'Không thể cứ sai phạm là đóng cửa phòng khám TQ'
Gần đây, việc phát hiện nhiều bác sĩ Trung Quốc rỏm,
chữa bệnh chui và "chém" khách tại các phòng khám tư đã khiến dư luận
bức xúc. Có ý kiến cho rằng cơ quan Y tế đã bao che nên họ mới lộng
hành. Phó vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết chưa có căn
cứ để nói vậy.
> Chiêu 'ngừng hoạt động' của phòng khám Trung Quốc
VnExpress.net
đã trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Sơn, Phó vụ truởng Vụ Y dược cổ truyền
(Bộ Y tế) xung quanh vấn đề liên tiếp phát hiện sai phạm tại nhiều
phòng khám có bác sĩ Trung Quốc:
|
Nhiều phòng khám y học cổ truyền Trung Quốc kiêm luôn cả điều trị ngoại khoa. Ảnh: Thiên Chương. |
- Hầu như năm
nào cơ quan chức năng cũng kiểm tra các phòng khám Trung Quốc và đều
phát hiện sai phạm, có phòng khám 2 năm liền đều bị xử phạt. Đặc biệt
gần đây phòng khám nào ở TP HCM bị "sờ gáy" cũng đều lộ ra lỗi nghiêm
trọng. Vậy theo ông đâu là nguyên nhân của thực trạng này?
- Hiện nay các phòng khám Trung Quốc đang có sự chuyển
đổi về loại hình hoạt động, từ phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền
chuyển sang phòng khám đa khoa. Lý do vì những phòng khám chuyên khoa y
học cổ truyền trước đã bị cơ quan chức năng phát hiện xử lý sai phạm,
người dân biết, không đến khám nữa, nên mới chuyển sang phòng khám đa
khoa. Những cơ sở này lợi dụng nhập trang thiết bị vào, chưa được thẩm
định hoặc trong lúc đang chờ thẩm định nhưng đã tiến hành hoạt động. Đây
là hình thức vi phạm mới xảy ra với các phòng khám Trung Quốc.
Bên cạnh đó, hiện Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân
không còn hiệu lực, mọi hoạt động của các phòng khám được thực hiện theo
Luật Khám chữa bệnh, có hiệu lực năm 2011. Trong lúc triển khai luật
này đã có những vi phạm.
Việc cấp phép cho người nước ngoài trước kia giao cho
Sở Y tế thì nay quyền này thuộc Bộ Y tế. Còn vấn đề quản lý trên địa bàn
vẫn do UBND các tỉnh, trực tiếp là Sở Y tế các tỉnh, thành chịu trách
nhiệm. Tuy nhiên, thực tế, hoạt động thanh tra, kiểm tra của Sở Y tế còn
nhiều khó khăn, bất cập. Trong năm 2011 ghi nhận việc tái diễn lại
những sai phạm của những năm trước đó.
- Nhiều phòng
khám Trung Quốc đưa ra cái giá "trên trời” với các bệnh thông thường,
trong khi việc điều trị thường theo công thức: truyền dịch, chiếu đèn,
chiếu tia, thuốc… Ý kiến của ông về vấn đề này?
- Phòng khám Đông y không được phép truyền dịch, nơi
nào thực hiện là vi phạm phạm vi hành nghề. Còn về vấn đề giá cả là do
cơ sở tự đưa ra. Theo quy định, tất cả các phòng khám dù là của Việt Nam
hay nước ngoài đều phải niêm yết giá khám, thuốc, dịch vụ công khai để
người dân biết. Tuỳ theo từng cơ sở, vật chất, bác sĩ mà giá cả có khác
nhau, không thống nhất như giá của y học hiện đại. Vì thế, khi đến khám
người bệnh nên đọc kỹ bảng giá, nếu thấy không phù hợp thì đi nơi khác.
Khi lấy thuốc thì cũng cần lưu ý, không nên lấy liền
một lúc 10-15 ngày, thậm chí có người lấy thuốc uống cả tháng. Chỉ cần
lấy thuốc uống 3-5-7 uống ngày xem tình hình bệnh chuyển biến như thế
nào, đến khám lại để bác sĩ có sự điều chỉnh.
|
Truyền dịch mà không cần bác sĩ chỉ định tại một phòng
khám y học cổ truyền có bác sĩ Trung Quốc ở TP HCM (điều này trái với
quy định là phòng khám đông y không được truyền dịch). Ảnh: Thiên Chương. |
- Có ý kiến cho
rằng đã có sự bao che của các cơ quan chức năng cho các phòng khám này
vì cứ kiểm tra, xử phạt xong lại vẫn vi phạm, ông nghĩ sao?
- Về vấn đề cơ quan chức năng bao che cho phòng khám,
theo tôi chưa có căn cứ để kết luận. Cơ sở kiểm tra lần 1 vi phạm, đến
lần 2 kiểm tra mà sửa chữa không đến nơi đến chốn, tiếp tục vi phạm vì
theo quy định xử phạt hành chính, đến mức nào đó không sửa chữa thì có
hình thức xử phạt nặng hơn.
Trong nghị định xử phạt quy định, vi phạm nào thì có
hình thức xử lý, mức phạt như thế nào, kể cả là tái phạm hay vi phạm lần
đầu. Tất cả đều áp dụng theo nghị định, chứ không thể có chuyện cứ sai
phạm, thích là buộc đình chỉ.
- Ngành y tế sẽ làm gì trong thời gian tới để chấn chỉnh hoạt động của các phòng khám này?
- Vụ sẽ có công văn khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành
trung ương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm. Đồng
thời sẽ xây dựng quy trình thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám chữa bệnh
bằng y học cổ truyền. Quy trình chung chúng ta đã có nhưng trong lĩnh
vực y học cổ truyền có đặc thù riêng. Chẳng hạn, khám chữa bệnh bằng y
học hiện đại thì không được bán thuốc, chỉ được kê đơn, trong khi khám
chữa bệnh bằng y học cổ truyền lại cho phép vừa kê đơn, vừa bán thuốc
trực tiếp cho bệnh nhân.
Theo thống kê của Bộ Y tế, số lượng bác sĩ Đông y
Trung quốc hành nghề có khoảng 67 người, chủ yếu tập trung ở Hà Nội và
TP HCM. Vì thế, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Sở Y tế 2 nơi này đột xuất kiểm
tra một số cơ sở.
Bên cạnh đó, cũng yêu cầu các Sở mời chủ chịu trách
nhiệm chuyên môn của phòng khám, nguời sử dụng lao động, bác sĩ nước
ngoài lên họp để quán triệt quy chế, nêu lên những tồn tại trong quá
trình hoạt động, hướng dẫn thực hiện để không vi phạm