- “Mười năm sau dịch sởi, sẽ có những đứa trẻ ngơ ngơ”
- Lần đầu tiên lý giải được vì sao nhiều trẻ 9 tháng mắc sởi
- Nghệ An: Bé 11 tháng tuổi tử vong do sởi
- Trẻ dưới 9 tháng tuổi có nên tiêm ngừa sởi?
- Rót xăng từ can to qua can nhỏ gây cháy, bị bỏng 60%
- Hà Nội: Đặt điểm tiêm vắc xin sởi tại Trung tâm Y tế dự phòng
- Tử vong bất thường sau khi tiêm tại nhà trưởng trạm y tế xã
- Đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ tặng xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật
Chủ Nhật, 20/04/2014 - 07:35
Biến chứng bệnh sởi:
“Mười năm sau dịch sởi, sẽ có những đứa trẻ ngơ ngơ”
(Dân trí) - “Biến chứng cực kỳ muộn của bệnh sởi, trong y khoa gọi là do cơ chế miễn dịch, kháng thể của bệnh sởi tích tụ khoảng 10 năm sau sẽ bùng lên nhóm viêm não bán cấp. Trẻ sẽ có biểu hiện rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi, rối loạn vận động…”
Viêm não bán cấp - biến chứng muộn nguy hiểm
Nội
dung trên là phân tích của BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, bệnh
viện Nhi Đồng 1 về những biến chứng có thể gặp phải ở bệnh nhân sởi. Cụ
thể, theo BS Khanh bệnh bởi có ba dạng biến chứng, nhóm thứ nhất diễn
tiến rất nhanh xuất hiện ở các em bé dưới 12 tháng với biểu hiện viêm
phổi; nhóm thứ hai biến chứng viêm não, viêm cơ tim ở trẻ sau 10 tuổi;
nhóm thứ ba biến chứng cực kỳ muộn khoảng 10 năm sau khi mắc bệnh, trong
y khoa gọi là do cơ chế miễn dịch khiến bệnh nhân bị viêm não bán cấp.
Trẻ bị biến chứng của bệnh sởi điều trị tại Nhi Đồng 1
Bệnh
nhân sẽ nhập viện với những biểu hiện rối loạn tâm thần, rối loạn hành
vi, rối loạn vận động… việc cứu chữa rất khó khăn. Dù tỷ lệ bệnh nhân
mắc phải biến chứng này rất thấp nhưng BS Khanh khẳng định “Mười năm sau
dịch sẽ có những đứa trẻ ngơ ngơ do biến chứng viêm não bán cấp của
bệnh sởi. Đây sẽ là hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc
sống của bệnh nhân, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội”.
Cũng
theo BS Khanh, bệnh sởi thường có biểu hiện sốt cao liên tục và kéo dài
nhiều ngày nên khó tránh khỏi những lo lắng của thân nhân người bệnh.
Trong khi yêu cầu được khám chữa bệnh là quyền của bệnh nhân nên những
khuyến cáo, tư vấn của bác sĩ, nhân viên y tế cho những trường hợp không
cần thiết phải nhập viện trở nên vô cùng khó khăn.
Trên
thực tế tại bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 chỉ có khoảng 10% bệnh
nhân gặp biến chứng mới cần phải nhập viện điều trị, 90% bệnh nhân khác
có thể chăm sóc và theo dõi ở nhà. Nhưng trên thực tế, người nhà bệnh
nhân “một hai yêu cầu nhập viện” khiến bác sĩ không thể từ chối. Tình
trạng trên dẫn tới nguy cơ nhiễm chéo giữa bệnh nhân với nhau và nhiễm
các bệnh cơ hội khác, khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng bệnh nặng hơn.
Bệnh viện đang đứng trước nguy cơ trở thành ổ dịch sởi
Trước
nguy cơ bệnh viện có thể trở thành ổ bệnh hoặc nơi phát tán mầm bệnh
sởi, BS Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 2 khuyến
cáo: “Bệnh sởi nếu không gặp biến chứng không cần thiết phải nhập viện.
Người dân cần bình tĩnh nhìn nhận, nghe theo tư vấn của bác sĩ và nhân
viên y tế, sự nôn nóng hoặc hoang mang dẫn tới hành động quyết tâm cho
con em mình nhập viện có thể đẩy trẻ vào trung tâm của ổ dịch. Bệnh càng
đông, sự chăm sóc của nhân viên y tế càng khó khăn, môi trường nguy cơ
lây nhiễm tăng cao sẽ khiến trẻ rơi vào tình trạng nguy hiểm”.
Những
trẻ mắc sởi không gặp biến chứng, khi chăm sóc tại nhà cần được cách ly
để phòng lây bệnh cho cộng đồng. Người nhà lưu ý giữ gìn vệ sinh cơ thể
cho trẻ luôn sạch sẽ, vệ sinh đường hô hấp (súc rửa mũi) cho trẻ, vệ
sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, người chăm sóc cũng cần đảm bảo sức
khỏe, vệ sinh sạch sẽ cơ thể đặc biệt là đôi bàn tay, mang khẩu trang
khi tiếp xúc với trẻ… để tránh trở thành trung gian phát tán mầm bệnh
cho người khác.
Tập trung nhân vật lực dập dịch sởi
Ngày
19/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường đã có buổi làm việc với Sở Y tế
TPHCM và các bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, bệnh viện Bệnh Nhiệt
Đới. Báo cáo của các bệnh viện cho thấy, từ đầu năm 2014 bệnh sởi đã
tăng không ngừng theo cấp số nhân. Khoảng hơn 50% bệnh nhân nhập viện
điều trị tại ba bệnh viện kể trên được chuyển đến từ các địa phương
khác.
Sau
một tháng thực hiện chiến dịch tiêm vét vắc xin ngừa sởi, tính riêng
trên địa bàn TPHCM, bệnh sởi đang có chiều hướng chững lại. Nếu trong
tháng 3, mỗi tuần số ca mắc sởi được phát hiện khoảng 150 trường hợp thì
tuần vừa qua ca bệnh sởi ghi nhận tại thành phố giảm còn khoảng 110 ca.
Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh nhân từ các tỉnh chuyển tới vẫn đông nên
bệnh viện phải căng mình để đối phó với dịch sởi.
Cần tăng cường nhân vật lực để nhanh chóng dập dịch
Tại
bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 bệnh sởi kết hợp với nhiều bệnh khác
đang tạo nên tình trạng quá tải nghiêm trọng. Mỗi bác sĩ trung bình một
ngày phải khám cho cả trăm bệnh nhân, cùng với cơ sở vật chất hạn chế,
cơ sở hạ tầng chật hẹp khiến việc khám sàng lọc, điều trị bệnh nhân sởi
gặp không ít khó khăn.
Bệnh
nhân đông với nhiều ca bệnh nặng các phương tiên hỗ trợ chăm sóc và
điều trị phải hoạt động hết công suất nhưng không đủ đáp ứng. Tại buổi
làm việc với Bộ Y tế, tuyến bệnh viện Nhi đề nghị được cung ứng thêm máy
thở, CPAP, bơm tiêm tự động, monitor nhiều thông số, máy truyền dịch…
Trước
tình hình trên, BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế đề nghị các
bệnh viện tập trung tăng cường nhân vật lực chăm sóc bệnh nhân đồng thời
“Sở Y tế cam kết bằng mọi giá sẽ tăng cường đầu tư thuốc men, trang
thiết bị để đáp ứng điều kiện tốt nhất cho việc chăm sóc và điều trị trẻ
mắc bệnh sởi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét