Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

"Yêu" đều đặn phòng ngừa cảm cúm

(NLĐO) - Ngoài những biện pháp tăng sức đề kháng phòng ngừa cúm trong mùa lạnh như rửa tay, tập thể dục, chế độ ăn uống... thì sinh hoạt tình dục điều độ, massage, ăn tỏi là những biện pháp tự nhiên phòng cúm hiệu quả ít người biết.

Dưới đây là tư vấn về bí quyết ngừa cúm hiệu quả ngoài tiêm phòng của ông Philip M. Tierno, GS-TS Vi sinh học và bệnh lý học lâm sàn tại Trung tâm Y tế NYU Langone, Mỹ.

Trong nghêu, sò có nhiều kẽm. Ảnh: Huffington Post
 
Rửa tay

Theo giáo sư Tierno, 80% các bệnh nhiễm trùng được truyền qua việc tiếp xúc như hắt hơi, ho hoặc chạm vào những vật nhiễm khuẩn qua tay. Sau đó, chúng ta lại chạm tay vào mắt, mũi, miệng - đường dẫn vi-rút vào cơ thể. Chuyên gia khuyến cáo mọi người nên rửa tay trước khi ăn, uống hay chạm tay vào mặt. Đồng thời, vệ sinh bề mặt các vật dụng dùng chung có thể lây bệnh trong nhà và văn phòng như điện thoại, máy tính, cửa tủ lạnh...

Ngủ

Ngủ đủ giấc 7-9 tiếng/ đêm giúp các tế bào tự sửa chữa và hồi phục, tránh các nhiễm trùng cho cơ thể. Thực tế, theo một nghiên cứu năm 2012, thiếu ngủ có hại đến hệ thống miễn dịch, gây căng thẳng. Một nghiên cứu trước đó cho thấy giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong một gien chống lại vi khuẩn và vi-rút.

Tập thể dục

Tập thể dục, hoạt động chân tay giúp máu lưu thông dễ dàng, cải thiện sự hoạt động của các tế bào bạch cầu chống lại vi-rút. Theo giáo sư Tierno, chỉ cần hoạt động khoảng một giờ mỗi ngày bằng cách đi bộ quanh văn phòng, lên xuống cầu thang, không nhất thiết phải liên tục cũng tốt cho việc bơm máu.

Bổ sung khoáng chất

Muốn nâng cao sức đề kháng, nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách giảm lượng đường, chất béo, thức ăn nhanh, ăn nhiều rau quả, giàu protein, đặc biệt, bổ sung kẽm giúp cơ thể chống cảm cúm trong suốt mùa lạnh. “Kẽm ngăn chặn virus xâm nhập vào các tế bào”, chuyên gia cho biết.

 
Ăn tỏi

Các loại gia vị có vị hăng như tỏi, hành có thể chống lại các vi khuẩn và vi-rút gây bệnh do trong tỏi chứa hợp chất allicin ngăn chặn nhiễm trùng.
 
"Yêu" điều độ giúp cơ thể tránh cảm lạnh. Ảnh: Yahoo
 

Uống nước

Không khí lạnh làm chúng ta không có cảm giác khát nước, nhưng bạn nên bổ sung thường xuyên vì cơ thể vẫn cần nước nuôi dưỡng tế bào. “Nếu không uống đủ nước, các tế bào miễn dịch sẽ không làm việc được”, giáo sư Tierno nói.

 
Massage
 
Massage giúp cơ thể bơm máu dễ dàng, các chất dinh dưỡng nhanh hòa tan, cơ thể khỏe mạnh. Nên hạn chế rượu bia, nhậu nhẹt làm giảm sức đề kháng khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập trong mùa lạnh.

 
“Chuyện ấy”

 
Một nghiên cứu năm 1999 đã tìm ra rằng "giao ban" 2-3 lần/tuần có thể làm tăng immunoglobin A trong cơ thể - một kháng thế chống lại cảm lạnh, với điều kiện đối tác của bạn không bị cảm.

“Chuyện ấy” phải lâu và chậm mới tốt?

(NLĐO) - Nhiều người thường nghĩ rằng hầu hết thiên hạ đều có đời sống gối chăn tuyệt vời, chỉ trừ mình và người ấy. Trên thực tế, rất có thể đời sống tình dục tốt hơn bạn nghĩ nhiều, chỉ là vì bạn đang gặp phải những lầm tưởng tai hại dưới đây.

1. “Chuyện ấy” diễn ra khi cả hai cùng có tâm trạng?

Những yếu tố như thời gian, tâm trạng của 2 người, màn dạo đầu, áp lực cuộc sống… có thể khiến bạn hay người ấy ngán ngẩm với “chuyện yêu”. 
 
Bạn hãy trì hoãn, chờ cho mọi chuyện yên ổn, lựa lúc thảnh thơi và khơi dậy ham muốn của chàng ở những vị trí mới, địa điểm mới. Tuy nhiên, nếu làm mọi cách mà cả 2 bạn vẫn không thể tìm được "cảm hứng" thì hãy tìm đến một bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

2. Phải làm "chuyện ấy" 3 lần/tuần?

Quan hệ tình dục thường xuyên là dấu hiệu của một mối quan hệ tình cảm tốt đẹp nhưng chắc chắn nó không phụ thuộc vào số lần.
 
Nó có thể diễn ra hằng ngày hoặc vài ba lần trong tuần, điều quan trọng là cả 2 cùng hài lòng với tần số đó. Nếu cần, có thể cùng nhau thỏa thuận bên ngoài phòng ngủ bởi việc "quan hệ" không phải là tất cả, nhiều khi chỉ cần những cái ôm, cái nắm tay là đủ.

3. “Chuyện ấy” phải lâu và chậm mới tốt?

Rất ít người trong chúng ta có đủ thời gian để làm “chuyện ấy” một cách nhàn nhã. Thành thật mà nói, “chuyện ấy” thường diễn ra sau một ngày làm việc mệt mỏi, nên phái mạnh rất khó để có thể “chiến đấu” lâu được.

Giải pháp: “Yêu” tranh thủ và hãy xem sex như là một món ăn cần thiết cho cơ thể. Để thêm hứng thú, hãy thử ở những địa điểm ngoài phòng ngủ như phòng tắm hay trên ghế sô-pha…và 5 phút là thời gian hoàn hảo cho những vị trí bất thường này.

4. Bày trò trong chuyện "yêu" không tốt cho sức khỏe?

Thực ra, bày trò cho “chuyện ấy” là hoàn toàn bình thường, nó không chỉ thể hiện sự đam mê mà còn để giữ lửa cho mối quan hệ.
 
Điều này rất hữu ích khi bạn muốn tạo ra một ấn tượng lâu dài cho vợ/ chồng mình, để người ấy cảm thấy không thể thiếu bạn khi muốn có những màn yêu mặn nồng và ý nghĩa. Đừng giữ khư khư những màn yêu mang tính “tiêu chuẩn” và có ấn tượng nhàm chán, hãy bắt đầu khám phá và chọn lựa những thử nghiệm khác lạ, thú vị để cả 2 cùng thưởng thức.

5. Phái mạnh luôn là người tiên phong trong "chuyện ấy"?

Nghiên cứu cho thấy cứ 5 người đàn ông thì có một người có ham muốn tình dục thấp. Bên cạnh đó, những loại thuốc như chống trầm cảm, điều trị huyết áp có thể ảnh hưởng đến chuyện chăn gối. Do đó, không nhất thiết lúc nào anh ấy cũng là người bắt đầu, mọi chuyện sẽ cực kỳ thú vị nếu bạn là người chủ động và kiên nhẫn giúp anh ấy khơi dậy tâm trạng "yêu".

Chấn động bệnh viện truyền máu HIV cho bệnh nhi

(NLĐO) - Một bệnh viện ở Ả rập Saudi đã mắc một sai lầm tai hại khi truyền máu có dương tính với HIV cho một bé gái 12 tuổi bị mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Bé Reham al-Hakami. Ảnh: Daily Mail
 
Vì mắc chứng thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm nên ngày 12-2 vừa qua, cô bé Reham al-Hakami đã đến bệnh viện ở Jazan nơi cô sinh sống để truyền máu. Nhưng chỉ một giờ sau, nhân viên bệnh viện đã tìm đến gia đình để thông báo rằng họ đã truyền máu có dương tính với HIV cho cô bé.

Được biết, ngay sau khi nhận được tin khủng khiếp, bé Reham đã được chuyển đến Bệnh viện King Faisal Specialist ở Thủ đô Riyadh bằng máy bay. Hiện tại, vẫn chưa biết cô bé có dương tính với HIV hay không.

Chính phủ đang hậu thuẫn Ủy ban Nhân quyền điều tra nguyên nhân của vụ việc, họ cho biết có thể đây chỉ là do sơ suất. Hiện tại, Bộ y tế đã buộc Bệnh viện đa khoa Jazan  ngừng tất cả các hoạt động hiến máu để bảo đảm an toàn.

Mặc dù vậy, gia đình của cô bé rất sốc vì sự việc này. Luật sư Ibrahim al-Hakimi cho biết gia đình sẽ kiện Bộ Y tế nước này "bắt đầu từ quan chức cấp cao nhất đến tất cả các nhân viên có liên quan".   
          
Trường hợp của cô bé Reham đã dẫn đến một làn sóng phản ứng mạnh mẽ tại Vương quốc Hồi giáo, buộc Bộ trưởng Y tế Abdullah al-Rabiah phải từ chức. Đồng thời bộ Y tế cũng đã sa thải 7 quan chức y tế cấp cao tại Jazan vào hôm 17-2 vừa qua.

Theo pháp luật Ả rập Saudi, những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS sẽ được chăm sóc y tế miễn phí. Tuy nhiên, những cấm kỵ tôn giáo và kì thị xã hội khiến cho công tác phòng chống và điều trị HIV rất khó khăn.

Không sinh được con, tôi khổ trăm bề

Không sinh được con, tôi khổ trăm bề
Thứ Ba, 26/02/2013 09:06 (GMT + 7)
Tôi là một người phụ nữ bất hạnh. Ra đường thì bị người đời dèm pha, chửi rủa ác độc, về nhà thì bị nhà chồng sỉ vả, coi khinh, tất cả cũng chỉ bởi không sinh nổi một mụn con.
Sinh ra tôi cũng như bao nhiêu cô gái khác, lớn lên cũng đi học, đi làm rồi lấy chồng. Thời con gái tôi cũng chẳng biết yêu đương gì nhiều, chồng tôi là mối tình thứ 2 và mối tình trước chúng tôi cũng chỉ dừng lại ở ôm- hôn chứ chưa bao giờ đi quá giới hạn. Vậy mà, đã 7 năm sau đám cưới, tôi vẫn chưa sinh nổi cho chồng một mụn con.
Ảnh
Tôi là một người phụ nữ bất hạnh. Ra đường thì bị người đời dèm pha, chửi rủa ác độc, về nhà thì bị nhà chồng sỉ vả, coi khinh, tất cả cũng chỉ bởi không sinh nổi một mụn con.
Hai lần tôi mang bầu là 2 lần tôi bị thai chết lưu. Cái thai đã quá to, nguy hiểm đến tính mạng, nên bác sĩ bắt buộc phải cắt 2 bên buồng trứng của tôi. Không thể sinh đẻ tự nhiên được, vợ chồng tôi cũng đã đi đến bệnh viện cấy ghép thai, nhưng 2 năm nghỉ việc không lương nằm bệnh viện với đủ các xét nghiệm mà kết quả là tôi cũng không thể có thai. Quá chán nản, kinh tế lại kiệt quệ, nên vợ chồng tôi trở về quê.

Thương vợ, chồng tôi cũng đã cố gắng hết sức, nhưng anh lại là con trai duy nhất trong một gia đình có 4 chị em, chịu áp lực từ phía gia đình chồng nên anh đã bàn với tôi là thuê người đẻ hộ rồi mang con về nuôi, không cho họ biết nhà mình. Không còn cách nào khác, tôi phải nuốt nước mắt vào trong lòng, mất một khoản tiền, cho chồng đi ngủ với người con gái khác để sinh ra được đứa con mang về nuôi.

Cũng may, trời thương, sau hơn 9 tháng vợ chồng tôi có được đứa con trai. Cứ tưởng với những cố gắng, những thiệt thòi của tôi sẽ được nhà chồng chia sẻ, thương yêu, ai ngờ có được một đứa con trai mẹ chồng và các chị em nhà chồng tôi lại muốn có thêm đứa nữa để đề phòng sau này tai nạn, ốm đau. Họ chỉ nghĩ cho họ mà chẳng nghĩ cho tôi.

Thế là nghe lời nhà chồng xúi giục, chồng tôi lại tòm tem với người đàn bà khác để sinh ra một đứa con trai. Có điều, lần này không phải anh ấy đi thuê họ đẻ hộ để mang con về cho tôi nuôi nữa mà là họ chấp nhận lén lút ở với nhau như vợ chồng.
Tôi biết chuyện, đến nhà tình địch đánh ghen nhưng người tình của chồng chẳng những không sợ tôi mà còn lớn tiếng chửi lại tôi rằng loại đàn bà độc ác như chị nên mới không sinh được con. Chị không sinh được con cho chồng thì để chồng đi kiếm bên ngoài, có quyền gì mà giữ.

Không đánh ghen, không dằn mặt được tình địch, thậm chí lại bị xúc phạm, tôi trở về nhà mà không biết mình đã sai ở đâu. Tôi hỏi chồng, nhưng chồng tôi chỉ im lặng và nói lời xin lỗi với tôi.

Phải chăng cuộc hôn nhân của chúng tôi đã đến lúc kết thúc, tôi chẳng có được gì sau gần 10 năm chung sống cùng anh. Đến đứa con tôi đang chăm sóc hằng ngày cũng là con riêng của anh với người đàn bà khác, và rồi sắp tới anh cũng lại bỏ tôi để đi với người phụ nữ mới sinh con cho anh. Tôi phải làm gì bây giờ, sao ông trời lại phũ phàng với tôi như vậy?.

Bức thư của một bác sĩ về hưu

Bức thư của một bác sĩ về hưu

name:      Nguyễn Quý Ninh
email:      ninhien@yahoo. com. vn
Kính thưa  Các bạn bè thân thương, các đồng nghiệp.
Hôm nay, ngày 1/9/2010 là ngày đầu tiên tôi rời bỏ cuộc sống của một công chức NN nói chung, của một cán bộ Ngành y tế của NN nói riêng, chính thức nhận sổ hưu về sinh hoạt với gia đình và địa phương.
Trước hết, xin cho tôi được bày tỏ lòng cảm kích và biết ơn với BGĐ BV TX, với tập thể CBCC BV TX đã bỏ nhiều công sức và tốn hao nhiều vật chất để tổ chức buổi gặp mặt thân tình này vì tôi. Xin cám ơn quý vị đại biểu, các bạn bè thân thương, các đồng nghiệp đã bỏ chút thời gian về đây cùng với tôi chia sẻ niềm vui nỗi buồn sau gần 34 năm công tác trong nghành y tế NN của địa phương và 42 năm ngày tôi bước chân vào Trường Y, rồi từ đó nghề Y đã gắn kết với thân phận suốt cuộc đời tôi.
Tôi thi vào trường Y để tự khẳng định mình, thời bấy giờ BS và trước đó SVYK là thành phần ưu tú, là danh giá nhất của đất nước và xã hội. Trường Y là "trung tâm tàn phá nhan sắc" vì đòi hỏi phải học rất căng suốt 7 năm dài. Các thầy của trường Y rất nghiêm khắc và công minh, họ không bao giờ dung thứ cho một bác sĩ tương lai được quyền dốt và sai sót về chuyên môn và càng không được quyền thiếu sót về nhân cách, về đạo làm người. Bởi vì cứu người hay được quyền giết người của BS chỉ cách nhau một gang tấc mà thôi. Trường Y có một truyền thống lâu đời về trọng Lễ, về tôn sư trọng đạo, ngoài việc phải biết ơn và tôn trọngcác vị Thầy, SV hay BS chỉ sau các khóa trên một lớp đều phải tuyệt đối học hỏi và tôn trọng đàn anh.
Tôi về công tác tại Huyện KrongBuk - Daklak vào tháng 3 năm 1977, hồi đó Buôn Hồ gồm 6 huyện: Buôn Hồ - KrongBuk – Easup, Eahleo –– CuMgar, ngoài ra còn có một vùng dân kinh tế mới rộng lớn của Thừa Thiên – Huế  vào thành lập ở Phú Xuân, Phú Lộc, Tam Giang bây giờ thuộc Huyện Krongnang, diện tích rộng hơn tỉnh Kontum bây giờ, là rừng núi hoang sơ, còn nhiều thú dữ hoang dã, dân chỉ thuần nông nghèo và dân trí còn rất thấp, lạc hậu. Nói là bệnh viện nhưng thật ra chỉ là 1 cái bệnh xá quân dân y nhỏ thời chế độ cũ để lại,  thiếu thốn trăm bề về cơ sở, vật tư, trang thiết bị kể cả con người phục vụ rất hạn chế về trình độ chuyên môn. Vừa qua khỏi tuổi 26, Tôi đã đem hết bầu nhiệt huyết tuổi trẻ, các kiến thức chuyên môn trong 8 năm học tập ở nhà trường để phục vụ người bệnh vì chỉ có tôi là BS tốt nghiệp chính quy đầu tiên về công tác tại địa phương. Mô hình bệnh tật thời đó rất phức tạp, đa phần là những bệnh dịch nguy hiểm và rất dễ gây chết người hàng loạt như sốt rét, dịch hạch, uốn ván, bạch hầu, dịch tả, tiêu chảy cấp… và các loại ngộ độc nhất là ngộ độc thuốc rầy P – HC, rồi các bệnh lý cấp cứu ngoại sản khoa mà không thể dễ dàng chuyển tuyến trên vì rất thiếu thốn khó khăn điều kiện và phương tiện vận chuyển.
Tôi đã cùng với một số anh em tổ chức, thành lập lại các khoa phòng với lề lối làm việc gần như các BV chính quy, cùng với trường THYT tỉnh tổ chức đào tạo các lớp y tá, nữ hộ sinh 3 tháng – 6 tháng đến một năm, gởi các CBNV tương đối có tâm huyết trình độ đi tập huấn tại BV Tỉnh và đề xuất với lãnh đạo các cấp mua sắm thêm các vật tư –TTB cần thiết. Với các nổ lực không mệt mỏi đó, tôi đã làm sống lại một đội ngũ CBNVYT đầy nhiệt tâm nhiệt tình và tương đối thông thạo trong việc cứu chữa có hiệu quả và cứu sống nhiều ca bệnh hiểm nghèo kể cả nội – ngoại khoa mà trước đây phải chấp nhận tử vong hoặc phải chuyển tuyến trên. về ngoại khoa, tôi đã cùng với anh em giải quyết tốt tất cả những ca tiểu phẫu thông thường như cầm máu, cắt lọc, vá các rách phần mềm lớn, cắt các đốt ngón bàn, bất động các xương gãy và trật khớp đơn giản, cắt phimosis, các u hiền ngoại biên …mà trước đây hoàn toàn không ai làm. Về các thủ thuật thăm dò, tôi tập cho anh em thực hiện các ca chọc dò tủy sống, ổ bụng, túi cùng Douglas, màng phổi, khối u, bộc lộ TM cấp cứu … Thành lập phòng mổ đã phẫu thuật và giải quyết cứu sống những ca trung phẫu cấp cứu như ruột thừa viêm, thoát vị bẹn nghẹt, rách túi cùng Douglas,  GEU, trục lấy nhãn cầu bị tổn thương nặng, mổ lấy thai kể cả trường hợp buộc phải cắt tử cung cấp cứu tại chổ do bị vỡ mà không thể chuyển đi kịp … Về nội khoa, đã nỗ lực và kiên trì cứu sống nhiều ca nặng như shock nhiễm trùng huyết, sốt rét ác tính, dịch hạch thể phổi và nhiễm trùng huyết, viêm màng não, ngộ độc P-HC thể nặng, các shock do giảm thể tích, hạ đường huyết.... Thời đó đâu có máy thở, có monitoring như bây giờ, anh em phải ngồi lấy mạch, đo HA, nhịp thở và bóp bóng liên tục ở những ca hôn mê suy hô hấp, ngưng thở, trụy tim mạch. Phác đồ thống nhất điều trị những ca bệnh nặng thường gặp của cả nước chưa có và nếu có thì rất sơ sài chung chung và không hiệu quả. Tôi phải ngồi nghiền ngẫm suốt đêm ngày, đối chiếu lý thuyết, sách vở, các kiến thức cập nhật với thực tế lâm sàng của địa phương để soạn thảo các phác đồ chẩn đoán và điều trị riêng, thực tế hơn, hiệu quả hơn cho các ca bệnh hay gặp từ nhẹ đến nặng như SR, SRAT, Dịch hạch thường, thể NT huyết và thể phổi, ngộ độc thuốc rầy ( P-HC)… Tập cho anh em phân tích để hỗ trợ lâm sàng chính xác hơn các kq XN máu, dịch não tủy, nước tiểu, phim XQ... Những năm sau đó, Bv KBuk luôn được Sở y tế xếp loại là lá cờ đầu xuất sắc của Tỉnh và được nhiều đơn vị bạn trong và ngoài Tỉnh tham quan học tập.
