Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Phòng mạch online: Phòng tránh bệnh Viêm tai giữa

Phòng mạch online: Phòng tránh bệnh Viêm tai giữa

Chuyên gia tư vấn: Thạc sĩ – Bác sĩ Hoàng Vũ Giang, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.
Nhỏ ôxy già, dùng thuốc kháng sinh, dùng corticoid... để chữa viêm tai, đau tai có chảy mủ... Đó đây người ta vẫn truyền nhau về cách thức chữa căn bệnh này, song việc sử dụng thuốc để chữa viêm tai giữa không đơn giản như vậy...
Viêm tai giữa là một trong những bệnh hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và thiếu niên. Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Đây là một trong những bệnh rất thường gặp ở bên trong tai trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi có thể để lại nhiều hậu quả xấu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hoặc để lại di chứng nặng nề, rất khó khắc phục, thậm chí có thể bị điếc.
Khi bị bệnh, người bệnh không được điều trị dứt điểm hoặc cha mẹ tự ý dùng thuốc chữa không đúng cách, đúng thuốc, hậu quả là trẻ phải đi cấp cứu vì viêm tai giữa biến chứng. Câu chuyện của bệnh viêm tai giữa tưởng chừng như đơn giản, song bên cạnh đó là những biến chứng, hậu quả nặng nề.
Để hiểu rõ căn bệnh này, báo điện tử VOV online và Sản phẩm tăm bông an toàn Life của Công ty TNHH Phân phối Top A tổ chức tư vấn sức khỏe vào lúc 14h chiều thứ Sáu (23/3/2012).
Chuyên gia tư vấn: Thạc sĩ – Bác sĩ Hoàng Vũ Giang, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.


** Lý do tại sao viêm tai giữa? có bệnh viêm tai ngoài và viêm tai trong không ? - (NGÔ HOÀNG ĐIỆP, 42 tuổi, Nam, 36/5 Nguyễn Huỳnh Đức , P2 , Mỹ tho , Tiền Giang )
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Vũ Giang, Bệnh viện Tai mũi họng TW: Theo giải phẫu thì tai bao gồm: tai giữa, tai ngoài và tai trong. Do đó, có bệnh viêm tai giữa, tai ngoài và tai trong.

** Thưa bác sĩ, tăm bông chứa chất tôm, cua biển thì có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Đây là lần đầu tiên em được biết loại tăm bông đặc biệt này. Xin cảm ơn - (Sơn Nguyễn, 25 tuổi, Nam , Hà Nội)

Ông Chu Bá Nam, đại diện Nhà sản xuất tăm bông thương hiệu LIFE: Chitosan là một chiết xuất từ vỏ tôm, cua biển. Tại Nhật Bản có rất nhiều sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm có chiết xuất này. Vì vậy, nếu không may bạn bị nuốt phải  khi dùng tăm bông để vệ sinh mũi, miệng hay khi chấm thuốc cho vùng trong miệng thì hoàn toàn yên tâm.

** Thưa bác sĩ, em nghe nói là nếu bị viêm tai giữa thì kiêng ăn đồ tanh có đúng không ạh. - (T.Dương, 25 tuổi, Nam , Hà Nội)
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Vũ Giang, Bệnh viện Tai mũi họng TW: Bạn không cần phải kiêng ăn đồ tanh. Chế độ ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.
 
* Xin các anh chị cho biết làm thế nào để có thể phân biết được tăm bống tốt và không tốt ạh. Xin cảm ơn. - (Quang Tùng, 20 tuổi, Nam , Tản Lĩnh, Sơn Tây)
Ông Chu Bá Nam, đại diện Nhà sản xuất tăm bông thương hiệu LIFE: Tăm bông tốt là tăm bông phải an toàn và vệ sinh, không gây ảnh hưởng đến người sử dụng.
Để phân biệt bằng mắt thường thì đầu bông không bị bám bụi bẩn, không bị biến dạng, xơ, màu sắc không bị ố.
Đặc biệt đầu bông không bị bong ra khỏi thân que. Thân tăm bông không bị cong, gãy biến dạng, rách hay bụi bẩn. Đặc biệt cần được bảo quản trong hộp hoặc túi còn nguyên vỏ. Không bị rách, vỡ... Còn về chất lượng cần phải có nguồn gốc nguyên vật liệu rõ ràng, sợi bông cũng như thân bông cần phải được vô trùng trước khi đóng gói, dây truyền sản xuất cần đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế. Có hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng và địa chỉ liên lạc rõ ràng của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp.

** Thưa bác sĩ cho em biết, bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm đến tính mạng hay không. Làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm tai giữa? - (M.Q, 25 tuổi, Nữ , Hà Nội)

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Vũ Giang, Bệnh viện Tai mũi họng TW: Viêm tai giữa có thể nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp viêm tai giữa mãn tính nguy hiểm có chất ăn xương (cholesteatome) không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra viêm màng não, áp xe não, viêm tĩnh mạch bên…
Muốn phòng tránh viêm tai giữa thì phải điều trị tốt các bệnh viêm mũi, họng.

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Vũ Giang
** Con tôi không bị chảy nước mũi nhưng gần đây bé bị sốt, đi khám bác sĩ nói bị viêm tai giữa dạng mủ do ảnh hưởng từ viêm mũi? Bác sĩ có thể nói rõ nguyên nhân? - (Thanh Thanh, 32 tuổi, Nữ , Hà Nội)
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Vũ Giang, Bệnh viện Tai mũi họng TW: Trẻ nhỏ do viêm VA gây ra tắc vòi nhĩ nên ứ dịch trong tai. Trẻ nhỏ sau khi bú mẹ mà cho nằm thì dễ trào ngược dịch nhầy từ ở mũi hoặc sữa từ miệng vào tai, do cấu trúc của vòi nhĩ ở trẻ nhỏ ngắn và nằm ngang.  
 
** Thưa bác sĩ, bị viêm tai giữa là buộc phải dùng kháng sinh đúng không? Nếu không dùng kháng sinh thì nên dùng biện pháp điều trị gì? - (Hạnh Nhi, 35 tuổi, Nữ , Nam Định)
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Vũ Giang, Bệnh viện Tai mũi họng TW: Nếu viêm tai giữa cấp thì phải dùng kháng sinh. Còn đối với viêm tai giữa mãn tính thì phải làm thuốc tại chỗ, chứ không phải nhất thiết dùng kháng sinh.
 
** Vợ tôi rất hay dùng tăm bông ngoáy tai cho con thế nhưng tôi nghe nói dùng tăm bông ngoáy tai là không tốt. Vậy tôi phải dùng biện pháp gì để vệ sinh tai cho con tôi mỗi ngày đây và phải làm theo cách nào thưa bác sĩ? - (Hải Thương, 31 tuổi, Nam , Hà Nội)
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Vũ Giang, Bệnh viện Tai mũi họng TW: Ở trẻ em, diện tích ống tai nhỏ nên khi dùng tăm bông dễ gây ra tổn thương da ống tai, dẫn đến viêm ống tai ngoài. Do đó, không phải nhất thiết vệ sinh tai cho trẻ mỗi ngày.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm làm sạch ráy tai như: Dung dịch Ray-C…
 
** Con tôi bị viêm tai giữa lặp lại nhiều lần nhưng bác sĩ bảo rằng, lớn lên con bé sẽ khỏi? Có thực sự là như vậy? - (hà Phương, 30 tuổi, Nam , hải Phòng)
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Vũ Giang, Bệnh việnf Tai mũi họng TW: Nếu con bạn bị viêm tai giữa mãn tính, có thủng màng nhĩ thì phải được khám để xác định nguyên nhân xem có phải VA không. Nếu chảy mủ tai kéo dài thì không thể khỏi được.
 
** Viêm tai giữa mủ điển hình thường xuất hiện ở trẻ lứa tuổi nào? Cách phòng tránh ra sao thưa bác sĩ? - (Lan Phương, 20 tuổi, Nữ , Hà Nội)
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Vũ Giang, Bệnh viện Tai mũi họng TW: Lứa tuổi hay bị viêm tai giữa thường từ 6 tháng tuổi trở đi. Nguyên nhân chủ yếu là viêm VA. Dó đó, phải thường xuyên vệ sinh mũi bằng các dung dịch nước muối sinh lý hoặc nước muối biển.
Ông Chu Bá Nam
** Cho em hỏi cách sử dụng tăm bông như thế nào cho đúng cách. Mùa đông, em thường dùng tăm bông nhúng nước nóng để ngoáy tai và mũi cho con của em. Vậy em làm như thế có bị ảnh hưởng tới việc nghe của bé không. Xin cảm ơn. - (Hoang Mai, 20 tuổi, Nữ , Ninh Binh)

Ông Chu Bá Nam, đại diện Nhà sản xuất tăm bông thương hiệu LIFE: Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Nhật Bản thì việc sử dụng tăm bông để vệ sinh tai cân tuân thủ theo các cách như sau:
1. Rửa sạch tay trước khi sử dụng
2. Không để trẻ em tự sử dụng
3. Cầm cách đầu bông khoảng 1.5cm
4. Chú ý không đưa vào quá sâu trong tai, mũi
5. Không ấn, miết quá mạnh có thể gây tổn thương vùng da nhạy cảm.
6. Bảo quản nơi khô ráo, xa tầm tay trẻ em, luôn đậy nắp kỹ sau khi dùng
7. Khi gặp những biểu hiện bất thường, cần tư vấn của bác sỹ.
Thay vì dùng tăm bông thấm nước ấm, bạn nên dùng baby oil hoặc thấm dung dịch làm sạch tai, mũi chuyên dụng. Nhưng lưu ý không nên thấm quá nhiều hoặc thấm bông sau đó để thời gian lâu mới sử dụng, có thể các loại dung dịch này sẽ làm tuột đầu bông ra khỏi thân bông, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Tuy nhiên, trong trường hợp nêu tai của bạn có biểu hiện bất thường thì không nên tự ý sử dụng mà bạn phải nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa hoặc cần sự tư vấn của bác sĩ.
** Em tên là trần Minh Hiển 22 tuổi ở địa chỉ 45/6 mậu thân, quận ninh kiều, TP Cần Thơ. Em bị đau tai gần 1 năm nay và được biết là bị “viêm tai giữa không đặc hiệu” đi khám tại các bệnh viện tai – mũi – họng, đa khoa TW Cần thơ nhiều lần (nội soi 2 lần) nhưng bệnh chỉ tiêu giảm, không khỏi hẳn (có dùng cả thuốc uống lẩn thuốc nhỏ tai). Bác sĩ cho em biết điều trị cách nào để khỏi hẳn bệnh,chi phí khoảng bao nhiêu vì em là sinh viên bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến việc học của em.chân thành cảm ơn bác sĩ? 
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Vũ Giang, Bệnh viện Tai mũi họng TW: Viêm tai giữa được phân ra là viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa mãn tính.
Viêm tai giữa mãn tính được phân ra viêm tai giữa nguy hiểm và không nguy hiểm.
Trong viêm tai giữa mãn tính đặc hiệu do lao hoặc do giang mai nên không có viêm tai giữa không đặc hiệu.
Nếu bạn có đau tai thì phải xác định lại tình trạng viêm tai giữa bằng cách khám nội soi và chụp cắt lớp tai.
Chi phí để khám chữa tai thì bạn có thể đến bệnh viện để hỏi rõ.
Bà Phạm Huệ Nương
** Ngọc Liên, 20 tuổi, Tây Hồ Hà Nội: Tôi nghe nói công ty này đã đang bán sản phẩm khẩu trang rất tốt kissy để ngăn ngừa khí thải, bụi bẩn trên đường. Tuy nhiên tôi muốn biết tại sao công ty lại không sản xuất loại khẩu trang này dành riêng cho trẻ em? Xin cảm ơn!
Bà Phạm Huệ Nương, Phó Tổng Giám đốc công ty TNHH Phân phối Top A (Nhà phân phối nhãn hàng KISSY và LIFE):  KISSY có sản phẩm dành cho trẻ em với nhiều màu sắc dễ thương và kích cỡ phù hợp. Khẩu trang sợi hoạt tính KISSY dành cho trẻ em có 02 cỡ: S1 cho trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi và S cho trẻ từ  4 đến 10 tuổi. Khẩu trang trẻ em của KISSY được thiết kế phù hợp với sở thích và sức khỏe của trẻ, dây đeo tai mềm mại với nút điều chỉnh thông minh và lớp sợi hoạt tính bảo vệ trẻ khỏi khói bụi và không khí ô nhiễm, bảo vệ làn da non trẻ của các em khỏi tia cực tím. Sản phẩm này luôn là lựa chọn hàng đầu của các bà mẹ và trẻ em khi tham gia giao thông
** Hoàng Minh Chuyên, 30 tuổi, Hà Nội: Tôi thấy tăm bông tăm vệ sinh LIFE có độ đàn hồi mềm mại phù hợp ngay cả với trẻ sơ sinh. Xin nhà sản xuất giới thiệu rõ hơn về công dụng của loại tăm bông này ạ. Loại tăm bông này bán ở đâu, giá cả thế nào. Xin cảm ơn. - (phương hoa, 21 tuổi, Nữ , phú nhuận)

Ông Chu Bá Nam, đại diện Nhà sản xuất tăm bông thương hiệu LIFE: Công dụng nổi bật là tăm bông LIFE được thiết kế dành riêng cho trẻ nhỏ. Với độ hẹp của khoang tai, mũi, miệng hoặc rốn cũng như độ  nhạy cảm  của trẻ sơ sinh thì việc dùng dụng cụ vệ sinh phù hợp là điều rất vô cùng quan trọng.
Độ mềm mịn, xốp, vô trùng của bông nguyên liệu, độ cứng trắc của thân bông bằng giấy sẽ khiến bạn thao tác chính xác với từng vị trí nhỏ, nhạy cảm nhất trên cơ thể bé khi bé ngủ cũng như thức. Không như thân que nhựa rất mềm và dễ cong vênh khi bảo quản.  Hơn nữa, các sản phẩm được làm bằng từ giấy (trong đó có sản phẩm LIFE) không ảnh hưởng đến môi trương như là các sản phẩm bằng nhựa mà chúng ta thường dùng. Với trên hơn 200 mẫu sản phẩm phù hợp cho từng lứa tuổi và công dụng. Heiwa tự tin đem đến cho khách hàng những sự tiện lợi nhất trong việc vệ sinh với tăm bông LIFE.
Về giá cả: tùy là sản phẩm nhập khẩu nhưng giá cả lại rất phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.

Bà Phạm Huệ Nương, Phó Tổng giám đốc Công ty phân phối TOP A (Nhà phân phối nhãn hàng KISSY và LIFE): Bạn sẽ được tặng sản phẩm dùng thử khi mua sản phẩm khẩu trang KISSY tại các nhà thuốc, shop Mẹ và Bé, các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. Ngoài ra bạn có thể liên lạc trực tiếp với nhà sản xuất  hoặc nhà phân phối để được tư vấn. Điện thoại tư vấn: 0462966960; website: www.topa.com.vn; email:info@topa.com.vn.

** Đọc bài viết "tăm bông chứa chất chitosan" em thấy cũng hay nhưng không biết bé nhà em mới được 1 tuần tuổi thì có dùng được không? - (Hồng Lam, 24 tuổi, Nữ , Hoà Bình)

Chu Bá Nam, đại diện Nhà sản xuất tăm bông thương hiệu LIFE: Sản phẩm tăm bông an toàn LIFE được phân phối bởi Công ty Top A có 2 loại dành riêng cho TRẺ EM và TRẺ SƠ SINH là tăm bông ngoáy tai, mũi và sản phẩm tăm bông vệ sinh rốn trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Hiện tại, đây là sản phẩm vệ sinh rốn duy nhất có mặt tại Việt Nam. Bạn nên sử dụng thử để thấy sự khác biệt với tăm bông thông thường như thế nào.
Bà Phạm Huệ Nương, Phó Tổng giám đốc Công ty phân phối TOP A (Nhà phân phối nhãn hàng KISSY và LIFE): Trong đợt ra mắt thị trường vào tháng 4/2012, 20.000 mẫu sản phẩm tăm bông an toàn đầu tiên sẽ được đính trên bao bì khẩu trang sợi hoạt tính KISSY để gửi tặng khách hàng dùng thử
.

Các sản phẩm tăm bông của LIFE sẽ có mặt tại thị trường Việt Nam vào tháng 4/2012

** Xin nhà sản xuất cho biết công dụng hữu ích của sản phẩm tăm bông LIFE có chứa Chitosan? - (Hà Châu, 41 tuổi, Nam, Hà Nội)

Ông Chu Bá Nam, đại diện Nhà sản xuất tăm bông thương hiệu LIFE: Chitosan có khả năng kháng khuẩn tự nhiên rất tốt. Vi khuẩn sẽ không xâm nhập và phát triển trong môi trương có chitosan. Không như các loại hóa chất diệt khuẩn khác, Chitosan được chiết xuất từ tự nhiên hoàn toàn vô hại với cơ thể con người, ngoài ra còn có ứng dụng trong công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.
Theo các chuyên gia y tế thì hầu như khoảng một nửa số bé sẽ bị viêm tai giữa lại, khoảng từ 3-4 lần cho tới khi bé được 4 tuổi. Các bà mẹ nên cập nhật kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị về căn bệnh này để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé yêu.
Chương trình vẫn đang tiếp tục nhận được nhiều câu hỏi từ các bà mẹ về chứng viêm tai giữa và cách sử dụng tăm bông thế nào cho hợp lý. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, chúng tôi sẽ chuyển câu hỏi tới chuyên gia tư vấn và trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
Báo Điện tử VOV và Sản phẩm tăm bông an toàn LIFE của Công ty TNHH Phân phối TOP A xin cảm ơn sự cộng tác của bác sĩ tư vấn Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Vũ Giang, Bệnh viện Tai Mũi Họng TW./.

Làm sao chấm dứt đút lót ở bệnh viện?

Làm sao chấm dứt đút lót ở bệnh viện?

Bệnh nhân tại một bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh
Cả bệnh nhân và bác sĩ đều nói người nhà bệnh nhân đưa phong bì vì cho rằng "có đưa mới yên tâm"
Việc Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi "không đưa phong bì" tại diễn đàn Quốc Hội vào hôm qua, khiến dẫn tới tranh luận về nguyên nhân của tình trạng tiêu cực này và vai trò trách nhiệm Bộ Y tế và nhà nước trong vấn đề này.
Làm sao để "nói không với phong bì"
Các bác sĩ nói muốn chấm dứt phong bì thì cần nâng lương cho nhân viên y tế, giải quyết quá tải ở tuyến trung ương và nâng cao nhận thức người dân.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Trò chuyện với BBC Việt Ngữ, bác sĩ Minh Hải tại Hà Nội cho rằng thực hiện việc này là rất khó và hiện nay có thể nói là mới đang ở giai đoạn "hô khẩu hiệu" vì một khi mức lương của y bác sĩ còn quá thấp, không đủ sống, thì khi được biếu phong bì dù biết là sai họ vẫn phải nhận.
Tuy nhiên bác sĩ Hải cho biết một số bác sĩ mở phòng mạch tư khám thêm ngoài việc đi làm tại bệnh viện và khi với mức thu nhập cao hơn, đủ sống, trên thực tế họ đã không còn nhận phong bì từ bệnh nhân.
Ngoài ra còn là chuyện đã thành thói quen từ phía gia đình bệnh nhân là đã vào bệnh viện là "người nhà bệnh nhân cứ đưa, có đưa thì mới yên tâm", bác sĩ Hải nói thêm.
"Nhưng văn hóa phong bì không phải chỉ có ở ngành y tế, đến xin học cho con cũng phải có phong bì," bác sĩ Hải nói.
Muốn chấm dứt tình trạng đưa phong bì như kêu gọi của Bộ trưởng Y tế thì ngoài chuyện cần nâng lương cho nhân viên y tế, còn phải có các biện pháp giải quyết tình trạng quá tải ở tuyến trung ương và đồng thời nâng cao nhận thức của người dân.
"Giáo dục và Y tế là hai ngành có tính đặc thù vì thế cần có những chính sách của nhà nước như tăng lương cho ngành y tế," theo quan điểm của bác sĩ Hải.
Việc bệnh nhân dễ dàng vượt tuyến dẫn tới tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu cực này.
Khó "không đưa phong bì"
Bệnh nhân tại Việt Nam giải thích tâm lý theo nhau đưa phong bì cho bác sĩ, y tá vì cho rằng như thế mới được đối xử tốt.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Ngoài ra để thay đổi được một thói quen đã định hình từ lâu này chính người dân cũng cần được nâng cao nhận thức mới có hy vọng "nói không với phong bì" như lời Bộ trưởng Y tế kêu gọi.
Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Thủy, một người chuyên trông người ốm tại bệnh viện và cũng từng đưa con đi bệnh viện, nói với BBC Việt Ngữ mọi người thường cho rằng phải đưa phong bì mới được bác sĩ đối xử tốt và cho thuốc tốt.
Chị Thủy giải thích việc chữa bệnh theo con đường qua bảo hiểm thường rất chậm và rất nhiều thủ tục. Đây cũng là một nguyên nhân khiến người bệnh chọn "đưa phong bì" để có thể được điều trị nhanh hơn và tốt hơn.
"Tình trạng đút lót phong bì như vậy không thể gọi là cảm ơn được. Nếu mua quà như hoa quả chẳng hạn để tặng cả một kíp trực, hay kíp làm việc của Khoa đó thì mới gọi là cảm ơn," chị Thủy nói.

Tiền khám công đắt gấp 4 lần bệnh viện tư

Tiền khám công đắt gấp 4 lần bệnh viện tư

Con trai 5 tuổi của tôi đi khám bệnh hẹp bao quy đầu ở một bệnh viện trung ương hết 600.000 đồng nhưng không khỏi, qua một bệnh viện tư chỉ hết 150 nghìn đồng.
>Nhiều bác sĩ đã mắc bệnh 'ung thư phong bì'

Hiện nay rất nhiều bệnh viện lạm thu, người dân đang phải gánh nhiều khoản phí chữa bệnh vô lý nhưng không được hưởng các dịch vụ tương xứng với tiền bỏ ra.
Một ví dụ để có thể nhận thấy mức thu kinh khủng từ việc khám chữa bệnh.
Tại khoa “Tự nguyện hạng A ” của một bệnh viện cấp trung ương:
- Chi phí khám bệnh: 600.000 đồng/lần (tương đương với tiền khám tại một số bệnh viện quốc tế). Thời gian khám trung bình 5-10 phút. Có thể tính ngay là nếu 1 ngày một bác sĩ khám được khoảng 50 bệnh nhân, bệnh viện thu về 30 triệu đồng (chưa kể các khoản tiền do các xét nghiệm vô lý, không cần thiết gây ra).
Với lượng bệnh nhân như hiện nay, nếu “làm” liên tục ngày 8 tiếng (1 tiếng 6 bệnh nhân), 1 tháng 20 ngày thì ai cũng tính ra ngay 1 bác sĩ khoa tự nguyện A trung bình sẽ “đóng góp” cho bệnh viện khoảng 600 triệu mỗi tháng chỉ riêng tiền khám (tôi chẳng hiểu tiền này đi đâu và ai được hưởng).
Viện phí cao nhưng chất lượng dịch vụ không tương xứng. Ảnh: DC Tuân
Tuy nhiên dịch vụ mà người bệnh nhận được là gì? Trường hợp cụ thể của tôi:
Con tôi 5 tuổi, tháng trước bị sưng tấy đỏ ở dương vật. Cháu bị hẹp bao quy đầu nên gia đình đoán là viêm do nhiễm khuẩn.
Tôi cho cháu vào viện khám, do quá mệt mỏi và chán với cảnh xếp hàng tranh nhau nộp tiền và thái độ gắt gỏng của bác sĩ nếu khám “tự nguyện bình thường,” nên tôi cho cháu khám tại khoa “Tự nguyện hạng A”. Tôi đăng ký khám và được nộp tiền rất nhanh.
Bác sĩ khám, sau 2 phút nghe người nhà trình bày, cho cháu đi làm một loạt xét nghiệm kèm “siêu âm ổ bụng” đã kết luận là cháu “bị côn trùng đốt” cho thuốc bôi và cho về.
Sáng hôm sau, dương vật của cháu sưng to hơn rất nhiều. Tôi hoảng quá, mang cháu vào khám lại thì được bệnh viện nói chờ bác sĩ. Tôi xin số di động của bác sĩ khám thì “đội ngũ phục vụ” bảo không được phép cho, nên tôi đành ngồi đợi.
Sau 2 tiếng chờ bác sĩ “chạy ra ngoài”, tôi không chịu được đành phải bỏ về và cho cháu ra ngoài viện tư khám lại hết 150.000. Không cần xét nghiệm họ cũng chuẩn đoán cháu vị viêm do hẹp bao quy đầu và cho uống kháng sinh 3 hôm thì khỏi!
Tôi bức xúc có gọi điện phản ánh cho “người quản lý” bệnh viện thì cũng chẳng nhận được lời xin lỗi nào tử tế.
Sau một tuần cháu khỏi hẳn, nghe bạn bè và người thân giới thiệu, tôi cho cháu nhà tôi vào khám để cắt bao quy đầu tại một bệnh viện quốc tế.
Cũng với số tiền khám 600.000/lần thì phong cách khám và phục vụ khác một trời một vực về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, đội ngũ bác sĩ và y tá phục vụ...
Hiện nay tôi thấy nhiều bệnh viện nhà nước do quản lý yếu kém, lúc nào cũng đòi tăng thu và nghĩ ra đủ các loại dịch vụ nhằm thu thêm tiền (thực tế là có bệnh viện tự tạo ra quá tải để thu và ép buộc bệnh nhân lựa chọn các dịch vụ không xứng với đồng tiền bỏ ra, các bác sĩ và y tá cũng lợi dụng sự quá tải để đòi tiền bệnh nhân).
Tôi nghĩ đã đến lúc người dân nên tỉnh táo khi sử dụng các dịch vụ tại các bệnh viện, đừng để tiền mất tật mang.

Bệnh nhân đòi hỏi bác sĩ quá nhiều

Bệnh nhân đòi hỏi bác sĩ quá nhiều

Đồ vật, dịch vụ cũng phân hạng, sư phạm thì có lớp chọn, lớp thường, các dịch vụ cũng có hạng thường, hạng VIP.... Trong ngành y cũng phân ra một cách tương đối: chăm sóc sức khỏe theo tiêu chuẩn xã hội và theo dịch vụ.
>Đuổi việc bác sĩ nhận phong bì, bệnh nhân vẫn khổ

Gửi các bạn độc giả, là một bác sĩ, tôi xin khẳng định một điều, cho dù hoàn cảnh thế nào không một bác sĩ nào muốn bệnh nhân mình điều trị không khỏi bệnh cả.
Chúng tôi được đào tạo là để khám, chẩn đoán và chữa bệnh, đó là cái nghề và cũng là cái nghiệp mà chúng tôi không thể từ bỏ.
Mọi người luôn nghĩ nghĩ là chúng tôi không quan tâm hoặc không công bằng với những người ít tiền nhưng đó chỉ là những điều nhìn thấy bên ngoài.
Chúng tôi không chờ được khen tặng, tôn vinh chỉ mong bớt đi những lời chê trách. Ảnh minh họa: Internet
Hãy thử một lần bỏ ra dù chỉ một đêm trực cùng với chúng tôi, cùng xem chúng tôi khám bệnh nhân, xem chúng tôi xử trí diễn biến bệnh. Thức cùng với chúng tôi (đấy là các bạn mới ra xem cùng thôi chứ chưa phải căng đầu để suy nghĩ), các bạn sẽ phần nào hiểu được áp lực và trách nhiệm lớn thế nào đè nặng lên vai chúng tôi, khi mỗi tính mạng đôi khi nằm trong vài phút quyết định.
Những lúc đó, còn thời gian đâu mà kịp nghĩ đến tiền. Những lúc cấp cứu, chúng tôi chỉ mong nhìn thấy được ánh mắt có hồn của người bệnh, nghe thấy những câu nói mạch lạc, cảm nhận được nhịp mạch tốt, hơi thở đều của bệnh nhân là chúng tôi thở phào. Bởi chúng tôi hiểu: tiền bạc có thể vay mượn để trả được, vật chất có thế làm ra, mua bán để trả được nhưng tính mạng, sức khỏe thì không thể.
Tôi vẫn nói vui với những người quen ngành y là ngành nguy hiểm nhất. Chúng tôi học 6 năm, ra trường so với các bạn cùng lứa đã là một bước chậm vào đời, gánh trên vai trách nhiệm và áp lực với tính mạng của bệnh nhân nhưng đồng lương ít ỏi khiến chúng tôi đôi khi không khỏi chạnh lòng.
Chúng tôi làm dâu trăm họ, trăm họ đòi chúng tôi phải như "mẹ hiền", rồi khi có vấn đề gì thì trăm họ phê phán, trách móc về ý đức của chúng tôi.
Chúng tôi cũng là những con người, cũng phụng dưỡng cha mẹ, cũng ăn, cũng làm việc như bao người khác tại sao lại đòi hỏi nơi chúng tôi quá nhiều.
Xin một lần hãy đứng ở vị trí, nhìn thực tế vào cuộc sống của chúng tôi, cảm nhận nhiều hơn về trách nhiệm và áp lực mà chúng tôi phải trải qua.
Đôi khi chỉ cần bớt tiếng trách móc, bớt những lời nói nặng, chúng tôi cũng đã thanh thản dẫu gia đình chúng tôi vẫn phải trông chờ vào cái công việc ở nhà thì ít mà ở viện thì nhiều này.

Những pha "tự sướng" nguy hiểm

Những pha "tự sướng" nguy hiểm

Tò mò và cảm thấy thích thú với những trò 'tự sướng', nhiều cậu choai học trò giật mình khi bác sĩ nam khoa cho biết: 'Những trò nghịch ngợm ấy không chỉ nguy hại mà còn ảnh hưởng đến tương lai người đàn ông'.
Cậu học trò tuổi teen với những phát minh chết người

Mới 12 tuổi, ngày nào cũng được bố mẹ đưa đến trường học nên cậu bé Nguyễn Hoàng A. ở Thanh Xuân, Hà Nội chỉ biết chúi mũi vào sách vở, “ông ông, tôi tôi” với mấy thằng bạn thân cùng tuổi khi nói về Harry Potter và thần đồng Đất Việt. Bỗng một ngày, cậu được chuyển đến ngồi bên cạnh một bạn gái xinh xắn là lớp phó phụ trách học tập, và mỗi lần A. trêu bạn gái thì “quả ớt” lại "ngóc đầu lên".

Về nhà A. bắt đầu tò mò và tự tìm hiểu “ớt xinh” của mình, thú vị đến nỗi làm bẩn hết ga giường khiến mẹ cậu la mắng (vì nghĩ con trai làm đổ sữa lên giường – như lời thanh minh của A.). Thói quen tự sướng của A. cũng bắt đầu từ đó, nhưng vì không muốn có dấu vết “hành sự” để người khác biết, cậu phát minh ra cách “túm chặt đầu trái ớt”, không cho "thủ phạm" thoát ra ngoài.

Chuyện của cậu học trò 14 tuổi Lê Trí T. ở Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội cũng khiến nhiều bậc phụ huynh phải giật mình. T. chơi thân với một nhóm bạn học giỏi, thông minh trong khi bố mẹ mải mê làm ăn, ít quan tâm đến đời sống tinh thần của con. Nhóm bạn của T. ngoài chuyện học giỏi, còn tuyên truyền và chia sẻ với nhau về chuyện ‘tự sướng” của tuổi teen. Từ năm 13 tuổi, T. và nhóm bạn này đã biết làm đủ trò vui vẻ, thỉnh thoảng đến lớp còn rỉ tai nhau về những trò phát minh mới lạ…
Vì muốn tìm chiêu “độc và lạ”, một ngày chủ nhật T. đóng chặt cửa phòng… Cậu bắt đầu “hành sự” đến khi "kiếm" vươn dài, T. lấy dây chun cuốn chặt đoạn giữa và tiếp tục các công đoạn. Xong xuôi, T. vô cùng hứng thú với  "phát minh" mới của mình. Đến chiều, sau khi tắm táp, T. quyết định “thực hành” lại phát minh buổi sáng, trước khi tung chiêu cho nhóm bạn “cùng hội cùng thuyền” biết. Tàn cuộc, T. bỗng thấy "kiếm" đau rát rất khó chịu, và nó bị sưng đỏ lên…

Sợ quá, không biết làm thế nào, T. tìm bố thành khẩn khai nhận với mọi chuyện, trong lòng phấp phỏng vì nghĩ thế nào bố cũng “cho một trận nhừ tử”. Nhưng bố T. chỉ lặng yên nghe cậu nói, sau đó vội vàng đưa T. đến gặp bác sĩ.
 
Những pha "tự sướng" nguy hiểm 1
Một ca phẫu thuật cứu "cậu nhỏ".

Giáo dục giới tính là vấn đề cần thiết đối với học trò tuổi teen

Tại phòng khám nam học, sau khi nghe T. tường trình lại toàn bộ sự việc, bác sĩ bảo: “Cháu nghịch dại lắm. Ở tuổi của cháu tất cả các bộ phận đều đang trong giai đoạn phát triển, dương vật lại là nơi nhạy cảm rất dễ tổn thương. Cháu cuốn dây chun vào thì việc nó bị sưng và đau là tất nhiên rồi. Cháu may mắn là mới 'thử nghiệm' nên chỉ bị sưng tổn thương ở phần mềm, chưa ảnh hưởng nghiêm trọng tới cấu trúc và chức năng của 'kiếm'”.

Nghe bác sĩ nói thế, T. mừng lắm, nhưng cậu chưa hết thắc mắc: “Có phải cháu mới làm thế nên chưa quen, còn quen rồi thì không sao phải không ạ. Vì mình chỉ cuốn một lúc rồi bỏ ra ngay mà?”. Bố đứng ngay bên cạnh nghe T. hỏi bác sĩ thế thì trợn mắt, cau mày tỏ vẻ bất bình…

Hiểu tâm trạng của T., bác sĩ giải thích thêm: “Cháu không phải là trường hợp duy nhất của phòng khám này. Ở đây từng có cậu trò tuổi teen như cháu, do cuốn dây thủ dâm trong một thời gian dài nên dương vật của bạn ấy đã biến dạng, thắt vào ở giữa giống như cái xúc xích vậy. Các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật để tái tạo lại dương vật cho bạn ấy, nhưng dù rất cố gắng cũng không thể tạo hình dáng như lúc ban đầu được. Nguy hiểm hơn là hành động dùng dây thít chặt dương vật đã gây xuất tinh ngược lên bàng quang, ảnh hưởng tới việc sinh con ở tuổi trưởng thành…”.

T. toát hết mồ hôi khi nghe những lời bác sĩ nói, bụng bảo dạ từ nay không dám dại dột như thế nữa.

Cũng theo vị bác sĩ chuyên khoa nam học, việc các cậu học trò tuổi teen “tự sướng” nhưng thiếu hiểu biết về vấn đề giáo dục giới tính rất nguy hiểm. Ví như chuyện túm chặt đầu "kiếm", không cho tinh dịch thoát ra ngoài sẽ gây hiện tượng xuất tinh ngược lên bàng quang, nếu tình trạng đó kéo dài rất có thể sẽ dẫn tới tình trạng vô sinh ở người nam giới trưởng thành.

Đó là chưa kể tới hàng loạt tình huống dở khóc, dở cười khi không ít cậu học trò được đưa đến cấp cứu do các kiểu “tự sướng” kỳ lạ học trên các trang mạng, đĩa sex… trong tình trạng dương vật bị kẹp trong ống nước, chai, lọ…

“Thủ dâm là hiện tượng bình thường và không có gì xấu, nếu người thực hiện có hiểu biết và giáo dục giới tính, biết cách điều phối cảm xúc của bản thân. Đặc biệt đối với lứa tuổi học trò, các cha mẹ, giáo viên nên quan tâm tới việc giáo dục giới tính cho con em mình, để các em có thể biết cách tự bảo vệ mình trước những vấn đề nhạy cảm trong cuộc sống”, bác sĩ nam học nói.

Thêm người tử vong vì liên quan tới nước tăng lực

Thêm người tử vong vì liên quan tới nước tăng lực

A- A A+ ‹Đọc›
Nữ phát ngôn viên của Cơ quan Thực phẩm và thuốc của Mỹ (FDA) Shelly Burgess vừa cho biết, cơ quan này đang điều tra 13 trường hợp tử vong có thể liên quan tới việc uống một loại nước tăng lực có tên gọi là 5-Hour Energy.

Loại nước tăng lực 5-Hour Energy
Loại nước tăng lực 5-Hour Energy
Trong thông báo qua thư điện tử gửi AFP, bà Shelly cho hay: “FDA đang tiếp tục điều tra các báo cáo về tình trạng lâm bệnh, chấn thương hay các ca tử vong của những người dùng các sản phẩm được tiếp thị dưới tên gọi 5-Hour Energey.”

Hiện đã có tổng cộng 92 hồ sơ bệnh án, trong đó có 33 người phải nhập viện và 13 người tử vong. Tuy nhiên, bà Shelly nhấn mạnh “thông tin này không có nghĩa là sản phẩm trong báo cáo này thực sự có những tác dụng phụ.”

FDA cảnh báo những đồ uống tăng lực - có chứa nhiều chất kích thích như caffeine - không thể thay thế cho việc nghỉ ngơi hay giấc ngủ. Cơ quan này khuyên mọi người nên tìm bác sĩ để tư vấn trước khi sử dụng chúng để đảm bảo rằng sản phẩm đó sẽ không gây ra những vấn đề về sức khỏe khó chẩn đoán.

Đây là cuộc điều tra thứ hai của FDA trong hai tháng qua để tìm hiểu khả năng những tác động có hại của các loại đồ uống tăng lực.

Living Essentials, hãng sản xuất loại đồ uống 5-Hour Energy, cho biết họ đang nghiên cứu báo cáo về các trường hợp tử vong một cách rất nghiêm túc, đồng thời khẳng định hiện chưa thể khẳng định nguyên nhân gây ra tử vong là do uống nước tăng lực 5-Hour Energy.

Hồi cuối tháng 10 vừa qua, FDA cũng thông báo đang điều tra năm trường hợp tử vong và một vụ đột quỵ có khả năng liên quan tới loại đồ uống Monster Energy.
Monster Beverage đang bị gia đình Anais Fournier kiện ở bang California.

Anais đã tử vong do chứng loạn nhịp tim hồi tháng 12/2011 với nguyên nhân được cho là do đã uống hai lon Monster Energy trong vòng 24 giờ. Cha mẹ cô đã cáo buộc công ty trên không cảnh báo cho khách hàng về những nguy hiểm tiềm tàng trong sản phẩm của họ.

Hai thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ là Dick Durbin của bang Illinois và Richard Blumenthal của bang Connecticut đã yêu cầu có một cuộc gặp với Giám đốc FDA Margaret Hamburg “để thảo luận những biện pháp mà cơ quan này phải tiến hành để đảm bảo an toàn cho các sản phẩm này”./.

Phụ nữ Việt sẽ bị “giành giật”

Nhiều người vợ khốn khổ vì chồng và gia đình gây áp lực phải sinh bằng được “cháu đích tôn nói dõi tông đường”.

“Em chỉ cần ở nhà sinh con”

Tâm lý phải có con trai dường như chưa lúc nào nguội trong suy nghĩ của nhiều đàn ông có gia đình, dù là trí thức hay nông dân. Cũng vì áp lực phải sinh con trai mà biết bao phụ nữ điêu đứng.

Chị Hằng Nga (phó phòng marketing một công ty xây dựng trên đường Trần Thái Tông) khốn khổ chỉ vì không sinh được con trai cho gia đình chồng. Chồng chị là con một nên cả gia đình chồng đều mong có cháu đích tôn nối dõi tông đường. Cả hai lần sinh đầu của chị đều là con gái, dù chị không muốn nhưng gia đình chồng gây áp lực buộc chị phải sinh con thứ ba.

Chị bảo mới được thăng chức phó phòng, nếu sinh con thứ 3 thì khả năng mất vị trí là rất cao. Nhưng chồng nhất quyết phải sinh thêm đứa nữa và nói chắc như đinh đóng cột “kinh tế cứ để anh lo, em chỉ cần ở nhà sinh con”.

Tâm lý trọng nam khinh nữ vẫn còn nặng nề ở nhiều gia đình Việt.

“Dù gái hay trai thì mình cũng chỉ muốn sinh hai con thôi. Nhưng nhà chồng nhất quyết phải có cháu đích tôn, vợ chồng căng thẳng, cãi vã cũng chỉ vì chuyện này”, chị Nga thở dài.

Cũng vì “chỉ thị” phải sinh con trai mà chị Vân Anh (Khu tập thể Thành Công) phải chịu sự ám ảnh vì “làm chuyện thất đức”.

Chị đã có một bé gái đầu lòng 3 tuổi, muốn sinh đứa thứ hai là con trai nên anh chị không ngại vung tiền đi siêu âm giới tính thai nhi. Hai lần mang thai, biết cái thai là gái đều bỏ. Chuyện phá thai thường xuyên không chỉ khiến chị hao mòn sức lực mà còn khiến chị cắt rứt lương tâm vì bỏ đi đứa con ruột thịt của mình.

“Mình luôn tự trách bản thân vì đã làm chuyện thất đức, bỏ đi đứa con ruột thịt của mình. Nhưng không thể không có con trai, mà sinh con thứ ba thì chồng bị giáng chức. Bố mẹ chồng thì luôn miệng bảo khi nào nhìn thấy cháu đích tôn thì nhắm mắt mới yên lòng được”, chị Vân Anh chia sẻ.

Tâm lý “nhất nam viết hữu” vẫn còn nặng nề

Tâm lý ưa thích con trai, trọng nam khinh nữ vẫn còn rất nặng nền trong nhiều gia đình Việt. Truyền thống “thâm căn cố đế”: chỉ có người con trai là được thừa hưởng tài sản, là người phụng dưỡng cha mẹ khi về già, lo việc ma chay cúng giỗ, nối dõi tông đường... Con gái không được tham gia vào những việc trọng đại của gia đình, dòng họ, lấy chồng thì theo chồng và ở bên nhà chồng đang tạo áp lực buộc người phụ nữ phải đẻ cho bằng được con trai.

Ngoài những nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng giới tính cao như muốn có con trai để trông cậy lúc về già, nối dõi nghề truyền thống thì việc lạm dụng khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ trong việc chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi cũng góp phần đẩy tỉ lệ chênh lệch lên ngày càng cao. Đặc biệt ở những lần sinh cuối cùng, tỉ số giới tính khi sinh cao.

Hỏng chân vì lạm dụng cao dán giảm đau

Gia đình anh Nguyễn Văn H. (Ba Đình, Hà Nội) có thói quen khi bị đau mỏi là mua cao dán, thuốc giảm đau về chữa.

Gần đây, đi đá bóng về anh thấy đau ở khớp gối, nhất là khi cử động. Theo thói quen anh không đi khám mà mua cao giảm đau về dán và hết đau. Tuy nhiên, đau không khỏi hẳn mà thỉnh thoảng tái phát, nhất là khi vận động mạnh hoặc thay đổi thời tiết. Mỗi lần như vậy anh lại dùng cao dán và thuốc bôi giảm đau. Chỉ tới khi, các thuốc kia cũng không còn tác dụng, anh mới chịu đi khám thì được biết khớp của anh khó có thể phục hồi vì biến chứng của các nhiễm trùng ổ khớp lâu ngày.

Lời bàn: Nhiều người thường xem nhẹ các sang chấn là những bệnh vặt vãnh nên hay tự ý mua các loại thuốc giảm đau ngoài da về sử dụng.
 
Có không ít người bị chấn thương trong thể thao hoặc tại các vị trí đau có nhiễm trùng như các ổ khớp đã không đi khám, sử dụng các thuốc dạng bào chế có tác dụng làm lạnh tại chỗ, giúp giảm đau rất nhanh do thuốc có tính chất giảm đau và kháng viêm mạnh nhưng lại không biết nguyên nhân thực gây đau dẫn tới bị dị tật suốt đời.

Theo TS Võ Tường Kha
Bệnh viện Thể dục Thể thao
Kiến thức

Dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà

Dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà

Các bác sĩ tham gia dịch vụ khám bệnh tại nhà của chúng tôi là các bác sĩ hiện công tác tại các bệnh viện hàng đầu ở TP Hà Nội, có nhiều kinh nghiệm trong khám chữa bệnh, kiến thức vững vàng, tận tâm, vui vẽ, dễ tiếp xúc.
Thời gian khám bệnh tại nhà
Từ 9h sáng đến 9h tối.
Trong trường hợp gọi khẩn cấp, bác sĩ đến trong vòng 45-60 phút (quận nội thành), giá phí dịch vụ là 400.000đ/lần khám.
Phí khám bệnh
Theo lần:
 
Theo gói dịch vụ (khám định kỳ 1 lần/tuần, lịch thỏa thuận)
Ghi chú:


Dịch vụ tối thiểu của bác sĩ khám bệnh tại nhà:
Khám bệnh cho khách hàng ở mức độ tổng quát & kê đơn.
Tư vấn chế độ chăm sóc, ăn uống cho người bệnh và cách phòng ngừa bệnh.
Trả lời những thắc mắc về sức khoẻ của người bệnh & gia đình qua điện thoại riêng của bác sĩ gia đình (bác sĩ trực tiếp theo dõi).
Giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa khi cần thiết.
Trả lời tư vấn sức khỏe qua email, diễn đàn sức khoẻ của trang www.bacsigiadinh.com trong vòng 24h.
Dịch vụ tính thêm theo yêu cầu:
Chi phí thuốc (khách hàng tự mua theo toa của bác sĩ.)
Xét nghiệm tùy theo bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn

Đăng ký dịch vụ khám bệnh tại nhà
Xin vui lòng gọi số : 0466741651 (cô Thu)
hoặc  0988410350 BS Thắng)

Mẹ bị cúm, sốt khi mang bầu có thể sinh con tự kỷ

Mẹ bị cúm, sốt khi mang bầu có thể sinh con tự kỷ

Những trẻ có mẹ từng bị sốt hoặc cúm trong thời kỳ mang thai có nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp 2 lần so với trẻ có mẹ không bị như thế.
Các nhà khoa học Đan Mạch vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy những phụ nữ mang bầu nếu bị cúm hoặc sốt kéo dài hơn một tuần thì con của họ sau khi sinh có nguy cơ mắc chứng rối loạn tự kỷ.
Sau khi khảo sát mẹ của 97.000 trẻ em trong độ tuổi từ 8-14 tuổi, sinh từ năm 1997-2003 tại Đan Mạch, các nhà khoa học thấy rằng chỉ có 1%, tương đương với 970 em trong số trên được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ.
Các nhà khoa học cho biết các vấn để về hô hấp nhẹ, xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc đường sinh dục, sốt nhẹ hoặc sử dụng thuốc kháng sinh ở các bà mẹ trong thời kỳ mang thai không phải là một yếu tố nguy hiểm gây ra bệnh tự kỷ. 
Tuy nhiên, ở những trẻ có mẹ từng bị sốt hoặc cúm trong thời kỳ mang thai có nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp hai lần so với những đứa trẻ có mẹ không bị như thế. Trong khi đó, những em có mẹ từng bị sốt kéo dài hơn bảy ngày trước tuần mang thai 32, nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp ba lần so với những em khác.

Kết quả nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí Nhi khoa của Hoa Kỳ, tuy nhiên các nhà khoa học cũng nhấn mạnh sự liên quan giữa bệnh sốt trong thời gian mang thai và bệnh tự kỷ ở trẻ có thể là một "sự trùng hợp ngẫu nhiên" và có thể sẽ cần đến các nghiên cứu sâu hơn nữa trong thời gian tới./.