Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Phòng khám Đông y TQ: Đủ đường chặt chém

Phòng khám Đông y TQ: Đủ đường chặt chém

Nhiều bệnh nhân trở thành nạn nhân của các phòng khám này vì đặt niềm tin vào những quảng cáo hoành tráng (có nơi còn mời nghệ sĩ, diễn viên nổi tiếng quảng cáo), cùng lời hứa trị “khỏi tận gốc” cộng với “bác sĩ ngoại” và cơ sở khang trang.
Dù không mắc bệnh, nhưng khi đến phòng khám Trung Quốc, phóng viên “được” bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh nặng, cần điều trị ngay với số tiền điều trị hàng triệu đồng.
 
Đóng gói thuốc không rõ nguồn gốc cho bệnh nhân tại phòng khám Việt Hải, 709 đường Giải Phóng, Hà Nội - Ảnh: QUỐC NGỌC, N.KHÁNH
Trong khi đó, “quy trình” khám bệnh chung ở các nơi chúng tôi đến chỉ là khai bệnh, bắt mạch, xem lưỡi, định bệnh, kê toa và bán thuốc.
Một “chiêu” chữa bệnh
Ngày 7-9, tôi và một đồng nghiệp nam (trong vai bệnh nhân bị rối loạn cương) đến phòng khám trung y Kỳ Tinh (43 Kinh Dương Vương, Q.6, TP.HCM) chữa trị. Nghe anh bạn của tôi kể bệnh, cô phiên dịch trao đổi bằng tiếng Hoa với vị bác sĩ Trung Quốc.
Sau khi hỏi tình trạng “ngủ đông” đã kéo dài bao lâu, vị bác sĩ bắt mạch cả hai tay của anh và “phán”: “Chức năng thần kinh sinh lý bị giảm. Gan thận âm suy. Máu huyết không lưu thông, bị cản trở. Gan nhiễm mỡ. Đây là hiện tượng liệt dương, nếu để lâu không thể chữa khỏi”.
Ông còn bảo người bệnh le lưỡi ra xem và nói bệnh liệt dương hoàn toàn có thể chữa khỏi với một liệu trình điều trị 20 ngày. Khi chúng tôi hỏi tiền thuốc hết bao nhiêu, không cần đợi phiên dịch, ông này cho biết luôn thuốc thường 250.000 đồng/ngày, thuốc tốt 350.000-400.000 đồng/ngày. Lấy lý do không mang đủ tiền, chúng tôi tìm cách rút lui thì cô phiên dịch nhanh nhảu gợi ý có bao nhiêu đóng trước bấy nhiêu rồi mai trở lại lấy thuốc đóng hết!
Vợ chồng anh Trần Trọng Nghĩa (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đến phòng khám trung y Kỳ Tinh cùng lúc với chúng tôi cho biết bác sĩ Trung Quốc chẩn đoán anh bị viêm họng cấp, dọa không chữa sẽ bị ung thư và các biến chứng nguy hiểm khác.
Ông bác sĩ này bảo đảm chữa khỏi trong 20 ngày. Anh Nghĩa quyết định mua luôn một liệu trình 20 ngày thuốc hết 8 triệu đồng (400.000 đồng/ngày). Số thuốc anh Nghĩa mua được phân trong các túi giấy, bên ngoài chỉ đề tên phòng khám và liều dùng, ngoài ra không có nguồn gốc, nhãn mác, tên thuốc, cơ sở sản xuất, hạn sử dụng...
Còn tại phòng khám đông y Hiện Đại (337 Cộng Hòa, Q.Tân Bình, TP.HCM), người khám bệnh suyễn cho tôi là một bác sĩ nam hỏi bệnh bằng tiếng Trung Quốc (có phiên dịch), sau khi hỏi thăm vài câu rồi bắt mạch, đặt ống nghe sau lưng tôi đã kết luận: “Phổi bị co thắt lại, hơi thở ngắn. Chức năng phổi kém lắm, co thắt kém”.
Ông ta “hù” bệnh của tôi nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang bệnh ung thư. Vị bác sĩ này nói bệnh của tôi phải kết hợp uống thuốc bắc và thuốc viên. Đợt đầu uống 20 ngày, sau đó tái khám. Tùy theo cơ địa, mỗi người uống 1-2 tháng sẽ khỏi bệnh. Thuốc có hai loại là 400.000 đồng/ngày hoặc tốt hơn thì mua loại 500.000 đồng/ngày.
Cùng ngày, tôi đến phòng khám đông y Trường An (786 Hồng Bàng, Q.11). Bác sĩ ở đây cũng bắt mạch, xem lưỡi xong liền phán: “Bệnh do nội tiết tố rối loạn, làm hồng chất tố của đại não bị rối loạn (?), gây mất ngủ”. Và tiếp theo là “bài ca không quên” muốn điều trị phải theo liệu trình 20 ngày của bác sĩ. Có hai loại nồng độ thuốc cao và trung bình. Cao 300.000 đồng/ngày, trung bình 250.000 đồng/ngày”... Tôi tìm cách rút lui nhưng vẫn bị níu kéo “đem theo bao nhiêu tiền thì cứ lấy bấy nhiêu ngày thuốc”.
Một bệnh nhân giấu tên, quê Cà Mau cho biết thấy quảng cáo trên truyền hình về phòng khám đông y Tâm Đức (943-945-947 Trần Hưng Đạo, Q.5) hay quá nên dù ở xa chị cũng quyết đến đây để điều trị chứng đau nhức khớp. Tại phòng khám, chị được một bác sĩ Trung Quốc bắt mạch, xem lưỡi và chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.
Vị này cũng đề nghị phải điều trị 20 ngày và bảo đảm hết đau với ba mức giá 400.000, 500.000 và 600.000 đồng/ngày. Chị mua luôn một tháng thuốc hết 15 triệu đồng. Uống mấy ngày đầu thấy đỡ đau nhưng mặt mũi từ từ phù ra. Khi uống hết thuốc chị lại thấy các khớp đau lại. Chị quay lại phòng khám thì bác sĩ Trung Quốc nói do cơ thể chị hấp thu chậm hoặc không hấp thu thuốc, cần uống thêm một hai tháng mới có tác dụng.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, bà Hoàng Thị Bích Nguyệt - đại diện phòng khám Tâm Đức - khẳng định: “Ở đây chỉ có tôi là người VN trực tiếp khám cho bệnh nhân, không có bác sĩ Trung Quốc nào”. Bà Nguyệt cũng khẳng định uống thuốc bắc của phòng khám chắc chắn bệnh trạng phải có tiến triển ít nhất 60%.
Tùy theo bệnh và cơ địa bệnh nhân mà thời gian điều trị sẽ lâu hay mau. Trả lời thắc mắc về giá thuốc quá cao, bà Nguyệt cho rằng giá cao là do phải nhập khẩu giá cao và do phòng khám phải sao tẩm để thành dược chất... Ngoài ra, giá thuốc cao còn do phải chi phí nhiều về cơ sở vật chất.
 
Số thuốc này phòng khám trung y Kỳ Tinh bán cho bệnh nhân với chẩn đoán viêm họng cấp. Tất cả đều không nhãn mác xuất xứ.-  Ảnh: QUỐC NGỌC, N.KHÁNH
Phải “giả trang” mới phát hiện vi phạm
Vì sao sai phạm của nhiều phòng khám Trung Quốc cứ lặp đi lặp lại và kéo dài nhiều năm không giải quyết được? Trả lời câu hỏi này, ông Phan Kim Bình - phó chánh thanh tra Sở Y tế TP.HCM - cho biết hằng năm Sở Y tế có hai đợt thanh tra kiểm tra các cơ sở hành nghề y dược tư nhân, trong đó có thanh tra kiểm tra các phòng khám Trung Quốc. Thanh tra cũng phát hiện và xử lý nhiều phòng khám Trung Quốc có vi phạm.
Theo ông Bình, qua kiểm tra phần lớn vi phạm của các phòng khám Trung Quốc là sử dụng người Trung Quốc hành nghề khi chưa được phép của Bộ Y tế; người phiên dịch không có bằng cấp theo quy định; sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, chất lượng; tự sản xuất thuốc sử dụng cho bệnh nhân mà không công bố với cơ quan có thẩm quyền.
Mới đây thanh tra Sở Y tế TP đã tiến hành kiểm tra phòng khám Trung Nam ở Q.11 và đã ra quyết định phạt hơn 12 triệu đồng do những vi phạm quảng cáo.
Về việc thanh tra kiểm tra, theo ông Bình, để tránh sự thông đồng, thường các thành viên đoàn thanh tra không được biết trước địa điểm đến thanh tra mà chỉ có trưởng đoàn thanh tra mới biết và quyết định đi đâu.
Sở dĩ phòng khám Trung Quốc có bác sĩ hoạt động “lậu” khó phát hiện là do họ tổ chức cho người Trung Quốc khám bệnh ở tầng trên. Khi thanh tra sở đến kiểm tra có lúc không lên tầng trên vì họ nói trên lầu là chỗ ở của người cho thuê mặt bằng. Để khắc phục khó khăn này, có khi thanh tra cũng phải giả bệnh nhân vào khám mới phát hiện được sai phạm.
Hạn chế quảng cáo giờ “vàng”
Ngày 20-9, phòng quảng cáo Trung tâm Truyền hình VN tại TP.HCM (VTV9) cho biết các phòng khám Trung Quốc được phát sóng trên đài đều trình hồ sơ với đầy đủ các điều kiện và giấy phép của cơ quan chức năng như giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề y, hình ảnh, băng đĩa và kịch bản được duyệt... Tuy nhiên, đài cũng có nhiều động tác nhằm hạn chế phát quảng cáo của những phòng khám này vào giờ vàng, chỉ cho phát trước 17g và sau 23g hằng ngày, hoặc thậm chí từ chối những hợp đồng quảng cáo mới với lý do đã hết thời lượng.

Phòng khám Trung Quốc “giam lỏng” bệnh nhân

Phòng khám Trung Quốc “giam lỏng” bệnh nhân

Ngày 15/6, chồng một bệnh nhân đã gọi đến báo Tuổi Trẻ nhờ “giải cứu” vợ anh bị phòng khám bệnh y học TQ (141 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) “giam lỏng” từ ngày 10/6 vì không có tiền đóng.
 >> Phòng khám Trung Quốc tiếp tục “nổ”
 >> Phòng khám Trung Quốc “nhờn thuốc” vì xử phạt quá nhẹ
 >> Bệnh nhân “tố” phòng khám Trung Quốc

Bác sĩ phòng khám Trung Quốc (bìa trái) khai báo với Công an P.2, Q.Phú Nhuận
Bác sĩ phòng khám Trung Quốc (bìa trái) khai báo với Công an P.2, Q.Phú Nhuận

Sáng 16/6, theo chỉ dẫn qua điện thoại của anh Nguyễn Thái Bảo, chồng bệnh nhân Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (34 tuổi, ở Q.Thủ Đức, TPHCM), chúng tôi đến khách sạn Sơn Lâm (139/2 Phan Đăng Lưu, P.2, Q.Phú Nhuận), nơi anh Bảo cho biết chị Hạnh đang bị “giam lỏng”, hỏi thuê phòng. Một bảo vệ khách sạn nhìn chúng tôi với ánh mắt dò xét và trả lời nhát gừng: “Hết phòng rồi”.

Báo giá vài trăm ngàn, thu hàng chục triệu

Kế hoạch xâm nhập khu “giam lỏng” bệnh nhân không thành, chúng tôi vào vai người nhà của chị Hạnh đi thẳng vào phòng khám hỏi xem chị Hạnh còn phải đóng bao nhiêu tiền mới được cho về. Một nhân viên mặc áo hồng lấy bệnh án của chị Hạnh ra cho chúng tôi cùng xem.

Trong hồ sơ có “đơn xin gia hạn thanh toán viện phí”, trong đó điền tên, tuổi chị Hạnh. Đơn này in sẵn chữ “do bệnh tình nghiêm trọng cần phải tiến hành điều trị ngay, nhưng tạm thời chưa mang đủ tiền, nay xin văn phòng khám bệnh y học Trung Quốc cho phép gia hạn thanh toán phí điều trị. Kính mong phòng khám xem xét và chấp nhận”.

Trong đơn ghi những khoản tiền mà chị Hạnh phải trả: điều trị viêm loét cổ tử cung 19.800.000 đồng, trị liệu u nang cổ tử cung 8.800.000 đồng, kiểm tra thông ống dẫn trứng không đau 6.800.000 đồng, truyền thuốc 1.560.000 đồng, soi máy CT 30 phút 2 triệu đồng. Tổng cộng là 38.960.000 đồng.

Chúng tôi đề nghị được lên thăm chị Hạnh thì được một nhân viên dẫn đi cổng sau của phòng khám để sang khách sạn Sơn Lâm và lên phòng 401. Gương mặt chị Hạnh còn thất thần sau nhiều ngày bị “giam lỏng” tại đây. Chị Hạnh kể luôn có nhân viên theo dõi chị. Chị không thể ra ngoài được vì xuống tầng trệt đã có người chặn ngay ở cổng, không cho ra. Không có tiền nên nhiều ngày chị chỉ được phòng khám cho ăn một bữa cơm. Chị lo lắng, khóc suốt, năn nỉ mãi nhưng cũng không ai cho về.

Theo chị Hạnh, vợ chồng chị chung sống 6 năm nay nhưng chưa có con. Gần đây, xem trên truyền hình thấy quảng cáo phòng khám này có thể chữa được bệnh vô sinh nên chị đã tìm đến điều trị. Hai vợ chồng chị đều làm công nhân, phải thuê nhà ở, thu nhập mỗi tháng được khoảng 5 triệu đồng.

Lúc đi cầu thang bộ lên lầu 4, nơi chị Hạnh đang bị ”giam lỏng” ở phòng 401 khách sạn Sơn Lâm, chúng tôi thấy nhiều phòng mở cửa và có nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ngồi, nằm trên giường. Bệnh nhân tên Tân cho biết anh được chuyển sang đây để điều trị bệnh trĩ từ ngày 15/6. Phòng khám nói phải đóng mười mấy triệu đồng nhưng anh mới đóng được 6 triệu đồng. Anh Tân thở dài, phàn nàn: “Điều trị gì mà mắc thế không biết!”.
Trước khi điều trị, chị Hạnh đã cẩn thận gọi điện trước hỏi bệnh của chị điều trị tốn bao nhiêu tiền. Nghe nhân viên phòng khám trả lời tùy từng loại bệnh, nhưng chỉ tốn khoảng vài trăm ngàn đồng nên sáng 10/6 chị mới tìm đến đây chữa bệnh. Sau đó, khi khám xong bác sĩ đưa ra bốn mức giá để điều trị bệnh cho chị. Chị Hạnh chỉ dám chọn mức thấp nhất là hơn 17 triệu đồng vì cao hơn sẽ không có khả năng trả.

Nhưng bác sĩ nói bệnh của chị phải chọn ở giá cao nhất là hơn 35 triệu đồng mới tốt. Khi chị Hạnh nói không có tiền điều trị giá cao thì bác sĩ lại nói cứ yên tâm điều trị, mai mốt về lấy tiền trả sau. Thế nhưng, thực tế phòng khám tính tiền lên đến gần 39 triệu đồng. Chồng chị xoay xở đủ cách, tháo cả chiếc nhẫn đang đeo ở tay nhờ người bà con bán giùm mới đóng được cho phòng khám này gần 12 triệu đồng.

Sau đó, bác sĩ chích thuốc loại gì chị Hạnh không nhớ (giá 2 triệu đồng/mũi). Bác sĩ chích thuốc cho chị được hai ngày, thấy chị hết tiền nên không chích gì nữa. Những ngày sau, chị Hạnh bị “giam lỏng” chứ không được điều trị gì thêm. Nhiều lần chị Hạnh năn nỉ xin được về nhà để chạy tiền đóng nhưng bác sĩ nhất quyết không cho. Sau nhiều ngày thấy chị Hạnh khóc lóc, thậm chí không có tiền để ăn cơm, phòng khám mới giảm một nửa viện phí cho chị, còn 20 triệu đồng.

Ngày 15/6, gia đình chị Hạnh có báo công an về vụ việc này nên giám đốc phòng khám đã đến gặp chị Hạnh và nói sẽ giảm một nửa viện phí, tức là nộp 6 triệu đồng nữa sẽ được về. Tuy nhiên, nhân viên phòng khám nói với chúng tôi rằng “coi như phòng khám đã điều trị miễn phí” cho chị Hạnh.

Giấy phép “sẽ cung cấp sau”

Hơn 13h ngày 16/6, chị Hạnh được phòng khám cho về. Khoảng 15h cùng ngày, chị Hạnh đến Công an P.2, Q.Phú Nhuận viết đơn tường trình sự việc. Công an P.2 sau khi lấy lời khai của chị Hạnh đã cử hai cán bộ công an cùng vợ chồng chị Hạnh đến làm việc với người có trách nhiệm của phòng khám.

Tại đây, ngoài người thư ký kiêm phiên dịch Lý Mỹ Trúc còn có người quản lý chi nhánh phòng khám bệnh y học Trung Quốc (141 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận) tên Hoa và bác sĩ Dương Diễm Hồng, người điều trị trực tiếp cho chị Hạnh. Hỏi tên họ đầy đủ của ông Hoa là gì thì phiên dịch không trả lời.

Khi đề nghị ông Hoa cho xem giấy phép phòng khám thì được trả lời sẽ cung cấp sau.

Khi hỏi bác sĩ Dương Diễm Hồng có giấy phép hành nghề tại phòng khám này không thì cũng được trả lời sẽ cung cấp sau. Vì sao phòng khám không có giường điều trị nội trú nhưng lại giữ bệnh nhân ở lại điều trị? Bà Diễm Hồng cho rằng do bệnh nhân mới điều trị không nên đi lại nhiều nên phòng khám có thuê khách sạn cho bệnh nhân ở để hằng ngày qua phòng khám điều trị cho tốt!

Theo Công an P.2, Q.Phú Nhuận, đây không phải là lần đầu tiên công an phường tiếp nhận đơn thư phản ảnh của bệnh nhân về phòng khám này mà đã có 4-5 trường hợp tương tự. Đây là vấn đề mà các cơ quan có trách nhiệm là Bộ Y tế và Sở Y tế TPHCM phải kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh.

Theo L.T.Hà - T.Dương - Đ.Thanh

Phòng khám Trung Quốc “giam lỏng” bệnh nhân


Phòng khám Trung Quốc “giam lỏng” bệnh nhân

Ngày 15/6, chồng một bệnh nhân đã gọi đến báo Tuổi Trẻ nhờ “giải cứu” vợ anh bị phòng khám bệnh y học TQ (141 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) “giam lỏng” từ ngày 10/6 vì không có tiền đóng.
 >> Phòng khám Trung Quốc tiếp tục “nổ”
 >> Phòng khám Trung Quốc “nhờn thuốc” vì xử phạt quá nhẹ
 >> Bệnh nhân “tố” phòng khám Trung Quốc

Bác sĩ phòng khám Trung Quốc (bìa trái) khai báo với Công an P.2, Q.Phú Nhuận
Bác sĩ phòng khám Trung Quốc (bìa trái) khai báo với Công an P.2, Q.Phú Nhuận

Sáng 16/6, theo chỉ dẫn qua điện thoại của anh Nguyễn Thái Bảo, chồng bệnh nhân Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (34 tuổi, ở Q.Thủ Đức, TPHCM), chúng tôi đến khách sạn Sơn Lâm (139/2 Phan Đăng Lưu, P.2, Q.Phú Nhuận), nơi anh Bảo cho biết chị Hạnh đang bị “giam lỏng”, hỏi thuê phòng. Một bảo vệ khách sạn nhìn chúng tôi với ánh mắt dò xét và trả lời nhát gừng: “Hết phòng rồi”.

Báo giá vài trăm ngàn, thu hàng chục triệu

Kế hoạch xâm nhập khu “giam lỏng” bệnh nhân không thành, chúng tôi vào vai người nhà của chị Hạnh đi thẳng vào phòng khám hỏi xem chị Hạnh còn phải đóng bao nhiêu tiền mới được cho về. Một nhân viên mặc áo hồng lấy bệnh án của chị Hạnh ra cho chúng tôi cùng xem.

Trong hồ sơ có “đơn xin gia hạn thanh toán viện phí”, trong đó điền tên, tuổi chị Hạnh. Đơn này in sẵn chữ “do bệnh tình nghiêm trọng cần phải tiến hành điều trị ngay, nhưng tạm thời chưa mang đủ tiền, nay xin văn phòng khám bệnh y học Trung Quốc cho phép gia hạn thanh toán phí điều trị. Kính mong phòng khám xem xét và chấp nhận”.

Trong đơn ghi những khoản tiền mà chị Hạnh phải trả: điều trị viêm loét cổ tử cung 19.800.000 đồng, trị liệu u nang cổ tử cung 8.800.000 đồng, kiểm tra thông ống dẫn trứng không đau 6.800.000 đồng, truyền thuốc 1.560.000 đồng, soi máy CT 30 phút 2 triệu đồng. Tổng cộng là 38.960.000 đồng.

Chúng tôi đề nghị được lên thăm chị Hạnh thì được một nhân viên dẫn đi cổng sau của phòng khám để sang khách sạn Sơn Lâm và lên phòng 401. Gương mặt chị Hạnh còn thất thần sau nhiều ngày bị “giam lỏng” tại đây. Chị Hạnh kể luôn có nhân viên theo dõi chị. Chị không thể ra ngoài được vì xuống tầng trệt đã có người chặn ngay ở cổng, không cho ra. Không có tiền nên nhiều ngày chị chỉ được phòng khám cho ăn một bữa cơm. Chị lo lắng, khóc suốt, năn nỉ mãi nhưng cũng không ai cho về.

Theo chị Hạnh, vợ chồng chị chung sống 6 năm nay nhưng chưa có con. Gần đây, xem trên truyền hình thấy quảng cáo phòng khám này có thể chữa được bệnh vô sinh nên chị đã tìm đến điều trị. Hai vợ chồng chị đều làm công nhân, phải thuê nhà ở, thu nhập mỗi tháng được khoảng 5 triệu đồng.

Lúc đi cầu thang bộ lên lầu 4, nơi chị Hạnh đang bị ”giam lỏng” ở phòng 401 khách sạn Sơn Lâm, chúng tôi thấy nhiều phòng mở cửa và có nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ngồi, nằm trên giường. Bệnh nhân tên Tân cho biết anh được chuyển sang đây để điều trị bệnh trĩ từ ngày 15/6. Phòng khám nói phải đóng mười mấy triệu đồng nhưng anh mới đóng được 6 triệu đồng. Anh Tân thở dài, phàn nàn: “Điều trị gì mà mắc thế không biết!”.
Trước khi điều trị, chị Hạnh đã cẩn thận gọi điện trước hỏi bệnh của chị điều trị tốn bao nhiêu tiền. Nghe nhân viên phòng khám trả lời tùy từng loại bệnh, nhưng chỉ tốn khoảng vài trăm ngàn đồng nên sáng 10/6 chị mới tìm đến đây chữa bệnh. Sau đó, khi khám xong bác sĩ đưa ra bốn mức giá để điều trị bệnh cho chị. Chị Hạnh chỉ dám chọn mức thấp nhất là hơn 17 triệu đồng vì cao hơn sẽ không có khả năng trả.

Nhưng bác sĩ nói bệnh của chị phải chọn ở giá cao nhất là hơn 35 triệu đồng mới tốt. Khi chị Hạnh nói không có tiền điều trị giá cao thì bác sĩ lại nói cứ yên tâm điều trị, mai mốt về lấy tiền trả sau. Thế nhưng, thực tế phòng khám tính tiền lên đến gần 39 triệu đồng. Chồng chị xoay xở đủ cách, tháo cả chiếc nhẫn đang đeo ở tay nhờ người bà con bán giùm mới đóng được cho phòng khám này gần 12 triệu đồng.

Sau đó, bác sĩ chích thuốc loại gì chị Hạnh không nhớ (giá 2 triệu đồng/mũi). Bác sĩ chích thuốc cho chị được hai ngày, thấy chị hết tiền nên không chích gì nữa. Những ngày sau, chị Hạnh bị “giam lỏng” chứ không được điều trị gì thêm. Nhiều lần chị Hạnh năn nỉ xin được về nhà để chạy tiền đóng nhưng bác sĩ nhất quyết không cho. Sau nhiều ngày thấy chị Hạnh khóc lóc, thậm chí không có tiền để ăn cơm, phòng khám mới giảm một nửa viện phí cho chị, còn 20 triệu đồng.

Ngày 15/6, gia đình chị Hạnh có báo công an về vụ việc này nên giám đốc phòng khám đã đến gặp chị Hạnh và nói sẽ giảm một nửa viện phí, tức là nộp 6 triệu đồng nữa sẽ được về. Tuy nhiên, nhân viên phòng khám nói với chúng tôi rằng “coi như phòng khám đã điều trị miễn phí” cho chị Hạnh.

Giấy phép “sẽ cung cấp sau”

Hơn 13h ngày 16/6, chị Hạnh được phòng khám cho về. Khoảng 15h cùng ngày, chị Hạnh đến Công an P.2, Q.Phú Nhuận viết đơn tường trình sự việc. Công an P.2 sau khi lấy lời khai của chị Hạnh đã cử hai cán bộ công an cùng vợ chồng chị Hạnh đến làm việc với người có trách nhiệm của phòng khám.

Tại đây, ngoài người thư ký kiêm phiên dịch Lý Mỹ Trúc còn có người quản lý chi nhánh phòng khám bệnh y học Trung Quốc (141 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận) tên Hoa và bác sĩ Dương Diễm Hồng, người điều trị trực tiếp cho chị Hạnh. Hỏi tên họ đầy đủ của ông Hoa là gì thì phiên dịch không trả lời.

Khi đề nghị ông Hoa cho xem giấy phép phòng khám thì được trả lời sẽ cung cấp sau.

Khi hỏi bác sĩ Dương Diễm Hồng có giấy phép hành nghề tại phòng khám này không thì cũng được trả lời sẽ cung cấp sau. Vì sao phòng khám không có giường điều trị nội trú nhưng lại giữ bệnh nhân ở lại điều trị? Bà Diễm Hồng cho rằng do bệnh nhân mới điều trị không nên đi lại nhiều nên phòng khám có thuê khách sạn cho bệnh nhân ở để hằng ngày qua phòng khám điều trị cho tốt!

Theo Công an P.2, Q.Phú Nhuận, đây không phải là lần đầu tiên công an phường tiếp nhận đơn thư phản ảnh của bệnh nhân về phòng khám này mà đã có 4-5 trường hợp tương tự. Đây là vấn đề mà các cơ quan có trách nhiệm là Bộ Y tế và Sở Y tế TPHCM phải kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh.

Theo L.T.Hà - T.Dương - Đ.Thanh
Tuổi trẻ

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị u nang buồng trứng

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là bệnh phổ biến mà chị em có thể gặp phải ở bất kì thời điểm nào trong cuộc đời.
Bạn có kinh nguyệt không có nghĩa là bạn nằm ngoài nguy cơ bị u nang buồng trứng. Hầu hết các trường hợp bị u nang buồng trứng đều không có dấu hiệu ban đầu nên sẽ khó phát hiện, thậm chí không cảm nhận được.
 
Phần lớn các u nang buồng trứng lành tính và vô hại nên trong nhiều trường hợp nó dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 5% khả năng u nang buồng trứng phát triển thành biến chứng nguy hiểm. Và chị em cần cẩn trọng với những biến chứng này.
 
Các dấu hiệu của u nang buồng trứng
 
- Những cơn đau: Dấu hiệu đầu tiên nghi ngờ bạn bị u nang buồng trứng là những cơn đau. Vấn đề là những cơn đau này có thể khó xác định vì nó có thể xảy ra ở những vị trí tương tự như các bệnh khác gây ra. Chỉ có một biểu hiện chắc chắn liên quan đến u nang buồng trứng là bạn bị đau sau khi quan hệ tình dục hoặc sau các hoạt động vất vả, đau ở vùng xương chậu.
 
 - Kinh nguyệt bất thường: Chu kỳ kinh nguyệt bất thường cũng có thể là một dấu hiệu bạn đang bị u nang buồng trứng. Cũng có nhiều bệnh có thể làm cho chu kì kinh nguyệt thỉnh thoảng không đều nhưng nếu kinh nguyệt thường xuyên rối loạn, cả về thời gian cũng như các đặc điểm của máu kinh (đậm đặc, sẫm đen…) thì bạn nên đi khám bác sĩ, vì có nhiều khả năng đó là do u nang buồng trứng gây ra.
 
- Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu trong âm đạo: Nếu thấy lâm râm đau trong bụng hoặc âm đạo, đừng vội nghĩ bạn đã mang thai. Hãy nghĩ rằng đó có thể dấu hiệu của một u nang đã hình thành trong buồng trứng.
 
- Đau hoặc tức vùng bụng, hoặc cảm giác đầy bụng: Nếu bạn cảm thấy như có một trọng lượng đè xuống ở vùng bụng khiến bạn khó thở, đặc biệt gần khu vực xương chậu thì đừng bỏ qua khả năng do u nang buồng trứng gây ra.
 
Ngoài ra, khi bị u nang buồng trứng, nhiều chị em còn thấy xuất hiện các dấu hiệu sau: Xuất huyết âm đạo bất thường, đau vùng chậu (bụng dưới và hai hố chậu) liên tục hoặc từng cơn, có thể lan ra sau lưng hoặc xuống hai đùi, đau khung chậu khi giao hợp, nôn, buồn nôn... Nếu u nang lớn có thể gây chèn ép trực tràng hoặc bàng quan làm rối loạn tiểu tiện.
 
Nếu các dấu hiệu này xuất hiện rời rạc thì có thể khó chẩn đoán là do u nang buồng trứng, nhưng nếu chúng xảy ra đồng thời thì nên đi khám ngay lập tức.
 
Hầu hết các u nang buồng trứng là vô hại, nhưng khi bạn bắt đầu cảm thấy những triệu chứng này, đặc biệt là cảm giác đau nhiều thì tức là bệnh đã nghiêm trọng hơn và cần điều trị càng sớm càng tốt.
 


Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Không vắc-xin nào hoàn hảo

Không vắc-xin nào hoàn hảo
Dù đã tiêm phòng vắc-xin thì cũng không nên chủ quan trước bệnh tật vì đây chỉ là giải pháp tốt nhất để phòng bệnh chứ không ngăn cản được bệnh tật.

Thời tiết nắng nóng khiến nhiều loại bệnh bắt đầu bùng phát. Điều khiến nhiều phụ huynh băn khoăn là tại sao con em họ đã được tiêm hoặc uống vắc-xin nhưng vẫn không tránh được những bệnh cần phòng ngừa.

Chưa kịp tiêm nhắc đã mắc bệnh

Tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, chị Hoàng Thu Thủy (ngụ Gia Lâm- Hà Nội) cứ băn khoăn không hiểu tại sao con gái 26 tháng tuổi của chị đã được tiêm vắc-xin ngừa Rubella nhưng vẫn mắc bệnh này. Thủy cho biết khi con được 15 tháng tuổi, chị đã đưa tới trung tâm y tế dự phòng tiêm vắc- xin phối hợp sởi, quai bị, Rubella nhưng chưa tới thời điểm tiêm nhắc lại mũi thứ 2 thì bé đã mắc bệnh.
Ảnh minh họa


Trong khi đó, vì chủ quan rằng đã được chích ngừa vắc-xin thủy đậu nên khi thấy con sốt và xuất hiện các nốt đỏ, nốt phỏng trên da, chị Trần Thị Quyên (ngụ Hưng Yên) nghĩ cứ để tự nhiên một vài ngày sẽ khỏi. Thế nhưng, do không vệ sinh da cẩn thận, con chị ngứa ngáy gãi trầy da dẫn tới bội nhiễm, nốt đậu mưng mủ, sưng to phải điều trị kéo dài.
Theo bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian qua, khoa này tiếp nhận nhiều trẻ nhỏ mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm não Nhật Bản, tay chân miệng, Rubella, thủy đậu, quai bị… trong đó có những trường hợp đã được tiêm vắc-xin nhưng vẫn mắc bệnh.

Ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng việc trẻ được tiêm vắc-xin nhưng vẫn mắc bệnh có thể do nhiều nguyên nhân như cơ địa quá yếu không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với vắc-xin, tiêm không đủ liều, bỏ tiêm giữa chừng, tiêm sớm so với thời gian quy định hoặc trẻ được tiêm phòng trong lúc đang bị một số bệnh cấp tính như sốt cao, ho nhiều, nhiễm virus nặng. Ngoài ra, có thể còn do chất lượng vắc-xin bị giảm vì quy trình bảo quản hoặc kỹ thuật tiêm không bảo đảm.

Không bảo vệ được 100%

PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết vắc-xin là công cụ rất hiệu quả để chống lại virus hoặc vi khuẩn gây bệnh, tiêm vắc-xin là cách chủ động đưa vào cơ thể một kháng nguyên để kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch chủ động để dự phòng bệnh. Tuy nhiên, trong thực tế không có vắc-xin nào là hoàn hảo và bảo vệ 100% cho người được tiêm. Do đó, vẫn có một tỉ lệ nhất định người tiêm không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với hiệu quả bảo vệ của vắc-xin.

Ông Bình lưu ý với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch thụ động chống lại các tác nhân gây bệnh thường được người mẹ truyền sang nhưng miễn dịch này chỉ tồn tại trong vòng 6 tháng sau sinh. Sau thời điểm này, trẻ rất dễ bị mầm bệnh trong môi trường tấn công nên sẽ dễ nhiễm bệnh. Đây chính là đối tượng cần được tiêm vắc-xin phòng bệnh, ít nhất là những loại vắc-xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Ngoài ra, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần tiêm vắc-xin ngừa Rubella, uốn ván, cúm… để bảo vệ thai nhi tránh các dị tật do người mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Tuy nhiên, giới chuyên môn khuyến cáo rằng kể cả khi đã được tiêm phòng vắc-xin cũng không nên chủ quan trước bệnh tật. Việc tiêm phòng chỉ nên coi là giải pháp tốt nhất để phòng ngừa chứ không phải là “tấm áo giáp” ngăn cản tất cả bệnh tật. “Có bà mẹ nghĩ rằng đã cho con uống vắc-xin ngừa Rotavirus rồi thì có thể ngừa luôn bệnh tiêu chảy nhưng thực chất, căn nguyên gây bệnh tiêu chảy ở trẻ ngoài virus còn có vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn... Vì vậy, trẻ vẫn có nguy cơ mắc tiêu chảy sau khi uống vắc-xin ngừa Rotavirus”- ông Bình dẫn chứng.
Theo NLĐ

Vung tiền giành giật bác sĩ

Vung tiền giành giật bác sĩ

Chảy máu chất xám trong lĩnh vực y tế đang trở thành vấn nạn khiến bệnh viện công lập ở TPHCM nhức đầu. Để giữ chân người tài, không ít bệnh viện phải dùng chiêu độc.

Vung tiền giành giật bác sĩ
Bệnh viện công ngày càng quá tải nhưng lương thấp cùng cơ chế đãi ngộ không cao, hàng loạt bác sĩ bệnh viện công tìm đường thoát thân. Ảnh: L.N

“Nhảy việc”

Sau gần 10 năm cống hiến ở Bệnh viện (BV) Chấn thương chỉnh hình TPHCM, mới đây, bác sĩ Ph.Q.A, chuyên khoa Cột sống đã nhảy ra một bệnh viện tư ở quận 10 để làm việc với mức lương hơn 30 triệu đồng/tháng.

“Cuộc sống đòi hỏi nhiều thứ, trong đó có chuyện kinh tế. Hai đứa con đi học, vợ ốm đau, tôi không thể cày cuốc ở đây khi đồng lương vẫn còm cõi”, bác sĩ A. chia sẻ.

Cũng như bác sỹ A, BS Lê H.H., công tác ở khoa Ngoại tổng quát, BV nhân dân 115 cũng dứt áo ra đi sau 7 năm làm việc ở đây. Lý do người này đưa ra rất đơn giản “vì bệnh viện trả lương thấp”. 

“Ngoài lương, tiền công mổ và tiền trực, mỗi tháng tôi chỉ nhận chưa tới 15 triệu đồng”, bác sĩ H., nói, “Trong khi cuộc sống phải bôn ba nhiều thứ, chưa kể giá cả ngày càng đắt đỏ”.

Sau bảy năm làm việc ở đây, khi chuyên môn của bác sĩ H. đã “cứng cáp”, chuyện anh “nhảy việc” cũng không bất ngờ, bởi trước đó nhiều đồng nghiệp của anh đã ra đi.

“Các bệnh viện tư mọc lên như nấm, cơ sở vật chất hiện đại, nhưng thiếu nhân lực nên những anh em có tay nghề như chúng tôi luôn được săn đón”, H. chia sẻ.

Với mức lương 25 triệu đồng, chưa kể phụ trách chuyên trách khoa ngoại ở một bệnh viện tư, cộng với tiền mổ dịch vụ, mỗi tháng bác sĩ H. kiếm được gần 50 triệu đồng.

Sau khi được Viện Tim TPHCM cử đi học chuyên khoa 2 xong, bác sĩ G. kiếm cớ rồi rời nơi này. Trả lại một khoản tiền chưa tới 70 triệu đồng mà bệnh viện chi ra cho anh đi học, bác sĩ này lặng lẽ ra đi.

Thực tế bác sĩ G. đang công tác cho Viện Tim Tâm Đức, một bệnh viện tư nhân ở quận 7, TPHCM, với mức lương gần 50 triệu/tháng.

“Đi đâu mình cũng phục vụ bệnh nhân, nhưng có nơi trả lương cao, coi trọng thì mình đến”, bác sĩ G. không ngần ngại cho biết.

Cũng như G. trong năm 2011 và năm tháng đầu năm nay, 10 bác sĩ ở BV Thống nhất TPHCM đi tìm bến đỗ mới là các bệnh viện tư và bệnh viện nước ngoài ở TPHCM.

BS Đặng V.Th. ở BV Thống Nhất cho biết: “Rất đắn đo khi rời nơi mình gắn bó 20 năm nay, nhưng khi được một bệnh viện quốc tế ở quận 1 mời về làm giám đốc chuyên môn, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Rút cuộc tôi đã quyết định ra đi”.

Mức lương mà bác sĩ Th. nhận được ở nơi làm mới là 3.000 USD/tháng.

BS Hoàng V.N., cho biết đã quyết định đi học chuyên khoa 1 để “nhảy” sang bệnh viện tư vì năm năm làm việc ở Trạm y tế phường 14, quận 4 nhưng chỉ nhận mức lương 5 triệu/tháng.

“Mức lương này chỉ bằng một hộ lý ở bệnh viện tư nhân. Đó là chưa kể tụi tui bị lụt nghề vì ở các trạm y tế xã phường chẳng có gì làm ngoài khám bệnh thông thường”, bác sĩ N. nói.

Ở lĩnh vực sản khoa, nhiều bác sĩ cũng “nhảy việc”. Thống kê cho thấy, mỗi năm, tại hai bệnh viện sản đầu ngành của TPHCM là Từ Dũ và Hùng Vương, ít nhất 20 bác sĩ xin ra ngoài làm phòng khám sản tư, hoặc chuyển sang công tác cho các bệnh viện phụ sản quốc tế và tư nhân khác.

Vung tiền giành giật bác sĩBệnh viện tư luôn trải thảm đỏ mời gọi bác sĩ, dược sĩ với mức lương 30-50 triệu đồng/tháng. Ảnh: L.N

Khó giữ

Trước thực trạng chảy máu chất xám, nhiều bệnh viện công ra sức “xé rào” để giữ người tài. Tuy nhiên, chừng ấy là chưa đủ.

BS Nguyễn Ngọc Anh, Phó Giám đốc BV 115, than thở: “Một năm nơi đây cử từ 50 - 60 bác sĩ đi học với quy chế học xong phải về phục vụ cho bệnh viện nhưng vẫn có 40% bác sĩ thất thoát ra ngoài. Đi đâu họ cũng phải phục vụ cho bệnh nhân nhưng chúng tôi thấy buồn vì mình không níu giữ chân họ được”.

Sau khi nhận một bác sĩ đa khoa vào làm việc, hầu hết các bệnh viện đều phải cho các bác sĩ này đi đào tạo chuyên khoa sâu với thời gian từ 3 - 5 năm.

Tuy nhiên, BS Phan Văn Báu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, cũng bất lực nhìn họ ra đi vì chế độ tiền lương còn kém hấp dẫn, trong khi bên ngoài các bệnh viện tư đủ chiêu lôi kéo.

“Một bác sĩ có tay nghề vững, hầu hết đều được bệnh viện tư mời về làm phó hoặc trưởng khoa với mức lương cao, nên mình cũng không ngăn được”, BS Báu nói.

Đó là chưa kể, theo bác sĩ Báu, hiện các đơn vị hoạt động về tự chủ tài chính, nghĩa là tự thu chi nên cũng cân nhắc về thu hút người tài.

Để giữ chân bác sỹ, Viện Tim TPHCM đã dùng chiêu tính phụ cấp thâm niên cho nhân viên y tế. Theo đó, người nào làm 5 năm ở bệnh viện nhận thêm phụ cấp 5% mức lương, 15 năm nhận mức phụ cấp 20% và làm 30 năm nhận 30% .

Thế nhưng, nhiều bác sĩ vẫn “nhảy việc”. Nhiều lãnh đạo bệnh viện công thuộc Sở Y tế TPHCM cho rằng, có tình trạng “chảy máu” này là do việc cho phép các bệnh viện tư mọc lên vô tội vạ mà không quan tâm đến đề án nhân sự rõ ràng. Vì vậy, khi bệnh viện ra đời, do không ràng buộc về cơ chế nên bệnh viện tư vô tư “lôi kéo” người tài.

Trong khi bệnh viện công tìm cách giữ chân bác sỹ thì các bệnh viện tư như BV Hoàn Mỹ, An Sinh hay Viện Tim Tâm Đức… cũng tìm cách thu hút bác sĩ giỏi. Những nơi này sẵn sàng mời bác sĩ giỏi nhưng lương thấp, lại không được trọng dụng ở các bệnh viện công về làm với mức từ 50 - 70 triệu/tháng, chưa kể các khoản phụ cấp khác như mổ, làm thêm ngoài giờ. Ngoài ra, họ còn cho bác sĩ nghỉ ngơi ở nước ngoài, có xe đưa đón…

BSLê H.H., cho biết không chỉ áp lực công việc vì quá tải ở các bệnh viện công mà nguy cơ chính bác sĩ phải gánh những rình rập tai biến do chữa trị ở đây rất lớn.

“Thường khi bị tai biến là mình phải gánh chịu, trong khi bệnh viện tư họ mua bảo hiểm cho mình và chịu bồi thường cho mình”, bác sĩ H. chia sẻ.

Thiếu trầm trọng dược sĩ, bác sĩ

Sở Y tế TPHCM cho biết hiện TPHCM thiếu ít nhất 4.000 bác sĩ và 3.000 dược sĩ để cung cấp đầy đủ cho các bệnh viện,cơ sở y tế trên địa bàn.

Theo thống kê, hiện TPHCM có tỉ lệ 6 bác sĩ/10.000 người dân trong khi mức chuẩn cần phải có 10 bác sĩ/10.000 người dân.

Ngoài ra, tại các bệnh viện tình trạng thiếu dược sĩ cũng diễn ra trầm trọng. Nguyên nhân được cho là do các hãng dược trong và ngoài nước thu hút lượng dược sĩ đi làm trình dược viên với mức lương từ 10 - 30 triệu đồng/tháng trong khi ở bệnh viện chỉ 5 triệu đồng/tháng.

Mắc đái tháo đường khi mang thai

Mắc đái tháo đường khi mang thai

Khi đang bị tiểu đường, tôi có thể sinh thêm bé thứ hai không và có khả năng xảy ra biến chứng, nguy hiểm gì? Con tôi sinh ra có bị tiểu đường không? (bé đầu chưa khám tiểu đường). (Thùy Lâm)

Trả lời:
Đái tháo đường có nhiều ảnh hưởng đến mẹ và bé trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể có một thai kỳ bình thường và sinh em bé khỏe mạnh nếu đường huyết được kiểm soát tốt trong suốt thai kỳ. Khi chuẩn bị có hoặc đã có thai, bạn sẽ phải ngưng các loại thuốc viên uống và chuyển sang tiêm insulin. Bạn nên báo cho bác sĩ biết về kế hoạch mang thai để có hướng điều chỉnh phù hợp.
Khi cha mẹ bị tiểu đường, nguy cơ con bị bệnh này sẽ cao hơn, nhưng không phải tất cả. Khi lớn lên, chế độ ăn và tập luyện thể lực hợp lý có thể giúp con bạn ngăn ngừa bệnh đái tháo đường

Việt Nam hạng nhì trên bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012 * In * Email * Ý kiến (37) * Chia sẻ: x o Del.icio.us o Google Bookmarks o Twitter o Facebook Về vấn đề chia sẻ * * * Tin liên hệ * Việt Nam xếp hạng 34/158 về Chỉ số Hòa bình Toàn cầu * Việt Nam-Miến Điện tăng cường thương mại, đầu tư * Việt Nam phát động kế hoạch xử lý chất thải y tế * Thành quả chuyến đi VN của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ CỠ CHỮ - + Trà Mi-VOA 15.06.2012 Việt Nam đứng thứ hai trong số các quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới xét về lĩnh vực sử dụng các nguồn tài nguyên môi trường để mang lại cuộc sống hạnh phúc và tuổi thọ lâu dài cho người dân, theo bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012 (HPI) do Qũy Kinh tế Mới vừa công bố. Ba nước dẫn đầu bảng xếp hạng 151 quốc gia trên thế giới được xem là có dân số thọ nhất, hài lòng với cuộc sống nhất, và có dấu ấn sinh thái thấp nhất (tức tiêu thụ và thải carbonic vào môi trường thấp) lần lượt là Costa Rica, Việt Nam, và Colombia. Đây là năm thứ hai liên tiếp Costa Rica giữ vị trí hàng đầu về chỉ số HPI. Ba nước chót bảng là Botswana, Chad, và Qatar. Kết quả chỉ số HPI 2012 cho thấy con người vẫn chưa được sống trong một hành tinh hạnh phúc. Sở dĩ các nước thu nhập cao có điểm số thấp là do có dấu ấn về sinh thái cao. Còn các quốc gia có thu nhập kém nhất như ở Châu Phi bị xếp hạng thấp về chỉ số HPI bởi mức độ hài lòng cuộc sống và tuổi thọ của người dân không cao. Qũy Kinh tế Mới nhấn mạnh chỉ số HPI không đo lường được tất cả. Các nước có chỉ số HPI cao có thể có rất nhiều vấn đề và thực tế là nhiều nước xếp hạng cao trên bảng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh bị tai tiếng bởi tình trạng nhân quyền. Dù nhân quyền có thể tác động tiêu cực đến mức độ hạnh phúc và hài lòng của người dân, nhưng chỉ số HPI không nhắm tới việc đánh giá, đo lường những quyền này. Vì vậy, Qũy Kinh tế Mới đề nghị không nên chỉ dựa trên chỉ số HPI để đánh giá, mà nên xem đó là một thành tố cộng gộp để xem xét cùng với các chỉ số đo lường khác như tình hình kinh tế và áp lực môi trường. Juliet Michaelson x Juliet Michaelson ​​Bà Juliet Michaelson, chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Qũy Kinh tế Mới có trụ sở ở London, Anh Quốc, cho VOA Việt ngữ biết: “Dù Việt Nam đứng thứ hai trên bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012, không có nghĩa là Việt Nam là nước hạng nhì trên thế giới về mức độ mà chúng ta gọi là hạnh phúc hoặc mức độ mà người dân hài lòng về cuộc sống của mình một cách tổng thể. Sở dĩ Việt Nam chiếm thứ hạng cao về HPI là do tuổi thọ trung bình của người dân cao (cao hơn người dân ở nhiều nước có thu nhập cao) và tỷ lệ khai thác-sử dụng tài nguyên sinh thái thấp. Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh nêu lên sự an sinh của người dân song hành với sự quan tâm tới hành tinh của chúng ta để xem rằng liệu cách chúng ta đang sống trong hành tinh này hiện nay có thể mang lại cuộc sống hạnh phúc trong tương lai hay không. Dĩ nhiên cần phải nhìn cụ thể vào nhiều thước đo khác nữa để đánh giá xã hội ở các nước như thế nào. HPI là chỉ số hạnh phúc của người dân tương quan với các hoạt động khai thác-sử dụng tài nguyên sinh thái, là một thông điệp hữu ích chỉ ra rằng liệu con đường mà một quốc gia đang đi có đạt được tiến bộ hay không.” Qũy Kinh tế Mới là một tổ chức nghiên cứu độc lập chuyên thực hiện các cuộc nghiên cứu về chỉ số HPI của các nước trên thế giới nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách phát huy các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề kinh tế, môi trường, và xã hội. Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh được công bố lần đầu tiên vào năm 2006 và bảng xếp hạng 2012 là bản phúc trình toàn cầu lần thứ ba về chỉ số này. Trong bảng xếp hạng công bố hồi năm 2009, Việt Nam xếp thứ 5

Việt Nam hạng nhì trên bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012

Việt Nam đứng thứ hai trong số các quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới xét về lĩnh vực sử dụng các nguồn tài nguyên môi trường để mang lại cuộc sống hạnh phúc và tuổi thọ lâu dài cho người dân, theo bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012 (HPI) do Qũy Kinh tế Mới vừa công bố.

