Viêm quanh khớp vai
Cấu tạo khớp vai.
|
Viêm
quanh khớp vai là tất cả các trường hợp đau và hạn chế vận động khớp
vai do tổn thương phần mềm quanh khớp gồm: gân, cơ, dây chằng, bao khớp,
loại trừ tổn thương phần đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch.
Khớp
vai gồm 5 khớp nhỏ: khớp vai chính, khớp mỏm cùng cánh tay khớp mỏm
cùng - xương đòn khớp ức đòn và khớp bả vai - lồng ngực. Khớp vai có
liên quan nhiều đến các rễ thần kinh vùng cổ và phần trên của lưng, liên
quan đến các hạch giao cảm cổ. Khi có tổn thương vùng đốt sống cổ, vùng
trung thất, hay lồng ngực đều có thể gây ra các triệu chứng ở khớp vai
như: viêm gân, viêm và co thắt bao khớp gây đau và hạn chế vận động khớp
vai.
Nguyên nhân gây bệnh
Có
nhiều nguyên nhân gây viêm quanh khớp vai: chấn thương, vi chấn thương
do nghề nghiệp, viêm gân, kéo giãn khớp vai quá mức, vận động khớp vai
nhanh mạnh đột ngột; nguyên nhân ở xa khớp vai gồm: bệnh cột sống cổ như
thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, bệnh ở phổi, màng phổi, trung
thất...
Triệu chứng các thể bệnh
Tùy theo tổn thương bệnh biểu hiện bởi ba thể:
-
Viêm quanh khớp vai đơn thuần, có những dấu hiệu: đau ở mỏm cùng vai,
mặt trước và mặt ngoài vai, đau tăng khi vận động, nhất là động tác dang
tay ra ngoài, giơ tay lên trên và động tác gãi lưng; không sưng nóng đỏ
vùng khớp vai; bệnh nhân đau khi ấn vào: mỏm cùng vai, mặt trước xương
cánh tay, gân cơ nhị đầu trong rãnh cơ nhị đầu cánh tay, gân cơ tam đầu
cánh tay; các động tác vận động khớp vai không bị hạn chế, hoặc chỉ hạn
chế ít do đau. Chụp Xquang khớp vai không có bất thường. Bệnh tiến triển
nhẹ, đau giảm dần rồi khỏi trong vài tuần, nhưng hay tái phát.
-
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng. Triệu chứng đau và hạn chế vận động
khớp vai do co cứng bao khớp, diễn biến qua 3 giai đoạn: đau khớp vai
đơn thuần, kéo dài vài tuần; nghẽn tắc, kéo dài từ vài tháng đến hằng
năm với biểu hiện: đau giảm dần, nhưng hạn chế vận động lại tăng, các
động tác đều hạn chế, nếu bệnh lâu ngày có thể thấy teo cơ nhẹ do giảm
vận động, nhất là nhóm cơ trên gai và cơ dưới gai; giai đoạn hồi phục:
hạn chế vận động giảm dần, mọi cử động của khớp vai trở về bình thường,
không để lại di chứng.
-
Hội chứng vai - tay, gồm các tổn thương viêm quanh khớp vai thể đông
cứng giai đoạn nghẽn tắc và rối loạn thần kinh vận mạch ở bàn tay. Bệnh
nhân bị đau và hạn chế vận động khớp vai kiểu nghẽn tắc. Bàn tay bị rối
loạn thần kinh vận mạch: phù bàn tay lan lên một phần cẳng tay, phù
cứng, màu da đỏ tía hoặc tím, da lạnh. Đau nhức cả bàn tay suốt ngày
đêm. Móng tay mỏng, giòn, dễ gãy. Các cơ của bàn tay teo rõ, vận động
bàn tay, ngón tay hạn chế.
Bệnh
tiến triển kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm, các triệu chứng giảm dần rồi
khỏi, nhưng để lại di chứng teo cơ, giảm trương lực cơ và hạn chế vận
động bàn tay. Ở một số bệnh nhân bệnh tái phát khi cử động mạnh đến vai
hay bàn tay.
Các phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai
Điều trị viêm quanh khớp vai có thể dùng một hoặc nhiều hơn các phương pháp phối hợp như sau:
-
Phương pháp nội khoa: dùng thuốc giảm đau chống viêm nhóm không
steroid, đường uống hay tiêm; sử dụng thuốc tê phong bế tại chỗ hay
phong bế ở hạch giao cảm cổ, hạch sao, phong bế thần kinh trên gai để
cắt phản xạ thần kinh. Điều trị tích cực các nguyên nhân gây bệnh từ
xa như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, bệnh phổi...
-
Phương pháp vật lý: dùng nhiệt tại chỗ như dùng paraffin để chống đau
mềm gân; sử dụng sóng ngắn để chống viêm, sóng siêu âm để chống dính
cứng tắc nghẽn; điện di novocain hay salicylat để giảm đau chống viêm;
điện xung để giảm đau.
-
Kéo nắn là phương pháp có hiệu quả tốt, nhất là với thể đông cứng tắc
nghẽn, thầy thuốc khám xác định vùng bao khớp co cứng nhiều, kỹ thuật
viên vừa kéo giãn khớp vai vừa đẩy chỏm xương cánh tay về cùng phía
bao khớp co cứng với lực khoảng 7-10kg để làm giãn phần bao khớp co
cứng giải phóng tình trạng kẹt khớp, khi kéo nắn, bệnh nhân không bị
đau mới đúng, nếu đau cần chuyển hướng kéo nắn cho thích hợp.
-
Tập vận động khớp vai là phương pháp quan trọng giúp bệnh mau hồi phục.
Có thể áp dụng một hay nhiều cách tập chủ động, thụ động, tập có dụng
cụ hỗ trợ.
+
Tập vận động thụ động: bệnh nhân nằm ngửa hay nằm sấp, tập gấp, tập dạng
khép, tập xoay, tập động tác nâng và duỗi khớp vai với sự giúp đỡ của
thầy thuốc.
+
Tập vận động chủ động: bệnh nhân tự tập vận động khớp vai theo tầm vận
động của khớp gồm các động tác: đưa khớp vai ra trước, lên trên, duỗi
khớp vai ra sau, dạng khớp vai ra ngang lên trên, khép khớp vai vào
trong. Có thể tập với dụng cụ như tập với gậy; tập với sợi dây; tập
vận động với thang tường; tập với ròng rọc...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét