Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Ra nhiều khí hư

Ra nhiều khí hư

“Tôi năm nay 25 tuổi, chưa có quan hệ tình dục. Hàng ngày tôi vẫn vệ sinh thân thể sạch sẽ, nhưng không hiểu tại sao hơn 2 năm nay, tôi thấy khí hư ra nhiều, có màu vàng trong và dính như keo. Gần một năm nay có màu vàng xanh và có mùi hôi nhưng không bị ngứa. Tôi rất lo, liệu có thể chữa khỏi bệnh không? Do chưa lập gia đình nên tôi rất sợ đến bệnh viện khám. Xin hãy cho biết tôi nên uống thuốc gì”.
Trả lời:
Chúng tôi rất thông cảm với những điều băn khoăn, lo lắng của chị. Những dấu hiện chị mô tả như khí hư ra nhiều, có màu vàng và hôi là biểu hiện chắc chắn của viêm nhiễm. Nếu để lâu không chữa hoặc chữa không đến nơi đến chốn thì có khả năng viêm nhiễm sẽ lan xa lên vòi trứng, làm tắc vòi trứng và dẫn đến vô sinh. Chị đã dùng một đợt Klion và dùng thuốc rửa phụ khoa nhưng lại không đặt thuốc âm đạo, vì vậy bệnh không thể đỡ được. Việc rửa vệ sinh bên ngoài chỉ có tác dụng phòng viêm nhiễm chứ không phải để điều trị viêm âm đạo.
Chị chẳng nên ngần ngại mà nên đi khám phụ khoa. Có khi người ta chỉ cần thử một giọt khí hư là đã có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Khi đó chị sẽ được dùng đúng thuốc và bệnh sẽ mau khỏi. Chúc chị chóng lành bệnh và yên tâm.

Ra máu âm đạo

Ra máu âm đạo

"Hơn 2 tháng nay, tôi bị ra máu âm đạo. Mỗi ngày chỉ lấm tấm vài giọt trong đồ lót. Bác sĩ nói tôi bị viêm cổ tử cung và cho đốt điện, nhưng vẫn không khỏi. Tôi lo lắng đến mất ngủ. Xin cho biết phải làm gì".
Trả lời:
Đốt điện cổ tử cung là một phương pháp điều trị lộ tuyến tử cung. Sau khi đốt điện, bệnh nhân sẽ ra ít máu và dịch vàng từ 7-15 ngày. Phải 2-3 tháng sau, nơi đốt điện mới bình phục hẳn. Trong thư bạn không nói rõ có đặt vòng, hút, nạo thai trước khi đốt điện hay có mất kinh không bởi những yếu tố trên có thể dẫn đến tình trạng ra máu bất thường. Cần tiếp tục điều trị tại bác sĩ sản khoa và bình tĩnh để tránh chấn động tâm lý. Như vậy cơ thể sẽ thêm sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.

Quan hệ tình dục với "con nhà lành" có an toàn không?

Quan hệ tình dục với "con nhà lành" có an toàn không?

"Tôi đã từng quan hệ tình dục với một vài người, họ đều là những người có học, khỏe mạnh và là con nhà lành. Vậy có thể coi đó là tình dục an toàn không?".
Trả lời:
Mỗi lần thay đổi bạn tình là một lần bạn có nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục, nhất là HIV/AIDS. Không thể căn cứ vào bề ngoài của một người (như có học, khỏe mạnh, con nhà lành) để kết luận người đó có nhiễm bệnh lây qua đường tình dục hay không. Muốn xác định chính xác, chỉ có cách đến bệnh viện làm các xét nghiệm cần thiết. Bất cứ ai quan hệ tình dục với nhiều bạn tình đều có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh lây qua đường tình dục, đặc biệt là HIV. Chỉ cần quan hệ tình dục một lần với người đã nhiễm bệnh, bạn đã có thể bị lây.
Do đó, bạn nên hết sức thận trọng khi có một bạn tình mới. Trước khi quyết định quan hệ tình dục, hãy tìm hiểu kỹ cuộc sống quá khứ của họ (có tiêm chích ma túy không, có nhiều bạn tình hay đã từng quan hệ với gái mại dâm không, hoặc có truyền máu vào những năm 1980-1985 là thời kỳ chưa xét nghiệm HIV trong máu của người cho không). Nếu bạn tình mới liên quan đến một trong những hành vi có nguy cơ cao nói trên, cần thuyết phục họ xét nghiệm toàn diện về các bệnh lây qua đường tình dục. Nếu hành vi nguy cơ mới chỉ xảy ra trong 3 tháng thì cần làm lại xét nghiệm sau 6 tháng. Trong thời gian này, nếu quan hệ tình dục, người nam phải dùng bao cao su.
Việc tìm hiểu về cuộc sống tình dục trong quá khứ của bạn tình là một việc thực sự khó khăn. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người đã có ý thức hơn về thực hành tình dục an toàn, không những để tự bảo vệ cho mình mà còn cho con cái sau này. Sự cởi mở, thẳng thắn giữa đôi bạn tình là điều cần thiết, nhằm bảo đảm cuộc sống hạnh phúc cho cả hai người.
BS Đào Xuân Dũng,

Chứa ngứa âm đạo như thế nào?

Chứa ngứa âm đạo như thế nào?

"Tôi 31 tuổi, có 2 con. Hai năm nay do bị khí hư và rong kinh nên tôi đã đi khám và siêu âm nhiều lần, được chẩn đoán khi thì u nang buồng trứng, khi thì có thai ngoài tử cung. Tôi đã đặt vòng rồi tháo vòng, uống thuốc tránh thai. Gần đây tôi có thai và đã hút thai. Nay có nên uống thuốc tránh thai không và điều trị ngứa âm đạo, ra khí hư như thế nào?".
Trả lời:
Ngứa và ra khí hư là dấu hiệu của viêm âm đạo và là nguyên nhân dẫn đến chuyện khó khăn, không thoải mái trong quan hệ vợ chồng. Vì vậy, trước tiên cần điều trị viêm âm đạo. Bệnh này có thể do nấm, tạp khuẩn hay trùng roi. Cả 3 nguyên nhân này hiện đều đã có thuốc điều trị. Nếu bệnh tái phát, có thể do điều trị không đúng thuốc, không đủ thời gian hoặc luôn bị tái nhiễm mà không biết (như lây nhiễm từ chồng và nguồn nước sinh hoạt).
- Viêm âm đạo do trùng roi: Thuốc chủ yếu là Metronidazole 500 g, uống 2 lần /ngày, trong 5-7 ngày hoặc Metronidazole 2 g uống 1 liều duy nhất. Nếu đặt thuốc vào âm đạo (Metronidazole, Flagyl) thì nên đặt liên tục 21 ngày. Cần điều trị cho cả chồng vì chồng có thể là nguồn lây.
- Viêm âm đạo do nấm: Việc điều trị khó khăn hơn so với các bệnh viêm âm đạo khác vì nấm phát triển nhanh, dễ lây và hay tái phát. Có nhiều loại thuốc để điều trị dưới dạng kem, viên đặt và uống như: Nystatin viên 100.000 UI, đặt 1 viên mỗi ngày trong 10 ngày liên tiếp hoặc Clotrimazole viên 100 mg đặt 1 viên trong 6 ngày liên tiếp hay Sporan viên nang 100 mg, uống 2 viên mỗi ngày trong 3 ngày liên tiếp. Để đạt sự hấp thụ tối đa, cần uống Sporan sau khi ăn no và uống cả 2 viên cùng một lúc.
Có thể kết hợp bôi ngoài âm hộ kem Nizoral. Bệnh này cũng cần điều trị cho cả chồng bằng thuốc uống và bôi tại chỗ. Ngoài ra, đồ lót phải rộng, khô, sạch, làm bằng vải dễ thấm. Đồ lót cần được phơi nơi có nắng. Nước rửa vệ sinh cũng nên là nước chín hoặc có pha thuốc rửa của phụ nữ như Gynophar.
- Viêm âm đạo do vi khuẩn: Metronidazole là thuốc điều trị có hiệu quả nhất (liều lượng như với viêm âm đạo do trùng roi), kem Clidamycin bôi trong 7 ngày hoặc loại viên 300 mg uống 2 lần/ngày trong 7 ngày. Không cần điều trị cho chồng.
Nên dùng ngay thuốc tránh thai để tránh vỡ kế hoạch như lần trước. Nếu rong kinh, rong huyết kéo dài thì cần khám lại để tìm nguyên nhân chính xác hơn.
BS Đào Xuân Dũng, GĐ&XH

Viêm âm đạo kéo dài có dẫn đến ung thư thử cung không?

Viêm âm đạo kéo dài có dẫn đến ung thư thử cung không?

"Tôi bị viêm âm đạo do nấm 2 năm nay. Tôi đã uống và đặt thuốc một thời gian mà không khỏi. Tôi mới thay 2 loại thuốc khác nhưng bệnh lại nặng thêm. Mắc bệnh lâu ngày như vậy có dẫn đến ung thư tử cung không? Trong thời gian đặt thuốc có quan hệ vợ chồng được không? Nên chữa trị như thế nào?".
Trả lời:
Viêm âm đạo không phải là ung thư nhưng những tổn thương mạn tính kéo dài nhiều năm tại âm đạo và cổ tử cung có thể tạo điều kiện cho ung thư phát sinh và phát triển. Tuy vậy, không phải ai bị viêm âm đạo lâu ngày cũng bị ung thư.
Về điều trị viêm âm đạo bạn cần chú ý:
- Phải xác định rõ mầm bệnh gây viêm thuộc loại gì để chọn thuốc điều trị thích hợp. Ví dụ viên đặt Cloroxit và Metronidazol là các loại kháng sinh chống vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí. Metronidazol còn được dùng để diệt ký sinh trùng Trichomonas. Trường hợp của bạn phải dùng kháng sinh chống nấm.
- Người bệnh phải tăng cường giữ vệ sinh bằng việc giội rửa (để rửa đến đâu, chất bẩn trôi đi đến đấy) nhiều lần trong ngày. Cần giội rửa bằng nước sạch hoặc nước pha thuốc sát trùng theo chỉ định của bác sĩ. Quần, nhất là quần lót, phải được giặt sạch, ngâm nước sôi để diệt hết nấm bệnh.
- Cần điều trị cả cho chồng vì các nguyên nhân gây viêm âm đạo có thể sinh sống tại đường sinh dục của người chồng và sẽ gây tái nhiễm cho người vợ khi đã được điều trị khỏi.
- Trong thời gian đặt thuốc, không nên có quan hệ vợ chồng. Nếu không giữ được thì nên sử dụng bao cao su.

Khám chữa bệnh miễn phí cho đối tượng chính sách

Khám chữa bệnh miễn phí cho đối tượng chính sách

(Dân trí) - Kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sĩ, sáng ngày 21/7, đoàn cán bộ y, bác sĩ của Sở Y tế và BV đa khoa tỉnh Sóc Trăng đã có chuyến đi khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách tại xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành.

Người dân tới khám khá đông
Người dân tới khám khá đông  
Bác sĩ Đặng Hoài Phong, Giám đốc sở y tế Sóc Trăng cho biết: Đợt khám chữa bệnh này đoàn sẽ khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho khoảng 300 người là gia đình chính sách với tổng số tiền thuốc là 15 triệu đồng.

Sau chuyến đi này, ngày 26/7, đoàn tiếp tục thực hiện khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách tại xã Hồ Đắc Kiện (cũng của huyện Châu Thành). Đây là một hoạt động thường xuyên của ngành y tế Sóc Trăng nhằm thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”.
 
 Người già luôn được các bác sĩ quan tâm đặc biệt
Người già luôn được các bác sĩ quan tâm đặc biệt
Ông Trần Văn Thến, thương binh, cho biết: “Xã Thiện Mỹ là một xã nông thôn, cuộc sống của người dân nói chung, của gia đình chính sách nói riêng vẫn còn khó khăn, điều kiện khám chữa bệnh của bà con còn thiếu thốn. Vì vậy, đoàn y bác sĩ của ngành y tế Sóc Trăng về tận nơi khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho bà con là một việc làm được bà con ủng hộ. Bà con chúng tôi mong ngành y tế có nhiều chuyến đi như thế này nữa”.

Có mặt tại xã Thiện Mỹ sáng ngày 21/7, ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư huyện ủy Châu Thành bày tỏ sự cảm ơn của bà con đối với các y, bác sĩ ngành  y tế Sóc Trăng đã quan tâm chăm sóc sức khỏe của các đối tượng chính sách của xã. Ông Mẫn cũng đến tận phòng khám thăm hỏi ân cần với những bà con đang được khám chữa bệnh.

Cao Xuân Lương

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Viêm quanh khớp vai


Viêm quanh khớp vai

 

Cấu tạo khớp vai.

Viêm quanh khớp vai là tất cả các trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương phần mềm quanh khớp gồm: gân, cơ, dây chằng, bao khớp, loại trừ tổn thương phần đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch.

Khớp vai gồm 5 khớp nhỏ: khớp vai chính, khớp mỏm cùng cánh tay khớp mỏm cùng - xương đòn khớp ức đòn và khớp bả vai - lồng ngực. Khớp vai có liên quan nhiều đến các rễ thần kinh vùng cổ và phần trên của lưng, liên quan đến các hạch giao cảm cổ. Khi có tổn thương vùng đốt sống cổ, vùng trung thất, hay lồng ngực đều có thể gây ra các triệu chứng ở khớp vai như: viêm gân, viêm và co thắt bao khớp gây đau và hạn chế vận động khớp vai.
Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân gây viêm quanh khớp vai: chấn thương, vi chấn thương do nghề nghiệp, viêm gân, kéo giãn khớp vai quá mức, vận động khớp vai nhanh mạnh đột ngột; nguyên nhân ở xa khớp vai gồm: bệnh cột sống cổ như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, bệnh ở phổi, màng phổi, trung thất...
Triệu chứng các thể bệnh
Tùy theo tổn thương bệnh biểu hiện bởi ba thể: 
- Viêm quanh khớp vai đơn thuần, có những dấu hiệu: đau ở mỏm cùng vai, mặt trước và mặt ngoài vai, đau tăng khi vận động, nhất là động tác dang tay ra ngoài, giơ tay lên trên và động tác gãi lưng; không sưng nóng đỏ vùng khớp vai; bệnh nhân đau khi ấn vào: mỏm cùng vai, mặt trước xương cánh tay, gân cơ nhị đầu trong rãnh cơ nhị đầu cánh tay, gân cơ tam đầu cánh tay; các động tác vận động khớp vai không bị hạn chế, hoặc chỉ hạn chế ít do đau. Chụp Xquang khớp vai không có bất thường. Bệnh tiến triển nhẹ, đau giảm dần rồi khỏi trong vài tuần, nhưng hay tái phát.
- Viêm quanh khớp vai thể đông cứng. Triệu chứng đau và hạn chế vận động khớp vai do co cứng bao khớp, diễn biến qua 3 giai đoạn: đau khớp vai đơn thuần, kéo dài vài tuần; nghẽn tắc, kéo dài từ vài tháng đến hằng năm với biểu hiện: đau giảm dần, nhưng hạn chế vận động lại tăng, các động tác đều hạn chế, nếu bệnh lâu ngày có thể thấy teo cơ nhẹ do giảm vận động, nhất là nhóm cơ trên gai và cơ dưới gai; giai đoạn hồi phục: hạn chế vận động giảm dần, mọi cử động của khớp vai trở về bình thường, không để lại di chứng.
- Hội chứng vai - tay, gồm các tổn thương viêm quanh khớp vai thể đông cứng giai đoạn nghẽn tắc và rối loạn thần kinh vận mạch ở bàn tay. Bệnh nhân bị đau và hạn chế vận động khớp vai kiểu nghẽn tắc. Bàn tay bị rối loạn thần kinh vận mạch: phù bàn tay lan lên một phần cẳng tay, phù cứng, màu da đỏ tía hoặc tím, da lạnh. Đau nhức cả bàn tay suốt ngày đêm. Móng tay mỏng, giòn, dễ gãy. Các cơ của bàn tay teo rõ, vận động bàn tay, ngón tay hạn chế.
Bệnh tiến triển kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm, các triệu chứng giảm dần rồi khỏi, nhưng để lại di chứng teo cơ, giảm trương lực cơ và hạn chế vận động bàn tay. Ở một số bệnh nhân bệnh tái phát khi cử động mạnh đến vai hay bàn tay.   
 Các phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai
     Điều trị viêm quanh khớp vai có thể dùng một hoặc nhiều hơn các phương pháp phối hợp như sau:
    - Phương pháp nội khoa: dùng thuốc giảm đau chống viêm nhóm không steroid, đường uống hay tiêm; sử dụng thuốc tê phong bế tại chỗ hay phong bế ở hạch giao cảm cổ, hạch sao, phong bế thần kinh trên gai để cắt phản xạ thần kinh. Điều trị tích cực các nguyên nhân gây bệnh từ xa như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, bệnh phổi...
     - Phương pháp vật lý: dùng nhiệt tại chỗ như dùng paraffin để chống đau mềm gân; sử dụng sóng ngắn để chống viêm, sóng siêu âm để chống dính cứng tắc nghẽn; điện di novocain hay salicylat để giảm đau chống viêm; điện xung để giảm đau.
     - Kéo nắn là phương pháp có hiệu quả tốt, nhất là với thể đông cứng tắc nghẽn, thầy thuốc khám xác định vùng bao khớp co cứng nhiều, kỹ thuật viên vừa kéo giãn khớp vai vừa đẩy chỏm xương cánh tay về cùng phía bao khớp co cứng với lực khoảng 7-10kg để làm giãn phần bao khớp co cứng giải phóng tình trạng kẹt khớp, khi kéo nắn, bệnh nhân không bị đau mới đúng, nếu đau cần chuyển hướng kéo nắn cho thích hợp.
     - Tập vận động khớp vai là phương pháp quan trọng giúp bệnh mau hồi phục. Có thể áp dụng một hay nhiều cách tập chủ động, thụ động, tập có dụng cụ hỗ trợ.
     + Tập vận động thụ động: bệnh nhân nằm ngửa hay nằm sấp, tập gấp, tập dạng khép, tập xoay, tập động tác nâng và duỗi khớp vai với sự giúp đỡ của thầy thuốc.
     + Tập vận động chủ động: bệnh nhân tự tập vận động khớp vai theo tầm vận động của khớp gồm các động tác: đưa khớp vai ra trước, lên trên, duỗi khớp vai ra sau, dạng khớp vai ra ngang lên trên, khép khớp vai vào trong.  Có thể tập với dụng cụ như tập với gậy; tập với sợi dây; tập vận động với thang tường; tập với ròng rọc...

VIÊM QUANH KHỚP VAI

VIÊM QUANH KHỚP VAI
CN ĐỖ THÀNH HƯƠNG/BVNTP
Viêm quanh khớp vai là tất cả các trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương phần mềm quanh khớp gồm: gân, cơ, dây chằng, loại trừ tổn thương phần đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm quanh khớp vai:
- Chấn thương, vi chấn thương do nghề nghiệp, viêm gân, kéo giãn khớp vai quá mức, vận động khớp vai nhanh mạnh đột ngột.
- Nguyên nhân ở xa khớp vai gồm: bệnh cột sống cổ như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, bệnh ở phổi, màng phổi, trung thất.
Khớp vai bao gồm 5 khớp:
- Khớp ổ chảo - cánh tay
- Khớp mõm cùng - cánh tay
- Khớp mõm cùng - xương đòn
- Khớp ức - đòn
- Khớp bả vai - lồng ngực
Các cơ ở khớp vai bao gồm:
Mặt trước: cơ delta, đầu dài cơ 2 đầu cánh tay, cơ ngực lớn
Mặt sau: nhóm cơ chóp xoay bao gồm
- Cơ trên gai
- Cơ dưới gai
- Cơ tròn nhỏ
- Cơ dưới gai
Có 4 thể viêm quanh khớp vai có biểu hiện đặc trưng bao gồm:
1. Viêm quanh khớp vai đơn thuần:
- Đau ở mỏm cùng vai, mặt trước và mặt ngoài vai hoặc phía sau vai. Đau tăng khi vận động, nhất là động tác dang vai, giơ tay lên trên và động tác xoay khớp vai
- Các động tác vận động khớp vai không bị hạn chế, hoặc chỉ hạn chế ít do đau.
- Chụp X-quang khớp vai không có bất thường.
- Bệnh tiến triển nhẹ, đau giảm dần rồi khỏi trong vài tuần, nhưng hay tái phát.
2. Viêm quanh khớp vai thể đông cứng:
- Đau và hạn chế vận động khớp vai do co cứng bao khớp, kéo dài từ vài tháng đến hàng năm với biểu hiện: đau giảm dần, nhưng hạn chế vận động lại tăng, các động tác đều hạn chế, nếu bệnh lâu ngày có thể thấy teo cơ nhẹ do giảm vận động
3. Viêm quanh khớp vai kèm vôi hóa gân:
- Bệnh nhân có các cơn đau dữ dội nhất là khi vận động vai. Chính vì quá đau nên khiến bệnh nhân sợ và bất động khớp vai.
- Trên phim x quang thấy hình ảnh vôi hóa các đầu gân cơ
4. Viêm quanh khớp vai thể giả liệt:
- Các gân cơ vùng vai bị đứt, làm cho các cử động không thể thực hiện được giống như khi bị liệt. Bệnh nhân không thể chải tóc, đưa tay ra sau gáy, phải dùng tay bên lành để nâng tay bị liệt lên. .
- Trên hình ảnh MRI sẽ xác định được các gân cơ bị tổn thương.
Hậu quả:
- Viêm quanh khớp vai tuy không ảnh hưởng đến sinh mạng của người bệnh nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến lao động và sinh hoạt của bệnh nhân. Nếu không được điều trị đúng đắn và đầy đủ ngay từ đầu có thể để lại các di chứng như teo cơ, giảm trương lực cơ, hạn chế các cử động của vai và bàn tay, đứt gân cơ từ đó mất dần chức năng của tay bên đau.
VẬT LÝ TRỊ LIỆU (VLTL) VIÊM QUANH KHỚP VAI
Là phương pháp có hiệu quả nhưng bệnh nhân cần kiên trì và hợp tác tốt với người điều trị
1. Mục tiêu VLTL
- Giảm đau
- Giảm co thắt cơ
- Phòng ngừa teo cơ & cứng khớp
- Tăng tầm vận động khớp vai (ROM) khớp vai
- Tăng sức mạnh các nhóm cơ vai
- Phục hồi chức năng (PHCN) sinh hoạt hàng ngày
- Phòng ngừa tái phát
2. Chương trình VLTL
2.1 Giai đoạn cấp (0-4 ngày ):
- Nghỉ ngơi, tránh cử động vai đau
- Chườm lạnh 10 phút / 2 lần/ ngày
- Mang đai treo tay
- Tập thụ động khớp vai trong giới hạn không đa
2.2 Giai đoạn bán cấp (từ ngày 4 đến ngày 21):
- Giảm đau:
+ Nhiệt trị liệu: chườm nóng, hồng ngoại, sóng ngắn, vi sóng. Thời gian từ 15-20 phút
+ Điện trị liệu: dòng TENS 2 pha không đối xứng, dòng giao thoa, dòng Diadynamic, dòng Trabert 2-5. Thời gian G từ 10-20 phút
- Giảm co thắt cơ:
+ Siêu âm điều trị chế độ liên tục tại cơ bị co thắt. Thời gian từ 7- 10 phút
+ Xoa bóp thư dãn cơ
- Duy trì lực cơ & ROM khớp vai
Bài tập1: Bài tập chủ động có trợ giúp trong giới hạn đau
Bài tập quả lắc (đong đưa tay đau)
Bài tập với gậy
Bài tập chủ động có trợ giúp và tự do với kỹ thuật viên (KTV) trong giới hạn đau chịu được
Bài tập 2
- Kéo giãn thụ động bằng tay KTV hoặc bằng tư thế
- Bài tập co cơ đẳng trường
- Bài tập với dụng cụ trợ giúp tại phòng VLTL như: kéo ròng rọc, bánh xe tập quay khớp vai, tập khớp vai với thang bậc treo tường…..
- Kỹ thuật di động khớp trong các trường hợp có co thắt bao khớp
Lưu ý:
- Trong giai đoạn bán cấp chương trình tập cần phải linh động thay đổi theo sự đáp ứng và tiến triển của từng bệnh nhân.
- Tuyệt đối tránh để bệnh nhân tập quá mệt và làm tăng đau cho người bệnh
- Đối với các chứng đau vai đơn thuần nếu điều trị đúng cách thường khỏi trong giai đoạn này
- Trong 1 số trường hợp bệnh nặng hoặc bệnh nhân điều trị không đúng cách bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính
2.3 Giai đoạn mãn tính (sau 21 ngày):
Trong giai đoạn mãn tính, thông thường bệnh nhân chỉ đau khi vận động tới tầm độ bị hạn chế. Vấn đề chủ yếu của bệnh nhân là :
- Hạn chế ROM khớp vai do co thắt cơ và co rút bao khớp
- Teo yếu cơ do ít vận động
- Hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày
Chương trình VLTL trong giai đoạn này bao gồm:
- Tiếp tục giảm đau và thư giãn cơ bằng các phương pháp điện trị liệu kết hợp với xoa bóp trước khi tập vận động
- Tăng tầm vận động khớp vai bằng kỹ thuật kéo giãn thụ động tại mức độ bị hạn chế trong giới hạn đau chịu được của bệnh nhân.
- Áp dụng kỹ thuật di động khớp nếu có co rút bao khớp
- Tăng sức mạnh cơ yếu bằng các bài tập chủ động có trợ giúp tăng tiến dần đến các bài tập tự do và có sức đề kháng
- Phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo, lấy đồ trên cao, khuyến khích bệnh nhân sử dụng tay đau trong sinh hoạt như đánh răng, lau mặt, vệ sinh, ăn uống…..
2.4 Chương trình tập tại nhà:
- Bài tập quả lắc
- Bài tập với gậy hoặc khăn
- Bài tập bò tường
- Bài tập tự kéo dãn khớp vai
- Bài tập tăng sức mạnh cơ với tạ
2.5 Những điều cần tránh:
- Làm việc quá sức
- Nằm nghĩ gối đầu trên tay đau hoặc nằm nghiêng bên đau
- Lao động nặng nhọc
- Chơi thể thao quá sức

VIÊM QUANH KHỚP VAI

VIÊM QUANH KHỚP VAI
CN ĐỖ THÀNH HƯƠNG/BVNTP
Viêm quanh khớp vai là tất cả các trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương phần mềm quanh khớp gồm: gân, cơ, dây chằng, loại trừ tổn thương phần đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm quanh khớp vai:
- Chấn thương, vi chấn thương do nghề nghiệp, viêm gân, kéo giãn khớp vai quá mức, vận động khớp vai nhanh mạnh đột ngột.
- Nguyên nhân ở xa khớp vai gồm: bệnh cột sống cổ như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, bệnh ở phổi, màng phổi, trung thất.
Khớp vai bao gồm 5 khớp:
- Khớp ổ chảo - cánh tay
- Khớp mõm cùng - cánh tay
- Khớp mõm cùng - xương đòn
- Khớp ức - đòn
- Khớp bả vai - lồng ngực
Các cơ ở khớp vai bao gồm:
Mặt trước: cơ delta, đầu dài cơ 2 đầu cánh tay, cơ ngực lớn
Mặt sau: nhóm cơ chóp xoay bao gồm
- Cơ trên gai
- Cơ dưới gai
- Cơ tròn nhỏ
- Cơ dưới gai
Có 4 thể viêm quanh khớp vai có biểu hiện đặc trưng bao gồm:
1. Viêm quanh khớp vai đơn thuần:
- Đau ở mỏm cùng vai, mặt trước và mặt ngoài vai hoặc phía sau vai. Đau tăng khi vận động, nhất là động tác dang vai, giơ tay lên trên và động tác xoay khớp vai
- Các động tác vận động khớp vai không bị hạn chế, hoặc chỉ hạn chế ít do đau.
- Chụp X-quang khớp vai không có bất thường.
- Bệnh tiến triển nhẹ, đau giảm dần rồi khỏi trong vài tuần, nhưng hay tái phát.
2. Viêm quanh khớp vai thể đông cứng:
- Đau và hạn chế vận động khớp vai do co cứng bao khớp, kéo dài từ vài tháng đến hàng năm với biểu hiện: đau giảm dần, nhưng hạn chế vận động lại tăng, các động tác đều hạn chế, nếu bệnh lâu ngày có thể thấy teo cơ nhẹ do giảm vận động
3. Viêm quanh khớp vai kèm vôi hóa gân:
- Bệnh nhân có các cơn đau dữ dội nhất là khi vận động vai. Chính vì quá đau nên khiến bệnh nhân sợ và bất động khớp vai.
- Trên phim x quang thấy hình ảnh vôi hóa các đầu gân cơ
4. Viêm quanh khớp vai thể giả liệt:
- Các gân cơ vùng vai bị đứt, làm cho các cử động không thể thực hiện được giống như khi bị liệt. Bệnh nhân không thể chải tóc, đưa tay ra sau gáy, phải dùng tay bên lành để nâng tay bị liệt lên. .
- Trên hình ảnh MRI sẽ xác định được các gân cơ bị tổn thương.
Hậu quả:
- Viêm quanh khớp vai tuy không ảnh hưởng đến sinh mạng của người bệnh nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến lao động và sinh hoạt của bệnh nhân. Nếu không được điều trị đúng đắn và đầy đủ ngay từ đầu có thể để lại các di chứng như teo cơ, giảm trương lực cơ, hạn chế các cử động của vai và bàn tay, đứt gân cơ từ đó mất dần chức năng của tay bên đau.
VẬT LÝ TRỊ LIỆU (VLTL) VIÊM QUANH KHỚP VAI
Là phương pháp có hiệu quả nhưng bệnh nhân cần kiên trì và hợp tác tốt với người điều trị
1. Mục tiêu VLTL
- Giảm đau
- Giảm co thắt cơ
- Phòng ngừa teo cơ & cứng khớp
- Tăng tầm vận động khớp vai (ROM) khớp vai
- Tăng sức mạnh các nhóm cơ vai
- Phục hồi chức năng (PHCN) sinh hoạt hàng ngày
- Phòng ngừa tái phát
2. Chương trình VLTL
2.1 Giai đoạn cấp (0-4 ngày ):
- Nghỉ ngơi, tránh cử động vai đau
- Chườm lạnh 10 phút / 2 lần/ ngày
- Mang đai treo tay
- Tập thụ động khớp vai trong giới hạn không đa
2.2 Giai đoạn bán cấp (từ ngày 4 đến ngày 21):
- Giảm đau:
+ Nhiệt trị liệu: chườm nóng, hồng ngoại, sóng ngắn, vi sóng. Thời gian từ 15-20 phút
+ Điện trị liệu: dòng TENS 2 pha không đối xứng, dòng giao thoa, dòng Diadynamic, dòng Trabert 2-5. Thời gian G từ 10-20 phút
- Giảm co thắt cơ:
+ Siêu âm điều trị chế độ liên tục tại cơ bị co thắt. Thời gian từ 7- 10 phút
+ Xoa bóp thư dãn cơ
- Duy trì lực cơ & ROM khớp vai
Bài tập1: Bài tập chủ động có trợ giúp trong giới hạn đau
Bài tập quả lắc (đong đưa tay đau)
Bài tập với gậy
Bài tập chủ động có trợ giúp và tự do với kỹ thuật viên (KTV) trong giới hạn đau chịu được
Bài tập 2
- Kéo giãn thụ động bằng tay KTV hoặc bằng tư thế
- Bài tập co cơ đẳng trường
- Bài tập với dụng cụ trợ giúp tại phòng VLTL như: kéo ròng rọc, bánh xe tập quay khớp vai, tập khớp vai với thang bậc treo tường…..
- Kỹ thuật di động khớp trong các trường hợp có co thắt bao khớp
Lưu ý:
- Trong giai đoạn bán cấp chương trình tập cần phải linh động thay đổi theo sự đáp ứng và tiến triển của từng bệnh nhân.
- Tuyệt đối tránh để bệnh nhân tập quá mệt và làm tăng đau cho người bệnh
- Đối với các chứng đau vai đơn thuần nếu điều trị đúng cách thường khỏi trong giai đoạn này
- Trong 1 số trường hợp bệnh nặng hoặc bệnh nhân điều trị không đúng cách bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính
2.3 Giai đoạn mãn tính (sau 21 ngày):
Trong giai đoạn mãn tính, thông thường bệnh nhân chỉ đau khi vận động tới tầm độ bị hạn chế. Vấn đề chủ yếu của bệnh nhân là :
- Hạn chế ROM khớp vai do co thắt cơ và co rút bao khớp
- Teo yếu cơ do ít vận động
- Hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày
Chương trình VLTL trong giai đoạn này bao gồm:
- Tiếp tục giảm đau và thư giãn cơ bằng các phương pháp điện trị liệu kết hợp với xoa bóp trước khi tập vận động
- Tăng tầm vận động khớp vai bằng kỹ thuật kéo giãn thụ động tại mức độ bị hạn chế trong giới hạn đau chịu được của bệnh nhân.
- Áp dụng kỹ thuật di động khớp nếu có co rút bao khớp
- Tăng sức mạnh cơ yếu bằng các bài tập chủ động có trợ giúp tăng tiến dần đến các bài tập tự do và có sức đề kháng
- Phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo, lấy đồ trên cao, khuyến khích bệnh nhân sử dụng tay đau trong sinh hoạt như đánh răng, lau mặt, vệ sinh, ăn uống…..
2.4 Chương trình tập tại nhà:
- Bài tập quả lắc
- Bài tập với gậy hoặc khăn
- Bài tập bò tường
- Bài tập tự kéo dãn khớp vai
- Bài tập tăng sức mạnh cơ với tạ
2.5 Những điều cần tránh:
- Làm việc quá sức
- Nằm nghĩ gối đầu trên tay đau hoặc nằm nghiêng bên đau
- Lao động nặng nhọc
- Chơi thể thao quá sức

Viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai

InEmail

1. Đại cương.

1.1. Định nghĩa.

Viêm quanh khớp vai (pericapsulitis shoulder) là bao gồm tất cả các trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương phần mềm quanh khớp gồm: gân, cơ, dây chằng, bao khớp, (không do tổn thương phần đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch).

1.2. Đặc điểm giải phẫu khớp vai.

- Có 5 khớp nhỏ tham gia vào vận động khớp vai là:
+ Khớp vai chính: giữa chỏm xương cánh tay và ổ chảo xương bả.
+ Khớp mỏm cùng cánh tay: gồm cả túi thanh dịch dưới mỏm cùng xương bả và cơ delta.
+ Khớp mỏm cùng - xương đòn.
+ Khớp ức đòn.
+ Bả vai - lồng ngực.
- Khớp xương và bao khớp là tổ chức rất lỏng lẻo, vận động rộng rãi. Phía trên, phía trước và phía sau được tăng cường bởi một số gân cơ tạo nên một bao dịch-gân-cơ:
+ Phía trước có gân cơ ngực lớn và cơ nhị đầu cánh tay.
+ Phía trên có gân cơ trên gai, gân cơ tam đầu cánh tay.
+ Phía sau có gân cơ dưới gai và cơ tròn nhỏ.

Các dây chằng khớp vai
- Khớp vai có liên quan nhiều đến các rễ thần kinh vùng cổ và phần trên của lưng, liên quan đến các hạch giao cảm cổ. Khi có tổn thương kích thích ở vùng đốt sống cổ, vùng trung thất, ở lồng ngực đều có thể gây ra các triệu chứng ở khớp vai. Biểu hiện bằng: viêm gân, viêm và co thắt bao khớp gây đau và hạn chế vận động khớp vai.

Bao khớp và hoạt dịch

1.3. Nguyên nhân.

Nguyên nhân gây viêm quanh khớp vai rất phức tạp, đôi khi không rõ:
- Nguyên nhân tại chỗ: chấn thương, vi chấn thương do nghề nghiệp, viêm gân, kéo giãn khớp vai quá mức, hoặc vận động khớp vai nhanh mạnh đột ngột quá mức.
- Nguyên nhân xa: bệnh cột sống cổ (hay gặp, nhất là thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ), bệnh ở phổi, màng phổi, trung thất...

2. Triệu chứng.

Có 3 thể lâm sàng:

2.1. Viêm quanh khớp vai đơn thuần.

- Đau là triệu chứng chính: đau ở mỏm cùng vai, mặt trước và mặt ngoài vai. Đau tăng khi vận động, nhất là khi động tác dạng tay ra ngoài, giơ tay lên trên, và động tác gãi lưng (xoay cánh tay ra trước vào trong).
- Khám tại chỗ không thấy sưng nóng đỏ. Khi ấn vào mỏm cùng vai, mặt trước xương cánh tay, gân cơ nhị đầu trong rãnh cơ nhị đầu cánh tay, gân cơ tam đầu cánh tay thấy đau. Khớp vai không hạn chế vận động, nếu có thì thường nhẹ do phản ứng đau.
- Các xét nghiệm máu và sinh hóa, X quang khớp vai không có gì đặc biệt.
- Diễn biến lành tính, đau giảm dần rồi khỏi trong vài tuần, hay tái phát.

2.2. Viêm quanh khớp vai thể đông cứng (frozen shoulder).

- Đau và hạn chế vận động khớp vai do co cứng bao khớp, diễn biến qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn đau: đau khớp vai đơn thuần, kéo dài vài tuần.
+ Giai đoạn nghẽn tắc: đau giảm dần, nhưng hạn chế vận động tăng, các động tác đều hạn chế. Khám khớp thấy gần như bình thường, nếu bệnh lâu ngày có thể thấy teo cơ nhẹ do giảm vận động, nhất là nhóm cơ trên gai và cơ dưới gai. Giai đoạn tắc nghẽ kéo dài khá lâu từ vài tháng đến hàng năm.
+ Giai đoạn hồi phục: hạn chế vận động giảm dần rồi không để lại di chứng.
- X quang khớp vai không có gì đặc biệt, chụp khớp vai có bơm thuốc cản quang hoặc bơm khí thấy bao khớp bị co cứng, siêu âm khớp vai có thể thấy đứt hoặc rách dây chằng, bong điểm bám của gân cơ nhưng ít gặp.

2.3. Hội chứng vai - tay.

Bao gồm viêm quanh khớp vai thể nghẽn tắc và rối loạn thần kinh vận mạch ở bàn tay.
- Đau và hạn chế vận động khớp vai kiểu nghẽn tắc. Bàn tay biểu hiện rối loạn thần kinh vận mạch: phù bàn tay lan lên một phần cẳng tay, phù cứng, màu đỏ tía hoặc tím, da lạnh. Đau nhức toàn bộ bàn tay cả ngày và đêm. Móng tay mỏng, giòn, dễ gãy. Các cơ vùng bàn tay teo rõ, vận động bàn tay, ngón tay hạn chế.
- X quang bàn tay thấy mất vôi nặng toàn bộ khối xương cổ tay, bàn tay, ngón tay. Chụp X quang khớp vai thấy bao khớp teo, co thắt.
- Diễn biến kéo dài 6 tháng đến 2 năm, các triệu chứng giảm dần rồi khỏi, nhưng để lại di chứng teo cơ, giảm trương lực cơ và hạn chế vận động bàn tay. Có khoảng 20% tái phát.
InEmail
Mục lục bài viết:
Viêm quanh khớp vai
Điều trị
Tập với dụng cụ
Toàn trang

3. Điều trị.

3.1. Điều trị nội khoa.

- Sử dụng các thuốc nhóm non-steroid, đường uống hay tiêm toàn thân.
- Phong bế tại chỗ hoặc hạch giao cảm cổ, hạch sao để cắt phản xạ thần kinh.
- Phong bế thần kinh trên gai.
- Tiêm vào khớp vai hydrocortisol acetat.
- Tìm nguyên nhân để điều trị nhất là các nguyên nhân xa.

3.2. Điều trị bằng vật lý.

- Nhiệt nóng tại chỗ: paraffin để chống đau mềm gân, sóng ngắn để chống viêm, siêu âm để chống dính cứng tắc nghẽn.
- Điện di novocain, salicylat để giảm đau chống viêm, INaIK để làm mềm khớp.
- Điện xung để giảm đau.
- Kéo nắn trị liệu: Là phương pháp có hiệu quả tốt, nhất là với thể đông cứng tắc nghẽn. Khám xác định vùng bao khớp co cứng nhiều, kỹ thuật viên vừa kéo giãn khớp vai vừa đẩy chỏm xương cánh tay về cùng phía bao khớp co cứng với lực 7-10kg để làm giãn phần bao khớp co cứng giải phóng tình trạng kẹt khớp. Chú ý khi kéo nắn, bệnh nhân phải không đau mới đúng, nếu đau cần chuyển hướng kéo nắn cho thích hợp. 

3.3. Vận động trị liệu.

Tập vận động khớp vai là phương pháp quan trọng, gồm tập chủ động, thụ động, tập có dụng cụ như dây ròng rọc, thang tường, gậy, chuỳ.
3.3.1. Tập vận động thụ động:
- Tư thế bệnh nhân nằm ngửa:
+ Tập gấp: KTV đứng sát mép giường bên phải bệnh nhân, tay trái giữ cổ tay, tay phải đỡ khuỷu tay bệnh nhân, sau đó từ từ nhẹ nhàng đưa tay bệnh nhân thẳng lên quá đầu, rồi lại từ từ đưa tay ngược lại về vị trí ban đầu (Hình 6.27).

+ Tập dạng khép: KTV dùng tay phải đỡ khuỷu tay bệnh nhân, để cẳng tay bệnh nhân nằm trên cẳng tay của mình, tay trái giữ khớp vai bệnh nhân để không cho khớp vai di chuyển lên phía tai bệnh nhân. KTV từ từ đưa cánh tay bệnh nhân di chuyển ngang song song với mặt giường đến vị trí khớp vai 900. Sau đó KTV chuyển tay trái đang giữ khớp vai đến nắm vào cổ tay bệnh nhân, tiếp tục vận động tay lên phía đầu đến hết tầm vận động của khớp vai. Hết động tác, tiến hành đưa tay bệnh nhân ngược về vị trí ban đầu (Hình 6.28).

+ Tập xoay: đầu tiên KTV vận động khớp vai bệnh nhân dạng 900 như trên rồi đưa tay phải đang đỡ khớp khuỷu về nắm cổ tay bệnh nhân, tay trái đang giữ khớp vai về đỡ dưới khuỷu tay bệnh nhân, sau đó gập khớp khuỷu bệnh nhân đến 900. Tiến hành vận động cẳng tay bệnh nhân đổ về phía đầu (xoay khớp vai ra ngoài) và đổ về phía chân bệnh nhân (xoay khớp vai vào trong) trong khi khớp khuỷu và khớp vai vẫn ở tư thế 900 (Hình 6.29).

- Tư thế bệnh nhân nằm sấp: tập động tác nâng và duỗi khớp vai (Hình 6.30).



3.3.2. Tập vận động chủ động và tập với dụng cụ.
- Tập chủ động: bệnh nhân tự tập vận động khớp vai theo tầm vận động của khớp gồm các động tác: đưa khớp vai ra trước lên trên, duỗi khớp vai ra sau, dạng khớp vai ra ngang lên trên, khép khớp vai vào trong.
+ Tập động tác xoay ngoài ở tư thế nằm: Bệnh nhân nằm ngửa, với 2 khớp khuỷu để sát thân, hai tay hướng lên trên sau đó ngả ra ngoải để thực hiện động tác xoay ngoài của khớp vai. Động tác có thể thực hiện ở các tư thế khớp vai khép ( vị trí 1), hay vị trí khớp vai dạng ở các mức độ khác nhau  (từ vị trí 2 đến 4) (Hình 6.31).

- Tập với gậy:
+ Tập động tác gấp: hai tay nắm lấy gậy ở phía trước bụng rồi từ từ đưa gậy ra trước lên trên đến hết tầm (Hình 6.32).
 
+ Tập động tác xoay ngang: như tập động tác gấp, nhưng chỉ đưa cánh tay lên 900, rồi làm động tác đưa gậy sang bên tay bệnh (xoay ngang dạng) và bên tay lành (xoay ngang khép) (Hình 6.33).
+ Tập động tác duỗi và xoay trong: hai tay nắm lấy gậy ở phía sau lưng rồi đưa gậy ra sau, kéo gậy lên trên (Hình 6.34).
+ Tập động tác dạng: tay bên bệnh để dọc thân và nắm lấy đầu dưới của gậy, tay kia vòng ra sau gay nắm lấy đầu trên của gậy rồi kéo ấn đầu gậy trên xuống sao cho thân gậy tỳ lên vai gáy như đòn bẩy và làm cho đầu gậy kia cùng với cánh tay bệnh từ từ nâng lên đến 900 (Hình 6.35).
- Tập với sợi dây: tay lành nắm một đầu dây, sợi dây vắt ngang qua vai bên tay lành ra sau lưng, tay bên bệnh nắm lấy đầu kia của sợi dây. Tiến hành dùng tay lành kéo sợi dây xuống làm cho tay bệnh di chuyển lên trên ở phía lưng giống như động tác gãi lưng.
- Tập vận động với thang tường:
+ Tập động tác gấp (vịn thang): bàn tay bệnh nhân ở tay có khớp vai đau nắm chặt vào một bậc thang trên thang tường, người quay về phía thang rồi làm động tác ngồi xuống đến hết tầm vận động của khớp vai và giữ nguyên ít phút rồi đứng lên. Lúc đầu khi ngồi xuống sẽ đau tăng ở khớp vai thì có thể bám ở các bậc thang thấp, sau đó tập bám ở các bậc thang cao dần (Hình 6.36).
+ Tập động tác dạng: cũng làm như trên nhưng người quay ra bên để khớp vai dạng.
+ Tập động tác xoay ngang: bám tay vào bậc thang, thân người quay về phía thang rồi làm động tác xoay dần thân người quay ra bên và ra trước.
+ Tập động tác duỗi xoay ngoài (bài tập chống đẩy): bệnh nhân đứng quay lưng vào thang, hai tay đưa ra sau nắm lấy một bậc thang, tiến hành ngồi xuống đến hết tầm vận động thì giữ vài giây rồi đứng lên. Lúc đầu khi đứng lên có sự trợ giúp của chân, sau chuyển dần lực chống đến tay để tăng sức cơ. Bài tập tương tự có thể thực hiện với hai tay chống vào cạnh bàn ở phía sau (Hình 6.37).
- Tập với ròng rọc: tập động tác gấp và dạng khớp vai. Thực hiện với một ròng rọc treo ở trên cao, cánh tay bị bệnh đặt thụ động trên ròng rọc và được nâng lên một cách thụ động bởi tay lành bên kia. Ròng rọc phải đặt ở vị trí sau đầu để tay lành sẽ mở rộng góc hoạt động từng chút một của tay bị bệnh (Hình 6.38).
- Bài tập đung đưa khớp vai: Bài tập đung đưa thụ động do Codman mô tả là cánh tay cánh tay hoàn toàn thụ động trong trạng thái đung đưa, không có hiện tượng co cơ chủ động ở khớp vai, không có trọng lượng thêm vào ở bàn tay, cũng không có co cơ nào ở bàn tay, cổ tay và cánh tay: bệnh nhân cúi ra trước, thân gấp, cánh tay bị đung đưa không có hiện tượng co cơ khớp ổ chảo. Cơ thể thì đung đưa chủ động, như vậy sẽ tạo nên động tác đụng đưa thụ động của cánh tay sát thân ra trước, ra sau, sang bên và xoay. Cơ thể cần thiết phải có sự trợ giúp bằng cách đặt tay lia trên bàn hoặc ghế tựa. Cánh tay vung thụ động không có vật nặng ở bàn tay vì nó là nguyên nhân gây co cơ cho chi trên và khớp vai (Hình 6.39-a).

Bài tập đung đưa chủ động được Codman phát triển thêm để điều trị đau tắc nghẽn khớp vai: Tư thế như bài tập đung đưa thụ động, nhưng ở đây cánh tay được cho phép vung chủ động trong các bình diện, có thể được cầm một vật nặng trong tay và sức nặng cũng được phép tăng dần nhằm kéo giãn khớp vai trong lúc vận động, để đảm bảo an toàn tốt nhất nên sử dụng một cái can nhựa dung tích khoảng 10 lít có thể điều chỉnh trọng lượng bằng cách thêm bớt thể tích nước trong can (Hình 6.39-b)