Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Phát hiện sớm ung thư bao tử

Phát hiện sớm ung thư bao tử

Nếu bạn không có tiền sử đau vùng thượng vị thì hãy cảnh giác với bệnh ung thư bao tử khi thấy đau âm ỉ, có cảm giác rát bỏng ở vùng trên rốn. Cơn đau thường xuất hiện cả ban ngày và ban đêm, kèm theo khó tiêu, nặng bụng, chán ăn.

Ung thư bao tử chiếm tới 10% tổng số bệnh nhân ung thư; thường gặp ở người trên 50 tuổi, nam nhiều hơn nữ 2-4 lần. Ở nam giới, bệnh đứng hàng thứ hai sau ung thư vòm họng; còn ở nữ giới, nó đứng hàng thứ 4 sau ung thư tử cung, ung thư vú và ung thư nhau thai. Thời gian bệnh nhân sống thêm sau phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, yếu tố chính là di căn. Khi chưa có di căn vào hạch, 60% bệnh nhân sống thêm sau mổ trên 5 năm; khi đã có di căn hạch, tỷ lệ này chỉ còn 5%.

Đến nay, người ta chưa biết chính xác nguyên nhân gây ung thư bao tử. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành bệnh là: ô nhiễm nguồn nước, các chất bảo vệ thực phẩm như nitrit, thức ăn chứa nitrosamin; bữa ăn thiếu rau quả tươi; nghiện thuốc lá nặng (tần số mắc cao hơn 2-6 lần người không hút). Các bệnh viêm bao tử mạn tính, loét bao tử mạn, sau mổ cắt bao tử, polyp bao tử và viêm loét do Helicobacter Pylori cũng là những tác nhân gây ung thư bao tử.

Dấu hiệu sớm của bệnh đối với những người có tiền sử đau vùng thượng vị là: tính chất đau thay đổi, chẳng hạn đau không còn theo chu kỳ, không còn liên quan đến ăn uống; các thuốc kiềm như nabica không làm giảm hoặc hết đau. Đối với người không có tiền sử đau vùng thượng vị, dấu hiệu nghi ngờ là đau âm ỉ, có cảm giác rát bỏng ở vùng trên rốn, đau cả ngày và đêm, kèm theo ăn khó tiêu, nặng bụng, chán ăn. Các triệu chứng trên nếu kèm theo gầy sút, da xanh, thiếu máu (nồng độ Hemoglobin máu dưới 110 g/l), tuổi trên 40 thì có thể nghi ngờ ung thư.

Khi phát hiện các triệu chứng trên, cần đi khám ngay không nên trì hoãn vì chẩn đoán càng sớm thì kết quả điều trị càng cao. Những cơ sở chưa có nội soi ống mềm có thể chụp X-quang bao tử, xét nghiệm dịch vị. Nhưng tốt nhất vẫn là nội soi bao tử bằng ống mềm để trực tiếp quan sát tổn thương, nếu nghi ngờ sẽ chỉ định làm sinh thiết. Nội soi kết hợp với sinh thiết bao tử có thể phát hiện ung thư rất sớm, ngay cả khi tổn thương mới phát, còn nhỏ, nằm ở những vị trí mà X-quang dễ bỏ sót.

Phần lớn bệnh nhân thường đến muộn khi đã có di căn hoặc biến chứng nên kết quả điều trị bị hạn chế rất nhiều. Phẫu thuật cắt bỏ 2/3 bao tử tốt nhất ở giai đoạn ung thư tại chỗ (giai đoạn 0), chưa có di căn. Việc điều trị hóa chất bổ sung sau phẫu thuật chỉ áp dụng ở giai đoạn muộn, sau cắt bỏ bao tử, nạo vét hạch và thể trạng bệnh nhân còn tốt.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Thực trạng đau lòng của hệ thống bệnh viện tại Việt Nam

Thực trạng đau lòng của hệ thống bệnh viện tại Việt Nam

Chất lượng phục vụ của hệ thống y tế tại Việt Nam là một đề tài đang gây nhức nhối trong công luận và là một bài toán đau đầu cho giới hữu trách. Đó cũng là chủ đề của loạt thảo luận trên Tạp chí Thanh Niên bắt đầu từ tuần này. Trong cuộc trao đổi hôm nay bàn về tình trạng đáng báo động của các cơ sở y tế và bệnh viện công trong nước có sự tham gia của hai bạn trẻ trong nước và hai bác sĩ trẻ đang tu nghiệp tại hai nước tiên tiến ở Châu Á và Châu Âu là Nhật và Hà Lan.
Một bệnh nhi tại bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai
Hình: AFP
Một bệnh nhi tại bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai
Thành Nguyễn: Tôi là Thành hiện đang ở Sài Gòn.
Kim Thu: Tôi là Kim Thu ở Đồng Nai.
Bác sĩ Hiệu: Tôi là Hiệu đang nghiên cứu về não ở Hà Lan.
Bác sĩ Phụng: Tôi là Phụng, đang là bác sĩ lâm sàng, tức bác sĩ điều trị ở bệnh viện Shizuka, Nhật Bản, khoa tim mạch nhi. Trước đây, mình công tác ở Bệnh viện nhi đồng TPHCM khoảng 5 năm. Mình nhận học bổng của Nhật và qua đây được 7 tháng rồi.
Trà Mi: Cảm nhận của các bạn về hiện trạng các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe trong nước thế nào?
Thành Nguyễn: Đa số các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay đều quá tải, chất lượng khám chữa bệnh rất thấp. Có hai dạng: khám bệnh theo dịch vụ và khám bệnh thường. Nghĩa là ai có tiền thì khám trước, không có tiền phải ngồi chờ, khiến những người bệnh nhẹ vào bệnh viện trở nên nặng hơn.
Trà Mi: Ghi nhận của Thành về hệ thống bệnh viện trong nước thứ nhất là quá tải, thứ hai là chất lượng kém, và thứ ba là bệnh ít vô bệnh viện bệnh nhiều hơn. Ý kiến Thu thế nào?
Kim Thu: Tôi đã đi nhiều bệnh viện, nhận thấy tình trạng giống như Thành nói. Tháng 2 vừa qua tôi có đi nuôi mẹ ở bệnh viện Thống Nhất trước là bệnh viện Thánh Tâm, quốc lộ 1. Vô đó thấy rất bức xúc. Thái độ của y bác sĩ tại đây rất thờ ơ trước sinh mạng của con người. Họ không có lương tâm. Khi đưa người cần cấp cứu vì tai nạn giao thông vào, mặt mày bệnh nhân máu me mà những người trong phòng trực cấp cứu vẫn ngồi ngoài bàn thờ ơ như không có chuyện gì, vì họ chờ tiền. Không có tiền đóng là họ không cấp cứu, nằm đó chờ chết thôi. Người ta bị tai nạn đáng lý không chết, nhưng vô bệnh viện gặp bác sĩ không có lương tâm thì phải chết thôi. Không ai hướng dẫn cho mình biết phải đem nạn nhân đang cần cấp cứu đó vào phòng nào. Hôm 1/4 vừa rồi Thu tới bệnh viện nhi ung bướu Sài Gòn, thấy rất tội nghiệp. Bệnh nhân nằm dưới gầm giường rất nhiều vì phía trên đã đầy. Không nằm dưới gầm giường thì đâu có chỗ đâu mà nằm. Qúa tải đến mức như vậy. Những đứa trẻ vô thuốc mà cứ co ro nằm dưới gầm giường. Người thân cũng nằm dưới đó. Bệnh ít thành bệnh nhiều vì trong đó mất vệ sinh, rất ô nhiễm. Bụi rớt xuống cục nào cục nấy to như ngón tay, không thể nào tưởng tượng nỗi. Bệnh viện phải là nơi sạch sẽ nhất, thoáng mát cho người bệnh hít không khí trong lành. Nhưng mà ở đây, các bệnh nhi hít toàn những bụi bặm, sao mà khỏe được. Vô đó bức xúc lắm, không thấy một y bác sĩ nào hết, từ đầu dãy tới cuối dãy.
Trà Mi: Đây là trung tâm điều trị lâu dài, như một nơi lưu trú, nên không có y bác sĩ túc trực đông đảo thường xuyên như những nơi khác chăng? Mình có thông cảm được điều đó chăng?
Kim Thu: Không phải. Nguyên tắc bệnh viện là phải có người trực và phải trực theo ca. Tới thăm cả buổi cũng chẳng thấy ai hết. Dọc hành lang đường đi bệnh nhân nằm hết. Họ che ngoài hiên hành lang bệnh viện để ở tạm, hết cả dãy nhà như vậy. Rất thương tâm và đau lòng trước những cảnh như vậy.
Trà Mi: Chị Thu ghi nhận cảnh các bệnh nhi phải nằm dưới gầm giường vì bệnh viện quá tải, không đủ giường bệnh. Ở đây có một vị bác sĩ nhi khoa từ trong nước mới ra nước ngoài tu nghiệp thêm, bác sĩ Phụng. Bác sĩ có chia sẻ điều này không hay chăng đây chỉ là một hình ảnh thôi chứ không phải là hình ảnh tiêu biểu cho các bệnh viện trong nước?
Kim Thu: Cũng vậy à. Như bệnh viện nhi ở Đồng Nai, tháng 2 năm nay, Thu có vào thăm một em bé bị gãy tay, cũng đông giống vậy. Hai trẻ nằm một giường. Mình phải đăng ký phòng đặc biệt thì mới có 2 giường cho 2 trẻ thoải mái, 400 ngàn/ngày, tức là có tiền thì sẽ có phòng chứ không có gì hết.
Bác sĩ Phụng: Rất chia sẻ tâm sự của Thành và Thu. Mình đã đi nhiều bệnh viện trong thành phố. Vấn đề quá tải diễn ra ở hầu hết các bệnh viện trung ương vì sự tập trung không đồng đều. Tất cả người dân đều tập trung hết lên các bệnh viện tuyến thành phố trong khi bệnh viện ở tuyến tỉnh và huyện lại rất trống. Ai từng đến các bệnh viện ở Việt Nam đều thấy chuyện bệnh nhân nằm ở hành lang chật đến nỗi bác sĩ không có đường đi. Nếu họ không nằm hành lang phải chấp nhận nằm 2, 3 bệnh nhân một giường thì bệnh có thể truyền nhiễm từ người này sang người kia. Có những trường hợp lây nhiễm chéo đã xảy ra.
Trà Mi: Bệnh nhân bị các căn bệnh nan y như ung bướu cần phải nằm điều trị lâu dài mà tình trạng bệnh viện như thế chắc tình trạng của họ chỉ có kém đi…
Bác sĩ Phụng: Tôi không nghĩ vậy. Nếu vậy thì bệnh viện tuyến trung ương đã không bị quá tải.
Trà Mi: Ý kiến của bác sĩ Phụng, các bạn có chia sẻ không?
Thành Nguyễn: Mình đi rất nhiều bệnh viện và thấy đa số các bệnh viện nội việc khám bệnh thôi là rất đông. Vào một môi trường ai cũng bệnh, đôi khi bệnh mình ít, nhưng nhìn thấy bệnh nhân đông, cộng thêm cảm giác mệt mỏi làm cho bệnh của mình càng nặng thêm nữa.
Trà Mi: Các bệnh viện trung tâm tuyến trung ương bệnh nhân đông như vậy làm bệnh nhân bực mình trước các bất cập, khiến bệnh có thể tệ đi, tại sao mọi người lại cứ đổ tới các bệnh viện đó?
Thành Nguyễn: Tại vì mình không có lựa chọn nào khác tốt hơn thì mình phải chấp nhận thôi. Bệnh viện ở tuyến nhỏ không có bác sĩ nhiều để khám, không đủ nhân lực, không đủ thiết bị y tế, buộc lòng người ta phải chấp nhận vào các bệnh viện trung ương, nơi có trang thiết bị đầy đủ hơn và nguồn nhân lực tốt hơn.
Trà Mi: Vấn đề nan giải ở chỗ các bệnh viện lớn ở trung tâm có thiết bị tốt, đội ngũ y tế thạo nghề, nhưng quá tải dẫn tới tình trạng thiếu vệ sinh, chen chúc đông đúc. Còn những bệnh viện tỉnh rộng rãi thoáng mát nhưng lại thiếu phương tiện nên người ta không tìm tới. Bệnh nhân trong nước lựa chọn giữa một bệnh viện có chất lượng để cải thiện sức khỏe với một bệnh viện thoải mái, tốt nhưng không biết có đủ thầy thuốc giỏi hay không. Đó là một sự lựa chọn bất đắc dĩ.
Bác sĩ Phụng: Một bác sĩ mà một buổi sáng phải khám 100 bệnh nhân như hiện tại chúng tôi đang làm thì không thể nào đảm bảo được chất lượng về giao tiếp cũng như tâm lý tiếp xúc. Mỗi bệnh nhân chỉ được khám từ 2 tới 5 phút thôi. Trong điều kiện như vậy rất khó để thỏa mãn tâm lý tiếp xúc với người bệnh. Thật ra chúng tôi hiểu một người bệnh cần ít nhất nửa tiếng để thể hiện hết các nỗi lo của mình. Với thực tế tại Việt Nam hiện nay, chắc chắn ai cũng có bức xúc. Chính sự bức xúc tạo ra những sự mâu thuẫn, nhưng bác sĩ không có cách nào làm khác hơn. Tâm lý tiếp xúc không được thoải mái sẽ ảnh hưởng tới bệnh. Tôi cũng vậy, tôi đau mà phải bị ngồi chờ sẽ cảm thấy mệt mỏi, gây ra bệnh nặng hơn. Thật sự nói ‘bệnh nặng hơn’đôi khi vì yếu tố tâm lý, chứ tới bệnh viện mà để bệnh nặng hơn thì tôi nghĩ các bệnh viện trung ương không thể tồn tại tới bây giờ.
Trà Mi: Tới để bệnh nặng hơn dĩ nhiên không ai muốn tới, nhưng đó là điều như Thành nói là bất đặng đừng, bệnh nhân không còn lựa chọn nào khác. Tới bệnh viện để nằm ngoài hành lang trong điều kiện tồi tệ như vậy, bệnh nhân bệnh ít nhưng phải lây lất ngoài hành lang như vậy ai có thể khỏe nổi, phải không ạ?
Bác sĩ Phụng: Dạ đúng. Một bệnh viện tới gần một ngàn giường là một bệnh viện rất lớn nhưng vẫn bị quá tải. Vậy rõ ràng bị quá tải do những bệnh nhẹ chứ không phải những bệnh thực sự cần điều trị ở tuyến trung ương.
Trà Mi: Bác sĩ Phụng cho rằng tình trạng bệnh viện quá tải nhập nhằng hiện nay là do tâm lý bệnh nhân thích đổ về các bệnh viện tuyến trung ương, tạo nên sự bất cân đối.
Bác sĩ Phụng: Đó là yếu tố quan trọng nhất.
Trà Mi: Các bạn khác có đồng ý không? Theo các bạn nguyên nhân khiến các bệnh viện trong nước quá tải, chất lượng kém, tiêu chuẩn thấp là do đâu?
Thành Nguyễn: Một nguyên nhân khác mình thấy là do mỗi bệnh viện phải tự chủ chính sách tài chính. Cho nên tình trạng quá tải thật sự là do người ta muốn thế. Quá tải đồng nghĩa với việc đem lại doanh thu nhiều hơn. Nếu quản lý tốt thì mọi việc sẽ rõ ràng, chứ giờ bệnh nhân vào bao nhiêu cũng nhận thì họ cứ đổ tới bệnh viện lớn thôi.
Trà Mi: Thu có ghi nhận được những nguyên nhân nào khác ngoài từ phía bệnh nhân, từ phía người quản lý, nữa không?
Kim Thu: Bệnh nhân buộc phải dồn về các bệnh viện trung ương vì tay nghề bác sĩ (ở địa phương) kém. Một ví dụ chứng minh là một bệnh nhi ở bệnh viện nhi đồng 2, Đồng Nai. Bệnh nhi này bị gãy tay, ở đó cả tuần lễ băng bột. Đến ngày xuất viện khám lại mới biết bé bị bắt ốc lệch. Nguyên nhân do ai? Phải do bác sĩ không? Như vậy người ta phải nóng ruột, phải đi lên tuyến trung ương. Khi lên tuyến trung ương đông quá, phải chi tiền dịch vụ.
Trà Mi: Tóm lại nguyên nhân từ tâm lý bệnh nhân, từ cách quản lý, từ chính đội ngũ y bác sĩ trong cách tiếp xúc với bệnh nhân và trình độ tay nghề. Các nguyên nhân này cộng hưởng lại tạo nên tình trạng nan giải hiện nay. Mình nói tới thực trạng và phân tích nguyên nhân, bây giờ thử cùng nhau bàn về giải pháp xem sao. Các bạn có đề nghị những giải pháp nào khả dĩ có thể góp phần giải quyết tình trạng bệnh viện quá tải, chất lượng kém ở Việt Nam hiện nay hay chăng?
Bác sĩ Phụng: Mình đã đi nước ngoài, cũng không có đâu mình cảm giác được sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa y bác sĩ với bệnh nhân như ở Việt Nam. Mình cũng xót xa vì mình cũng là một người cung cấp dịch vụ y tế. Rất khó, thật sự là rất khó giải quyết.
Bác sĩ Hiệu: Mình thấy Việt Nam thiếu sự ‘đọc bệnh’ nghĩa là thăm bệnh từ tuyến trước để đẩy ra tuyến sau. Ở Hà Lan, mình thấy rất tiện dụng. Khu mình ở có các bác sĩ gia đình ở đó. Thường, trước khi người ta vào bệnh viện, họ phải đi bác sĩ gia đình ngay địa phương. Bác sĩ sẽ chuyển đi các bệnh viện sau. Ở Việt Nam có nhiều chỗ không có phòng mạch bác sĩ, còn có chỗ lại quá nhiều phòng mạch xung quanh. Ngay trong các cơ sở y tế địa phương cũng không có sự phân bệnh rõ.
Bác sĩ Phụng: Hệ thống y tế của mình không đủ tài chính để tạo thành một hệ điều hành khá hoàn hảo như ở Nhật hiện tại mà tôi thấy. Ở đây có sự luân phiên bác sĩ. Hầu như cứ 2 năm bác sĩ phải đi một chỗ khác. Chính nhờ sự luân phiên này, mặt bằng về trình độ y tế, kiến thức y khoa được dàn trải đồng đều, không có sự chênh lệch giữa bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Để làm điều này, điều kiện tài chính của Việt Nam không thể đảm bảo. Ngay như lương của bác sĩ đã không cao, chỉ 3-5 triệu/tháng, thì không cách gì kêu họ luân phiên, chuyển chỗ ở, mướn nhà. Ở Nhật làm được việc này vì lương bác sĩ ở đây gấp cả trăm lần ở Việt Nam. Đây là điều mình nên làm nhưng làm không được. Nói về phía bác sĩ, bệnh nhân cần được an ủi, chăm sóc, nhưng đồng lương của bác sĩ…Thật sự tôi rất ngại phải nói điều này, nhưng đó là một vấn đề rất nhức nhối.
Trà Mi: Về vấn đề thiếu tài chính nên không điều hành dàn trải được, trong trường hợp có tiền, có thể giải quyết được các vấn đề hiện nay ở Việt Nam hay không?
Bác sĩ Hiệu: Tiền rất quan trọng trong vấn đề này. Ở tất cả các nước phát triển, hệ thống y tế của họ rất tốn kém. Nên nếu được mình nên có một hệ thống bảo hiểm toàn dân để chia sẻ nguồn lực, tạo mặt bằng điều trị mà mọi người dân đều có thể tiếp cận được các chăm sóc y tế cơ bản. Cả hai phía phải có nhận thức chung thì mới có thể chia sẻ nguồn lực cho tất cả mọi người. Mình thấy nhiều bệnh nhân bị thương, mình muốn điều trị cho họ, nhưng điều trị xong mà họ không có tiền thì…Là một bác sĩ, mình rất đau lòng chứ không phải thờ ơ đâu, nhưng nó ngoài tầm với của mình. Nó thuộc hệ thống ở phía trên.
Trà Mi: Chuyện tài chính quan trọng, nhưng tiền thôi có đủ giúp cải thiện tất cả mọi thứ bất cập hiện nay ở Việt Nam hay không?
Thành Nguyễn: Trước khi đòi hỏi tiền phải có được bộ phận quản lý tốt cái đã. Cần cải cách hệ thống quản lý bệnh viện.
Trà Mi: Làm thế nào có được hệ thống quản lý tốt?
Bác sĩ Hiệu: Trước khi muốn hành động, thay đổi, mình phải có nhận thức, phải nhìn chung quanh. Trước đây làm ở bệnh viện Việt Nam, mình thấy mọi thứ là bình thường, nhưng khi đi ra nước ngoài mới thấy được cái hay. Bây giờ muốn quản lý tốt phải nhìn ra xung quanh, phải học hỏi xung quanh để thay đổi.
Trà Mi: Y bác sĩ và những người quản lý cần mở mang, trao đổi, học hỏi với những nước xung quanh. Đó là ý kiến của bác sĩ Hiệu. Còn về phía bệnh nhân, người dân Việt Nam, cần học hỏi hay chăng? Và học hỏi bằng cách nào?
Thành Nguyễn: Khâu tuyên truyền cho người dân bảo vệ sức khỏe ít được lan truyền rộng rãi, nên khi người ta gặp bệnh không biết phải ứng xử thế nào. Cần phải soạn và phối hợp với truyền thông phổ biến rộng rãi việc này.
Kim Thu: Đội ngũ quản lý trong bệnh viện phải là mục tiêu hàng đầu. Khâu quản lý quá kém, nhân lực quản lý không có thì có tiền cũng vậy thôi, không làm được gì hết. Về lương bác sĩ, mình chia sẻ với ý kiến bác sĩ Phụng đúng là lương bác sĩ rất thấp. Cho nên vào bệnh viện thấy họ nói chuyện chua chát, khó nghe lắm, không chịu được đâu. Đó cũng là một áp lực nữa.
Trà Mi: Các bạn vừa nói tới yếu tố tài chính, yếu tố quản lý. Còn về những người trực tiếp tham gia vận hành và sử dụng các cơ sở y tế tại Việt Nam, bác sĩ và bệnh nhân? Có người cho rằng bác sĩ hơi coi thường bệnh nhân vì nghĩ rằng bệnh nhân cần họ, chứ họ không đặt vào vị trí họ là người phục vụ, bệnh nhân là khách hàng. Các bạn có ý kiến về mảng này không?
Thành Nguyễn: Nói về ý thức thì bó tay. Cũng do cơ chế quản lý thôi, chứ một người Việt Nam mà đi qua Singapore thì ý thức khác hẳn liền.
Bác sĩ Hiệu: Ý thức cần có thời gian mới có thể thay đổi.
Trà Mi: Có yếu tố nào giúp thúc đẩy việc thay đổi nhận thức xảy ra nhanh hơn không?
Bác sĩ Phụng: Tất cả đều phải có chế tài, phải phạt và phạt rất nặng mới đảm bảo được đạo đức trong xã hội. Nếu Việt Nam phạt xả rác giống như Singapore thì chắc mọi người đã không xả rác quá mức như hiện nay. Về thái độ của bác sĩ, lập những đường dây nóng để chế tài họ. Hễ chỗ nào đồng lương tương xứng với công sức họ bỏ ra thì chuyện đó sẽ...Đó là một tác động rất lớn. Xe không có xăng không thể chạy được. Đó là chuyện chắc chắn, là như vậy.
Thành Nguyễn: Vấn đề là nếu mình không chấp nhận điều gì mà mình tỏ thái độ thì từ từ người ta sẽ thay đổi hành vi.
Trà Mi: Vừa rồi là ý kiến của 4 khách mời trong chương trình góp ý về hiện trạng của hệ thống cơ sở chăm sóc y tế trong nước. Các bạn nghe đài từng một lần tới bệnh viện hay đang công tác trong ngành y tế Việt Nam có ý kiến như thế nào? Xin mời chia sẻ với chương trình trong mục Ý Kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang voatiengviet.com. Tạp chí Thanh Niên nằm trong phần Chuyên mục-Tường trình đặc biệt, ngay trang chính.
Tạp chí Thanh Niên sẽ trở lại cùng quý vị với phần thảo luận kỳ 2 nói về chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân lực trong ngành y tế Việt Nam. Mời các bạn đón theo dõi trên làn sóng phát thanh của đài VOA trong chương trình 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật tuần tới

BỆNH PHỤ KHOA

Những yếu tố nguy cơ nào dẫn đến ung thư cổ tử cung? Các yếu tố chính đều liên quan đến quan hệ tình dục. Các bệnh lý lây lan qua đường tình dục lâu ngày làm cho tế bào ở âm đạo dễ bị biến đổi thành tế bào ung thư. Các bệnh lý lây qua đường sinh dục như HPV, herpes, lậu và chlamydia.
HPV là virus rất dễ gây ung thư đường sinh dục. Nó dường như là thủ phạm chính gây ra các biến đổi trong cấu trúc tế bào.
Dưới đây là các nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung, hạn chế các yếu tố này có nghĩa là phòng ngừa ung thu cổ tử cung:
·         Quan hệ tình dục sớm (trước 20 tuổi)
·         Quan hệ tình dục bừa bãi (có nhiều bạn tình) và không có biện pháp bảo vệ (ví dụ như không mang bao cao su)
·         Nhiễm các bệnh lây lan qua đường sinh dục từ bạn tình
·         Hút thuốc
·         Dùng thuốc ngừa thai và/hoặc có nhiều con mà bị nhiễm HPV.
 Bạn có thể thụt rửa bên trong hay không? Tuyệt đối KHÔNG. Không được thụt rửa hay đưa bất kỳ thứ gì vào bên trong âm đạo ít nhất là một tuần sau thủ thuật, ngay cả khi BS có nói thủ thuật thành công. Không được giao hợp trong vòng 1 tuần sau đó.
 Khi nào thì có kết quả soi và sinh thiết cổ tử cung? Thường thì sau 1 đến 2 tuần. Bạn cần phải tái khám theo lịch trình của BS để thảo luận về kết quả & những phương án điều trị kế tiếp. Lần tái khám này không được quá 30 ngày.
 Bạn có bị chảy máu sau thủ thuật? Sau thủ thuật, dịch tiết từ âm đạo có màu hơi sậm. Nếu BS có sinh thiết, BS sẽ đặt vào chổ sinh thiết một chất keo dính màu vàng nâu để cầm máu. Khi chất này lẫn với máu, nó làm cho dịch tiết hơi sẫm màu. Dịch có thể rỉ ra trong vài ngày sau đó, đôi khi có rỉ ít máu nhưng đó là bình thường, Bạn không nên lo lắng nhiều.
 Thủ thuật này có làm tăng nguy cơ hiếm muộn? KHÔNG. Nếu BS lấy đi một mẩu mô thì phải hiểu rằng mẩu mô này rất nhỏ nên không ảnh hưởng đến việc mang thai sau này. Tuy nhiên, nếu Bạn đang mang thai hay nghi ngờ có thai thì phải thông báo trước cho BS. Thông tin này rất quan trọng để BS thay đổi cách thức tiến hành thủ thuật.
 Bạn cần chuẩn bị gì trước khi thủ thuật? Để thoải mái hơn, Bạn nên đi tiêu & tiểu trước đó. Đừng thụt rửa hay giao hợp 24 giờ trước khi tiến hành thủ thuật.
 Có đau không khi thực hiện thủ thuật? Nếu trong quá trình soi BS cần phải sinh thiết, Bạn có cảm giác giống như bị cấu véo ngay lúc BS lấy mẩu mô. Hãy thả lỏng cơ tối đa, bình tĩnh & hít thở thật sâu. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu BS cho Bạn uống một ít thuốc giảm đau trước đó (có thể là Aspirin hay Ibuprofen). Nếu BS cho toa để Bạn mua ngoài nhà thuốc thì hãy nói với BS về tiền căn dị ứng thuốc của Bạn (nếu có).
 Tại sao phải soi và sinh thiết cổ tử cung? Nếu kết quả của xét nghiệm Pap smear là bất thường, BS cần phải thực hiện xét nghiệm này cho Bạn để tìm rõ ràng nguyên nhân gây bệnh.
Đây là xét nghiệm quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Sau khi thực hiện thủ thuật, cần phải trao đổi thật kỹ với BS để có những phương án thích hợp.
 Soi và sinh thiết cổ tử cung là gì? Soi cổ tử cung là một phương pháp kiểm tra bộ phận sinh dục ngoài (âm hộ), âm đạo và cổ tử cung một cách kỹ lưỡng hơn.
Soi cổ tử cung dùng một đèn chiếu sáng vào cổ tử cung và phóng đại hình ảnh bên trong. Bạn được nằm ngữa, hai chân dang ra và đạp vào hai bàn đạp trên giá đỡ (tư thế giống như lúc Bạn sanh con hoặc lúc làm thủ thuật Pap smear). BS sẽ đưa một dụng cụ gương phản xạ vào bên trong âm đạo rồi mở đèn lên, như vậy BS có thể nhìn rõ ràng hơn cổ tử cung của Bạn. BS sẽ bôi lên cổ tử cung & quang âm đạo bằng một dung dịch đặc biệt nhằm làm cho các tế bào nội mạc và niêm mạc sáng bóng hơn để định vị những chổ cần phải phân tích bệnh lý.
Nếu có những vùng mô bất thường, BS sẽ thực hiện sinh thiết. Công việc sinh thiết là lấy ra một mẩu mô tại các vùng bất thường đó (ở trong hoặc xung quang cổ tử cung). Sau đó, mẩu sinh thiết sẽ được gởi đến cho BS chuyên khoa sinh lý bệnh để đánh giá.
Thường mất khoảng 20 đến 30 phút cho thủ thuật soi & sinh thiết cổ tử cung.
 Kiến thức về HPV Human Papilloma Virus là gì?
Human Papilloma Virus (HPV) là một loại siêu vi gây ra những viêm nhiễm thông thường từ người sang người trong quá trình giao hợp. Có nhiều loại HPV. Một số gây ra nhiễm trùng sinh dục. Một số khác có liên quan đến ung thư cổ tử cung.
Bạn có thể chẳng biết gì cả về sự viêm nhiễm HPV ở cổ tử cung nếu không có kết quả thử nghiệm Pap (gọi là Pap smear) cho thấy các bất thường trong tế bào. Xét nghiệm này là kết quả của việc soi các tế bào lấy từ tử cung dưới kính hiển vi.
Những ai cần phải làm xét nghiệm tìm HPV?
Một kết quả Pap smear bất thường không có nghĩa là bệnh lý ở tử cung, nhưng kết quả này buộc BS phải thực hiện thêm thử nghiệm tìm HPV.
Dựa vào kết quả của xét nghiệm HPV, BS sẽ quyết định Bạn có cần làm các xét nghiệm tiếp theo hay không (như thủ thuật soi & sinh thiết cổ tử cung chẳng hạn), hay Bạn chỉ cần được theo dõi bằng xét nghiệm Pap smear hàng tháng.
BS thực hiện xét nghiệm HPV như thế nào?
BS dùng một miếng gạc lau quanh cổ tử cung rồi ngâm miếng gạc này trong một dung dịch đặc biệt và gởi đến phòng thí nghiệm. Phòng thí nghiệm sẽ trả lời có HPV hay không và nếu có thì thuộc loại nào?
Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm:
Trong trường hợp Bạn kết quả HPV âm tính, BS không nghĩ Bạn bị tiền ung thư cổ tử cung (giai đoạn tế bào bị biến dạng có thể dẫn đến ung thư). Nếu vẫn còn nghi ngờ hoặc muốn theo dõi diễn tiến của bệnh, BS cho Bạn thực hiện lại xét nghiệm này trong vòng 4 đến 6 tháng tới.
Nếu xét nghiệm HPV dương tính (có nghĩa là tìm thấy HPV ở cổ tử cung), BS của Bạn quyết định cho Bạn thực hiện tiếp thủ thuật nội soi & sinh thiết cổ tử cung. Nhiều phụ nữ có nhiễm HPV cho kết quả bất thường trong soi & sinh thiết cổ tử cung, đồng nghĩa với việc nhiều khả năng Bạn bị ung thư.
HPV là một nhiễm trùng kéo dài. Nếu Bạn bị nhiễm, Bạn cần phải được theo dõi định kỳ bằng xét nghiệm Pap smear để tìm dấu hiệu của ung thư. Tốt nhất là cứ 4-6 tháng làm Pap smear một lần.
 Tại sao phải theo dõi nhịp tim thai tại nhà?
Theo y học hiện đại có một vài triệu chứng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi, thậm chí còn gây nguy hiểm đến sự sống của thai nhi và mẹ. Các triệu chứng này gồm: thiếu ô xy, bất thường của tử cung, dây rốn quấn cổ (khoảng 25% các bà mẹ khi mang thai có các triệu chứng này). Các triệu chứng này có thể phán đoán thông qua nghe nhịp tim của thai nhi. Bởi vậy, rất cần thiết để theo dõi nhịp tim thai tại nhà.
Các bà mẹ đang mang thai nghe nhịp tim thai tại nhà và kiểm tra xem nhịp tim thai có bình thường hay không. Nhịp tim thai bình thường nằm trong khoảng từ 120-160 nhịp/phút.
Theo dõi nhịp tim thai tại nhà là rất cần thiết để có được sự sinh nở an toàn, tốt đẹp. Các bà mẹ mang thai nên nghe nhịp tim thai ít nhất 3 lần/ngày vào các buổi sáng, trưa và tối. Mỗi lần nghe khoảng 1-2 phút, ghi lại nhịp tim thai và cung cấp cho các bác sĩ (nếu cần).
 Áp lạnh là gì? 1. Định nghĩa:
Áp lạnh là một kỹ thuật sử dụng chất lỏng ở nhiệt độ cực thấp hoặc những thiết bị làm đông cứng để phá hủy các tế bào da ở khu vực cần điều trị. Phương pháp này được ứng dụng từ khoảng đầu thế kỷ và còn được gọi dưới một tên khác là là "liệu pháp lạnh"
2. Mục đích sử dụng:
Áp lạnh có thể được dùng để phá hủy rất nhiều loại khối u lành tính trên da như mụn cóc, các dạng tổn thương da tiền ung thư khác như các đốm vảy (actinic keratoses), các tổn thương ác tính (malignant lesions) (như basal cell và squamous cell cancers). Áp lạnh làm đông cứng và phá hủy khối u đồng thời vẫn bảo đảm cho các tế bào da xung quanh không bị tổn thương.
3. Phòng ngừa:
Áp lạnh không được khuyến khích sử dụng cho các vùng khác trên cơ thể như: Da phủ trên các dây thần kinh, góc mắt, phần da giữa mũi và môi, phần da xung quanh lổ mũi, đường viền quanh môi và những vùng da khác trên mặt vì sự nguy hiểm của việc phá hủy các mô và để lại những vết sẹo khó chấp nhận được.
Các tổn thương da được xác định hoặc nghi ngờ là ung thư ác tính thì không nên điều trị bằng áp lạnh mà nên dùng phẫu thuật. Tương tự nếu khối tế bào ung thư xuất hiện trở lại ở vị trí đã từng cắt bỏ bướu trước đây thì cũng nên xử lý bằng phẫu thuật. Nếu vẫn còn chưa rõ ràng đó có phải là khối ưu lành tính hay ác tính thì một phần khối ưu sẽ được lấy mẫu để đem đi phân tích trước khi tiến hành phá hủy khối u bằng phương pháp áp lạnh.
Nên cẩn thận đối với những bệnh nhân tiểu đường hay có những vần đề về lưu thông máu khi sử dụng phương pháp áp lạnh để điều trị khối u ở vùng chân dưới, mắt cá và bàn chân vì những bệnh nhân này rất khó lành da và nguy cơ nhiễm trùng cũng cao hơn những bệnh nhân khác.
4. Quy trình:
Có 3 cách chính để thực hiện áp lạnh.
Dạng đơn giản nhất, thường được dùng để loại bỏ mụn cóc và các khối u lành tính. Bác sỹ sẽ nhúng đầu que được bọc bằng gạc cotton hoặc một vật liệu khác vào chiếc cốc có chứa “cryogen”, như Nitơ lỏng và thoa trực tiếp lên vùng da cần loại bỏ để làm đông cứng chúng. Ở nhiệt độ -320F (-196C), Nitơ lỏng ở trạng thái lạnh nhất. Mục đích là đông cứng khối u càng nhanh càng tốt và sau đó để nó tan từ từ, tạo ra sự phá hủy tối đa các tế bào da.Tùy thuộc vào kích cỡ khối u mà có thể thoa lặp lại lần thứ hai.
Một kỹ thuật áp lạnh khác là người ta dùng một dụng cụ để phun xịt các tia Nitơ lỏng (hoặc các dạng cryogen khác) trực tiếp lên khối u. Sự đông cứng xảy ra trong khoảng từ 5 đên 20 giây, thuộc vào kích cỡ của khối u. Thỉnh thoảng, bác sỹ sẽ dùng một mũi kim nhỏ để nối khối u với một nhiệt kế, đảm bảo cho khối u được làm lạnh đến nhiệt độ đủ thấp, đạt sự phá hủy tối đa.
Ở dạng thứ ba, Nitơ lỏng (hoặc một dạng cryogen khác) được lưu thông qua một đầu dò để làm cho đầu dò lạnh đến nhiệt độ thấp nhất. Sau đó cho đầu dò tiếp xúc trực tiếp với khối u để làm đông khối u. Thời gian đông có thể lâu hơn từ 2-3 lần so với kỹ thuật phun xịt.
5. Chuẩn bị điều trị:
Không cần thiết phải chuẩn bị nhiều cho việc điều trị bằng phương pháp áp lạnh. Khu vực cần điều trị nên được rửa sạch sẽ và để khô, nhưng không cần thiết phải vô trùng. Các bệnh nhân nên biết rằng họ sẽ bị đau trong lúc làm đông khối u, nhưng không cần thiết phải gây tê. Để giảm bớt kích cỡ của khối u trước khi áp dụng phương pháp áp lạnh, một số bệnh nhân được cho thoa Axit Salicylic lên khối u nhiều tuần liền hoặc bác sỹ sẽ cắt giảm bớt một phần khối u bằng thìa nạo hay dao mổ.
6. Sau khi điều trị:
Những đốm đỏ, sưng và vết rộp ở tại vị trí điều trị là các biểu hiện mà bạn sẽ gặp sau khi điều trị. Vết thương được phủ gạc và bệnh nhân nên rửa vết thương từ 3-4 lần mỗi ngày trong khi nước vẫn tiếp tục rỉ ra từ vết thương, thường từ 5-14 ngày. Sau đó, vết thương sẽ đóng mài và dần dần tự rụng đi. Vết thương nếu nằm ở vị trí đầu và cổ thì cần 4-6 tuần để lành, nhưng nếu ở thân, tay hoặc chân thì sẽ cần thời gian lâu hơn. Một số bệnh nhân nếu bị đau có thể dùng acetaminophen (tylenon) hoặc một số loại thuốc giảm đau khác.
7. Rủi ro:
Áp lạnh có rất ít rủi ro, phù hợp cho người già và những bệnh nhân không thích hợp cho việc phẫu thuật. Nếu thực hiện bằng những phương pháp phẫu thuật khác, một số rủi ro bạn thường gặp như để lại sẹo, nhiễm trùng, hư tổn da và các mô nằm bên dưới. Nhưng đối với điều trị bằng phương pháp áp lạnh, những rủi ra này rất ít xảy ra.
8. Những biểu hiện thông thường sau điều trị:
Các đốm đỏ, sưng, vết rộp và một ít nước rỉ ra từ vết thương là tất cả những gì bạn sẽ gặp sau khi điều trị bằng áp lạnh. Thời gian lành da sẽ khác nhau, tùy thuộc vào vị trí của khối u và kỹ thuật áp lạnh nào được sử dụng. Đối với phương pháp thoa trực tiếp lên khối u, da có thể lành trong 3 tuần. Nếu vị trí điều trị nằm ở đầu và cổ và áp dụng phương pháp phun xịt thì có thể mất từ 4-6 tuần để lành. Khối u nằm ở những vị trí khác trên cơ thể thì cần nhiều thời gian hơn.
Áp lạnh có tỷ lệ thành công cao trong việc tách bỏ các khối u trên da, thậm chí cả những u lành và một số u ác tính. Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ điều trị thành công đến 98%. Các dạng như mụn cóc, cần thiết phải thực hiện lặp lại vài lần để ngăn chặn sự hình thành trở lại.
9. Những kết quả bất thường:
Mặc dù phương pháp áp lạnh có rất ít rủi ro, nhưng cũng có một vài trường hợp bạn gặp phải trong khi điều trị như:
Nhiễm trùng: Không thường xảy ra. Nhiễm trùng hầu như gặp nhiều ở phần dưới của chân nơi da rất lâu lành, có thể kéo dài thậm chí là vài tháng.
Thay đổi màu sắc: Vùng da sau khi điều trị có màu trắng hoặc màu tối hơn da thường. Cả hai dấu hiện này có thể kéo dài vài tháng, nhưng sẽ không lâu.
Tổn thương thần kinh: Mặc dù là rất hiếm gặp, nhưng những tổn thương thần kinh vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là những vùng dây thần kinh nằm sát bề mặt da như: đầu ngón tay, cổ tay, và vùng phía sau tai. Tình trạng này sẽ chấm dứt sau vài tháng.
 Phẫu thuật cắt bỏ bằng dao điện (máy làm leep)
Phương pháp phẩu thuật cắt bỏ bằng dao điện (LEEP) là phương pháp dùng dòng điện có điện áp thấp để loại bỏ các mô tế bào bất thường của cổ tử cung. Ưu điểm là có thể thu được các mẫu mô nguyên vẹn để phân tích. LEEP cũng phổ biến bởi vì nó không đắt tiền, đơn giản và có ít nguy cơ hoặc tác dụng phụ. LEEP cũng được biết như phương pháp cắt bỏ các vùng bị biến chất (LLETZ).
Quy trình này đươc dùng hầu hết để trị chứng loạn sản nhẹ đến trung bình được phát hiện bằng cách soi âm đạo hoặc sinh thiết cổ tử cung. Trong những tình huống nhất định, chứng loạn sản nặng và ung thư không di căn mà được định vị và có thể loại bỏ, cũng có thể được điều trị bởi LEEP.
LEEP thực hiện như thế nào?
Bệnh nhân nằm trên bàn xét nghiệm với hai chân được nâng cao (vị trí để lấy mẩu bệnh phẩm Pab). Một cái banh được cho vào để mở banh thành âm đạo. Thỉnh thoảng một dung dịch đặc biệt, giấm chua hoặc Iodine, được cho vào cổ tử cung trước khi thực hiện để giúp phát hiện các mô bất thường.
Cổ tử cung được gây tê khóa cổ tử cung. Có thể cho thêm thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch để kiểm soát cơn đau. Một dòng điện có điện áp thấp dẫn trong một dây kim loại mảnh được cho đi qua mô và loại bỏ vùng của cổ tử cung bị bất thường. Sau đó cho thuốc để ngăn ngừa sự chảy máu.
Đau nhẹ và co cứng cơ có thể xuất hiện trong vòng vài giờ đầu sau khi phẩu thuật và có thể làm giảm nhẹ bằng các thuốc uống.
LEEP hiệu quả như thế nào?
LEEP được so sánh với liệu pháp lạnh chữa bệnh, thủ thuật cắt bỏ nón mô từ cổ tử cung bằng dao lạnh, phá hủy mô bằng lase, cắt bỏ nón mô bằng laser để loại bỏ các mô bất thường hoặc tiền ung thư của cổ tử cung. Nghiên cứu cho thấy hiệu quả chữa bệnh của các phương pháp này đạt khoảng 90%.
Các biến chứng của LEEP?
Biến chứng xuất hiện trên khoảng 1% - 2% phụ nữ được điều trị bằng LEEP là hẹp phần đầu cổ tử cung, chảy máu quá nhiều, hoặc nhiễm trùng cổ tử cung hoặc tử cung.

Nguy cơ suy cổ tử cung khi mang thai

Nguy cơ suy cổ tử cung khi mang thai


Cổ tử cung được đóng kín bằng một nút nhày để bảo vệ em bé và chỉ mở ra khi bạn sắp sinh. Nếu cổ tử cung bị yếu (suy cổ tử cung) bạn sẽ đứng trước nguy cơ sảy thai hoặc sinh non rất cao. Những ai có nguy cơ bị suy cổ tử cung cao nhất?
 
 
 

Cổ tử cung là đoạn cuối tử cung, hẹp, hình ống, kéo dài vào âm đạo. Khi bạn không có thai, ống cổ tử cung vẫn còn mở một chút để cho phép tinh trùng đi vào tử cung và kinh nguyệt chảy ra ngoài. Khi mang thai, các dịch tiết lấp đầy cổ tử cung và hình thành một hàng rào bảo vệ em bé gọi là nút nhày. Trong thời gian mang thai bình thường, cổ tử cung vẫn vững chắc, dài, và kín cho đến cuối giai đoạn thai kỳ thứ ba. Vào thời điểm đó, cổ tử cung thường bắt đầu mềm, mỏng đi (ngắn đi), và giãn ra (hiện tượng xóa cổ tử cung)  khi cơ thể bạn chuẩn bị chuyển dạ.
 
  
Suy cổ tử cung là gì?

Nếu cổ tử cung của bạn mềm và yếu hơn bình thường, hoặc ban đầu là ngắn bất thường, nó có thể mỏng dần và giãn ra mà không có các cơn co thắt trong giai đoạn thai kỳ thứ hai hoặc đầu giai đoạn thứ ba khi chịu áp lực tăng lên của em bé đang lớn dần trong tử cung. Tình trạng này được gọi là suy cổ tử cung, và có thể dẫn đến
sẩy thai trong giai đoạn thai kỳ thứ hai; vỡ ối non (hiện tượng vỡ ối trước khi bạn đủ tháng và trước khi bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ), hoặc sinh non (trước 37 tuần). Nó đặc biệt làm tăng nguy cơ sinh non sớm, tức là sinh trước 32 tuần.
 

 
 
Làm thế nào để nhận biết suy cổ tử cung?

Trước đây, bạn sẽ được chẩn đoán bị suy cổ tử cung sau khi bị sảy thai nhiều lần vào giai đoạn thai kỳ thứ hai, ba hoặc sinh non sớm không rõ nguyên nhân. Bây giờ, nếu bạn có nguy cơ bị suy cổ tử cung, bác sĩ sẽ đề nghị bạn siêu âm qua âm đạo thường xuyên bắt đầu từ tuần 16-20 để đo độ dài của cổ tử cung và kiểm tra các dấu hiệu xóa cổ tử cung sớm.

Nếu bác sĩ nhận thấy cổ tử cung có những thay đổi đáng kể, bạn sẽ có nguy cơ sinh non cao hơn nhiều. Cổ tử cung càng ngắn, thì các nguy cơ của bạn càng cao. Tuy nhiên, việc chẩn đoán tình trạng này vẫn còn phức tạp, và người ta còn nhiều nhiều tranh cãi xem chiến lược điều trị nào sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ sẩy thai muộn hoặc sinh non. 
 
Một lợi ích của việc cảnh báo sớm về sự thay đổi của cổ tử cung là cho bạn thời gian để dùng corticosteroid, giúp giảm thiểu các vấn đề sức khỏe ở trẻ sinh non. Hãy đi khám ngay nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào sau đây:
 
- Thay đổi lượng hoặc kiểu dịch tiết âm đạo, đặc biệt khi dịch nhớt hoặc loãng.
 
- Âm đạo ra máu hoặc chảy máu.
 
- Co cứng bụng (đau bụng) như thời kỳ kinh nguyệt.
 
- Cảm thấy nặng nề hoặc đau tức vùng chậu.
 
 
Những ai có nguy cơ bị suy cổ tử cung nhất?
 
Bạn có nhiều khả năng mắc phải tình trạng này nếu:
 
- Bạn từng bị sẩy thai trong giai đoạn thai kỳ thứ hai không rõ nguyên nhân hoặc sinh non tự phát sớm trong lần mang thai trước đó mà không phải do chuyển dạ sớm hoặc đứt nhau thai. Nếu bạn đã bị sảy thai ở giai đoạn muộn nhiều lần hoặc sinh non tự phát sớm thì nguy cơ suy cổ tử cung rất cao.
 
- Bạn từng được thực hiện một thủ thuật trên cổ tử cung như sinh thiết cổ tử cung hoặc cắt mô cổ tử cung bằng vòng nhiệt điện.
 
- Cổ tử cung của bạn đã bị tổn thương trong một lần sinh trước đó hoặc sau khi nạo hút thai.
 
- Cổ tử cung của bạn ngắn bất thường.
 

Phải làm thế nào khi bị suy cổ tử cung?

Nếu siêu âm cho thấy cổ tử cung của bạn ngắn bất thường và thời gian mang thai hiện tại của bạn ít hơn 24 tuần, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng phương pháp khâu cổ tử cung – bác sĩ sẽ khâu một dải chỉ chặt xung quanh cổ tử cung của bạn để củng cố và giữ cho nó đóng chặt. Tuy nhiên, còn nhiều tranh cãi về việc có nên sử dụng biện pháp khâu cổ tử cung trong tình huống này hay không.

Một số nghiên cứu gần đây nghi ngờ hiệu quả của thủ thuật này trong việc ngăn ngừa sẩy thai, vỡ ối sớm hoặc sinh non, ngoại trừ trong một số ít trường hợp. Ngoài ra, chính các thủ thuật cũng có thể gây ra vấn đề dẫn đến sinh non, bao gồm nhiễm trùng tử cung, vỡ ối, và "kích thích" gây ra các cơn co thắt tử cung.
 
Các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu xem, trong một số tình huống nhất định, liệu những lợi ích của phương pháp khâu cổ tử cung có lớn hơn rủi ro hay không. Những phụ nữ được hưởng lợi ích từ phương pháp này thường là những người đã có ba lần sảy thai vào giai đoạn thai kỳ thứ hai hoặc đã từng sinh non không rõ nguyên nhân. Nếu bạn thuộc nhóm này, bạn có thể được khâu tử cung vào tuần thứ 13-16, trước khi cổ tử cung của bạn bắt đầu thay đổi. Một thủ thuật khâu tử cung tiến hành vào thời điểm đó sẽ gặp ít rủi ro hơn nếu thực hiện vào thời điểm muộn hơn trong thai kỳ - sau khi cổ tử cung của bạn đã bắt đầu thay đổi.

Khâu cổ tử cung được thực hiện bằng cách gây mê toàn phần, gây tê cột sống, hoặc gây tê ngoài màng cứng. Bạn có thể được về nhà ngay vào ngày hôm đó hoặc ngày kế tiếp. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nghỉ ngơi trong một vài ngày, trong thời gian này bạn có thể bị chảy máu nhẹ hoặc co tử cung. Bạn sẽ cần ngừng quan hệ tình dục trong một thời gian (hoặc toàn bộ thời gian còn lại của thai kỳ). Bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc để tránh nhiễm trùng, chuyển dạ sớm, và tiếp tục kiểm tra cổ tử cung của bạn thường xuyên để xem xét các dấu hiệu thay đổi trong thời gian tiếp theo cho đến khi mũi khâu được cắt ra (thường ở tuần thứ 37). Đến thời điểm đó, bạn có thể nghỉ ngơi và chờ quá trình chuyển dạ bắt đầu.
 
Một số bác sĩ chỉ định thêm cho bệnh nhân nằm nghỉ tại giường hoặc dùng biện pháp này để thay thế cho việc khâu cổ tử cung. Mặc dù không có bằng chứng chắc chắn về hiệu quả của cách thức nằm nghỉ trên giường, ý kiến này dựa trên giả thuyết rằng việc giữ cho trọng lượng của tử cung không tác động lên cổ tử cung đang suy yếu có thể hữu ích. Bạn cũng sẽ được yêu cầu kiêng quan hệ tình dục.
 
 
DS. Trần Lan lược dịch


Ý kiến phản hồi

CÁC DỊCH VỤ NỘI SOI TẦM SOÁT

CÁC DỊCH VỤ NỘI SOI TẦM SOÁT
1. Nội soi CTC
Lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp. Biểu hiện là ra nhiều khí hư, nếu bị nhiễm khuẩn thì khí hư sẽ có mủ và hôi. Lộ tuyến có thể làm giảm khả năng thụ thai ở người có bệnh, nhất là khi kèm theo viêm. Vì thế, phụ nữ hiếm muộn nếu bị lộ tuyến thì việc đầu tiên cần làm là điều trị bệnh này.
Thêm nữa, một số người bị lộ tuyến lâu ngày có thể xuất hiện tổn thương nghi ngờ, cần soi cổ tử cung và xét nghiệm phiến đồ âm đạo để phát hiện tế bào bất thường. Nếu có biểu hiện tế bào ác tính, có thể phát hiện sớm để kịp thời điều trị.
2. Nội soi Thực quản - Dạ dày - Tá tràng
Nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng để phát hiện các tổn thương viêm, loét , hay ung thư ở giai đoạn sớm, những tổn thương này có thể điều trị khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng . Do đó, để chẩn đoán chính xác bệnh lý đang mắc phải hay nghi ngờ ung thư, bệnh nhân nên được nội soi đường tiêu hoá, qua nội soi nếu nghi ngờ tính chất ác tính của ổ loét hay khối u, bác sĩ sẽ sinh thiết tại vùng tổn thương để xác định bản chất tế bào là lành tính hay ác tính.
Những bệnh nhân trên 50 tuổi nên tham gia vào chương trình tầm soát ưng thư đường tiêu hoá .

3. Nội soi đại tràng – Nội soi trực tràng
Ung thư đại - trực tràng là bệnh thường gặp và gây tử vong đứng thứ nhì trong các bệnh ung thư. Ung thư đại trực tràng có thể phát hiện sớm & chửa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm qua nội soi. Do vậy vai trò của việc tầm soát ung thư sớm đại – trực tràng qua nội soi rất quan trọng trong phòng ngừa ung thư .
STT CÁC DỊCH VỤ
ĐƠN GIÁ
(VNĐ)
1 Nội soi đại tràng ( Người lớn) 250,000
2 Nội soi đại tràng ( Trẻ em) 300,000
3 Nội soi đại tràng không đau ( Người lớn) 750,000
4 Nội soi đại tràng gây mê ( Trẻ em)
Theo giá hiện hành
5 Nội soi trực tràng 160,000
6 Nội soi dạ dày và Clotest tìm H. Pylori ( Người lớn) 150,000
7 Nội soi dạ dày và Clotest tìm H. Pylori (Trẻ em) 200,000
8 Nội soi cổ tử cung 90,000
CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TIÊU HÓA :
Bệnh viện Vạn Hạnh với nhiều chương trình như : đánh giá nguy cơ, tư vấn làm giảm nguy cơ và tầm soát ung thư. Tất cả các kỹ thuật thực hiện tầm soát tại  như: tìm máu ẩn trong phân, nội soi đại trực tràng, chụp đại tràng cản quang, nội soi đại tràng ảo (CT scanner)… Tư vấn và điều trị polyp đại tràng , ung thư đại tràng bằng cáp phương pháp can thiệp xâm nhập tối thiểu (ensdoscopy và laparoscopy)
Chúng tôi khám bệnh tư vấn mỗi ngày, hay đặt hẹn qua Đt: 0466741651 - 0988410350

bệnh nhân tử vong khi cắt amidan

bệnh nhân tử vong khi cắt amidan

TTO - Sự việc xảy ra tại Bệnh viện đa khoa huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc). Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Phương Thảo, nhân viên Công ty Sông Hồng Thủ đô (TP Vĩnh Yên).
Trước đó, sáng 17-5, chị Thảo cùng với mẹ là bà Trương Thị Sơn (trú tại thôn Chấu, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) đến Bệnh viện Tam Dương để cắt amidan.
Anh Nguyễn Tuấn, anh trai nạn nhân, kể lại: “Thông thường những ca cắt trước chỉ diễn ra trong khoảng 30 phút là xong, nhưng đến ca của Thảo thì sau mấy tiếng bác sĩ mới đưa em tôi ra trong tình trạng mê man bất tỉnh và chuyển sang bệnh viện tỉnh, Nhưng tới nơi thì Thảo đã qua đời”.
Xác nhận thông tin về ca tử vong do phẫu thuật amidan, ông Lăng Văn Tiến, phó giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Tam Dương, cho biết sau khi sự việc diễn ra, bệnh viện đã đến gia đình để viếng nạn nhân.
Thiếu tá Nguyễn Đỗ Hùng, Phó trưởng Công an huyện Tam Dương, cho hay đã nhận được đơn của gia đình nạn nhân Nguyễn Thị Phương Thảo.
Điều tra bước đầu cho thấy chị Thảo đã chết lâm sàng ở Bệnh viện đa khoa huyện Tam Dương trước khi đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc cấp cứu.
Công an đã trưng cầu giám định tử thi và làm việc với êkip thực hiện ca mổ để điều tra vụ việc

hiểu biết về thủ dâm

of India.
1. Thủ dâm không làm mù mắt
Thủ dâm là cách thức tự nhiên của hành vi tình dục ở nam lẫn nữ. Vì thế, nó không làm mù mắt hay ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thủ dâm không liên quan gì đến việc làm mất cảm giác của bất kỳ một cơ quan nào trên cơ thể và hoàn toàn là hành vi tình dục an toàn.
Thủ dâm không làm mù mắt hay giảm ham muốn tình dục Thủ dâm là đề tài ít được bàn luận một cách cởi mở - Ảnh: Shutterstock
2. Nhiều người vẫn tiếp tục thủ dâm sau khi kết hôn
Đúng vậy. Thủ dâm không gây hại gì đến sức khỏe con người và tình trạng hôn nhân của người đó. Tuy nhiên, nếu bạn thủ dâm quá mức, có thể sẽ dẫn đến nghiện và cần phải được điều trị.
3. Những điều hoang đường nhất về thủ dâm
Có những quan niệm sai lầm vẫn hiện diện trong xã hội hiện đại ngày nay khi cho rằng thủ dâm sẽ làm cho mù mắt, suy yếu chức năng tình dục, sụt cân, giảm kích thước các bộ phận trên cơ thể, giảm ham muốn...
4. Phụ nữ thủ dâm sẽ không ảnh hưởng gì đến việc đạt cực khoái khi quan hệ tình dục
Đó là vì cơ chế để phụ nữ đạt được cực khoái phức tạp hơn so với nam giới. Nam giới thường đạt  khi xuất tinh. Trong khi ở phụ nữ, kỹ  thuật tình dục không thích hợp là rào cản khiến phụ nữ không thể đạt được cực khoái.
5. Thủ dâm bao nhiêu lần được cho là nhiều?
Không có con số chính xác vì điều đó tùy thuộc vào từng người. Có người thủ dâm đến 10 lần/tuần

QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỊ RẮN CẮN

QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỊ RẮN CẮN

Email In PDF.
Chia sẻ
http://files.myopera.com/tuanhn1976/albums/567960/cobra-snake-plastic-f450.jpg
MỤC TIÊU
1. Nêu biểu hiện lâm sàng khi bi rắn độc cắn.
2. Liệt kê yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bệnh lý nặng nhẹ khi bị rắn cắn.
3. Kể 4 biến chứng lâu dài có thể có sau khi bị rắn cắn.
4. Nêu các biện pháp xử trí tại chỗ và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện.

ĐẠI CƯƠNG
Rắn độc cắn thường xảy ra vào mùa nước. Nộc độc là hợp chất gồm nhiều độc tố gây tổn thương thần kinh cơ, đông máu, ứ trệ tuần hoàn… Hấp thu toàn thân theo đường bạch huyết .
Có thể phân 2 loại tổn thương :
- Gây liệt cơ hô hấp
- Hoại tử tại chổ, chảy máu, suy thận

I. PHÂN LỌAI:
- Họ rắn hổ: hổ mang, hổ đất, cạp nong, cạp nia : Răng nanh ngắn, dựng lên, cố định ở phần trước xương hàm
- Họ rắn lục: Răng nanh dài, vuông góc, gấp theo 2 bên xoang hàm dưới, khi bị tấn công mới giương lên

II. TRIỆU CHỨNG:
- Họ rắn hổ:
· Đau nơi vết cắn.
· Choáng, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim.
· Liệt cơ hô hấp, ngừng thở.
· Nhức đầu, buồn ngủ, sụp mi, khó nuốt, giảm 5 giác quan.
· Suy gan cấp.
· Cạp nia cắn bệnh nhân ngủ không hay, dậy không dấu răng, không triệu chứng.
- Họ rắn lục:
· Tại chổ: sưng đau, loét hoại tử, chảy máu, bong nước, viêm. Lan mau, xa.
· Choáng, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, hạ đường huyết
· Xuất huyết, đông máu nội mạch lan tỏa, chảy máu.
· Đau bụng,ói, tiêu chảy.
· Viêm vi cầu thận, suy thận cấp.
· Cơ: đau, cứng, vỡ cơ,tiểu Myoglobin, tăng kali.
· Phù kết mạc, phổi
+ Thai phụ: thai chết do:
Hạ huyết áp tử cung
Co cơ tử cung
Xuất huyết vào nhau thai và thành tử cung -> bong nhau

III. MỨC ĐỘ BỆNH LÝ: Phụ thuộc
- Xuất hiện triệu chứng toàn thân /1 giờ đầu: nặng
- Rắn:
+ độc/ không độc
+ giận, sợ: tăng lượng nọc
+ kích thước rắn
+ túi nọc
- Nơi cắn
- Tuổi,trọng lượng, sức khỏe bệnh nhân
- Vi trùng/ miệng rắn, da bệnh nhân
- Sơ cứu

IV. BIẾN CHỨNG:
- Tại chổ: đoạn chi, loét, tổn thương, viêm cơ xương kéo dài-> biến dạng, loét da vài năm -> ung thư hóa.
- Suy thận mãn sau hoại tử vỏ thận 2 bên
- Suy tuyến yên mãn, tiểu đường
- Suy thần kinh mãn sau xuất huyết nội sọ.

V. SƠ CỨU:
- Chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Trấn an bệnh nhân.
- Rửa vết cắn, sát trùng, băng ép vết thương.
- Bất động chi bị cắn thấp hơn tim.
- Có thể hút bằng dụng cụ trong vòng 3-5’ đầu,tiếp tục ít nhất 30’
- Băng ép bất động:
+ Rắn hổ chúa, khoang, biển: mau liệt cơ hô hấp-> băng thun quấn từ nơi bị cắn lên, quấn quanh chi với nẹp gỗ, độ chặt đủ lách 1 ngón tay
+ Không áp dụng/ rắn lục.

VI. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC:
1. Nhận định:
1.1 Hỏi:
- Rắn gì cắn?
- Cắn khi nào?
- Cắn ở đâu?
- Đã xử trí gì chưa?
- Những triệu chứng?
- Nước tiểu: số lượng, màu sắc, máu ?
- Nơi cắn.
1.2 Khám:
- Tại vết cắn
- Toàn thân: DSH, xuất huyết, bụng, thần kinh.
- Thai: suy tim thai, xuất huyết âm đạo, dọa sẩy, cơn co tử cung, nhịp tim thai.
- Xét nghiệm: đông máu toàn bộ, Hct, Hb.
2. Chẩn đoán:
- BN suy hô hấp do nọc độc
- Xuất huyết do rối loạn đông máu
- Tổn thương da tại vết cắn
- BN thiếu kiến thức về phòng rắn cắn và sơ cứu ban đầu.
3. Lập và thực hiện KHCS:
3.1 Cải thiện hô hấp cho BN:
- Thông đường thở, thở oxy, phụ giúp BS đặt NKQ, MKQ thở máy khi cần.
- TD dấu sinh hiệu, tình trạng hô hấp, phát hiện liệt cơ hô hấp, suy hô hấp.
- Thực hiện thuốc theo y lệnh: Kháng nọc độc Antivenine
- Xét nghiệm: khí máu động mạch.
3.2 Duy trì chức năng đông máu:
- Truyền máu tươi, Fibrinogen
- Hạn chế tiêm chích
- Quan sát, theo dõi vết cắn, xuất huyết: xuất huyết rãi rác, mảng xuất huyết, bầm vết chích.
- TD nước tiểu có máu ?
- XN đông máu, Hct, Hb
3.3 Chăm sóc tại chỗ vết cắn:
- Thay băng vết thương, cắt lọc mô hoại tử
- TD da cơ nơi vết cắn, phát hiện hoại tử , nhiễm trùng
- Thực hiện thuốc kháng sinh, SAT, giảm đau.
3.4 GDSK:
- Phổ biến tập tính loài rắn:
+ Kiếm mồi ban đêm
+ An nơi hang, ẩm thấp, tối tăm
+ Khi gặp người thì lẩn trốn
=> Hạn chế đi lại nơi hoang vắng, bụi rậm về đêm. Nếu cần nên mang ủng, vừa đi vừa đánh tiếng động
- Những nơi chưa quan sát được thì không đặt tay chân vào, không ngồi trên gò đống, gốc cây có nhiều hang lỗ.
- Không dùng tay trần lật đá, thân cây đỗ.
- Không sờ vào răng dù rắn đã chết.
- Không ngủ dưới đất gần bụi rậm, ngủ có màng che.
- Hướng dẫn cách sơ cứu, nhất là những người có nguy cơ cao: thợ bắt rắn, đi rừng.
4. Tiêu chuẩn lượng giá
- Biểu hiện hô hấp cải thiện, hết khó thở
- Bồi hòan đủ lượng máu, không chảy máu, không vết bầm trên da
- Vết thương mau lành, không tổn thương thêm
- Biết cách phòng ngừa rắn cắn