Ba nước dẫn đầu bảng xếp hạng 151 quốc gia trên thế giới được xem là có dân số thọ nhất, hài lòng với cuộc sống nhất, và có dấu ấn sinh thái thấp nhất (tức tiêu thụ và thải carbonic vào môi trường thấp) lần lượt là Costa Rica, Việt Nam, và Colombia.

Đây là năm thứ hai liên tiếp Costa Rica giữ vị trí hàng đầu về chỉ số HPI. Ba nước chót bảng là Botswana, Chad, và Qatar.

Kết quả chỉ số HPI 2012 cho thấy con người vẫn chưa được sống trong một hành tinh hạnh phúc. Sở dĩ các nước thu nhập cao có điểm số thấp là do có dấu ấn về sinh thái cao. Còn các quốc gia có thu nhập kém nhất như ở Châu Phi bị xếp hạng thấp về chỉ số HPI bởi mức độ hài lòng cuộc sống và tuổi thọ của người dân không cao.

Qũy Kinh tế Mới nhấn mạnh chỉ số HPI không đo lường được tất cả. Các nước có chỉ số HPI cao có thể có rất nhiều vấn đề và thực tế là nhiều nước xếp hạng cao trên bảng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh bị tai tiếng bởi tình trạng nhân quyền. Dù nhân quyền có thể tác động tiêu cực đến mức độ hạnh phúc và hài lòng của người dân, nhưng chỉ số HPI không nhắm tới việc đánh giá, đo lường những quyền này. Vì vậy, Qũy Kinh tế Mới đề nghị không nên chỉ dựa trên chỉ số HPI để đánh giá, mà nên xem đó là một thành tố cộng gộp để xem xét cùng với các chỉ số đo lường khác như tình hình kinh tế và áp lực môi trường.

Juliet Michaelson
x
Juliet Michaelson
Bà Juliet Michaelson, chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Qũy Kinh tế Mới có trụ sở ở London, Anh Quốc, cho VOA Việt ngữ biết:

“Dù Việt Nam đứng thứ hai trên bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012, không có nghĩa là Việt Nam là nước hạng nhì trên thế giới về mức độ mà chúng ta gọi là hạnh phúc hoặc mức độ mà người dân hài lòng về cuộc sống của mình một cách tổng thể. Sở dĩ Việt Nam chiếm thứ hạng cao về HPI là do tuổi thọ trung bình của người dân cao (cao hơn người dân ở nhiều nước có thu nhập cao) và tỷ lệ khai thác-sử dụng tài nguyên sinh thái thấp. Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh nêu lên sự an sinh của người dân song hành với sự quan tâm tới hành tinh của chúng ta để xem rằng liệu cách chúng ta đang sống trong hành tinh này hiện nay có thể mang lại cuộc sống hạnh phúc trong tương lai hay không. Dĩ nhiên cần phải nhìn cụ thể vào nhiều thước đo khác nữa để đánh giá xã hội ở các nước như thế nào. HPI là chỉ số hạnh phúc của người dân tương quan với các hoạt động khai thác-sử dụng tài nguyên sinh thái, là một thông điệp hữu ích chỉ ra rằng liệu con đường mà một quốc gia đang đi có đạt được tiến bộ hay không.”

Qũy Kinh tế Mới là một tổ chức nghiên cứu độc lập chuyên thực hiện các cuộc nghiên cứu về chỉ số HPI của các nước trên thế giới nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách phát huy các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề kinh tế, môi trường, và xã hội.

Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh được công bố lần đầu tiên vào năm 2006 và bảng xếp hạng 2012 là bản phúc trình toàn cầu lần thứ ba về chỉ số này. Trong bảng xếp hạng công bố hồi năm 2009, Việt Nam xếp thứ 5

Việt Nam: Trung bình mỗi ngày có hai sản phụ tử vong

Việt Nam: Trung bình mỗi ngày có hai sản phụ tử vong

(VTC News) – Khi sinh con, nhiều sản phụ gặp tai biến sản khoa dẫn đến tử vong. Những tai biến có thể là rối loạn đông máu, mất máu nhiều, lộn tử  cung, thuyên tắc ối.

>> “Tỷ lệ tử vong thấp hơn các nước trong khu vực”
>> 'Nhà hộ sinh ế, lỗi do bệnh viện phụ sản'

Những cái chết thương tâm

Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức Liên Hợp Quốc (UN) và Ngân hàng thế giới (WB) công bố vào tháng 10/2010 thì tỷ số tử vong sản phụ của Việt Nam đứng thứ 4 trong 10 nước Đông Nam Á.

Đến năm 2010, tỷ lệ tử vong các bà mẹ còn 65/100.000 trẻ đẻ sống. Mục tiêu phấn đấu đến 2020 chỉ còn khoảng 58,3 bà mẹ tử vong/100.000 trẻ đẻ sống. Với tỉ lệ này mỗi năm Việt Nam mất đi khoảng 600 - 700 bà mẹ tử vong liên quan đến sản. Tính bình quân, một ngày 2 bà mẹ ra đi.

Khám trước sinh rất cần thiết để tránh phần nào tai biến sản khoa. 

Thời gian gần đây, rộ lên những ca sản phụ tử vong do tai biến. Chỉ tính riêng từ tháng 4/2012 đến nay đã có trên 10 sản phụ tử vong trong khi sinh.

Gần đây nhất là vào khoảng 19h00 ngày 8/6, chị Thanh Tùng (Mộ Đức, Quảng Ngãi) có triệu chứng đau bụng muốn sinh nên gia đình đưa vào Bệnh viện đa khoa huyện Mộ Đức. Đến 20h30 cùng ngày, các y tá trung tâm làm các thủ tục xét nghiệm, siêu âm và kết luận sức khoẻ của cả sản phụ và thai nhi đều bình thường.

Vào khoảng 0h30 phút ngày 9/6, sản phụ Thanh Tùng dần đuối sức, mặt tím tái thì được y tá tiêm thuốc để hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, thai phụ Tùng tử vong ngay sau đó. Thông tin xác minh nguyên nhân ban đầu, sản phụ Huỳnh Phan Thanh Tùng tử vong do bị thuyên tắc ối.

Trước đó, chị Dương Thị Ni (Quảng Thuận, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) bị tử vong trong quá trình sinh vì tràn dịch màng phổi nặng do thức ăn và dịch vị dạ dày bị tràn ngược vào phổi.

Vào khoảng 17h ngày 25/3/2012, chị Ni được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa TP Đồng Hới (Quảng Bình) làm thủ tục nhập viện để sinh con.

Sau khi được thăm khám tại Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa TP Đồng Hới, các bác sỹ bệnh viện này cho biết, tình trạng sức khỏe thai phụ tốt, chỉ định sinh con bình thường. Tuy nhiên, dự đoán sinh thường đã không thực hiện được và chị Ni phải phẫu thuật. Chị sinh con trai nặng 3,6 kg, nhưng ngay sau đó, chị Ni phải chuyển lên bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới vì sản phụ bị tràn dịch màng phổi nặng do thức ăn và dịch vị dạ dày bị tràn ngược vào phổi. Đến khoảng 17h ngày 4/4/2012, chị Ni đã tử vong.

Sản phụ đối mặt với tai biến gì?

Bác sĩ Phạm Thị Minh Trang, nguyên phó chủ nhiệm Khoa Sản phụ và Kế hoạch hóa gia đình, bệnh viện 198 cho rằng: “Trong lĩnh vực y học, không chỉ ngành sản khoa có tai biến mà nhiều ngành khác cũng tương tự. Và khi sản phụ tử vong, đây là mất mát của gia đình bệnh nhân nhưng chúng tôi – những thầy thuốc cũng đau đáu, trăn trở để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục”.

Trong khi sinh, sản phụ dễ gặp tai biến như băng huyết, lộn tử cung, thuyên tắc ối, dịch tràn màng phổi…

Theo nhận định của bác sĩ Phạm Thị Minh Trang thì những tai biến này đa số xảy ra ở các bệnh viện tuyến dưới. Ở đây, điều kiện trang thiết thiếu thốn, vì ít bệnh nhân nên kinh nghiệm của bác sĩ hạn chế do không được cọ xát nhiều. Như vụ việc sản phụ Thanh Tùng (Mộ Đức, Quảng Ngãi) nhập viện đa khoa huyện Mộ Đức thì tại khoa sản chỉ có khoảng 5 y tá và bác sĩ.  Theo thông lệ làm việc tại đây, vào ngày thứ 7 và chủ nhật, không có bác sĩ nào trực mà chỉ có y tá.

Hơn nữa, các cụ có câu nói “chửa cửa mả” nên sản phụ nếu không được tư vấn tốt khi có bầu, không được quản lý thai nghén khi mang thai thì nguy cơ gặp tai biến nhiều hơn trong quá trình chuyển dạ.

Nếu sản phụ được chăm sóc tốt, ăn uống bổ sung chất sắt thì phòng tránh được thiếu máu. Vì thiếu máu dẫn tới rối loạn đông máu, và rối loạn này sẽ gây ra tai biến chảy nhiều máu sẽ dễ tử vong.

Trong quá trình sinh, nếu xảy ra tai biến lộn tử cung do cơ tử cung nhẽo tụt ra ngoài cũng dễ dẫn đến băng huyết.

Khi khám thai định kỳ, sản phụ sẽ được thử máu để biết được có mắc bệnh về máu như rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, có bị thiếu máu hay không để có biện pháp bổ sung dưỡng chất cũng như dự phòng tai biến khi sinh con.

Ngoài ra, trong quá trình quản lý thai nghén, sản phụ được khám nội để dự phòng tai biến nếu có các bệnh về thận, tim, gan…

Từ đó, bác sĩ thăm khám sẽ tiên lượng được sinh tự nhiên, hay sinh mổ để hạn chế tai biến. Ví dụ trường hợp sản phụ Dương Thị Ni (Quảng Ngãi) nếu được tiên lượng 50% phải mổ thì sẽ phải nhịn ăn uống hoàn toàn để an toàn không xảy ra tai biến tràn dịch màng phổi.

Phân tích về trường hợp bị tràn dịch màng phổi này, bác sĩ Trang cho rằng, có thể vì có ăn uống trước khi sinh, và trong quá trình đẻ mổ có gây mê, bác sĩ đặt ống nội khí quản nên kích thích sản phụ Ni nôn. Và khi đó, sữa, thức ăn bị tràn ngược vào phổi khiến phổi của chị Ni bị phù nề dẫn đến tử vong.

Với tai biến thuyên tắc ối khiến nhiều sản phụ tử vong thời gian gần đây thì rất khó tiên lượng. Bác sĩ Phạm Thị Minh Trang cho biết: Thuyên tắc ối là tai biến sản khoa có tỉ lệ rất ít nhưng nguy cơ tử vong lại rất cao. Thuyên tắc ối có thể xảy ra khi sản phụ bị bong nhau sớm, nước ối tràn vào mạch máu, đi khắp nơi vào phổi dẫn đến khó thở vì thiếu ôxi, suy tuần hoàn cấp tính cho mẹ.

Quá trình này xảy ra nhanh chóng và tiến triển đến ngưng tim phổi. Sau đó sản phụ rơi vào hôn mê và tử vong.

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Miss Teen Vietnam bán dâm giá 2500$


Miss Teen Vietnam bán dâm giá 2500$

08:43 | 07-06-2012
Tung "hỏa mù" nhằm đánh lạc hướng dư luận nhưng cơ quan công an đã chỉ ra hot girl Jenny Phương chính là một trong 4 cô gái bị bắt quả tang bán dâm, trong đường dây gái gọi 2.500 USD vừa bị phanh phui. Đặc biệt, cô gái này chính là người có giá bán thân cao nhất 2.500 USD, hơn cả Võ Thị Mỹ Xuân, Lê Thị Yến Duy, Thiên Kim mà dư luận xôn xao trong mấy ngày qua.













 Mấy ngày qua, dư luận đang xôn xao về việc có một cố gái tự xưng là hot girl Jenny Phương gọi điện cho một số phóng viên của các trang mạng và phủ nhận mình bị bắt quả tang bán dâm, trong đường dây gái gọi cao cấp với giá 2.500 USD vừa qua. Cô gái này khẳng định tên tuổi và hình ảnh của cô đã bị lợi dụng: “Những hình ảnh trong tin bài lộ diện thêm hotgirl bán dâm 2.500 USD là không chính xác. Những hình ảnh đó là của em và em đang bị người ta lợi dụng hình ảnh, tên tuổi của mình làm chuyện xấu. Em chính là Jenny Phương, chủ nhân của những bức ảnh bị đưa vô trong bài đó".
 
Không những thế, người này còn tiết lộ cô chính là một nhân vật đã tham gia đóng một vai nhỏ trong phim Bẫy cấp 3, đạo diễn Lê Văn Kiệt (phim đã bị cấm phát hành - PV). 
 
Không những thế, người này còn tiết lộ cô chính là một nhân vật đã tham gia đóng một vai nhỏ trong phim Bẫy cấp 3, đạo diễn Lê Văn Kiệt (phim đã bị cấm phát hành - PV).

Tuy nhiên, sau khi có thông tin này, chúng tôi đã liên lạc với đoàn làm phim Bẫy cấp 3 và một nguồn tin thân cận của chúng tôi khẳng định chắc chắn: Trong số các diễn viên, nhân viên tham gia vào phim Bẫy cấp 3, không có một diễn viên nào có tên là Jenny Phương hay Jenny P. Và mới đây, nguồn tin từ công an cho biết chính xác hot girl Jenny Phương là một trong 4 nhân vật tham gia bán dâm bị bắt quả tang.

Lê Thị Thúy Hường với nghệ danh hot girl Jenny Phương

Hotgirl Jenny Phương sinh năm 1993, tên thật là Lê Thị Thúy Hường. Cô tốt nghiệp lớp 12 tại trường PTTH Củ Chi, TP.HCM. Nhờ có thân hình nóng bỏng và gương mặt khả ái, cô đã rẽ sang nghề làm người mẫu ảnh, diễn viên clip ca nhạc, phim ảnh. Cô cũng từng tham gia nhiều cuộc thi nhan sắc lớn, nhỏ, đáng chú ý có cuộc thi Ngôi sao tuổi Teen - Miss Teen Vietnam năm 2010.
Như vậy sự thật Jenny Phương chính là cô hot girl đã tham gia bán dâm với giá 2.500 USD và việc cô này lên mạng và than vãn với phóng viên chỉ là cách để nhằm đánh lạc hướng dư luận.


Theo một số ý kiến, đây có thể là một "chiêu cao tay" của Jenny Phương bởi sau khi nộp phạt hành chính đã nhanh chóng "mượn" báo chí để lập nên một kế hoạch tự "hoàn lương" bằng cách tung thông tin giả.
 




Cũng theo thông tin mà chúng tôi nhận được từ đường dây gái gọi này: Người mẫu Hồng Hà, từng bị bắt vì bán dâm 1000 USD bị bắt trước đó ở Hà Nội, chính là một trong những cô đào do "má mì" Thiên Kim quản lý và môi giới. Đây có thể là một thông tin bất ngờ nhưng cũng không nằm ngoài dự tính khi cho rằng đường dây gái gọi cao cấp có thể có liên quan từ Bắc tới Nam.