Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Thử nghiệm lâm sàng ghép tế bào gốc chữa bệnh ung thư vú


Thử nghiệm lâm sàng ghép tế bào gốc chữa bệnh ung thư vú


TT - Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Ung bướu Nghệ An vừa công bố điều trị thành công ung thư vú bằng tế bào gốc tạo máu tự thân. 
Bệnh nhân ung thư vú đang được điều trị bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân tại Bệnh viện Trung ương Huế - Ảnh: Nguyên Linh
Bệnh nhân ung thư vú đang được điều trị bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân tại Bệnh viện Trung ương Huế - Ảnh: Nguyên Linh
Nhưng theo PGS.TS Nguyễn Đình Tùng - phó giám đốc Trung tâm ung bướu Bệnh viện Trung ương Huế, ủy viên tư vấn phản biện Hội Ung thư VN, đến nay Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ vẫn xem đây là thử nghiệm lâm sàng chứ không phải là phương pháp điều trị chuẩn.
 
 
Ông Tùng cho biết thành công của phương pháp ứng dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị ung thư vú thực chất là thành công về phương diện ghép tủy khi các chỉ số trong máu trở về bình thường, là thành công của một công đoạn trong quy trình điều trị ung thư vú, kéo dài thời gian sống không bệnh cho bệnh nhân ung thư, không phải chữa lành bệnh ung thư vú.
* Từng có thời gian nghiên cứu về việc ứng dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị ung thư vú ở một số nước trên thế giới, ông có thể cho biết bản chất của ghép tế bào gốc tạo máu tự thân là gì?
- Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân hay còn gọi là ghép tủy là phương pháp điều trị bệnh được ứng dụng trong ngành huyết học và ung thư học. Tế bào gốc tạo máu tự thân là những tế bào có trong tủy xương và trong máu của chính bệnh nhân. Bản chất của phương pháp điều trị này là sử dụng một lượng tế bào gốc tạo máu tự thân thích hợp giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng suy tủy không hồi phục khi điều trị ung thư vú bằng hóa trị liều cao.
Nói chính xác thì hóa trị liều cao và ghép tế bào gốc tạo máu tự thân là một công đoạn của quy trình điều trị đa mô thức trên bệnh nhân ung thư vú bao gồm cả phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liều cao, điều trị đích và nội tiết, miễn dịch. Bản thân tế bào gốc tạo máu tự thân giúp cơ thể tạo ra những tế bào máu bình thường, nhưng không thể tiêu diệt được tế bào ung thư vú.
* Những bệnh nhân ung thư nào có thể ứng dụng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, thưa phó giáo sư?
- Đối với ung thư các mô đặc, hiện các nước trên thế giới mới chỉ nghiên cứu và ghép tế bào gốc tạo máu tự thân để điều trị hai loại ung thư là ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Bệnh viện Trung ương Huế là trung tâm y tế đầu tiên ở VN nghiên cứu, ứng dụng điều trị hai loại ung thư bằng phương pháp này. Đối tượng được chọn ghép tế bào gốc là những bệnh nhân ung thư (vú và buồng trứng) giai đoạn nặng, hoặc bất kỳ giai đoạn nào nhưng đã xuất hiện di căn; bệnh nhân trải qua điều trị ban đầu bằng phẫu thuật, xạ trị, không mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, đái tháo đường và các bệnh về máu; đặc biệt là bệnh nhân tự nguyện tham gia.
* Thưa ông, trường hợp những bệnh nhân ung thư vú đã được điều trị ra viện nhưng bị tái phát thì có thể tiếp tục điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc được không?
- Tái phát, di căn sau hóa trị liều cao và ghép tế bào gốc là vấn đề thường gặp. Tuy nhiên tỉ lệ di căn do ghép tế bào gốc thấp hơn so với phương pháp điều trị thông thường. Hiện một số người vẫn nhận thức sai lầm khi cho rằng ghép tế bào gốc tạo máu tự thân chữa lành ung thư vú.
Trên thực tế Việt Nam chưa có các labo sinh học phân tử để có thể xét nghiệm được tế bào ung thư còn tồn tại sau ghép hay không. Song qua kết quả nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới, với thời gian theo dõi sau năm năm, mười năm thì hóa trị liều cao và ghép tế bào gốc tạo máu tự thân có lợi ích về sống thêm không bệnh 5 năm, 10 năm, 20 năm... ở bệnh nhân giai đoạn nặng và đặc biệt là trên những phân nhóm trẻ tuổi.
Khi bệnh nhân xuất hiện tái phát di căn trở lại thì tùy theo thể trạng và mức độ tổn thương để chọn ra những phác đồ hóa chất, xạ trị hoặc nội tiết thích hợp cho người bệnh. Bệnh nhân có thể sử dụng liều tế bào gốc đã lưu trữ trước đây trong trường hợp bị suy tủy.
Bệnh viện Trung ương Huế luôn dự trữ hai liều tế bào gốc đủ tiêu chuẩn để ghép và khi cần có thể sử dụng lại liều đã dự trữ này để ghép cho bệnh nhân.
* Bác sĩ Phạm Xuân Dũng (phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM):
Thực chất là phương pháp đi theo
Thông tin một số bệnh nhân ung thư (dạng bướu đặc - PV) ở Huế và Nghệ An khỏi bệnh ung thư nhờ ghép tế bào gốc chúng tôi có nghe. Những bệnh nhân này được ghép tế bào gốc tủy xương (còn gọi là ghép tủy). Mục đích ghép tế bào gốc tủy xương là để thay thế các tế bào tủy xương bị tổn thương do tế bào ung thư lấn vào hoặc do tế bào tủy xương bị tổn thương trong quá trình hóa trị, xạ trị điều trị ung thư cho bệnh nhân.
Ghép tế bào gốc tủy xương thực chất là phương pháp đi theo. Có nghĩa là bệnh ung thư của bệnh nhân vẫn điều trị bằng hóa trị, xạ trị trước nhưng vì sử dụng liều cao nên làm tổn thương tế bào tủy xương. Khi đó ghép tế bào gốc tủy xương mới vào là phương pháp cứu cho bệnh nhân sống. Bản thân phương pháp ghép tế bào gốc tủy xương đơn thuần không có ý nghĩa điều trị ung thư.
Từ năm 1990 y học đã nghiên cứu và đến nay chứng minh được ghép tế bào gốc tủy xương có ý nghĩa điều trị và có chỉ định cho những bệnh nhân bị bệnh lymphôm, bệnh bạch cầu, bệnh đa u tủy và một số bệnh về máu khác như bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassamia và hiệu quả điều trị chỉ thấy ở những bệnh lymphôm diễn tiến chậm và bạch cầu mãn...
Còn phương pháp ghép tế bào gốc tủy xương có thực hiện trên bệnh nhân có bướu đặc hay không, có mang lợi ích gì hay không đến nay vẫn chưa có đánh giá thống nhất, chưa có chỉ định điều trị rộng rãi và vẫn còn đang nghiên cứu.
* Một giảng viên khoa sinh học Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM: 
Không phải ai cũng khỏi bệnh
Có một số loại ung thư khi áp dụng phương pháp ghép tế bào gốc điều trị thì thành công vài ca. Tuy nhiên, vài ca thành công không có nghĩa là các bệnh nhân đều có thể điều trị ung thư bằng ghép tế bào gốc là khỏi vì còn phụ thuộc cơ địa mỗi người rất nhiều và có cả yếu tố may mắn.
Ngay cả bệnh ung thư điều trị bằng các biện pháp bình thường hiện nay vẫn có những bệnh nhân khỏi bệnh. Nhưng khỏi bệnh hiểu theo y học là khỏi lâm sàng hay khỏi bệnh sinh, bệnh nguyên.
L.TH.H. ghi
Sẽ họp hội đồng khoa học
Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê cho biết sau khi Huế và Nghệ An công bố những ca bệnh ung thư vú đầu tiên chữa thành công bằng ghép tế bào gốc, rất nhiều bệnh nhân khắp cả nước đề nghị chuyển bảo hiểm y tế vào Huế và Nghệ An để được điều trị bằng phương pháp này.
Tuy nhiên ông Khuê cho rằng đây là những ca điều trị thuộc đề tài nghiên cứu khoa học, chưa phải quy trình điều trị chính thức.
Bộ Y tế đã đề nghị các bệnh viện ở Nghệ An và Huế báo cáo kết quả nghiên cứu, sau đó hội đồng khoa học sẽ xem xét, trường hợp được phép điều trị chính thức thì Bộ Y tế mới ban hành phác đồ điều trị chính thức để áp dụng rộng rãi.

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Sử dụng Estrogen trong phụ khoa

Nhận định chung
Sử dụng hormon trong phụ khoa cũng như sử dụng hormon trong các chuyên ngành khác, nhằm thay thế các honnon đang bị thiếu, kích thích các tuyến nội tiết khi cần chúng hoạt động tốt hơn hoặc ức chế các tuyến nội tiết khi cần làm giảm hoặc ngừng hoạt động của chúng. Thí dụ, dùng hormon hướng sinh dục để kích thích phóng noãn là nhằm thay thế tuyến yên đồng thời kích thích buồng trứng. Dùng vòng kinh nhân tạo là thay thế buồng trứng đồng thời kích thích tử cung và niêm mạc tử cung. Dùng progesteron trong điều trị rong kinh do quá sản niêm mạc tử cung vừa nhằm kích thích vừa nhằm ức chế niêm mạc tử cung phát triển tùy từng trường hợp.
Estrogen có tác dụng
Làm phát triển cơ từ cung bằng cách làm tăng phát triển số lượng, độ dài và độ lớn cùa các sợi cơ. Sử dụng điều trị trong tử cung kém phát triển.
Làm cơ tử cung tăng nhạy cảm với oxytocin khiến tử cung dẻ co bóp. ứng dụng diéu trị trong kích thích cơn co tử cung gây sẩy thai chết lưu.
Làm phát triển niêm mạc tử cung qua việc làm tăng phân bào niêm mạc tử cung, áp dụng điều trị trong việc gây vòng kinh nhân tạo hoặc gây tái tạo nhanh niêm mạc tử cung.
Kích thích các tuyến cổ tử cung chế tiết nhiều chất nhầy, làm cho chất nhầy trong và loãng, áp dụng trong điều trị vô sinh, giúp tinh trùng dễ thâm nhập lên đường sinh dục trên của người phụ nữ.
Làm phát triển biểu mô âm đạo, giúp các tế bào hiểu mô âm đạo chứa glycogen và tạo điều kiện dế các trực khuẩn Dolerlein biến glycogcn này thành acid lactic. Sử dụng điều trị trong các trường hợp teo âm đạo hoặc viêm âm dạo do thiếu estrogen.
Làm phát triển các môi lớn và môi nhỏ của âm hộ. Ứng dụng điều trị trong các trường hợp viêm teo ngứa âm hộ do thiếu estrogen ở người già hay người đã cắt bỏ hai buồng trứng.
Làm phát triển các tuyến sữa của vú. Sử dụng điều trị đối với những trường hợp vú kém phát triển do thiếu estrogen bẩm sinh (thí dụ hội chứng Tumer).
Làm tăng giữ nước và Na ở tế bào gây phù.
Giúp giữ can xi ở xương trong quá trình tạo xương, chống loãng xương. Sử dụng trong đề phòng và điều trị loãng xương ở người già và người đã được cắt bỏ hai buồng trứng.
Cùng với anđrogen tạo nên dục tính (libido).
Trong thị trường dược có thể gặp các estrogen tự nhiên như estradiol thường dưới dạng estradiol benzoat như Bert7.ogynocstryl, estron, estriol tan trong dầu, hoặc estrogcn phức hợp như Premarin, tan trong nước. Nhiều khi người ta sử dụng estrogen bán tổng hợp như ethinylestradiol mà biệt dược hay gặp ở Việt Nam là Mikrotollin. Loại estrogen có nhân stilben như diethylstilboestrol mà biệt dươc quen biết là Oestrasid hiện không còn được ưa dùng trong phụ khoa nữa.
Điều trị đối với âm hộ, âm đạo
Estrogen chữa viêm ngứa âm hộ, âm đạo do thiểu dưỡng ở người già hay người đã bị cắt bỏ 2 buồng trứng. Người già nên uống Ovestin (trong chứa estriol) 0,25mg mỗi ngày 2- 4 viên trong 15 ngày hoặc dùng thuốc mỡ Trophicreme trong chứa estriol với hàm lượng 100mg trong 30g chất mỡ bôi âm hộ mỗi ngày 1 lần, sau khi các triệu chứng đã giảm thì cách ngày bôi một lần. Có thể dùng thuốc mỡ Colpotrophine trong chứa promestriène với tỷ lệ 1%, cách bôi cũng như trên vào âm hộ và bơm vào âm đạo mỗi ngày 1g thuốc mỡ.
Estriol không có tác dụng lên niêm mạc tử cung nên không sợ gây ung thư niêm mạc tử cung. Promestriene chỉ có tác dụng estrogen tại chỗ, không có tác dụng xa, không gây ảnh hưởng lên niêm mạc tử cung, vú và tuyến yên. Cả hai thứ này đều sử dụng an toàn đối với người có tuổi.
Đối với những phụ nữ trẻ tuổi bị cắt bỏ hai buồng trứng nếu không có nhu cầu hành kinh thì có thể điều trị theo phương án như người cao tuổi. Nếu có nhu cầu hành kinh thì có thể dùng vòng kinh nhân tạo, cũng có tác dụng điều trị tại chỗ đối với âm hộ. Nhưng phải thường xuyên theo dõi ảnh hưởng xấu đối vói vú và niêm mạc tử cung.
Đối với tất cả các lứa tuổi có thể kết hợp điều trị viêm âm đạo và viêm âm hộ do thiếu estrogen bằng cách đặt thuốc âm đạo và bôi thuốc âm hộ. Thuốc đặt âm đạo có thể là các viên trứng Trophigil với hàm lượng estriol 0,2mg trong mỗi viên, mỗi ngày đặt hai lần, sáng và tối, mỗi lần 1 viên, kéo dài 2 - 3 tuần. Có thể dùng viên trứng Physiogine trong chứa 0,5mg estriol hoặc viên Colpotrophine trong chứa promestriene 10mg.
Cách sử dụng và thời gian đặt đều giống nhau.
Đối với cổ tử cung
Estrogen làm tăng tiết chất nhầy ở cổ tử cung, có thể sử dụng trong điều trị vô sinh nữ, đặc biệt trong trường hợp dùng clomilen cilral bị giảm tiết chất nhầy. Có thể dùng Mikrofollin (ethinyl-estradiol) 0,05mg 1 - 2 viên/ngày trong 4 - 5 ngày, bắt đầu từ ngày thứ 10 - 11 của vòng kinh. Không nên dùng sứm hơn, sợ ức chế phóng noãn. Cũng không nên kéo dài hơn, sợ ảnh hưởng đến sự làm tổ của trứng. Có thể dùng Premarin (estrogen phức hợp) 1,25mg, mỗi ngày 1 - 2 viên từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 14 của vòng kinh. Có thể dùng
Ovestin 1- 2mg/ngày cũng trong thời gian như trên. Những người ta thấy có trường hợp chỉ cần đến 0,25mg Ovestin mỗi ngày và ngược lại cũng có trường hợp cần đến 8mg mỗi ngày. Do đó cần phải thăm dò liều thích hợp từ thấp đến cao trong từng trường hợp.
Đối với thân tử cung
Làm phát triển cơ tử cung trong trường hợp tử cung kém phát triển. Vi phải dùng trong nhiều tháng nên tốt nhất là dùng theo kiểu vòng kinh nhân tạo, nghĩa là trong nửa đầu với estrogcn và nửa sau kết hợp estrogen vơi progestin.
Làm phát triển niêm mạc tử cung trong trường hợp vô kinh lâu năm do thiểu năng nội tiết, giúp cho trứng làm tổ tốt khi điều trị vô sinh sau này. Tốt nhất, cũng là vòng kinh nhân tạo.
Có nhiều cách gây vòng kinh nhân tạo, dùng phác đồ sau: Mikrofollin 0,05mg x 1 viên x 14 ngày, tiếp sau đó: Rigevidon 1 viên x 12 ngày. Như vậy, tổng cộng là 26 ngày. Ngừng dùng thuốc trong khoảng 2 ngày, người bệnh sẽ hành kinh, ta được môt vòng kinh 28 ngày.
Có tác giả dùng các hormon tự nhiên như Benzo-Gynoestryl 5mg mỗi tuần tiêm 1 ống vào bắp thịt, tiêm trong 4 tuần. Từ tuần thứ 3 tiêm kết hợp mỗi ngày 1 ống progesteron 10mg vào bắp thịt cho đến khi ngừng tiêm Benzo-Gynoestryl. Phương pháp này có hiệu quả trong việc chuẩn bị niêm mạc tử cung điều trị vô sinh hơn phương pháp uống ở trên nhưng phức tạp hơn, nhất là lại phải tiêm.
Giúp niêm mạc tử cung phất triển nhanh sau nạo tử cung, đạc biệt trong những trường hợp nạo tử cung sau đẻ, để tránh dính buồng tử cung. Có thể cho uống Mikrofollin mỗi ngày 1 viên 0,05mg trong 10 ngày hoặc tiêm Benzo-Gynoestryl 5mg hai lần, cách nhau 5 ngày.
Giúp chuyển hoá can xi
Estrogen giúp giữ can xi, tăng tác dụng của calcitonin, giảm quá trình tiêu xương, đề phòng loãng xương sau mãn kinh hoặc sau cắt bỏ buồng trứng. Cố thể dùng Benzo- Gynoestryl 5mg hàng tuần tiêm bắp thịt. Nhưng tiện nhất có lẽ là dùng Mikrofollin 0,05mg mỗi ngày trong 20 - 25 ngày mỗi tháng. Sau đó có thể giảm liều xuống một nửa, cứ 2 ngày uống 1 viên. Nên vào 10 ngày cuối của mỗi chu kỳ cho thêm progestin, môi ngày 10 mg.
Chống bốc hỏa và rối loạn thần kinh thực vật
Đối với những người mãn kinh hoặc cắt hai buồng trứng có thể bị bốc hoả và có những rối loạn thần kinh thực vật như hồi hộp, tim đập nhanh, hay ra mồ hôi, lạnh đầu chi có thể áp dụng phương án như đối với đề phòng loãng xương như đã nêu ở trên. Ngoài ra có thể dùng estriol 4 - 8mg mỗi ngày trong vài tuần sau đó giảm liều dần. Ngừng dùng khi có dấu hiệu cứng vú.
Các chống chỉ định sử dụng estrogen
Không được dùng estrogen trong các trường hợp ung thư vú, ung thư niêm mạc tử cung, bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp, bệnh thận gây phù, bệnh mạch vành, các chứng tắc mạch, đang có thai, đang cho con bú.

Vòng kinh Không phóng noãn

Nhận định chung
Vòng kinh không phóng noãn còn có tên gọi là vòng kinh một giai đoạn. Khi hành kinh, trước kia người ta gọi là kinh nguyệt gỉa (pseudomen struation) vì theo quan niệm cũ, hành kinh phải là do bong một niêm mạc tứ cung có chế tiết, nghĩa là có tác dụng của progesteron của giai đoạn hoàng thể sau phóng noãn. Nhưng ngày nay người ta quan niệm rộng rãi hơn: Bất cứ hiện tương ra huyết nào từ tử cung do bong niêm mạc tử cung dưới ánh hưởng của tụt hormon sinh dục nữ đều được coi là hành kinh.
Độ dài của vòng kinh không phóng noãn có thế vẫn bình thường, nhưng thông thường ngắn hơn, 23 - 25 ngày. Không những vòng kinh không phóng noãn mà ngay những vòng kinh có hoàng thế kém cũng dễ ngắn hơn bình thường. Đó là do hormon của buồng trứng vì không có hoạt dộng tốt của hoàng thể nên chóng tụt hơn hình thường.
Vòng kinh không phóng noãn hay gặp vào tuổi dậy thì và tuổi tiền mãn kinh. Vào tuổi dậy thì, vùng dưới đồi chưa chế tiết đầy đủ Gn-RH nên tuyến yên chế tiết không đầy đủ FSH làm nang noãn không chín, không đầy dủ LH làm nang noãn (dù chín) không phóng noãn. Còn vào tuổi tiền mãn kinh, buồng trứng không còn đủ nhạy cảm để trả lời thích đáng hormon của tuyến yên nên nang noãn không chín và không phóng noãn, mặc dầu LH có thể vẫn cao. Sau sẩy thai, sau đó, những vòng kinh đầu tiên có thể không phóng noãn.
Hiện tượng không phóng noãn có thể là cơ năng nhưng có thể trong một số ít trường hợp có tổn thương thực thể như u tuyến yên, hội chứng Stein - Lcvcnthal (buồng trứng đa nang).
Chẩn đoán hiện tượng không phóng noãn
Chủ yếu dựa vào các xét nghiệm thăm dò. Về lâm sàng không có gì đặc trưng để phân biệt phóng noãn và không phóng noãn, mặc dầu người ta nhận xét thấy từ lâu rằng những vòng kinh không phóng noãn kết thúc bằng kỳ hành kinh không đau bụng, vì cũng có nhiều vòng kinh có phóng noãn mà cũng không đau bụng. Ngược lại, những xét nghiệm, thăm dò có ý nghĩa quan trọng, có tính chất quyết định trong chẩn đoán.
Xét nghiệm cổ tử cung
Về các mặt độ mở cổ tử cung, lượng chất nhầy, độ trong, độ loãng, độ kéo sợi, độ kết tinh hình lá dưong sỉ. Theo dõi nếu thấy sau khi tăng lên tới cực đại rồi tụt xuống nhanh chóng sau vài ngày là có phóng noãn vào ngày cực đại. Nếu xuống chậm và tính từ ngày có cực đại đến ngày hành kinh không được 10 ngày thì là không có phóng noãn, hoặc có phóng noãn nhưng hoàng thế yếu.
Làm tế bào học âm đạo nội tiết
Theo dõi chỉ số ái toan và chỉ số nhân đông thấy không có đỉnh cực đại thì là không có phóng noãn.
Đo thàn nhiệt cơ sở
Vào các sáng sớm trước khi xuống gường đúng giờ - Lấy nhiệt độ ở hậu môn hay ở miệng, không lấy ở nách. Nếu thấy nhiệt độ thấp dươi 37°c, không có hiểu hiện hai thì là không có phóng noãn vì không có mặt của pregnandiol, chất chuyển hoá của progesteron gây tăng thân nhiệt.
Định lương LH: vào giữa vòng kinh không thây có đỉnh cao. Định lượng progesteron trong huyết tương vào tuần thứ 3 của vòng kinh (trước khi hành kinh 1 tuần) không thấy tăng là không có phóng noãn. Có thể định lượng pregnandiol trong nước tiểu 24 giờ, cũng không thấy tăng.
Soi ổ bụng
Vào nửa sau của vòng kinh không thấy hoàng thể hoặc sẹo của hoàng thể.
Theo dõi bằng siêu âm nếu thấy nang noãn ngày càng lớn lên rồi méo mó, nhỏ đi là có phóng noãn. Nếu không, là không cố phóng noãn.
Sinh thiết niêm mạc tứ cung
Vào cuối tuần lễ thứ 3 của vòng kinh (trước khi hành kinh dự kiến 1 tuần) nếu không thấy niêm mạc tử cung có hình ảnh chế tiết là khỏng có phóng noãn.
Nói chung, tất cá các phương pháp thăm dò nói trên đều chỉ cố tính chất hồi cứu, nghĩa là chỉ phát hiện đươc sau khi phóng noãn, đã có mặt của hoàng thể và hormon của hoàng thể. Riêng xét nghiệm cổ tử cung còn có chút tính chất phỏng đoán và có ích thực tê trong điều trị vô sinh. Thật vậy, khi các dấu hiệu của cổ tử cung phát triển ở mức cao, tức là có biểu hiện của nang noãn chín, sắp phóng noãn, có thể tiến hành chỉ định những bước cụ thể như khuyên giao hợp, thụ tinh nhân tạo...
Điều trị
Vòng kinh không phóng noãn trên thực tế chỉ có mục đích điều trị vô sinh. Đôi khi có mục đích điều trị rong kinh với ý nghĩ cho rằng rong kinh là do không có progesteron, kết quả của hiện tượng không phóng noãn. Đối với những vòng kinh không đều, không có phóng noãn có thể cho thuốc tránh thai uống trong 3 - 6 tháng. Sau khi ngừng thuốc sẽ có thể có hiệu ứng nhảy vọt, vùng dưới đồi tăng tiết Gn - RH và phóng noãn có thể xảy ra.
Dựa trên cơ chế tranh chấp vị trí vùng dưới đối với estrogcn, người ta có thể dùng clomifen citrat, một hoá chất có tác dụng kháng estrogen nhẹ, nhằm tạo nên hồi tác dương (feed - back positif), kích thích vùng dưới đồi tăng tiết Gn - RH, dẫn tới phóng noãn. Cho uống clomifen citrat 50mg x 1 - 2 viên/ngày, trong 5 - 10 ngày, bắt đầu từ ngày thứ 3 hay thứ 5 của vòng kinh. Trước kia người ta hay chỉ định từ ngày thứ 5 của vòng kinh, mỗi ngày 2 viên, trong 5 ngày. Hiện nay người ta có xu hướng cho uống thuốc từ ngày thứ 3 của vòng kinh.
Phóng noãn thường xảy ra vào ngày thứ 14 của vòng kinh. Nhưng cũng có khi muộn hơn.
Nếu sau khi theo dõi thấy nang noãn phát triển (qua siêu âm thấy nang noãn có đương kính trên 18 mm chẳng hạn), có thể cho hCG tiêm 6000 đến 10.000 đơn vị vào bắp. Sẽ có phóng noãn trong vòng 12 - 24 giờ sau tiêm, trên thực tế, ít khi chỉ thiếu LH mà không thiếu FSH, nên kích thích phóng noãn đơn thuần bằng hCC (tương đưong tác dụng với LH) ít đem lại kết quả. Nhiều khi người ta phải kích thích nang noãn phát triển trước bằng FSH (biệt dược Human Meno pausal Gonadotropin) rồi mới kích thích phóng noãn bằng hCG sau (biệt dược của hCG có choriogonin, Pregnyl...). Có thể kết hợp cho clomifen xitrat và hCG. Cho clomifen citrat trước như thường lệ. Đến gần ngày dự kiến phóng noãn, cho thêm hCG, liều lượng như đã nói trên.
Có thể kết hợp dùng những hiện pháp bồi phụ. Đó là những biện pháp không tấc dụng trực tiếp đối với phóng noãn mà chỉ giúp đỡ thêm. Thí dụ giảm căng thẳng trong đời sống, thay đổi hoàn cảnh sống, hoàn cảnh công tác, nơi ở, tắm nước nóng, nước suối nóng, chạy sóng ngắn, cho vitamin A, E, c v.v...

Choáng trong Sản Khoa

Nhận định chung
Choáng là một tình trạng bệnh lý do hậu quả của việc thiếu hụt oxy tổ chức mà chủ yếu do giảm cung lượng máu đến to chức, hoặc tế bào của tố chức bị giảm khả năng sử dụng oxy (như trong nhiễm trùng, nhiễm độc...)- Trong sản khoa thường gặp choáng do chấn thương, giảm thể tích máu do bị chảy máu. Choáng nhiễm trùng nhiễm độc do nhiễm trùng bộ phận sinh dục.
Nguyên nhân đưa đến choáng sản khoa
Do mất máu nhiều bởi:
Chấn thương gây chảy máu (rách phần mềm âm hộ âm đạo, rách cổ tử cung, vỡ tử cung, thủng tử cung chảy máu và thường kèm theo đau đớn gây choáng thêm).
Rau tiền đạo.
Rau bong non, rau bong dở dang, rau cài răng lược.
Đờ tử cung sau đẻ, sau nạo phá thai, nhất là thai lưu.
Do nhiễm trùng, nhiễm độc (độc tố của vi trùng gây ra):
Viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm trùng ối (trong đó do loại vi khuẩn gram(-) gây rối loạn chuyến hoá của tế bào tổ chức gây choáng và khả năng sử dụng oxy tế bào giảm nặng do màng tế bào bị tổn thương.
Bị đau đớn nhiều:
Do sang chấn đẻ khó, can thiệp thủ thuật lại không được gây tê, gây mê và hồi sức hỗ trợ một cách đầy đủ. Có biểu hiện tâm thần ở trạng thái không bình thường.
Các yếu tố thuận lợi
Khi bị các nguyên nhân trên rồi lại kèm theo các yếu tố thuận lợi sau đây thì choáng sẽ xảy ra trong sản khoa.
Có bệnh về tim mạch.
Nhiễm độc thai nghén.
Chuyên dạ kéo dài, tình trạng sức khoẻ không tốt trước đẻ nên mệt nhiều.
Lo sợ và kém chịu đựng.
Triệu chứng và chẩn đoán
Với choáng do mất máu và chấn thương
Triệu chứng và chẩn đoán dựa vào các yếu tố sau (cho mọi tuyến):
Lãm sàng:
Xanh tái, mệt mỏi, vã mồ hôi ở môi, trán, có vẻ thờ ơ, chân tay lạnh, đôi khi có vật vã, giãy giụa (do co rút cơ thiếu oxy tổ chức).
Thở nhanh, nông (hổn hển).
Mạch nhanh, nhỏ, lướt (đôi khi khó bắt mạch) hoặc không có mạch quay nếu mất máu nặng (từ lOOOml trở lên).
Huyết áp hạ thấp, có khi không đo được (nếu mất máu nặng hoặc sang chấn nặng, hoặc choáng về thần kinh và tinh thần nặng nề...). Đây là những dấu hiệu lâm sàng ở tuyến nào cũng có thể thấy và cần có thái độ xử trí kịp thời, tích cực, đúng kỹ thuật.
Cận lâm sàng:
Xét nghiệm tuỳ khả năng từng tuyến mà làm:
Thấy hồng cầu giảm (ít hoặc nhiều tuỳ cách chảy máu).
Hematocrit dưới 30% (gây thiếu oxy trầm trọng).
Có thể đo áp lực tĩnh mạch trung tâm.
Đo pH máu (sẽ là < 7,2, bình thường là 7,35-7,4).
Điện giải có: kali máu tăng, natri máu hạ.
Yếu tố tiên lượng:
Phải xác định được lượng máu đã mất đi dù là đong đo cụ thể hoặc ưóc tính gần đúng nhưng nhớ rằng khi mất máu từ 30-50% (tương đương với 1.600-2.OOOml) là choáng nặng và mất trên 50% (tương đương với trên 2.000ml máu) thường choáng không hồi phục, dễ tử vong nếu không có điều kiện xử trí, cấp cứu tốt.
Đo trên lâm sàng thường ước tính lượng máu mất đi ít hơn lượng đã mất thực sự. Do vậy với tuyến y tế cơ sở trở lên nếu thấy lượng máu mất từ 350-500ml với phụ nữ Việt Nam là phải có thái độ xử trí đúng đắn kịp thời (từ chuyển tuyến cho đến điều trị thực thụ cho từng tuyến). Cụ the là với các tuyến y tế cơ sở nói chung là chuyến lên tuyến trên khi có dấu hiệu này. cần chú ý với tuyến cơ sở phải mời ngay tuyến trên về hỗ trợ với choáng nặng (nguy cơ không hồi phục) vì chuyển đi nguy hiểm.
Choáng nhiễm trùng sản khoa
Triệu chứng và chẩn đoán trên lâm sàng (ở tuyến nào cũng có thê thây).
Lâm sàng:
Mệt mỏi, lơ mơ, chân tay lạnh toát, vật vã, đôi khi kêu nóng, sốt.
Sốt cao, rét run (39-40°C), có khi lại hạ thân nhiệt.
Mạch nhanh nhỏ.
Huyết áp hạ, kẹt, dao động.
Áp lực tĩnh mạch trung tâm giảm (ở tuyến đo được: Tỉnh, Trung ương).
Thở nhanh, sâu (đe doạ suy hô hấp).
Có những mảng xuất huyết tím ở chi (ngón tay, đầu gối).
Có thể đau cơ, cứng hàm.
Nước tiểu ít, biểu hiện suy gan, thận, tim mạch (nặng).
Cận lâm sàng:
Tại các tuyến trên: các trung tâm sản khoa tỉnh, tuyến cao nhất cần có những xét nghiệm tống phân tích máu và thế dịch (tuỳ theo khả năng ở tuyến có thế làm được) các xét nghiệm sau:
Bạch cầu tăng cao > 15.000-20.000, trong đó 80-90% là bạch cầu đa nhân trung tính (viêm cấp).
Urê máu tăng, urê nước tiểu giảm (đào thải tồi).
Đường máu tăng do tăng tiết catecholamin.
Transaminase tăng.
Cấy vi trùng có thể thấy (+).
Cách xử trí
Xử trí choáng sản khoa do mất máu
Mục đích đạt được:
Bồi phụ đủ thể tích máu đã mất (hoặc dịch thay thế máu).
Cung cấp oxy cho tế bào.
Loại bỏ được (hạn chê tôi đa nguyên nhân chảy máu, nếu tuyến dưới trước khi chuyên đi).
Xử trí cần thiết:
Thở oxy qua mũi hoặc hô hấp hỗ trợ.
Truyền máu tươi cùng nhóm hoặc dung dịch thay thế máu::
Với tốc độ truyền nhanh bằng nhiều đường truyền để có thể đạt được 500ml/ 5 phút hoặc 1000ml trong 10 phút đầu (khi đó tương đương với việc chảy gần thành dòng) để đưa huyết áp tối đa lên được từ 70 hoặc 80mmHg, rồi mới giảm tốc độ truyền về 100 đến 120 giọt/phút cho đến khi huyết áp đạt mức 100- 120mmHg.
Cố gắng ở tuyến có máu truyền bồi phụ với tỷ lệ 2/3 lượng đã mất.
Ringer lactat là 1/4 lượng bù đã tính.
Dextrose là 5%-10% lượng bù đã tính.
Các dịch thay máu (cao phân tử như gelafundin, huyết tương tươi v.v... nếu có thì dùng không quá 1.000ml/24 giờ).
Trợ tim mạch:
Trợ tim mạch với dopamin 5-10mcg/kg/phút (ống 200mg hoà với 500ml glucose 5% truyền 20-25 giọt/phút).
Lợi tiểu:
Lợi tiểu furosemid, lasic tuỳ loại nào đang có. Nếu nước tiểu nhiều (trên 700ml- 1000ml) thì không phải dùng trong ngày.
Ở các tuyến cao hơn cần phải làm một số xét nghiệm về sợi huyết, thăng bằng kiềm toan (phải giữ được mức pH từ 7,35-7,4, dự trữ kiềm 20-26mEq) và nếu toan chuyến hoá thì phải cho:
Chống toan:
Natribicarbonat 1,4% x 500ml.
Ringer lactat X 500ml.
Chống rối loạn đông máu: tuỳ từng trường hợp mà sử dụng:
Transamin 250-500mg tĩnh mạch.
Bibrinogene l-4g tĩnh mạch.
Điều trị nguyên nhân chảy máu: cắt tử cung nếu do đờ tử cung hoặc vỡ tử cung,
vỡ nhân di căn tử cung. Trước đó phải kiểm tra kỹ vùng rách ở phần mềm từ âm hộ, âm đạo đến cổ tử cung để xử trí cầm máu thật tốt.
Theo dõi
Có còn chảy máu không ? (mạch nhanh, huyết áp tụt...?).
Nếu mạch chậm đi, huyết áp lại giảm dần là tiên lượng nặng dễ là một choáng không hồi phục, do đó việc chuyển tiếp lên tuyến cao hơn là cần thiết và phải nhanh chóng chuyên đi đê có các biện pháp can thiệp cao hơn và tích cực hơn do đã có điều kiện trang bị và trình độ cao hơn hẳn - kháng sinh đề phòng bội nhiễm.
Xử trí choáng nhiễm trùng nhiễm độc sản khoa
Mục tiêu
Cải thiện rối loạn huyết động học bằng truyền các dung dịch để hồi phục thể tích máu (kể cả máu nếu có thiếu máu nặng qua số lượng hồng câu, huyết sắc tố thấp...).
Cung cấp đầy đủ oxy cho tế bào.
Cải thiện những rối loạn chức năng của tim, gan, thận, hô hấp.
Loại trừ tác nhân vi khuẩn gây bệnh.
Công việc cụ thể
Thở oxy (áp suất oxy máu > 80mmHg).
Truyền dịch kiềm natribicarbonat 1,4% x 500ml.
Ringer lactat 1.500 - 2000ml với tốc độ truyền 20ml/phút, nếu áp lực tĩnh mạch trung tâm dưới 5cm nước thì phải truyền dịch cho tới khi áp lực này đạt tói 12cm nước.
Trợ tim, tăng lưu lượng tuần hoàn: dopamin 200mg để truyền 5-10mcg/kg/phút trong dung dịch glucose 5% x 500ml.
Chống viêm và nhiễm trùng với:
Prednisolon 80mg/6 giờ.
Kháng sinh theo kháng sinh đồ (nếu không có kháng sinh đồ thì dùng loại lactamin, aminozit tác dụng với vi trùng gram(+) hoặc ciproílonxalin nếu nghĩ tói do liên cầu trùng.
Điều trị nguyên nhân nhiễm trùng.
Dẫn lưu ổ mủ.
Rút sonde bàng quang.
Loại bỏ ổ nhiễm trùng đó.
Theo dõi
Các chức năng:
Hô hấp (nhịp thở và cách thở).
Tuần hoàn (huyết áp, mạch).
Tiết niệu (nước tiểu: số lượng, xét nghiệm).
Kẽt luận
Vấn đề phòng bệnh (cần nhấn mạnh phòng choáng xảy ra)
Trong sản khoa phải theo dõi sát thai phụ để phát hiện: chảy máu trong chuyển dạ, sau đẻ, nguy cơ nhiễm trùng để xử trí sớm, chuyển tuyến sớm trước khi xuất hiện choáng đối với các tuyến cơ sở (xã, huyện).
Giảm các yếu tố thuận lợi gây choáng sản khoa:
Phát hiện các bệnh lý liên quan trong thai sản.
Các thao tác thủ thuật phải đúng chỉ định, nhẹ nhàng có vô cảm, giảm đau trước khi làm thủ thuật.
Chế độ và quy tắc vô trùng, tiệt khuẩn phải đảm bảo tốt trong khám bệnh và đỡ đẻ cũng như điều trị.
Đ phòng các biến chứng do sản khoa
Suy thận cấp (do mất máu nhiều, catecholamin tăng tiết gây co mạch thận -> giảm máu đến vỏ thận -» gây hoại tử thận).
Suy hô hấp: do bị ứ máu phổi, viêm phế quản - phổi.
Suy tim cấp (do bị ức chế, thiểu năng tuần hoàn tim, nhão cơ tim).
Chảy máu tiêu hoá: là một biến chứng nặng nề khi bị choáng không hồi phục.

03 MỐC SIÊU ÂM QUAN TRỌNG

Vì sự phát triển khỏe mạnh của bé ngay khi còn trong bào thai, việc siêu âm thai vào đúng các mốc quan trọng cần được các mẹ chú ý đặc biệt. Siêu âm chính là cách duy nhất để bạn biết bé yêu cần và muốn gì.

1. Thời điểm siêu âm

Thực tế, có nhiều bà mẹ chủ quan cho rằng siêu âm thai vào thời điểm nào cũng được. Nếu đã là dị tật thì chỉ cần qua máy siêu âm sẽ phát hiện ra ngay lập tức. Nhưng sự thật hoàn toàn không như các mẹ nghĩ.
Có những dạng dị tật chỉ được phát hiện qua siêu âm vào một thời điểm nhất định của thai kỳ. Ngay cả khi máy móc tốt, siêu âm đúng thời điểm mà bác sĩ chẩn đoán dị tật thiếu kinh nghiệm cũng khó có thể phát hiện được những dấu hiệu bất thường ở thai nhi.
Trường hợp siêu âm muộn, dị tật có thể trở nên nặng hơn do người mẹ không chú ý đến ăn uống, luyện tập và sinh hoạt điều độ. Khi đó tuổi thai cũng đã trễ để thực hiện đình chỉ thai nghén. Điều này sẽ gây ra cho em bé rất nhiều thiệt thòi khi chào đời.

2. Siêu âm nhiều có tốt không?

Không ít bà mẹ lại có quan niệm siêu âm càng nhiều càng tốt dẫn đến việc lạm dụng. Siêu âm dù không gây đau đớn và có vẻ như không có những ảnh hưởng xấu có thể nhìn thấy được. Nhưng chưa ai dám khăng định siêu âm là hoàn toàn vô hại đối với thai nhi. Nhất là khi tuổi thai còn quá nhỏ, khoảng dưới 8 tuần tuổi, là thời điểm mà các tổ chức thai đang được hình thành và sắp xếp. 
Trong giai đoạn chưa ổn định về mặt cấu trúc cơ thể này, không có gì đảm bảo chắc chắn rằng thai nhi không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ loại tia nào (kể cả tia X). Chưa kể đến việc siêu âm nhiều cũng gây ra mệt mỏi cho thai phụ khi phải đi lại, chờ đợi, lo lắng và tốn kém về kinh tế.
ba mốc siêu âm quan trọng

3. Ba mốc siêu âm quan trọng

Sau đây là 3 mốc siêu âm được coi là bắt buộc để xác định thai có phát triển bình thường hay không:

Từ 11-12 tuần:

Đây là thời điểm duy nhất có thể đo độ mờ da gáy, nhằm dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể nguy hiểm (gây bệnh down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành,…). Nếu chỉ số này cao, bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ chọc ối vào tuần 17-18 để chẩn đoán bệnh. Bước sang tuần thứ 13, chỉ số này không chính xác và không còn giá trị nữa.
Lần siêu âm này cũng có thể phát hiện một số dị tật khác như thai vô sọ, khe hở thành bụng, không xương mũi,… Bác sĩ cũng khuyên thai phụ nên làm thêm xét nghiệm doule test để kiểm soát các bất thường bẩm sinh của thai.

Từ 22-23 tuần:

Vào thời điểm này đã có thể quan sát được tất cả những bất thường về hình thái của thai như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng. Đó là trong trường hợp máy móc chính xác và bác sĩ có kinh nghiệm. Bởi vậy, người mẹ khi đi siêu âm nên tìm hiểu, chọn địa chỉ uy tín hoặc đến bệnh viện chuyên khoa.
Lần siêu âm này vô cùng quan trọng, vì tất cả các dị tật đều có biểu hiện ở thời điểm này và nếu cần đình chỉ thai nghén thì phải làm trước tuần thứ 28.

Từ 31-32 tuần:

Đây là lần siêu âm "chốt" trước sinh nên rất quan trọng mà bà bầu không nên bỏ qua. Một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và cấu trúc não có thể được phát hiện. Ngoài ra, lần siêu âm này cũng giúp nhận biết tình trạng phát triển chậm trong tử cung, vốn là nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau đẻ.
Dị tật được phát hiện trong thời điểm này tuy không thể can thiệp được nhưng có thể có cách ứng phó phù hợp khi sinh như: chọn nơi sinh, phương pháp sinh và chuẩn bị cho việc chăm sóc, chữa bệnh cho trẻ kịp thời sau đó.
Đây là ba mốc siêu âm giúp phát hiện chính xác các dị tật ở thai nhi. Tuy nhiên không có nghĩa bạn chỉ siêu âm ba lần trong suốt thai kỳ. Tùy vào sức khỏe của mẹ và bé mà bác sĩ có thể hẹn bạn thời gian cụ thể để siêu âm lại và làm các xét nghiệm cần thiết.
Vì sự phát triển khỏe mạnh của bé ngay khi còn trong bào thai, việc siêu âm thai vào đúng các mốc quan trọng cần được các mẹ chú ý đặc biệt. Siêu âm chính là cách duy nhất để bạn biết bé yêu cần và muốn gì.

Phẫu thuật nội soi ổ bụng

Phẫu thuật nội soi ổ bụng
Khoa Nội soi - BV Từ Dũ
Phẫu thuật nội soi (PTNS) là gì?
PTNS được mô tả là phẫu thuật trong đó bác sĩ dùng ống soi có gắn vào máy quay phim và nguồn sáng để nhìn vào trong bụng bệnh nhân.
So với mổ hở, PTNS có nhiều ưu điểm: sẹo mổ nhỏ, ít đau sau mổ, rút ngắn thời gian nằm viện, hồi phục sức khỏe nhanh, trở lại công việc và sinh hoạt hàng ngày sớm.
Phẫu thuật nội soi được áp dụng trong những trường hợp nào?
Thông thường PTNS chia làm 2 loại:
1. Nội soi chẩn đoán:
Sau các xét nghiệm X - quang, siêu âm, nội soi chẩn đoán có thể được xem như là 1 biện  pháp chẩn đoán có thể được xem như là 1 biện pháp chẩn đoán nhờ nhìn trực tiếp vào bên trong bụng, nhờ đó các bác sĩ có thể biết nguyên nhân gây bệnh và tổn thương ở đâu.
2. Nội soi phẫu thuật:
Nhiều bệnh lý có thể được điều trị PTNS:
- Thai ngoài tử cung.
- Khối u buồng trứng.
- U xơ tử cung.
- Bệnh lý lạc nội mạc TC.
- Vô sinh do vòi trứng, do buồng trứng đa nang.
- Cắt tử cung.
- Són tiểu, nạo hạch ung thư,…
- Vòng xuyên cơ.
  ….
Phẫu thuật nội soi được thực hiện như thế nào?
1. Nội soi chẩn đoán:
Bệnh nhân được gây mê, bác sĩ rạch 1 vết khoảng 8mm trên da vùng quanh rốn, qua đó đưa ống soi và khí CO2 vào làm căng bụng, giúp nhìn rõ các nội tạng bên trong, sau đó rạch thêm 1 vết khoảng 5mm đưa dụng cụ hỗ trợ vào thăm dò các cơ quan trong bụng.
2. Nội soi phẫu thuật:
Sau khi biết nội tạng bị bệnh, cùng lúc bác sĩ sẽ thực hiện luôn việc điều trị nội tạng đó.
Ví dụ:
Có khối u ở buồng trứng thì bác sĩ sẽ tiến hành bóc lấy khối u sau khi rạch thêm 2 vết rạch da khoảng 5mm.
Chăm sóc sau mổ nội soi như thế nào?
1. Chăm sóc vết thương:
- Vết thương nhỏ, được băng bằng băng dán thoáng không thấm nước.
- Giữ sạch, khô vết thương.
- Cắt chỉ sau mổ 5 ngày.
2. Một số triệu chứng sau mổ: 
- Đau vai, đau lưng, đau bẹ sườn 1 – 2 ngày đầu.

- Căng đau ít ở vết mổ.

- Đôi khi cảm giác tức bụng, sình bụng 1 – 2 ngày đầu sau mổ.

- Chảy máu lượng ít, hay ra dịch nhày hồng ở âm đạo trong 1 –  2 tuần sau mổ (tùy loại phẫu thuật).Các triệu chứng này không đáng ngại, có thể điều trị bằng thuốc giảm đau, đắp túi ấm lên vết thương, dùng băng vệ sinh sạch…

  3. Hoạt động sau mổ:
- Vận động ngồi dậy đi lại càng sớm càng tốt tránh dính ruột, trung tiện lại sớm.

- Uống nước sau khi tỉnh.

- Ăn uống lại bình thường sau khi đã trung tiện.

- Tránh các hoạt động thể lực nặng (cử tạ, hít đất, khuân vác nặng…) trong 1 – 2 tuần đầu tiên sau mổ.

- Hạn chế hoạt động giao hợp trong 4 -6 tuần đầu sau mổ (tùy loại phẫu thuật).

- Có thể đi làm lại sau 1 – 2 tuần nghỉ ngơi (tùy loại phẫu thuật)
Phẫu thuật nội soi có thể có tai biến gì không? 
- Thông thường PTNS được xem là an toàn. Tuy nhiên, cũng như các loại phẫu thuật khác vẫn có nguy cơ và tai biến.

- Trước mổ bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân, cân nhắc giữa lợi ích của nội soi và các nguy cơ tai biến để chọn phương pháp mổ.

- Tai biến chung giống như trong các loại mổ khác:
+  Do gây mê, đặt ống thở khó khăn, dị ứng thuốc, bệnh tim phổi.
+  Nhiễm trùng vết thương.
+  Chảy máu.
+  Viêm tắc tĩnh mạch, tắc mạch phổi do có cục máu đông trong lòng mạch.
- Các tai biến đặc biệt trong nội soi:

+ Tổn thương thành bụng: chảy máu, thoát vị thành bụng.

+ Tổn thương cơ quan trong bụng (ruột, bàng quang, mạch máu lớn...)

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Khám Sản Phụ Khoa Miễn Phí Tại Phòng Khám Việt Pháp



Thứ hai, 2/3/2015 | 10:27 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

Khám sản phụ khoa miễn phí

500 ca bệnh lý sản phụ khoa sẽ được các bác sĩ  Phòng Khám Việt Pháp  khám miễn phí vào ngày 8/3.
Đối với người chưa có gia đình, bác sĩ nữ sẽ kiểm tra và phát hiện bệnh từ mẫu huyết trắng. Người có gia đình, bác sĩ đặt mỏ vịt, siêu âm đầu dò, lấy mẫu dịch cổ cung làm xét nghiệm pap smear để tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung. Thai phụ được khám thai, siêu âm và tư vấn sức khỏe thai kỳ. Chị em khám và siêu âm nhũ hoa nhằm phát hiện ung thư vú.
Ảnh minh họa: H.M
Siêu âm thai định kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ảnh: H.M
Chương trình diễn ra tại  112, Phố Mai dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đăng ký lịch khám 01266200777 hoặc 0466741651 từ 7 đến mỗi ngày. Tư vấn bệnh lý qua bác sĩ Lê Thị Kim Ngân, Trưởng Khoa Phụ Sản, Bệnh viện  0988410350

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

ThS. Bs. Nguyễn Quang Bẩy

Khoa Nội tiết - Bệnh viện Bạch Mai

Ngày nay, ước tính có khoảng 5% những phụ nữ có thai bị bệnh đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐ), được định nghĩa là những trường hợp được phát hiện đường huyết cao lần đầu tiên trong thời gian mang thai, không loại trừ khả năng họ bị ĐTĐ từ trước nhưng chưa được chẩn đoán.

1. Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ bằng cách nào?

- Ngay khi thai phụ đến khám thai lần đầu, nên đánh giá các yếu tố nguy cơ. Nếu thai phụ có các yếu tố nguy cơ cao như tuổi > 35, béo phì, tiền căn có ĐTĐ thai kỳ, đường niệu (+), có tiền căn gia đình bị ĐTĐ sẽ được tầm soát ĐTĐ ngay. Nếu thai phụ có yếu tố nguy cơ trung bình sẽ thực hiện tầm sóat vào tuần lễ thứ 24-28 của thai kỳ.

- Chẩn đoán xác định ĐTĐ thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp 75g glucose, làm vào buổi sáng sau khi sản phụ đã nhịn đói trên 9 giờ. Tiến hành đo đường huyết trước và sau 1 và 2h uống glucose. Chẩn đoán ĐTĐ nếu sản phụ có ít nhất 2/3 mẫu xét nghiệm lớn hơn 5,3 mmol/l (đói), 10,0 mmol/l (sau 1h) và 8,6 mmol/l (sau 2h). Tuy nhiên tiêu chuẩn chẩn đoán này chủ yếu dựa trên ngưỡng đường huyết có khả năng gây ra nguy cơ cho người mẹ mà ít tính đến nguy cơ cho thai nhi. Dựa trên kết quả của một nghiên cứu trên 23.000 sản phụ tại Châu Âu, Châu Á và Canada, được báo cáo tại Hội nghị ĐTĐ châu Âu tháng 9/2010 ở Thụy điển, một tiêu chuẩn chẩn đoán mới đã được áp dụng tại nhiều nước để hạn chế các nguy cơ cho thai nhi, theo đó các ngưỡng đường huyết lần lượt là 5,1 mmol/l (đói), 10,0 mmol/l (sau 1h) và 8,5 mmol/l (sau 2h).

2. Thai nhi của các sản phụ bị ĐTĐ thai kỳ có nguy cơ gì?

2.1. Các dị tật bẩm sinh

- Nếu người mẹ không được kiểm soát tốt đường huyết thì thai nhi có nguy cơ cao bị các dị tật bẩm sinh, có thể rất nặng. Các dị tật có thể gặp ở hệ thần kinh (thai vô sọ, nứt đốt sống, não úng thủy), hệ tiết niệu (teo thận, nang thận, hai niệu đạo), nhưng phổ biến nhất là các dị tật tim mạch (thông liên thất, thông liên nhĩ, đảo chỗ các mạch máu lớn)...

- Tỉ lệ này ở những đứa trẻ là con của các bà mẹ kiểm soát đường huyết kém là 6-12%, so với 2% ở những đứa trẻ của các bà mẹ không bị ĐTĐ hoặc có ĐTĐ nhưng đường huyết được kiểm soát tốt. Vì đường huyết người mẹ ở trong giai đoạn sớm của thai kỳ có liên quan tới tỉ lệ thai nhi bị dị tật, nên cần phải kiểm soát tích cực đường huyết trước khi có thai và trong suốt thời kỳ mang thai.

2.2. Thai to trên 4.000 gam hoặc thai kém phát triển

- Nhiều thai nhi của các bà mẹ được kiểm soát đường huyết kém có trọng lượng to so với tuổi thai. Thai to là hậu quả của 1 chuỗi các bất thường: đường huyết của mẹ cao -> đường huyết của thai cao -> tăng tiết insulin ở thai -> kích thích thai phát triển to. Một số nguyên nhân gây thai to khác như một số chất chuyển hoá qua được rau thai, ví dụ các a xít a min chuỗi nhánh có tác dụng kích thích tiết sinh insulin, hoặc các lipid qua được rau thai có thể đóng góp vào việc tích trữ mỡ nhiều ở thai.

- Ngược lại, thai của một số bà mẹ bị ĐTĐ lâu, đã có biến chứng mạch máu thường bị kém phát triển trong tử cung, có thể do sự kém tưới máu nuôi dưỡng cho tử cung-nhau thai. Một nguyên nhân khác là do kiểm soát đường huyết quá chặt (đường huyết sau ăn trung bình < 6,1 mmol/l) cũng làm thai kém phát triển Khi làm siêu âm thấy tất cả các đường kính thai nhi đều có thể dưới mức bình thường nhưng vòng bụng chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

2.3. Đa ối

- Đa ối là tình trạng có quá nhiều nước ối (trên 1000 ml, thường là hơn 3000 ml), làm cho các sản phụ rất khó chịu hoặc đau nhiều trước khi đẻ, và thường kết hợp với thai to. Tăng thể tích nước ối có liên quan không chỉ với nồng độ đường huyết, mà còn với các chất tan trong nước ối hoặc do thai bài tiết quá nhiều nước tiểu. Các yếu tố khác có thể là do thai giảm nuốt, hoặc do rối loạn vận chuyển nước qua các khoang trong buồng tử cung... Rất hiếm gặp đa ối ở những thai phụ được kiểm soát tốt đường huyết.

2.4. Xảy thai hoặc thai chết lưu

Trước những năm 1970, tỉ lệ thai chết lưu ở những phụ nữ bị ĐTĐ trong 3 tháng cuối của thai kỳ là hơn 5%. Các nguyên nhân chính gây chết thai là dị tật bẩm sinh, suy hô hấp thai hoặc người mẹ bị nhiễm toan xê tôn. Một số trường hợp chết thai có liên quan đến sản giật hoặc tiền sản giật, là 1 biến chứng khá phổ biến ở những sản phụ bị ĐTĐ. Ngày nay nhờ được chẩn đoán sớm hơn và kiểm soát đường huyết tốt hơn nên tỉ lệ này giảm xuống rõ rệt.

3. Điều trị ĐTĐ lúc có thai

3.1.Mục tiêu đường huyết

- Các BN ĐTĐ thai kỳ phải được kiểm soát đường huyết tích cực và an toàn trong một khoảng hẹp, để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi

- Đường huyết lúc đói < 5,8mmol/l, đường huyết 1 giờ sau ăn 7,8mmol/l và 2 giờ sau ăn < 7,2mmol/l. Cũng không nên để mức đường huyết lúc đói thấp 3,4 mmol/

3.2. Dinh dưỡng điều tri

- Tổng số năng lượng mỗi ngày dành cho BN ĐTĐ thai kỳ được tính dựa trên cân nặng lý tưởng. Trên phụ nữ đã có cân nặng lý tưởng tổng số năng lượng là 30 Kcal/kg, những thai phụ gày cần nhiều năng lượng hơn và ngược lại. Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo sự tăng trọng cần thiết trong thai kỳ: 0,45kg mỗi tháng trong quí đầu, 0,2-0,35kg mỗi tuần trong quí 2 và 3 của thai kỳ.

- BN ĐTĐ thai kỳ nên kiêng các thức ăn, nước uống chứa nhiều đường hấp thu nhanh như sữa đặc, nước ngọt, bánh kẹo... và hạn chế các đồ ăn nếp như xôi, bánh chưng... Khuyến khích ăn các loại carbohydrat hấp thu chậm (đường phức và các chất xơ). Tổng số năng lượng được chia đều cho 3 bữa ăn chính và 3 bữa ăn phụ nhưng không nên ăn nhiều carbohydrat vào buổi sáng.

3.3. Điều trị bằng thuốc

- Điều trị bằng thuốc được chỉ định khi BN không thể ổn định đường huyết bằng tiết chế đơn thuần. Cho đến nay insulin human (nguồn gốc người) là thuốc duy nhất được FDA chấp nhận cho điều trị BN ĐTĐ thai kỳ, như Insulin thường (Insulin Actrapid) và Insulin bán chậm NPH (Insulatard) hoặc Insulin hỗn hợp (Mixtard) giữa Insulin thường và Insulin NPH. Liều trung bình lúc khởi đầu là 0,3 đơn vị/ kg cân nặng/ngày, chia tiêm dưới da 2-4 lần mỗi ngày, vào trước bữa ăn và trước lúc đi ngủ.

- Các BN ĐTĐ thai kỳ cần đo đường huyết 4-6 lần/ngày (vào trước bữa ăn và 2 giờ sau ăn, trước khi đi ngủ). BN cần liên hệ với Bác sỹ ngay nếu thấy kết quả đường huyết cao hoặc thấp bất thường. Chú ý thử xê tôn niệu khi đường huyết không ổn định hoặc khi thai phụ bị nôn nhiều.

4. Thời gian sinh và phương pháp sinh

4.1. Thời điểm đẻ thích hợp

Dựa trên kết quả thăm khám, các bác sỹ sản khoa sẽ quyết định khi nào cho đẻ là tốt nhất. Trừ khi người mẹ hoặc thai nhi có biến chứng, thì thời điểm sinh tốt nhất là vào tuần thứ 38-41 để phòng ngừa một số biến chứng do đẻ sớm, nhất là suy hô hấp do phổi chưa trưởng thành. Tuy nhiên có thể cho đẻ trước tuần thứ 38 nếu phát hiện thấy thai to. Nếu quyết định cho sinh sớm trước tuần 37 thì phải xem xét đến sự phát triển phổi của thai nhi bằng xét nghiệm nước ối.

4.2. Đường đẻ thích hợp

Nếu dự đoán được là phổi của thai đã trưởng thành thì việc chọn lựa cho đẻ đường nào giống hệt như những sản phụ không bị ĐTĐ. Nếu khám lâm sàng và làm siêu âm thấy thai to thì cân nhắc mổ đẻ để tránh nguy cơ đứa trẻ bị trật khớp vai hoặc chấn thương khi đẻ đường dưới. Cách khác là cho truyền thuốc kích thích đẻ vì các nguy cơ cho người mẹ sẽ thấp hơn khi đẻ được đường dưới. Trong khi đang chuyển dạ vẫn cần tiếp tục theo dõi tim thai và điều chỉnh đường huyết. Đường huyết người mẹ trong cuộc đẻ nên được kiểm soát < 6,1 mmol/l, nếu để trên 8,3 mmol/l thì khả năng thai nhi bị thiếu oxy sẽ cao.

5.Các nguy cơ có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh trong tuần đầu sau đẻ

5.1. Suy hô hấp cấp

Con của những sản phụ không được kiểm soát đường huyết tốt có nguy cơ cao bị suy hô hấp cấp do phổi chưa phát triển hoàn chỉnh, bệnh thường nặng và tỉ lệ tử vong khá cao. Trẻ bị suy hô hấp cấp thường thở rất nhanh trên 60 lần/ phút, khò khè, co kéo lồng ngực và cả bụng, tím tái... việc điều trị khá phức tạp nhưng ngày nay đã có 1 số phương pháp đạt kết quả tốt.

5.2. Hạ đường huyết

Trẻ sơ sinh có thể bị hạ đường huyết trong vòng 48 giờ đầu sau đẻ, đường huyết có khi thấp dưới 1,7 mmol/l. Nguyên nhân là do tình trạng tăng insulin máu vẫn còn tồn tại sau đẻ. Thường đứa trẻ bị hôn mê hơn là kích thích, và hạ đường huyết có thể phối hợp với ngừng thở, hoặc thở nhanh, tím, hoặc co giật. Phòng ngừa bằng cách cho uống nước đường hoặc cho qua sonde dạ dày sau đẻ khoảng 1 giờ, nếu biện pháp này không thành công thì cho truyền tĩnh mạch đường glucose.

5.3. Một số rối loạn khác là hạ can xi máu, tăng bilirubin máu (gây vàng da), đa hồng cầu và ăn kém.

Tóm lại: Tất cả các BN ĐTĐ thai kỳ cần được điều trị tích cực nhằm kiểm soát tốt đường huyết trong suốt thời gian mang thai. Bên cạnh đó, thai nhi cần được theo dõi thường xuyên để có thể phát hiện được sớm các dị tật, các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, từ đó các thầy thuốc có kế hoạch can thiệp kịp thời và hiệu quả nhất.

Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

NỖI ÁM ANH VÌ PHÁ THAI NGOÀI Ý MUỐN

Kinh hãi và tà ám sau nạo phá thai

Ghi chú của www.trungtammucvudcct.com :
Bài viết trình bày về tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên một số quan điểm và giải pháp tác giả bài báo đưa ra không phải là chủ trương BVSS của Hội Thánh Công Giáo nói chung.
 
Tết vừa rồi khi đến nhà tôi chúc tết nó vẫn tranh tiền mừng tuổi với con em mới học lớp sáu. Vậy mà sự lớn đã xảy ra. Bố mẹ nó đưa nó đến nhờ tôi một việc tày trời: Bác cứu cả nhà em với, cháu nó dại dột có thai đến 5 tháng rồi, bác có học, bác đưa nó đi giải quyết hộ em với. Khổ em quá, không lẽ em cắn lưỡi tự tử trước mặt nó. 
  Cô cháu gái họ xa của tôi năm nay vừa 16 tuổi, cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, trước mắt tôi, nó vẫn là một con bé thò lò mũi xanh. Nhìn nó đang cắm mặt xuống đất, tội nghiệp, tôi đành nhận lời. Nhưng sự việc không đơn giản như tôi nghĩ, cái thai nằm trong con bé đã 26 tuần tuổi.

Nhìn cái bụng tròn vo dưới cái mặt tái xanh, mắt trắng dã, môi thâm xì, cô bạn bác sĩ lắc đầu: Không được rồi. Quy định của ngành Y tế thai 22 tuần tuổi trở lên cấm tiệt việc nạo, phá. Bệnh viện em không làm gì được. Tôi nói với nó: Hay là cứ đẻ rồi nuôi, Cô nói thai khỏe lắm. Đứa cháu tôi chợt tru lên khóc. Nó quỳ sụp xuống vái như tế sao: Cô với bác cứu cháu với, không giúp cháu, cháu chỉ còn con đường chết…

Cô bạn bác sĩ lẳng lặng ra cửa sổ ngắm trời một lúc rồi quay vào: Cháu ra ngoài đi, để cô tính. Cách tính của cô là gửi cháu  tôi vào một cơ sở tư nhân chuyên nạo thai chui. Cô hứa sẽ nói giúp  với bác sĩ để làm cho cẩn thận, nhưng cô không trực tiếp đưa cháu đi được. Cô giới thiệu tôi với một cò phá thai. Công việc xuôi lọt, ngay trưa hôm đó bác cháu tôi có mặt tại phòng khám tư của ông bác sĩ nọ. Ông nói như đùa: Có gì mà sợ, tôi làm hàng trăm ca rồi. bây giờ trẻ động  tình từ năm 12,13 tuổi, ngủ với nhau dễ chỉ kém gà một tẹo, có thai đầy. Ông đưa cho vỉ thuốc Mifepristone: Uống đi cháu, trưa mai là xong.

Y học hiện đại tài thật, chỉ một ngày sau, cháu tôi đau bụng và thai ra. Nhìn nó đau đớn vật vã, tôi chỉ mong đây là bài học lớn để nó cẩn trọng bước vào đời. Nhưng đó không phải là điều đáng sợ nhất. Ngay sau khi xong việc, ông bác sĩ gọi tôi vào: Này vào mà xem cháu ông. Cái thai co quắp trong một cái khay nhôm, đã đủ chân, tay, mặt mũi, nhỏ như một con chuột, đẫm máu và một chất nhầy bẩn thỉu. Cặp mắt nó mờ đục bất động như đang nhìn tôi thù hận. Kinh khủng nhất phần bụng và ngực của nó vẫn đang phập phồng cử động, mồm nó vẫn mấp máy như muốn khóc.

Tôi hét lên: Nó vẫn sống!

Ông bạn bác sĩ nói: Thì nó vẫn sống, nhưng chỉ một lúc nữa thôi là nó chết. Một thứ nước chua và nóng từ trong dạ dày tôi chợt trào lên cửa họng, không chịu được tôi ôm miệng chạy vào nhà vệ sinh. Chưa có một trận nôn mửa nào ghê gớm thế trong đời tôi. Vừa nôn mửa xong, ra đến bồn rửa mặt định súc miệng rửa mặt, thì kinh khủng quá, cái thai nhi chết đã được đưa vào để bên cạnh bồn rửa mặt từ bao giờ. Cặp mắt của thai nhi bây giờ đã đông cứng nhưng vẫn như cắm vào mắt tôi, không rời khỏi tôi như đang ghi nhớ, như hẹn hò. Tôi đạp cửa lao ra. Không chào ai cả, tôi chạy ra đường như một thằng điên.

Kể từ hôm đó cho đến khi viết những dòng này đã một tuần lễ trôi qua, tôi không ngủ được. Đêm nào cặp mắt bất động  và trắng đục của thai nhi cũng hiện lên trong đầu tôi, xâu xé tôi. Có đêm tôi còn nhìn thấy nó đưa bàn tay bé nhỏ của nó sờ lên má tôi, bàn tay lạnh và nhớt. Có lần nó còn cười với tôi, nhưng đôi mắt vẫn trắng và đông cứng.


Theo lời bác sĩ tâm thần, cách duy nhất ra khỏi tình trạng tà ám này là tìm hiểu về nó. Và tôi đã đi.

Tình trạng phá thai lớn đang trở nên phổ biến


Trên địa bàn Hà Nội có trên 100 cơ sở nạo phá thai tư nhân, tập trung xung quanh các bệnh viện lớn Bạch Mai, 103, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội… Tuy nhiên “cò phá thai” có mặt ở tất cả phòng khám các bệnh viện, phòng khám kế hoạch hóa gia đình, kể cả ở các bệnh viện nổi tiếng như Bệnh viện Phụ sản TƯ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Theo chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản do Bộ Y tế ban hành, các cơ sở  y tế có đủ điều kiện về chuyên môn và trang thiết bị chỉ được phép phá thai đến 22 tuần tuổi. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở phá thai tư nhân đều nhận phá thai lớn hơn 22 tuần tuổi, thậm chí còn lớn hơn 25 tuần tuổi.


Trên đường Giải Phóng, đếm sơ tôi đã thấy  trên 20 tấm biển quảng cáo dịch vụ phá thai. Dừng lại một cơ sở dịch vụ phá thai, chưa kịp tắt máy xe, một cô gái đã đon đả chạy ra: “Bác cần gì ạ? Mời bác vào”. Tôi nhẹ nhàng trình bày trường  hợp cháu tôi, coi như nó chưa phá thai. Cô gái cười tươi; Bác cứ đem cháu nó lại đây. Chúng cháu giải quyết luôn, 26 chứ 28 tuần chúng cháu cũng giải quyết. Đảm bảo với bác, chỉ 3 ngày, cháu bác lại đẹp như chưa bao giờ có thai. Khi tôi hỏi chi phí cô rành rọt: Thai 26 tuần tuổi là to quá rồi, riêng phần dịch vu, chúng cháu lấy bác 4 triệu thôi, tiền xét nghiệm, tiền thuốc bác lo. Thấy  tôi còn ngần ngừ, cô thuyết phục: “Ở đây  là rẻ nhất đấy, bác đi cả phố mà tham khảo, nếu giá như thế, bác nhớ quay lại đây. Ở đây chúng cháu làm đảm bảo, không bao giờ có tai biến cả”.

Trời hỡi, họ mời chào dịch vụ liên quan đến sinh mạng con người mà giống như mời chào mua mớ rau. Hết cả hồn. Tôi đành quay lại Bệnh viện Phụ sản TƯ. Nằm ở giữa trung tâm thành phố, cái Bệnh viện ba mặt phố này xây dựng khang trang, nhưng vào trong tôi mới thấy cái khang trang này vẫn còn chưa đủ. Chao ôi! toàn người là người, người đâu mà đông thế.


BS. Phan Văn Quý, (Bệnh viện Phụ sản TƯ) cho biết, phần lớn những trường hợp đến đây xin phá thai đều chưa có gia đình, thậm chí có rất nhiều em đang ở tuổi vị thành niên. Họ đến bệnh viện với mong muốn khẩn thiết được rũ bỏ “của nợ” đang ngày càng lớn trong cơ thể mình.


Bao nhiêu trường hợp là bấy nhiêu hoàn cảnh éo le. Có cô bị người yêu ruồng rẫy, có trường hợp lại đang là học sinh, nuôi thânchẳng nổi huống hồ… Và có một điều chung là tất cả trong số họ đều không mong được làm mẹ trong thời điểm đó. Họ quyết  tâm rũ bỏ thiên chức ấy dù đã được bác sĩ tư vấn là khi thai đã to mà  xử lý sẽ rất nguy  hiểm, thậm chí đe doạ đến tính mạng.


Ông Quý cho biết, theo chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản do Bộ Y tế ban hành, các cơ sở y tế có đủ điều kiện về chuyên môn và trang thiết bị chỉ được phép phá thai đến 22 tuần tuổi. Nhưng trên thực tế, ngoài những trường hợp đặc biệt phải nhận phá ở tuổi thai lớn hơn 22 tuần như: người mang thai ở tuổi  vị thành niên, những người bị bệnh không may có thai ngoài ý muốn, bệnh nhân tâm thần, bị cưỡng hiếp, thai dị dạng…


Bệnh viện Phụ sản Trung ương vẫn phải chấp nhận phá thai lớn đang phát triển hoàn toàn bình thường cho thai phụ sau 23 tuần tuổi, sau khi đã cố gắng tư vấn. Cũng xoay quanh vấn đề này, TS. Nguyễn Đức Hinh lý giải thêm: “Là bệnh viện tuyến Trung  ương chuyên về sản khoa nên thường  xuyên phải tiếp nhận những trường hợp phá thai lớn ở các cơ sở y tế tư nhân hoặc tuyến dưới chuyển lên do bị tai biến như thủng tử cung, nhiễm trùng máu… để cấp cứu, điều trị. Đến khi ấy, hầu hết tính mạng người bệnh đều đã “ngàn cân treo sợi tóc”. Lúc này, các bác sĩ chỉ còn phương án loại bỏ thai nhi để cứu sản phụ.

Nếu căn cứ theo quy định của Bộ Y tế thì bệnh viện và bác sĩ biết là vi phạm, nhưng vì tính mạng người bệnh nên đành phải chấp nhận dù hầu hết các bác sĩ ở đây đều không muốn làm công việc này vì nỗi ám ảnh nghề nghiệp.


Rất nhiều đồng nghiệp tâm sự, hằng ngày phải chứng kiến cảnh đứa trẻ có đủ hình hài phát triển hoàn toàn khoẻ mạnh, bị các thiết bị y tế sắc lạnh lôi ra khỏi người mẹ, ai cũng đau lòng. Lại có trường hợp thai nhi ra khỏi bụng mẹ vẫn còn cử động hoặc khóc được. Với những  đứa trẻ xấu số ấy, các bác sĩ vẫn chăm sóc, cắt rốn và quấn tã, chuyển các cháu sang khoa sơ sinh, dẫu biết rằng các cháu rồi cũng sẽ chết vì thiếu tháng.


Tình trạng phá thai bừa bãi đang gia tăng ở Việt Nam.Đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là nước có tỷ lệ phá thai trên dân số cao nhất châu Á và là một  trong năm nước có tỷ lệ phá  thai cao nhất thế giới. Theo một chuyên gia, trung bình mỗi người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nạo phá thai 3 lần trong đời người. Thống kê tại Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương và Trung tâm chăm sóc sinh sản TP. Hồ Chí Minh trong năm 2011 đã có 60.353 ca đến đây nạo phá thai, trong đó có 3471 ca là các cô gái vị thành niên. Theo con số thống kê mới nhất của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong hơn 5.000 ca nạo, phá thai mỗi năm có tới 30% thai phụ dưới 24 tuổi. Còn tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, số phụ nữ dưới 20 tuổi nạo phá thai chiếm khoảng 20%.


Theo thông tin chúng tôi ghi nhận được từ nghiên cứu mới nhất của Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Hương, Ủy ban quốc gia Dân số kế hoạch hóa gia đình về “Những yếu tố ảnh  hưởng đến mang thai vị thành niên”, mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ  tuổi 15-19, chiếm khoảng 40% các ca nạo hút thai trong tổng số khoảng 1 triệu ca phá thai trong cả nước. Tiếc thay hầu hết các trường hợp phá thai to là các em gái vị thành niên. Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động Thái Hà (Hà Nội), thanh niên trẻ chưa kết hôn  từ 24 tuổi trở xuống chiếm khoảng 30% số ca phá thai. Có những  cô gái chỉ mới 14, 15 tuổi. Phần lớn trẻ vị thành niên đến bỏ thai thường là thai to (trên 12 tuần), bởi các em chưa đủ hiểu biết, nhiều khi có thai mà không biết, hoặc vì sợ hãi không biết phải làm gì nên lần lữa, chậm xử trí. Cũng có nhiều trường hợp muốn ép bạn trai cưới nên để  thai to. Trung bình hàng tháng, trung tâm "giải quyết" khoảng 10 ca thai to.


Những ám ảnh chết người


Được giới thiệu, tôi đến thăm cô NTT đang tạm trú tại một chùa ở Gia Lâm (Hà  Nội). Đó là một cô gái xinh xắn năm nay vừa 17 tuổi. Trước đó một năm cô trót có thai với một bạn trai cùng học lớp 10 phổ thông. Do cả hai cùng đang còn nhỏ tuổi, gia đình hai bên đưa cô đi phá thai, lúc đó thai đã 20 tuần tuổi. Do cơ thể khỏe mạnh, ngay sau khi phá thai xong, cô nhỏm dậy xem cái thai của mình, thấy mặt thai nhi, lại  thấy nó có cử động, sợ hãi cô rú lên và ngất đi. Sau khi về nhà, cô ngơ ngẩn như người mất hồn. Đặc biệt, cô không ngủ được, hễ chợp mắt là hình ảnh thai nhi hiện lên. Gia đình đã đưa cô đến Viện sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, được xác nhận là rối loạn tâm thần do sang chấn tâm lý. Nhưng bao nhiêu thuốc cũng không khỏi được, gia đình lại mời thầy cúng, cúng trừ tà. Thầy  cúng nói con ma này dữ lắm không đuổi được đâu, tốt nhất cho cô lên chùa tụng kinh niệm Phật sám hối, may ra lành. Sáu tháng nay cô ở chùa, bỏ hết cả học hành, mất hết tương lai. Hôm gặp cô, tôi thấy cô xanh xao. Cô nói đang xin bố mẹ cho cô được xuống  tóc đi tu.


Chị M. hộ lý Bệnh viện tâm thần TƯ kể, bệnh viện chị đã từng điều trị cho hàng chục cô gái bị tâm thần sau nạo phá thai, có cô chuyển thành tâm thần phân liệt, suốt ngày ôm gói vải ru con, hễ ai đụng vào là cô ta vằn mắt lên cấu cắn người ấy. Có người  bị cô ta cắn cổ suýt chết.


Bên cạnh những cô gái tâm thần còn sống, nhiều cô nạo thai to đã tử vong do phá thai ở những cơ sở tư nhân không có khả năng chuyên môn. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tại Việt Nam phá thai là nguyên nhân của 5% số ca tử vong ở sản phụ, tỷ lệ cao nhất là trong trường hợp sản phụ tuổi vị thành niên và phá thai to. Theo điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ sinh sản năm 1997, ước tính có 32,2% phụ nữ nạo hút thai cho biết là sức khoẻ của họ có bị ảnh hưởng sau khi nạo hút thai. Còn trong điều tra y tế 2001-2002 có chỉ ra chi tiết dấu hiệu bất thường mà phụ nữ gặp phải sau phá thai, theo đó 21,4% là đau bụng kèm dịch hôi, 21% chảy máu kéo dài, 14,5% sốt. Chưa có thống kê về các trường hợp tâm thần sau nạo phá thai. Tỷ lệ này cao hơn ở  phụ nữ nghèo, trình độ thấp, người  dân tộc, người theo đạo và ở  khu vực nông thôn.