Thưa quý vị và các bạn, tôi xuất thân là một trí thức ăn ở học hành đào tạo ở các thành phố lớn. Tôi bỏ phố về rừng, làm việc rồi lập gia đình trong những điều kiện hết sức khó khăn không những về đời sống vật chất mà còn về tinh thần: nhà ở không có, vợ chồng tôi phải đi ở nhờ nhiều nơi nay đây mai đó, cuối cùng năm 1978 cố gắng lắm cũng mua được một túp liều tranh thì bị cháy tan tành khi con trai tôi mới tròn 1 tháng tuổi! Chỉ cứu được một ít sách vở, lại đi ở nhờ, cuộc sống BS cơ cực, tôi phải đi làm nông, trồng lúa bắp, trồng mía, cà phê, nuôi heo, nuôi gà, phải đi vác củi, vác chuối từ các nơi xa về, vợ tôi phải cắn răng ra chợ năn nỉ người ta mua giùm cho mấy cái áo dài hồi còn nữ sinh để mua cho tôi ít lạng thịt heo bồi dưỡng! Mẹ từ Huế vào thăm tôi, thấy mấy cuốn sách cháy xém vì cháy nhà, thấy nhà tôi ăn bắp, khoai độn cơm, mẹ khóc mà than: “Mẹ gắng nuôi con ăn học bao nhiêu năm gian khổ để thành BS, mẹ không ngờ…”. Bạn bè cùng lứa với tôi ví tôi như BS Zhivago trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nga Boris Pasternak
Chính quyền hồi đó ít quan tâm, thiếu tôn trọng thành phần trí thức, không có việc chiêu hiền đãi sĩ  lại còn kỳ thị, có vị còn cho rằng tôi được đào tạo trong chế độ cũ và lấy cớ về một số sinh hoạt đời thường hơi khác để rao giảng, châm biếm! Bạn bè cùng khóa với tôi lên Đaklak công tác đầu tiên 10 BS, có thể cùng cảnh ngộ như tôi, phần đông họ đã bỏ việc về TP hoặc ra nước ngoài hành nghề : chỉ còn vợ chồng BS Trần Hữu Phước, nay Phước không còn nữa chỉ còn Cần, BS Lê Khắc Thảo hiệu phó THYT thì nay tai biến bại liệt, BS Nguyễn văn Sê công tác ở Viện VSDTTN cũng về ĐN Tai biến bại liệt, BS Nguyễn Trĩ về tận Đaklâp Đaknông nay gần như chuyển thành nông dân thực thụ.
1979, quá gian khổ và quá thiếu điều kiện hành nghề và học tập, tôi định bỏ đơn vị về Saigon, đã liên hệ được một Bv lớn nhận tôi về. Chiều hôm đó, trên một chuyến xe khách rệu rã khởi hành từ Buôn Hồ đi BMT, định bụng sẽ từ BMT về SG và đi không trở lại. Khi xe qua xã Thống Nhất, nhìn lên bầu trời chiều thấy những đám mây bàng bạc trôi rõ nét hình một bà mẹ ngồi tóc buông dài rũ rượi âu sầu ôm con, có vẻ như con mẹ đang bệnh nặng! Trên QL14, những nông dân buồn bã trên những chiếc xe bò kẽo kẹt chậm rãi về nhà! Tôi chạnh lòng tự hỏi : Rồi đây, khi tôi xa nơi này, khi những con người này bị bệnh ai sẽ chăm lo đúng bệnh, đúng thuốc? Trên đường về SG tôi mãi day dứt, vài ngày sau tôi đành trả QĐ, về lại Buôn Hồ.
Ngày ấy và bây giờ đã khác xa, quê hương thứ 2 của tôi, Buôn Hồ, đã trổi dậy, đã phát triển, người dân đã cơm no áo ấm. BV Buôn Hồ bây giờ đã khang trang tươi tắn hoành tráng, vật tư TTBYT đã khá đầy đủ hiện đại, và đội ngũ CBYT hùng mạnh nhất nhì trong toàn Tỉnh, khá đủ trình độ, năng lực, phẩm chất để chăm sóc điều trị Bn hiệu quả. Tôi rất hài lòng và tự hào về đội ngũ y tế kế thừa, họ sẽ đạt đến nhiều đỉnh cao hơn nữa trong sự nghiệp cứu người phục vụ nhân dân trong TX và trong toàn vùng cánh Bắc của Tỉnh. Về các CB quản lý lãnh đạo bệnh viện nói riêng và y tế nói chung, tôi nhắn nhủ là anh em nên thực thi quyền lực của mình trên cơ sở lòng tin yêu và sự đồng thuận của đại đa số tập thể CBCC, không nên sử dụng quyền lực mang tính áp đặt và trong đa số trường hợp nếu ta đặt cái tâm lên hàng đầu thì khó bị mắc sai lầm.
Đối với các thầy thuốc trẻ, tôi xin có lời khuyên: nghề của ta rất dễ làm giàu, nhưng nên đặt lương tâm trách nhiệm lên trên hết, không nên cố làm giàu bằng mọi giá! Nếu ta giỏi, ta tận tụy thì người bệnh sẽ tự tìm đến ta và Trời sẽ không phụ người tài tâm. Nên nhớ rằng y đức tốt không chỉ có nghĩa là lo tận tụy với người bệnh mà còn phải luôn lo tự học tập trau giồi năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Bởi vì ta dốt, ta kém, ta thiếu hiểu biết... ta sẽ vô tình giết người mà chính ta, người bệnh và pháp luật đôi khi không hay biết. Cuối cùng, một lần nữa, tôi xin trân trọng biết ơn và vô cùng cảm tạ Chính quyền các cấp, Sở y tế, các cơ quan chức năng và anh em bạn bè thân thương, đồng bào đồng nghiệp ở BuonHo và khắp nơi đã thương, đã giúp đỡ, đã bảo bọc cưu mang gia đình tôi trong suốt gần 34 năm qua. Rất tiếc là không thể mời hết các vị ấy và xin tha thứ cho tôi nếu quãng thời gian qua tôi phạm nhiều sai sót và có lỗi với quý vị. Xin chúc quý vị và các bạn, các đồng nghiệp cùng gia đình luôn luôn bình an, sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
PHẢN HỒI
name:            Phạm Đại Đồng
email:           Daidong279@Yahoo.com
Date:            11/02/11
Xin chào anh!
30 là con số thứ tự năm công tác trong ngành y. Tôi không được hoàn toàn có giống cảnh giống anh, nhưng cũng gần giống. Vì tôi là bs quân y, lại ở miền Tây "mấp mé" nước bạn Campuchia, tuổi đời, tuổi nghề ít hơn còn lại gần như anh. Nhưng anh ạ, có thể cho là tự an ủi mình cũng đươc, ta có tấm lòng "người bác sỹ của dân nghèo" đặc biệt nơi vùng sâu vùng xa, phải không anh. Ta có quyền tự hào với đồng nghiệp với con cháu mai sau.
Chúc anh luôn khỏe, luôn luôn là ngươi anh đáng kính quí.
name:            Nguyễn Thị Ngọc Hương
email:           ngochuongbmt@gmail.com
Date:            23/02/11
Bác Ninh kính mến,
Sau khi đọc những dòng tâm sự của Bác em rất cảm động. Bác là tấm gương sáng cho tất cả những Y, Bác sỹ.
Rất mong Bác luôn luôn khỏe và có nhiều bài viết về tâm huyết ngành Y như vậy để thế hệ làm nghành y trẻ noi theo.
Chúc Bác và gia đình nhiều sức khỏe và hạnh phúc!
name:            Honggiang
email:           Orangejuice92@gmail.com
Date:            26/02/11
Cháu chào bác sĩ Ninh! Sau khi đọc những dòng tâm tình trong bức thư, cháu rất khâm phục lòng nhiệt huyết và tấm lòng y đức của bác. Cháu cũng là 1 bệnh nhân của bác, trong qúa trình chưã bệnh, cháu nhận ra bác rất nhân từ qua cách hỏi bệnh và điều trị. Bản thân cháu cũng sẽ là bác sĩ trong 8 năm tới (?). Cháu xin ghi nhớ lời khuyên qúy báu của bác để trở thành 1 bác sĩ nhân đức và là 1 bs giỏi. Kính chúc bác và gđ sức khỏe!
name:            HẢI HÀ
email:           cucquygl@gmail.com
Date:            06/03/11
Tôi cũng già, đã về hưu được hơn 5 năm. Tôi cũng đa ở Gialai 10 năm, đi hết gần các xã của tỉnh. Bà con ta nhiều người còn vất vả và khổ lắm, nếu ai cũng có tấm lòng như anh thì thật đáng trân trọng.
Xin chúc anh sức khỏe và hạnh phúc.
name:            Lê Văn Dũng
email:           drlvd63@yahoo.com.vn
Anh Ninh ơi!
Anh tốt quá, đọc bài của anh, em cũng muốn mình được như thế: cống hiến cả cuộc đời vì những bệnh nhân nghèo.
Nhưng em lại nghĩ: ngoài thiên chức thấy thuốc chúng mình còn có thiên chức làm cha, làm chồng, là trụ cột của gia đình.Vậy làm sao để làm tốt tất cả các thiên chức đó.
Một anh y tá trong khoa em, làm ăn nghề tay trái, hôm rửa xe Camry mới có nói: "Làm thằng đàn ông mà không lo nổi cho vợ con thì chỉ là thằng đàn ông bỏ đi"
Em nghe mà... nhột, em là BS, giỏi hơn anh ta (là sếp của anh ta), bởi vì em luôn giữ gìn y đức, suốt ngày lo cho b/n. Không làm phòng mạch nên... nghèo lắm.
Tối nay em tình cờ đọc bài này và..."Bổng dưng muốn khóc" và em lại nghỉ đến anh.
Xin gởi anh đọc cho vui nhé.
http://ykhoanet.com/binhluan/phanxuantrung/100813
_phanxuantrung_phamsong.htm

name:            vũ thị minh hiếu
email:           hieuv78
Kính gửi bác Ninh kính mến! đọc đước những dòng thư của bác cháu rất vui và còn mong có những chút hy vọng là ở xã hội này còn nhiều những thầy thuốc vừa hồng vừa chuyên. bởi cháu cũng đang học và sẽ trở thành một bác sỹ tương lai cháu sẽ cố gắng học được ở bác những điều tốt đẹp. Bởi cháu đang phục vụ trong quân ngũ nhiệm vụ của cháu không được tiếp xúc nhiều với bệnh nhân chỉ khoanh gọn trong đơn vị, nhưng cháu lại luôn lang thanng ra bản làng thăm hỏi những bà con đồng bào cho họ những viên thuốc khi họ bị cảm sốt, cháu thương cảm cho sự khó khăn của họ nhưng cháu lại không giúp gì được cho họ, cháu vẫn còn nhiều trăn trở và hy vọng những ngày tiếp theo cháu sẽ thực hiện được. cháu kính chúc bác và gia đình mạnh khỏe và hạnh phúc.
name:            N Thăng
email:           lnthang2001@yahoo.com
Trước hết, xin khâm phục và ngưỡng mộ Bác sỹ Ninh!
Thật sự khi đọc xong bài của bác cháu cũng cảm thấy chạnh lòng, mong rằng xã hội còn nhiều con người như Bác.
Cuộc sống có quy luật nhân quả, được cái này thì cũng phải mất cái kia, hiếm khi được hoàn hảo. miễn rằng trong cuộc sống mình thanh thản, mọi người kính trọng.
Nhưng! cháu cũng phần nào đồng ý kiến của anh Lê Ngọc Dũng vì: mình là đàn ông phải có trách nhiệm với gia đình, con cái, ... Mà khi nào mình có trách nhiệm với mình thì lúc đó mới có thể có trách nhiệm với người khác được.
Tóm lại, xã hội cần trả công xứng đáng cho những người vì xã hội như Bác thì may ra mới có nhiều người như Bác.
Gửi Bác Ninh đọc tham khảo!
name:            buon ho
email:           boy_crazy_love_1994@yahoo.com.vn
Chào bác. cháu cũng là một học sinh lớp 11 trường buôn hồ hiện nay. cháu cũng dang dự định sau này sẽ thi y dược thành phố HCM. bác có thể cho cháu thêm vài kinh nghiệm để ôn tập và thi tốt kì thi đh không ạ. bác là một con người của thế hệ trước. vì vậy cháu mong đươc bác chia sẽ vài kinh nghiệm.thân
name:            Huu PHU YEN
email:           coquochuu16@gmail.com
VN đang trong " thời kỳ quá độ."...Hỡi những chiến sỹ ngành y hãy vững tay chèo....
name:            sang luu
email:           sangluu09@hotmail.com
Chi co 1/1000,000.00 nhu Ong. Nen Y Te cua Viet Nam khong nhu chung ta nghi la no toi te nhu the nao?
Duoc mot  Bac Si co luong tam rat la hiem co, khong nhung o Viet Nam , ma ngay ca o USA....
name:            Chicong
email:           Chicong@yahoo.com
Bác Ninh kính mến!     
Cháu rất xúc động khi đọc những lời tâm sự của bác.
Cháu hi vọng tất cả bác sĩ đều có y đức như bác.
Cháu chúc bác và gja đình mạnh khoẻ hạnh phúc .
name:            Phạm thị cẩm vân
email:           skynight.vp@gmail.com
Bác Ninh kính mến!
Cũng như đa số các bạn đã viết ở trên, cháu cũng vô tình lạc vào trang thư ghi những dòng tâm sự của bác trước khi về hưu. Nhưng như cha ông ta đã nói: "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ", phải không bác? Nên cháu tin là cháu và bác có duyên với nhau, bác có đồng ý không ạ?!
Cháu đang là sinh viên năm cuối khoa Dược trường Đh Y Dược Huế. Nơi cháu học tuy có hơi thua thiệt so với 2 đầu đất nước (ấy là cháu nghe nói thế), nhưng cháu lại học được và may mắn biết được khá nhiều bác sĩ tốt, giỏi như bác. Những tấm gương này đã nhiều lần giúp cháu xóa bỏ quan niệm không tốt về bác sĩ cũng như ngành y tế Việt nam. Nhưng đâu đó vẫn còn những điều không tốt bác ạ, vẫn còn tồn tại những điều không hay về ngành y. Mỗi lúc thấy như thế cháu lại buồn và lo lắng. Cháu luôn mong những người bị bệnh có thể được điều trị tốt nhất, nhanh khỏi bệnh và nhanh trở lại với cuộc sống bình thường với nụ cười rạng rỡ hơn.
Bác nói đúng, ngành y đòi hỏi cả y đức và chuyên môn giỏi. Sau khi đọc xong thư bác, một lần nữa cháu lại có thể làm mới lại tư tưởng của mình, lấy lại tinh thần để cố gắng học tập tốt nhất. Muốn giúp đỡ người khác thì mình phải giỏi, phải không bác?
Cám ơn bác đã chia sẻ với chúng cháu. Chúc gia đình bác luôn khỏe và hạnh phúc!!
name:            NGUYỄN ANH TOẢN
email:           ANHTOAN@YAHOO.COM
CHÁU LÀ 1 YSY CÓ PHÒNG MẠCH RIÊNG ,TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN RẤT HẠN CHÊ VỈ VẬY ÁP LỤC CÔNG VIÊC  RÂT NĂNG .NAY CHÁU ĐỌC DDUOOCJ NHUNG DONG TÂM SỤ CUA BAC CHAU VÔ CUNG XUC ĐỘNG .LOI BAC NOI ĐA GIUP THÊM CHO CHAU CO NIÊM TIN HON .CHAU XIN DDUOC CHUC BAC VA GIA ĐINH  CO NHIEU SUC KHOE VA HANH PHUC.
name:            điều dưỡng
email:           nguyenthong198574@yahoo.com
Chúc bác luôn mạnh khỏe!
và sớm có những bài viết tác động hơn nữa về tinh thần y khoa, hy vọng người dân quê mình sớm được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, khi đau bệnh đến BS với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Con ghét cách nói không có thời gian nên chỉ nói với BN sơ sài về tình trạng sức khỏe của họ, cũng như nói quá về tình trạng sức khỏe, hãy coi BN là khách hàng đặc biệt chỉ có trách nhiệm mà không đòi hỏi quyền lợi, những ai muốn kiếm tiền thì đừng vào y khoa đó là thực tế, bạn hãy đặt trường hợp đó là người thân của mình thì tất cả đều có thể.
name:            an tran
email:           ignatioanhtran@yahoo.com
Tôi ở Mỹ, thấy Vn mình có bác sỉ tốt lành như Bác sỉ Ninh, tôi cảm tạ Chúa Trời ,đúng là dựng nên con người giống hình ảnh ông Trời thật !
Xin Chúa chúc lành cho bác sĩ và các thế hệ tiếp theo. Dân vn ta thật có phúc khi có những vị như vậy,thương dân nghèo ! Chúng tôi yêu qúy bác hí !
một người dân việt !
name:            NguyễnTâm
email:           Nguyentam86vip@zing.vn
Chau chao bac!
Đau tien chau muon gui toi Bac cung gia dinh loi chuc suc khoe, loi chuc niem vui va that nhieu dieu tot lanh,
Bac oi! chau vo tinh doc duoc la thu cua Bac khi len mang tim kiem cho minh nhung kien thuc ve y hoc. Roi chau doc va bi cuôn theo dong tam su, su nhiet huyet cua tuoi tre cộng voi kien thuc, y chi và mot tam long  khat vong song cong hien cho su nghiep chung. Thoi gian nam thang la vo han còn doi nguoi lai huu han, đo la điêu that dang quy tu tam long cua Bac de bay gio đã nở doa hoa dep nhat.
Thoi cua chung chau bay gio the he 8X duoc song, hoc tap, lam viec trong moi truong rat tot. hjhjh chau chi duoc nghe ve "cai" thoi cua Bac hay la cua bố mẹ chau chăng han... nhung nam 60-70 va dau nhung nam 80 khi ma che độ bao cap van còn, cuoc song co rat nhieu kho khan, nhung dieu do chau chi duoc hoc qua duoc nghe ke lai duoc xem tren phim khi co mot dao dien nao do muon dua y tuong của mình lam sống dậy một thời nhu the... nhung chau chua duoc trai qua thuc te hjhj. Vâng vi nhung nguoi nhu bac nhung nguoi chung tay vi cai chung va gio day chung chau duoc huong nhung tot dep dieu do. Chung chau se phai co gang nhieu hon nua de xung dang hon. chau gui loi cam on den Bac den nhung nguoi nhu Bac
name:            tran thi hang
email:           cobenongtinh_920603
Xin kinh chao bs Ninh!
Chau la sv nam nhat nganh bs da khoa truong dh tay nguyen!
that may cho chau vi da may man doc duoc nhung loi tam su cua bac. xin ghi nho loi khuyen cua bac.
Doc loi tam su cua bac chau co them niem tu hao ve nganh y cua mjnh!
Chuc bac cung gd suc khoe va hanh phuc!
name:            Nguyễn Quang Minh
email:           quangminh387@gmail.com
Bác Ninh quí mến!
Hôm nay cháu tình cờ đọc được những lời tâm sự của Bác, cháu thật hết sức xúc động. Trong thời kinh tế thị trường hiện nay, ngành Y như trở thành một cỗ máy in tiền. nhưng vẫn còn những người như Bác để giúp người dân thì đâu có gì quý bằng, tiếc là không phải tất cả BS đều như vậy, nhất là trong CB quản lý, nếu làm theo ý Bác là "nên thực thi quyền lực của mình trên cơ sở lòng tin yêu và sự đồng thuận của đại đa số tập thể CBCC, không nên sử dụng quyền lực mang tính áp đặt" thì tốt biết mấy.
Chúc Bác cùng gia đình nhiều sức khỏe, hạnh phúc, là tấm gương sáng cho mọi người trong cuộc đời.
name:            Nguễn Vinh Quang
email:           nguyenvinhquangqt@yahoo.com.vn
BS Ninh kính mến
Đọc những lời tâm sự của BS em rất khâm phục những gì mà một BS, một trí thức như anh đã vượt qua trong thời kỳ mà đất nước ta nói chung, vùng đất Tây nguyên nói riêng, điều đó nói lên được cái tâm của anh đối với nghề và hơn cả là đối với bệnh nhân. Em cũng là một BS, cũng tốt nghiệp ĐHYK Huế sau anh 6-7 năm và cũng có thời gian công tác miền núi, cũng trải qua nhiều khó khăn nên em rất hiểu những khó khăn mà BS đã trãi qua. BS Ninh kính mến, sau 34 năm BS sĩ đã cống hiến đã mang lại biết bao nhiêu niềm hạnh phúc cho người bệnh khi lành bệnh, có lẽ đó là tài sản vô giá nhất của những người hành nghề y như chúng ta. Qua tâm sự của BS chúng em sẽ có thêm động lực đẻ công hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp Chăm sóc và Bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
Kính chào BS
name:            Hoàng Ngọc Anh Tuấn
email:           BsTuanbe@yahoo.com.vn
Chào bác Nguyễn Quý Ninh
Em đọc bức thư của Bác. Em quá cảm động với những lời bộc bạch thân tình tâm sự của bác qua 34 năm công tác và những lời nhắn nhủ cho thế hệ Bs lớp sau của Bác. Em là một học trò của thầy Phước cũng như học trò của bác, em tự nhủ em sẽ cố gắng làm, làm sao được một phần như thầy, như bác như các thế hệ đi trước đã làm. Em nghĩ khi đã chọn nghề thì chúng ta phải yêu nghề và cố gắng đừng làm điều gì mà thẹn với lương tâm phải không bác. Em sẽ cố gắng. Nếu có dịp bác về chơi Buôn Mê rất mong bác ghé vào thăm khoa Nhi, ngày trước khi thầy Phước còn sống thầy rất trăn trở về lĩnh vực Nhi làm sao phải phát triển mạnh lên về mọi mặt. Nên giờ đây đọc được những lời tâm sự của bác em rất mong bác chỉ bảo góp ý thêm qua kinh nghiệm 34 năm công tác vừa là nhà quản lý vừa là nhà chuyên môn giỏi, em chờ bác. Cho em gởi lời chúc sức khỏe hạnh phúc tới gia đình bác và chúc bác vẫn mãi yêu đời, tiếp tục có nhiều ý kiến đóng góp cho các thế hệ đàn em, học trò của bác tiếp tục trên con đường phục vụ nhân dân, bệnh nhân ngày càng tốt hơn.
                   BS Hoàng Ngọc Anh Tuấn
                        Trưởng khoa Nhi
               Bệnh viện đa khoa tỉnh ĐakLak
name:            Nguyễn Kỳ Sa
email:           nguyenkysa@yahoo.com.vn
Chào anh Ninh !
Tôi cũng từng trăn trở như anh, tôi cũng phục vụ vùng núi 20 năm rồi, nay vì con cái học tập nên phải về TP rồi. Nghề của anh em mình là canh giữ cầu Nại hà, kéo người trở lại không cho qua cầu đó mà, trong đời nghề nào cũng đáng quý nhưng rõ ràng nghề này là nghề đáng quý vô cùng, lời lẽ của anh sẽ là lời nhắn nhủ cho nhiều BS trẻ vừa tự hào vừa tự tu thân, phải thấy trách nhiệm của mình với xã hội, điều này hơn cả những quy định về y đức. Cha ông đã dạy "nhất thế y tam thế suy, tam thế y tứ thế quy vinh hiển". Mong rằng giữa cuộc sống bon chen giành giựt này đồng nghiệp chúng ta luôn giữ được truyền thống tốt đẹp của nghề mình.
Chào anh, chúc anh và gia đình mạnh khỏe, rãnh thì tin lại cho tôi vài dòng nhé anh bạn già ./.
name:            Bac si tre
email:           rubictinhyeu@yahoo.com
Chào chú, Bs Ninh!
Là một bác sĩ trẻ mới ra trường đọc được những dòng tâm sự đầy tâm huyết của chú cháu thấy rất khâm phục và xúc động, cháu đã học được ở chú rất nhiều lẽ sống, y đức.
Chúc chú cùng gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!
name:            Châu Bích Thủy
email:           trucnguyet2000@yahoo.com
     Anh Quý Ninh kính mến!
Xin phép gọi BS bằng anh không phải vì bây giờ BS đã về hưu.
    Tôi đã đọc bức gởi đồng nghiệp của anh, không thể nào ngăn được cảm xúc, nước mắt tôi rơi tầm tả, ước gì tôi được gặp anh để tận mắt thấy được người thầy thuốc dũng cảm nhận lấy cuộc sống nghèo khổ thiếu thốn vì những bệnh nhân nghèo khổ của mình.
    Tôi vẫn thường nghĩ trên cõi đời này, tốt và xấu, thiện và ác luôn tồn tại bên nhau, nhưng e rằng ác nhiều hơn thiện và cái xấu đang lấn dần cái tốt, nhưng hôm nay đọc thư anh, tôi mới hiểu sự thật đã trái ngược từ lâu, tôi càng hiểu giá trị của chữ TÂM. Vì 1 chữ tâm mà anh đã chấp nhận bỏ hẳn cuộc sống phồn vinh đang chờ.
    Tôi đọc tới đoạn anh ngồi trên xe về Sài Gòn và định không bao giờ trở lại vậy mà ... anh đã trở lại. Tâm hồn anh không chỉ là tâm hồn của 1 bác sĩ mà là 1 nghệ sĩ giàu thương cảm và anh đã dùng tâm hồn người nghệ sĩ đó để làm 1 bác sĩ.
    Tôi hình dung 34 năm qua, anh đã cứu không biết bao nhiêu mạng người ở Buôn Hồ, làm kẻ thù của thần chết mà anh không hề lo âu hay hoảng sợ. Người dAân Buôn Hồ hẳn là rất yêu quý và tôn kính anh? Họ thật có phước, không biết họ có hiểu điều đó không? Còn tôi...tôi vô cùng cảm kích và ngưỡng mộ anh. Sống như vậy mới đáng là sống, anh xứng đáng cho lớp trẻ học tập theo gương.
    Bổng nhiên tôi muốn thăm hỏi nhiều điều về gia đình anh. Tôi muốn biết những ngày tiếp theo anh có được vui vẽ bình an hay không?...
    Mong nhận được hồi âm.
    Châu bích Thủy
name:            Châu Bích Thủy
email:           trucnguyet2000@yahoo.com
Đúng như nhận định của tôi, anh là 1 bác sĩ có tâm hồn nghệ sĩ.
Anh chữa bệnh cứu người bằng lương tâm của bác sĩ và cả tâm hồn, sự cảm xúc của 1 nghệ sĩ, 1 thi nhân. Thật may mắn cho những người dân nơi anh làm việc.
Mong có cơ hội đọc thơ anh nhiều hơn.
Kính chúc anh và gia đình khỏe mạnh - hạnh phúc.

name:            Nguyễn Quý Ninh
email:           ninhien@yahoo.com.vn
Các bạn , các đồng nghiệp và các cháu thân thương : mình cám ơn các bạn đã chia sẻ , cảm thông với những tâm sự viết từ cõi lòng của mình sau bao nhiêu năm phục vụ trong nghành Y . Xin các bạn đọc những dòng ngắn gọn mà mình trả lời cho anh Dũng trong bài NÕI KHỔ CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC dưới  đây nhé

Thưa anh Dũng và các đồng nghiệp ,
Tôi là một bác sĩ đã trải qua bao cơ cực của nghiệp chướng  và thân phận thầy thuốc. Bởi một lý do rất đơn giản là tôi và các bạn tôi sinh ra không gặp thời! Và tôi không cần nhắc lại nữa vì anh Phan Xuân Trung đã nói quá rõ trong bài "mua vàng trả bạc" rồi! Và còn một lý do rất riêng và hơi bất bình thường là tôi không tìm tiền, không tìm giàu sang trong những nỗi đau, nỗi bất hạnh của bệnh nhân và khi tôi nghĩ rằng đồng tiền mà tôi được hưởng không xứng đáng với công sức tôi đã bỏ ra! và khi mà vì trả công cho tôi, người bệnh hay người nhà của họ phải tất tưởi chạy vạy ngược xuôi thậm chí vay mượn bán nhà, bán đất. Con cháu họ phải nhịn ăn, bỏ học lang thang. Nếu tôi có đôi mắt thần nhìn thấy được hoàn cảnh  bi đát của họ thì thà tôi chịu đói một chút cũng được, tôi sẽ hoàn trả số tiền phí mà tôi đã dang tay ra nhận của họ! Bỏ cái ray rứt sẽ sướng hơn ngàn lần cái ăn sung mặc sướng đó các bạn ạ !

name:            Quốc Luận Ksor
email:           quocluanksor@gmail.com
Bác Sĩ Quí Ninh kính mến !
     Đọc được lời tâm sự chân tình của Bác cháu thật vô cùng xúc động . sau khi đọc xong cháu đã tự nhủ với bản thân mình rằng : " hãy cố gắng lên không gì là không thể làm được " và lấy Bác là Tấm gương cho cháu vì giữa cháu và Bác cũng có nhiều điểm tương đồng.
   Đó là :
   1 / gia đình cháu cũng ở Buôn Hồ xưa kia nay đã được tách ra một phần nhỏ là Easuop .
   2/ cháu là sinh viên năm 03 DH Y_dược HCM
   3/ xuất thân từ gia đình nông dân : mẹ mất cách đây hơn 01 năm , ba thì lao lực + ung thư hạch.
  Tuy nhiên trong quá trình học của cháu vẫn sung sướng hơn Bác nhiều. Học thì rất mệt nhất là trong khoảng thời gian vừa học lý thuyết trên trường + lâm sàng + thi cử ( sợ thi vấn đáp ). Nhưng cháu không hề ăn cơm độn bắp, vác củi... khổ cực như Bác.
Bác à cháu rất đồng cảm với Bác, thực sự cháu muốn tâm sự rất nhiều và nhiều hơn nũa nhưng kiến thức thì hạn hẹp. Mong rằng cháu có thể gặp Bác ngoài đời để có thể nói chuyện với Bác nhiều hơn.
Cuối cùng xin chúc Bác sức khỏe, hạnh phúc trong khoảng thời gian nghỉ hưu của mình.
name:            PHAM HÙNG
email:           BS HÙNG CK1
Chào anh Ninh !
Là những người cùng thế hệ với anh, qua bài anh viết tôi cảm thấy sao xuyến vô cùng.Anh Ninh ạ, chăc đât nước mình cũng có rất nhiều như anh như tôi . Những BS phải chấp nhân thiếu thốn, cực khổ để người dân ngèo được hạnh phúc .
Đến hôm nay nhì lại mình, tuy kinh tế có phần hạn chế nhưng sưc khoẻ tràn đầy, gia đình hanh phúc,đi đến đâu mọi người đều tôn trọng, quí mến . Thế là hạnh phúc vô cùng anh Ninh ạ .
name:            Quynh Dao
email:           kimchintm@gmail.com
Sau khi doc xong bai viet nay chau thay vo cung xuc dong, chau that su chan thanh cam on bac da mo ra cho chau mot niem tin va su co gang.Chau moi ra truong va truoc mat that qua nhieu kho khan.......chau xin chan thanh cam on bac.
name:            Thuy Nguyen
email:           thuythu430@yahoo.com
Chao Bac si,rat kham phuc tai nang cung nhu dao duc cua bac si,co rat nhieu bac si cung thoi voi bac si da tu  hoc de tro thanh bac si tham my khong chuyen ,chu yeu la kiem tien chu ko vi yeu nghe nhu bac si,o lai vung que va mot long cuu nguoi, vi vay ,cau chuc cho bac si nhieu suc khoe,gia dinh thanh dat ,hanh phuc.
name:            NGUYỄN VĂN QUÂN
email:           quandongban@gmail.com
Thú thật mình là một trong những sĩ tử ngày trước cách mệnh.  Không hy vọng gì thế hệ sau này còn những người có còn lương tâm. Vấn đề kg phải là lòng tự trọng và bản lỉnh nghề nghiệp và cái tâm cộng với cái tiền hơi khó đó nhưng có còn những thằng gàn mà làm những việc mà chúng cho là gàn thì gọi là bán sách. Mong đó là lời chân thật. Chúc bạn có còn một tý quảng đời còn lại bình yên thanh thản và yêu người, yêu đời. Chúc bạn khỏe mong hồi âm.
name:            lê thị thanh tâm
email:           thanhtamyk@yahoo.com
Cháu chào bác ạ!
Cháu thật tự hào khi ngành y chúng ta có một bác sĩ tận tình với dân như bác.cháu cũng rất cảm ơn bác vì  bác đã chia sẻ với mọi người,với lớp người đi sau.qua lá thư của bác cháu đã nhìn lại bản thân mình một cách nghiêm túc hơn,để học tập thật tốt và sau này ra trường luôn làm đúng theo lời Bác Hồ đã dạy" Lương Y Như Từ Mẫu".
Cám ơn bác!
Chúc bác và gia đình mạnh khỏe!
name:            Huỳnh Công Đạt
email:           kstratlx
Cám ơn bs Ninh có những chia sẽ đầy tâm huyết với diển đàn ykhoanet. Thật ra quanh ta có không ít gương  người tốt nhưng trong công tác hàng ngày lòng đó kỵ của những kẻ tiểu nhân hay ganh ghét đôi lúc làm chúng ta nản lòng. Chấp nhận vào ngành y thì có cái tâm mới có thể cải tạo được một chút "cái bản ngã ô trượt" trên đời này
name:            Trinh Thuc Binh
email:           trieuphu3nam@gmail.com
Chú Ninh thân mến !
Đầu tiên cho cháu gửi lời hỏi thăm sức khỏe tới chú và gia đình!
Đọc những dòng thư mà chú viết cháu cáng tin tường rằng trong bất kỳ một ngành nào đều có những người tâm huyết với nghề .Đặc biệt cháu thấy chú là người có TÂM-ĐỨC-TÀI và đúng với dòng chữ LƯƠNG Y NHƯ TỬ MẪU.Cháu rất mong muốn có điều kiện để nói chuyện với chú để cháu có thể học hỏinhiều điều trong cuộc sống.Cháu rất hy vọng chú có thể dành một chút thời gian để gửi tin nhắn qua mail cho cháu
name:            Bùi văn Quí
email:           drbuivanqui@yahoo.com.vn
Xin chân thành cám ơn bs nguyễn Quý Ninh về bài viết. Đây là một sự động viên vô cùng quí báu đối với chúng tôi, lớp người đồng nghiệp đàng em của BS.
name:            lê thị sen
email:           ngoisaophale170692@yahoo.com
Đối với người sắp mang trên mình trọng trách lớn lao của một lương y. khi đọc được những lời này của bác sĩ làm cháu càng hiểu rõ được gánh nặng mà cháu đang mang giường như mỗi lúc nó càng nặng hơn và cần hơn hết sự bền bỉ kiên trì có tấm lòng vì người bệnh, khiến cho cháu càng khẳng định sự lựa chọn của cháu là đúng.dù cho sau này con đường phía trước như thế nào thì cháu hi vọng mình sẽ vượt qua được những khó khăn
name:            BS Thu Nga BVĐKLong An
email:           ntthunga2002@yahoo.com
Đọc được bài viết của bác cháu rất xúc động và cảm kích, là 1 bác sĩ trẻ cháu xin ghi nhớ những lời bác dạy, xin chúc bác cùng gia đình, sức khỏe, hạnh phúc, bác mãi là tấm gương sáng cho cháu trong cuộc đời.
name:            nguyen thi thao
email:           phuongthao268@gmail.com
Bac Ninh kinh men
Chau rat cam dong khi doc nhung loi tam su cua bac.chau la 1 dieu duong ra truong dc 1 nam va dang doi viec lam.chau rat vui khi bac co nhung loi goi toi doi ngu Y,BS, DD  tre.chuc bac vui khoe,hanh phuc ben gia dinh.
name:            VŨ ĐỨC TUYÊN
email:           bstuyen_bvtdaknong@yahoo.com
Đọc được những lời tâm sự của bác cháu thực sự rất xúc động. Là người đàn anh đi trước, 34 năm 1 quãng đường bác đã cống hiến vì sức khỏe cộng đồng. Xin gởi tới bác và gia đình lời chúc sức khỏe và hành phúc.
name:            Nguyễn Quý Ninh
email:           ninhien@yahoo.com.vn
Bác cám ơn cháu đã gởi lời chia sẻ và động viên tới bác .
Thế hệ của các bác khi ra trường gặp nhiều gian khó không thể thuận lợi hơn bằng các cháu bây giờ. Nhưng bác luôn tự hào là mình vẫn chưa làm điều gì trái lương tâm của một thầy thuốc và luôn được người bệnh, người dân địa phương, bạn bè, đồng nghiệp tin yêu.
Bác chúc cháu luôn cố gắng để có một gia đình an lành , hạnh phúc và trong nghề nghiệp luôn được thăng tiến !   
BS Ninh
 
name:            hoang dinh hue
email:           hoangdinhhue@yahoo.com
Anh Ninh than men,
Rat vui khi doc nhung dong tam su cua anh truoc khi anh chia tay co quan ve nghi ngoi o Buon Ho.
May lan vua roi em len BMT cong tac nhung khong gap duoc anh, nay nghe tin anh ve huu, chuc anh chi vui khoe va hanh phuc cung cac chau
Em,
Hoang Dinh Hue, DHYD Hue

name: Nguyễn Quý Ninh email: ninhien@yahoo.com.vn
Huê thân ,
Cám ơn em đã có lời chia sẻ động viên đến anh . Anh có nghe tin em và Thắng có lên Daklak giảng dạy lớp BS CKII Quản lý cho các BS , anh đã gặp Thắng ,khỏe nhưng có già hơn xưa , còn riêng em anh có hỏi thăm các BS Lào và Thuận và biết rằng em vẫn khỏe ,và thành đạt , anh mừng lắm , có lẽ Lào sẽ tạo điều kiện cho em có một dịp nào đó thuận tiện về lại BH thăm “chiến trường xưa “ để anh em mình hàn huyên tâm sự cho bỏ tháng ngày xa nhau ! Chúc em và gia đình luôn bình an , sức khỏe và gặp nhiều may mắn . Anh BS Ninh
 

Thiếu ngủ một tuần, bệnh cả đời

Thiếu ngủ một tuần, bệnh cả đời

Thứ Ba, 26/02/2013 11:10

(NLĐO) - Một giấc ngủ kém chất lượng có thể ảnh hưởng lâu dài đến cơ chế làm việc của cơ thể, theo các nhà nghiên cứu Anh.

Thiếu ngủ có thể làm thay đổi hệ gien trong cơ thể
 

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khọc học Quốc gia Anh đã chứng minh tầm quan trọng của giấc ngủ đối với cơ thể con người.
 
Theo đó, cơ chế hoạt động của hàng trăm gien đã thay đổi khi con người ngủ ít hơn 6 giờ/ ngày trong suốt một tuần. Không ngủ đủ giấc dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tim, tiểu đường, béo phì và suy giảm chức năng não bộ.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Surrey đã tiến hành phân tích mẫu máu của 26 người sau khi yêu cầu họ ngủ rất nhiều, khoảng10 giờ/đêm. Sau đó, các nhà nghiên cứu đem kết quả này so sánh với mẫu máu mới cũng của những người này sau một tuần thiếu ngủ (ít hơn 6 giờ/đêm).

Kết quả, hơn 700 gien đã thay đổi. Do mỗi gien chứa các cấu trúc hình thành một protein nên những người ngủ ít khiến lượng protein sản xuất ra nhiều hơn, làm thay đổi cơ chế sinh học của cơ thể. Trong khi đó, khi đồng hồ sinh học cơ thể bị đảo lộn, một số gien tự nhiên bị suy yếu dần do thiếu ngủ. 

Giáo sư Colin Smith từ Đại học Surrey cho biết hoạt động của các loại gien trong cơ thể thay đổi đáng kể do thiếu ngủ. Đặc biệt, thiếu ngủ dễ dẫn đến các nguy cơ suy yếu hệ miễn dịch, phản ứng của cơ thể trước những tác nhân gây hại giảm cũng như dễ bị stress.

Giáo sư Smith nói thêm: “Rõ ràng, giấc ngủ rất quan trong trong việc phục hồi cơ thể và duy trì một số chức năng, chống lại những tác nhân gián tiếp khiến cơ thể bị bệnh. Nếu không kịp bổ sung và thay thế các tế bào mới, cơ thể sẽ bị thoái hóa”.

Tiến sĩ Akhilesh Reddy, một chuyên gia về đồng hồ sinh học tại Đại học Cambridge, cho biết nghiên cứu là phát hiện “lý thú”.

Ông nói rằng nghiên cứu đã chỉ ra tác động của giấc ngủ đối với các chứng viêm và hệ miễn dịch cùng các vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường. Đồng thời, nghiên cứu cũng là tiền đề cho việc tìm kiếm một loại thuốc nhằm loại bỏ những tác hại của việc thiếu ngủ.
 

Tự sự của bác sĩ không nhận phong bì

Tự sự của bác sĩ không nhận phong bì

Ngày tôi thi đỗ Đại học Y Hà Nội, bố cho 5.600 đồng. Bố đưa tôi ra đến đầu làng, còn băn khoăn bảo hay quay về cày ruộng? Tôi vẫn nhất quyết ra đi, với hình ảnh cả nhà đói rách, hình ảnh ông y tá xã chuyên tiêm thuốc xít-tép vào mông.
Tôi bắt đầu bài viết bằng câu chuyện của chính tôi, một bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), không nhận phong bì của người bệnh.
Tại sao tôi lại đi kể về mình như thế? Có phải vì xung quanh tôi ai cũng nhận phong bì? Có phải tất cả bác sĩ đều tìm cách để bệnh nhân đưa phong bì nên ngành y tế phải phát động phong trào nói không với phong bì?
Khoa tôi có 30 nhân viên, tôi làm việc ở đây 14 năm nên tôi khẳng định không một ai cầm phong bì. Bệnh viện tôi và các bệnh viện khác cũng không thiếu bác sĩ như tôi. Nhưng nếu tôi đặt vấn đề viết về họ, ai cũng từ chối, lý do đơn giản vì đó là việc làm đúng lương tâm của người thầy thuốc nên chẳng có gì đáng phải ầm ĩ.
Nhiều người sẽ cho rằng tôi đang PR cho bản thân. Nhưng tôi hy vọng số đông ủng hộ tôi, chia sẻ với tôi và với ngành y, từ đó thông cảm cho những người chiến sĩ áo trắng đang hy sinh thầm lặng để giành giật lại từng phút giây sống quý giá cho người bệnh.
Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, bố già 75 tuổi, mẹ yếu vì bị tàn tật từ nhỏ, nhà lại đông con. Quanh năm chúng tôi phải ăn ngô, khoai, sắn độn rau, chỉ ngày Tết mới được ăn cơm. Xã tôi có một ông y tá hàm thụ bác sĩ, ông chữa bệnh cho cả vùng chủ yếu bằng phương pháp tiêm thuốc xít-tép vào mông, nhà ông thuộc hàng khá giả nhất.
bsthay-jpg-1361844856_500x0.jpg
Còn rất nhiều bác sĩ giữ được cái tâm trong sáng khi hành nghề y. Ảnh minh họa: Phan Dương.
Ngày tôi thi đỗ Đại học Y Hà Nội, bố cho tôi 5.600 đồng. Bố đưa tôi ra đến đầu làng, còn băn khoăn bảo tôi hay quay về cày ruộng? Nhưng tôi vẫn nhất quyết ra đi, ra đi với hành trang là 5.600 đồng của bố, với hình ảnh cả nhà đói rách lam lũ tần tảo kiếm sống qua ngày, với hình ảnh ông y tá hàm thụ bác sĩ chuyên tiêm thuốc xít-tép vào mông. Tôi tự nhủ, tôi sẽ phải học cho thật tốt cách khám chữa bệnh để từ đó kiếm được thật nhiều tiền, chỉ có thật nhiều tiền thì mới mang lại được cho tôi một tương lai tốt đẹp, mới giúp gia đình tôi thoát khỏi cảnh túng quẫn cùng đường…
Xin được tiền vé ôtô hàng, xuống ga Long Biên tôi hỏi đường đi bộ về trường Đại học Y. Với 5.600 đồng bố cho, tôi chỉ đủ tiền ăn đúng 8 bữa cơm theo chế độ nửa bao cấp của trường. Chẳng biết làm gì kiếm sống, nhịn đói ngày thứ 5, đến ngày thứ 6 không thể nhịn nổi tôi đành lên gặp thầy Tôn Thất Bách xin tiền trợ cấp… Thầy Bách là hiệu trưởng, thầy thẳng thừng từ chối. Thầy bảo với tôi rằng, hôm nay nhà trường trợ cấp tiền ăn tiền học, 6 năm sau rất có thể tôi sẽ thành kẻ móc túi người bệnh. Thầy còn bảo xã hội đang có nhiều người bất hạnh, họ không có cơ hội bước chân vào ngưỡng cửa trường đại học. Thầy kể cho tôi nghe chuyện về người bố của thầy, về con đường dẫn đến sự nghiệp khoa học của giáo sư Tôn Thất Tùng…
Thầy Bách bố trí cho tôi đi dọn nhà vệ sinh, thầy trả công tôi 1.000 đồng. Tôi làm thêm việc cuốc cỏ, dọn thư viện, mỗi công việc làm một tuần. Sau đó tôi đi bán rau cải bắp, bán khoai tây, bán khoai lang, bán than tổ ong, làm biển quảng cáo, kẻ vẽ trang trí cho đám cưới, chụp ảnh, làm gia sư. Cứ thế, tôi tự kiếm đủ tiền ăn học, lại còn tiết kiệm được một ít gửi về giúp bố mẹ nuôi các em.
Sau buổi gặp thầy Bách, tôi bắt đầu nghi ngờ về cái mục đích phải học thật tốt cách khám chữa bệnh để kiếm được thật nhiều tiền, tôi lờ mờ nhận ra trong nghề y có một sứ mệnh gì đó cao cả hơn rất nhiều so với tiền bạc. Sứ mệnh ấy là gì? Để gọi được đúng tên của nó, tôi biết mình sẽ phải đi một chặng đường rất dài phía trước…
Bước sang năm học thứ 2, tôi đi thực tập ở Bệnh viện Việt Đức. Đêm trực đầu tiên, tôi choáng khi nhìn thấy phòng khám cấp cứu la liệt bệnh nhân nặng từ các tuyến chuyển về. Khoa hồi sức không còn giường nên nhiều bệnh nhân nặng phải nằm hồi sức ngay tại phòng khám. Bác sĩ phân công tôi bóp bóng cho một bệnh nhân chấn thương sọ não đã chết lâm sàng. Nạn nhân là một cô gái bằng tuổi tôi, quê ở Hải Dương. Bên cạnh là một bệnh nhân đã tử vong ngay lúc mới vào viện, đang làm thủ tục đưa xuống nhà đại thể.
Tôi vốn sợ bóng tối và sợ người chết, sợ nhìn thấy người bị tai nạn máu me đầm đìa. Ở bên cạnh một tử thi và một bệnh nhân đã chết não, tim tôi đập liên hồi kỳ trận như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Thật không may là bệnh viện mất điện, phòng mổ huy động đèn bão và đèn pin để tiếp tục mổ, nhân viên y tế được huy động bóp bóng cho bệnh nhân thở máy. Trong lúc khó khăn nhất, tự dưng tôi thấy bình tĩnh trở lại, tôi thấy mình may mắn hơn cô gái cùng tuổi, thấy mình không bất hạnh như nạn nhân vừa lìa khỏi cõi đời. Và tôi ao ước mình có phép lạ làm cho người chết sống lại còn cô gái thoát khỏi cơn hiểm nghèo. Tôi đã dồn toàn tâm toàn lực vào việc bóp bóng. Bốn tiếng đồng hồ trôi qua, tim cô gái bắt đầu rời rạc và ngừng đập. Bác sĩ tìm mọi cách cấp cứu cho cô gái, vừa tiêm thuốc trực tiếp vào tim vừa ép tim nhưng không có kết quả.
Trong lúc bác sĩ lập biên bản tử vong, tôi lấy tay vuốt mắt cho cô gái, từ khóe mắt của cô lăn ra hai giọt lệ. Tôi buồn bã vô cùng, cảm giác như chính người thân yêu nhất của tôi vừa mới ra đi. Bác sĩ nhắc nhở tôi không được phép ủy mị, bởi trong hoàn cảnh như thế thì bác sĩ phải là chỗ dựa tinh thần cho người nhà nạn nhân. Gia đình làm thủ tục xin đưa cô gái về quê trước khi trời sáng. Dù đang tột cùng đớn đau, mẹ cô gái vẫn không quên đưa tôi phong bì và một bao thuốc lá ba số cám ơn. Tôi nhận bao thuốc, gửi lại phong bì nhờ bà mua giúp tôi nén hương thắp cho cô gái xấu số, cầu cho linh hồn của cô sớm được siêu thoát về nơi cực lạc.
Đêm ấy lần đầu tiên tôi hút thuốc lá và hút hết nửa bao…
Sau đêm trực ấy tôi nhận ra rằng: Bác sĩ khám chữa bệnh không phải vì trách nhiệm mà vì tính nhân văn; y học không có căn bệnh mà chỉ có người bệnh, quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân là mối quan hệ rất đặc biệt. Và tôi cũng đã gọi được đúng tên sứ mệnh của người thầy thuốc. Sứ mệnh đó là: Tính nhân văn.
Tốt nghiệp ra trường, tôi xin về công tác tại Bệnh viện Xanh Pôn. Người đời nói với nhau rằng, để xin được việc thì phải nhờ vào sự quen biết và phải có phong bì. Tôi không rõ thực hư ra sao, cả hai điều kiện ấy tôi đều không có, tôi chỉ có “tính nhân văn” cùng những kiến thức đã học được trong 6 năm đại học.
Bệnh nhân đến với tôi đa số là người nghèo, tiền thuốc chả đủ nói gì đến phong bì phong bao. Thỉnh thoảng có người đưa phong bì cho tôi để muốn được ưu tiên, được chen ngang, hay được thăm khám cẩn thận hơn… dù là lý do gì thì tôi cũng đều từ chối.
Làm bác sĩ không nhận phong bì của người bệnh, chỉ trông vào lương cơ bản, thì cuộc sống sẽ ra sao? Bản thân tôi xác định tiết kiệm tối đa, cắt giảm các chi phí đến mức tối thiểu. Tôi không đi du lịch, không tham quan, không tham dự tiệc tùng chiêu đãi, từ chối đám cưới, trốn tránh mừng tân gia; bữa ăn phải tính toán chi li, ra chợ mua mớ rau muống cũng phải nâng lên đặt xuống rồi chia đôi 2 bữa, thịt cá chỉ ăn lấy chất chứ không dám xác định ăn lấy ngon. Vậy mà tiền lương vẫn không đủ chi cho một phần cuộc sống tưởng như không thể nào eo hẹp hơn.
Chỗ ở tôi thuê trọ cùng sinh viên, phòng có 7m² lợp ngói fibro-ximăng. Mùa nóng nắng xiên thẳng vào giữa phòng, mùa mưa dột tứ phía. Bước ra khỏi phòng tôi phải phủ nilon lên giá sách đề phòng trời mưa. Ngay ngoài cửa sổ là bãi tha ma, thỉnh thoảng có rắn nước bò vào, có mèo hoang càm con đến làm tổ, có gà đồng chui vào kiếm ăn…
Ở cùng sinh viên thành ra tôi vẫn giữ được thói quen chăm học và đọc sách. Nghề y không chỉ là nghề lao động nặng nhọc, mà còn đòi hỏi phải học suốt đời. Thời gian bán hủy của kiến thức y khoa là 5 năm, nghĩa là sau 10 năm không học thì lượng kiến thức chỉ còn 25%, khi ấy chỉ lơ mơ biết tiêm thuốc xít-tép vào mông, chứ làm sao khám chữa bệnh cho tốt được. Vì thế mà ai cũng phải học, không có điều kiện thì tự đọc sách cập nhật kiến thức, có điều kiện thì học các chứng chỉ 3 tháng, học chuyên khoa định hướng 1 năm, 2 năm học chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II và thạc sĩ cũng học 2 năm, nghiên cứu sinh mất 4 năm. Ở nước ngoài đến giáo sư tiến sĩ mỗi năm vẫn phải học 40 giờ chuyên môn, ở ta quy định có giảm hơn một chút…
Đúng 7 năm trời làm bác sĩ tôi không thể mời khách đến nhà vì phòng trọ chẳng có chỗ ngồi. May mắn cũng đến với tôi, có học sinh cũ thời sinh viên tôi dạy gia sư, em giúp tôi làm thủ tục ngân hàng để vay vốn mua nhà trả góp theo diện cán bộ nhà nước có hoàn cảnh khó khăn. Tôi mua được căn hộ chung cư Mỹ Đình 70m², rộng gấp 10 lần phòng trọ, lại đẹp và thoáng mát, từ đó có nhà đàng hoàng để ở.
Thời điểm khó khăn nhất là 5 năm đầu tiên mới ra trường, để có tiền trang trải cuộc sống, tôi phải đi dạy gia sư ôn thi đại học vào các buổi tối hay những ngày nghỉ. Tôi dạy các môn toán, hóa, sinh, văn, sử… học sinh yêu cầu gì tôi dạy đấy. Nhiều lúc mệt mỏi và chán nản, nhưng ban ngày nhìn thấy bệnh nhân mình chẩn đoán và điều trị đúng, buổi tối nhìn các em học sinh ngây thơ chăm chỉ học bài, tôi lại có thêm động lực để vượt qua khó khăn tiếp tục hoàn thành sứ mệnh của một người thầy thuốc.
Tôi cũng có cách kiếm tiền khác là viết báo. Bài ít tiền nhất thì được 30 nghìn đồng, nhiều nhất được 150 nghìn, càng viết tào lao càng cao nhuận bút, viết chính luận vừa khó đăng vừa ít tiền vì không nhiều người đọc. Khổ nỗi tôi thích viết chính luận nên cũng khá vất vả với công việc viết lách.
Những bác sĩ không nhận phong bì như tôi thường có vợ hoặc chồng là hậu phương vững chắc, hoặc bản thân họ làm thêm nghề gia truyền, mở cửa hiệu kinh doanh rồi thuê người đứng bán hàng. Nghề gia truyền của tôi là đan lát các vật dụng bằng tre dùng trong gia đình, nghề này tôi xứng đáng là nghệ nhân, tiếc là không có cơ hội phát huy ở thành phố.
Tôi nhận ra rằng, cuộc sống và sự nghiệp của những bác sĩ không nhận phong bì như tôi chẳng khác gì một tiều phu leo núi kiếm củi đốt lên niềm tin của sự sống. Tôi tự nhủ, khi leo dốc thì chỉ còn cách cố mà đi lên, ngừng nghỉ tất sẽ chán nản vì mệt mỏi hoặc tự chuốc lấy hiểm nguy, quay lại hay rẽ ngang sẽ bị rơi xuống vực thẳm…
Động lực giúp tôi leo dốc là niềm vui trong công việc. Nhưng hàng ngày đến bệnh viện, nhìn các cháu bé ở quê bị ốm đau, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo tôi lại không sao vui được. Tôi muốn chia sẻ với người bệnh nhiều lắm nhưng khả năng của tôi thì hạn chế. Thỉnh thoảng gặp bệnh nhân nghèo quá, tôi cho họ một vài chục tiền khám với hi vọng giúp người bệnh có thêm niềm tin tiếp tục chống chọi với bệnh tật.
Trong bệnh viện có nhiều bác sĩ làm như tôi. Ví dụ như bác sĩ Thảo mới ra trường, hoàn cảnh kinh tế của chị cũng không dư giả gì nhưng chị thường xuyên cho bệnh nhân quần áo hay tiền mua thuốc. Bác sĩ Mỹ trong tua trực hồi sức thấy bệnh nhân nặng không có máu truyền, mặc dù chị rất mệt mỏi nhưng vẫn tình nguyện hiến máu cứu sống cháu bé, lại còn trích ra số tiền trực ít ỏi giúp người bệnh. Tôi còn biết nhiều bác sĩ đã cho bệnh nhân máu đến cả chục lần, không thiếu bác sĩ cho bệnh nhân tiền viện phí.
Sau 5 năm làm bác sĩ thì tôi không phải đi dạy gia sư kiếm sống, không phải viết báo kiếm tiền. Ấy là lúc ngành y tế thực hiện chủ trương xã hội hóa, bệnh viện là đơn vị sự nghiệp có thu nên trích một phần kinh phí bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên. Ngoại trừ bệnh nhân bảo hiểm y tế thu không đủ chi, còn bệnh nhân đóng tiền khám bệnh thì cả kíp làm việc sẽ được trích bồi dưỡng 6-7 nghìn đồng, mỗi ngày đi làm tôi có thêm thu nhập khoảng 180 nghìn từ chủ trương xã hội hóa.
Mấy năm nay ngoài thị trường bão giá, nhiều bác sĩ chua xót so sánh tiền bồi dưỡng khám bệnh không bằng tiền công đánh giày. Nếu không nhận phong bì của bệnh nhân, bác sĩ chỉ còn cách lao đi làm thêm phòng khám tư vào các buổi tối và những ngày nghỉ. Bản thân tôi thì vẫn đang cố gắng tiết kiệm chi tiêu, tôi cũng bắt đầu quay lại viết báo kiếm tiền nhưng hy vọng không phải đi dạy gia sư như ngày trước.
Trong thực tế, chiếc phong bì luôn có sức cám dỗ riêng của nó. Đáng nói là bác sĩ chẳng mấy ai chỉ vì cuộc sống mà quên đi lẽ sống. Dù chưa có số liệu điều tra cụ thể, nhưng tôi biết đa số cán bộ nhân viên ngành y tế khẳng khái từ chối phong bì. Song, với tính nhạy cảm của ngành y, chỉ cần thiểu số người không vượt qua được sự cám dỗ thì cũng đủ làm xã hội tổn thương, đủ làm cho ngành y tế nhuốm màu tiêu cực.
Nhớ lại buổi trực đầu tiên thời sinh viên tôi biết từ chối phong bì nhưng lại nhận bao thuốc lá. Tôi đã nghiện thuốc 7 năm trời, nói theo ngôn ngữ y khoa là bị lệ thuộc vào thuốc lá 7 năm. Chỉ đến khi có bệnh nhân bảo tôi là bác sĩ nói một đằng làm một nẻo, khuyên bệnh nhân bỏ thuốc lá trong khi nhiều bác sĩ nghiện nặng. Và tôi đã giật mình quyết định dứt bỏ.
Hippocrat trở thành biểu trưng của ngành y từ 2.500 năm nay bởi cái khuôn thước tôn trọng đạo đức nghề nghiệp như cứu cánh mà ông đã đóng vào nghề y. Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác, danh y thế kỷ 18, đã coi nghề thuốc là một nghề nhân thuật. Trong Y huấn cách ngôn, ông viết: lo cái lo của mọi người, vui cái vui của mọi người, giúp người làm phận sự của mình mà không ham lợi kể công. Hippocrat và Hải thượng Lãn ông là những tượng đài y đức để tôi và các đồng nghiệp suốt đời noi theo.
Nếu so với đồng nghiệp: tôi chỉ là một bác sĩ bình thường, thậm chí là thua xa rất nhiều người; tôi chưa có học hàm học vị, chưa có đóng góp gì lớn lao. Mỗi buổi sáng đến giao ban bệnh viện, tôi rất vui khi thấy các bác sĩ trăn trở với những ca bệnh khó, lo lắng với diễn biến của bệnh nhân nặng, có bác sĩ mất ăn mất ngủ, đứng ngồi không yên. Và tôi như nhìn thấy những tượng đài áo trắng thật sự, để tôi tin rằng đó đây có những chuyện này chuyện khác làm người bệnh mất niềm tin ở ngành y, nhưng đó chỉ là cá biệt chứ không phải là phổ biến.
Tôi lại nhớ, Y học cổ đại 5 nghìn năm trước, từ thời Thần Nông, trong các sách về y thuật đã từng khuyên những người thực hành nghề y “Phải biết giữ trái tim trong lồng ngực”.

Oral sex' với gái massage có nhiễm HIV?

Oral sex' với gái massage có nhiễm HIV?

VnExpress - Gia đình - 7 giờ trước 2389 lượt xem
Một lần mấy đứa bạn rủ đi massage, cô nhân viên massage đã dùng miệng để kích thích dương vật của em khoảng hơn 5 phút, sau đó dùng tay...
Xin hỏi bác sĩ nếu nhân viên massage bị nhiễm HIV thì em có nguy cơ lây bệnh cao không? Hiện tại em cảm thấy rất lo lắng. (Hưng).
Ảnh minh họa: hongngochospital.
Trả lời:
Chào bạn,
Thực sự, tôi khá băn khoăn khi trả lời câu hỏi của bạn. Nếu tôi nói "nguy cơ lây HIV cao" thì sẽ khiến bạn lo lắng thái quá một cách không cần thiết. Ngược lại, nếu tôi trả lời "thấp", tôi lại lo lắng vì bạn sẽ chủ quan và tiếp tục hành vi nguy cơ này.
Vậy tôi xin tạm dùng câu trả lời "nguy cơ trung bình" với một số chú thích như sau:
- So với quan hệ tình dục bằng đường hậu môn và đường âm đạo, không sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục bằng đường miệng có nguy cơ lây nhiễm thấp hơn hẳn.
- Giữa người "cho" và người "nhận", nguy cơ lây từ người cho sang người nhận cao hơn chiều từ người nhận sang người cho.
- Nguy cơ này sẽ tăng lên theo số lần quan hệ, số người quan hệ. Khả năng lây nhiễm cũng thay đổi theo mức độ "mạnh hay yếu" khi quan hệ, có xuất tinh vào "trong" hay không...
- Nguy cơ này sẽ giảm đi nếu sử dụng bao cao su khi quan hệ. Ở nước ta chưa phổ biến loại bao cao su cho "oral sex" (quan hệ bằng miệng). Song có thể chế loại bao cao su thông thường thành bao cao su cho quan hệ bằng miệng
Hy vọng bạn hài lòng với phần giải thích của tôi về nguy cơ lây HIV qua quan hệ tình dục miệng. Và cũng mong bạn thận trọng hơn với hành vi của mình.
Thân ái!
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
Trung tâm nghiên cứu ứng dụng sức khỏe nam giới

ốc khi chồng “một mình”, vợ bảo "Để em giúp!"

ốc khi chồng “một mình”, vợ bảo "Để em giúp!"

aFamily - 11 giờ trước 5947 lượt xem 5 tin đăng lại
Vợ nhìn tôi bằng ánh mắt hoang mang. Nhưng thật bất ngờ, em nhẹ nhàng đến bên và nói “Để em giúp”. Hành động vợ giúp tôi giải tỏa thế nào tôi xin miễn kể vì đó là bí mật riêng của chúng tôi.
Bỗng dưng bắt gặp chồng "tự sướng", có lẽ với rất nhiều phụ nữ đây là một hành động đồi bại. Nhiều người vợ còn ghê tởm và coi chồng là kẻ bệnh hoạn. Nhưng câu chuyện về vợ tôi ngay từ ngày yêu đến khi đã cưới lại hoàn toàn khác.

Bắt đầu từ thuở dậy thì, vì cơ thể lớn lên, tôi đã hay “một mình” như thế. Nhưng tất nhiên là hành động trong tâm trạng lén lút sợ hãi. Bởi tôi rất sợ người thân bắt gặp vì nghĩ đây là một hành động đáng xấu hổ, mất tự trọng.

25 tuổi như bao chàng trai khác, tôi cũng có người yêu. Đó là một cô gái ngoan hiền nhưng bản lĩnh nhất mà tôi từng biết. Những lần đụng chạm cơ thể khiến bao ham muốn trong tôi bùng nổ. Tôi nhiều lần mong muốn được "gần gũi" với em.

Nhưng công cuộc chinh phục bạn gái mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Yêu nhau 3 năm nhưng tôi chỉ được hôn và khám phá vừa phải. Bởi vì em kiên quyết giữ khư khư cho ngày cưới, kiên quyết không bao giờ “vượt rào” mặc tôi buông lời gạ gẫm.

Nhiều lần, tôi nì nèo “vượt rào”, em vẫn không đồng ý. Rồi bỗng dưng em quay sang hỏi: “Nếu anh có nhu cầu cần giải tỏa, anh cứ nói nhé. Em sẽ giúp anh thủ dâm . Như vậy lợi cả đôi đường”.


Nhiều lần, tôi nì nèo “vượt rào”, em vẫn không đồng ý. Rồi bỗng dưng em quay sang hỏi: “Nếu anh có nhu cầu cần giải tỏa, anh cứ nói nhé. Em sẽ giúp anh thủ dâm. Như vậy lợi cả đôi đằng”.

Tôi giật mình hoảng hốt vì câu hỏi cũng như lời đề nghị quá tạo bạo này của bạn gái. Đáng lẽ nói đến những vấn đề nhạy cảm như thế thì con gái phải xấu hổ mới đúng chứ? Vậy mà em của tôi thì mạnh bạo thế. Không biết em mạnh miệng hay sẽ làm thật? Tại sao em lại dám “mở đường cho hươu chạy” nhỉ?

Cũng từ đó, vì hay cởi mở trao đổi với nhau chuyện sinh lý tế nhị này mà tình cảm của chúng tôi 3 năm yêu cũng gắn bó hơn. Điều quan trọng là cô ấy nói là làm thật. Những lúc 2 đứa đi chơi, chỉ cần tôi “hô” thông báo là y như rằng cô ấy lén bằng mọi cách giúp tôi “giải tỏa” bằng tay.

Hay có những hôm, tôi hí hửng lên kế hoạch lừa đưa em vào nhà nghỉ. Em mắc bẫy nhưng vẫn nhất quyết không làm “chuyện ấy”. Em bảo: “Nếu anh không kìm nén được thì em lại giúp anh”.

Cứ nghĩ đến chuyện này, nhiều lúc tôi vừa buồn cười vừa biết ơn em... Liệu có bao nhiêu chàng được bạn gái giúp trong hoàn cảnh tế nhị như tôi chứ? Hành động này của em khiến tôi thấy mình tầm thường so với sự cao thượng của cô ấy.

Sau 3 năm yêu như thế, chúng tôi trở thành vợ chồng. Vì có một người vợ tâm lý, hai đứa đã có một đời sống vợ chồng vô cùng hạnh phúc và hòa hợp.

Tôi có thể tự hào mà nói rằng “chuyện ấy” với vợ chồng tôi chỉ là chuyện nhỏ. Cô ấy tuy còn nguyên vẹn đến tận đêm tân hôn, song khi vào cuộc, vợ tôi cũng không ngại phục vụ chồng. Để đáp lại, tôi cũng lần mò vào các web phụ nữ đọc và tìm hiểu xem họ thích gì, muốn gì để đời sống phòng the mỹ mãn.

Sau 7 tháng vợ chồng son, vợ tôi có tin vui. Cả hai vợ chồng tôi vui mừng lắm. Nhưng em bị nghén nặng nên mệt mỏi thường xuyên và chẳng thiết tha chuyện vợ chồng. Những lần khước từ “chuyện ấy” với chồng, em cũng nửa đùa nửa thật “Đừng làm trò gì sau lưng em nhé”. Tôi hoang mang không hiểu cô ấy ám chỉ việc lo sợ tôi ăn chả hay thủ dâm nữa.

Từ ngày vợ bầu bí, tôi như con ngựa hoang đang được đà nay bị kìm hãm nên bí bách vô cùng. Ngoài mặt, tôi vẫn tươi tỉnh, giả vờ thông cảm với vợ và mạnh miệng khi cam đoan “Anh có thể chịu được, em cứ yên tâm”. Nhưng mặt khác, tôi lén vợ xem phim nóng khuây khỏa để khỏi hành vợ thì tội cho cô ấy.

Nhưng bị "bỏ đói" liên tục, chẳng còn cách nào khác, tôi quay lại trò “tự sướng” thuở dậy thì và đang yêu. Tất nhiên, tôi thậm thụt làm chuyện ấy một mình vì sợ bị vợ phát hiện. Tôi chỉ sợ cô ấy thất vọng về lời cam kết của tôi...

Nhưng đến ngày vợ tôi cũng phát hiện ra. Hôm ấy, em đi ra ngoài nhưng lại bất ngờ trở về nhà và lao vào đẩy cửa phòng nhà vệ sinh. Tôi bị bắt quả tang tại trận. Cảm giác nhục nhã, xấu hổ và sợ vợ phản ứng mạnh khiến tôi chết điếng.

Vợ nhìn tôi bằng ánh mắt hoang mang. Tôi chỉ muốn chui xuống đất để thoát khỏi những lời xỉ vả của em. Nhưng thật bất ngờ, em nhẹ nhàng đến bên và nói “Để em giúp”. Hành động vợ giúp tôi giải tỏa thế nào tôi xin miễn kể vì đó là bí mật riêng của chúng tôi.

Có lẽ nào vợ tôi là người thoáng quá, tế nhị quá nên mới coi chuyện ấy là bình thường và chẳng có gì làm ầm ĩ lên? Thậm chí gặp chồng như vậy, em còn nhận giúp một tay.

Được giải tỏa, trong lòng tôi vẫn có chút thắc mắc vì sao em không nổi giận khi nhìn thấy tôi “tự sướng” như nhiều bà vợ khác. Như đọc được suy nghĩ của tôi, cô ấy cười tủm bảo: “Chỉ là giúp anh giải tỏa bí bách thôi mà. Ai chả có lúc như vậy. Thà như thế còn hơn là thấy anh đi chơi gái hay ngoại tình khi em mang bầu”.

Có lẽ nào vợ tôi là người thoáng quá, tế nhị quá nên mới coi chuyện ấy là bình thường và chẳng có gì làm ầm ĩ lên? Thậm chí gặp chồng như vậy, em còn nhận giúp một tay. Cô ấy bảo “Solo đâu có vui” hay “Chuyện bình thường thôi, sao anh phải nghĩ” hoặc “Chỉ là nhu cầu thôi mà”…

Quả thực, cách nghĩ của em về “chuyện ấy” khiến tôi cảm phục. Vợ tôi dường như không giống với bất cứ một phụ nữ nào thì phải. Mang bầu gần sinh rồi mà em vẫn chấp nhận việc thủ dâm của chồng. Dù không nghi ngờ gì nhưng mấy hôm nay tôi vẫn cứ lăn tăn mãi. Tôi cứ vừa vui vừa lo.

Bán máy X - Quang và máy siêu âm của bệnh viện thanh lý!

Bán máy X - Quang và máy siêu âm của bệnh viện thanh lý!

vietphapclinic@yahoo.com 0922634582
 
1, Máy siêu âm Mindray đen trắng. Moden: DP 8800 Plus. Liên doanh Trung Quốc - Đức 
2, Máy chụp X - Quang. Moden: F78 III B/C. Hãng sản xuất Wandong (Trung Quốc). Điện áp cực đại: 125 kV. Dòng cực đại 300 mA 
3, Đầu bóng phát tia. Moden: F78 - III B/C. Số seri 7332/49. Năm sản xuất 2007
4, Bàn điều khiển. Moden: F78 - III B/C. Số seri 7332/49. 
Máy của bệnh viện thanh lý