Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Bị bệnh tình dục có thể biểu hiện lên mặt

Virus HPV không chỉ gây ung thư ở cổ tử cung mà nó là một trong những loại virus rất nguy hiểm gây ung thư vòm họng, miệng nên nó hoàn toàn có thể biểu hiển ra trên mặt, miệng.

Xin chào bác sĩ. Em năm nay 20 tuổi, đã có quan hệ tình dục. Thời gian gần đây, em có biểu hiện nổi mẩn đỏ ở "vùng kín", ngứa, dịch âm đạo ra nhiều. Em không đi khám nhưng qua tìm hiểu thì những triệu chứng đó có vẻ giống với bệnh HPV. 

Bác sĩ cho em hỏi, khi đang mắc bệnh thì em có thể quan hệ tình dục với bạn tình được không và mang BCS khi quan hệ thì có bị lây nhiễm virus HPV cho bạn tình không? Trong khi quan hệ, em có sơ chạm vào "vùng kín" của anh ấy (tay em đã chạm vào "vùng kín" của em trước đó). Như vậy, anh ấy có bị lây nhiễm HPV hay không? Và bệnh HPV này có phát ra ở miệng hoặc lưỡi không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em! Em xin cảm ơn! (Huyền Linh)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn Huyền Linh thân mến,

Trước tiên, phải nói với bạn rằng, bệnh tình dục là những bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục (quan hệ trực tiếp) và có thể gặp ở bất kì đối tượng nào. Nhiễm HPV là một trong số những bệnh đó. HPV (human papillomavirus) là tên viết tắt của một loại virus lây truyền qua đường quan hệ tình dục. 

HPV là một virus rất nguy hiểm, chúng lây truyền khá nhanh và gây mụn cóc hoặc ung thư cổ tử cung. Người ta thống kê rằng có hơn 99% những ca ung thư cổ tử cung có chứa loại virus này.

Bị bệnh tình dục có thể biểu hiện lên mặt 1
Virus HPV không chỉ gây ung thư ở cổ tử cung mà nó hoàn toàn có thể biểu hiển ra trên mặt, miệng. Ảnh minh họa

Như mọi loại virus khác, HPV sẽ bị hệ miễn dịch đào thải nhưng với những người thường xuyên bị stress, cơ thể suy yếu hay nhiễm siêu vi… thì hệ miễn dịch không đủ sức “chiến đấu” và HPV sẽ có cơ hội hoành hành sớm hơn.

Người bị nhiễm virus HPV thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh vào giai đoạn muộn và đa số không biết mình đang nhiễm virus này. Bệnh âm thầm tiến triển, bản thân người bệnh không hề biết để điều trị và “vô tư” truyền cho bạn tình.

Khi xâm nhập vào cơ thể, siêu vi HPV thường làm xuất hiện các mụn cóc ở vùng xung quanh bộ phận sinh dục hoặc vùng hậu môn, gây ra bệnh ung thư hoặc các biến đổi tiền ung thư đối với vùng cổ tử cung, vùng hậu môn, hoặc vùng da gần bộ phận sinh dục của cả người nam lẫn nữ.

Tuy tiềm ẩn và có thể không phát triển thành bất kỳ triệu chứng nào, siêu vi HPV vẫn có thể lây lan từ người này qua người khác một cách dễ dàng. Nếu quan hệ tình dục an toàn (sử dụng BCS ngay từ khi có tiếp xúc với bạn tình) thì nguy cơ lây nhiễm HPV sẽ giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, để giảm thiểu hẳn nguy cơ lây lan bệnh và bệnh nhanh khỏi thì tốt nhất bạn nên kiêng việc quan hệ tình dục.

Virus HPV không chỉ gây ung thư ở cổ tử cung mà nó là một trong những loại virus rất nguy hiểm gây ung thư vòm họng, miệng nên nó hoàn toàn có thể biểu hiển ra trên mặt, miệng (phát ban, mẩn đỏ, lở loét, viêm kết mạc...). Nghiên cứu mới nhất được đăng tải trên tờ New York Daily News cho biết: Virus HPV là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư cổ họng lây truyền qua tình dục bằng miệng nhanh mà mạnh hơn so với việc hút thuốc lá. Ví dụ ở Thuỵ Điển, HPV gây ra hơn 90% các ung thư họng miệng, ở Hoa Kỳ có hơn 80%.

Tuy nhiên, các triệu chứng như ban mô tả cũng có thể gây nhầm lẫn với các bệnh tình dục khác. Vì vậy, để biết chính xác mình bị bệnh gì và bạn trai của bạn có bị lây nhiễm virus HPV không thì chỉ có một cách là đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm. Hai bạn nên đi khám càng sớm càng tốt nhé!

Chúc hai bạn vui, khỏe!
 
Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về email: vietphapclinic@yahoo.com

Bi kịch bé 7 tuổi bị ung thư buồng trứng

Một năm trước, Natalie đã thường xuyên phàn nàn cô bé bị đau bụng. Siêu âm phát hiện cô bé Natalie có một u buồng trứng dài 7 cm.

Đối với một phụ nữ, ung thư buồng trứng là một căn bệnh rất đáng sợ. Loại ung thư này có thể tiến triển nhanh chóng, ngay cả từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối có thể xảy ra trong vòng một năm.

Nhưng chị Melinda Yoesman lại phải đón nhận tin dữ đó khi chính con gái chị Natalie, 7 tuổi, bị ung thư buồng trứng.
Bi kịch bé 7 tuổi bị ung thư buồng trứng
Natalie đã mắc căn bệnh ung thư buồng trứng khi mới 7 tuổi. 
 
Một năm trước, Natalie đã thường xuyên phàn nàn cô bé bị đau bụng. Tình trạng này khiến bé phải thường xuyên bỏ học. Ban đầu, cơn đau chỉ được phỏng đoán là do chứng táo bón thông thường.
 
Tuy nhiên, khi Natalie đau đớn đến mức phải hét lên vì không chịu đựng nổi thì mẹ của em phải đưa cô bé đi siêu âm ổ bụng. Các bác sĩ cho rằng cô gái nhỏ bị viêm ruột thừa. Tuy nhiên, chẩn đoán sớm trên không phù hợp với kết quả siêu âm. 
 
Siêu âm phát hiện cô bé Natalie có một u buồng trứng dài 7cm. 
 
U buồng trứng ở tuổi của Natalie được coi là hiếm khi xảy ra trong thế giới y học. Nói chung, u sẽ chỉ xảy ra ở phụ nữ, những người đã trải qua tuổi dậy thì hoặc tuổi sinh đẻ. 
 
U thường phát triển ở phụ nữ, những người đã trải qua giai đoạn kinh nguyệt chứ không phải là trẻ em" -Tiến sĩ Judith Wolf, giám đốc bộ phận phẫu thuật ung thư tại Bệnh viện Anderson, Houston, Hoa Kỳ cho biết. 
 
Theo trang ABC News, phụ nữ thường có hình thức biểu mô vảy, ung thư bắt đầu phát triển trên bề mặt tế bào của buồng trứng. Đối với trẻ em gái, ung thư bắt đầu từ trong tế bào trứng và phát triển thành một khối u, được gọi là tế bào mầm. 
 
Tế bào mầm của khối u là một tác nhân thúc đẩy bệnh ung thư.
 


Bạn bị đau lưng, mỏi cổ, chảy máu âm đạo bất thường... hãy coi chừng, vì đó hoàn toàn có thể là dấu hiệu ung thư buồng trứng.

Không tin mình bị ung thư buồng trứng

Không tin mình bị ung thư buồng trứng

Cũng giống như nhiều loại ung thư khác, ung thư buồng trứng thường không có những dấu hiệu rõ ràng ngay từ ban đầu nên rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác.

Tôi thường xuyên bị đau bụng, ợ chua, đầy bụng... Tôi đi khám thì bác sĩ kết luận là bị kích thích ruột và kê thuốc cho uống. Nhưng càng uống thuốc tôi càng cảm thấy mệt và các triệu chứng ngày càng tăng. Sau đó tôi đi khám lại ở bệnh viện khác thì được kết luận có dấu hiệu nghi ngờ ung thư buồng trứng. 

Tôi đang rất lo lắng về bệnh tình của mình và không biết bác sĩ có kết luận nhầm không. Mong bác sĩ cho tôi một lời khuyên và liệu bệnh ung thư của tôi được phát hiện sớm như vậy thì có thể chữa khỏi hay không? Tôi xin cảm ơn! (Thiên Thu, HN)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn Thiên Thu thân mến,

Chúng tôi xin được chia sẻ tâm trạng của bạn lúc này. Đúng là cứ nghe nói đến bệnh ung thư thì ai cũng sợ, nhất lại là ung thư liên quan đến khả năng sinh sản. 

Ung thư buồng trứng được xếp vào danh sách 5 căn bệnh hàng đầu dẫn tới tử vong ở Mỹ, bao gồm ung thư phổi, vú, ruột kết và tuyến tuỵ. Chỉ tính riêng ở quốc gia này, mỗi năm có khoảng 23.000 phụ nữ mắc bệnh và 14.000 người thiệt mạng - nguyên nhân chủ yếu là do không phát hiện sớm bệnh. 

Không tin mình bị ung thư buồng trứng 1
Ảnh minh họa

Ung thư buồng trứng cũng không phải là loại ung thư hiếm gặp (cứ 57 người phụ nữ thì có 1 người bị ung thư này). Cũng giống như nhiều loại ung thư khác, ung thư buồng trứng thường không có những dấu hiệu rõ ràng ngay từ ban đầu nên rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác.

Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, có rất ít phụ nữ có triệu chứng đặc trưng. Do đó, khi xem xét các triệu chứng, bác sĩ thường chẩn đoán đó là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích hoặc quá trình mãn kinh hay lão hóa. Đó chính là lý do tại sao bệnh thường được phát hiện muộn. 

Gần 90% số phụ nữ bị ung thư buồng trứng giai đoạn đầu nhận thấy vài tháng trước khi được chẩn đoán, họ có nhiều triệu chứng khác lạ, phổ biến nhất là đau bụng, đau vùng chậu và cảm giác đầy hơi. 

Vì vậy, nếu thấy có các dấu hiệu lạ, tốt nhất chị em nên đi khám sớm. Khi đi khám, chị em nên nói hết các triệu chứng bệnh với bác sĩ để việc chẩn đoán được chính xác nhất.

Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị tích cực ngay từ giai đoạn đầu thì khả năng chữa khỏi lên tới 90%. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển và dẫn đến hậu quả nặng nề nhất là vô sinh.

Điều quan trọng là bạn phải giữ cho mình tâm trạng vui vẻ, lạc quan và tích cực để việc điều trị bệnh tốt nhất.

Chúc bạn điều trị bệnh tốt!

Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về mail:vietphapclinic@yahoo.com

Những loại kiểm tra sức khỏe cần thiết

Những loại kiểm tra sức khỏe cần thiết

Giống như xe cộ, cơ thể bạn cũng cần có các cuộc kiểm tra định kỳ. Chúng tôi đã tham khảo ý kiến chuyên gia để biết độ tuổi 20, 30 và 40 cần phải làm những cuộc kiểm tra định kỳ đơn giản nào.

1. Hằng ngày
- Làm sạch răng bằng chỉ nha khoa
Ngay cả khi bạn đã chải răng 2 lần/ngày, vi khuẩn gây sâu răng vẫn ẩn nấp trong các kẽ răng. Chúng sẽ gây nên những chứng bệnh về lợ và là khởi nguồn cho các bệnh về tim mạch, đột quỵ, nếu bạn đang mang thai, nó có thể gây sinh non. Viêm lợi có thể ảnh hưởng đến cả người đã lớn chứ không chỉ trẻ nhỏ vìthực tế đã có hơn 50% người lớn bị mắc chứng này. Do vậy, bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng hàng ngày.
- Cân trọng lượng: 20, 30, 40 tuổi
Các cuộc nghiên cứu cho thấy những ai thường xuyên cân trọng lượng của mình mỗi ngày sẽ có nhiều khả năng duy trì được một trọng lượng an toàn.
- Uống vitamin tổng hợp:  20, 30, 40 tuổi
Trong suốt tuổi 20 của bạn, vitamin tổng hợp cung cấp một sức đẩy cần thiết về sắt và axit folic. Dù bạn ở tuổi nào, nếu  đang muốn có thai, hoặc đã có thai rồi, bạn cần các khoáng chất này để giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho bào thai. Nếu bạn đang ở tuổi 30 hoặc 40, lượng canxi và vitamin D trong viên vitamin tổng hợp sẽ giúp giữ xương bạn chắc khỏe.
2. Hàng tuần
- Quan hệ tình dục: 20, 30, 40 tuổi
Nghiên cứu cho thấy quan hệ tình dục 1-2 lần/tuần sẽ giúp tăng 30% quá trình sản xuất globulin miễn dịch A của cơ thể. Đây là một kháng thể có khả năng bao bọc các loại vi-rút và vi khuẩn để chúng không thể phát tác được.

kiểm tra sức khỏe định kỳ

3. Hàng quý
- Khám răng: 20, 30, 40 tuổi
Bạn cần “đến thăm” nha sĩ ít nhất 2 lần/năm để kiểm tra sâu răng, đánh bóng hay cạo vôi răng. Ngoài ra, ít nhất mỗi năm một lần bạn nên đi kiểm tra môi, lợi và lưỡi để phòng ung thư miệng.  căn bệnh này lây lan rất nhanh nên việc phát hiện sớm hết sức quan trọng.
- Khám bệnh lây qua đường tình dục: 20, 30, 40 tuổi
Hầu hết các bệnh này đều chữa được, nhưng nếu không thường xuyên đi kiểm tra, khả năng sinh sản và sức khỏe của bạn có thể bị ảnh hưởng. Bạn có chắc chắn rằng mình không có bệnh? Không hẳn đâu, mầm bệnh thường ủ trong người bạn nhiều tháng và  không có biểu hiện để bạn biết. Bạn nên đi kiểm tra nếu gần đây có mối quan hệ với người mới, hoặc nếu bạn và người yêu chưa bao giờ đi kiểm chlamydia, lậu và HIV…
4. Hằng năm
- Kiểm tra da: 20, 30, 40 tuổi
U hắc tố, dạng nguy hiểm nhất của ung thư da, đang gia tăng trên phụ nữ khi có 25% người mắc bệnh thuộc nhóm tuổi dưới 40. Bạn cần đến  gặp bác sĩ da liễu mỗi năm một lần để kiểm tra. Cứ vài tháng, bạn nhớ soi gương kiểm tra sự thay đổi của các nốt ruồi như các đường viền bất thường, sự đổi màu đặc biệt là các nốt ruồi có độ lớn hơn cục tẩy gắn ở đầu bút chì.
- Đi khám phụ khoa: 20, 30, 40 tuổi
Mỗi năm ít nhất một lần bạn cần phải đi khám phụ khoa để kiểm tra các vấn đề về ngực và khung chậu. Nếu bạn có nguy cơ cao về ung thư cổ tử cung, hãy hỏi bác sĩ về việc kiểm tra HPV.
- Kiểm tra mắt: 30, 40 tuổi
Bắt đầu ở tuổi 35, bạn hãy đi xét nghiệm bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Có thể đi khám sớm hơn nếu bạn cảm thấy thị lực của mình giảm sút.
- Chụp hình ngực: 40 tuổi
Bắt đầu từ năm 40 tuổi, bạn nên làm điều này hằng năm. Nếu trong gia đình từng có người bị ung thư vú, hãy xem độ tuổi mà họ mắc bệnh và đi kiểm tra trước độ tuổi đó ít nhất 5 năm một lần. Nếu nghi ngờ bạn  có nguy cơ cao, bác sĩ có thể đề nghị chụp MRI để xem hình ảnh chi tiết về các mô ngực của bạn.
5. Mỗi 2 - 3 năm
- Khám sức khỏe toàn diện: độ tuổi 20, 30, 40 tuổi
Nhiều phụ nữ cho rằng mỗi năm đi khám phụ khoa một lần là đủ. Tuy nhiên, khám phụ khoa không thể phát hiện được các loại bệnh khác, bao gồm cả bệnh tim, thủ phạm số 1 giết chết phụ nữ. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần phải kiểm tra nhịp tim, huyết áp, chiều cao và cân nặng của bạn xem có nằm trong ngưỡng an toàn không.
- Xét nghiệm Pap: 30, 40 tuổi
Xét nghiệm Pap còn gọi là phết tế bào cổ tử cung hay phết tế bào âm đạo là một xét nghiệm để phát hiện ung thư cổ tử cung. Đây làmột bệnh lý ác tính rất thường gặp ở phụ nữ.
- Kiểm tra bệnh đái tháo đường: 40 tuổi
Khi bạn 45 tuổi, đừng quên đi khám mức đường trong máu. Cần đi khám sớm hơn nếu bạn đang thừa cân, có tiền sử gia đình về bệnh này hoặc đang muốn có thai.
6. Mỗi 5 năm
- Lập hồ sơ đầy đủ về lipid: 20, 30, 40 tuổi
Bắt đầu ở tuổi 20, bạn hãy làm một cuộc thử nghiệm về lipid - lipid bao gồm cholesterol, triglycerides, lipoprotein mật độ cao (HDL) và lipoprotein mật độ thấp (LDL). Nếu các mức này cao, bạn cần đi khám thường xuyên hơn.
- Kiểm tra tuyến giáp: 30, 40 tuổi
Hơn 8/10 người mắc bệnh tuyến giáp là phụ nữ và vì các triệu chứng của nó dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác nên hay bị bỏ qua (như đau nhức, mệt mỏi, tăng cân) và bạn sẽ khó nhận ra mình đang có nguy cơ bị mắc bệnh này. Vì vậy, từ 35 tuổi trở nên, bạn cần đi kiểm tra hàm lượng hoóc-môn tuyến giáp của mình.

Khám phá những điều bí ẩn về núi đôi

Khám phá những điều bí ẩn về núi đôi

Vẻ quyến rũ từ đôi gò bồng đào của người phụ nữ luôn hấp dẫn phái mạnh. Thế nhưng, chúng ta dường như dành rất ít thời gian chăm sóc “núi đôi”.
Bạn nên đọc bài này để biết tất cả về tài sản vô giá này
Tuổi 20 - 29
Núi đôi và trọng lực: Tỉ lệ mỡ trên mô tuyến thấp giúp ngực căng tràn, đầy sức sống và mô liên kết, còn gọi là dây chằng cooper sẽ giúp giữ dáng cho ngực. Để dáng của đôi gò bồng đào đẹp hơn, bạn nên mặc áo nâng ngực vào ban ngày và áo ngực thể thao mỗi khi tập thể dục.
Khối u? Có đấy. U sợi tuyến vú là một khối u lành có ở 13% phụ nữ. Khối u cỡ 1 đến 2cm có cảm giác như viên sỏi trơn tru, dịch chuyển xung quanh khi chúng ta ấn vào. Khoảng 50% các khối u này biến mất khi phụ nữ đến kỳ mãn kinh.
Thời gian kiểm tra: Thường xuyên tự kiểm tra sau vài kỳ kinh nguyệt và bạn nhớ đi khám định kỳ hằng năm.
Nguy cơ bị ung thư vú: 1 trên 1.681
Tuổi 30 – 39
Núi đôi và trọng lực: Khi mang thai, ngực kéo giãn da đến giới hạn có thể khiến quá trình sản sinh collagen bị phá vỡ nên ngực bị chảy xệ và có dấu hiệu rạn da. Trong thời gian mang thai, nếu bạn tăng cân dưới 15kg sẽ hạn chế ngực căng quá mức. Nếu bạn không có con? Nên duy trì một trọng lượng khỏe mạnh để tránh ngực trở nên quá “đồ sộ”.
Khối u? Gần một phần ba số phụ nữ cho con bú bị bệnh viêm vú, một loại nhiễm trùng gây ra những khối u đỏ gây đau và các triệu chứng giống như bệnh cúm. Bệnh có thể do vi khuẩn trong miệng của bé gây ra. Thuốc kháng sinh có thể trị dứt bệnh trong khoảng một tuần, nhưng đôi khi cần phải thực hiện phương pháp dẫn lưu để chữa dứt bệnh.
Thời gian kiểm tra: Tự kiểm tra ngực mỗi tháng một lần và đến khám định kỳ hằng năm. Nếu mẹ hoặc chị em của bạn đã bị ung thư vú, bạn nên chụp X quang cơ bản ngực ở tuổi 35.
Nguy cơ bị ung thư vú: 1 trên 232
Muốn biết thêm thông tin về ung thư vú ở độ tuổi từ 40 trở lên cùng nhiều thông tin hữu ích trong việc phòng chống ung thư vú, mời bạn đón đọc ấn phẩm Women’s Health số tháng 10-2012 hiện đang có bán tại các sạp báo.

Ung thư buồng trứng - Sát thủ thầm lặng

Ung thư buồng trứng - Sát thủ thầm lặng


Ung thư buồng trứng như kẻ sát nhân giấu mặt giết người lén lút, nhưng bạn vẫn có thể khôn ngoan phát hiện kẻ thủ ác này thông qua một số dấu hiệu
Năm 37 tuổi, căn bệnh ung thư vú của MC nổi tiếng Giuliana Rancic được phát hiện sau khi bác sĩ yêu cầu cô đi chụp X-quang ngực. Cô đã phải trải qua nhiều cuộc khám nghiệm sau đó. Có phải do cô thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) không? Các chuyên gia cho rằng không phải, các nhà khoa học cũng không tìm được mối liên hệ đáng kể nào IVF với ung thư vú. Sau đó ít lâu, một cuộc nghiên cứu khác cho thấy thụ tinh trong ống nghiệm có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm chết người khác, đó là ung thư buồng trứng. Thực hư chuyện này thế nào?
Nghiên cứu mới chứa đựng thông tin hữu ích: ung thư buồng trứng không phổ biến bằng ung thư vú, nhưng nó phát triển nhanh hơn và gây tỷ lệ chết người rất cao. “Gần ¾ các bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn cuối trong 5 năm, xấp xỉ 1/8 số bệnh nhân dưới 45 tuổi, tử vong vì căn bệnh này”, bác sĩ Lê Hoàng Minh, giám đốc bệnh viện Ung bướu TP. HCM, cho biết. “Buồng trứng luôn được cung cấp lượng máu dồi dào và chứa nhiều hormone, hai thứ tạo nên môi trường lý tưởng để phát sinh ung thư”, bác sĩ Minh giải thích.
(Ảnh: Shutterstock)
Mối nguy tiềm ẩn
Hai buồng trứng to cỡ quả hạnh nhân treo hai bên tử cung của bạn đảm nhiệm một số việc lớn lao. Một là tiết ra các hormone nữ tính (estrogen, progesteron) lúc dậy thì đến tuổi mãn kinh.  Hai là tạo ra trứng. Mỗi tháng, buồng trứng sinh một quả trứng và điều xảy ra tiếp theo bạn đã biết rồi.Hầu hết buồng trứng hoạt động tốt, nhưng vì lý do nào đó, tế bào buồng trứng đã làm sai chức năng và bị trục trặc. Vì thế , khi có triệu chứng như đau bụng, ợ nóng, ăn nhanh no, đau xương chậu và rất hay đi tiểu, bạn nên lưu ý. Các triệu chứng này khó phân biệt với những bệnh thông thường như khó tiêu hay hội chứng kích thích ruột nên dễ bị hiểu lầm. Đôi khi, bác sĩ không chú ý đến. Kết quả, các khối u chỉ được phát hiện khi đã lớn và lan rộng ra xung quanh. Nếu phát hiện ngay giai đoạn đầu, bệnh nhân ung thư vú và ung thư buồng trứng đều có cơ hội sống sót cao đến hơn 90%. Thực tế, 60% người mắc ung thư vú được phát hiện sớm, nhưng 60% người ung thư tử cung lại phát hiện vào lúc bệnh đã ở giai đoạn di căn.
Với những người mới bị ung thư tử cung, do buồng trứng nằm sâu trong nên bác sĩ khó khám được. Hiện nay có một cách kiểm tra là siêu âm qua âm đạo kết hợp với xét nghiệm máu CA125 để đo lượng protein, giúp phát hiện bệnh. Phương pháp này không đủ nhạy để phát hiện tất cả ca mới mắc, cả khi bạn kiểm tra 6 tháng/lần.
“Nếu kết luận sai khi chụp X-quang vú bạn sẽ làm sinh thiết vú. Dù bất tiện, nhưng không đến nỗi khiến bạn phải đoạn nhũ”, Trần Phương Hạnh, bác sĩ phụ khoa, bệnh viện phụ sản quốc tế, TP. HCM, cho biết.
Ngược lại, sai lầm khi chẩn đoán ung thư buồng trứng có thể dẫn đến một ca phẫu thuật.

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng


Ung thư buồng trứng
Classification and external resources
ICD-10 C56
ICD-9 183
Ung thư buồng trứng là một trong những ung thư đường sinh dục thường gặp nhất ở phụ nữ. Ở Mỹ thì đây là ung thư có tỉ suất cao thứ hai sau ung thư thân tử cung và là ung thư đường sinh dục gây tử vong cao nhất cho phụ nữ Mỹ1. Trên toàn thế giới thì ung thư buồng trứng là ung thư đường sinh dục thường gặp thứ hai sau ung thư cổ tử cung, và cũng là ung thư đường sinh dục gây tử vong cao thứ hai sau ung thư cổ tử cung.
Về sinh học ung thư buồng trứng thì có một số điểm đáng chú ý:
  • Nguy cơ ung thư liên quan mật thiết đến sự tổn thương của niêm mạc buồng trứng mỗi lần rụng trứng.
  • Ung thư buồng trứng thường được chẩn đoán muộn khi bệnh đã lan tràn, gieo rắc vùng chậu và ổ bụng.
  • Điều trị ung thư buồng trứng đòi hỏi kết hợp nhiều mô thức điều trị, đó là phẫu trị, hóa trị và xạ trị.

Mục lục

Đặc điểm dịch tễ

Tại Việt Nam theo số liệu ghi nhận ung thư quần thể2 thì xuất độ ung thư buồng trứng năm 2000Hà Nội là 4,4/100.000 dân và ở Thành phố Hồ Chí Minh là 3,7/100.000 dân.
Một số quốc gia ở Bắc MỹBắc Âu, phụ nữ có nguy cơ cao. Trái lại tỷ lệ thấp ở Nhật và các quốc gia đang phát triển. Phụ nữ châu Phi ở Mỹ cũng có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn.
Ung thư buồng trứng có thể gặp ở phụ nữ trẻ khoảng lứa tuối 14-15 nhưng tuổi trung bình của ung thư buồng trứng là khoảng 60 tuổi, gặp nhiều ở phụ nữ hậu mãn kinh3, 5.

Sinh bệnh học

Nguyên nhân của carcinôm buồng trứng chưa được biết rõ ràng, tuy nhiên carcinôm buồng trứng có vẻ phát triển trên những cơ địa đặc biệt:

Yếu tố nội tiết và tiền căn thai sản

Có những mối liên hệ rõ ràng giữa yếu tố nội tiết và tiền căn thai sản với nguy cơ mắc carcinôm buồng trứng như4:
  • Sinh đẻ ít và kinh thưa. Phụ nữ đã từng mang thai sẽ giảm nguy cơ ung thư buồng trứng xuống 2 lần.
  • Dùng thuốc kích thích rụng trứng, đặc biệt khi sử dụng kéo dài.
  • Thuốc ngừa thai: nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc ngừa thai dạng uống có tác dụng bảo vệ đáng kể đối với carcinôm buồng trứng. Nguy cơ mắc carcinôm buồng trứng ở những phụ nữ này chỉ bằng một nửa so với những phụ nữ không sử dụng, tác dụng bảo vệ này kéo dài nhiều năm sau khi ngưng sử dụng.

Chế độ dinh dưỡng

  • Chế độ ăn nhiều mỡ làm tăng khả năng mắc carcinôm buồng trứng: những người có chế độ ăn nhiều chất có lactose như sữa mà thiếu men galactose-1-phosphate uridyltransferase có tăng nguy cơ mắc carcinôm buồng trứng.
  • Vitamin A và C dường như có vai trò bảo vệ.

Yếu tố môi trường

  • Trong một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ tiếp xúc với bột talc qua bao cao su hoặc giấy vệ sinh có tăng nguy cơ mắc bệnh carcinôm buồng trứng. Tỷ lệ carcinôm buồng trứng cao ở những người có tiền căn dùng phấn thơm ở vùng sinh dục hơn những người không sử dụng4.
  • Mối liên hệ giữa tia bức xạ ion và carcinôm buồng trứng còn nhiều bàn cãi. Chưa có bằng chứng rõ ràng về mối liên hệ giữa viruscarcinôm buồng trứng, nhưng có nhiều nghiên cứu đã cho thấy ảnh hưởng của virus như cúm, rubella, quai bị đối với carcinôm buồng trứng.

Ảnh hưởng của yếu tố di truyền

Carcinôm buồng trứng có tính chất di truyền. Carcinôm buồng trứng di truyền thường xảy ra sớm hơn 10 năm so với carcinôm buồng trứng không có tính di truyền, tuy nhiên tiên lượng có vẻ tốt hơn4, 5.
  • Hội chứng ung thư vú-buồng trứng gia đình thường ảnh hưởng tới liên quan phả hệ bậc 1 và 2. Hội chứng này thường gặp ở phụ nữ trẻ, bướu buồng trứng thường ở 2 bên. Ở những phụ nữ này, nguy cơ bị mắc ung thư buồng trứng tăng gấp 2 đến 4 lần so với cộng đồng. Locus gen hiện diện trên chromosome 17 của gen BRCA14, 5
  • Hội chứng Lynch II: carcinôm tuyến ở nhiều cơ quan, hiện diện đồng thời ung thư ở đại tràng, buồng trứng, nội mạc tử cung, và những ung thư khác của đường sinh dục4, 5
  • Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy người bị ung thư vú có tần suất bị ung thư buồng trứng cao gấp 2 lần người khác và ung thư buồng trứng có tần suất bị ung thư vú cao gấp 3, 4 lần4, 5

Giải phẫu bệnh

Phân chia bướu buồng trứng về mặt vi thể dựa vào nguồn gốc tạo mô:

Bướu có nguồn gốc từ biểu mô

Ung thư bao gồm các loại:
  • Bướu dịch thanh
  1. Bướu tuyến bọc dịch trong
  2. Bướu dịch trong giáp biên
  3. Carcinôm tuyến bọc dịch trong
  • Bướu dịch nhầy
  1. Bướu tuyến bọc dịch nhầy
  2. Bướu dịch nhầy giáp biên
  3. Carcinôm tuyến bọc dịch nhầy
  4. Carcinôm dạng nội mạc tử cung
  • Carcinôm tuyến tế bào sáng
  • Bướu Brenner
  • Carcinôm không biệt hoá
Trong đó:
  • 75% carcinôm buồng trứng có giải phẫu bệnh là carcinôm tuyến bọc dịch trong
  • 20% carcinôm buồng trứng có giải phẫu bệnh là carcinôm tuyến bọc dịch nhầy
  • 2% carcinôm buồng trứng là carcinôm tuyến tế bào sáng
  • 1% carcinôm buồng trứng là bướu brenner
  • 1% carcinôm buồng trứng là carcinôm kém biệt hoá

Bướu mầm bào

  • Bướu nghịch mầm
  • Carcinôm phôi
  • Bướu đa phôi
  • Bướu xoang nội bì
  • Bướu nguyên bào nuôi
  • Bướu quái ác tính không trưởng thành
  • Bướu tế bào mầm hỗn hợp

Bướu có nguồn gốc từ dây sinh dục

  • Bướu tế bào hạt và tế bào vỏ
  1. Bướu tế bào hạt
  2. Bướu tế bào vỏ
  3. Bướu sợi
  • Bướu tế bào Sertoli-Leydig
  • Bướu nguyên bào sinh dục

Bướu không được xếp loại

Bướu do di căn

Đặc điểm lâm sàng của carcinôm buồng trứng

Khó chịu ở bụng, cảm giác nặng bụng, đầy bụng và bụng lớn là những triệu chứng thường gặp của carcinôm buồng trứng, ngoài ra cũng có thể gặp những triệu chứng khác là xuất huyết âm đạo, triệu chứng đường tiêu hoá như đi cầu bón, khó đi cầu do bướu lớn chèn ép vào thành trực tràng và đường tiết niệu như tiểu lắt nhắt....
Khi thăm khám, nếu là bướu lớn có thể sờ được trên bụng, bướu nhỏ nằm trong tiểu khung thì phải thăm khám âm đạo phối hợp với khám bụng. Khi ấy sẽ thấy: khối bướu tròn, chắc, căng, gõ đục, nằm giữa, trước hay cạnh tử cung, di động hay ít di động, độc lập với tử cung, bướu có thể xâm lấn vùng chậu hay không. Một số trường hợp bệnh nhân được phát hiện tình cờ lúc khám tổng quát.
Ở trẻ em, triệu chứng thường gặp là đau bụng, bụng sưng to, khối bướu vùng chậu.

Chẩn đoán

Chẩn đoán ung thư buồng trứng dựa vào việc khám lâm sàng và các phương tiện cận lâm sàng.
Các triệu chứng của ung thư buồng trứng đã mô tả ở mục trên. Một số biểu hiện gợi ý bệnh ác tính, đó là bướu xâm lấn vùng chậu, báng bụng, bệnh nhân sụt cân, thiếu máu, ...
Về cận lâm sàng, chẩn đoán ung thư buồng trứng dựa vào các phương tiện sau:

Siêu âm bụng chậu

Giúp chẩn đoán khối bướu buồng trứng, khi nghi ngờ trên khám lâm sàng có thể thực hiện siêu âm vùng chậu qua ngã bụng và qua ngã âm đạo.
Siêu âm cho phép chẩn đoán khối bướu buồng trứng dựa trên những tiêu chuẩn nghĩ đến ác tính. Trong tất cả các trường hợp, siêu âm đòi hỏi phải rõ ràng, chính xác và hoàn hảo: kỹ thuật sử dụng, giai đoạn nào của chu kỳ kinh nguyệt, vị trí tổn thương, một hay hai bên buồng trứng, kích cỡ và cấu trúc khối bướu (dịch đồng nhất, hỗn hợp dịch và đặc, đặc đồng nhất...). Khi siêu âm cần mô tả: độ dầy của thành, vách ngăn, chồi nhú trong nang hoặc ngoài nang, có tràn dịch màng bụng hay tụ dịch vùng douglas, hạch phì đại...

CT scan và MRI

CT scan đặc biệt hữu ích khi chụp có thuốc cản quang đường uống hay đường tĩnh mạch. Nó cho phép đánh giá hạch sau phúc mạc ở vùng cạnh động mạch chủ và sự gieo rắc trong xoang phúc mạc và mạc treo ruột. Tuy nhiên đối với ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm, CT scan thường không mang lại những thông tin nào ngoài siêu âm cho nên không cần thực hiện một cách thường qui.
MRI cũng được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt: khối bướu có kích thước lớn, bệnh nhân quá mập, phụ nữ có thai, siêu âm có nhiều vấn đề phức tạp.

Các dấu hiệu sinh học

CA-125

CA-125 là epitope cacbohydrate, kháng nguyên ung thư glycoprotein, một dấu hiệu sinh học của bướu trong huyết thanh.
CA-125 bình thường hiện diện ở lá phôi trong dẫn xuất từ biểu mô mầm, bao gồm phúc mạc, màng phổi và màng ngoài tim và màng ối. Biểu mô buồng trứng không biểu hiện hoạt tính CA-125.
Mức CA-125 trong huyết thanh là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá khối bướu vùng chậu, đặc biệt đối với carcinôm buồng trứng. Mức CA-125 trong huyết thanh liên quan chặt chẽ với sự lan rộng của bướu, sự đáp ứng với điều trị và sự tái phát.
Mức CA-125 > 60u/ml giúp loại trừ những bệnh nhân không có bướu hoặc bướu lành với độ đặc hiệu là 98%, nhưng độ nhạy của xét nghiệm chỉ là 70% và giá trị tiên đoán chỉ đạt 2% khi tầm soát ở cộng đồng.
CA-125 được đo bằng các xét nghiệm miễn dịch, có nồng độ bình thường trong huyết thanh < 35 u/ml. Chỉ có 1% người bình thường có ca-125 > 35u/ml. 80% bệnh nhân bị carcinôm buồng trứng loại biểu mô không tiết nhầy có nồng độ ca-125 tăng cao5.
CA-125 có thể tăng cao trong 50% trường hợp ung thư buồng trứng giai đoạn I và trong 60% trường hợp ung thư buồng trứng giai đoạn II5.

Các dấu hiệu sinh học khác

  • M-CSS: là một cytokine được tiết ra bởi tế bào carcinôm buồng trứng.
  • OVX1: là một kháng nguyên glycoprotein có trọng lượng phân tử cao.
  • Một số các dấu hiệu sinh học khác đã được sử dụng và nghiên cứu nhưng kết quả không tốt hơn các kháng nguyên trước đây, đó là: LASA, CA54-61, CA 72-4, CA-195, CA-50...

Xếp giai đoạn

Ung thư buồng trứng được xếp giai đoạn theo FIGO (Federation Internationale de Gynecology et d'Obstetric)
  • Giai đoạn I: khu trú ở buồng trứng
    • Giai đoạn IA: một buồng trứng, không báng bụng, không có bướu trên mặt ngoài buồng trứng, vỏ bao buồng trứng còn nguyên
    • Giai đoạn IB: cả hai buồng trứng, không báng bụng, không có bướu trên mặt ngoài, vỏ bao còn nguyên
    • Giai đoạn IC: IA hoặc IB kèm bướu trên bề mặt của một hoặc hai buồng trứng, hoặc vỏ bao vỡ, hoặc báng bụng có chứa tế bào ác tính trong dịch rửa phúc mạc
  • Giai đoạn II: bướu ở một hoặc hai buồng trứng có thêm ăn lan vùng chậu
    • Giai đoạn IIA: ăn lan và/hoặc di căn tử cung và/hoặc vòi trứng
    • Giai đoạn IIB: ăn lan các mô khác của vùng chậu
    • Giai đoạn IIC: IIA hoặc IIB kèm bướu trên bề mặt của một hoặc hai buồng trứng, hoặc vỏ bao vỡ hoặc báng bụng có chứa tế bào ác tính, hoặc dịch rửa phúc mạc
  • Giai đoạn III: bướu ở một hoặc hai buồng trứng lan tới ruột non, di căn mạc nối trong vùng chậu hoặc trong phúc mạc, các hạch sau phúc mạc, hạch bẹn, di căn bề mặt gan
    • Giai đoạn IIIA: khu trú ở vùng chậu, hạch (-) nhưng vi thể có ăn lan phúc mạc
    • Giai đoạn IIIB: khu trú một hay hai buồng trứng, ăn lan phúc mạc không quá 2 cm đường kính, hạch (-)
    • Giai đoạn IIIC: ăn lan phúc mạc > 2 cm đường kính và hoặc hạch bẹn hay hạch sau phúc mạc (+)
  • Giai đoạn IV: di căn xa, tràn dịch màng phổi tế bào học (+), di căn nhu mô gan...

Chờ 3 tiếng, khám 30 giây

Chờ 3 tiếng, khám 30 giây

Hàng nghìn bệnh nhân chầu chực nhiều giờ ở bệnh viện mới có thể diện kiến được bác sĩ. Đó là tình cảnh xảy ra ở hầu hết các bệnh viện tuyến cuối ở TPHCM.

 Cảnh thường thấy ở một số bệnh viện tại TPHCM (
Cảnh thường thấy ở một số bệnh viện tại TPHCM (Ảnh: Lê Nguyễn).

Biết tỏ cùng ai

4h sáng 29/1, khi nhân viên BV Đại học Y Dược TPHCM mở cửa phát số thứ tự, nhiều người ùa vào giành số. Cố chen chân nhưng đến 5 giờ sáng, chúng tôi (phóng viên) mới có được số thứ tự 105. 8 giờ, bảng điện tử nhảy đến số 105.

Hơn 3 giờ bệnh nhân chờ đợi nhưng vừa vào phòng khám tiêu hóa, bác sĩ chỉ đặt ống nghe, hỏi qua loa vài câu rồi ghi vào giấy với triệu chứng “rối loạn tiêu hóa” và cho toa thuốc để bệnh nhân ra về. Công đoạn khám chỉ khoảng mấy chục giây.

Khám siêu tốc phải kể đến các bệnh viện nhi. Ngày 28/1, chị Hồng ở quận 7 đưa con trai 13 tháng tuổi đến khám tại BV Nhi đồng 2. Dù đã phân công chồng đến sớm lấy số còn vợ lo bồng con nhưng chen chân mãi, chồng chị Hồng mới lấy được số 201. Hành trình đợi khám bệnh từ 7 giờ sáng và kéo dài đến gần 10 giờ chị mới đến lượt đưa con vào khám.

Chị Hồng nói con bị ho hai ngày nay. Bác sĩ lấy ống nghe đặt ở lưng, ngực, gạt miệng và kết luận: “Cháu bị viêm đường hô hấp trên”.

Tổng cộng công đoạn khám bệnh diễn ra khoảng trên 30 giây. Nếu cộng thêm ngồi chờ bác sĩ ghi toa thuốc khoảng trên 1 phút. Đưa con đến bệnh viện Nhi đồng 2 ngày 29/1, anh Biên (ở quận Bình Thạnh) chọn khám dịch vụ. Nộp 60.000 đồng vào khám, lấy số thứ tự 58 nhưng hơn một tiếng sau anh Biên mới đưa được con vào gặp bác sĩ.

Cũng như khám thường, anh Biên nói “mình phải chờ đợi và bác sĩ thì khám quá nhanh, nên mình chẳng hỏi han được gì”. Vạ vật từ 6h30 đến 9h vẫn chưa được vào diện kiến bác sĩ , con chị Trần Thị Loan ở huyện Bình Chánh ngủ rệu trên tay mẹ.

“Nó bị ho hai ngày nay, ăn vào ói nên 6 giờ kém hai vợ chồng đưa đến bệnh viện khám. Chờ hơn hai tiếng rồi vẫn chưa đến lượt”, chị Loan uể oải.

Những đứa trẻ vốn đang mắc bệnh, phải chờ đợi lâu trong không khí ngột ngạt khóc thét. Nhiều bệnh nhi mệt mỏi ngủ gục trên tay bố mẹ. Trong khi dòng người vẫn ùn ùn vào các phòng bệnh.

Quá tải và chờ đợi lâu phải kể đến BV Ung bướu TPHCM. Nhiều bệnh nhân từ các tỉnh miền Tây đến chầu chực đăng ký khám ở bệnh viện này từ 1-2 giờ sáng.

Chờ lâu, nhiều thân nhân và người bệnh đành trải chiếu ở góc cây ở bệnh viện nằm tạm. Hết chỗ ở trong khuôn viên, người bệnh ngồi vạ vật bít kín các lối cầu thang. “Tôi đưa ba đi tái khám sau xạ trị do ung thư phổi. Chờ hai tiếng rồi vẫn chưa xong”- anh Hải ở
Sóc Trăng nói.

Cải tiến, cải lùi

Cảnh thường thấy ở một số bệnh viện tại TPHCM (Phải mất ít nhất 2 tiếng làm thủ tục bệnh nhân mới diện kiến được bác sĩ ở BV Ung bướu TPHCM. Ảnh: L.N.

Với 28 phòng khám và 63 nhân viên nhưng khoa Khám bệnh của BV cấp cứu Trưng Vương dù cải tiến nhiều bước vẫn không giúp bệnh nhân thoát cảnh đợi chờ. Bác sĩ Lê Thanh Chiến- Giám đốc BV cấp cứu Trưng Vương cho biết, mỗi ngày khoa tiếp nhận 2.500 bệnh nhân, cảnh quá tải vẫn diễn ra trầm trọng.

Bệnh nhân đến khám tại đây phải trải qua 12 khâu thủ tục hành chính. Hai năm nay bệnh viện đã bớt 2 khâu là thu tạm ứng viện phí và duyệt toa thuốc bảo hiểm, song bệnh nhân vẫn cứ phải chờ.

“Chúng tôi đã cải tiến bằng mọi cách, từ việc cho người bệnh đăng ký khám bệnh qua tổng đài 1080, gộp khâu nộp thẻ bảo hiểm với lấy số thứ tự làm một hoặc các bác sĩ phải kê toa trên máy vi tính và ký phiếu xét nghiệm trước cho lần tái khám sắp tới... Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa cải thiện được mấy”, bác sĩ Chiến nói.

Theo bác sĩ Phạm Xuân Dũng, Phó giám đốc BV Ung bướu TPHCM, nếu không có tình trạng quá tải thì thời gian trung bình để một người bệnh làm thủ tục từ quầy khám đến phòng khám chỉ mất 10 phút.

Tuy nhiên, con số này chỉ là ước mơ bởi thực tế theo tính toán của bệnh viện, chỉ riêng việc chờ từ lấy số đến làm thủ tục để được khám, mỗi bệnh nhân phải mất từ 40-60 phút. “Thời gian bệnh nhân chờ đến lúc khám bệnh xong mất thêm 60 phút nữa, tổng thời gian từ khi lấy số cho đến lúc khám xong mất 2 giờ”- bác sĩ Dũng nói.

Thời gian chờ lấy số thứ tự trung bình của một người bệnh đến khám tại BV Cấp cứu Trưng Vương mất từ 50 - 75 phút trong khi thời gian chờ xét nghiệm mất từ 80 - 95 phút và việc di chuyển giữa các khoa phòng mất 55 phút. Tuy nhiên theo thống kê, thời gian bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân chỉ được từ 5 - 13 phút.

Theo Lê Nguyễn
Tiền phong

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

quân nổi dậy đã hành quyết hàng chục người

Truyền thông nhà nước Syria tố cáo quân nổi dậy đã hành quyết hàng chục người bắt cóc và ném họ xuống sông Queiq ở khu vực Bustan al-Qasr. Aleppo

"Nhiều gia đình đã nhận diện được thân nhân của họ, và nhận mạnh bọn khủng bố Jabhat al-Nusra đã bắt có những người này vì họ và gia đình họ từ chối hợp tác với chúng" Các nguồn tin trên cho hay
Trước đó các nguồn tin cho biết giao tranh chỉ diễn ra ở xung quanh khu vực Bustan al-Qasr, và không có sự hiện diện của quân đội Syria ở khu vực sông Queiq. Nghĩa là loại trừ khả năng đây là thi thể của các chiến binh phe nổi dậy.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x600.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x600.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x533.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x533.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x533.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x600.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x600.


Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x600.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x533.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x533.


Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x600.

Sau sinh, không chiều được chồng, em cho chồng ăn phở

Sau sinh, không chiều được chồng, em cho chồng ăn phở

(Phòng the)- Thực tế là phụ nữ sau sinh bị tổn thương vùng kín nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chuyện gối chăn vợ chồng. Trong trường hợp này, nên để các quí ông ra ngoài giải tỏa tâm lý.
Hiện tại mình đã có hai bé. Mình sinh con ba năm hai đứa nên vất vả trăm bề. Đứa chị còn đang thèm ty mẹ đã phải cai sữa để nhường sữa cho đứa em. Mình nghỉ cả làm để ở nhà chăm sóc con.
May mà ông xã mình còn kiếm tiền tốt, nên mẹ con ở nhà trông nhau vẫn có đồng ra đồng vào. Chứ như đứa bạn mình, sinh một con thôi mà kinh tế không vững là vợ chồng cũng lao đao, sinh ra cãi cọ nhau suốt.
Ông xã nhà mình thì yêu thương vợ con. Vì năm chúng mình cưới chồng mình đã 31 tuổi rồi, nên chúng mình quyết định sẽ sinh 3 năm liền hai đứa, vất vả bây giờ thì lại nhàn thân sau này.
Có bé, cũng nhiều chuyện. Bà nội bà ngoại phải thay phiên lên Hà Nội chăm cháu. Thế là 24/24, lúc nào cũng có bà túc trực bên cạnh chăm sóc mình và bé. Vậy nên, phải nói là sau sinh, vợ chồng mình phải kiêng cữ ác lắm.
Sau sinh bé thứ nhất, bà ngoại nhỏ to bắt mình phải sau 6 tháng mới được gần chồng. Tội chồng quá, mình để chiếc áo mưa trong túi áo chồng.
Trước khi mình sinh bé, vợ chồng mình yêu nhau đều như vắt chanh. Vốn dĩ, chồng mình có nhu cầu cao, tự nhiên sinh ra thế rồi, nên mình biết, đói cơm đói nước đã khổ, vợ chồng ngày ngày nhìn thấy nhau mà không được gần gũi nhau còn khổ hơn nhiều.
ki
Hiểu ý mình, có lẽ chồng mình cũng đã đi giải khuây đâu đó. Nhìn chồng thoải mái hơn, mình cũng thấy nhẹ lòng. Bởi lẽ sau sinh, cơ địa yếu nên mình nghĩ đến chuyện đó đã thấy sợ rồi. Ảnh minh họa
Hiểu ý mình, có lẽ chồng mình cũng đã đi giải khuây đâu đó. Nhìn chồng thoải mái hơn, mình cũng thấy nhẹ lòng. Bởi lẽ sau sinh, cơ địa yếu nên mình nghĩ đến chuyện đó đã thấy sợ rồi.
Đến khi mình sinh bé thứ hai cũng vậy, sau sinh còn bận trăm thứ việc, chăm hai đứa nhỏ đã mệt, lấy đâu thời gian chiều chồng. Đêm nằm ôm chồng, mình vẫn dặn dò anh có ra ngoài thì phải biết cách bảo vệ mình, phút chốc rồi lại về với vợ con.
Quả thực là mình không trách chồng. Tự nhiên sinh ra người đàn ông, người ta có thể nhịn vài ba tháng nhưng không thể nào nhịn quanh năm được. Giống như đói, không ăn cơm thì cần ăn phở.
Vợ chồng chủ động tạo điều kiện cho nhau thì chồng vừa được giải tỏa, vừa biết thương vợ con nhiều hơn.
Như mình, cho chồng ra ngoài, vừa đảm bảo được hạnh phúc gia đình, vừa đảm bảo sức khỏe sau sinh. Thời hiện đại rồi, chúng mình nên nghĩ thoáng ra nhé!
  • Nguyễn Hạnh Mai (Thường Tín, Hà Nội)
;