Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Phát hiện đột phá của các nhà khảo cứu Úc về bệnh sốt rét

Phát hiện đột phá của các nhà khảo cứu Úc về bệnh sốt rét

CỠ CHỮ
Các nhà khoa học Úc cho hay họ đã thực hiện được một khám phá quan trọng trong công cuộc phòng chống bệnh sốt rét. Họ đã nhận ra rằng những người ở châu Phi miễn nhiễm đối với bệnh sốt rét đã khai triển được các hệ thống phòng thủ tự nhiên rất mạnh chống lại căn bệnh này.

Trên khắp thế giới, cứ 30 giây lại có một em nhỏ chết vì bệnh sốt rét. Tuy nhiên, đây lại là một căn bệnh có thể phòng ngừa và chữa trị được.

Các nhà khảo cứu tại Viện Burnet ở Melbourne, Australia đang đi tìm các phương pháp để phát triển một loại thuốc chủng ngừa tin rằng những người ở đông Phi châu có thể giúp khai mở được một số điều bí mật của căn bệnh triền miên này.

Các nhà khoa học đang điều tra xem vì sao một số người Kenya đã trở nên miễn nhiễm đối với bệnh sốt rét. Họ đã xác định được các kháng thể, nằm trong các hệ thống phòng bệnh tự nhiên của cơ thể, chống lại ký sinh trùng bệnh sốt rét.

Nguồn hy vọng là một loại thuốc chủng ngừa có thể được khai triển để tái tạo tính miễn nhiễm tự nhiên này.

Giáo sư James Beeson, một bác sĩ về y tế công cộng tại Viện Burnet cho rằng đây là một bước đột phá quan trọng. Ông nói:

“Ðiều mà chúng tôi biết được là một số người bị bệnh sốt rét và phục hồi, khai triển được một sự đáp ứng miễn nhiễm dường như bảo vệ họ chống lại được những trường hợp nhiễm bệnh hay tấn công kế tiếp. Do đó câu hỏi lớn đặt ra là hệ thống miễn nhiễm đó vận hành như thế nào. Bộ phận cụ thể nào của cơ chế ký sinh trùng sốt rét bị hệ thống miễn nhiễm tấn công? Và nếu biết được điều này, thì liệu ta có thể sử dụng kiến thức ấy để khai triển một loại thuốc chủng ngừa hay không?”

Bệnh sốt rét gây ra khoảng 1 triệu cái chết mỗi năm, nhiều nạn nhân là trẻ em dưới 5 tuổi.

Căn bệnh do muỗi lây truyền này hiện diện ở 90 nước khắp châu Phi, Nam Mỹ và châu Á.

Bệnh cũng rất phổ biến ở các quốc gia Nam Thái Bình Dương như Papua New Guinea, quần đảo Solomon và Vanuatu.

Các nhà khảo cứu Úc tin rằng một lại thuốc chủng ngừa hiệu nghiệm có thể có được trong vòng thập niên sắp tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét