Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Nuốt tinh trùng

Sau khi nuốt thử, Quyên cảm thấy chất dịch này không quá kinh khủng như mình nghĩ.

Vợ “xin” nuốt tinh trùng
Vậy là Quyên “gà” đã lên xe hoa. Ai từng tiếp xúc với cô cũng sẽ đều nhận xét nàng này “đúng là con gà”. Cô cái gì cũng ngây ngây thơ thơ, và tự nhận mình dốt nhất khoản “yêu”.
Từ bé tới lớn, cô chỉ biết học và học. Nhờ vẻ ngoài xinh xắn, ưa nhìn, nhỏ nhắn, cô được bao anh thèm thương trộm nhớ. Nhưng Quyên chẳng đáp lại.
Khi vừa tròn 25, thế nào mà cô lại “vập” ngay vào Tuấn, anh chàng điển trai lại nổi tiếng ba lăng nhăng nhất khóa trên.
Yêu nhau được mấy tháng, nàng lên xe hoa.
Với Tuấn, sau một thời gian “chinh chiến” chán chê, bây giờ anh chỉ ao ước cưới được em nào ngoan hiền, ngây thơ, dễ bảo. Và Quyên đáp ứng được yêu cầu này.
120611afamilyhnanh1 d3f5e Hoảng hồn vợ “nghiện” nuốt tinh trùng
Rồi hàng đêm, Huyền lại đòi chồng cho mình uống (Ảnh minh họa)
Đêm động phòng đáng nhớ xảy ra. Anh lấy làm hãnh diện khi Quyên trinh trắng ngơ ngác thật, gì cô cũng chẳng biết.
Mấy tư thế yêu mà anh gợi ý còn khiến cô khiếp sợ. Hôm sau, Tuấn mang về một tập DVD toàn phim mát để “luyện” vợ.
Một phần do nhà có điều kiện, một phần đang học cao học, nên cô chưa đi làm. Vậy là cứ hết giờ học, cô nàng ngây thơ lại về nhà xem phim để… nâng cao trình độ.
Tuấn ngạc nhiên với vợ. Chỉ sau vài buổi học, nàng đã hoàn toàn khác.
Trái với vẻ khù khờ, bỏ cặp kính cận, khoác lên mình bộ đồ ngủ sexy, những đường cong trên cơ thể của nàng hiện ra sống động.
Rồi một lần, Tuấn như đang mơ khi nàng đề nghị được hôn “cậu bé” và uống tinh trùng của chồng.
Thực lòng, cô thấy việc này cũng ghê ghê nhưng vì xem phim thấy chuyện đó được khuyến khích. Chiều chồng, cô mới cố thử.
Nhưng không ngờ, sau khi nuốt, Quyên cảm thấy “nó” không quá kinh khủng như mình nghĩ.
Thấy chồng phấn khích, những lần sau, cô càng năng nổ đề nghị chồng cho mình “uống”.
Đôi khi, Tuấn muốn thay đổi “hình thức”, nhưng Quyên nhất nhất không chịu.
Cũng trong trường hợp vợ “nghiện” tinh trùng của chồng, anh Khoa chồng chị Huyền cũng dở khóc dở cười.
Cưới nhau được 2 năm có lẻ, do hợp nhau về tính cách, sở thích, hoàn cảnh sống nên họ chưa từng to tiếng với nhau dù chỉ một lời.
Duy chỉ có một chuyện làm anh Khoa chưa thực sự mãn nguyện. Tuy rất chiều chồng nhưng cô vợ kiên quyết không chạm vào “cậu bé”, chứ đừng nói đến việc “thơm” cái đó.
Trong cả quãng thời gian làm vợ chồng, dù anh có gợi ý kiểu gì, Huyền cũng nằng nặc, không là không.
Thế rồi không hiểu sao một ngày, cô lại chủ động tiếp xúc với “cậu nhỏ” và đề nghị cho cô uống tinh trùng của chồng.
Tim anh như nhảy ra ngoài vì sung sướng.
Rồi đêm nào cũng vậy, cô cứ đòi anh phải cho cô uống.
Một ngày, sau khi “làm theo yêu cầu”, Khoa gặng hỏi, chị Huyền cười cười thẹn thùng tỉ tê: “Tinh dịch của nam giới là loại thuốc làm đẹp tự nhiên, chỉ cần uống đều đặn mỗi ngày, da sẽ vô cùng mịn màng.”
Khoa thất vọng, hóa ra không phải nàng yêu chiều, thèm muốn gì mình mà nàng chỉ làm đẹp.
Những hôm tiếp theo, nàng cũng một câu đòi, hai câu giục về chuyện anh xuất tinh để nàng uống, Khoa lại ngán ngẩm “làm cho xong nhiệm vụ”.
Uống tinh trùng tốt cho sức khỏe?
Trả lời về vấn đề này, chuyên gia Đoàn Thúy Hương (Trung tâm tư vấn Tình yêu Tình dục thành phố Hà Nội) cho hay, tinh dịch của đàn ông đúng là có chứa chất protein, đường fructose, prostaglandin, vitamin C, đạm và một vài loại men, không có một thành phần nào độc hại.
Tinh dịch với tư cách là dịch tiết từ cơ thể nên không có hại cho sức khỏe, cũng không gây khó chịu về đường ruột, vì vậy nó có ích cho cơ thể con người.
Vì thế, trong quá trình ”yêu”, bạn có nuốt phải tinh trùng của chồng thì cũng không sao. Đàn ông thậm chí còn rất thích khi được bạn đời làm như vậy.
Họ quan niệm, khi được người bạn tình ân ái và chăm sóc kĩ lưỡng ”cậu nhỏ” thì điều đó chứng tỏ cô ấy phải rất yêu mình. Đó cũng là một cách để người đàn ông đánh giá tình yêu mà người phụ nữ dành cho mình.
Nếu người đàn ông không bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) thì việc nuốt tinh dịch của anh ấy cũng không phải là điều gì gây nguy hiểm.
Song, để dựa vào việc tinh dịch chứa protein mà kết luận tinh dịch làm trắng và mịn màng da thì chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh. Tinh dịch của chàng không thể giúp bạn đẩy lui lại chứng sạm da do tuổi tác nên chẳng thể làm trắng da.

Hạn chế chụp ảnh y khoa để giảm ung thư vú

Hạn chế chụp ảnh y khoa để giảm ung thư vú

(TNO) Một cuộc phân tích những nguyên nhân môi trường gây bệnh ung thư vú cho thấy phụ nữ có thể giảm rủi ro mắc bệnh bằng cách tránh việc chụp ảnh y khoa không cần thiết, theo hãng tin UPI.

Tiến sĩ Rebecca Smith-Bindman thuộc Đại học California, San Francisco (Mỹ) cho biết, Viện Y khoa Mỹ đã khảo sát tất cả những dữ liệu hiện hữu về những rủi ro môi trường gây bệnh  vú, bao gồm những yếu tố như thuốc trừ sâu, sản phẩm làm đẹp, hóa chất gia dụng và nhựa được dùng để sản xuất chai nước.
 Hạn chế chụp ảnh y khoa để giảm ung thư vú Giảm rủi ro mắc bệnh bằng cách tránh việc chụp ảnh y khoa không cần thiết - Ảnh: Shutterstock
Báo cáo kết luận rằng không có đủ dữ liệu để xác nhận hoặc loại trừ việc tiếp xúc với những yếu tố trên gây bệnh ung thư, nhưng các chuyên gia phân tích đã xác định được hai yếu tố dứt khoát làm tăng rủi ro: liệu pháp thay thế hormone hậu mãn kinh và việc phơi nhiễm với phóng xạ từ việc chụp ảnh y khoa.
Theo một bài viết trên chuyên san Archives of Internal Medicine, thì Viện Y khoa, tổ chức trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, nhấn mạnh cách mà phụ nữ có thể làm giảm rủi ro mắc bệnh  là tránh việc chụp ảnh y khoa không cần thiết.
Tiến sĩ Smith-Bindman nói rằng các bản chụp CT và những dạng chụp ảnh y khoa khác đã cách mạng hóa y khoa và có thể cứu sống nhiều sinh mạng, nhưng phụ nữ cần phải liên lạc với bác sĩ và đặt ra những câu hỏi sau: Liệu việc chụp này có tuyệt đối cần thiết? Có cần phải làm việc đó lúc này không? Có những xét nghiệm thay thế khác không? Làm sao tôi có thể chắc chắn việc xét nghiệm sẽ được thực hiện theo cách an toàn nhất? Liệu việc có được thông tin từ bản chụp sẽ thay đổi việc kiểm soát căn bệnh? Liệu tôi có thể chờ đến sau khi đi gặp chuyên gia mới chụp ảnh hay không?
Quyên Quân

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Kết quả giám định pháp y: thai nhi bị Down

Kết quả giám định pháp y: thai nhi bị Down

TT - Ông Lê Huy - chánh văn phòng Sở Y tế Quảng Ngãi - cho biết đã có kết quả giám định pháp y của Công an tỉnh Quảng Ngãi về trường hợp trong lúc sinh mổ.
Theo đó, sản phụ Lê Thị Hương tử vong là do nhồi máu phổi và hẹp van tim hai lá.
* Về vụ “Bệnh viện bỏ thai bị Down, người nhà phản ứng”, ngày 12-6 bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thủy - phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) - cho biết kết quả giám định mẫu cuống rốn của thai nhi từ Trung tâm Pháp y TP.HCM đã khẳng định bé trai con chị N.T.T.T. (37 tuổi, ngụ Q.10, TP.HCM) bị hội chứng Down ba nhiễm sắc thể 21.
Trước đó, người nhà sản phụ T. cho rằng thai nhi bị chấm dứt thai kỳ ở tháng thứ năm không bị Down như kết luận của bệnh viện.
PHÚC LONG - QUỐC NGỌ

Khám thai nửa vời

Khám không theo quy trình chuẩn, không đủ số lần tối thiểu, không tiêm ngừa hay chỉ chú trọng đến siêu âm… là những sai lầm của nhiều thai phụ.

Vừa vào cổng cơ sở y tế chuyên khoa sản tại TPHCM, một chị chừng 30 tuổi, thai đã khá to, quay sang hỏi người giữ xe: “Ở đây có siêu âm chứ?”. Theo chân chị, chúng tôi đến khu vực đăng ký khám thai.
Chỉ khám 1-2 lần
Sau khi nghe chị bảo “cảm giác là cái thai có gì đó… có vẻ bất thường, muốn siêu âm” và “từ khi có thai đến giờ chỉ siêu âm 2 lần chứ chưa hề khám hay tiêm ngừa”, bác sĩ (BS) ở đây khuyên chị nên đăng ký khám theo đúng quy trình. Tuy nhiên, chị một mực chỉ muốn siêu âm vì “siêu âm là thấy hết rồi, em bé nó cũng đã hơn 6 tháng chứ đâu phải còn nhỏ mà khám!”. Chị vùng vằng bỏ về vì cho rằng họ đang muốn “làm tiền” mình.
Theo BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TPHCM, hầu hết thai phụ hiện nay khá chú trọng đến việc chăm sóc, theo dõi thai kỳ nhờ có điều kiện hơn và nhiều cơ hội tiếp cận thông tin. Tỉ lệ sinh có quản lý thai (thai phụ được khám ít nhất 1 lần) tại TPHCM qua các năm luôn đạt trên 90%. 
Khám không theo quy trình chuẩn, không đủ số lần tối thiểu, không tiêm ngừa hay chỉ chú trọng đến siêu âm… là những sai lầm của nhiều thai phụ.
Tuy nhiên, đây vẫn còn là một con số đáng lưu ý bởi hơn 90% trong đó chỉ khám 1-2 lần, tức ít hơn con số tối thiểu mà ngành y tế khuyến cáo (ít nhất 3 lần trong thai kỳ, vào 3 tháng đầu - 3 tháng giữa - 3 tháng cuối) và không được hưởng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cần thiết. Đó là chưa kể số thai phụ hoàn toàn không đi khám thai hoặc chỉ đến các cơ sở tư nhân siêu âm và nghĩ như vậy đã là khám thai!
Nhân viên một nhà thuốc có treo bảng “chụp X-quang, siêu âm” trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh - TPHCM tiết lộ: “Nhiều thai phụ tìm đến chỗ chúng tôi để siêu âm và cũng không ngại cho biết họ chỉ siêu âm để xem con thế nào chứ không đi khám ở các bệnh viện vì đông người và… rắc rối. Nhiều người đến khám vào tháng thứ 4, 5 của thai kỳ chỉ để mong biết giới tính thai nhi. Có người thì bảo biết trai gái rồi, khám làm gì nữa.
“Đó là một quan niệm sai lầm, vì khám thai không chỉ là siêu âm, thai phụ còn cần được áp dụng các biện pháp thăm khám khác, tiêm ngừa, tư vấn về dinh dưỡng và chăm sóc thai kỳ, theo dõi các bất thường ở thai nhi, tình trạng sức khỏe của mẹ” - BS Thông nhấn mạnh.
Ngăn ngừa tai biến
BS Trần Ngọc Hải, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TPHCM), khuyến cáo: “Sự phát triển của thai nhi và tình hình sức khỏe của bà mẹ luôn thay đổi, luôn có thể phát sinh những bất thường. Do đó, thai phụ cần được khám thường xuyên. Khám 3-4 lần thì mới chỉ là số lần tối thiểu và chưa phải là đủ”.
Việc khám thai ở từng giai đoạn có ý nghĩa khác nhau: 3 tháng đầu nhằm xác định người phụ nữ thật sự có thai hay không, thai nằm ở đâu (trong hay ngoài tử cung), có bao nhiêu thai, thai có đang sống và phát triển bình thường không, có yếu tố nào trong cơ thể người mẹ đe dọa thai? Ba tháng giữa khám để theo dõi sự phát triển của thai, tiêm ngừa, kiểm tra các phần phụ như nước ối, bánh nhau; 3 tháng cuối chủ yếu để kiểm tra hướng xoay đầu của thai và dự đoán các bất trắc, tai biến có thể xảy ra trong cuộc sinh.
BS Nguyễn Ngọc Thông khuyên thai phụ diện nguy cơ cao (tuổi trên 35, gia đình hoặc bản thân có người dị tật và các bệnh di truyền, đang mắc bệnh, tiền căn sinh khó…), nên thực hiện tầm soát trước sinh. Khi khám thai, nên tìm đến các cơ sở y tế chính thống có đầy đủ trang thiết bị, BS có chuyên môn. Trong trường hợp thai phụ khám tại các phòng khám tư nhân không có khả năng thực hiện đầy đủ các hạng mục chăm sóc sức khỏe sinh sản thì phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để làm bổ sung, nhất là tiêm ngừa

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Tiền bạc và y đức

Tiền bạc và y đức người thầy thuốc

CỠ CHỮ - +

Chia sẻ cảm nhận về thực trạng xuống cấp y đức trong đội ngũ y tế Việt Nam, bạn Kim Tiến ở Hà Nội trong cuộc thảo luận tuần trước cho rằng tiền và vấn nạn phong bì là nguyên nhân chính. Chính những người trong ngành y có ý kiến thế nào về nhận xét này? Người trẻ có đề nghị gì giúp thay đổi tình hình? Giải pháp nào giúp chấn chỉnh y đức, nâng cao chất lượng phục vụ xã hội của người thầy thuốc? Mời quý vị nghe phần tranh luận tiếp theo giữa Tiến ở Hà Nội, Huy tại Sài Gòn, và 2 y bác sĩ trẻ từ trong nước sang Nhật tu nghiệp thêm là bác sĩ Phụng và y tá Bình Minh.

Kim Tiến Hà Nội: Tiền và vấn nạn phong bì đang khiến cho y đức của bác sĩ bị xuống cấp. Bao giờ bệnh nhân vào viện cũng phải đóng tiền trước rồi mới được cấp cứu. Khi tới bệnh viện, những người đưa phong bì cho các y bác sĩ được đối xử, đãi ngộ tốt. Còn những ai nghèo khổ, không có tiền sẽ bị cư xử không đúng là con người. Vấn nạn phong bì khiến cho các bác sĩ thật sự có tâm cũng dần thay đổi và chạy theo đồng tiền. Tâm đức của họ bị mất dần.

Trà Mi: Trước hình ảnh Tiến vừa đưa ra, mình muốn được so sánh ngay với những gì các bạn đang tu nghiệp ở Nhật chứng kiến. Tiến nói ở Việt Nam, vào bệnh viện đầu tiên là phải đóng tiền trước khi được chăm sóc sức khỏe. Ở Nhật như thế nào?

Y tá Bình Minh: Tiền bạc hoàn toàn không thành vấn đề. Mình đã thấy rất nhiều trường hợp những người ăn xin gần chết dọc đường mà xe cấp cứu vẫn đưa tới bệnh viện và người ta vẫn cấp cứu rất nhiệt tình. Thậm chí khi cởi đồ của bệnh nhân ra, một đống rệp chạy ra ngoài, nhưng người ta vẫn không hề nao núng, vẫn lao vào cấp cứu cho bệnh nhân đó. Hình ảnh bác sĩ ở Nhật gắn liền với sự nhân bản của người Nhật nói chung vì người Nhật thật sự coi trọng sự công bằng cho con người. Hệ thống bảo hiểm y tế ở Nhật là bảo hiểm toàn dân. Người ta không yều cầu bạn trưng bảo hiểm ra trước khi được cấp cứu. Mình thấy thật sự người bác sĩ ở Việt Nam tốn rất nhiều thời gian để học, nhưng 10 năm sau khi ra trường mới có thể kiếm tiền bằng với người làm nghề buôn bán hay nghề nào đó rất bình thường ở Việt Nam.

Trà Mi: Vấn đề Minh nêu ra là mức lương tưởng thưởng chưa xứng đáng so với công sức bác sĩ bỏ ra để theo đuổi với nghề.

Y tá Bình Minh: Mình bổ sung là công sức của bác sĩ tốt nhé.

Trà Mi: Người ta có câu ‘Có thực mới vực được đạo”. Nếu người bác sĩ lương bổng eo hẹp quá thì làm sao có thể đòi hỏi họ có thể chú tâm hơn, toàn tâm toàn trí hơn với nghề được?

Huy Sài Gòn: Cho mình nói. Nó từ hệ thống đào tạo. Ở Việt Nam hiện giờ cơ chế xin-cho chiếm lĩnh tất cả mọi cái. Người được đào tạo tốt, có tâm, có y đức thì không được đãi ngộ. Còn những người có mối quan hệ, có tiền chạy chọt, có thân thế thì vào được những chỗ rất tốt.

Kim Tiến Hà Nội: Đúng là do mức lương. Như ở bệnh viện Việt Đức, mức lương của các y bác sĩ cao, có thể lên tới chục triệu/tháng. Cách cư xử của các y bác sĩ ở đây có khác hơn so với các y bác sĩ ở các bệnh viện có mức lương thấp hơn.

Trà Mi: Ý bạn Minh đưa ra nói rằng nếu mức lương xứng đáng thì người thầy thuốc không phải bận tâm với ‘cơm áo gạo tiền’, họ sẽ chăm chút hơn cho bệnh nhân, có thời gian trao dồi chuyên môn. Đó là ý niệm ‘Có thực mới vực được đạo’. Tuy nhiên, có người cho rằng đối với ngành nào khác thì vậy, nhưng với ngành y chữa bệnh cứu người, nói tới mục đích lợi nhuận trong ngành y hoặc nói tới mục đích cầu lợi trong ngành y phải chăng làm phá hỏng chữ ‘y’, bóp méo tính lương y của người thầy thuốc?

Huy Sài Gòn: Ở Việt Nam hiện giờ cụm từ ‘lương y như từ mẫu’ gần như không còn hiện diện nữa.

Y tá Bình Minh: Nói chung, hiện giờ chuyện đó rất nhiều trong xã hội, nhưng chúng ta cũng nên tránh thái độ ‘vơ đũa cả nắm’. Người ta kỳ vọng rất nhiều ở bác sĩ, nhưng thử nghĩ xem có thế giới nào như Việt Nam, nhiều khi người ta so sánh may một cái ruột người còn rẻ hơn may một cái ruột xe đạp. Thật sự, nếu bạn xem đơn giá của Bộ Y tế quy định sẽ thấy, ví dụ như may một cái ruột người 75 ngàn đồng. Mình không đem chuyện tiền bạc ra nói để làm cho mọi người cảm thấy là bác sĩ rất tồi tệ, ham tiền, nhưng rõ ràng nếu bây giờ nếu nhà nước đảm bảo được lương bác sĩ là 10 triệu hay 15 triệu/tháng, đương nhiên tình hình sẽ khá hơn rất nhiều. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi ở đây vẫn nằm ở khâu đào tạo. Khi anh không được đào tạo tốt, đào tạo đại trà, không có hệ thống kiểm định chất lượng thì có tăng lương lên 8 triệu/tháng vẫn còn những người bác sĩ sẵn sàng mắng xối xả vào bệnh nhân.

Huy Sài Gòn: Xuất phát từ cơ chế. Từ cơ chế đó mới tạo nên những con người như vậy.

Y tá Bình Minh: Ví dụ bây giờ Bộ Y tế nâng mức lương của bác sĩ lên thì đương nhiên tiền viện phí sẽ tăng. Câu hỏi đặt ra với các bạn là thay vì các bạn bỏ tiền phong bì cho bác sĩ, các bạn có sẵn sàng chi tiền viện phí tăng lên chút xíu hay không.

Trà Mi: Nhưng không phải ai cũng có điều kiện để bỏ phong bì hay chi nổi tiền viện phí gia tăng.

Huy Sài Gòn: Mình chỉ nói một điều nhiệm vụ của người bác sĩ là cứu người. Dù có những ca không thể nào cứu được, nhưng những lời nói của bác sĩ sẽ làm cho người bệnh nhẹ đi rất nhiều. Ở Việt Nam hiện giờ thiếu những câu nói đó và cái dư là những câu quát nạt bệnh nhân. Ai cũng có áp lực công việc. Đồng ý những người bác sĩ bị áp lực công việc nhiều. Nhưng anh là người trí thức, có học, anh đã xác định chọn nghề của anh, thì anh phải hết lòng vì bệnh nhân. Anh không được quyền đổ thừa là tại áp lực quá nhiều thành ra tôi phải như vậy. Đó là cái nghề anh đã chọn, nghề cứu người.

Y tá Bình Minh: Mình rất đồng ý chuyện đó.

Trà Mi: Vâng, Huy đặt ra vấn đề là nghĩa vụ người thầy thuốc là cứu người thì không nên cầu lợi. Nhưng ngược lại, nếu có người nói rằng đòi hỏi bác sĩ phải hết lòng với bệnh nhân, thế thì ai sẽ hết lòng với bác sĩ đây?

Y tá Bình Minh: Chính xác. Xã hội phải đảm bảo cho họ sống được thì người ta mới có thể cống hiến hết sức mình. Mình phải nói một điều là tất cả những người mới vào trường ai cũng có nhiệt huyết cao phục vụ cộng đồng, nhưng khi ra trường, người ta bắt đầu nhìn xung quanh. Cái nghề mà một ngày không ngủ được mấy tiếng hoặc thức 3 đêm liền không được ngủ, lúc đó thì còn gì mà..

Huy Sài Gòn: Thật ra mình phải xác định rõ cho nghề nghiệp mình đã chọn. Bản thân Huy mỗi lần đi bệnh viện toàn là cãi lộn với bác sĩ không à. Thứ nhất vì họ không cho bệnh nhân nói. Tôi bị bệnh mà không cho tôi nói tôi bị bệnh gì, cứ biểu ngồi im, khám xong rồi đi ra, không cho mình nói gì hết..

Y tá Bình Minh: Tất cả những cái đó có thể nói là do giáo dục và những điều kiện khách quan như là…

Huy Sài Gòn: Đúng, đúng đó là do lỗi của cả hệ thống nó đào tạo ra những con người như vậy. Từ những con người nhiệt huyết có lòng từ tâm, họ đào tạo, xào nấu sao cuối cùng ra những con người như vậy. Người dân Việt Nam mình cũng góp phần tạo nên điều đó. Họ không có sự phản kháng đối với những sự sai trái đó. Họ phản ứng, phản đối, kiến nghị thì đội ngũ y bác sĩ đó phải nhìn lại. Nhiều lúc mình bức xúc thấy một bà cụ bảy mươi mấy tuổi bị một ông bác sĩ trẻ măng khoảng ba mươi mấy quát nạt: “Giờ bà sao, nói nghe coi!” Nạt, nạt, nạt..

Trà Mi: Huy nói người dân bức xúc cứ việc phản kháng thì sẽ được cải thiện. Nhưng có dễ dàng thực hiện được điều này hay không khi mà tâm lý ở Việt Nam và mô hình chung là người bệnh cần bác sĩ chứ bác sĩ không cần bệnh nhân, khác với ở nước ngoài. Ở nước ngoài bác sĩ cần bệnh nhân vì bệnh nhân là khách hàng của họ. Nhưng ở Việt Nam, bệnh nhân không phải là khách hàng, làm sao có thể thấy gì không hài lòng, không ưng ý là lên tiếng được? Trong khi không lên tiếng mà chưa được phục vụ tới nơi tới chốn, lên tiếng nữa thì thiệt thòi sẽ về phần ai?

Y tá Bình Minh: Trà Mi nói tới một nguyên tắc cực kỳ quan trọng của bất cứ xã hội nào. Đó là phải có tính cạnh tranh. Ở Việt Nam bây giờ bệnh viện công còn được bao cấp rất nhiều. Bây giờ cần phải đem nguyên lý cạnh tranh đó ra. Nhưng nếu chỉ có cạnh tranh thôi thì sẽ gây thiệt hại rất nhiều cho bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân nghèo. Cho nên, Bộ Y tế cần phải kiểm soát chất lượng. Từng bệnh viện phải được kiểm tra và công bố cho người dân biết thông tin để chọn những bệnh viện và những bác sĩ tốt.

Trà Mi: Nhưng nếu những bệnh viện tốt, bác sĩ tốt đó lại bị quá tải nữa thì làm sao? Phân tích những nguyên nhân dẫn tới y đức đang bị xuống cấp, mình có đề cập tới áp lực công việc, lương bổng của người thầy thuốc, và tâm lý, tức mảng giáo dục. Với 3 nguyên nhân đó, bây giờ mình có thể cùng nhau đưa ra một số ý kiến giúp thay đổi tình hình thế nào chăng?

Kim Tiến Hà Nội: Hơi khó vì bây giờ đây là lỗi hệ thống. Tiền viện phí không phải là thấp, nhưng lương của các y bác sĩ ở bệnh viện công không cao. Người bệnh thậm chí sẽ phải đóng viện phí tăng lên từ 2 đến 6 lần mà chất lượng y tế không được đảm bảo. Quan trọng là phải do từ trên xem xét lại và quy định sao cho đúng mực.

Trà Mi: Ý kiến của bác sĩ Phụng, một người trong ngành, thế nào? Theo bác sĩ, có giải pháp nào giúp chấn chỉnh y đức, thay đổi hình ảnh của người thầy thuốc, nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân hay không?

Bác sĩ Phụng: Nó đòi hỏi không những nỗ lực của người bác sĩ mà nỗ lực từ cả xã hội nói chung. Lương bổng là một điều kiện cần để bác sĩ có thể quan tâm nhiều hơn đến bệnh nhân.

Trà Mi: Cần có nghĩa là không thể thiếu được. Thế còn điều kiện đủ là gì?

Bác sĩ Phụng: Cần phải có thêm chẳng hạn như sự giáo dục và đào tạo của xã hội.

Y tá Bình Minh: Đất nước nào cũng có hệ thống để quản lý chất lượng. Quản lý là cái quan trọng nhất để tất cả mọi thứ tốt hơn và cho người dân biết những thông tin đó. Mỗi người Việt Nam phải nâng cao tinh thần tự chủ lên, nghĩa là phải học. Mình có một đề nghị là sau 8:30 tối mọi người đừng xem TV nữa vì đó chỉ là những bộ phim của Trung Quốc hoặc Hàn Quốc. Chúng ta không có gì để học từ đó hết. Thay vào đó, bây giờ mỗi người mua một cuốn sách về sức khỏe để đọc. Sau một thời gian ngắn, mình nghĩ là nền dân trí của Việt Nam sẽ tăng lên đấy.

Huy Sài Gòn: Ông bà Bộ trưởng nào lên cũng tuyên bố rất hay, nhưng cuối cùng không làm gì được. Với cơ chế này, để mình đề nghị một điều gì đó thì mình không dám đề nghị. Mình chỉ mong muốn là qua chương trình này chắc chắn sẽ có những người làm trong ngành y nghe được những tâm sự này. Là một bệnh nhân như mình chỉ mong muốn là cụm từ ‘lương tâm con người’ phải hiện diện trong người bác sĩ, trong người làm trong ngành y tế. Hãy nhìn bệnh nhân như người thân của mình. Ở Việt Nam có hai nghề xem là được tôn trọng nhất là bác sĩ và nhà giáo. Sự tôn trọng của người dân đối với người lương y có hẳn nhiên. Huy chỉ muốn chuyển lời tới những người nào mà nghĩ mình có quyền ban sự sống cho người khác thì hãy suy nghĩ lại về lương tâm của mình, về nghề nghiệp mình đã chọn để phục vụ con người.

Trà Mi: Cảm ơn các bạn rất nhiều. Hẹn gặp lại các bạn trong những chương trình sau.
Trà Mi xin mời các bạn nghe đài cùng chia sẻ ý kiến và trao đổi với các độc giả khác về đề tài này trong mục Ý Kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com.
Tới đây, Tạp chí Thanh Niên xin nói lời chia tay và hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong một câu chuyện mới vào giờ này, tuần sau

Thử nghiệm vắc-xin chống ung thư cổ tử cung mới

Thử nghiệm vắc-xin chống ung thư cổ tử cung mới

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Ung thư Moffitt đã triển khai và thử nghiệm trên chuột một vắc-xin tổng hợp và thấy nó có hiệu quả tiêu diệt ung thư có nguồn gốc từ papillomavirus người (HPV) - loại vi rút liên quan tới ung thư cổ tử cung.

  Thử nghiệm vắc-xin chống ung thư cổ tử cung mới
Các vắc-xin chống ung thư có thể là lựa chọn tốt thay cho những liệu pháp truyền thống – thường gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và ít có hiệu quả chống lại bệnh ở giai đoạn muộn”. HPV được biết là gây ra 99% số trường hợp ung thư cổ tử cung và hàng năm gây ra hơn 250.000 ca tử vong trên toàn thế giới.

Mặc dù 2 vắc-xin dự phòng đã được phê chuẩn chống lại các chủng HPV gây ung thư cổ tử cung hiện đang được sử dụng rộng rãi như một cách giúp ngăn ngừa nhiễm HPV, nhưng những vắc-xin này không được dùng để điều trị ung thư do HPV. Do đó, cần triển khai các vắc-xin điều trị những khối u liên quan tới HPV.

Trong nỗ lực tìm kiếm vắc-xin chống ung thư do HPV, giáo sư Esteban Celis thuộc Chương trình Miễn dịch học Moffitt và giáo sư Kelly Barrios-Marrugo thuộc chương trình Y học phân tử của Trường Y Đại học Nam Florida, đã thiết kế một chiến lược tiêm chủng TriVax-HPV. Chiến lược TriVax được thiết kế để sản sinh nhiều tế bào T độc tế bào, sẽ tìm kiếm những protein có nhiều trong khối u. Các protein HPV16-E6 và E7 hoạt động như những protein gây ung thư. Do đó, một vắc-xin nhắm vào những protein vi rút này là “ứng cử viên lý tưởng” để tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh.

Khi thử nghiệm vắc-xin này trên chuột có khối u do HPV16, họ thấy rằng TriVax chứa một mảnh tổng hợp nhỏ (peptid) của protein E7 “đã tiêu diệt 100% khối u ở chuột được điều trị” trong khi chuột mang khối u do HPV không được tiêm chủng đã tăng trưởng khối u “với tốc độ nhanh”.

Các kết quả này có thể giúp triển khai những vắc-xin hiệu quả và ít xâm lấn hơn cho các khối u ác tính do HPV.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cancer Immunology, Immunotherapy.

Quan hệ với người có HIV

- Tôi có một vấn đề thắc mắc muốn được quý báo trả lời giúp về căn bệnh HIV. Bạn trai tôi cách đây 8 năm bị nghiện và có chích ma túy, nhưng anh ấy không biết là mình đã bị lây nhiễm HIV.
TIN BÀI KHÁC:
Gần đây khoảng một tháng bệnh tình của anh ấy chuyển sang giai đoạn cuối thì mới biết là đã bị AIDS. Và cách đây khoảng 10 tháng tôi có quan hệ tình dục với bạn trai mà không dùng biện pháp an toàn. Thời gian đó thỉnh thoảng tôi vẫn hay bị cảm cúm, nhưng không sốt, không nổi hạch. Cách đây tầm hơn một tháng tôi có bị ho kéo dài hơn một tuần, tôi đi khám bệnh thì được bác sĩ cho xét nghiệm máu, nhưng kết quả âm tính. Vậy qua 10 tháng rồi mà tôi xét nghiệm là âm tính thì tôi có khả năng bị lây nhiễm HIV từ bạn trai không? Hiện tại cơ thể tôi vẫn bình thường và thỉnh thoảng bị cảm cúm do thời tiết thay đổi Tư vấn viên chia sẻ:
Ảnh minh họa
HIV lây nhiễm qua ba con đường chính, thứ nhất là lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh đẻ và cho con bú. Thứ hai là qua đường quan hệ tình dục, do tiếp xúc với dịch sinh dục của người có H và thứ ba là qua đường máu, do dùng chung các dụng cụ y tế, dụng cụ xuyên chích qua da với người có H. HIV là virut nguy hiểm và chưa có thuốc đặc trị, tuy nhiên không phải dễ lây và tỷ lệ lây nhiễm khi có hành vi không an toàn không phải là 100%. Theo những gì bạn mô tả, hiện nay bạn trai bạn đã chuyển sang giai đoạn cuối của nhiễm HIV, tức là giai đoạn AIDS. Tuy nhiên, cách đây 10 tháng là thời gian gần nhất bạn đã quan hệ với bạn trai mà không sử dụng biện pháp an toàn. Thời điểm bạn có quan hệ không an toàn, bạn trai bạn đã là người có H. Giai đoạn cửa sổ, nhiễm HIV mà xét nghiệm không phát hiện được kéo dài từ 6 tuần đến ba tháng , như vậy sau 10 tháng từ ngày có hành vi nguy cơ, kết quả xét nghiệm âm tính có nghĩa là bạn hoàn toàn không có H. Những biểu hiện sức khỏe của bạn chỉ là do sức đề kháng kém, chúng tôi mong bạn giữ gìn sức khỏe, và có lối sống lành mạnh, an toàn. Bạn nên tìm hiểu các biện pháp phòng lây nhiễm HIV, các bệnh lây truyền qua đường tình dục như sử dụng bao cao su, dùng bơm kim tiêm sử dụng một lần…
•    Hữu Tùng - Tư vấn viên - nhóm tư vấn thanh niên Thành phố Hà Nội Dự án phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho thanh niên). Gặp phải các tình huống tâm lý khó xử trong cuộc sống, bạn đọc có thể gửi thư về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn chúng tôi sẽ liên hệ với các chuyên gia tâm lý để chia sẻ cùng bạn.

Xét nghiệm mới dự đoán dị tật thai nhi

Xét nghiệm mới dự đoán dị tật thai nhi

TT - Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science Translational Medicine, các nhà khoa học Mỹ cho biết chỉ cần xét nghiệm mẫu máu của người mẹ và nước bọt của người cha có thể giúp dự đoán hàng ngàn rối loạn di truyền của thai nhi ở giai đoạn rất sớm, không cần những xét nghiệm xâm lấn gây nguy hại khác.
Hiện chỉ một số rối loạn di truyền như hội chứng Down được tầm soát trong thời kỳ mang thai. Khi có nghi ngờ, các bác sĩ sẽ tiến hành những xét nghiệm xâm lấn như chọc ối và lấy mẫu lông nhung màng đệm. Riêng với xét nghiệm mới này, bản đồ gen của thai nhi được thiết lập dựa trên phân tích gen lấy từ mẫu máu ở tuần thai thứ 18 của người mẹ kết hợp với phân tích gen từ mẫu nước bọt của bố. Kết quả dự đoán cuối cùng của xét nghiệm sẽ được xác nhận bằng cách phân tích mẫu máu lấy từ cuống rốn khi trẻ được sinh ra.
Các nhà nghiên cứu nhận định dù những xét nghiệm không xâm lấn để dự đoán gen của thai nhi là kỹ thuật mang tính khả thi, tuy nhiên việc phân tích để đưa đến kết luận cuối cùng tổn thương di truyền của trẻ vẫn là thách thức to lớn đối với các nhà khoa học.
BS NGUYỄN TẤT BÌNH (Theo Science Translational Medicine)

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

'Bệnh viêm da lạ' ở Việt Nam chưa từng có trên thế giới

'Bệnh viêm da lạ' ở Việt Nam chưa từng có trên thế giới

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam hôm nay cho biết: “Hội chứng Viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân không có sự tương đồng với bất cứ căn bệnh hoặc hội chứng nào được biết đến trên thế giới".
> Mối ngờ dioxin gây bệnh viêm da lạ

Chính vì yếu tố chưa từng có này mà theo bác sĩ Babatunde Olowokure - thuộc phái đoàn của WHO vừa được mời giúp Việt Nam - việc xác định nguyên nhân gây bệnh có thể mất nhiều thời gian hơn dự đoán và trong một số trường hợp có thể không xác định được nguyên nhân.
“Các nghiên cứu của chúng tôi tại các phòng thí nghiệm, lâm sàng và dịch tễ cho thấy hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân không có sự tương đồng với bất cứ căn bệnh hoặc hội chứng nào được biết đến trên thế giới", bác sĩ Babatunde Olowokure, Trưởng nhóm giám sát và phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết:
Hiện nay, nguyên nhân gây hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân vẫn chưa được xác định, các cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành.
Như vậy, sau hơn một năm bùng phát bệnh viêm da lạ khiến 23 người tử vong ở huyện miền núi Ba Tơ, Quảng Ngãi, Bộ Y tế đã mời các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) giúp đỡ.
Từ cuối năm 2011 đến nay, Bộ Y tế đã cử nhiều đoàn công tác gồm nhiều chuyên gia y tế đầu ngành trong nước về Quảng Ngãi để khảo sát thực địa, lấy mẫu: máu, tóc, đất, nước, côn trùng..., truy tìm nguyên nhân. Bước đầu, Bộ nhận định bệnh viêm da lạ là do nhiễm độc mãn tính nhưng chưa xác định được độc tố gì. Trong các xét nghiệm Bộ Y tế đã phát hiện độc tố Aflatoxin trong gạo ủ của người dân và asen trong máu bệnh nhi tử vong vì hội chứng.
Số người chết do bệnh viêm da lạ ở xã Ba Điền, huyện miền núi Ba Tơ ngày càng gia tăng khiến dân làng nơi đây ngày đêm sợ hãi, lo lắng. Ảnh: Trí Tín.
Số người chết do bệnh viêm da lạ ở xã Ba Điền, huyện miền núi Ba Tơ ngày càng gia tăng khiến người dân sợ hãi, lo lắng. Ảnh: Trí Tín.
Theo Bộ, hiện nay quan trọng nhất vẫn là truyền thông giúp người dân thay đổi tập quán sinh hoạt; đồng thời triển khai các biện pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh, giám sát sự tái phát của bệnh để đưa ra những biện pháp kiểm soát thích hợp.
Dự kiến, ngày 13/6 tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cử đoàn công tác gồm 25 chuyên gia, bác sĩ về xã Ba Điền, huyện miền núi Ba Tơ tiến hành khảo sát thực trạng chẩn đoán, điều trị và hội chẩn ca bệnh.
Theo thống kê của Trung tâm y tế huyện Ba Tơ, đến nay số người mắc bệnh viêm da lạ khoảng 240 người, trong đó 43 trường hợp tái phát và 23 trường hợp tử vong.
Trước đó, ngày 7/6, tại TP Đà Nẵng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã tổ chức Hội thảo chẩn đoán và điều trị bệnh viêm da lạ ở huyện miền núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi thu hút gần 100 chuyên gia y tế. Hầu hết chuyên gia nhận định, người dân mắc bệnh viêm da lạ ở Quảng Ngãi là do nhiễm độc và thống nhất đề xuất đưa dioxin vào yếu tố nghi vấn để nghiên cứu.

Người đầu tiên trên thế giới khỏi bệnh AIDS: 'Tôi ổn'


Người đầu tiên trên thế giới khỏi bệnh AIDS: 'Tôi ổn'

Timothy Brown đã thoát khỏi bệnh AIDS khi ghép tế bào gốc để chữa ung thư máu. Ảnh: thewellversed.com

4 năm trước, khi các bác sĩ tuyên bố một người đàn ông dường như đã thoát khỏi căn bệnh thế kỷ AIDS, nhiều người còn nghi ngờ đó chỉ là tạm thời. Nhưng giờ đây, anh Timothy Brown - bệnh nhân may mắn này - cho biết anh hoàn toàn bình thường.
> Người đàn ông 42 tuổi được chữa khỏi AIDS

Tình trạng khỏe mạnh của người đàn ông 46 tuổi này không phải là chuyện nhỏ. Bởi chỉ vài năm trước, anh là bệnh nhân AIDS, tức là đã mang "giấy báo tử" bên mình.
"Giờ đây tôi thấy rất tốt. Tôi không có bệnh ốm đau gì lớn, chỉ đôi khi bị cảm lạnh như mọi người bình thường", Brown cho biết.
Brown là người duy nhất trên thế giới thoát khỏi được AIDS - kết quả của việc ghép tế bào gốc máu từ một người khác để chữa bệnh ung thư máu cho anh.
"Trường hợp của tôi là bằng chứng cho thấy HIV có thể chữa được", anh nói với trang ABCnews.
Brown đã may mắn. Các tế bào gốc máu mà anh nhận được từ người hiến mang một đột biến gene đặc biệt, nó khiến anh chống lại được HIV. Đột biến gene này chỉ xuất hiện ở chưa đầy 1% những người da trắng, và ít hơn nhiều trong các chủng tộc khác.
Trước khi Brown được phẫu thuật năm 2007, các bác sĩ đã kiểm tra gần 70 người hiến để tìm được người phù hợp có mang gene đột biến ấy.
Tuy vậy, các chuyên gia cho biết mặc dù Brown đã khỏi bệnh, song quá trình chữa cho anh quá phức tạp, bởi tế bào gốc máu được lấy từ người trưởng thành. Vì thế, cần phải có sự tương thích rất lớn giữa người cho và người nhận.
Các bác sĩ hy vọng trong tương lai có thể dùng một giải pháp tương tự, nhưng đơn giản hơn, để cứu các bệnh nhân HIV - đó là dùng tế bào máu từ dây rốn. Với cách này, không cần sự tương hợp quá lớn, và cũng dễ dàng tìm người cho phù hợp hơn.
Tuy thế, điều này không dễ dàng. Tiến sĩ Lawrence Petz, giám đốc y học của ngân hàng máu cuống rốn StemCyte, cho biết ông và đồng nghiệp đã kiểm tra 17.000 mẫu máu cuống rốn đến nay, và chỉ tìm thấy 102 mẫu có đột biến gene kháng HIV.
Vài tuần trước, họ đã thực hiện ca ghép tế bào gốc máu cho một bệnh nhân nhiễm HIV, và dự kiến ghép cho một bệnh nhân khác ở Tây Ban Nha vào cuối năm nay. Tuy nhiên, họ phải chờ vài tháng nữa mới biết liệu ca ghép có hiệu quả đối với HIV hay không.
Ngoài ra, các bệnh nhân được ghép này không chỉ để chữa AIDS, mà còn chữa kết hợp các bệnh khác về gene.
Về phần Brown, anh cảm thấy may mắn vì mình là người duy nhất tới nay thoát khỏi loại virus đáng sợ mà hàng triệu người vẫn đang phải sống chung. Tuy nhiên, anh cũng hy vọng điều kỳ diệu ấy sẽ đến với mọi bệnh nhân khác nữa