Phụ nữ Việt Nam có nguy cơ loãng xương cao
Theo
kết quả khảo sát từ nhóm nghiên cứu của Thạc sĩ, bác sĩ Hồ Phạm Thục
Lan, Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, BV Nhân dân 115, khoảng 30% phụ nữ trên
50 tuổi bị loãng xương, trong khi nam giới chỉ chiếm 10%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, số ca mắc bệnh trên cả nước hiện vào
khoảng 2,8 triệu người. Con số này được các chuyên gia dự đoán sẽ lên
tới 4,5 triệu người vào năm 2020 và 11 triệu người vào năm 2050.
Bước vào độ tuổi 35, phụ nữ có nguy cơ loãng xương cao do thói quen ăn
uống thiếu cân bằng dinh dưỡng, không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết
cho cơ thể. Ở độ tuổi này, sau khi đã trải qua quá trình sinh đẻ, nuôi
con và lượng estrogen trong cơ thể suy giảm làm giảm khả năng hấp thụ
canxi khiến chị em đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.
Chị Hòa, 37 tuổi, quận Tân Bình, TP HCM chia sẻ: "Sau khi sinh 2 đứa
con cộng với việc vừa phải đi làm ở công ty vừa chăm sóc chồng con, thời
gian gần đây, tôi cảm thấy sức khỏe thay đổi nhanh chóng. Đặc biệt rất
hay bị tê tay chân, đi lại thì xương khớp kêu răng rắc hoặc bị vọp bẻ
(chuột rút) làm cho mình cảm thấy rất mệt mỏi. Tôi rất lo mình không đủ
sức khỏe để chăm sóc chồng con”.
Hình ảnh phân biệt mô xương thường và mô xương bị loãng.
|
Theo bác sĩ Lan, loãng xương có hai đặc điểm chính: lượng chất khoáng
trong xương suy giảm, và cấu trúc xương bị tổn hại. Hai yếu tố này làm
cho xương trở nên mỏng, xốp hơn, và dễ bị gẫy khi va chạm với một lực dù
rất nhỏ. Trong đó lượng của xương phản ánh qua mật độ chất khoáng trong
xương (được đo lường bằng mật độ xương). Mật độ xương biến chuyển theo
độ tuổi: tăng nhanh trong thời kỳ niên thiếu, đạt mức độ đỉnh vào 20-30
tuổi; sau một thời gian ổn định, mật độ xương bắt đầu suy giảm theo nồng
độ estrogen (ở nữ) hay độ tuổi (ở nam).
Loãng xương gây nhiều tác hại cho sức khoẻ và sinh hoạt, làm cho xương
bị yếu đi, cấu trúc xương bị tổn hại nên giòn, dễ gãy dù chỉ là một va
chạm nhẹ. Bệnh thường không triệu chứng nhưng khi đã xảy ra biến chứng
gãy xương sẽ dẫn đến một loạt các hậu quả nghiêm trọng như tăng nguy cơ
tử vong, tăng nguy cơ mắc các bệnh nội khoa khác, giảm đến mất chức năng
vận động, đau mãn tính làm giảm chất lượng cuộc sống.
Uống viên sủi Davita Bone Sugar Free để bổ sung Calci và Vitamin D3 mỗi ngày giúp phòng ngừa loãng xương.
|
Loãng xương thường diễn tiến âm thầm, tuy nhiên có thể nhận thấy qua
những biểu hiện sau đây: nhức mỏi lưng, tê tay chân, hay bị vọt bẻ, đau
nhức các đầu xương, đau tăng về đêm, nghỉ ngơi không hết…
Việc điều trị bệnh loãng xương khó khăn và tốn kém nên cần biện pháp
phòng ngừa từ lúc trẻ. Ngoài ra, bạn cần duy trì chế độ dinh dưỡng và
vận động hợp lý để đạt mức độ đỉnh tối đa của mật độ xương. Nếu khối
lượng xương đỉnh lúc trưởng thành tăng 10% sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy
xương do loãng xương trong suốt cuộc đời. Khi về già cũng cần duy trì
chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thể lực vừa phải để tránh bị mất
xương.
Nhu cầu 1 người phụ nữ trưởng thành cần 1000-1200 mg Calci và 400 IU Vitamin D3 (Theo Viện Y khoa – IOM).
|
Trong dinh dưỡng, nên chú trọng đến các thành tố có ích cho sức khỏe
xương. Theo đó, bạn nên chú ý thức ăn có nhiều canxi (tôm, cá, trứng…);
tận dụng nguồn ánh nắng mặt trời như phơi nắng khoảng 10-15 phút mỗi
ngày để có đầy đủ vitamin D cho cơ thể.
Ngoài ra, một lối sống khỏe mạnh, năng vận động, hạn chế thuốc lá, cà
phê, rượu cũng là những biện pháp thiết thực có thể ngăn ngừa được nguy
cơ loãng xương, giảm hậu quả gãy xương.
Phương Thả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét