di truyền từ bố và mẹ, gồm 46 NST: 23 NST từ mẹ và 23 NST từ bố. Đối với hầu hết trẻ bị hội chứng Down, có thừa 1 NST thứ 21 nên bộ NST gồm 47 chiếc thay vì 46. Chính NST thừa này gây nên những đặc điểm về hình thái cũng như sự trì trệ phát triển tâm thần ở những trẻ hội chứng Down.
Mặc dù không ai biết chắc rằng tại sao hội chứng Down xuất hiện và cũng chưa có cách nào để phòng ngừa hội chứng này, nhưng các nhà khoa học biết rằng những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có nguy cơ cao sinh con bị hội chứng Down. Cụ thể, một phụ nữ 30 tuổi có nguy cơ sinh con hội chứng Down là 1/900, phụ nữ 35 tuổi nguy cơ tăng lên 1/365, phụ nữ 40 tuổi nguy cơ 1/100 và nguy cơ sẽ là 1/30 nếu người mẹ ở tuổi 45.
2. Tầm quan trọng của việc chẩn đoán trước sinh
Chẩn đoán trước sinh là sử dụng những phương pháp thăm dò trong thời kỳ thai nghén nhằm phát hiện các bất thường về hình thái hay những bất thường về nhiễm sắc thể của thai
Đây là những phương pháp chẩn đoán sớm các dị tật bẩm sinh của thai, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh, tỉ lệ trẻ bị dị tật, khuyết tật nặng nề và góp phần nâng cao chất lượng dân số. Các phương pháp cơ bản được ứng dụng hiện nay là siêu âm chẩn đoán, định lượng các chất đánh dấu và các phương pháp lấy bệnh phẩm thai như: Chọc hút dịch ối, lấy máu tĩnh mạch rốn, sinh thiết gai nhau… để xác định những bệnh lý liên quan đến bất thường về nhiễm sắc thể.
Hội chứng Down hay trisomy 21 là rối loạn di truyền thường gặp nhất gây chậm phát triển tâm thần, chiếm khoảng 9,2/10.000 ca sinh sống tại Hoa Kỳ. Người bị hội chứng Down thường kèm những bệnh lý khác nhau như bệnh tim mạch, điếc, thần kinh, tiêu hóa, xương khớp,…
Khác với trisomy 13 và trisomy 18, người bị hội chứng Down có tỉ lệ sống sau sinh nhiều hơn và tuổi thọ cũng cao hơn. Bản thân người bị hội chứng Down đã có cuộc sống không chất lượng, phải dựa vào người khác, họ còn là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hiện nay, việc sàng lọc và chẩn đoán hội chứng Down được xem là mục tiêu quan trọng của chẩn đoán trước sinh.
Có hai loại xét nghiệm trước sinh được dùng để phát hiện hội chứng Down là xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán. Xét nghiệm sàng lọc nhằm ước tính nguy cơ 1 thai nhi bị hội chứng Down. Xét nghiệm chẩn đoán nhằm trả lời chính xác thai nhi có bị hội chứng Down hay không.

3. Sàng lọc hội chứng Down
Xét nghiệm sàng lọc thường có giá thành rẻ, không xâm lấn và dễ thực hiện trong dân số chung. Khi xét nghiệm sàng lọc cho kết quả thai kỳ thuộc nhóm nguy cơ cao, khi đó cần làm tiếp xét nghiệm chẩn đoán để xác định tình trạng.
Trước đây, sàng lọc hội chứng Down đơn thuần dựa vào tuổi mẹ, khi người mẹ ≥ 35 tuổi có chỉ định chọc ối để chẩn đoán. Tuy nhiên, do số thai phụ dưới 35 tuổi chiếm trên 80% dân số chung và trong 100 trẻ hội chứng Down có đến 70 trẻ được sinh ra từ những bà mẹ dưới 35 tuổi. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào tuổi người mẹ thì sẽ bỏ sót đến 70% trẻ bị hội chứng Down.
Hiện nay, tại BV Từ Dũ, hội chứng Down được sàng lọc dựa vào xét nghiệm huyết thanh học định lượng các chất đánh dấu và siêu âm chẩn đoán. Ở giai đoạn tuổi thai sớm 11 tuần – 13 tuần 6 ngày dựa vào siêu âm đo độ mờ gáy và Double test (PAPP-A và Free beta hCG) hoặc ở giai đoạn tuổi thai 15 – 20 tuần với xét nghiệm Triple test (Alpha fetoprotein, Free beta hCG và UE3), những dấu chứng siêu âm bất thường như bất sản hoặc thiểu sản xương mũi; xương đùi, xương cánh tay ngắn; echo ruột dày; tim bẩm sinh, hẹp thực quản, hẹp tá tràng, thai chậm tăng trưởng...
4. Các phương pháp lấy bệnh phẩm trong chẩn đoán hội chứng down trước sinh
Xét nghiệm chẩn đoán trước sinh thường có giá thành đắt, mang tính xâm lấn và vì thế khó thực hiện một cách đại trà. Xét nghiệm chẩn đoán được thực hiện khi kết quả xét nghiệm sàng lọc ở mức nguy cơ cao.
Chẩn đoán trước sinh bằng các phương pháp lấy bệnh phẩm thai nhi: dịch ối, gai nhau hoặc máu tĩnh mạch rốn. Đây là những thủ thuật xâm lấn, vì vậy chỉ thực hiện trên những thai kỳ nguy cơ cao  nhằm chẩn đoán những bất thường thai nhi trước sinh như nhiễm trùng bào thai, bệnh lý thiếu máu di truyền Thalassemia, rối loạn nhiễm sắc thể. 
Sinh thiết gai nhau: phương pháp này có tỉ lệ sẩy thai khá cao (khoảng 1-2 %) vì vậy chỉ định sử dụng còn hạn chế. Chỉ định chủ yếu cho các trường hợp thai nhi có những bất thường lớn phát hiện sớm trong giai đoạn sớm của thời kỳ thai nghén (11 – 13 tuần tuổi thai). Phương pháp sinh thiết gai nhau được làm dưới hướng dẫn của siêu âm (bụng hoặc âm đạo). Kết quả sau 5 đến 7 ngày.
Phương pháp chọc hút dịch ối là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay bởi tính chất đơn giản về kỹ thuật cũng như tỉ lệ tai biến thấp. Chọc hút dịch ối thường được thực hiện trong khoảng tuổi thai từ 17 đến 20 tuần, dưới sự hướng dẫn của siêu âm và trong điều kiện vô trùng. Chọc hút dịch ối muộn ở tuổi thai sau 20 tuần được thực hiện khi thai phụ đến khám trễ hoặc chỉ định chẩn đoán nhiễm trùng bào thai.
Phương pháp lấy máu rốn thai: Kỹ thuật thực hiện phức tạp, khó khăn và tỉ lệ tai biến cho thai khá cao, vì vậy chỉ định của phương pháp này cho đến nay còn hạn chế. Nó thường được dùng trong những trường hợp cần nghiên cứu về bệnh lý huyết học của thai nhi.
Các bệnh phẩm thai nhi sau khi được lấy ra sẽ được nuôi cấy phân tích bởi các chuyên gia di truyền hoặc huyết học. Bằng các kỹ thuật phân tích di truyền tế bào, di truyền tế bào phân tử, sinh học phân tử hiện đại, các chuyên gia sẽ trả lời chính xác về hội chứng Down hoặc những bệnh lý huyết học của thai nhi.
5. Thủ thuật chọc hút dịch ối trong chẩn đoán hội chứng Down: chỉ định và nguy cơ
Bác sĩ sẽ dựa vào những yếu tố sau đây để tư vấn việc các cặp vợ chồng thực hiện thủ thuật chọc hút dịch ối chẩn đoán hội chứng Down:
1. Dựa vào tiển sử.
- Bản thân bố hoặc mẹ mang rối loạn cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Trước đây đã từng sinh con hội chứng Down.
2. Dựa vào kết quả đánh giá nguy cơ cao qua xét nghiệm sàng lọc quí 1 hoặc quí 2 thai kỳ.
3. Dựa vào những dấu chứng siêu âm bất thường như: bất sản hoặc thiểu sản xương mũi; xương đùi, xương cánh tay ngắn; echo ruột dày; tim bẩm sinh, hẹp thực quản, hẹp tá tràng...
Chọc hút dịch ối là một thủ thuật có tính xâm lấn, dùng kim dài chọc vào buồng ối và rút 1 lượng khoảng 10ml dịch ối. Vì là thủ thuật nên có thể xảy ra những biến chứng.
Những biến chứng có thể xảy ra sau thủ thuật là:
- Nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng ối, thậm chí đưa đến đến nhiễm trùng huyết ở người mẹ (rất hiếm).
- Sẩy thai.
- Thai chết trong tử cung.
- Chạm thương thai nhi.
Để giảm thiểu những tai biến, thủ thuật chọc hút dịch ối cần được tiến hành trong điều kiện vô trùng và dưới sự hướng dẫn của siêu âm.
 
6. Hội chứng down - gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Trẻ bị hội chứng Down sẽ bị chậm phát triển tâm thần và mắc nhiều bất thường ở hệ tim mạch, tiêu hóa. Những trẻ này chắc chắn không thể phát triển bình thường mà cần được nuôi dạy đặc biệt và chăm sóc y tế. Người bị hội chứng Down có thể sống kéo dài, tuổi thọ có khi đến trên 50 tuổi. Tính về chi phí nuôi dưỡng trung bình cho 1 người bị hội chứng Down: 1 triệu đồng/tháng, mất thu nhập 2 triệu/ tháng do không thể lao động, đó là chưa kể đến những chi phí phát sinh khác như điều trị bệnh hoặc do tai nạn.  Đó là những thiệt hại về vật chất, còn thiệt hại về tinh thần khi trong gia đình có trẻ mắc hội chứng Down thì không thể nào tính được.
Bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra sẽ phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là 1,73%. Trẻ sinh ra không may bị tật nguyền hoặc thiểu năng trí tuệ không chỉ là sự thiệt thòi, nỗi đau cho trẻ, mà còn là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Do đó, việc thực hiện sàng lọc và chẩn đoán  trước sinh và sàng lọc sơ sinh giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.