Với lứa tuổi vị thành niên, phá thai làm tăng nguy cơ vô sinh ở tuổi trưởng thành và nếu thực hiện tại các cơ sở y tế tư nhân thì nguy cơ cũng cao hơn so với tại bệnh viện. Nạo hút thai tại các nơi khác bị vô sinh thứ phát gấp 3,7 lần nạo hút thai tại bệnh viện. Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khoẻ phá thai nó còn ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần, ảnh hưởng đến kinh tế, việc làm và học tập của người  phụ  nữ. Theo những số liệu có được về biến chứng sau phá thai có thể nói tỷ lệ này ở Việt Nam tương đối cao, điều này thể hiện dịch vụ này đang thiếu an toàn ở Việt Nam.


Ngày 5/10/2010, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tiếp nhận một thiếu nữ16 tuổi tên  là T. T. T. Huệ được đưa đến bằng cáng từ một bệnh viện tư nhân (trên phố Giảng Võ) trong tình trạng mất máu, da xanh, thể trạng yếu, huyết áp chỉ còn 70/40 nguy hiểm đến tính mạng.  Bệnh  nhân phải truyền máu. Kết quả xét nghiệm máu, thử thai dương tính - đồng nghĩa với việc bệnh nhân có thai. Qua khám, siêu âm cho thấy trong bụng bệnh nhân có khối u to, máu chảy ồ ạt. Bệnh nhân đã bị nhiễm khuẩn cổ tử cung và sốt. Các bác sĩ đã khám âm đạo, cổ tử cung thì một thai nhi gần ba tháng tự chui ra trong tình trạng bị phân hủy và bốc mùi. “Mùi khó chịu đến mức mọi người đeo khẩu trang mà vẫn phải nín thở, nhăn mặt” - một y tá cho biết. Bệnh nhân sau đó đã tử vong.


Các biện pháp phá thai hiện nay


Các biện pháp phá thai là các thủ thuật kết thúc quá trình thai nghén trong thời gian đầu của thai kỳ khi thai chưa quá 12 tuần tuổi (nạo, hút thai) hoặc khi thai đã lớn (Kovax) .


Hiện nay, so với nạo thai hoặc kovax, hút thai vẫn được coi là biện pháp phá thai an toàn hơn. Cùng  với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, do có nhiều kỹ thuật phát hiện thai sớm và người ta cũng hiểu được sự nguy hiểm của việc nạo, phá thai lớn nên số người phát hiện thai sớm và đi hút nhiều hơn nạo.


Thủ thuật hút: Bác sĩ đưa một ống nhỏ bằng nhựa qua cổ tử cung vào trong tử cung (ống này nối với bơm điện hoặc bơm tay rồi hút phôi  thai ra). Thủ thuật được  thực hiện nhẹ nhàng, ít đau đớn và ít biến chứng. Việc hút thai cần được thực hiện ở các trung tâm chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, phòng khám sản phụ khoa, trạm y tế.


Nạo thai là thủ thuật phá thai được thực hiện với những trường hợp tuổi thai dưới 12 tuần hoặc bạn gái chậm kinh chưa quá 8 tuần. Bác sĩ nong rộng cổ tử cung rồi đưa vào trong tử cung một dụng cụ giống như cái thìa để lấy ra phôi thai cùng rau thai. Nạo thai thường gây đau hơn, tỷ lệ  biến chứng cao hơn so với hút. Nạo thai đòi hỏi cán bộ y tế có kỹ thuật. Việc nạo thai cần được thực hiện ở các bệnh viện.


Hiện nay và trong tương lai biện pháp này sẽ được hạn chế sử dụng để tăng độ an toàn cho bạn gái.


Bên cạnh những phương pháp dành cho việc nạo phá thai sớm này, bạn còn có thể nghe đến việc nạo phá thai muộn (đối với thai từ 4-5 tháng) gọi là phương pháp phá thai kovax. Trường hợp này bác sĩ sẽ tiêm truyền chất oxytocin (thường được gọi là thuốc giúp đẻ nhanh) để kích thích co bóp tử cung và chuyển dạ để đưa thai và rau thai ra ngoài. Kỹ thuật này chỉ tiến hành với các trường hợp đặc biệt vì nó có thể đưa đến nhiều tai biến nguy hiểm.Kỹ thuật  này cần được thực hiện ở bệnh viện và theo chỉ định  của bác sĩ.


Từ năm 2005, Bộ Y tế chính thức cho sử dụng biện pháp phá thai thứ 4 là phá thai bằng thuốc. Từ đó, Việt Nam đã ứng dụng  phương pháp nạo phá thai bằng thuốc nằm trong chương trình nạo phá thai an toàn. Có một số thuốc được cho phép ứng dụng trong kỹ thuật này. Loại thuốc phổ biến nhất được phép dùng hiện nay là một chế phẩm của Prostaglandine E1 có tên khoa học là Misoprostone và biệt dược hay được dùng là Cytotec hay Alsoben.


Phá thai bằng thuốc có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp có nhu cầu nhưng chúng có một số chống chỉ định, có nghĩa là cấm dùng  trong một số trường  hợp như: Phụ  nữ có vết mổ cũ  ở tử cung do mổ lấy thai hay mổ bóc tách u xơ tử cung hoặc mổ tạo hình tử cung...; Phụ nữ bị bệnh tim, bệnh Basedow, bị dị ứng với loại  thuốc  này.


Cần sớm có giải pháp hạn chế phá thai trẻ gái vị thành niên


Quan hệ tình dục sớm cùng với việc nạo phá thai đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như biến chứng tử vong, vô sinh, lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục... Mặc dù vậy, không phải trẻ vị thành  niên, thậm chí các bậc phụ huynh nào cũng biết đến những nguy  hại chết người này.


Trong khi đó, nguy cơ chết mẹ của bà mẹ trẻ dưới 20 tuổi cao gấp 5 lần so với bà mẹ sinh con ở tuổi 24, 25. Số trẻ em dưới 15 tuổi mắc các bệnh lây qua đường tình dục chiếm 1,16% (đối với bệnh lậu) và 1,5% với các bệnh hoa liễu khác. Cùng với những nguy cơ liên quan đến sức khỏe, quan hệ tình dục sớm và có thai ngoài ý muốn còn dẫn đến những thảm cảnh: tinh thần sụp đổ, mất lòng tin, gia đình ruồng bỏ, bỏ học dẫn tới mại dâm, ma túy.


Theo các chuyên  gia trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình, sự dậy thì sớm do điều kiện sống cải thiện cùng với quan niệm dễ dãi về tình dục là những nguyên nhân hàng đầu dẫn  tới tỉ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên tăng cao. Trong khi đó, vấn đề giáo dục giới tính hầu như chưa được các bậc cha mẹ cũng như các nhà giáo dục, các nhà quản lý xã hội quan tâm đúng mức.


Không ít cha mẹ cho rằng giáo dục giới tính, tình dục là “vẽ đường cho hươu chạy”, còn các nhà giáo dục thì cho rằng đó là vấn đề tế nhị, riêng tư, không nghiêm túc, rất khó trình bày trên bục giảng... Vì những lẽ đó, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một chiến lược, một giáo trình quốc gia chính thức cung cấp kiến thức về vấn đề sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên.


Có lẽ đến lúc này, không còn ai nghi ngờ việc phải đưa kiến thức giáo dục giới tính vào học đường. Người  lớn chúng ta hãy quan tâm tới các em nhiều hơn nữa, hãy tạo cho em một môi trường văn hóa tình dục lành mạnh, một nhận thức đúng đắn về tình dục với hai chức năng: thỏa mãn nhu cầu hạnh phúc của con người và duy trì nòi giống.


Vị thành niên là lứa tuổi chuẩn bị trở thành chủ nhân thực sự của đất nước. Do đó, trước khi chờ đợi sự giúp đỡ của người lớn, chính các em sẽ phải là người sáng suốt tự quyết định trước những  “cuộc  hẹn  hò sớm”-  những  “cuộc hẹn hò” luôn “lành” ít “dữ” nhiều này.


Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Hậu quả của lạm dụng thủ dâm



Hậu quả của lạm dụng thủ dâm

Cứ 2-3 ngày em lại thủ dâm, có ngày 2 lần, bây giờ bị xuất tinh sớm, tóc rụng, dương vật nhỏ đi, tinh trùng ít.
Xin hỏi em có bị vô sinh chưa? Có cách nào chữa khỏi không? Mong bác sĩ tư vấn giúp, em xấu hổ nên không dám đi khám. (Doc Gia).
benh-sui-mao-ga-o-nam-gioi-5298-14221643
Ảnh minh họa: Tổ Ấm Việt.
Trả lời:
Chào anh,
Trước hết, chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy thủ dâm gây ra những hậu quả nghiêm trọng lên sức khỏe sinh sản nam giới. Ngược lại, nếu được sử dụng đúng mực, hành vi này lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, tâm lý và đời sống tình dục của cánh mày râu.
Một số chuyên gia cho rằng, lạm dụng thủ dâm quá mức có thể làm suy yếu sức khỏe chung, cơ thể mệt mỏi, uể oải, mất tập trung, xa hơn, nó có thể ảnh hưởng lên tâm lý tình dục, gây xuất tinh sớm hoặc muộn. Từ đó có thể gián tiếp gây vô sinh. Tuy vậy, không có bằng chứng cho thấy thủ dâm làm dương vật nhỏ đi, suy giảm khả năng sinh tinh của tinh hoàn hay các tổn thương thực thể lên các bộ phận của hệ sinh dục nam giới.
Trong tình huống của anh, anh cho rằng mình bị xuất tinh sớm nhưng lại không cho biết thời gian, đây là yếu tố quan trọng trong chẩn đoán biểu hiện này. Nam giới có thể nhanh chóng đạt khoái cảm và đi đến xuất tinh trong những tình huống hay kích thích nhất định. Điều này tùy vào mô thức tình dục của bản thân hay trong những hoàn cảnh cụ thể (hưng phấn cao độ, yếu tố bên ngoài như tình cảm, bối cảnh, hành vi cụ thể…).
Cũng như thế, biểu hiện “thằng bé nhỏ đi” hay “tinh trùng ít” đều là nhận định chủ quan, do vậy chưa thể nói lên được điều gì. Mối lo ngại vô sinh tại thời điểm này là chưa có cơ sở mà cần những thăm khám và xét nghiệm chuyên biệt.
Trước mắt, anh đang lo ngại và có phần không thoải mái với thói quen thủ dâm hiện tại của mình, đây là lúc anh nên tạm ngừng hành vi này. Tôi tin chắc rằng sau một thời gian “nghỉ ngơi”, khi thực hiện lại hành vi này hoặc có những tiếp xúc tình dục khác, các biểu hiện mà anh lo ngại sẽ hoàn toàn biến mất.
Tất nhiên, nếu vẫn còn lo lắng, anh cũng có thể đến khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa. Thủ dâm là một hành vi phổ biến ở đa số nam giới. Do vậy, anh không cần phải ngại ngùng gì khi đi khám mà hãy trải lòng để được bác sĩ tư vấn giải tỏa những thắc mắc thầm kín của mình.
Thân ái.