Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Điều trị khô âm đạo

Đối phó với chứng 'khô hạn' ở chị em
TPO - Khô âm đạo là một hiện tượng thường gặp ở phụ nữ trong và sau thời kỳ mãn kinh cho dù hiện tượng khô âm đạo bất thường có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Khô âm đạo là dấu hiệu đặc trưng của viêm teo âm đạo – gây bào mòn và viêm nhiễm thành âm đạo do sự suy giảm estrogen. Khô âm đạo cũng khiến bạn có thể bị ngứa và đau rát xung quanh và bên trong của âm đạo.
Triệu chứng
Khô âm đạo có thể đi kèm với một số dấu hiệu và triệu chứng sau:
· Ngứa
· Bỏng rát
· Đau rát
· Chảy máu nhẹ khi giao hợp
· Đi tiểu thường xuyên hoặc tiểu gấp
Nguyên nhân
- Lượng estrogen suy giảm là nguyên nhân chính gây khô rát vùng kín. Estrogen giúp bảo vệ các mô tế bào tại âm đạo bằng cách luôn duy trì độ nhờn, độ ẩm và môi trường axít trung tính cho âm đạo. Những yếu tố này tạo ra một lớp bảo vệ tự nhiên chống lại sự viêm nhiễm đường âm đạo và tiết niệu. Nhưng khi hàm lượng estrogen của bạn giảm, việc chống đỡ lại sự viêm nhiễm khiến cho màng âm đạo mỏng manh hơn và kém đàn hồi.
- Một số thủ phạm khiến hàm lượng estrogen bị suy giảm:
· Mãn kinh hoặc tiền mãn kinh
· Do sinh nở
· Trong quá trình cho con bú
· Do ảnh hưởng của quá trình điều trị ung thư bằng liệu pháp xạ trị, liệu pháp hóc-môn và hóa trị liệu.
· Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng
· Rối loạn miễn dịch
· Hút thuốc lá
- Các thuốc: Thuốc dị ứng, thuốc cảm lạnh và một số thuốc trầm cảm có thể làm giảm độ ẩm ở một số bộ phận của cơ thể trong đó có âm đạo. Một số thuốc kháng estrogen được dùng trong điều trị ung thư vú có thể dẫn đến khô âm đạo.
- Hội chứng Sjogren: Đối với bệnh tự miễn dịch, hệ miễn dịch của bạn sẽ tấn công mô khỏe mạnh và gây ra một số triệu chứng khô mắt và miệng. Hội chứng Sjogren có thể gây khô âm đạo.
- Thụt rửa vùng kín: Quá trình sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ để làm sạch âm đạo khiến môi trường âm đạo mất cân bằng và gây viêm âm đạo, khiến âm đạo bị khô và mẩn ngứa.
Thời điểm đến gặp bác sĩ
Khô âm đạo ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, tuy nhiên chị em lại thường ít đề cập vấn đề này với bác sỹ. Hãy đến gặp bác sĩ nếu khô âm đạo ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, đặc biệt là chuyện chăn gối và quan hệ với bạn tình. Không điều trị khô rát “vùng kín” sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi nhiều tuổi.
Để điều trị chứng khô âm đạo, hãy thử dùng một số sản phẩm như:
· Chất bôi trơn. Chất bôi trơn dạng nước giúp tạo độ ẩm âm đạo trong vài giờ. Hãy dùng chất bôi trơn ở cửa âm đạo hoặc dương vật của bạn tình trước khi giao hợp.
· Kem dưỡng ẩm. Các loại kem dưỡng ẩm tạo độ ẩm âm đạo và giảm khô âm đạo đến 3 ngày sau mỗi lần sử dụng. Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm như biện pháp bảo vệ liên tục khỏi sự kích thích của chứng khô âm đạo.
Quan tâm nhu cầu tình dục
Thỉnh thoảng chứng khô âm đạo trong khi giao hợp sẽ khiến bạn không đủ hưng phấn. Hãy giành nhiều thời gian cho màn dạo đầu để cơ thể của bạn đủ kích thích và được bôi trơn. Điều này có thể giúp bạn và đối tác cảm thấy tốt hơn. Giao hợp thường xuyên sẽ giúp cải thiện khả năng bôi trơn âm đạo.
Tránh dùng một số sản phẩm
Hãy tránh sử dụng các sản phẩm dưới đây để điều trị chứng khô âm đạo bởi vì chúng có thể gây kích ứng âm đạo:
· Dấm hoặc các dung dịch vệ sinh phụ nữ
· Kem dưỡng ẩm tay
· Các loại xà phòng
· Sữa tắm có bọt

Những động tác chết người khi làm "chuyện ấy"

Những động tác chết người khi làm "chuyện ấy"


Không tính những kiểu tình dục bạo lực, biến thái, bài này chỉ bàn về những động tác tương đối lành hiền nhưng do sơ sẩy mà gây họa “chết người” trên giường.
Đầu bảng là động tác người nam kéo tay, nắm tóc phụ nữ giật về phía sau trong tư thế “tập hậu”. Với một lực vừa phải, động tác này góp phần đáng kể làm “đậm đà” cuộc vui. Vấn đề là, chính cái gánh động tác này rất dễ bị các ông sử dụng quá mạnh tay ở những đoạn cao trào. Không khó hình dung khi các đức lang quân quá đà, dẫn đến trật, gãy khớp vai; trượt, gãy sống cổ, sống ngực, tàn phế!
 
Ảnh minh họa.
 
Nhấc bổng đối tượng lên trong tư thế đứng (với xác suất làm rơi bạn tình của mình xuống sàn khá cao) là một kiểu “giỡn mặt tử thần” khác. Đôi khi trọng lượng của các quý ông lại vô tình trở thành "tội phạm". Điển hình của tư thế yêu này là kiểu: quý ông bất thình lình đổ ập trọn người lên thân hình mảnh mai chị em, đặc biệt nguy hiểm hơn khi phái yếu đang tạo ở thế cong gập người.
 
Bố trí chăn, gối là một cách hữu dụng trên giường, và sự cố có thể xảy ra nếu việc sắp xếp không đúng mục đích. Chẳng hạn, một chiếc gối kê dưới thắt lưng tạo độ cong ưỡn giúp người phụ nữ “cộng hưởng” với quý ông trong tư thế truyền thống, nhưng lại hoàn toàn có thể gây chấn thương cột sống cho người vợ nếu ông chồng có cách tiếp cận từ trên giáng xuống quá mạnh, đặc biệt nếu ở dưới là mặt sàn cứng.
 
Tai nạn có thể đến từ… vật sắc nhọn tình cờ có mặt trong cuộc "mây mưa", ví dụ như chiếc nhẫn “hột xoàn” trên ngón tay, sợi dây chuyền với mặt đeo góc cạnh, hoa tai, trâm cài tóc, khoen mũi, khoen miệng…
 
Trường hợp it phổ biến hơn, một chiếc… cà vạt cũng có thể biến thành cái thòng lọng thít chặt làm ngạt thở hay trật cổ người chồng.
 
Tất nhiên đã “họa vô đơn chí” thì khó kể hết những động tác, vật thể có thể gây chết người trên giường. Nhìn chung tình dục tương đối an toàn trong đa số trường hợp, nhưng cẩn thận cũng không thừa

Trị liệu tâm lý

LÂM SÀNG TÂM LÝ
 
BS. NGUYỄN KHẮC VIỆN (1913-1997)
Chúng ta đã tiến hành một đợt thực hiện đề tài, tập hợp được một số hồ sơ. Trước tiên phải nhắc lại rằng xây dựng hồ sơ tâm lý là công việc chủ yếu của Trung tâm NT. Không có hồ sơ, không có NT. Nếu NT chỉ có đọc sách, suy nghĩ, đàm đạo với nhau thì cũng chẳng nên lập NT làm gì. Sau đây là một số nhận xét về những hồ sơ để cùng nhau trao đổi và cải tiến dần cách làm.
Những báo cáo được trình bày ở đây xuất phát từ hai nguồn:
  1. Từ những hồ sơ mà các phòng khám của NT đã tập hợp được trong nhiều năm qua và sẽ tiếp tục tập họp trong những năm tới;
  2. Từ việc đối chiếu những kết luận rút ra từ các hồ sơ với những luận điểm và học thuyết lấy từ sách vở.
Đó là ưu điểm của những báo cáo ấy, kết quả của một công việc đã được tiến hành nhiều tháng, có khi nhiều năm, có cả thực tiễn và lý luận, chứ không phải những báo cáo theo kiểu “Vài suy nghĩ về…”. Chúng ta sẽ tiếp tục tiến hành công việc theo cách này trong nhiều năm nữa để cuối cùng có những công trình vừa bắt nguồn từ thực tiễn con người và xã hội Việt Nam vừa mang tính lý luận, mở đầu cho một ngành tâm bệnh lý có tính Việt Nam chứ không phải chỉ có sao chép nguyên xi sách vở nước ngoài.
Nhược điểm của các báo cáo nói chung là phần tra cứu các hồ sơ cũng như phần thư mục tra cứu các sách vở nước ngoài còn ít ỏi. Điều này là khó tránh khỏi trong một bộ môn khoa học mới chớm nở ở nước ta, mà lại do một tổ chức phi chính phủ với những phương tiện eo hẹp khởi xướng. Nhưng phải nói ngay là không phải hồ sơ và sách vở đâu xa xôi, mà chính các hồ sơ và sách vở đã tập hợp lại ở trụ sở NT cũng chưa được khai thác đầy đủ. Có thể nói các báo cáo sẽ phong phú hơn nhiều nếu những người phụ trách ra công tra cứu các hồ sơ và sách vở chỉ riêng của NT thôi. Điều này một phần là do trung tâm chúng ta chưa lập được một bộ phận thư viện có quy củ để anh chị em tra cứu thuận tiện.
Trong các báo cáo nổi lên các công trình của hai bác sĩ Vũ Thị Chín và Phạm Bích Nhung về vấn đề liên quan đến các sản phụ và quan hệ sớm mẹ con thời kỳ sơ sinh. Đây là một lĩnh vực mũi nhọn của tâm lý học thế giới; NT có thể tự hào là từ năm 1990 đã xuất bản một tập sách nhỏ lần đầu tiên đề cập đến những khái niệm cơ bản như “gắn bó”, “tương tác mẹ con thời sơ sinh”, “trầm nhược sau khi đẻ”… Và sau đó tập hợp được một số hồ sơ trong lĩnh vực này; đấy là những hồ sơ đầu tiên ở nước ta…
KHÁI QUÁT VỀ LÂM SÀNG
Để nghiên cứu những rối nhiễu, phương pháp tiếp cận là “lâm sàng”. Lâm sàng (clinique) là một danh từ y học, nguyên nghĩa là trực tiếp đến tận giường người bệnh (sàng: giường) để khám và chữa. Về sau, phương pháp lâm sàng được mở rộng sang tâm lý học. Chúng tôi sẽ trình bày một cách khái yếu về lâm sàng y học, sau đó nói kỹ hơn về lâm sàng tâm lý, và riêng biệt về lâm sàng tâm lý ở trẻ em.
Lâm sàng trong y học
Một bệnh nhân tự đến, hoặc do gia đình hay một tổ chức xã hội đưa đến yêu cầu thầy thuốc chẩn đoán và chữa bệnh. Khi đó, thầy thuốc phải đáp ứng yêu cầu của một ca (cas), tức một trường hợp, một con người cụ thể và phải giải đáp ít nhất mấy câu hỏi sau: “Tôi đau bệnh gì?”, “Phải chữa như thế nào?” và “Triển vọng (tiên lượng) sẽ ra sao?”. Việc này không hẳn là một khoa học, vì khoa học có thể chờ đợi cho đến khi vấn đề được sáng tỏ thì mới có kết luận; còn các thầy thuốc có thể hội chẩn với nhau, nhưng không thể kéo dài mãi việc trao đổi ý kiến, vì ít nhất cũng phải giải đáp câu hỏi: “Bây giờ phải làm gì?” Đây không phải là một vấn đề có tính vĩ mô, tức là nhằm chung cho một nhóm người nhất định như trong xã hội học, mà là vấn đề có tính vi mô, đụng đến một cá nhân cụ thể, cho nên không thể vận dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mà phải vận dụng nghiên cứu từng trường hợp (case study).
Lâm sàng có nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nghĩa hẹp là trực tiếp khám và hỏi chuyện người bệnh. Khám tức là vận dụng các giác quan để tìm ra những dấu hiệu của bệnh (mắt thấy, tai nghe, tay sờ nắn, có khi còn phải ngửi và nếm, như các thầy thuốc ngày xưa nếm nước tiểu để chẩn đoán bệnh đái đường). Lâm sàng giỏi là nhạy bén về giác quan để phát hiện ra những dấu hiệu tế nhị nhất. Khâu thứ hai là “hỏi chuyện”: hỏi về những triệu chứng hiện hữu, về cuộc sống của người bệnh, về tiền sử, và có thể hỏi chuyện cả người thân. Khâu thứ ba là tra cứu hồ sơ đã ghi chép các sự kiện có liên quan đến sức khỏe của người bệnh (nếu có).
Những thông tin do bệnh nhân hay người thân cung cấp, do thầy thuốc phát hiện trong lúc khám hỏi đều mang tính chủ quan. Sự phát triển của y học hiện đại là bổ sung thêm vào những thông tin có tính khách quan. Dựa trên những tiến bộ to lớn về vật lý học, hóa học và sinh học mà y học đã có được những phương pháp xét nghiệm ngày càng tinh xảo. Y khoa ngày nay chủ yếu là một nền y khoa sinh học (bio-médicine) trong đó vận dụng những kỹ thuật công nghệ sinh học cao cấp. Trong ngành y học này, phần xét nghiệm mang tính kỹ thuật thường gọi là “phi lậm sàng” (hoặc “cận lâm sàng”: paraclinique) dần dần chiếm ưu thế, vai trò chủ quan của người thầy thuốc trong việc khám hỏi trực tiếp bệnh nhân ngày càng bị xem nhẹ, đồng thời những đặc điểm chủ quan của người bệnh và mối quan hệ cá nhân giữa thầy thuốc – bệnh nhân cũng không còn được xem trọng.
Lâm sàng theo nghĩa rộng là tổng hợp tất cả các thông tin, kể cả phi lâm sàng, để chẩn đoán và để có những chỉ định trị liệu cụ thể. Giỏi lâm sàng nghĩa là có khả năng chẩn đoán đúng thể bệnh sau khi đã tổng hợp các thông tin thu thập từ nhiều nguồn và chỉ định trị liệu đúng. Theo nghĩa rộng này, lâm sàng là cả một quy trình gồm nhiều khâu: khám – hỏi chuyện – xét nghiệm – giả thiết chẩn đoán – chứng nghiệm giả thiết – chỉ định trị liệu – theo dõi kết quả trị liệu và tình hình tiến triển rồi thông qua đó xác định chẩn đoán đầu tiên đúng hay sai. Trong một số trường hợp, với những phương tiện xét ngiệm hiện đại có khả năng chẩn đoán những thể bệnh điển hình đã được sách vở mô tả rõ ràng. Nếu phát hiện được một nguyên nhân (ví dụ một loại vi khuẩn hay một độc chất nào đó), hoặc cao hơn nữa là một cơ chế bệnh sinh, thì quá trình dẫn đến bệnh có thể được vẽ ra theo một mô hình “nhân quả đơn tuyến” (linear causality; causalité linéaire): căn nguyên A → bệnh B. Nếu sự việc diễn tiến đúng theo mô hình này thì không khó gì sau khi tập hợp các thông tin, người ta có thể dùng vi tính để chẩn đoán và chỉ định trị liệu. Trước đó, sự nhạy bén của người thầy thuốc đòi hỏi rất nhiều năm kinh nghiệm và học tập lý luận; phải chăng ngày nay với phương tiện máy móc tinh vi cộng với tin học phát triển, có khả năng không còn cần đến sự xem xét nhạy cảm của người thầy?
Lâm sàng trong tâm bệnh học
Vào đầu thế kỷ XIX, khi nhiều bệnh nhân tâm thần bắt đầu được tập trung vào các bệnh viện, y học cũng bắt đầu nghiên cứu các loại bệnh này theo quy trình đi từ lâm sàng đến việc phát hiện ra các thương tổn thực thể (lésion) trong cơ thể, nhất là trong não bộ, theo ý nghĩa là bất kỳ bệnh nào cũng đi đôi với một thương tổn nhất định trong cơ thể. Thương tổn ấy có thể dễ nhìn thấy hoặc có thể rất tinh vi đòi hỏi có những phương tiện tinh xảo mới phát hiện được, và nếu có triệu chứng mà không phát hiện được thực tổn thì có nghĩa là công cụ, khí tài, kỹ thuật chưa tinh xảo, và hy vọng rằng chẳng chóng thì chầy cũng tìm ra được những phương tiện kỹ thuật thích đáng. Đó là “chủ nghĩa thực tổn” (organicisme). Vào cuối thế kỷ XIX, người ta phát hiện rất ít những thể bệnh tâm thần có thực tổn rõ ràng. Từ đó, y học có hai trường phái:
Trường phái thứ nhất vẫn giữ giả thiết thực tổn và đẩy mạnh các nghiên cứu về sinh học. Những phát hiện mới về sinh hóa và sinh học phân tử, cũng như sự phát triển của khoa thần kinh học, rồi từ năm 1952 với sự phát minh những loại thuốc có tác động lên trạng thái tâm lý, lên các hóa chất dẫn truyền thần kinh… càng củng cố thêm quan điểm của trường phái này.
Trưòng phái thứ hai cho rằng trong các bệnh tâm thần dù yếu tố vật chất, cơ thể có rõ nét đến đâu thì yếu tố chủ quan của người bệnh vẫn mang tính quyết định. Trí khôn, tình cảm, tư tưởng, chí hướng, lý tưởng… tóm lại là “cái tâm” không thể chỉ được tiếp cận bởi công nghệ, kỹ thuật, mà phải có những phương pháp đặc thù để tiếp cận với tâm lý con người. Có thể nói, từ nghìn xưa, loài người đã tích lũy được một vốn kinh nghiệm hiểu biết về tâm lý phong phú, biểu hiện trong ngôn ngữ, văn học, đạo lý, triết lý… Nhưng dù sao, đó vẫn chỉ là kinh nghiệm và cảm tính. Phải xây dựng một nền tâm lý học có tính khoa học, vượt qua giới hạn của kinh nghiệm, cảm tính. Từ quan điểm ấy đã xuất hiện nhiều học thuyết tìm cách lý giải những hiện tượng tâm lý và tâm bệnh lý. Chúng tôi sẽ dần dần trình bày những học thuyết quan trọng hiện hành, nhưng phải nói ngay từ đầu là không một học thuyết nào được tất cả mọi người công nhận. Cho nên trừ một số ít “tín đồ” thuộc một học thuyết nào đó tuyệt đối hóa những luận điểm của trường phái mình, đại đa số các nhà tâm lý học thế giới hiện nay vận dụng một quan điểm có tính chiết trung (eclectic). Tùy hoàn cảnh, tùy trường hợp, tùy thời điểm mà vận dụng học thuyết này hay học thuyết khác. Phải nhận rõ ngay từ đầu là tâm lý học hiện đại, mặc dù đã có những tiến bộ vượt bậc, vẫn chưa đạt trình độ thực sự “khoa học” theo nghĩa hẹp của từ này, theo mô hình của các ngành khoa học tự nhiên. Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận hiệu lực của tâm lý học mà nay đang bắt đầu đóng một vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, mà để nói rõ muốn tiếp cận với tâm lý học – một môn khoa học cố gắng tìm hiểu con người một cách toàn diện – thì người học và người nghiên cứu cần có một vốn hiểu biết cơ bản về nhiều lĩnh vực: sinh học, xã hội học, triết lý đạo giáo, văn học…
KHÁI QUÁT VỀ LÂM SÀNG TÂM LÝ
Những công đoạn trong quy trình lâm sàng y học cũng tương tự với những khâu trong quy trình lâm sàng tâm lý. Nhưng ở đây không chỉ khoanh vùng về mặt sinh học (ký hiệu: S) mà bao quát cả yếu tố xã hội (X) và yếu tố tâm lý riêng biệt của chủ thể (T). Ba mặt S, X và T tác động lẫn nhau, tạo thành một tổng thể nhất định tức là một nhân cách. Phải tìm hiểu cả ba mặt và, để tạo ra những chuyển biến trong nhân cách ấy, phải tác động lên cả ba mặt. Ví dụ: một em bé chưa biết đi (khía cạnh S), ở lứa tuổi ấy mọi nhu cầu của trẻ đều phải gắn liền với sự giúp đỡ của người lớn (khía cạnh X) và nét tâm tư chủ yếu ở giai đoạn ấy là hòa mình với mẹ (khía cạnh T); hoặc một người đến tuổi về hưu, sức khỏe yếu đi (S) sẽ không đi làm nữa, vị trí và các quan hệ xã hội sẽ thay đổi (X) và tâm tư cũng khác với lúc đi làm (T).
SXT cùng tác động với nhau tạo nên một xu thế chuyển động. Điều đó nói lên:
-          Tính phức hợp gồm nhiều mặt của một con người
-          Mỗi mặt đều chịu tác động lẫn nhau, luôn có sự tương tác với nhau
-          Tính tổng thể, tức là các mặt khác nhau thống hợp thành một thể thống nhất
-          Tính thường xuyên biến động của tổng thể ấy do những tác động của môi trường bên ngoài và những vận động bên trong, vì vậy mà tổng thể ấy thường xuyên tiến triển theo một hướng nhất định.
Nói theo kiểu triết học, đây là một thực thể vận động theo luật biện chứng; cũng có thể nói đây là một hệ thống, mà trong đó một hệ thống lớn được cấu thành nên bởi nhiều tiểu hệ. Nhà tâm lý phải thường xuyên nhớ đến tính biện chứng hoặc tính hệ thống của nhân cách con người, không thể suy luận máy móc theo kiểu nhân quả đơn tuyến. Nếu trong lúc tìm hiểu tâm lý cũng phải nhìn cả ba mặt SXT, thì trong trị liệu cũng phải như vậy.
Một đặc điểm quan trọng khác là tính cá biệt ở mỗi con người, không người nào giống người nào. Tính cá biệt ấy là do cả một quá trình lịch sử hình thành: mỗi người được sinh ra với một vốn gene từ lúc thụ thai, rồi chịu ảnh hưởng của nhiều tác nhân trong giai đoạn nằm trong bụng mẹ, lúc sinh ra mang theo một vón liếng bẩm sinh; rồi lại sống qua nhiều trải nghiệm, chịu ảnh hưởng của nhiều tác nhân trong môi trường tự nhiên và xã hội, tức là có một vốn sống và vốn sống này thường xuyên biến động. Như vậy, cần tìm hiểu cả ba vốn gene, vốn bẩm sinh và vốn sống khi làm tâm lý lâm sàng, tập hợp đầy đủ thông tin về cả ba loại vốn ấy.
VỀ TÂM LÝ THỰC NGHIỆM
Để vượt qua những hạn chế của tính chủ quan của phương pháp lâm sàng thuần túy chỉ đưa đến những kết luận định tính, từ hơn 100 năm nay, các nhà tâm lý học đã cố gắng đề xuất những phương pháp có tính khách quan để dẫn đến những kết luận định lượng. Nói tóm lại là cố gắng vận dụng những phương pháp thực nghiệm đã thành công trong khoa học tự nhiên vào trong tâm lý học tức là một môn khoa học nghiên cứu về con người. Về việc nghiên cứu những yếu tố sinh học liên quan đến tâm lý thì những phương pháp thực nghiệm đã đem lại nhiều thành tựu đáng kể, giúp xác định được căn nguyên của một số bệnh chứng về tâm trí. Nhưng trong đại đa số các bệnh chứng này lại không (có người bảo là “chưa”) phát hiện được một căn nguyên sinh học nào. Còn đi vào lĩnh vực xã hội và tâm lý, có thể vận dụng được những phương pháp định lượng được không? Nói rõ hơn là có thể định lượng được đến mức nào? Đây là một vấn đề đã được tranh luận gay gắt hàng trăm năm nay. Có thể nói đại đa số các học giả đã nhất trí về một số điểm sau:
Định lượng ở đây không có nghĩa là “cân, đo, đếm”, hoặc so sánh ít nhiều như người này nặng hay cao gấp đôi người kia, hoặc như đo lượng đường trong máu có thể tính bằng gram. Những con số trong các phương pháp định lượng trong tâm lý chỉ là những cái mốc có tính phân loại, nghĩa là rốt cục vẫn có tính định tính. Ví dụ bảo em bé này có chỉ số khôn IQ 50, em kia IQ bằng 100, không có nghĩa là em thứ hai “khôn gấp đôi” em thứ nhất. Chỉ số này chỉ giúp xếp hai em vào hai nhóm trẻ khác nhau để áp dụng những phương pháp giáo dục khác nhau. Đây không phải là đo lường thật chính xác, mà chỉ là một cách ước lượng “có phần chính xác” hơn là chỉ dựa vào cảm tính hay kinh nghiệm.
Mặc dù không mang lại những kết luận hoàn toàn khách quan và chính xác, những phương pháp trắc nghiệm đánh giá định lượng vẫn đóng góp nhiều vào việc chẩn đoán, trị liệu và nghiên cứu. Có thể nói, hằng ngày ở nhiều đơn vị nghiên cứu, nhất là ở các nước phát triển, đã xuất hiện hàng nghìn phép trắc nghiệm mới về mặt này mặt khác để đề xuất, chuẩn hóa, áp dụng, cần đến những đội ngũ cán bộ chuyên trách dày dạn kinh nghiệm và phương tiện tài chính rộng rãi. Ở nước ta chưa có đủ điều kiện như vậy.
CHẨN ĐOÁN – TRỊ LIỆU
Cũng như trong y học, sau khi thu thập mọi thông tin, chỉ báo về tình trạng hiện hữu và tiền sử, tình hình cá nhân cũng như môi trường sinh sống, người thầy có thể bước sang phân tích để tiến tới kết luận. Cũng như trong y học, việc phân tích này đầu tiên là cố gắng hệ thống hóa những thông tin và chỉ báo đã thu thập được, cụ thể là chuyển những từ ngữ có tính mô tả theo ngôn ngữ thường ngày thành những thuật ngữ theo một hệ thống quy chiếu nhất định. Ví dụ khi mô tả thì nói rắng bệnh nhân uể oải chán nản, khi phân tích xong phải nói là bệnh nhân bị trầm cảm. Việc dùng thuật ngữ này ít nhiều đều xuất phát từ một hệ thống quy chiếu nhất định và sau cùng là từ một học thuyết nhất định. Cho nên, ngay trong lâm sàng thuần túy, không dùng đến công cụ trắc nghiệm, thoạt trông như chỉ là những quan sát không được trang bị (observation non armée), khác với quan sát có trang bị công cụ (observation armée), thì thực ra người làm lâm sàng thuần túy vẫn có sẵn trong đầu óc cả một hệ thống khái niệm và luận điểm đã hình thành trong một quá trình trải nghiệm và học tập nhiều khi rất phong phú. Chính vì vậy mà một nhà lâm sàng (clinician) dày dạn kinh nghiệm suy luận sắc bén nhiều khi không cần đến trắc nghiệm.
Từ một sự phân tích tổng hợp dẫn đến một giả thuyết về căn nguyên và cơ chế sinh bệnh của một thể bệnh nào đó; rồi tiếp tục khám hỏi, điều tra, trắc nghiệm theo một hướng nhất định tìm cách chứng nghiệm giả thiết trên, nếu thông tin chỉ báo mới có tính phủ định thì phải loại trừ giả thiết đặt ra và đề xuất giả thiết khác. Làm lâm sàng theo nghĩa rộng là cả một quy trình loại trừ dần những giả thiết không được chứng nhiệm cho đến khi chẩn đoán ra hoặc không chẩn đoán ra. Trong quy trình chẩn đoán này, có khi phải thử vận dụng một cách trị liệu nhất định, rồi kết quả trị liệu ấy sẽ chứng nghiệm hay phủ định giả thiết đưa ra. Một số tác giả hay lẫn lộn giữa chẩn đoán tâm lý với trắc nghiệm vì cho rằng trắc nghiệm đã là chẩn đoán.
Bước đầu tiên và quan trọng nhất là chẩn đoán định tính, xác định được một thể bệnh rõ nét, đã được phân loại chính thức (entité nosologique) với triệu chứng rõ ràng, căn nguyên đã được phát hiện. Ví dụ như một bệnh chứng do một loại vi khuẩn gây ra, một thực tổn rõ ràng hoặc một sai lệch về gene. Trong tâm bệnh lý, ít khi phát hiện được những thể bệnh phân định rõ nét, mặc dù rất nhiều học giả đã dày công nhiên cứu từ hai thế kỷ nay. Lúc đã đi vào phân tích ba khía cạnh SXT, thường không dẫn đến những “thể bệnh”, mà ta sẽ có được những “tình thế”, trong đó có rất nhiều tác nhân quyện lấy nhau, tác động lẫn nhau, không có tác nhân nào là căn nguyên quyết định. Quy luật nhân quả đơn tuyến không thể vận dụng được. Ở đây chỉ có những tác nhân chi phối sự chuyển động của tình thế lúc nhiều lúc ít mà thôi. Có thể ví đây là một cuộn tơ vò có nhiều manh mối, một “tình thế đa đoan”, trong đó không có tác nhân nào vừa là cần (nécessaire) vừa là đủ (suffisant). Lúc thì tác nhân này nổi bật lên, rồi khi tình thế chuyển động lại nổi lên một tác nhân khác. Nhà tâm lý bắt buộc phải suy luận một cách hết sức linh động, tùy cơ ứng biến, đó là đặc điểm quan trọng bậc nhất trong phương pháp lâm sàng hiểu theo nghĩa rộng.
Người làm tâm lý khác với một kỹ sư đứng trước cỗ máy, mà giống như một người đánh cờ, mỗi lần mỗi lúc đứng trước mỗi thế cờ khác nhau, trong đó nhiều quân cờ, mỗi con có một vị trí, một chức năng riêng dể tạo nên một thế cờ. Ngoài ra, mỗi nước cờ lại gặp phải sự phản ứng của đối thủ khó mà lường trước được. Dù cho sách vở đã ghi lại rất nhiều thế cờ khác nhau, người đánh cờ luôn luôn phải đứng trước những thế cờ mới, phải nghĩ ra những nước cờ thích hợp; đi xong một nước, tình thế lại biến chuyển và người chơi cờ phải suy tính khác đi. Vừa phải có một chiến lược nhìn chung và nhìn xa, vừa phải có những bước chiến thuật phù hợp. Nhà tâm lý đứng trước một em bé, bản thân nó đã là một phức hợp SXT đang phát triển, tức là mỗi ngày em bé mỗi biến đổi; em bé ấy lại không phải là một cá thể đơn độc mà có những quan hệ thân thiết với cha mẹ, anh chị em, ông bà và những người khác trong gia đình; ngoài ra còn có cô, dì, chú, bác, anh, chị em họ cùng với thầy cô giáo, bè bạn ở trường, rồi đến láng giềng bè bạn trong khu phố, xóm làng. Tâm lý học thường dùng từ “quần tinh” (tức là “chòm sao”: constellation) nghĩa là một tập hợp hàng vạn vì sao khó mà phân tích thấu hiểu hết. Mỗi con người có những mối quan hệ gần hay xa với em bé kia đều mang một tính chủ quan riêng biệt. Tâm bệnh lý trẻ em bắt đầu chỉ xoay quanh bản thân của những đứa trẻ, tìm cách chăm sóc, chữa trị, dạy dỗ đứa trẻ theo kiểu chỉ dẫn cho nó (child guidance). Dần dần người ta mới thấy rõ em bé trước hết là thành viên của một gia đình mà mọi biểu hiện bệnh lý ở đứa trẻ ấy đều bắt nguồn từ những tình thế nhất định của gia đình và việc trị liệu cho đứa trẻ khó mà không bao gồm việc cải tiến các sinh hoạt trong gia đình. Tâm bệnh lý trẻ em ngày nay bao gồm cả việc nhận định về tình hình gia đình, đặc biệt nhất là của bố mẹ. Lâm sàng tâm lý trẻ em phải bao gồm cả lâm sàng tâm lý ít nhất là của bố mẹ. Chân dung tâm lý của đứa trẻ cần được bổ sung thêm một chân dung tâm lý của gia đình.
Như vậy, một quy trình tâm lý lâm sàng hoàn chỉnh phải gồm nhiều khâu, từ khám hỏi y khoa, cho đến khảo sát tâm lý cá nhân và tìm hiẻu hoàn cảnh sinh hoạt gia đình, học tập ở trường và môi trường xã hội.
Còn phải để ý đến thành phần xã hội của gia đình, cũng như những đặc điểm văn hóa (tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn nhất là của người mẹ) và phương pháp giáo dục con của bố mẹ. Khi mà nhà tâm lý và đối tượng cùng chung một thành phần xã hội hoặc một nền văn hóa thì sự thấu hiểu và thông cảm còn tương đối dễ. Nhưng nếu thành phần xã hội và văn hóa của hai bên khác biệt thì rất khó. Chẳng hạn nhà tâm lý thường là trí thức, thuộc tầng lớp khá giả, đứng trước một gia đình sống cù bất cù bơ ở một khu nhà ổ chuột, bố mẹ nhiều khi thất học, nặng về mê tín, hoặc đứng trước một đối tượng thuộc một dân tộc khác, ngôn ngữ bất đồng, phong tục tập quán, tín ngưỡng xa lạ, thì sự ngăn cách giữa hai bên sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho việc chẩn đoán và trị liệu. Điều quan trọng ở đây trước hết là phải tôn trọng những quan điểm của đối tượng, không lấy quan điểm văn hóa, đạo đức, triết lý của nhà tâm lý mà đánh giá quan điểm của đối tượng. Lấy một ví dụ rất đơn giản: đứng trước một em gái “chửa hoang” nhà tâm lý khó mà tránh được ngay từ trong đầu nảy ra ý nghĩ lên án về mặt đạo đức; nếu không nhận thức được ý nghĩ ấy là thường là vô thức thì sẽ khó thể giúp đỡ được em gái ấy vượt qua khó khăn. Tóm lại, phải rất cảnh giác trước những phản ứng của bản thân khi đứng trước những hiện tượng “khác” với mình. Cách khác thường gây ra những phản ứng kết án, ruồng bỏ; nếu không loại trừ được những phản ứng vô thức ấy của bản thân thì sẽ khó mà hành nghề trị liệu tâm lý. Trong lâm sàng và trị liệu tâm lý, mối quan hệ giữa hai đối tác tích cực hay tiêu cực đều có vai trò rất quan trọng. Không thể nào loại trừ yếu tố chủ quan trong tâm lý, kể cả khi làm trắc nghiệm tưởng chừng có thể tạo ra những tình huống hoàn toàn khách quan thì yếu tố chủ quan của hai bên (tức là giữa thân chủ và nhà trị liệu) vẫn có tác động, nhiều khi làm sai lệch kết quả trắc nghiệm.
Đứng trước một người khác, có những đặc điểm khác lạ, nhiều khi phi đạo đức, kỳ quái, nhà tâm lý phải có thái độ thông cảm, khoan dung, không kết án, không “hùa” với bên nào cả. Như khi nghe bố mẹ kể tội con, hoặc ngược lại con oán trách bố mẹ, nhà tâm lý không đứng vào bên nào cả mà phải khách quan tìm hiểu tình hình. Cũng như khi nhà tâm lý được quan tòa yêu cầu khám hỏi một phạm nhân, nhà tâm lý cũng phải giữ một thái độ hoàn toàn khách quan. Khách quan nhưng không lạnh lùng. Thông cảm với cả hai bên, nhưng không đồng tình, không tự đồng nhất với bên nào cả, không tự đồng nhất với những con người nhân danh kỷ cương xã hội để yêu cầu chữa trị hay trừng phạt một đối tượng, cũng như không đứng về đối tượng để chống đối với kỷ cương, thể chế xã hội. Châm ngôn “hòa nhi bất đồng” (Khổng Tử) có thể trở thành một quy tắc cho nghề tâm lý học lâm sàng; “hòa” tức là thông cảm, cởi mở với mọi người, mà không hùa về bên nào cả.
Ngoài những phản ứng vô thức về tình cảm của bản thân, phải thấy rõ dù có thái độ khách quan đến đâu, nhà tâm lý trong lúc quan sát và hỏi chuyện bao giờ cũng nhìn sự vật thông qua một hệ thống khái niệm và học thuyết mà mình đã tiếp nhận được. Mọi thông tin, chỉ báo ghi lại không đơn thuần là một sự phản ánh trực tiếp các sự vật mà đã bị “khúc xạ” giống như một người đeo một cặp kính bao giờ cũng nhìn sự vật với cặp kính ấy. Nhà tâm lý cần nhận thức thật rõ mỗi lúc bản thân đang vận dụng khái niệm nào, học thuyết nào trong từng trường hợp nhất định. Tóm lại, phải làm chủ lấy bản thân về mặt cảm xúc cũng như về mặt nhận thức. Nghề tâm lý không chỉ đòi hỏi học tập để nắm vững kiến thức, thực tập để nắm vững nghiệp vụ, mà còn đòi hỏi luyện tập để làm chủ bản thân nữa.
TỪ NGỮ
Làm tâm lý tức là tiếp xúc và gây tác động lên một người khác. Công cụ quan trọng bậc nhất đó là ngôn ngữ, vì vậy sử dụng ngôn từ cách này hay cách khác, dùng từ này hay từ khác không phải là chuyện “vô thưởng vô phạt”. Một lời nói, một từ nào đó có thể tác động tích cực hay tiêu cực. Trung tâm NT đã nêu vấn đề sử dụng và tạo ra thuật ngữ tâm lý không chỉ đứng trên góc độ ngữ nghĩa mà cần thấy hết tác động của ngôn từ lên trên tâm tư của đối tượng. Trong khoa học tự nhiên giữa những người chuyên môn với nhau, điều chủ yếu là thuật ngữ được nói rõ và gọn nội dung; thông thường những thuật ngữ này lấy gốc từ những ngôn ngữ của phương Tây, lúc phiên dịch sang hoặc dùng nguyên như vậy cũng không gây trở ngại gì nhiều (đặc biệt là trong toán học, hóa học, vật lý…). Trái lại, những thuật ngữ tâm lý vừa được những người chuyên môn dùng để trao đổi với nhau, vừa được dùng để trò chuyện với đối tượng; ngoài ra ngôn ngữ Hán Việt vốn sẵn có một vốn phong phú những từ ngữ về tâm lý xuất phát từ kinh nghiệm dân gian, từ văn học và từ đạo lý xưa (đặc biệt là Phật Giáo). Rất nhiều khái niệm của tâm lý học hiện đại do các học giả phương Tây đề xuất có nghĩa tương tự như những từ ngữ Hán Việt sẵn có. Tương tự nhưng không giống hệt; vậy nên đặt ra một từ mới hay vận dụng từ cũ vốn có rồi gán thêm vào một nội dung mới? Nói chung, những từ tâm lý học hiện đại của phương Tây thường mang tính phân tích, chỉ rõ từng mặt, từng bộ phận, nhưng lại thiếu những từ nói lên được những mặt tổng hợp, và đối với người Việt Nam những từ ấy không gây ra được những rung động như khi nghe những từ ngữ truyền thống. Cũng có những từ Hán Việt mà không có từ tương đương trong các ngôn ngữ phương Tây. Thí dụ khi nói về các mối quan hệ xã hội của một con người, các học giả phương Tây thường phân biệt qua những khái niệm: “thành phần xã hội” (appartenance sociale), “cương vị” (statut) và “vai trò” (rôle). Nhưng ngôn ngữ phương Tây không có từ ngữ nào để nói lên tổng thể của những mối quan hệ ấy. Trong tiếng Việt cũng không nhiều những từ phân tích như trên nhưng lại có một từ tổng hợp là “thế” tức là thế đứng của một con người giữa xã hội, lúc nói về thân thế, lúc bảo tâm tư của một con người bị xáo động vì đã thất thế thì người Việt hiểu nhau rất dễ, nhưng diễn ý ấy ra tiếng Pháp thì lại rất khó. Sử dụng thuật ngữ tâm lý học phải biết vận dụng cả hai cách, tức là nhận cả hai vốn phong phú của từ ngữ Hán Việt truyền thống và của tâm lý học hiện đại. Vận dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ Hán Việt chính là một yếu tố rất quan trọng để xây dựng một nền tâm lý học có tính Việt Nam, chứ không chỉ có sao chép dịch nguyên bản sách vở nước ngoài. Nhiều từ như “tình duyên”, “tình nghĩa”… không có trong các ngôn ngữ phương Tây. Chúng tôi cũng cố gắng tìm cách tránh dùng những từ gây ra những ấn tượng xấu đối với những người bình thường. Đầu tiên xin lưu tâm đặc biệt với giới y khoa về từ “tâm thần”. Trong y khoa hiện nay, từ “tâm thần” thường dùng với hai nghĩa: có khi là nghĩa bình thường như nói “khám tâm thần”, “sức khỏe tâm thần”, nhưng có lúc lại có nghĩa là “bệnh tâm thần”. Trái lại, trong dân gian chữ “tâm thần” chỉ có một nghĩa là “điên” mà thôi! Để ở cửa hai chữ “tâm thần” là không ai dám đến. Có một đứa con đái dầm thì chẳng có bố mẹ nào lại muốn dẫn con đến khoa tâm thần để khám cả. Một thanh niên bảo là đã đi khám bác sĩ tâm thần thì có thể sẽ khó lấy vợ! Cần thấy rõ là đại đa số những rối nhiễu tâm lý cần được chăm chữa thì không liên quan gì đến “bệnh tâm thần” theo nghĩa thông dụng. Những phòng khám chữa cần ghi rõ là “phòng tâm lý”, “khoa tâm lý”, chứ không nên dùng chữ “tâm thần”. Những từ như “sức khỏe tâm thần”, “vệ sinh tâm thần”, “bệnh viện tâm thần”… cũng nên tìm những từ khác để thay thế. Đặc biệt đem ghép một khoa chăm chữa tâm lý cho trẻ em vào một bệnh viện tâm thần kiểu cũ là một chủ trương không hay và gây nhiều tác hại; hiện nay ở các nước người ta đã tách hẳn khoa tâm thần người lớn vói khoa chăm chữa tâm lý cho trẻ em. Khoa tâm lý và tâm bệnh lý trẻ em đã trở thành một chuyên khoa hoàn toàn độc lập gắn với cả một mạng lưới tổ chức chữa trị, học tập đặc biệt và cứu tế xã hội riêng. Những phòng khám chữa cho trẻ em hoặc độc lập, hoặc đặt trong khuôn khổ những bệnh viện nhi khoa hay đa khoa, không bao giờ nên đặt trong khuôn viên của một bệnh viện tâm thần dành cho người lớn. Việc chữa trị và phòng ngừa các bệnh tâm thần người lớn và việc chữa trị, phòng ngừa các rối nhiễu tâm lý ở trẻ em tách hẳn thành hai lĩnh vực riêng biệt với tổ chức và sự chỉ đạo về chuyên môn lẫn hành chánh riêng biệt. Khái niệm rối nhiễu tâm lý rộng hơn rất nhiều so với khái niện bệnh tâm thần.
KHÁM HỎI
Trở lại với lâm sàng theo nghĩa hẹp, có thể khoanh lại trong hai khâu: khám và hỏi chuyện. Cần nói ngay là trong các hồ sơ, chúng ta thấy rõ một nét “ấu trĩ” là đã xem nhẹ phần khám hỏi. Cũng như hầu hết những người mới đi vào tâm lý học, anh chị em chúng ta lao ngay vào việc làm test, nghĩ rằng học được kỹ thuật làm test tức là nắm được cái “cẩm nang” của tâm lý học. Đúng là trắc nghiệm để có được những chỉ báo có tính khách quan và định lượng là một khâu quan trọng, nhưng mặc dù biết bao học giả ở nhiều nước đã tìm tòi hơn 100 năm nay, tính khách quan và giá trị định lượng của các test vẫn còn rất hạn chế. Việc áp dụng máy vi tính không hề làm thay đổi tình trạng này. Trừ một vài người cuồng tín, hầu hết học giả đều công nhận tính tương đối này và nhấn mạnh sự nguy hiểm khi gán cho các kết quả của test những giá trị tuyệt đối. Có không ít những học giả đã chẩn đoán và chữa trị mà không hề sử dụng test, và tất cả đều nhấn mạnh giá trị không gì thay thế được của cách tiếp cận lâm sàng trực tiếp, tức là hai khâu khám và hỏi. Nói đến tâm lý tức là nói đến mối quan hệ giữa người và người, giữa các chủ thể với nhau, tức là giữa hai cái chủ quan với nhau. Tìm hiểu tâm lý bao giờ cũng bắt đầu bằng cách quan sát, nhận xét về những hành vi ứng xử, rồi từ những thông tin, chỉ báo “bên ngoài” ấy mà suy ra cái “nội tâm” của người kia. Học thuyết hành vi ứng xử trong một thời gian đã khẳng định là không thể và không cần thiết hiểu thấu cái nội tâm ấy. Họ cho đấy là cái “hộp đen” không cần và không thể nào mở ra, chỉ cần tìm hiểu “đầu vào” và “đầu ra” là đủ. Về sau họ phải từ bỏ quan niệm cực đoan ấy và phải tính đến những yếu tố bên trong. Trong lĩnh vực tâm bệnh lý, lâm sàng trực tiếp vừa là xuất phát, vừa là cứu cánh; dựa chủ yếu trên lâm sàng để chẩn đoán và cũng nhờ lâm sàng mà đánh giá tiến triển. Bản báo cáo “Nghiên cứu lâm sàng trong tâm bệnh học” của Liên đoàn những nhà tâm bệnh học Pháp (tháng 9-1994) đã khẳng định không thể nghiên cứu về tâm bệnh học bên ngoài lâm sàng… khó mà vận dụng những phương pháp định lượng để tìm hiểu trực tiếp vấn đề tâm bệnh học vốn có bản chất là định tính… Độ tin cậy của nhiều hệ thống có bài bản vẫn không bằng sự trực giác lâm sàng. Cơ chế của sự trực giác này là thống hợp đối chiếu chứ không phải theo kiểu cộng trừ… Nhiều công trình được tiến hành với những quy trình bài bản nặng nề chỉ mang lại những thất vọng. Có thể nói về tâm bệnh lý những tìm tòi có tính định lượng hiện đang ở thời kỳ lần mòn nghiên cứu, chưa thể vận dụng rộng rãi, vì muốn vận dụng một cách chính xác và có hiệu quả phải có những phương tiện tài chính đầy đủ, một đội ngũ chuyên viên thông thạo mà trước hết là thông thạo lâm sàng. Ở nước ta hoàn toàn chưa có những điều kiện ấy. Chúng ta phải nắm thật vững bước đầu tức là lâm sàng.
Lâm sàng là khâu vừa dễ nhất vừa khó nhất. Dễ vì không đòi hỏi máy móc gì và ai cũng có thể dựa vào kinh nghiệm bản thân để bắt đầu làm lâm sàng. Mỗi người chúng ta hằn ngày đều quan sát, hỏi chuyện người khác, rồi suy đoán về tâm tính của những người khác. Làm lâm sàng tức là nâng cao kinh nghiệm ấy lên, hệ thống hóa và vận dụng những khái niệm, những học thuyết để dần dần nâng cao tính khoa học của việc làm này. Trực giác trong lâm sàng không có nghĩa là cảm tính thuần túy; kinh nghiệm ở đây không phải là kinh nghiệm chủ nghĩa, mà trong quá trình tập hợp thông tin, chỉ báo luôn luôn phải đối chiếu với những thông tin từ những hệ thống khái niệm, học thuyết đã được tiếp thu; vừa vận dụng, vừa kiểm nghiệm những khái niệm và học thuyết ấy, rồi nếu cần thì phủ định hoặc cải biên những kiến thức đã thu hoạch được. Người ta thường so sánh đối lập kiểu quan sát không có trang bị (ví dụ như khi không có kính hiển vi) với kiểu quan sát có trang bị. Thực ra trong quan sát lâm sàng không có những công cụ vật chất, mà công cụ chính là vốn học thức và kinh nghiệm đã thu thập được từ trước cho nên mặc dù kết quả khám lâm sàng tùy thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của người khám nhưng vẫn mang tính khách quan do sự vận dụng một hệ thống các khái niệm và học thuyết làm công cụ. Còn như trong lúc làm test thì mặc dù công cụ đã được chuẩn hóa một cách khách quan thì lúc vận dụng cũng không tránh khỏi ảnh hưởng chủ quan của cả hai bên: của trắc nghiệm viên và của đối tượng. Chỉ cần trong lúc làm test, trắc nghiệm viên hay đối tượng đang sống trong một tâm trạng nào đó không thuận lợi thì kết quả của test đã có thể bị ảnh hưởng. Cần phân biệt rõ lâm sàng và dịch tễ học. Lâm sàng vẫn chưa thể làm dịch tễ học; chỉ khi nào có được những chỉ báo lâm sàng và phi lâm sàng vững chắc thì mới có thể tiến hành được những công trình nghiên cứu dịch tễ học tương đối chính xác. Về tâm bệnh học, có thể nói, mặc dù đã có nhiều công trình dịch tễ học ở các nước phát triển, kết quả vẫn chưa có gì rõ ràng chính vì những chỉ báo lâm sàng và trắc nghiệm về các rối nhiễu tâm lý chưa được xác định rõ ràng, trừ một vài trường hợp. Ví dụ một chẩn đoán thường được đặt ra ở các nước phát triển là trầm cảm (dépression), nhưng khi làm nghiên cứu dịch tễ học thì có tác giả nêu lên 5% dân số mắc phải, có tác giả lại nêu con số đến 40% chỉ vì những chỉ báo lâm sàng về trầm cảm chưa được chuẩn mức rõ ràng.
Khám lâm sàng
Khám tức là quan sát, vận dụng các giác quan (mắt thấy, tai nghe). Ở đây cần nhấn mạnh khái niệm giao tiếp phi ngôn ngữ trong quan hệ giữa hai con người, tức giao tiếp mà không dùng lời nói, chữ viết; còn ở trẻ em chưa biết nói thì gọi là “tiền ngôn ngữ”. Ngay trong khi nói, có nội dung của lời nói ấy và có cả cách nói, tức là giọng, cường độ, âm sắc và nét mặt, điệu bộ, tư thế kèm theo như thế nào. Nhiều khi những yếu tố phi ngôn ngữ lại quan trọng hơn, nó “thật” hơn, vì lời nói và chữ viết thường đã được thông qua những suy nghĩ có ý thức, cho nên một người có ý tự vệ, “giữ kẽ” có khi không nói thật, còm nét mặt, bộ điệu thường lại là biểu hiện của vô thức, nó biểu lộ tâm tư mà nhiều khi chính người nói đang cố muốn giấu đi. Làm tâm lý trước hết phải nhạy bén với những hiện tượng phi ngôn ngữ này. Một nhà lâm sàng y học thì tập trung vào một cơ quan, bộ phận nào đó nghi là có bệnh, xem việc phát hiện ra một dấu hiệu khách quan nào đó (ví dụ một tiếng thổi ở tim) là quan trọng chứ người bệnh có nét mặt ủ dột hay tươi tỉnh vẫn không quan trọng. Còn làm tâm lý thì chính tất cả những chỉ báo phi ngôn ngữ ấy lại hết sức quan trọng. Và không những chỉ quan sát đứa trẻ, nhà tâm lý còn quan sát cả bố mẹ và những người thân thường chăm sóc trẻ. Do vậy, làm tâm lý trẻ em cũng phải biết làm lâm sàng với người lớn. Nhiều học giả đã cố gắng hệ thống hóa, thống kê những yếu tố phi ngôn ngữ này, nhưng cho đến nay kết quả của những công trình nghiên cứu ấy vẫn chưa được chắc chắn. Vì sao mới chỉ nhìn qua bộ mặt, dáng đi, cách ăn nói, kiểu ăn mặc… khi tiếp xúc với người khác mà ta có thể có được một cặp mắt “tinh đời” để nhận ra ngay ai là người hiền hậu, ai xảo trá, ai khờ dại… Hiện nay, chưa có một phương pháp nào chỉ dẫn cho ta có thể làm được việc đó (giống như Kiều chỉ tiếp xúc ngắn ngủi mà cảm nhận được Mã Giám Sinh là con buôn, Tú Bà là mụ gian xảo, Từ Hải là một bậc anh hùng). Người làm tâm lý chỉ khác người thường là khi có những ấn tượng ban đầu, những cảm nhận trực giác như thế thì sẽ nhận thức được bản thân mình đã dựa vào những chỉ báo nào, và sau cái trực giác ban đầu lại sẽ tìm tòi một cách có hệ thống để chứng nghiệm hay để từ bỏ những cảm nhận ban đầu ấy. Có thể nói nhà tâm lý có tính khoa học và khác nghề thầy bói ở chỗ người ấy nhận thức được về những phương pháp, khái niệm, học thuyết mà bản thân mình vận dụng trong khi tiếp xúc với người khác. Kết quả thực tế đoán đúng hay sai chưa chắc đã hơn thầy bói, nhưng hơn thầy bói ở chỗ là ý thức được quy trình suy luận của mình để sửa chữa khi thấy sai lầm, để mỗi ngày một mở rộng hiểu biết và nâng cao trình độ của mình, để có thể truyền đạt những kiến thức của mình cho người khác. Quan sát này không chỉ có tiến hành trong buổi tiếp xúc ban đầu mà trong tất cả quá trình trắc nghiệm, chăm chữa, trong khi cho đứa trẻ chơi hay vẽ.
Hỏi chuyện
Đây là phương pháp cơ bản nhất không gì thay thế được khi muốn tìm hiểu một con người. Phải hỏi cho ra chuyện, phải biết trò chuyện và quan trọng hơn nữa là phải biết lắng nghe. Trong tiếng Anh thường dùng từ interview, ta thường dịch là “phỏng vấn”, thường bao hàm nghĩa là người hỏi muốn hiểu biết về những điểm nhất định nào đó. Kiểu phỏng vấn như vậy thường được vận dụng trong những cuộc điều tra xã hội học với những bản câu hỏi có sẵn di theo một trình tự nhất định. Những bản câu hỏi nàu khó có thể bao quát được toàn bộ lịch sử và nhân cách của một con người riêng biệt và khó phát hiện được những gì chìm sâu trong vô thức mà đương sự muốn giấu đi. Đó là nhược điểm của mọi phương pháp mang tính bài bản rõ rệt (structuré) trong lúc quan sát cũng như khi hỏi chuyện. Không thể không dùng những biểu mẫu, nhưng nếu chỉ thỏa mãn với những thu hoạch và ngừng ở đấy thì sẽ rất thiếu sót.
Khám và hỏi chuyện là một quá trình phải tiến hành một cách hết sức linh động, khi thì vận dụng bài bản, nhưng lúc nhận thấy xuất hiện một chi tiết quan trọng lai phải chuyển sang những điểm không có trong bài bản và biết bỏ qua những điểm không có giá trị. Rồi tình hình tiến triển lại thay đổi, phải luôn chú ý những điểm xuất hiện bất ngờ và thay đổi cách làm. Luôn luôn phải vừa quan sát, vừa ghi nhận, vừa suy luận thay đổi cách làm, thay đổi giả thiết. Đây là cách khám hỏi không theo bài bản, mà tùy cơ ứng biến. Từ “tùy cơ ứng biến” nói lên tính linh hoạt rõ ràng hơn từ “không hướng dẫn” (non directif) thường dùng trong tài liệu phương Tây.
Thực ra trong hỏi chuyện cần làm sao cho đối tượng bộc lộ ra những nỗi lòng thầm kín, tức là người thầy chữa cần biết lắng nghe niều hơn là hỏi chuyện, và nhất thiết không có thái độ “mọi chuyện” hay là “hỏi cung”; thái độ này tạo ra phản ứng tự vệ, “giữ kẽ” ở phía đối tượng. Phải biết chấp nhận những giây phút im lặng nặng nề mà cả hai bên không hề trao đổi một lời nào, kể cả khi tiếp xúc ban đầu. Có thể khi đối tượng im lặng thì có một đôi lời gợi ý theo kiểu: “Ông bà hoặc cháu vừa nói như thế này có phải không?”; hoặc có khi vào đề với những câu chuyện không có liên quan gì đến những sự việc đã dẫn đương sự đến phòng tâm lý. Ví dụ như một thiếu niên được bố mẹ dẫn đến vì bỏ học; không hỏi ngay những câu như “Tại sao bỏ học? Bỏ mất mấy ngày? Đi đâu? Với ai?...” mà hỏi về một cuốn phim mới chiếu trên truyền hình tối hôm trước để rồi lúc nào đó chính cậu học trò kia tự nói ra việc mình bỏ học và bộc lộ những nỗi buồn vui của mình. Điều khó nhất trong lâm sàng tâm lý không phải là khám hỏi đầy đủ mọi tình tiết được ghi trong các biểu mẫu, mà là phải nắm bắt được những sự kiện có ý nghĩa và đợi đến lúc đối tượng “tâm sự” với người thầy.
Trong khi khám hỏi trẻ em bao giờ cũng có một người lớn kèm theo; nhất thiết phải tránh thái độ đứng về phe này hoặc phe kia. Không theo phe bố mẹ hoặc giáo viên để lên án đứa trẻ, và ngược lại cũng không về phe đứa trẻ để buộc tội cha mẹ hoặc giáo viên. Một số hồ sơ của NT thể hiện tính “ngây thơ” của người khám; ví dụ từ đầu đã ghi là bố mẹ không biết cách giáo dục con, hoặc mới hỏi chuyện chút ít đã khuyên bảo đứa trẻ hoặc bố mẹ phải làm thế này thế nọ. Với những người bị rối nhiễu tâm lý, những lời khuyên bảo đạo đức thông thường chẳng khác gì “nước đổ đầu vịt”; đó là phương pháp trị liệu thô sơ nhất.
Cũng không thể trong chỉ một hai buổi mà có thể khám hỏi được đầy đủ. Với trẻ em không thể dùng lời nói để biểu lộ tâm tư, thì phương pháp cho vẽ tự do và bày ra một số hoạt động chơi là hay nhất. Chính trong những tình huống vẽ hoặc chơi, người khám mới có thể quan sát các ứng xử và ghi nhận những lời nói của đứa trẻ. Trong các hồ sơ không nên ngưng lại ở những mô tả của những buổi đầu, mà phải ghi nhận cả những sự kiện xảy ra trong quá trình trị liệu...
... Làm tâm lý lâm sàng phải vừa có trình độ cao để phát hiện vấn đề, vừa lại phải có thái độ đúng để có thể giao tiếp tốt. Khám hỏi, trị liệu là một quá trình diễn ra trên nền của một sự giao tiếp liên tục, tương tác giữa hai bên mà mỗi bên là một con người mang theo cả một nội tâm phức tạp, vừa phải tiến hành theo một bài bản, một ý đồ nhất định, vừa phải biết tùy lúc vượt ra bài bản. Phần phỏng vấn có thể tiến hành theo một bài bản nhất định, còn phần xây dựng chân dung thì phải biết tùy cơ ứng biến, nắm bắt lấy bất kỳ một điểm nổi bật nào. Đã làm chân dung thì mỗi người một khác, gặp một nhà văn như Xuân Diệu thì không thể hỏi một loạt câu như gặp Hàn Mặc Tử. Tính nhạy bén của người làm lâm sàng không phải là một thứ nhạy cảm “nhân điện”, mà là kết quả của một quá trình lâu dài kết hợp kinh nghiệm với học vấn. Hai mặt này bổ sung cho nhau, tạo ra một phương thức suy luận có tính phân tích tổng hợp, đặt giả thiết, chứng nghiệm giả thiết, để sau cùng có thể đạt đến một trực giác thống hợp. Đó là lâm sàng hiểu theo nghĩa rộng.
Vì bắt đầu bằng kinh nghiệm mà mỗi người đều sẵn có nên lâm sàng là dễ thực hiện, nhưng vì phải tích lũy lâu dài cho nên rất khó đạt được đỉnh cao. Trả lời cho câu hỏi của một sinh viên: “Làm thế nào để biết hỏi chuyện đầy đủ?”, một học giả đã trả lời: “Cần 25 năm kinh nghiệm và học tập”! Còn tập làm đúng một vài test chỉ cần vài năm. Ở đây không đối lập một cách giả tạo giữa hai cách làm, vì chính làm test cũng là một kinh nghiệm lâm sàng. Điều chủ yếu là trong thực hành tâm lý, không gì có thể thay thế được và cung cấp những thông tin, chỉ báo có ý nghĩa bằng cách quan sát và hỏi chuyện. Vì còn thiếu kinh nghiệm về mặt này cho nên những hồ sơ hiện có (ở NT lúc ấy) thường là đơn điệu, giống nhau, có những tình tiết thừa, lại thiếu những tình tiết có ý nghĩa. Không nhất thiết hồ sơ của đứa trẻ nào cũng phải ghi lúc sinh ra nặng 3kg hay 2kg8; không nhất thiết hồ sơ nào cũng ghi lại cả quá trình phát triển tâm vận động. Trong lúc khám, hỏi không quên những điểm ấy, nhưng lúc tổng hợp vẽ nên chân dung tâm lý một đứa trẻ thì chỉ cần nêu lên những gì nổi bật và hơn nữa là những gì xuất hiện trong quá trình theo dõi.  Ví dụ như trong trường hợp một em bé khi chơi cứ đè một con búp bê ra mà đánh. Cô hỏi sao lại đánh; em bé bảo là vì nó hay uống rượu. Nhờ đó mới phát hiện ra rằng em rất lo âu về ông bố nghiện rượu, một điểm mà cả gia đình giấu không cho cán bộ tâm lý biết. Nhưng trong hồ sơ lại quên ghi điểm này, trong khi lại ghi đầy đủ kết quả của test Raven. Nên làm nhiều hồ sơ, đưa những hồ sơ ấy ra trao đổi với nhiều người, tra cứu nhiều hồ sơ của người khác làm – kể cả của những tác giả nưóc ngoài, chứ không nên chỉ dựa trên kinh nghiệm của bản thân.
Xây dựng cái vốn lâm sàng ấy là nhiệm vụ đầu tiên khi mới bước vào “nghề” tâm lý. Không có cái vốn lâm sàng ấy không thể nào nắm được thực chất của tâm lý học. Nâng cao chất lượng của các hồ sơ bằng cách vượt qua giai đoạn đầu là tiến hành theo bài bản, để rồi tiến đến giai đoạn sau là biết cách khám hỏi tùy cơ ứng biến. Có thể thực tập quan sát, hỏi chuyện trong cuộc sống thường ngày, với bất kỳ ai và trong bất kỳ tình huống nào…


Dậy quan hệ tình dục


[IMG]
Lần đầu tiên quan hệ tình dục thế nào cho đúng.
Tiến sĩ trị liệu tình dục Sandor Gardos cho biết 2/3 trên tổng 2.500 phụ nữ được hỏi nói rằng họ đến với quan hệ tình dục lần đầu tiên từ sự tin tưởng trong mối quan hệ này.

Lần đầu “yêu” nàng thế nào cho khéo?
Tiến sĩ trị liệu tình dục Sandor Gardos cho biết 2/3 trên tổng 2.500 phụ nữ được hỏi nói rằng họ đến với quan hệ tình dục lần đầu tiên từ sự tin tưởng trong mối quan hệ này.
Đối với hầu hết phụ nữ, “chuyện ấy” lần đầu tiên mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn thế xác. Việc được quan tâm và cảm giác được yêu đối với nàng rất quan trọng.
Cho nên ngay cả người đàn ông có kinh nghiệm cũng có thể làm nàng tổn thương khi “yêu” lần đầu tiên với cô ấy. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn có được sự thái độ và cử chỉ khéo léo nhất với lần đầu tiên của cô ấy.
1. Cho thời gian suy nghĩ
Đa số phụ nữ cho biết thường dành nhiều ngày suy nghĩ về việc ngủ với một người đàn ông. Khi đã sẵn sàng cho “chuyện ấy”, cô ấy sẽ gợi ý. Có thể cô ấy sẽ mời bạn ăn tối và nói rằng tối nay cô ấy phải ngủ một mình vì bạn cùng phòng đi vắng.
2. Nụ hôn khúc dạo đầu
Khi nàng đồng ý "yêu" bạn, không phải đơn giản, chỉ để làm “chuyện ấy” cho biết. Theo một nghiên cứu tâm lý học, có 2/3 phụ nữ kết thúc mối tình sau khi nhận một nụ hôn cẩu thả của người tình.
Trong màn dạo đầu, bạn nên bắt đầu làm tình bằng những nụ hôn mềm và nhẹ nhàng trên giường.
3. Di chuyển từ từ
Hãy dành ít nhất 15 phút dành cho nụ hôn và vuốt ve trước khi bạn di chuyển xuống phần dưới của nàng. Nhiều phụ nữ mất khoảng 8 phút để cảm thấy bị kích thích, trước khi muốn bạn tình kích thích “cô bé”.
Và bạn nên di chuyển bàn tay dọc theo bên ngoài của hông, từ từ đi vào giữa hai chân nàng để đến điểm G này.
4. Dùng Oral Sex
Khi nàng đang bị kích thích và khuyến khích những điều bạn làm, bạn hãy hôn từ từ để di chuyển xuống phần dưới của cô ấy. Đa số phụ nữ muốn đàn ông dành thời gianỉ hôn bên trong đùi của nàng nhiều lần.
5. Con số biết nói
Trong một cuộc thăm dò cho thấy, 38% cho biết muốn quan hệ chừng 10 đến 20 phút. Lần đầu tiên quan hệ, tư thế cổ điển luôn mang lại hiệu quả cao nhất.
Người nữ nằm quay mặt lại người đàn ông, với đầu gối hơi cong. Có thể đặt thêm gối dưới hông. Gối giúp cho dương vật vào sâu hơn trong âm đạo. Lúc này, người nam có thể quỳ xuống và “yêu”, trong khi bàn tay kích thích “cô bé” của nàng.
6. Sự động viên đúng lúc
Sau khi kết thúc cuộc yêu, bạn hãy ôm ấp nàng trong vòng tay mình để tạo cho cô ấy cảm giác được che chở, tạo cho cô ấy sự tin tưởng rằng mình yêu nàng chứ không phải là cuộc tình một đêm.
Một khảo sát cho thấy, 56% phụ nữ muốn có khoảng 20 phút bên nhau sau khi làm chuyện ấy. “Hãy cầm tay cô ấy hoặc đặt cánh tay bạn trên bụng cô ấy cũng sẽ rất hiệu quả. 59% phụ nữ muốn nhận được một cuộc điện thoại vào ngày hôm sau, hay ít ra cũng gửi e-mail hay văn bản."

Hoàng đế TQ và những cái chết nhục nhã vì "hoang dâm vô độ"

Hoàng đế TQ và những cái chết nhục nhã vì "hoang dâm vô độ"
Thứ Sáu, 12/10/2012 15:29 (GMT + 7)
Đam mê sắc dục, không ít những ông vua đã sức tàn lực kiệt, thậm chí mất mạng vì quá hoang dâm.
Văn Tương Hoàng đế hoang dâm từ bé, cưỡng bức cả em dâu
Thời gian triều Bắc Tề tồn tại không lâu, tuy nhiên, lại là triều đại để lại nhiều tài tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tất cả các vị hoàng đế của triều đại này, hễ ngồi lên được ngai vàng là trở nên hoang dâm vô đạo.
Trong đó, Văn Tương Hoàng đế Cao Trừng là kẻ biến thái nổi tiếng từ khi còn rất nhỏ. Khi mới 15 tuổi, Cao Trừng đã la liếm đầu mày cuối mắt rồi thông dâm với với ái thiếp của cha mình. Sau khi tiếp quản ngai vàng từ Cao Hoan, những thành tích phong lưu, dâm loạn của Cao Hoan càng được dịp phát huy.
Trừng thường xuyên chọc ghẹo, cưỡng bức vợ con các đại thần. Tệ hại hơn, đến cả người thân của mình, Trừng cũng không tha. Trừng đã chiếm vợ của em trai mình là Cao Dương về làm vợ. Chính vì thế, những người xung quanh Cao Trừng không ai không hận y tới tận xương tủy.Cuối cùng, để trả thù, họ đã tập hợp nhau lại, tổ chức chính biến lật đổ ông vua dâm loạn và biến thái. Cao Trừng bị chính người em mà y bức hại giết chết.
Chu Tuyên đế chết yểu vì dùng thuốc kích dục quá liều
Trong số những ông vua mất mạng vì tình dục có Chu Tuyên đế Vũ Văn Vân (triều Bắc Chu, Trung Quốc, thế kỷ 6). Tương truyền, chính vì thói ham mê xác thịt quá độ mà ông vua này phải chịu số phận "chết yểu".
hoang-de-tq-va-nhung-cai-chet-nhuc-nha-vi-hoang-dam-vo-do
Quá nhiều mỹ nữ vây quanh, nhiều ông vua đã chìm đắm trong chuyện tình dục.
Vũ Văn Vân đam mê chuyện xác thịt đến nỗi từ khi còn là hoàng tử đã mong mỏi ngày đêm được kế vị ngai vàng để thả sức hưởng mọi lạc thú. Vì thế, khi vua cha qua đời, ông ta chẳng những không buồn mà còn than rằng phụ hoàng chết quá muộn. Mồ cha chưa ấm, vị vua trẻ 19 tuổi đã thông dâm với các phi tần, cung nữ của cha. Rồi ông ra hạ chỉ tuyển chọn gái đẹp khắp mọi miền để hưởng lạc.
 
Chu Tuyên đế thèm khát ăn chơi, hưởng lạc, dâm loạn đến nỗi chỉ một năm sau ngày bước lên ngai vàng, ông ta đã nhường phắt ngôi báu cho đứa con trai 7 tuổi để dành toàn bộ thời gian cho việc hưởng thụ sắc dục. Cũng vì mây mưa quá độ, dùng thuốc kích thích vô tội vạ mà vị Thái thượng hoàng trẻ tuổi này mắc bệnh nặng, qua đời chỉ một năm sau đó, khi mới 21 tuổi.
Đồng Trị lây bệnh giang mai từ gái lầu xanh, chết năm 21 tuổi
Hoàng đế Đồng Trị, ông vua ăn chơi, dâm loạn có tiếng và cũng là ông vua duy nhất được xác định là chết vì bệnh giang mai khi tuổi đời mới 21 tuổi.
Trên thực tế, nguyên nhân khiến Đồng Trị từ bỏ chốn hậu cung bạt ngàn mỹ nữ để tới chốn thanh lâu hưởng lạc là vì sự chèn ép của Từ Hy Thái hậu.
Tuy lên làm vua từ trẻ nhưng thực chất Đồng Trị không có quyền lực trong tay, vì mọi việc triều chính đã bị Từ Hy Thái Hậu thâu tóm hết. Thậm chí cả chuyện ân ái, yêu đương của vị vua trẻ này với các hoàng hậu, phi tần cũng bị Từ Hy bức ép.
Trong hai cô gái mà hai vị thái hậu đề cử cho chức vị hoàng hậu, nhà vua đã chọn người của Thái hậu Từ An. Điều này khiến Từ Hy căm ghét nên bà luôn ngăn cản Đồng Trị chăn gối với hoàng hậu, bà ép con trai “ân ái” với phi tần mà mình chỉ định. Chán nản, vị vua trẻ đã theo chân các thái giám ra ngoài cung tìm thú vui ở chốn lầu xanh.
hoang-de-tq-va-nhung-cai-chet-nhuc-nha-vi-hoang-dam-vo-do
Vua Đồng Trị
Kết quả những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng với đám gái giang hồ đã khiến Đồng Trị bị mắc bệnh giang mai, cơ quan sinh dục lở loét. Sau khi Đồng Trị qua đời, để tránh điều tiếng thị phi cho triều đình, Từ Hy Thái Hậu đã tuyên bố rằng Hoàng đế băng hà là do mắc bệnh đậu mùa.
Qua đời khi còn quá trẻ, trước đó do không động chạm thân xác nhiều với các phi tần, cung nữ nên khi Đồng Trị qua đời, vị hoàng đế này đã không để lại mụn con nào.

Khiếp đảm vì chồng cuồng dâm

Khiếp đảm vì chồng cuồng dâm
Thứ Ba, 02/10/2012 15:12 (GMT + 7)
Nếu giờ tôi bỏ chồng, mọi người chắc hẳn sẽ cho rằng tôi bị điên hoặc tôi là loại đàn bà không ra gì. Chỉ có không ra gì tôi mới ly hôn với người chồng yêu thương và chiều chuộng mình hết mực như thế. Tôi quá may mắn khi yêu và lấy được anh. Anh đàng hoàng, tử tế, yêu thương vợ, lo được cho gia đình nhỏ một cuộc sống sung túc.. chỉ bằng ấy điều thôi đã khiến anh trở thành một người chồng đáng mớ ước với nhiều người. Và tất nhiên với tôi, niềm tự hào được làm vợ anh là quá đỗi lớn lao.
Nếu có một điều ước tôi chỉ mong sao anh đừng yêu tôi nhiều đến thế. Hẳn nghe tới đây mọi người sẽ nghĩ tôi có vấn đề về thần kinh bởi vì chẳng có người phụ nữ nào lại muốn chồng không yêu thương mình. Nhưng quá đúng là tình yêu ấy đã khiến tôi phải đối diện với sự kinh hãi không nói được thành lời.
Anh sẽ là một người chồng hoàn hảo nếu như dục vọng trong người anh không mạnh mẽ tới vậy. Đêm tân hôn trở thành nỗi khiếp đảm với tôi. Sự đau đớn của việc tấm màng trinh bị rách không thấm vào đâu so với những tác động mạnh bạo mà anh tạo ra. Ngay lần đầu tiên anh đã khiến tôi thực sự choáng váng vì kiểu yêu cuồng dâm của anh. Chính vì thế mà tôi thấy tình dục không còn là sự tuyệt vời mà trở nên sợ hãi và ghê tởm.
Sau đêm tân hôn, vùng kín của tôi bị chấn thương mạnh, chảy máu và đau buốt tới mức tôi không thể đi lại cũng không thể làm gì được. Tôi sợ hãi xa lánh anh và anh phát khóc lên vì sự lạnh lùng của tôi. Anh cầu xin tôi tha lỗi với lí do chỉ vì lần đầu tiên anh được gần gũi vợ nên mới không kiểm soát được hành vi của bản thân nên làm tổn thương tôi chứ anh không phải là người cục súc. Thương chồng, hơn nữa lại thấy anh quá yêu mình nên tôi ôm anh vào lòng và bỏ qua mọi chuyện.

Ảnh minh họa
Suốt những ngày vết thương vùng kín chưa lành anh không hề dám đòi hỏi tôi chuyện đó. Anh chiều chuộng tôi hết mực, không cho tôi động chân, động tay vào bất cứ việc gì. Vì không thể nói rõ cho người nhà anh biết lí do vì sao tôi bị như vậy vì nó chuyện tế nhị nên mẹ chồng tôi thấy tôi yếu ớt như vậy lại nghĩ tôi hành chồng. Ai đời dâu mới về nhà chồng đã kêu ốm, kêu đau rồi để chồng làm mọi việc nên mẹ chồng tôi kêu ca:  “Thằng này nó đội vợ lên đầu”. Nhưng bất chấp tất cả, anh vẫn bênh vực và chiều chuộng tôi. Tình cảm đó của anh khiến tôi vỡ òa trong hạnh phúc và tin rằng chỉ vì quá yêu tôi nên lần đầu anh không kiềm chế được. Tôi tự hứa với lòng mình sẽ sống sao để anh được tự hào về vợ.
Nhưng giá mà cuộc sống hôn nhân của vợ chồng tôi không có những buổi đêm thì tốt biết bao. Anh hiền lành, dịu dàng và tốt quá đỗi những mỗi khi màn đêm buông xuống anh lại như biến thành một con mãnh thú. Khi vết thương vùng kín vừa lành, anh lại hùng hổ “yêu” tôi. Sự bạo dâm của anh khiến tôi nhìn anh như một con quái vật. Tôi không biết tới cảm giác hưng phấn, đam mê hay cái mà người ta vẫn gọi là khoái cảm là gì. Với tôi, mỗi phút giây chồng “vồ” lấy cơ thể tôi để yêu thương chẳng khác nào tra tấn cực hình. Tôi chỉ cảm thấy đau đớn toàn thân và khiếp đảm. Cuộc "yêu" nào tàn anh cũng ôm tôi xin lỗi vì đã làm tôi đau, làm tôi sợ.
Tôi không biết trách chồng vì điều gì, bởi anh đối xử với tôi quá tử tế. Lẽ nào trách anh vì anh đã quá yêu vợ. Tôi cứ nhủ lòng chỉ thời gian đầu như vậy thôi rồi dần dần thời gian sẽ làm cho anh vơi đi sự mạnh mẽ đấy khi hai vợ chồng đã bén hơi, quen mặt. Nhưng dường như điều đó lại không đúng với anh. Nhiều hôm anh ôm tôi vào lòng thủ thỉ: “Em là một người vợ thật tuyệt vời, vì thế mà lần nào anh cũng bị hút vào em một cách mãnh liệt”. Có lẽ người vợ khác sẽ rất hạnh phúc khi nghe chồng nói vậy nhưng với tôi, tôi lại rùng mình vì mường tượng tới những lần anh “yêu” tôi.
Không phải anh không biết mình quá bạo dâm nhưng mỗi khi lên giường anh như một người khác bị điều khiển không kiểm soát của bản năng. Sau mỗi lần "yêu", thấy tôi quằn quại, đau đớn anh lại lo sốt vó lên. Càng thế trong cuộc sống vợ chồng anh lại càng yêu thương chiều chuộng tôi hơn gấp bội. Anh chăm chút cho tôi từng li từng tí đến nỗi gia đình anh khó chịu với tôi còn bố mẹ tôi thì mừng thầm vì con mình lấy được người chồng tử tế.
Sự cuồng loạn của anh trong tình dục khiến tôi bị tổn hại nghiêm trọng về cơ quan sinh dục. Vết thương vùng kín của tôi vừa mới kịp lành anh lại khiến cho nó trầm trọng hơn. Nhiều lần tôi đau tới mức không thể đi lại được. Tôi yếu đi trông thấy. Tôi phải đi khám bác sĩ nhiều lần. Tôi phát ngượng lên khi bác sĩ nhìn tôi tới tái khám quá nhiều và gắt lên: “Bảo kiêng khem mà không chịu, cứ ham hố như thế này bao giờ mới khỏi được”. Tôi có cảm giác họ nhìn tôi như một người đàn bà quá nhiều nhục dục, tôi tủi thân cực độ. Mỗi lần như thế chồng tôi lại vỗ về, an ủi và nhận lỗi về mình.
Về phía gia đình chồng, bố mẹ chồng bắt đầu ngán ngẩm vì cô con dâu yếu đuối như tôi. Bố mẹ nghĩ tôi tiểu thư, điệu vợi, lười biếng nên từ ngày về làm dâu tới giờ cứ suốt ngày đau ốm. Trong mắt gia đình nhà chồng, tôi giống như một cô vợ chỉ quen hạch sách và bắt chồng làm. Tôi đã từng khóc rất nhiều vì điều đó nhưng không biết làm sao để giải quyết. Tôi không thể làm được việc gì vì những tổn thương nghiêm trọng mà cơ thể đang trải qua. Nhưng tôi cũng không thể thú nhận với mọi người vì sao tôi như thế.
Chuyện con cái của tôi vì thế cũng bị ảnh hưởng. Dù không có ý định kế hoạch nhưng hơn nửa năm trôi qua tôi vẫn chưa thể thụ thai vì những chấn thương vùng kín của tôi. Bố mẹ chồng càng lo lắng hơn gấp bội. Đã không biết bao lần tôi muốn chốn chạy khỏi anh. Tôi sợ những lần hai vợ chồng gần gũi. Nhưng tôi lại không thể làm được điều đó khi nghĩ tới sự tận tâm, chăm chút và tình yêu lớn lao mà anh dành cho tôi. Tôi không nỡ rời xa anh.
Nhưng nếu cứ tiếp tục như thế này thì tôi sẽ chịu được tới bao giờ? Cuộc sống vợ chồng còn rất dài, tôi không thể chịu cả đời trong cảnh bị bạo lực trong tình dục như thế này dù cho anh yêu và tốt với tôi đi chăng nữa. Tôi sợ rằng cái bản năng đó trong anh không thể nào thay đổi được. Vậy thì chẳng thà chúng tôi giải thoát cho nhau lúc này, khi mà chưa có con cái. Mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều vì chúng tôi không làm khổ các con. Nhưng làm sao tôi có thể rời xa anh khi mà anh tốt và yêu tôi như vậy. Và trong thâm tâm tôi, tôi cũng còn yêu anh nhiều lắm. Tôi phải làm gì lúc này để thoát khỏi sự bế tắc của cuộc sống hôn nhân?

Tôi bị vô sinh vì phá thai quá nhiều

Tôi bị vô sinh vì phá thai quá nhiều
Thứ Ba, 09/10/2012 15:31 (GMT + 7)



Hôm nay tôi viết ra đây những lời này như một sự hối lỗi, ăn năn vì đã làm bao nhiêu điều sai trái suốt thời gian qua. Một người phụ nữ như tôi cho tới giờ phút này, nếu phải chịu đau khổ có lẽ cũng là quả báo. Tôi đã quá sai lầm và nông nổi khi hủy hoại đi bản thân, hủy hoại đi máu mủ của mình.Người ta khao khát làm mẹ không được, còn tôi lại đang tâm phá hủy đi đứa con của mình. Không chỉ một lần, tôi còn hai lần lần tước đi quyền làm con của đứa trẻ, và quyền làm mẹ của tôi.

Tôi yêu 3 năm, khi tình yêu đã chín muồi, tôi đã quyết định sống thử trước sự cám dỗ của bạn trai. Anh hứa hẹn sẽ cùng tôi thề non hẹn biển, sống chung với nhau để lo lắng cho cuộc sống của nhau dễ dàng hơn. Khi cả hai công việc cùng ổn định thì tính tới chuyện cưới xin, cũng là để tích chút vốn liếng. Nghe lời nói ngon ngọt của người tình, tôi gật đầu đồng ý. Cuộc sống mấy năm của chúng tôi có nhiều thăng trầm, đôi lúc có cãi cọ, nhưng rồi lại làm lành.


Ăn ở với nhau như vợ chồng, chúng tôi cũng không còn ngại hàng xóm láng giềng bên xóm trọ. Tôi đã nhiều lần dùng các biện pháp tránh thai, nhưng có lúc quên, hoặc không để ý nên đã có thai hai lần. Và hai lần đó tôi đều phá bỏ vì sợ, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên vai hai đứa, con cái ra chưa đủ sức gánh vác. Dù đau đớn vô cùng nhưng tôi buộc phải làm vậy vì công việc còn rất nông bông.

3 năm trôi qua, khi cuộc sống khấm khá hơn, công việc ổn định hơn, chúng tôi quyết định mang bầu. Nhưng lúc này, tôi chờ mãi không có tín hiệu mang thai. Tôi mong ngóng từng ngày, thuốc thang đủ thứ và nghĩ về hai sinh linh bé nhỏ tôi đã ruồng bỏ. Phải chăng đây là quả báo của tôi?

Tôi mệt mỏi đau khổ lắm, chán nản lắm. Có phải vì sai lầm trong quá khứ mà tôi không thể làm mẹ nữa? Bác sĩ nói tôi đã phá thai nhiều lần nên bây giờ rất khó có con. Hi vọng rất mong manh. Tôi khóc ròng suốt mấy ngày, vô cùng ân hận vì tất cả những gì đã xảy ra. Tại sao ông trời lại bất công với tôi như thế. Nhưng nghĩ lại, tôi nào được phép trách ông trời. Chỉ vì tôi đã sai lầm, tự tước đi quyền làm mẹ của mình mà thôi.

Biết tôi khó có con, anh bắt đầu lạnh nhạt. Anh không còn quan tâm tôi như trước, có thái độ khó chịu với tôi mỗi lần tôi khóc. Tôi không hiểu được điều gì đang xảy ra trước mắt vì thấy tuyệt vọng vô cùng. Nếu có một ngày anh cũng rời xa tôi, chắc tôi không sống nổi. Nhưng ai đoán trước được tương lai, nếu không thể có con, có lẽ anh sẽ bỏ tôi ra đi thật. Tôi ân hận quá rồi.

Theo Eva

em gái tôi muốn đóng phim sex

em gái tôi muốn đóng phim sex ! quý vị nghe hay chưa ! chúng tôi mồ côi mẹ, cha ở việt nam.

cuộc sống bên mỹ khó khăn quá, tôi làm cu li , bỏ học, anh em tôi nợ tiền gập đầu.....

em tôi nói thà đóng phim sex, có tiền nhiều, nuôi tôi học đại học, trã tiền apartment.....
nói nói thà đóng phim sex cho đến khi tôi học xong đại học, lúc đó tôi nuôi lại nó, nếu không thì bây giờ cả hai hoặc đi ăn xin, hoặc chết đói ( chúng tôi mới qua mỹ , tiếng anh 0 , mọi thứ 0 )
tôi đang thất nghiệp, khó tìm việc quá, mà cần tiền .

em tôi đã kí hợp đồng đi đóng phim sex cho hãng phim , nó đề nghị đằng nào cũng mất trinh, thôi thì nó " cho " tôi còn hơn cho mấy thằng mỹ !

em tôi nói hay chưa !

1 bên là thực tế : tiền - tiền- tiền ....

1 bên là em gái, tôi chọn như thế nào , giúp tôi ý kiến, nhanh giùm, 2 ngày nữa em tôi nó đi Los angles, có hãng phim sex ở đó

đừng nói chúng tôi cầu giúp gia đình vì chúng tôi và gia đinh ngoại đã từ nhau từ ngay sang mỹ, sống chết mặc bay...... cầu cứu hội từ thiện ? còn lâu , chúng tôi 26 và 23 , ai cho ?

Chi tiết thêm

chào,

tôi nói nợ ngập đầu là mẹ tôi bị tai nạn, vào bệnh viện , chạy chữa + , bất hạnh mẹ tôi qua đời sau 4 ngày nằm viện , để lại viện phí 52 ngàn usd ( me tôi có lỗi hoàn toàn trong tai nạn ) , +tiền tôi mượn nhà quàng làm ma chay, mua hòm ....

hiện tại tôi đi bán xăng + đi học tại trường đại học cộng đồng ,chủ tiệm xăng cho tôi nghĩ vì tôi nghỉ làm không báo trước , lý do ? ( mẹ tôi nằm viện , tôi còn sự lựa chọn khác ? , anh em tôi thay phiên nhau chăm sóc mẹ, em tôi nghĩ học để chăm sóc mẹ , và nó từng muốn tự tữ khi mẹ tôi qua đời .

cuối cùng, mẹ tôi mất, tôi phải gánh viện phí vì mẹ tôi vào bệnh viện, tôi, người ký giấy bảo đảm mượn tiền creadit card tiền mặt lãi cao để đóng tiền bệnh , tôi lại phải đền bù tiền cho gia đinh người bên kia ( mẹ tôi gây ra tai nạn, bây giờ luật sư bên kia nắm đầu tôi ra mà thưa ) , tiền đền lên tới mấy chục ngàn, ko trã, tôi đi tù, tương lai 0, nếu anh/chị trong hoàn cảnh này, anh chị còn mạnh miệng lên án ?
cách đây 2 năm
cộng thêm, tôi đâu có nói là tôi thỏa hiệp vời việc làm của em gái về việc nó đóng phim và cho tôi trinh , tôi chỉ bức xúc hỏi ý kiến mà, việc gì mà anh Hson nói anh em tôi bệnh , bệnh là bệnh thế nào.
em tôi nó thấy tôi đang chịu đựng về luật pháp + tiền, nên nó còn trẻ, bốc đồng muốn giúp tôi thoát khỏi tai kiếp này, tôi thấy nó tốt quá chứ bệnh cái gì, thử hỏi anh Hson, nếu em tôi nó bỏ đi biệt, sống cho riêng nó , kệ tôi thì tôi cũng đâu có quyền trách nó, vì tôi là anh trai, có thể tự lo, nhưng em tôi nó đâu có cạn tình ráo máng như thế, + thêm , khi nghe nó nói đi đóng phim sex, tôi thà cạo đất mà ăn còn hơn, bộ anh không nghĩ tôi ĐAU hay sao, mẹ tôi mất, em tôi lầm đường lạc lối, tôi thì nợ tiền còn có thể đi tù vì mượn tiền không có khả nămg chi trã, quý vị tưởng chúng tôi HẠNH PHÚC lám sao khi nói ra những điều này?
cách đây 2 năm

Ngắm dàn siêu xe của đại gia Ninh Bình diễu hành trên phố

Ngắm dàn siêu xe của đại gia Ninh Bình diễu hành trên phố

>>> NHẤN VÀO ĐỂ DOWNLOAD CLIP NÀY <<<

Sáng 11/10 tại thành phố Ninh Bình, một đám cưới với hàng chục chiếc xe sang tham dự đã gây chú ý đối với những người dân nơi đây. Theo người dân địa phương, đây là đám cưới của cháu ngoại một đại gia làm trong ngành xây dựng ở tỉnh này.

Bộ đôi Maybach 62s làm xe hoa, kết hợp cùng Rolls-Royce Phantom rồng trị giá 35 tỷ, Rolls-Royce Ghost và một loạt Range Rover, Lexus, BMW… đã cùng nhau xuất hiện trong một đám cưới tại Ninh Bình sáng 11/10.
Trong dàn xe sang, chiếc Maybach 62s màu đen đeo biển 35A – 001.35 với ý nghĩa “số một Ninh Bình” được chọn làm xe hoa. Đi phía sau lần lượt là Rolls-Royce Phantom phiên bản rồng, Maybach 62s 2012 màu trắng, Rolls-Royce Ghost và một loạt xe hạng sang khác, trong đó có bộ đôi Lexus LX570, Land Rover Range Rover, BMW… Riêng chiếc Rolls-Royce Phantom rồng có giá trị ước tính vào khoảng 35 tỷ đồng, trong khi Maybach 62s cũng có giá trên 2 chục tỷ đồng mỗi chiếc.
Dưới đây là một số hình ảnh về đoàn xe rước dâu siêu sang trong đám cưới ở Ninh Bình sáng 11/10:
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 960x540px.
560857 367851696631038 1442753720 n Ngắm dàn siêu xe của đại gia Ninh Bình diễu hành trên phố Dàn xe sang trên đại lộ Đinh Tiên Hoàng, TP. Ninh Bình, đi đầu là chiếc Maybach 62s màu đen.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x675px.
247709 367852986630909 1551825934 n Ngắm dàn siêu xe của đại gia Ninh Bình diễu hành trên phố
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x675px.
3760 367853363297538 1387392945 n Ngắm dàn siêu xe của đại gia Ninh Bình diễu hành trên phố
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x675px.
404025 367853543297520 548055731 n Ngắm dàn siêu xe của đại gia Ninh Bình diễu hành trên phố Maybach 62s đeo biển 35A – 001.35 với hàm ý “số một Ninh Bình”.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x675px.
548119 367854593297415 2011579518 n Ngắm dàn siêu xe của đại gia Ninh Bình diễu hành trên phố
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x600px.
559415 367852506630957 1897968169 n Ngắm dàn siêu xe của đại gia Ninh Bình diễu hành trên phố [IMG]Maybach 62s màu trắng gắn biển Sài Gòn.[/IMG]
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x675px.
285728 367854426630765 1852937730 n Ngắm dàn siêu xe của đại gia Ninh Bình diễu hành trên phố
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x675px.
528731 367854126630795 489655663 n Ngắm dàn siêu xe của đại gia Ninh Bình diễu hành trên phố
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x675px.
375912 367853713297503 1576098916 n Ngắm dàn siêu xe của đại gia Ninh Bình diễu hành trên phố Rolls-Royce Phantom in hình rồng đeo biển Ninh Bình.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x626px.
148876 367852866630921 2132904900 n Ngắm dàn siêu xe của đại gia Ninh Bình diễu hành trên phố Rolls-Royce Ghost cùng góp mặt
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x675px.
223223 367858846630323 116141895 n Ngắm dàn siêu xe của đại gia Ninh Bình diễu hành trên phố Lexus LX570 biển số tứ quý 9.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 960x358px.
183406 367853739964167 50539168 n Ngắm dàn siêu xe của đại gia Ninh Bình diễu hành trên phố
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x675px.
579756 367854999964041 199039756 n Ngắm dàn siêu xe của đại gia Ninh Bình diễu hành trên phố