Phòng Khám Mai dịch Sô 9 Ngách 1, Ngõ 58, Trần vỹ, Cầu Giấy, Hà Nội Đt 0766200777 Phòng khám( Làm việc Từ 8h đến 21h các ngày thứ 2 đến thứ 6 , Thứ 7, Chủ Nhật Làm cả ngày)
Đến với phòng khám bạn sẽ được các Bác sỹ đầu nghành chăm sóc, khám bệnh và điều trị với các máy móc hiện đại như , Siêu âm màu 4D, Máy xét nghiệm , Máy điện tim, Nội soi cổ tử cung. Khám các bệnh sản phụ khoa, điều trị vô sinh, Quản lý thai nghén. điều tri các bệnh viêm âm đạo, Viêm lộ tuyến Cổ tử cung.
Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012
BỆNH PHỤ KHOA
Những yếu tố nguy cơ nào dẫn đến ung thư cổ tử cung? Các
yếu tố chính đều liên quan đến quan hệ tình dục. Các bệnh lý lây lan
qua đường tình dục lâu ngày làm cho tế bào ở âm đạo dễ bị biến đổi
thành tế bào ung thư. Các bệnh lý lây qua đường sinh dục như HPV,
herpes, lậu và chlamydia. HPV là virus rất dễ gây ung thư đường sinh dục. Nó dường như là thủ phạm chính gây ra các biến đổi trong cấu trúc tế bào. Dưới đây là các nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung, hạn chế các yếu tố này có nghĩa là phòng ngừa ung thu cổ tử cung: · Quan hệ tình dục sớm (trước 20 tuổi) · Quan hệ tình dục bừa bãi (có nhiều bạn tình) và không có biện pháp bảo vệ (ví dụ như không mang bao cao su) · Nhiễm các bệnh lây lan qua đường sinh dục từ bạn tình · Hút thuốc · Dùng thuốc ngừa thai và/hoặc có nhiều con mà bị nhiễm HPV.
Bạn có thể thụt rửa bên trong hay không? Tuyệt
đối KHÔNG. Không được thụt rửa hay đưa bất kỳ thứ gì vào bên trong âm
đạo ít nhất là một tuần sau thủ thuật, ngay cả khi BS có nói thủ thuật
thành công. Không được giao hợp trong vòng 1 tuần sau đó.
Khi nào thì có kết quả soi và sinh thiết cổ tử cung? Thường
thì sau 1 đến 2 tuần. Bạn cần phải tái khám theo lịch trình của BS để
thảo luận về kết quả & những phương án điều trị kế tiếp. Lần tái
khám này không được quá 30 ngày.
Bạn có bị chảy máu sau thủ thuật? Sau
thủ thuật, dịch tiết từ âm đạo có màu hơi sậm. Nếu BS có sinh thiết, BS
sẽ đặt vào chổ sinh thiết một chất keo dính màu vàng nâu để cầm máu.
Khi chất này lẫn với máu, nó làm cho dịch tiết hơi sẫm màu. Dịch có thể
rỉ ra trong vài ngày sau đó, đôi khi có rỉ ít máu nhưng đó là bình
thường, Bạn không nên lo lắng nhiều.
Thủ thuật này có làm tăng nguy cơ hiếm muộn?KHÔNG.
Nếu BS lấy đi một mẩu mô thì phải hiểu rằng mẩu mô này rất nhỏ nên
không ảnh hưởng đến việc mang thai sau này. Tuy nhiên, nếu Bạn đang
mang thai hay nghi ngờ có thai thì phải thông báo trước cho BS. Thông
tin này rất quan trọng để BS thay đổi cách thức tiến hành thủ thuật.
Bạn cần chuẩn bị gì trước khi thủ thuật? Để thoải mái hơn, Bạn nên đi tiêu & tiểu trước đó. Đừng thụt rửa hay giao hợp 24 giờ trước khi tiến hành thủ thuật.
Có đau không khi thực hiện thủ thuật? Nếu
trong quá trình soi BS cần phải sinh thiết, Bạn có cảm giác giống như
bị cấu véo ngay lúc BS lấy mẩu mô. Hãy thả lỏng cơ tối đa, bình tĩnh
& hít thở thật sâu. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu BS cho Bạn uống
một ít thuốc giảm đau trước đó (có thể là Aspirin hay Ibuprofen). Nếu
BS cho toa để Bạn mua ngoài nhà thuốc thì hãy nói với BS về tiền căn dị
ứng thuốc của Bạn (nếu có).
Tại sao phải soi và sinh thiết cổ tử cung? Nếu
kết quả của xét nghiệm Pap smear là bất thường, BS cần phải thực hiện
xét nghiệm này cho Bạn để tìm rõ ràng nguyên nhân gây bệnh. Đây là xét nghiệm quan
trọng trong việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Sau khi thực hiện
thủ thuật, cần phải trao đổi thật kỹ với BS để có những phương án thích
hợp.
Soi và sinh thiết cổ tử cung là gì? Soi cổ tử cung là một phương pháp kiểm tra bộ phận sinh dục ngoài (âm hộ), âm đạo và cổ tử cung một cách kỹ lưỡng hơn. Soi cổ tử cung dùng một
đèn chiếu sáng vào cổ tử cung và phóng đại hình ảnh bên trong. Bạn được
nằm ngữa, hai chân dang ra và đạp vào hai bàn đạp trên giá đỡ (tư thế
giống như lúc Bạn sanh con hoặc lúc làm thủ thuật Pap smear). BS sẽ đưa
một dụng cụ gương phản xạ vào bên trong âm đạo rồi mở đèn lên, như vậy
BS có thể nhìn rõ ràng hơn cổ tử cung của Bạn. BS sẽ bôi lên cổ tử cung
& quang âm đạo bằng một dung dịch đặc biệt nhằm làm cho các tế bào
nội mạc và niêm mạc sáng bóng hơn để định vị những chổ cần phải phân
tích bệnh lý. Nếu có những vùng mô bất
thường, BS sẽ thực hiện sinh thiết. Công việc sinh thiết là lấy ra một
mẩu mô tại các vùng bất thường đó (ở trong hoặc xung quang cổ tử cung).
Sau đó, mẩu sinh thiết sẽ được gởi đến cho BS chuyên khoa sinh lý bệnh
để đánh giá. Thường mất khoảng 20 đến 30 phút cho thủ thuật soi & sinh thiết cổ tử cung.
Kiến thức về HPV Human Papilloma Virus là gì? Human Papilloma Virus
(HPV) là một loại siêu vi gây ra những viêm nhiễm thông thường từ người
sang người trong quá trình giao hợp. Có nhiều loại HPV. Một số gây ra
nhiễm trùng sinh dục. Một số khác có liên quan đến ung thư cổ tử cung. Bạn có thể chẳng biết gì
cả về sự viêm nhiễm HPV ở cổ tử cung nếu không có kết quả thử nghiệm
Pap (gọi là Pap smear) cho thấy các bất thường trong tế bào. Xét nghiệm
này là kết quả của việc soi các tế bào lấy từ tử cung dưới kính hiển
vi. Những ai cần phải làm xét nghiệm tìm HPV? Một kết quả Pap smear bất
thường không có nghĩa là bệnh lý ở tử cung, nhưng kết quả này buộc BS
phải thực hiện thêm thử nghiệm tìm HPV. Dựa vào kết quả của xét
nghiệm HPV, BS sẽ quyết định Bạn có cần làm các xét nghiệm tiếp theo
hay không (như thủ thuật soi & sinh thiết cổ tử cung chẳng hạn),
hay Bạn chỉ cần được theo dõi bằng xét nghiệm Pap smear hàng tháng. BS thực hiện xét nghiệm HPV như thế nào? BS dùng một miếng gạc lau
quanh cổ tử cung rồi ngâm miếng gạc này trong một dung dịch đặc biệt và
gởi đến phòng thí nghiệm. Phòng thí nghiệm sẽ trả lời có HPV hay không
và nếu có thì thuộc loại nào? Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm: Trong trường hợp Bạn kết
quả HPV âm tính, BS không nghĩ Bạn bị tiền ung thư cổ tử cung (giai
đoạn tế bào bị biến dạng có thể dẫn đến ung thư). Nếu vẫn còn nghi ngờ
hoặc muốn theo dõi diễn tiến của bệnh, BS cho Bạn thực hiện lại xét
nghiệm này trong vòng 4 đến 6 tháng tới. Nếu xét nghiệm HPV dương
tính (có nghĩa là tìm thấy HPV ở cổ tử cung), BS của Bạn quyết định cho
Bạn thực hiện tiếp thủ thuật nội soi & sinh thiết cổ tử cung. Nhiều
phụ nữ có nhiễm HPV cho kết quả bất thường trong soi & sinh thiết
cổ tử cung, đồng nghĩa với việc nhiều khả năng Bạn bị ung thư. HPV là một nhiễm trùng kéo
dài. Nếu Bạn bị nhiễm, Bạn cần phải được theo dõi định kỳ bằng xét
nghiệm Pap smear để tìm dấu hiệu của ung thư. Tốt nhất là cứ 4-6 tháng
làm Pap smear một lần.
Tại sao phải theo dõi nhịp tim thai tại nhà? Theo y học hiện đại có một
vài triệu chứng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai
nhi, thậm chí còn gây nguy hiểm đến sự sống của thai nhi và mẹ. Các
triệu chứng này gồm: thiếu ô xy, bất thường của tử cung, dây rốn quấn
cổ (khoảng 25% các bà mẹ khi mang thai có các triệu chứng này). Các
triệu chứng này có thể phán đoán thông qua nghe nhịp tim của thai nhi.
Bởi vậy, rất cần thiết để theo dõi nhịp tim thai tại nhà. Các bà mẹ đang mang thai
nghe nhịp tim thai tại nhà và kiểm tra xem nhịp tim thai có bình thường
hay không. Nhịp tim thai bình thường nằm trong khoảng từ 120-160
nhịp/phút. Theo dõi nhịp tim thai tại
nhà là rất cần thiết để có được sự sinh nở an toàn, tốt đẹp. Các bà mẹ
mang thai nên nghe nhịp tim thai ít nhất 3 lần/ngày vào các buổi sáng,
trưa và tối. Mỗi lần nghe khoảng 1-2 phút, ghi lại nhịp tim thai và
cung cấp cho các bác sĩ (nếu cần).
Áp lạnh là gì?1. Định nghĩa: Áp lạnh là một kỹ thuật sử
dụng chất lỏng ở nhiệt độ cực thấp hoặc những thiết bị làm đông cứng để
phá hủy các tế bào da ở khu vực cần điều trị. Phương pháp này được ứng
dụng từ khoảng đầu thế kỷ và còn được gọi dưới một tên khác là là "liệu
pháp lạnh" 2. Mục đích sử dụng: Áp lạnh có thể được dùng
để phá hủy rất nhiều loại khối u lành tính trên da như mụn cóc, các
dạng tổn thương da tiền ung thư khác như các đốm vảy (actinic
keratoses), các tổn thương ác tính (malignant lesions) (như basal cell
và squamous cell cancers). Áp lạnh làm đông cứng và phá hủy khối u đồng
thời vẫn bảo đảm cho các tế bào da xung quanh không bị tổn thương. 3. Phòng ngừa: Áp lạnh không được khuyến
khích sử dụng cho các vùng khác trên cơ thể như: Da phủ trên các dây
thần kinh, góc mắt, phần da giữa mũi và môi, phần da xung quanh lổ mũi,
đường viền quanh môi và những vùng da khác trên mặt vì sự nguy hiểm của
việc phá hủy các mô và để lại những vết sẹo khó chấp nhận được. Các tổn thương da được xác
định hoặc nghi ngờ là ung thư ác tính thì không nên điều trị bằng áp
lạnh mà nên dùng phẫu thuật. Tương tự nếu khối tế bào ung thư xuất hiện
trở lại ở vị trí đã từng cắt bỏ bướu trước đây thì cũng nên xử lý bằng
phẫu thuật. Nếu vẫn còn chưa rõ ràng đó có phải là khối ưu lành tính
hay ác tính thì một phần khối ưu sẽ được lấy mẫu để đem đi phân tích
trước khi tiến hành phá hủy khối u bằng phương pháp áp lạnh. Nên cẩn thận đối với những
bệnh nhân tiểu đường hay có những vần đề về lưu thông máu khi sử dụng
phương pháp áp lạnh để điều trị khối u ở vùng chân dưới, mắt cá và bàn
chân vì những bệnh nhân này rất khó lành da và nguy cơ nhiễm trùng cũng
cao hơn những bệnh nhân khác. 4. Quy trình: Có 3 cách chính để thực hiện áp lạnh. Dạng đơn giản nhất, thường
được dùng để loại bỏ mụn cóc và các khối u lành tính. Bác sỹ sẽ nhúng
đầu que được bọc bằng gạc cotton hoặc một vật liệu khác vào chiếc cốc
có chứa “cryogen”, như Nitơ lỏng và thoa trực tiếp lên vùng da cần loại
bỏ để làm đông cứng chúng. Ở nhiệt độ -320F (-196C), Nitơ lỏng ở trạng
thái lạnh nhất. Mục đích là đông cứng khối u càng nhanh càng tốt và sau
đó để nó tan từ từ, tạo ra sự phá hủy tối đa các tế bào da.Tùy thuộc
vào kích cỡ khối u mà có thể thoa lặp lại lần thứ hai. Một kỹ thuật áp lạnh khác
là người ta dùng một dụng cụ để phun xịt các tia Nitơ lỏng (hoặc các
dạng cryogen khác) trực tiếp lên khối u. Sự đông cứng xảy ra trong
khoảng từ 5 đên 20 giây, thuộc vào kích cỡ của khối u. Thỉnh thoảng,
bác sỹ sẽ dùng một mũi kim nhỏ để nối khối u với một nhiệt kế, đảm bảo
cho khối u được làm lạnh đến nhiệt độ đủ thấp, đạt sự phá hủy tối đa. Ở dạng thứ ba, Nitơ lỏng
(hoặc một dạng cryogen khác) được lưu thông qua một đầu dò để làm cho
đầu dò lạnh đến nhiệt độ thấp nhất. Sau đó cho đầu dò tiếp xúc trực
tiếp với khối u để làm đông khối u. Thời gian đông có thể lâu hơn từ
2-3 lần so với kỹ thuật phun xịt. 5. Chuẩn bị điều trị: Không cần thiết phải chuẩn
bị nhiều cho việc điều trị bằng phương pháp áp lạnh. Khu vực cần điều
trị nên được rửa sạch sẽ và để khô, nhưng không cần thiết phải vô
trùng. Các bệnh nhân nên biết rằng họ sẽ bị đau trong lúc làm đông khối
u, nhưng không cần thiết phải gây tê. Để giảm bớt kích cỡ của khối u
trước khi áp dụng phương pháp áp lạnh, một số bệnh nhân được cho thoa
Axit Salicylic lên khối u nhiều tuần liền hoặc bác sỹ sẽ cắt giảm bớt
một phần khối u bằng thìa nạo hay dao mổ. 6. Sau khi điều trị: Những đốm đỏ, sưng và vết
rộp ở tại vị trí điều trị là các biểu hiện mà bạn sẽ gặp sau khi điều
trị. Vết thương được phủ gạc và bệnh nhân nên rửa vết thương từ 3-4 lần
mỗi ngày trong khi nước vẫn tiếp tục rỉ ra từ vết thương, thường từ
5-14 ngày. Sau đó, vết thương sẽ đóng mài và dần dần tự rụng đi. Vết
thương nếu nằm ở vị trí đầu và cổ thì cần 4-6 tuần để lành, nhưng nếu ở
thân, tay hoặc chân thì sẽ cần thời gian lâu hơn. Một số bệnh nhân nếu
bị đau có thể dùng acetaminophen (tylenon) hoặc một số loại thuốc giảm
đau khác. 7. Rủi ro: Áp lạnh có rất ít rủi ro,
phù hợp cho người già và những bệnh nhân không thích hợp cho việc phẫu
thuật. Nếu thực hiện bằng những phương pháp phẫu thuật khác, một số rủi
ro bạn thường gặp như để lại sẹo, nhiễm trùng, hư tổn da và các mô nằm
bên dưới. Nhưng đối với điều trị bằng phương pháp áp lạnh, những rủi ra
này rất ít xảy ra. 8. Những biểu hiện thông thường sau điều trị: Các đốm đỏ, sưng, vết rộp
và một ít nước rỉ ra từ vết thương là tất cả những gì bạn sẽ gặp sau
khi điều trị bằng áp lạnh. Thời gian lành da sẽ khác nhau, tùy thuộc
vào vị trí của khối u và kỹ thuật áp lạnh nào được sử dụng. Đối với
phương pháp thoa trực tiếp lên khối u, da có thể lành trong 3 tuần. Nếu
vị trí điều trị nằm ở đầu và cổ và áp dụng phương pháp phun xịt thì có
thể mất từ 4-6 tuần để lành. Khối u nằm ở những vị trí khác trên cơ thể
thì cần nhiều thời gian hơn. Áp lạnh có tỷ lệ thành
công cao trong việc tách bỏ các khối u trên da, thậm chí cả những u
lành và một số u ác tính. Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ điều trị
thành công đến 98%. Các dạng như mụn cóc, cần thiết phải thực hiện lặp
lại vài lần để ngăn chặn sự hình thành trở lại. 9. Những kết quả bất thường: Mặc dù phương pháp áp lạnh có rất ít rủi ro, nhưng cũng có một vài trường hợp bạn gặp phải trong khi điều trị như: Nhiễm trùng: Không thường
xảy ra. Nhiễm trùng hầu như gặp nhiều ở phần dưới của chân nơi da rất
lâu lành, có thể kéo dài thậm chí là vài tháng. Thay đổi màu sắc: Vùng da
sau khi điều trị có màu trắng hoặc màu tối hơn da thường. Cả hai dấu
hiện này có thể kéo dài vài tháng, nhưng sẽ không lâu. Tổn thương thần kinh: Mặc
dù là rất hiếm gặp, nhưng những tổn thương thần kinh vẫn có thể xảy ra,
đặc biệt là những vùng dây thần kinh nằm sát bề mặt da như: đầu ngón
tay, cổ tay, và vùng phía sau tai. Tình trạng này sẽ chấm dứt sau vài
tháng.
Phẫu thuật cắt bỏ bằng dao điện (máy làm leep) Phương
pháp phẩu thuật cắt bỏ bằng dao điện (LEEP) là phương pháp dùng dòng
điện có điện áp thấp để loại bỏ các mô tế bào bất thường của cổ tử
cung. Ưu điểm là có thể thu được các mẫu mô nguyên vẹn để phân tích.
LEEP cũng phổ biến bởi vì nó không đắt tiền, đơn giản và có ít nguy cơ
hoặc tác dụng phụ. LEEP cũng được biết như phương pháp cắt bỏ các vùng
bị biến chất (LLETZ).
Quy trình này đươc dùng hầu hết để trị chứng loạn sản nhẹ đến trung
bình được phát hiện bằng cách soi âm đạo hoặc sinh thiết cổ tử cung.
Trong những tình huống nhất định, chứng loạn sản nặng và ung thư không
di căn mà được định vị và có thể loại bỏ, cũng có thể được điều trị bởi
LEEP.
LEEP thực hiện như thế nào?
Bệnh nhân nằm trên bàn xét nghiệm với hai chân được nâng cao (vị trí
để lấy mẩu bệnh phẩm Pab). Một cái banh được cho vào để mở banh thành
âm đạo. Thỉnh thoảng một dung dịch đặc biệt, giấm chua hoặc Iodine,
được cho vào cổ tử cung trước khi thực hiện để giúp phát hiện các mô
bất thường.
Cổ tử cung được gây tê khóa cổ tử cung. Có thể cho thêm thuốc uống
hoặc tiêm tĩnh mạch để kiểm soát cơn đau. Một dòng điện có điện áp thấp
dẫn trong một dây kim loại mảnh được cho đi qua mô và loại bỏ vùng của
cổ tử cung bị bất thường. Sau đó cho thuốc để ngăn ngừa sự chảy máu.
Đau nhẹ và co cứng cơ có thể xuất hiện trong vòng vài giờ đầu sau khi phẩu thuật và có thể làm giảm nhẹ bằng các thuốc uống.
LEEP hiệu quả như thế nào?
LEEP được so sánh với liệu pháp lạnh chữa bệnh, thủ thuật cắt bỏ nón
mô từ cổ tử cung bằng dao lạnh, phá hủy mô bằng lase, cắt bỏ nón mô
bằng laser để loại bỏ các mô bất thường hoặc tiền ung thư của cổ tử
cung. Nghiên cứu cho thấy hiệu quả chữa bệnh của các phương pháp này
đạt khoảng 90%.
Các biến chứng của LEEP?
Biến chứng xuất hiện trên khoảng 1% - 2% phụ nữ được điều trị bằng
LEEP là hẹp phần đầu cổ tử cung, chảy máu quá nhiều, hoặc nhiễm trùng
cổ tử cung hoặc tử cung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét