Việt Nam: Trung bình mỗi ngày có hai sản phụ tử vong
(VTC
News) – Khi sinh con, nhiều sản phụ gặp tai biến sản khoa dẫn đến tử
vong. Những tai biến có thể là rối loạn đông máu, mất máu nhiều, lộn tử
cung, thuyên tắc ối.
>> “Tỷ lệ tử vong thấp hơn các nước trong khu vực”
>> 'Nhà hộ sinh ế, lỗi do bệnh viện phụ sản'
Những cái chết thương tâm
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức Liên Hợp Quốc (UN) và Ngân hàng thế giới (WB) công bố vào tháng 10/2010 thì tỷ số tử vong sản phụ của Việt Nam đứng thứ 4 trong 10 nước Đông Nam Á.
Đến năm 2010, tỷ lệ tử vong các bà mẹ còn 65/100.000 trẻ đẻ sống. Mục tiêu phấn đấu đến 2020 chỉ còn khoảng 58,3 bà mẹ tử vong/100.000 trẻ đẻ sống. Với tỉ lệ này mỗi năm Việt Nam mất đi khoảng 600 - 700 bà mẹ tử vong liên quan đến sản. Tính bình quân, một ngày 2 bà mẹ ra đi.
>> “Tỷ lệ tử vong thấp hơn các nước trong khu vực”
>> 'Nhà hộ sinh ế, lỗi do bệnh viện phụ sản'
Những cái chết thương tâm
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức Liên Hợp Quốc (UN) và Ngân hàng thế giới (WB) công bố vào tháng 10/2010 thì tỷ số tử vong sản phụ của Việt Nam đứng thứ 4 trong 10 nước Đông Nam Á.
Đến năm 2010, tỷ lệ tử vong các bà mẹ còn 65/100.000 trẻ đẻ sống. Mục tiêu phấn đấu đến 2020 chỉ còn khoảng 58,3 bà mẹ tử vong/100.000 trẻ đẻ sống. Với tỉ lệ này mỗi năm Việt Nam mất đi khoảng 600 - 700 bà mẹ tử vong liên quan đến sản. Tính bình quân, một ngày 2 bà mẹ ra đi.
Khám trước sinh rất cần thiết để tránh phần nào tai biến sản khoa.
Thời gian gần đây, rộ lên những ca sản phụ tử vong do tai biến. Chỉ tính riêng từ tháng 4/2012 đến nay đã có trên 10 sản phụ tử vong trong khi sinh.
Gần đây nhất là vào khoảng 19h00 ngày 8/6, chị Thanh Tùng (Mộ Đức, Quảng Ngãi) có triệu chứng đau bụng muốn sinh nên gia đình đưa vào Bệnh viện đa khoa huyện Mộ Đức. Đến 20h30 cùng ngày, các y tá trung tâm làm các thủ tục xét nghiệm, siêu âm và kết luận sức khoẻ của cả sản phụ và thai nhi đều bình thường.
Vào khoảng 0h30 phút ngày 9/6, sản phụ Thanh Tùng dần đuối sức, mặt tím tái thì được y tá tiêm thuốc để hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, thai phụ Tùng tử vong ngay sau đó. Thông tin xác minh nguyên nhân ban đầu, sản phụ Huỳnh Phan Thanh Tùng tử vong do bị thuyên tắc ối.
Trước đó, chị Dương Thị Ni (Quảng Thuận, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) bị tử vong trong quá trình sinh vì tràn dịch màng phổi nặng do thức ăn và dịch vị dạ dày bị tràn ngược vào phổi.
Vào khoảng 17h ngày 25/3/2012, chị Ni được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa TP Đồng Hới (Quảng Bình) làm thủ tục nhập viện để sinh con.
Sau khi được thăm khám tại Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa TP Đồng Hới, các bác sỹ bệnh viện này cho biết, tình trạng sức khỏe thai phụ tốt, chỉ định sinh con bình thường. Tuy nhiên, dự đoán sinh thường đã không thực hiện được và chị Ni phải phẫu thuật. Chị sinh con trai nặng 3,6 kg, nhưng ngay sau đó, chị Ni phải chuyển lên bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới vì sản phụ bị tràn dịch màng phổi nặng do thức ăn và dịch vị dạ dày bị tràn ngược vào phổi. Đến khoảng 17h ngày 4/4/2012, chị Ni đã tử vong.
Sản phụ đối mặt với tai biến gì?
Bác sĩ Phạm Thị Minh Trang, nguyên phó chủ nhiệm Khoa Sản phụ và Kế hoạch hóa gia đình, bệnh viện 198 cho rằng: “Trong lĩnh vực y học, không chỉ ngành sản khoa có tai biến mà nhiều ngành khác cũng tương tự. Và khi sản phụ tử vong, đây là mất mát của gia đình bệnh nhân nhưng chúng tôi – những thầy thuốc cũng đau đáu, trăn trở để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục”.
Trong khi sinh, sản phụ dễ gặp tai biến như băng huyết, lộn tử cung, thuyên tắc ối, dịch tràn màng phổi…
Theo nhận định của bác sĩ Phạm Thị Minh Trang thì những tai biến này đa số xảy ra ở các bệnh viện tuyến dưới. Ở đây, điều kiện trang thiết thiếu thốn, vì ít bệnh nhân nên kinh nghiệm của bác sĩ hạn chế do không được cọ xát nhiều. Như vụ việc sản phụ Thanh Tùng (Mộ Đức, Quảng Ngãi) nhập viện đa khoa huyện Mộ Đức thì tại khoa sản chỉ có khoảng 5 y tá và bác sĩ. Theo thông lệ làm việc tại đây, vào ngày thứ 7 và chủ nhật, không có bác sĩ nào trực mà chỉ có y tá.
Hơn nữa, các cụ có câu nói “chửa cửa mả” nên sản phụ nếu không được tư vấn tốt khi có bầu, không được quản lý thai nghén khi mang thai thì nguy cơ gặp tai biến nhiều hơn trong quá trình chuyển dạ.
Nếu sản phụ được chăm sóc tốt, ăn uống bổ sung chất sắt thì phòng tránh được thiếu máu. Vì thiếu máu dẫn tới rối loạn đông máu, và rối loạn này sẽ gây ra tai biến chảy nhiều máu sẽ dễ tử vong.
Trong quá trình sinh, nếu xảy ra tai biến lộn tử cung do cơ tử cung nhẽo tụt ra ngoài cũng dễ dẫn đến băng huyết.
Khi khám thai định kỳ, sản phụ sẽ được thử máu để biết được có mắc bệnh về máu như rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, có bị thiếu máu hay không để có biện pháp bổ sung dưỡng chất cũng như dự phòng tai biến khi sinh con.
Ngoài ra, trong quá trình quản lý thai nghén, sản phụ được khám nội để dự phòng tai biến nếu có các bệnh về thận, tim, gan…
Từ đó, bác sĩ thăm khám sẽ tiên lượng được sinh tự nhiên, hay sinh mổ để hạn chế tai biến. Ví dụ trường hợp sản phụ Dương Thị Ni (Quảng Ngãi) nếu được tiên lượng 50% phải mổ thì sẽ phải nhịn ăn uống hoàn toàn để an toàn không xảy ra tai biến tràn dịch màng phổi.
Phân tích về trường hợp bị tràn dịch màng phổi này, bác sĩ Trang cho rằng, có thể vì có ăn uống trước khi sinh, và trong quá trình đẻ mổ có gây mê, bác sĩ đặt ống nội khí quản nên kích thích sản phụ Ni nôn. Và khi đó, sữa, thức ăn bị tràn ngược vào phổi khiến phổi của chị Ni bị phù nề dẫn đến tử vong.
Với tai biến thuyên tắc ối khiến nhiều sản phụ tử vong thời gian gần đây thì rất khó tiên lượng. Bác sĩ Phạm Thị Minh Trang cho biết: Thuyên tắc ối là tai biến sản khoa có tỉ lệ rất ít nhưng nguy cơ tử vong lại rất cao. Thuyên tắc ối có thể xảy ra khi sản phụ bị bong nhau sớm, nước ối tràn vào mạch máu, đi khắp nơi vào phổi dẫn đến khó thở vì thiếu ôxi, suy tuần hoàn cấp tính cho mẹ.
Quá trình này xảy ra nhanh chóng và tiến triển đến ngưng tim phổi. Sau đó sản phụ rơi vào hôn mê và tử vong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét