Bỗng nhiên sụt cân, coi chừng mất mạng
25/06/2012 15:23 (GMT +7)
Cứ 4 người sụt cân nhiều ngoài ý muốn thì 1
người tử vong trong vòng 18 tháng sau. Vì vậy bạn đừng coi thường điều này.
Một số nghiên cứu cho thấy,
sụt cân nhiều ngoài ý muốn thường dẫn đến tử vong, tỷ lệ là 25%, trong vòng
18 tháng sau. Sụt cân đáng kể ở người cao tuổi có tỷ lệ tử vong là 9 - 38%,
trong thời gian 2-3 năm sau. Sụt cân ngoài ý muốn, nhất là ở người cao tuổi,
làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong. Đây là dấu hiệu để phát hiện người cao
tuổi bị trầm cảm, mắc bệnh đường tiêu hóa hay ung thư.
80% bệnh nhân trầm
cảm sụt cân
|
Điều trị cho
người cao tuổi bị bệnh phổi tại BV Phổi TƯ
|
Bệnh nhân sụt cân thường có
liên quan đến một cơ quan trong cơ thể và thường đi kèm một số biểu hiện
điển hình như: Bệnh cường giáp với cảm giác trong người nóng, ra mồ hôi,
rụng tóc, đánh trống ngực, thèm ăn, căng thẳng, mất ngủ, nuốt nghẹn, mắt
lồi, run tay, bướu cổ hoặc rối loạn kinh nguyệt. Bệnh đái tháo đường: ăn
nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều và khát nước nhiều. Bệnh bướu tuyến
thượng thận: xuất hiện với cơn cao huyết áp kèm theo lo lắng, nhức đầu, cảm
giác hồi hộp vùng tim, xanh xao, nóng, đổ mồ hôi, và giảm cân. Nếu mắc ung
thư thường biểu hiện với triệu chứng: mệt mỏi, giảm cân, ra mồ hôi ban đêm,
sốt nhẹ và giảm sự thèm ăn.
Bệnh lý nhiễm trùng như bệnh
lao, bệnh nấm, nhiễm ký sinh trùng, HIV có thể gây ra tình trạng giảm cân,
mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi ban đêm, đau khớp và giảm sự thèm ăn. Bệnh suy
thượng thận: biểu hiện chán ăn, thờ ơ, giảm cân, buồn nôn, nôn mửa, yếu cơ
và tiêu chảy. Bệnh suy tim sung huyết thường biểu hiện với mệt mỏi và khó
thở lúc nghỉ ngơi hoặc gắng sức, đi kèm phù, tím tái, gan to và cổ trướng.
Bệnh phổi thường biểu hiện với khó thở lúc nghỉ ngơi hoặc gắng sức, ho và
khạc đàm, cơ thể suy nhược, thở nhanh, thở khò khè, xanh tím, biến dạng lồng
ngực, đầu ngón tay. Giảm trọng lượng và giảm thèm ăn được tìm thấy khoảng
70 - 80% bệnh nhân trầm cảm có mức độ từ trung bình đến nặng.
Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân sụt cân ở người cao tuổi như: rối loạn tiêu hóa kém hấp thu, tắc nghẽn ống tiêu hóa do khối u, do xơ teo; khí phế thũng; suy thận; bệnh răng miệng; giảm vị giác và khứu giác; bệnh Parkinson, sa sút tâm thần; cô đơn, nghèo túng, mất mát người thân, sa sút mức sống.
Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân sụt cân ở người cao tuổi như: rối loạn tiêu hóa kém hấp thu, tắc nghẽn ống tiêu hóa do khối u, do xơ teo; khí phế thũng; suy thận; bệnh răng miệng; giảm vị giác và khứu giác; bệnh Parkinson, sa sút tâm thần; cô đơn, nghèo túng, mất mát người thân, sa sút mức sống.
Điều trị theo nguyên
nhân
Theo bác sĩ Đỗ Khánh Hỷ, Viện
Lão khoa Trung ương, sụt cân là biểu hiện của nhiều bệnh, do đó chủ yếu là
phải điều trị nguyên nhân gây sụt cân. Để xác định nguyên nhân gây sụt cân,
người bệnh cần được hỏi bệnh kỹ lưỡng, thăm khám toàn diện, đánh giá tình
trạng dinh dưỡng, kế đến là làm các xét nghiệm cần thiết. Có đến 25% trường
hợp sụt cân không chủ ý ở người lớn tuổi không tìm ra nguyên nhân.
Vì vậy, cần tăng cường ăn uống cho bệnh nhân, tăng khả năng hấp thu, giảm quá trình làm mất calo như giảm hoạt động, giảm quá trình tiêu hao calo. Có thể sử dụng phương pháp nội khoa để điều trị các bệnh nội khoa như: lao, trầm cảm, tiểu đường, các bệnh nhiễm khuẩn; phương pháp phẫu thuật dùng điều trị các bệnh ung thư, các khối u lành tính trong ống tiêu hóa. Việc tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân là một cách điều trị sụt cân tích cực và có hiệu quả. Một lưu ý quan trọng là xem xét sử dụng thuốc, vì có những loại thuốc có thể gây chán ăn.
Theo
Minh NinhVì vậy, cần tăng cường ăn uống cho bệnh nhân, tăng khả năng hấp thu, giảm quá trình làm mất calo như giảm hoạt động, giảm quá trình tiêu hao calo. Có thể sử dụng phương pháp nội khoa để điều trị các bệnh nội khoa như: lao, trầm cảm, tiểu đường, các bệnh nhiễm khuẩn; phương pháp phẫu thuật dùng điều trị các bệnh ung thư, các khối u lành tính trong ống tiêu hóa. Việc tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân là một cách điều trị sụt cân tích cực và có hiệu quả. Một lưu ý quan trọng là xem xét sử dụng thuốc, vì có những loại thuốc có thể gây chán ăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét