VN có kế hoạch thưởng tiền mặt cho các gia đình sinh con gái
Bà Trần Trinh rất yêu đứa con gái, nhưng bà đã từng hy vọng đó là con trai vì đứa con đầu lòng cũng là gái
Khi chúng tôi bước vào nhà của bà Trần Trinh, thì bà đang nằm trên một
chiếc võng mầu xanh, cho đứa con 8 tháng bú. Bỏ công việc làm kế toán
để làm công tác của người mẹ toàn thời gian, bà Trinh ít khi rời khỏi
nhà. Bà dành phần lớn thời giờ cho cháu Minh, đứa con gái mà cách đây 1
năm bà đã hy vọng sẽ là một đứa con trai.
Bà Trinh, 32 tuổi, nay rất yêu đứa con gái, nhưng bà đã từng muốn có con
trai vì đứa con đầu lòng cũng là gái. Bà nói “Ðối với người Á Ðông,
chúng tôi vẫn nghĩ mỗi gia đình phải có ít nhất 1 con trai.”
Ðó là tư tưởng trọng nam khinh nữ mà chính phủ Việt Nam đang tìm cách
giải quyết với một chính sách mới là thưởng tiền cho các gia đình sinh
con gái.
Những người ủng hộ chương trình này nói rằng khái niệm trị giá 123 triệu
đôla này sẽ giúp đưa tỷ lệ giới tính trẻ sơ sinh hiện nay là 112 trẻ
trai so với 100 bé gái gần hơn với tỷ lệ toàn cầu là 102 bé gái so với
106 bé trai.
Tại tỉnh Hưng Yên ở châu thổ sông Hồng, tỷ lệ đã lên tới mức 130,7 bé
trai so vơí 100 bé gái. Ðề nghị vừa kể cũng sẽ dành những tưởng thưởng
như bảo hiểm y tế và được ưu đãi trong việc nhập học và tuyển dụng.
Ðại sứ Thụy Ðiển tại Việt Nam, bà Camilla Mellander, đồng chủ tịch của
nhóm Phối hợp chính sách Giới tính không chính thức, nói, “Ở Thụy Ðiển,
ta đã thấy các tưởng tưởng về kinh tế có tác dụng.” Bà cho biết ở Thụy
Ðiển, nơi tỷ lệ sinh đẻ đã sụt xuống trong mấy chục năm nay, cha mẹ được
nghỉ phép, trợ cấp cho con nhỏ và các quyền lợi khác của nhà nước đã
khuyến khích dân chúng Thụy Ðiển mở rộng gia đình.
Ðây không phải là lần đầu tiên Việt Nam thử nghiệm việc san bằng tỷ lệ
giới tính. Năm 2003, Việt Nam đã cấm việc chọn giới tính qua siêu âm và
phá thai, các kỹ thuật đã được sử dụng nhiều trong thập niên 1990. Nhưng
lệnh cấm đã bị nhiều người không tuân hành bởi vì chi phí thấp, có 5
đôla để siêu âm, và việc thực thi không chặt chẽ các hình thức phạt tiền
và đòi có giấy phép. Tập tục này đã khiến Việt Nam rơi vào tình trạng
mà nhiều người coi là những con số cao về phá thai, tới 75% thai kỳ bị
chấm dứt trong số 100 trường hợp sinh nở.
Bà
Ðoàn thị Ngọc, một nhà nghiên cứu về giới tính, nói rằng Việt Nam cần
có một đường lối toàn diện hơn để giải quyết vấn đề bình đẳng giới tính
Trước khi có phương pháp siêu âm, các cặp vợ chồng sẽ tìm cách có thai
con trai qua việc giao hợp có tính toán, dùng thuốc dân tộc, theo các
thực chế đặc biệt và nhờ thầy bói, theo như nhận xét của một bản phúc
trình năm 2011 của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc.
Biện pháp mới nhất của Việt Nam đã vấp ngay phải sự phản đối của những
người nói rằng thưởng cho các gia đình sẽ đào sâu thêm hố chia rẽ giai
cấp. Báo Lao Ðộng viết rằng biện pháp này sẽ không tác động bao nhiêu
đối với các gia đình giàu có, không cần tiền và có nhiều phần chắc có đủ
phương tiện để làm siêu âm hay phá thai.
Bà Mellander nói kế hoạch có thể có hiệu quả, nhưng phải bao gồm một giải pháp mang tính cách phổ cập hơn, như ở Nam Triều Tiên.
Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc viết trong một báo cáo: “Trong cuộc vận động
duy nhất thành công chống lại việc chọn lựa giới tính, nước Cộng hòa
Triều Tiên đã nhắm mục tiêu vào giới cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế và
các nhà lãnh đạo tôn giáo với các lập luận dựa trên đạo đức. Tỷ lệ giới
tính trẻ sơ sinh của họ đã sụt từ mức 116 bé trai so với 100 bé gái vào
năm 1991 xuống tới mức gần như bình thường trong những năm gần đây.”
Truyền thông cổ hủ trọng nam khinh nữ đã ăn sâu ở khắp các nước Á châu
theo chế độ phụ hệ. Ðạo Khổng dậy rằng người phụ nữ phải tòng phụ, tòng
phu và tòng tử, theo đúng thứ tự đó, trong khi người đàn ông giữ vững
thanh thế của đại gia đình qua thành quả tài chính và qua họ của người
cha.
Tại Nam Triều Tiên, sự mất quân bình giới tính xuất hiện vào thập niên
1980, cũng gần giống như ở Trung Quốc và Ấn Ðộ. Nhưng hai nước đông dân
nhất thế giới này tiếp tục chật vật với các tỷ lệ 118 và 110 bé trai so
với 100 bé gái.
Cũng giống như Việt Nam, cả hai nước đã thông qua các dự luật chống lại
việc phá thai dựa vào giới tính. Nhưng áp lực có lẽ mạnh hơn ở Trung
Quốc, nơi chính sách một con giới hạn chế cơ may mang thai con trai.
Việt Nam không chính thức áp đặt chỉ tiêu như thế, nhưng đã định ra chỉ
tiêu toàn quốc là 2,1 đứa con cho mỗi gia đình, là con số cần thiết để
duy trì tính bền vững cho xã hội.
Bà Mellander cảnh báo rằng nếu không kiềm chế xu hướng trọng nam khinh
nữ này, Việt Nam và các nước khác có thể sẽ phải chứng kiến sự gia tăng
về nạn buôn bán phụ nữ và hành nghề mại dâm vì tỷ lệ hôn nhân sụt giảm.
Việt Nam hiện đã gửi thêm nhiều cô dâu qua Nam Triều Tiên hơn so với bất
cứ nước nào khác, cùng với con số lớn cũng được đưa qua Ðài Loan và
Trung Quốc.
Các nhà khảo cứu Daniele Belanger và Trần Giang Linh đã phỏng vấn việc
“gửi các gia đình” trong vùng châu thổ sông Mekong và kết luận trong một
bài khảo cứu năm 2011: “Kết hôn là việc rất khó khăn đối với nhiều
thanh niên độc thân ở làng xã vì khái niệm người nước ngoài có giá hơn,
và giá phải trả cho các cô dâu cao hơn và nạn trai thừa gái thiếu.”
Qua hiện tượng gửi con gái đi lấy chồng ở nước ngoài, hay phá thai trẻ
nữ ở trong nước, các gia đình Việt Nam đang tạo ra một cơn bão dân số
khủng khiếp, theo nhận định của các chuyên gia.
Trên trang web của mình, Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình viết:
“Nếu không có các giải pháp triệt để, tỷ lệ giới tính trẻ sơ sinh sẽ là
125/100 và đến năm 2030, Việt Nam sẽ thiếu khoảng từ 3 đến 4 triệu cô
dâu.”
Trong bài đăng trên mạng, cơ quan này cũng gợi ý tổ chức các cuộc hội
thảo và câu lạc bộ hàng tháng để khích lệ các phụ nữ rằng họ không cần
phải có con trai. Bài viết nói, về phần con gái, các thành quả học vấn
của chúng cần phải được nêu bật.
Các biện pháp điều chỉnh hệ thống khác, như cấp hưu bổng vững chắc để
các gia đình không cần lệ thuộc vào con trai lúc tuổi già, cũng sẽ có
hiệu quả, theo nhận xét của bà Mellander.
Bà Ðoàn thị Ngọc, một giảng viên tại trường Trung tâm Nghiên cứu Xã hội
và Giới tính của trường Ðại học Hoa Sen, đồng ý rằng Việt Nam cần có một
đường lối “toàn diện” hơn để giải quyết vấn đề bình đẳng giới tính.
Theo bà, truyền thông và giáo dục sẽ giúp thay đổi văn hóa và lối suy
nghĩ trọng nam khinh nữ, bởi vì nếu không thì các cải cách chính sách sẽ
chỉ là những mảnh giấy vô dụng.
Bà Ngọc nói: “Ðó là những luật lệ thực sự tiến bộ, rất tuyệt vời. Nhưng
vì sao, khi đem áp dụng, thì mọi sự lại đi theo chiều hướng khác?”