Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Nghiện sex, chị tôi chìm trong mối tình "trâu già- cỏ non"

Nghiện sex, chị tôi chìm trong mối tình "trâu già- cỏ non"

Chị gái tôi đã chìm đắm trong mối tình 'trâu già- cỏ non' được hơn 2 năm nhưng chị không thể dứt được tình yêu ấy vì với chị chỉ có người đàn ông già đó mới giúp chị đạt được khoái cảm.

Đến bây giờ tôi cũng không thể hiểu được vì sao chị tôi lại cứ bám đẽo người đàn ông hơn mình đến gần 20 tuổi và còn đòi tự tử vì người đàn ông già đó.

Mặc dù chị gái tôi mới 28 tuổi, chị đã ra trường và đi làm, công việc ổn định. Nhìn vẻ bề ngoài của chị rất xinh xắn, da trắng, dáng cao. Chị có rất nhiều người đàn ông theo đuổi nhưng chị chỉ yêu có mình gã. Gã này cũng đang độc thân vì đã chia tay vợ từ lâu nhưng cả nhà lão không ai đồng ý cho lão lấy chị vì chỉ vì chị “mang tướng sát phu”.

Thời gian đầu, tôi không thể chấp nhận chuyện chị gái mình một tuần 2 đêm ngủ ở nhà nghỉ không về nhà. Nhưng rồi tôi cũng hiểu cả tôi và chị đều lớn và đó là nhu cầu sinh lý, tôi tôn trọng chị thay vì mách lẻo với gia đình mình.

Tôi tìm mọi cách làm mối cho chị với một anh bạn trẻ làm cùng cơ quan tôi. Anh ấy thích chị nhiều lắm nhưng chị tìm mọi cách từ chối anh chỉ vì chị không muốn thêm một người đàn ông lạ bước vào cuộc đời chị. “Từ ngày học đại học chị đã có đến 3 người yêu và khi ra trường đi làm đã yêu hai người nhưng chưa ai mang đến hạnh phúc thực sự cho chị” – đó là câu chị thường nói với tôi.


Chị chỉ thực sự "sung sướng" khi với người đàn ông hơn mình gần 20 tuổi. Ảnh minh họa

Những lần quan sát chị tôi đều biết rõ chị và lão ta “gặp nhau” rất đều đặn vào tối thứ 3 và thứ 7 hàng tuần chứ không phải là kẻ ăn vụng gặp lúc nào có điều kiện thì “yêu” lúc đó.

Tôi chỉ thực sự hiểu chị khi tôi đi lấy chồng. Mặc dù kém chị hai tuổi nhưng tôi lại lên xe hoa trước chị và khi tôi lấy chồng chị mới cởi mở về “chuyện ấy” của chị cho tôi.

Chị không thể dứt được lão ra bởi vì với chị, lão quá lý tưởng. Chị thực sự đạt được “sung sướng” khi gần lão. Với bất kể người đàn ông nào đã đi qua cuộc đời chị đều không cho chị có được cảm giác ấy nên chị không thế sống thiếu lão.

Nếu cả tuần không được gặp lão, chị cũng điên đảo người và không làm được việc gì vì quá nhớ lão. Có lúc, chị trở nên cáu bản, đập bàn, đạp ghế, ném đồ đạc. Đơn giản tôi biết lão ấy đang đi công tác hoặc nằm ngoài vùng phủ sóng của chị.

Người đàn ông ấy cứ lặng lẽ đi qua cuộc đời chị từng ngày từng giờ và tôi biết giữa họ không chỉ có 2 đêm/tuần ở nhà nghỉ mà còn rất nhiều những lần “nghỉ giữa giờ” khi đi làm.

Cái mà cả hai kẻ “điên tình” đó có được với nhau là khoái cảm. Tôi lo lắng liệu khoái cảm ấy có kéo dài được bao lâu. Lão ấy cũng đã gần bước sang tuổi 50, liệu lão có thể chiều chị ấy được bao lâu nữa và khi lão không còn sức khỏe thì chị ấy sẽ ra sao. Tại sao cùng là chị em mà chị tôi lại khác với tôi quá.

Tôi thực sự lo lắng cho chị mình. Liệu chị tôi có mắc chứng nghiện sex hay tại suy nghĩ của chị quá phóng khoáng.

Những tư thế “yêu” phụ nữ thích nhất


Khi quan hệ tình dục, không phải phụ nữ nào cũng đạt được cực khoái trong khi gần như tất cả đàn ông đều muốn thấy các bạn tình đạt được cực khoái. Thực tế cho thấy, không nhất thiết cứ phải làm mới cuộc “yêu” thì mới đạt được hiệu quả mà đôi khi chỉ cần vị trí và tư thế “yêu” tốt nhất cũng có thể tập trung vào điểm G ở nữ giới. Các tư thế quan hệ tốt và phù hợp sẽ giúp gia tăng sự kích thích mạnh mẽ nơi âm vật.

Sau đây là một số tư thế quan hệ tình dục được phụ nữ yêu thích nhất bởi họ dễ dàng đạt được cực khoái khi thực hiện:

Tư thế nữ ở trên (cưỡi ngựa)

Đối với tư thế quan hệ này, nữ giới sẽ ngồi trên bụng bạn tình trong quá trình “yêu”. Người nữ luôn ở thế chủ động và làm chủ cuộc giao ban. Nhiều phụ nữ dễ dàng đạt được cực khoái ở tư thế này.
Hai người có thể nhìn thẳng vào mắt nhau và trao cho nhau những cử chỉ yêu thương trong suốt quá trình “yêu” để khiến cuộc giao ban thăng hoa hơn.
Tư thế truyền thống

Trên thực tế, đây là một tư thế thoải mái cho cả hai người và nhiều phụ nữ cũng tỏ ra thích thú. Ở tư thế này, hai bạn sẽ gần nhau nhất, thân thể áp vào nhau, da chạm da, mắt chạm mắt.
Thay vì chỉ đưa dương vật vào và ra đều đặn, bạn hãy ghì chặt nàng trong tư thế chống lại mình theo hướng hình tròn. Giữ “cậu bé” được tiếp xúc với phía ngoài âm đạo nhiều nhất có thể. Và một gợi ý nữa là đặt 2 hoặc 3 chiếc gối dưới hông cô ấy để nâng vị trí Sex trên giường thành một góc. Bạn sẽ cọ xát được nhiều hơn mỗi lần rút “cậu bé” ra.
Ở tư thế này, bạn hãy vòng tay ôm gọn nàng, giữ nàng trên cánh tay mình và di chuyển đôi tay chậm và nhẹ nhàng mà không quá nhanh và mạnh đến những điểm G của nàng.
Tư thế đứng

Khi thực hiện tư thế này, bạn sẽ cần có một bề mặt vững chắc, có chiều cao đến thắt lưng.
Tư thế doggy
Người nữ quỳ xuống dưới nền nhà, đùi và bắp chân vuông góc với nhau một gõc 90 độ, hai tay chống thẳng xuống dưới nền nhà, đầu nhìn xuống mặt đất. Người nam quỳ sau lưng người nữ, làm sao để dương vật của bạn chạm đúng vùng âm đạo của nàng để ‘chuyện ấy’ có thể diễn ra dễ dàng và tuyệt vời nhất.
Chuyên mục:

Quả bom không chịu nổ

Vợ chồng tôi hiếm muộn, chữa trị bao năm mới sinh được một mụn con gái. Gia đình tôi sống rất hạnh phúc khi con còn là một đứa con gái nhỏ. Con càng lớn, lo lắng của chúng tôi cũng càng lớn theo, nếu không muốn nói là mất ăn mất ngủ.

Quả bom không chịu nổ

Chúng tôi lo không phải vì con gái ngang bướng hay quậy phá mà vì mãi nó chẳng chịu có người yêu. Gần ba mươi tuổi, con gái tôi vẫn chưa có ý định lập gia đình!
Mà nào phải con gái tôi ế ẩm vì xấu xí cho cam. “Nhất dáng, nhì da, thứ ba là mặt” con tôi đều có đủ nên bạn trai hàng tá. Con gái tôi từng học rất giỏi, giờ đang có một công việc ổn định với thu nhập tương đối tốt. Con gái tôi còn rất đảm đang, nấu ăn cũng ngon.
Ngày cuối tuần của con gái tôi là ở nhà ăn cơm với ba mẹ, sau đó là ôm laptop lướt net, chat chit hoặc chơi game… Tôi mà cằn nhằn sao không đi chơi với bạn trai là nó lấy xe chạy vèo qua thằng bạn thân số 1 ở gần nhà, xả những bực dọc về ba mẹ cho bạn nghe. Một lần, người yêu của thằng bạn nổi cơn ghen, nó lại lấy xe chạy qua thằng bạn thân số 2 (cũng đã có người yêu nhưng ở xa), để được tám hả hê rồi về.
Có thể nói, quanh con gái tôi đầy ắp các chàng trai, đẹp có, dễ thương có, bình thường có, trình độ có, thành đạt cũng có nhưng con tôi chỉ toàn nhận làm anh trai kính yêu, bạn bè thân thương, không anh chàng nào là chính thức cả. Khổ nỗi thiên hạ nhìn vào lại đánh giá con gái tôi lăng nhăng, là kén cá chọn canh, là chảnh chọe… Bà con, hàng xóm cứ gặp mặt chúng tôi là hỏi khi nào mời họ uống rượu mừng. Vợ chồng tôi chỉ còn nước thở dài, không dám than câu nào, sợ mọi người lại bảo “Chảnh như con cá cảnh”.
Những lần mẹ con cãi nhau vì chuyện không chịu lấy chồng, bao giờ con gái cũng hét lên: “Sao mẹ lạc hậu thế, thời đại bây giờ không có chồng thì cũng có sao. Con không muốn lấy chồng, con muốn sống cho đam mê của con. Mà có chồng thì có gì vui? Có chồng chỉ thêm stress mà thôi. Ba mẹ mà nói nữa là con chọn trở thành bà mẹ đơn thân đấy...”. Cứ như thế, vợ chồng tôi ngày ngày lo lắng dõi theo “quả bom không chịu nổ”.
Theo Thu Hiền

Bé 3 tuổi bị ho 2 tuần, nên cho bé uống thuốc gì?

Bé 3 tuổi bị ho 2 tuần, nên cho bé uống thuốc gì?

Con trai tôi 3 tuổi, hơn 2 tuần nay bé bị ho, về đêm ho càng nhiều. Bé không sốt, không khó thở. Tôi đã cho uống thuốc trị ho nhưng không khỏi. Xin hỏi BS, bé ho như vậy có hại phổi không? Tôi nên cho bé uống thuốc gì? (Trương Tuyết Mai - Khánh Hòa)

Trả lời:

Bạn Tuyết Mai thân mến,
 
Như vậy là bé nhà bạn thuộc nhóm ho kéo dài nhưng nguyên nhân chưa được khống chế. Bạn cho uống thuốc ho nhưng không rõ loại thuốc nào, bạn tự mua hay có chỉ định của bác sĩ.
 
Nguyên nhân của ho kéo dài có thể do phổi hoặc những bệnh ngoài phổi như viêm xoang mũi, viêm tai, trào ngược dạ dày-thực quản, tim mạch, hoặc do tác dụng phụ của thuốc.

Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi ho kéo dài thường do nhiễm trùng hô hấp, ho gà, nhiễm Chlamydia, lao, viêm mũi xoang sau, hen phế quản, dị tật đường hô hấp, tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày-thực quản.
Đối với trẻ lớn ho có thể do hen phế quản, lao, dị vật, trào ngược dạ dày-thực quản, viêm xoang sau, hoặc do ho tâm lý.

Do đó khi trẻ bị ho kéo dài, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để khám chữa kịp thời. Phải tìm được nguyên nhân rồi điều trị mới khống chế được cơn ho. Bạn xem tiền sử gia đình có người mắc bệnh hen, dị ứng hay môi trường sống có tiếp xúc với yếu tố dễ gây dị ứng (khói bụi xe, thuốc lá...).

Ngoài ra, bé có thể được làm các xét nghiệm như: chụp X.quang phổi, thử đàm tìm vi trùng lao (nếu bé lớn), chụp mũi xoang, đo chức năng hô hấp, xét nghiệm huyết thanh để tìm vi trùng, nội soi phế quản nếu có nghi ngờ dị vật...

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thả

Bác sĩ thừa nhận sai sót khiến thai nhi tử vong

Bác sĩ thừa nhận sai sót khiến thai nhi tử vong

Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng phải thừa nhận nguyên nhân cái chết của một thai nhi trong ngày 22/3 là do sai sót về mặt nghiệp vụ của đội ngũ y bác sĩ ca trực.

Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cho biết đã xác định được nguyên nhân gây tử vong thai nhi, con của sản phụ Nguyễn Thị Hoàng Oanh (33 tuổi), thường trú tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) là do sai sót nghiệp vụ của đội ngũ y, bác sĩ.

Trước đó, tối ngày 23/3, chị Nguyễn Thị Hoàng Oanh đau bụng chuyển dạ được chồng là anh Hồ Văn Thọ đưa lên Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng chờ sinh. Thấy chị Oanh khó khăn trong việc sinh con, nhưng do đây là đứa con thứ 3 nên các bác sĩ ca trực vẫn động viên chị Oanh cố gắng sinh thường.

Đến 13h hôm sau, các bác sĩ mới quyết định chuyển chị Oanh vào phòng mổ khi phụ sản đã kiệt sức.  Lúc 16h ngày 24/3, gia đình chị Oanh nhận được hung tin, thai nhi đã tử vong vì suy hô hấp. Nguyên nhân là do chị Oanh bị “nhau bong non”, máu tụ nhau tới 200 gram.

Hỏi đáp Y học: Trúng gió - cảm lạnh

Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Thính giả Kiệt Nguyễn, ở New Orleans, bang Louisiana, gởi email đến câu hỏi như sau:

“Kính thưa bác sĩ

Khi tôi còn ở Việt Nam trước đây, mỗi khi ớn lạnh, khó chịu trong người thì người lớn nói là ‘trúng gió’ và mang ra ‘cạo gió’, ngủ qua đêm rồi hôm sau thức dậy, phần lớn là thấy khỏe khoắn trở lại.

Nay tôi ở Mỹ, mỗi khi nói bị ‘trúng gió’ thì bị bọn trẻ cười, cho là nhà quê, có đứa còn nói ‘lần sau thấy gió thì nhớ né đừng để trúng gió’. Nhưng cũng có lúc tôi thấy bọn trẻ bị cảm lạnh và nói bằng tiếng Anh là ‘catch a cold’, nếu dịch từ theo từ thì tôi hiểu có nghĩa là ‘bắt phải cảm lạnh’, và đứa khác đùa là ‘told you – not to catch a cold’ và tôi cũng hiểu đại khái là ‘đã bảo rồi -- đừng có bắt cảm lạnh mà.’

Xin hỏi Bác sĩ:

Cảm lạnh (cold) đó có phải người mình vẫn gọi là ‘trúng gió’ đó không?

Kính nhờ Bác sĩ giải thích cho."


Bác sĩ Hồ Văn Hiền giải thích:

Hỏi đáp Y học: Trúng gió - cảm lạnh

(Cold, catching a cold and syncope)

Trúng gió

Chúng ta nói ” trúng gió”, giống như người Trung Hoa giải thích lắm chuyện bệnh tật bằng chữ "phong". Phong là gió, và trong chữ "phong" (với nghĩa là “ bệnh phong, bệnh điên cuồng” theo Đào Duy Anh) cũng có chữ 'phong" là gió trong đó. Một từ chúng ta thường nghe "thượng mã phong" ( death during sex) cũng có thể nói nôm na là "trúng gió lúc trên lưng ngựa".

Có lẽ gần với khái niệm gió gây ra bệnh của chúng ta, người tây phương cũng nghi trong không khí có gì đem đến gây ra bệnh. Ví dụ chúng ta biết là bệnh sốt rét do muỗi cắn chích vào cơ thể ký sinh trùng Plasmodium nhiễm vào máu rồi sinh sôi nẩy nở, phá huỷ các tế bào hồng cầu trong máu chúng ta. Nhưng đó là nhờ các khám phá mới đây. Hippocrates (460-370 TTC), ông thầy của tây y, mô tả “miasma” như là những khí độc bay từ dưới đất lên, gây ra bệnh nóng sốt, lạnh run, bệnh mà chúng ta bây giờ gọi là bệnh sốt rét mà tiếng Anh gọi là malaria. Malaria do gốc tiếng Ý có nghĩa là "không khí xấu" (mal+aria), tương tự như khi chúng ta nói "sơn lam chướng khí".

Nó như vậy để thấy, đông với tây cũng có nhiều chỗ gặp nhau trong y khoa.
‘Catch a cold” or “catch cold”.

Từ tiếng Anh "to catch a cold" do tin tưởng rằng ra lạnh làm chúng ta bệnh cảm mạo, bị cúm ("flu"). Y khoa căn cứ trên thực chứng (evidence based medicine ) hiện nay cho rằng nghĩ như vậy là sai. Người ta từng cho một đám thanh niên khoẻ mạnh tình nguyện ra ngoài trời băng giá và thấy so sánh với nhóm control, chẳng bị cảm cúm gì nhiều hơn nhóm kia.

Theo y khoa chính thống (mainstream) thì chỉ có các siêu vi bệnh cúm, bệnh cảm (rhinovirus, influenza virus) mới làm cho bạn cảm, cúm. Đi mưa bị ướt đầu, gội đầu không làm cho bạn cảm cúm. Cho nên, lúc phụ huynh đem em bé khám bệnh vì sốt cao, bác sĩ bảo đem nó tắm nước ấm đi cho bớt nóng sốt, thì ông nội ông ngoại tức thì cản lại, sợ trúng gió, trúng nước.

Tuy nhiên, tôi nghĩ thực tế không đơn giản như vậy. Nếu chúng ta đang khoẻ mạnh, nhưng trong mũi chúng ta mang sẵn virus cảm cúm, nếu chúng ta ra lạnh, các mạch máu trong mũi, trong họng chúng ta co lại, nhiệt độ trong đường hô hấp giảm xuống làm virus (đang ở sẳn trong đó) sinh sôi nẩy nở lẹ hơn và gây bệnh thật sự.

Bởi vậy, trong một thí nghiệm ở Cardiff, Anh, người ta cho một số người nhúng chân vào nước đá 20 phút và những người này bị cảm nhiều gấp đôi so với người khong nhúng chân vào nước lạnh. Một ví dụ khác, người mắc bệnh suyễn có phế quản nhạy cảm với nhiệt độ không khí hít vào. Nếu ra lạnh, không quấn khăn quàng cổ, mặc áo ấm đầy đủ, có thể lên cơn suyễn (cold- induced asthma), khó thở, ho.. giống như bị cảm.

Nguyên nhân có thể gây "trúng gió"

Về vấn đề "trúng gió" thì cũng phức tạp như vậy. Thường chúng ta gặp một người bề ngoài đang mạnh khoẻ đột nhiên chóng mặt, "xây xẩm", méo mặt, hay té xỉu, bất tỉnh nhân sự, thì chúng ta nói "trúng gió".

Tất nhiên, có thể là

- Tim đập loạn nhịp (arrhythmia) làm máu không lên kịp tới đầu, cơn đau tim đột ngột (heart attack), tai biến mạch máu não

- Thường hơn cả là chỉ vì bệnh nhân bị syncope, ngất xỉu tạm thời vài giây, do hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động quá nhiều, tim đập chậm lại, mạch máu dãn nở ra, áp huyết hạ xuống. Nằm xuống, máu lên đầu lại đầy đủ, khoẻ lại như thường.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp mà người ta chứng minh là "gió" là thủ phạm đích thực. Ví dụ có trường hợp bệnh nhân dị ứng với protein con ngựa, bệnh nhân chỉ đến gần con ngựa, hay trong gió có "mùi” của nó, và bị phản vệ (anaphylactic reaction), ngất xỉu, shock.Cũng như vậy, người dị ứng với đậu phộng có thể phản ứng chỉ vì người bên cạnh mở gói đậu phộng ra ăn, gió bay "hơi" đậu phộng qua. Cho nên trên máy bay, người ta không dọn món ăn có đậu phộng nữa.

Mề đay do lạnh (cold urticaria)

Ngoài ra, một số người bị ứng mề đay với lạnh (cold urticaria). Những người này có thể bị mề đay ngứa lúc ra ngoài thời tiết lạnh, gió lạnh, lúc chảy mồ hôi, gió thổi bốc hơi nước mồ hôi làm da lạnh, lúc ăn nước đá, cà rem. Mở tủ lạnh, ngăn đóng đá cũng có thể gây triệu chứng. Nguy hiểm nhất là, nếu nhảy vào hồ tắm lạnh đột ngột, họ có thể bị shock phản vệ (tụt huyết áp, hypotension) và chết nếu không cứu kịp thời.

Định bệnh: đặt nước đá trên một vùng da nhỏ, để 4-5 phút. Lấy ra, đợi 10 phút xem mề đay có nổi lên hay không.

Chữa trị: chất kháng histamin cyproheptadin (*trước đây hay dùng để trẻ em ăn ngon miệng, lên cân).

Bác sĩ Hồ Văn Hiền

[1]Leung A. K. C. Photo Essay: Factitious dermatitis.
http://69.167.169.64/content/photo-essay-factitious-dermatitis
[2]” Although mimicking the lesions of trauma, it is not a harmful procedure, and no complications are known. A survey of 50 Vietnamese living in the United States since 1975 and 1976 has shown marked distrust of American Physicians, owing largely to actual or perceived criticism of cao gío. Acceptance of cao gío as a valid cultural practice will facilitate compliance and adequate medical follow-up.”
[3] Pich Lan. Cao gio (Coin rubbing or Coining)
http://healthpsych.psy.vanderbilt.edu/CAOGIO.htm


-------------------------------------

Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.

Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com

Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ

Linh cảm kì lạ của các cặp song sinh

Linh cảm kì lạ của các cặp song sinh


Cùng lớn lên trong bụng mẹ và cất tiếng khóc chào đời cùng một thời điểm, các cặp song sinh luôn có nhiều điểm tương đồng về giải phẫu, sinh lý học rất thú vị và được nhiều người chú ý.
Những linh cảm kỳ lạ
Tờ Telegraph của Anh từng đăng bài về một trường hợp lỳ lạ của hai chị em song sinh Gemma và Leanne Houghton, sống cùng gia đình tại thành phố Atherton. Thiếu nữ Leanne (chị) mang bệnh trong người và thi thoảng bị ngất đột ngột. Một ngày, cô gái Gemma, 15 tuổi, bỗng thấy tâm trạng bồn chồn bất an và cảm thấy điều tồi tệ nào đó đang xảy ra với người chị của mình. Vội vàng chạy ngay lên gác, Gemma phát hiện thấy Leanne nằm bất động trong bồn tắm. Nhìn khuôn mặt tái xanh của Leanne đang chìm trong nước, người em song sinh hốt hoảng gọi ngay cấp cứu rồi nhớ lại các bài học sơ cứu người chết đuối mà cô học ở trường để giúp chị tỉnh lại.
Tại bệnh viện, các bác sĩ đã cứu được Leanne và cho biết, nếu Gemma không xuất hiện kịp thời thì chắc chắn Leanne đã tử vong. Người mẹ của chị em nhà Houghton thì vô cùng ngạc nhiên và sung sướng khi nghe con gái kể lại sự tình, dù không thể lý giải tại sao Gemma linh cảm được chuyện chẳng lành kia. Các bác sĩ cũng chỉ đánh giá chung chung rằng, giác quan thứ 6 của cô bé đã cứu người chị của mình khỏi bàn tay thần chết.
a6 8
Chị em song sinh Gemma và Leanne Houghton.
Trường hợp lỳ lạ của hai chị em song sinh Gemma và Leanne Houghton không phải là duy nhất tại Anh hay trên thế giới. Một nhóm các nhà khoa học ở đại học Kinh (London, Anh) đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu về mối liên hệ giữa các cặp song sinh từ khi lọt lòng mẹ tới lúc trưởng thành. Ngoài những điều thú vị xung quanh cuộc sống của họ như nằm chung nôi, chung sinh nhật, chia sẻ những niềm vui giống nhau, rồi cả chuyện ăn mặc, sở thích (đa số do bố mẹ "định hướng") thì rất nhiều cặp sinh đôi cũng có mối liên kết cảm xúc với nhau mà chính bản thân họ không thể lý giải được. 39% các cặp sinh đôi cho biết đã từng trải qua trạng thái linh cảm đặc biệt khi người anh, chị em song sinh với mình có chuyện chẳng lành.
Có trường hợp, các cặp sinh đôi gần như độc lập với nhau hoàn toàn và bình thường như mọi anh chị em ruột khác, nhưng khi trưởng thành mới phát hiện thấy "sợi dây vô hình" kết nối giữa họ. Ví dụ, một người em gái có bầu và ốm nghén. Người chị song sinh của cô ta, dù sống xa nhau hàng trăm kilomet cũng bị...nghén lây và cảm nhận rõ rệt từng cơn đau của người em. Sự việc này đã từng được ghi nhận ở nhiều nơi trên thế giới và đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào giải thích được sự bí ẩn bên trong nó.
a6 9
Nhiều cặp song sinh không chỉ có sự tương đồng về ngoại hình, mà cả về tính cách.
Giác quan thứsau vàlinh cảm chết chóc
Nhiều chuyên gia tâm lý và một số nhà khoa học cũng từng tự tin cho rằng linh cảm xuất hiện giữa anh chị em sinh đôi không hề bí ẩn như người ta nghĩ. Hơn nữa, nhiều khi câu chuyện đã được thêu dệt mà trở nên huyền bí thái quá. Tuy nhiên, bản thân họ cũng rất mờ hồ về nhận định của mình. Giáo sư Audrey Sandbank - tác giả cuốn "Tâm lý sinh đôi, sinh ba" ở Anh cho rằng, sở dĩ các cặp sinh đôi cảm nhận được nhau là do tín hiệu não bộ - dù ở rất xa nhau nhưng vẫn có thể "bắt sóng" khi một trong hai người gặp rắc rối. Vậy nhưng, tín hiệu não bộ thế nào, nó truyền ra làm sao thì bản thân ông này cũng...chịu! Tiến sĩ Cherkas ở đại học King lại ám chỉ sự ảnh hưởng của gene di truyền đến việc hình thành cơ chế tương tác cảm xúc giữa các cặp song sinh. Tuy nhiên, cần nhớ là di truyền học chưa bao giờ nói đến mối quan hệ giữa gene và "cảm giác lạ" cả.
Tất cả những nghiên cứu của các nhà tâm lý hầu hết đều chưa lý giải một cách thỏa đáng về linh cảm kỳ lạ giữa anh chị em sinh đôi, sinh ba. Do đó, nếu đem giác quan thứ 6 ra... đổ lỗi có vẻ sẽ "khoa học" nhất, dễ được chấp nhận nhất. Sự tồn tại về một giác quan thứ 6 mãnh liệt ở các cặp sinh đôi đang được cho là cầu nối cảm xúc khó lý giải như trên. Ở xã hội phương Đông, người ta tin rằng ai cũng có giác quan thứ 6. Người nào nhạy cảm, giác quan ấy sẽ mạnh, người nào vô cảm thì sẽ ít cảm nhận được "điều gì đó đang đến" và không chỉ ở các cặp song sinh mới xuất hiện. Không có nghiên cứu nào chứng thực điều này, nhưng hầu như cũng không có ai phản bác nó.
a7
Một cặp song sinh cao tuổi.
Chờ những giải đáp
Dù còn nhiều tranh cãi xung quanh khái niệm mơ hồ có tên “linh cảm song sinh” này, thì cũng phải thừa nhận một sự thực là giác quan thứ 6 là có thật và đang được con người dần “đưa ra ánh sáng”. Thế nên, mối liên hệ vô hình giữa 2 cá thể song sinh cũng là điều hoàn toàn có thể tin tưởng được. Nếu không thể coi nó như một khía cạnh của khoa học, thì hãy nhìn nhận nó trên góc độ tâm lý, tâm linh, trên những gì được xem là thiêng liêng của con người, thay vì cứ cố phải mổ xẻ trần trụi nó ra.
Năm 2008, tại Mỹ, một cuốn sách của Debbie LaChusa có tên "Twin Connections” (Tạm dịch: Kết nối của sinh đôi) đã ra đời nhằm thỏa mãn sự tò mò của nhiều người về những bí ẩn xung quanh mối quan hệ đặc biệt của các cặp sinh đôi. Tác giả đã đặt ra nhiều câu hỏi: “Liệu có thể biết anh em sinh đôi với mình nghĩ gì không?”; “Họ có thể cảm nhận đau đớn của người còn lại, linh cảm được những điều phiền toái?”…
Từ hơn 100 câu chuyện thực tế của các cặp song sinh khắp nơi trên thế giới, cuốn sách này cũng phần nào hé lộ những sự thật thú vị về linh cảm kỳ bí của người sinh đôi. Ví dụ, chị em gái đau đẻ hộ nhau; Một người đàn ông biết chính xác thời điểm anh trai mình chết; Hai chị em gái cùng chung một thứ bệnh; Một cặp sinh đôi vẫn liên lạc được với nhau sau khi một người chết đi… Tất cả những câu chuyện này được ghi lại từ 10 quốc gia khác nhau, tất nhiên, vẫn chỉ dừng lại ở mức độ…kể chuyện. Thế nhưng, việc người khác có tin những linh cảm của họ hay không có khi chẳng phải là điều quan trọng. Có lẽ phải mất rất nhiều thời gian nữa, con người mới lý giải nổi những hiện tượng tâm linh, tâm lý đang tồn tại – trong đó có linh cảm song sinh, nhưng cũng có thể là không bao giờ.

Có một điều kỳ lạ là, giác quan thứ 6 thường phát huy "vai trò" trong những hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo như tai nạn, ốm đau, đôi khi là cả chết chóc. Với anh chị em sinh đôi, độ “nhạy” của giác quan này càng rõ rệt hơn. Bình thường, một người nào đó có thể thấy cảm giác bồn chồn, lo lắng khi người thân của họ gặp chuyện chẳng lành.
 Không ai có thể mô tả cụ thể cảm giác ấy và lý giải nó theo góc độ khoa học, người ta chỉ coi đó như một linh cảm đặc biệt chỉ tồn tại trong quan hệ huyết thống. Khi một thành viên qua đời, nhiều khả năng một trong những người thân của họ sẽ linh cảm được “điềm gở” trước khi sự việc xảy ra.
Việt Báo (Theo Gia Đình)

Quan hệ ngoài có ảnh hưởng sức khỏe sinh sản?

Quan hệ ngoài có ảnh hưởng sức khỏe sinh sản?

Em năm nay 21 tuổi, quen bạn gái được hai năm. Do chúng em còn đi học nên không dám quan hệ tình dục.
Trong khi gần gũi, em có chạm vào bên ngoài chỗ kín của bạn gái, còn cô ấy quan hệ bằng miệng (oral sex) với em. Chúng em gần gũi như thế 2 tuần một lần. Xin hỏi việc đó có ảnh hường đến sức khỏe của em và bạn gái không? - (Chương).
 
quan-he-jpg-1364785508-1364786133_500x0.
Ảnh minh họa: wp.
Trả lời:
Chào bạn,
Điều đầu tiên tôi muốn nói là người yêu của bạn là một người may mắn. Sở dĩ như vậy là vì cô ấy có một người bạn trai biết lo nghĩ và quan tâm đến sức khoẻ của cả hai, và dường như mối quan tâm này dành nhiều hơn về phía người bạn gái ấy. Điều đó thể hiện sự chín chắn trong cách nghĩ, và theo tôi đó chính là tiền đề cho những hành vi tình dục trong giới hạn an toàn.
 
Cách thức mà hai bạn đang áp dụng là "kiêng giao hợp", biện pháp đầu tiên được đề cập đến trong các biện pháp tình dục an toàn.
 
Xét về tác dụng ngừa thai, biện pháp này đạt hiệu quả gần như tuyệt đối. Và như vậy, bạn gái của bạn được bảo vệ khỏi tình trạng mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên ở đây cũng có một nguy cơ nếu bạn xuất tinh ngoài mà vô tình tinh dịch dính vào âm đạo của bạn gái thì khả năng tinh trùng di chuyển gặp trứng có thể xảy ra. Bạn nên nhớ tinh trùng có thể sống tối đa một tuần trong âm đạo người nữ, nó có thể nằm ở đó để chờ dịp thuận tiện cho việc sinh sản.
 
Còn xét về vấn đề lây truyền các bệnh lây qua quan hệ tình dục, biện pháp kích thích bằng tay được xem là an toàn, còn quan hệ tình dục bằng miệng có nguy cơ thấp hơn hẳn so với quan hệ qua đường âm đạo. 
 
Nếu hai bạn áp dụng thêm biện pháp an toàn tình dục thứ hai, đó là chung thuỷ, kết hợp với lối sống tích cực, tránh xa ma tuý và những hành vi nguy cơ khác, tôi tin chắc rằng hai bạn sẽ có một sức khoẻ sinh sản đảm bảo.
 
Điều sau cùng tôi muốn chia sẻ với hai bạn. Đây là khoảng thời gian quan trọng để thử thách tình cảm của hai bạn, giúp hai bạn hiểu nhau hơn đồng thời xây dựng niềm tin, tạo cơ sở cho sự bền vững hôn nhân sau này. Thiết nghĩ đây cũng là thời điểm tốt để hai bạn tìm hiểu về biện pháp tình dục an toàn thứ ba là sử dụng bao cao su đúng cách cũng như những biện pháp tránh thai khác. Hãy coi biện pháp có tính phòng hờ này như bức tường bảo vệ sau cuối. Chắc bạn cũng đồng tình với tôi rằng chuẩn bị trước không bao giờ là thừa đúng không?
 
Chúc hai bạn hạnh phúc!
 

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Mẹ không tiêm ngừa uốn ván, trẻ sơ sinh nguy kịch

Mẹ không tiêm ngừa uốn ván, trẻ sơ sinh nguy kịch

(Dân trí) - Không tiêm ngừa uốn ván khi mang thai lại sinh nở tại nhà, dùng dao lam cắt rốn, 1 bé sơ sinh người Chăm đã bỏ bú, sốt cao, tím tái, co giật. Tại bệnh viện, bác sĩ xác định bệnh nhi bị nhiễm uốn ván, toan chuyển nặng.

Sự thiếu hiểu biết của người lớn khiến cháu bé đối mặt với hiểm nguy
Sự thiếu hiểu biết của người lớn khiến cháu bé đối mặt với hiểm nguy
Đó là trường hợp bé trai con bà T.T.Đ. (ngụ tại Sóc Trăng). Được biết, khi mang thai người mẹ không lần nào đi chích ngừa uốn ván. Do gia đình cách xa trung tâm y tế nên khi chuyển dạ, người thân đã gọi bà mụ vườn đến đỡ đẻ. Ngày 12/3 cậu bé chào đời hoàn toàn khỏe mạnh, bà mụ vườn đã dùng dao lam để cắt rốn và “bôi một chất bột màu trắng lên rốn để sát trùng”.
Sau khi chào đời 3 ngày, cậu bé bắt đầu có biểu hiện quấy khóc, bỏ bú, sốt cao. Đến khi cháu bắt đầu lên cơn co giật, người nhà mới chuyển đến bệnh viện địa phương. Sau khi thăm khám các bác sĩ vội chuyển cháu lên bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Tại đây, qua các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ kết luận bệnh nhi bị uốn ván.
Ngay lập tức, cháu được điều trị theo phác đồ uốn ván sơ sinh, cho thở máy và nuôi ăn qua ống sonde dạ dày. Đến ngày 29/3, tình trạng bé đã tạm ổn nhưng tiên lượng của bác sĩ còn khá dè dặt. BS Phan Tú Quí, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc Sơ sinh cho biết: “Tình trạng uốn ván sơ sinh đang gia tăng nhanh trong thời gian gần đây. Năm 2012 bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị thành công cho 12 bé. Mới bước sang năm 2013 nhưng bệnh viện đã ghi nhận thêm 3 trường hợp sơ sinh bị uốn ván.”
BS Quí nhận định, đây là hệ quả từ việc trong quá trình mang thai người mẹ không đi chích ngừa uốn ván. Mặt khác, do thiếu hiểu biết và làm theo kinh nghiệm nên hiện nay nhiều mụ vườn vẫn dùng dao lam, kéo sắt, lách tre nứa… để cắt rốn khiến nguy cơ uốn ván của trẻ tăng cao.
Uốn ván là bệnh nguy hiểm ở trẻ với nguy cơ tử vong từ 20% đến 40%. Dù bệnh nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng nhiều bà mẹ mang thai, trẻ mới sinh vẫn chưa được chích ngừa. Các chuyên gia y tế nhận định, số ca mắc uốn ván đang tăng nhanh trên thực tế cho thấy cán bộ y tế tuyến cơ sở chưa làm hết trách nhiệm trong việc phổ biến kiến thức phòng bệnh nói riêng và chương trình tiêm chủng mở rộng nói chung cho người dân.
Vân Sơn

Tôi bị mọi người coi thường vì lấy chồng “Tây”

Tôi bị mọi người coi thường vì lấy chồng “Tây”
Khi nỗi đau vì cuộc hôn nhân đổ vỡ, tôi lại phải đối mặt với những ánh mắt coi thường, rẻ rúng của những người xung quanh. Trong con mắt họ, tôi không khác gì một cô gái “làm tiền”. Khi đã “vắt” kiệt túi tiền của anh “Tây” rồi thì đá anh ta một cách không thương tiếc.
Ban đầu, tôi bỏ ngoài tai tất cả những lời bàn tán , dè bỉu của những người xung quanh để cố vượt qua nỗi đau mà sống. Nhưng càng ngày, những câu nói ác ý, những soi mói thái quá về đời sống riêng tư của những người xung quanh càng khiến tôi đau đớn đến cùng cực.
Ảnh minh hoạ
Sau khi tốt nghiệp trường đại học ngoại thương, tôi được nhận vào làm trợ lý cho một công ty liên doanh với nước ngoài. Vị giám đốc người Bỉ của công ty là một chàng trai trẻ trung, thông minh và lịch duyệt. Ngoài công việc, chúng tôi rất hợp nhau về gu thẩm mĩ, ẩm thực và giải trí. Anh rất thích văn hóa của người Việt và muốn học tiếng Việt. Thế là, tôi trở thành “cô giáo” của anh sau những giờ làm việc căng thẳng. Tôi thường kể anh nghe về những vùng đất, những phong tục tập quán của người Việt. Chúng tôi thường tổ chức những chuyến du lịch vào những dịp cuối tuần để đến những vùng đất, những địa danh nổi tiếng của đất nước.
Tình yêu đến với tôi một cách tự nhiên và vô tư bởi chúng tôi hòa hợp cả về thể xác lẫn tâm hồn. Thế rồi, chúng tôi tổ chức đám cưới sau hơn một năm quen và yêu nhau.
Cứ ngỡ cuộc sống hôn nhân sẽ rất hạnh phúc nhưng chỉ một thời gian ngắn, tôi thấy mình không thể tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân này nữa. Những khác biệt về văn hóa cũng là một rào cản để chúng tôi đến với nhau. Thêm vào đó, sau khi kết hôn, cả hai nhận ra rằng mình chưa hiểu hết về nửa bên kia của mình. Sau một thời gian ngắn, chúng tôi quyết định chia tay trong sự tôn trọng lẫn nhau.
Tuy nhiên, tôi không ngờ, lúc gia đình tôi đổ vỡ cũng là lúc những lời nói ác ý có dịp bùng phát. Những người hàng xóm cho rằng tôi vì ham tiền nên đã đồng ý kết hôn với anh và khi đã vét cạn túi của anh thì “trở mặt” bỏ anh. Họ cho rằng tôi là kẻ sống không có tình người, chỉ nghĩ đến tiền. Thậm chí, vài người bên cạnh nhà còn đem cuộc hôn nhân đổ vỡ của tôi ra làm trò đùa. Thực ra, tôi không lấy tiền của anh, cũng không lợi dụng anh bất cứ điều gì. Tất cả chuyện tôi đến với anh rồi chia tay chỉ là do duyên số. Vì vậy, những lời đồn đoán kia hoàn toàn không đúng với tôi.
Dù đã cố gắng loại bỏ những lời nói, những ánh mắt ác ý của hàng xóm và một vài đồng nghiệp nhưng nó vẫn cứ đeo bám tôi. Nó khiến tôi bị stress nặng. Tôi không còn tâm trí để làm việc, thậm chí, tôi đã nghĩ đến chuyện sẽ trốn đến một nơi rất xa để lẩn tránh những ánh mắt khinh rẻ của người đời. Bởi nếu cứ kéo dài tình trạng này, chắc tôi sẽ không còn đủ sức khỏe và sự kiên nhẫn để chịu đựng nữa.
Chẳng lẽ, tất cả những người lấy chồng “Tây” đều là vì ham tiền? Chẳng lẽ họ đều không biết yêu ai khác ngoài tiền hay sao? Đến bao giờ tôi mới có thể thoát khỏi những định kiến hẹp hòi và ấu trĩ của những người sống quanh mình?

Bạn thân mến
Hôn nhân tự nguyện là một nguyên tắc được qui định trong pháp luật Việt Nam. Phụ nữ và nam giới đều có quyền đuợc lựa chọn người bạn đời của mình, và vì vậy, việc lấy chồng ngoại quốc cũng là sự lựa chọn hạnh phúc của nhiều phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, do những quan niệm, định kiến khắt khe của xã hội mà không ít chị em phải chịu những áp lực từ dư luận khi yêu và lấy người nước ngoài nhất là khi kết cục của cuộc hôn nhân đó lại không tốt đẹp.
Với cái nhìn đầy định kiến, không ít người có suy nghĩ rằng những người phụ nữ Việt lấy chồng Tây vì ham giàu sang, muốn đổi đời và vì vậy khi hôn nhân trục trặc, các cô gái Việt thường phải chịu sự lên án, chê trách và phán xét không thương xót của những người xung quanh. Trên thực tế, đâu phải lý do dẫn đến những trục trặc trong hôn nhân là do người phụ nữ. Đây là cách nhìn nhận thiếu công bằng với phụ nữ khi đã bỏ qua vai trò của người chồng trong cuộc hôn nhân đó. Thêm nữa việc một phụ nữ lấy chồng Tây hay chồng Việt cũng không phải là yếu tố đánh giá sự bền vững của hôn nhân được. Bởi khi đã kết hôn thì dù là chồng Tây hay chồng Việt đều có thể nảy sinh những mâu thuẫn, khúc mắc dẫn đến đổ vỡ hôn nhân.
Bạn đã cưới người chồng nước ngoài trên cơ sở tìm hiểu, yêu đương trước hôn nhân. Đó là sự thật không ai có thể phủ nhận được. Việc bạn và anh ấy chia tay cũng chỉ là do xuất phát từ những khác biệt về văn hoá và do hai bên chưa thật sự hiểu nhau. Đây là việc mà cả bạn và anh ấy đều không ai mong muốn. Tuy nhiên điều may mắn nhất là hai bạn đã chia tay một cách nhẹ nhàng, êm đẹp trong sự tôn trọng của cả hai. Đó là điều mà không phải cặp đôi nào khi chia tay cũng làm được bạn ạ.
Để vượt qua những đàm tiếu, dị nghị hiện tại, rất cần ở bạn sự mạnh mẽ, bản lĩnh sống vững vàng. Bởi nếu bạn suy sụp, gục ngã thì những người đưa ra những tin đồn ác ý kia càng tự đắc vì họ đã đánh trúng điểm yếu của bạn. Việc bỏ trốn đi nơi khác sống cũng không phải là hành động tích cực giúp bạn vượt qua dư luận bởi bạn không thể chạy trốn cả cuộc đời. Hãy ngẩng cao đầu, mỉm cười và suy nghĩ tích cực về tất cả những điều đó. Chỉ khi nào bạn thật sự tự tin và hạnh phúc với chính bản thân mình thì những lời đồn ác ý kia sẽ bị vô hiệu. Với những ai có thái độ, lời nói trực tiếp xúc phạm đến bạn, bạn cũng cần phải thẳng thắn, mạnh mẽ yêu cầu họ chấm dứt những hành động đó. Để có thêm niềm tin và sức mạnh trong cuộc sống, bạn hãy tìm tới những người bạn tốt hay người thân trong gia đình chia sẻ, tâm sự. Chúc bạn có đủ sức mạnh và nghị lực để vượt qua thử thách hiện tại. Thân mến.
 
Võ Thanh Giang ( Csaga)