Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Tuần hoàn Thai nhi

ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM


I. ÐẶC ĐIỂM TUẦN HOÀN BÀO THAI VÀ TUẦN HOÀN SAU KHI SINH
1.1. Vòng tuần hoàn bào thai:

- Vòng tuần hoàn bào thai đã được hình thành từ cuối tháng thứ 2 của thai kỳ, tiếp tục phát triển và tồn tại cho đến lúc sinh.
- Sự tuần hoàn máu ở thai được thực hiện qua rau thai. Thai nhận máu có oxy qua tĩnh mạch rốn có độ bão hòa oxy khoảng 80%. Khi tới gan máu ấy được trộn lẫn với máu đã giảm bão hoà oxy từ hệ tĩnh mạch cửa tới gan. Từ gan, máu đã được trộn lẫn ấy được dẫn trực tiếp tới tĩnh mạch chủ dưới qua ống Arantius. Ở đoạn gần tim của tĩnh mạch chủ dưới, có sự pha trộn máu lần thứ 2 giữa máu này với máu từ chi dưới, thận và từ vùng đáy chậu tới.
- Tĩnh mạch chủ dưới dẫn máu tới tâm nhĩ phải. Tại đây ngoài tĩnh mạch chủ dưới, còn có tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch vành đổ vào. Từ tâm nhĩ phải, máu có 2 con đường tiếp tục đi: một là tới tâm thất phải qua van 3 lá, hai là đi qua lỗ bầu dục (lỗ Botal) để sang tâm nhĩ trái. Vì lỗ bầu dục nằm đối diện với lỗ tĩnh mạch chủ dưới, nên khoảng 1/3 lượng máu từ tĩnh mạch này tới tâm nhĩ phải, sẽ chảy thẳng qua lỗ bầu dục để sang tâm nhĩ trái và pha trộn với máu tĩnh mạch phổi đã mất bão hòa oxy trước khi đổ xuống thất trái. 2/3 lượng máu còn lại của tĩnh mạch chủ dưới sẽ trộn lẫn với máu đã mất bão hòa oxy từ tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch vành trước khi đổ xuống thất phải. Như vậy có sự pha trộn máu lần thứ 3 tại 2 tâm nhĩ.
- Máu rời tâm thất phải vào động mạch phổi (ĐMP). Vì phổi chưa đảm trách chức năng hô hấp, lòng phế nang chưa giãn, thành của các ĐMP còn dày, lòng của chúng hẹp, áp lực trong các ĐMP lớn. Do đó phần lớn máu trong ĐMP sẽ đi qua ống động mạch để vào động mạch chủ (ĐMC) xuống và trộn lẫn với một phần còn lại của máu từ quai ĐMC đến, tức là máu từ tâm thất trái tới. Ðó là sự pha trộn máu lần thứ 4. Kết quả là ĐMC xuống mang một phần lớn máu dành cho sự tuần hoàn phổi. Từ ĐMC xuống, một phần máu được phân bố cho các tạng, một phần được dẫn đi bởi động mạch rốn để tới rau.
- Những điểm cần chú ý ở tuần hoàn thai: áp lực trong nhĩ phải lớn hơn nhĩ trái giúp máu chảy qua lỗ Botal vào nhĩ trái. Áp lực máu trong tâm thất trái và phải cũng như trong ĐMC và ĐMP ngang bằng nhau giúp cho máu trong 2 động mạch này cùng chảy vào ĐMC xuống theo 1 hướng. Cung lượng tim trong thất phải lớn gấp đôi trong thất trái nên thất phải làm việc nhiều hơn thất trái gây ra hiện tượng dày thất phải sinh lý. Thất trái chứa máu có độ bão hòa cao (65%) cung cấp máu cho động mạch vành, động mạch cánh tay đầu và động mạch dưới đòn trái. Máu của thất phải có độ bão hòa oxy thấp hơn (55%) qua ống động mạch đi nuôi các tạng khác.
1.2. Vòng tuần hoàn sau sinh:
Khi trẻ ra đời sự tuần hoàn có những biến đổi quan trọng và đột ngột do phổi đảm nhiệm chức năng hô hấp và hệ tuần hoàn rau mất đi.
Khi phổi bắt đầu hô hấp, các phế nang giãn ra, lòng các mao mạch máu trong phổi cũng giãn ra, sức cản các ĐMP giảm xuống đột ngột tới trị số rất thấp do đó áp lực máu trong ĐMP cũng như trong tâm thất và tâm nhĩ phải giảm đi. Vì dây rốn bị bị cắt nên một lưới mao mạch rộng lớn của rau trước kia nhận phần lớn máu từ ĐMC thai cũng mất đi làm áp lực máu trong ĐMC cũng như trong thất trái và nhĩ trái tăng lên. Kết quả là áp lực trong tâm nhĩ trái của trẻ mới ra đời cao hơn nhĩ phải làm vách liên nhĩ tiên phát bị đẩy về phía vách thứ phát để khép lối thông liên nhĩ. Về mặt giải phẫu, sự bịt lối thông này chỉ bắt đầu xảy ra vào khoảng giữa tuần thứ 6 và tuần thứ 10 sau khi trẻ ra đời.
Sự giảm áp lực máu trong ĐMP làm ngừng sự lưu thông máu qua ống động mạch. Ðồng thời lớp cơ trơn của thành ống động mạch co lại làm hẹp lòng ống. Lớp áo trong của ống động mạch cũng tăng sinh để bịt ống lại. Sự bịt ống về mặt giải phẫu phải sau 3-4 tháng sau khi trẻ ra đời mới hoàn thành, ống động mạch sẽ biến thành dây chằng động mạch.
Ðộng mạch rốn sau 2-3 tháng sẽ xơ hoá biến thành dây treo bàng quang. Tĩnh mạch rốn và ống Arantius sẽ biến thành thành dây chằng tròn của gan.
II. ÐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THỂ SINH LÝ CỦA TIM VÀ MẠCH MÁU
Tim và mạch máu ở trẻ nhỏ có nhiều đặc điểm khác với người lớn. Khi trẻ 12 tuổi trở đi thì cấu tạo và chức năng tim mạch giống với người lớn.
2.1. Tim:
2.1.1. Vị trí:
- Những tháng đầu: tim nằm ngang do cơ hoành cao.
- 1 tuổi: chéo nghiêng, do trẻ biết đi.
- 4 tuổi: thẳng như người lớn, do lồng ngực phát triển.
2.1.2. Trọng lượng:
- Ở trẻ sơ sinh trọng lượng tim bằng 0,9% trọng lượng cơ thể, người lớn bằng 0,5%.
- Tim phát triển nhanh trong 2 năm đầu và trong lứa tuổi dậy thì, sau đó phát triển chậm dần: mới đẻ trọng lượng tim khoảng 20-25 gr, gấp đôi lúc 6 tháng, gấp 3 lúc 1-2 tuổi, gấp 4 lúc 5 tuổi và gấp 6 lần lúc 10 tuổi và gấp 11 lần lúc 16 tuổi.
2.1.3. Hình thể:
- Tim trẻ sơ sinh hơi tròn, sau đó phát triển để bề dài > bề ngang.
- Thành tâm thất phải phát triển chậm hơn thất trái, tỷ lệ bề dày lớn nhất của thành tâm thất trái/tâm thất phải: Thai nhi 7 tháng: tỷ lệ 1/1; 4 tháng: tỷ lệ 2/1; Sơ sinh: 1,4/1; 15 tuổi: 2,8/1.
2.1.4. Cấu tạo mô học của cơ tim:
Cơ tim trẻ em mỏng và ngắn hơn ở người lớn, các thớ cơ nằm sát nhau, mô liên kết ở giữa các thớ cơ và mô đàn hồi phát triển kém. Sợi cơ có nhiều nhân tròn. Tuổi càng lớn số sợi cơ tim càng giảm, trái lại sợi cơ và nhân to thêm, mô liên kết phát triển nhiều hơn, do đó các sợi cơ lại tách rời nhau ra. Cơ tim trẻ em có nhiều mạch máu đảm bảo việc dinh dưỡng tốt cho tim.
2.1.5. Diện tim đối với lồng ngực theo tuổi:


- Ứng dụng lâm sàng:
+ Diện đục tuyệt đối: chọc dò màng ngoài tim.
+ Diện đục tương đối, X quang lồng ngực: giúp xác định tim to, bị đẩy hoặc bị kéo lệch.
2.1.6. Các vị trí van tim:
- Ổ van ĐMC: gồm 2 ổ, ổ ở gian sườn 2 cạnh ức phải và ổ gian sườn 3 cạnh ức trái.
- Ổ van ĐMP : ở gian sườn 2 cạnh ức trái.
- Ổ van 3 lá : ở phần dưới xương ức.
- Ổ van 2 lá : ở gian sườn 5 trái trên đường trung đòn.
2.2. Mạch máu:
- Trẻ càng lớn đường kính tĩnh mạch càng phát triển hơn động mạch.
- Tỷ lệ đường kính động mạch chủ /động mạch phổi thay đổi theo tuổi.
+ < 10 tuổi: động mạch phổi > động mạch chủ.
+ 10-12 tuổi: động mạch phổi = động mạch chủ.
+ Dậy thì: động mạch phổi < động mạch chủ.
- Hệ mao mạch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: phong phú và rộng hơn người lớn do nhu cầu dưỡng khí cao, phát triển nhất trong 2 năm đầu và tuổi dậy thì.
III. CÁC CHỈ SỐ CƠ BẢN VỀ HUYẾT ĐỘNG
3.1. Tiếng tim:
- Trẻ em: tiếng tim nghe rõ và ngắn hơn ở người lớn.
- Trẻ sơ sinh: do thời kỳ tâm thu và tâm trương ngắn nên tiếng tim nghe như nhịp tim thai.
3.2. Mạch:
- Trẻ càng nhỏ, mạch càng nhanh, càng dễ thay đổi (do kích thích, khóc, gắng sức, sốt...).
- Cần lấy mạch lúc ngủ, yên tĩnh, gắng sức, lấy cả 1 phút.
+ Sơ sinh : 140-160 lần/phút.
+ 6 tháng : 130-140 lần/phút.
+ 1 tuổi : 120-130 lần/phút.
+ 5 tuổi : 100 lần/phút.
+ Trên 6 tuổi : 80-90 lần/phút.
+ Người lớn : 72-80 lần/phút.
3.3. Huyết áp động mạch:
- Trẻ càng nhỏ huyết áp động mạch càng thấp.
- Huyết áp tối đa (HATÐ):
+ Sơ sinh = 75 mmHg
+ 3-12 tháng: 75-80 mmHg.
+ Trên 1 tuổi: tính theo công thức Molchanov: HATÐ = 80 + 2n (n = số tuổi).
- Huyết áp tối thiểu (HATT): HATT = HATÐ/2 + 10 mmHg.
3.4. Khối lượng tuần hoàn:
- Sơ sinh: 110-150 ml/kg.
- < 1 tuổi: 75-100 ml/kg.
- > 7 tuổi: 50-90 ml/kg.
3.5. Lưu lượng tim: 3,1 ± 0,4 lít/phút/m2 diện tích cơ thể.

Đau cổ tay và hội chứng De Quervain

au cổ tay và hội chứng De Quervain


Giới thiệu

 Đau vùng cổ tay là 1 dấu hiệu thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có tình trạng viêm của bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái gọi là hội chứng De Quervain. Tình trạng này tương đối thường gặp và gây nên những biểu hiện đau của vùng cổ tay và phần dưới cẳng tay ngay phía trên ngón cái.



Đặc điểm giải phẫu lien quan

Những cấu trúc giải phẫu nào của ngón cái và khớp cổ tay lien quan đến tổn thương này?
Hội chứng De Quervain ảnh hưởng đến hai gân chi phối vận động ngón cái, đó là gân cơ duỗi ngắn ngón cái và gân cơ dạng dài ngón cái.
Hai gân này chi phối 2 động tác rất quan trọng của ngón cái là duỗi và dạng ngón cái. Khi thực hiện động tác, hai gân này trượt đi trượt lại dọc theo bờ bên của khớp cổ tay. Ở vùng cổ tay, cả hai gân trượt trong 1 đường hầm nằm sát đầu dưới của xương quay. Chính vì vậy, một số trường hợp được chẩn đoán nhầm với viêm mỏm trâm quay. Đường hầm này có tác dụng giữ cho gân và chuyển hướng lực thực hiện động tác.
Hai gân trượt trong đường hầm được bao bọc bởi bao hoạt dịch gân, có tác dụng làm trơn để hai gân trượt được dễ dàng. This tunnel is lined with a slippery coating called tenosynovium. Tình trạng viêm của bao hoạt dịch gân và gân dẫn đến hạn chế vận động của gân trong đường hầm gọi là hội chứng De Quervain.

Nguyên nhân

Tại sao lại bị tổn thương này?
Những động tác lặp lại nhiều lần như cầm, nắm, xoay, vặn của cổ tay và ngón cái sẽ là điều kiện thuận lợi để tiến triển tổn thương này. Tình trạng viêm của bao hoạt dịch gân trong đường hầm sẽ dẫn đến sưng nề, cản trở vận động của gân. Các tình trạng tổn thương viêm khớp như thấp khớp, thoái hoá sẽ ảnh hưởng đến tình trạng viêm của bao gân và gân ngón cái. Một số yếu tố thuận lợi khác như chấn thương dẫn đến hình thành các sẹo cũng ảnh hưởng đến sự trượt của gân này.

Các dấu hiệu

Tổn thương này sẽ biểu hiện các dấu hiệu như thế nào?
Khởi đầu, có thể chỉ là các biểu hiện khó chịu  của ngón cái, ngay vị trí cổ tay, có thể là đau. Nếu không được điều trị, triệu chứng đau có thể lan lên cẳng tay và lan xuống ngón cái.
Khi tình trạng ma sát tăng lên, hai gân này có thể cọ xát vào nhau khi di chuyển trong đường hầm dẫn đến các tiếng “ lục cục”. Nếu tình trạng này tiếp tục, có thể sẽ có biểu hiện sưng nề nhẹ vùng cổ tay dọc theo đường hầm, các động tác của ngón cái sẽ bị hạn chế do đau.

Chẩn đoán

Bác sỹ sẽ chẩn đoán bằng cách nào?
Chẩn đoán hội chứng De Quervain thường dựa vào các triệu chứng lâm sang. Phần lớn các trường hợp được chẩn đoán dễ dàng, một số trường hợp cần phân biệt với hội chứng intersection syndrome.
Việc thăm khám tập trung vào vị trí của đường hầm De Quervain hoặc trên vùng gian cốt của cổ tay. Vùng này cách khớp cổ tay khoảng 5 cm. Finklestein test là nghiệm pháp có độ đặc hiệu cao khi chẩn đoán tổn thương này. Nghiệm pháp này được thực hiện bằng cách yêu cầu bệnh nhân nắm ngón cái trong long bàn tay, sau đó nắm các ngón còn lại ôm lấy ngón cái. Sau đó, gập cổ tay lại ở tư thế nghiêng trụ. Nếu triệu chứng đau lan dọc theo ngón cái là dấu hiệu dương tính của nghiệm pháp.

Điều trị

Làm thế nào có thể cải thiện triệu chứng đau?

Điều trị không phẫu thuật

Nếu có thể, bạn nên ngừng lại tất cả các động tác gây đau. Nên có thời gian nghỉ giữa chừng nếu bạn phải thực hiện các động tác lặp đi lặp lại cảu cổ tay. Tránh những động tác phải sử dụng cổ tay lặp đi lặp lại như nắm, duỗi, cầm, xoắn,…Nên để cổ tay ở tư thế trung gian.
Bác sỹ có thể yêu cầu bạn mang 1 cái nẹp để bất động cổ và bàn tay. Nẹp này cho phép bàn tay bạn nghỉ ngơi, tạo thuận lợi để cải thiện các triệu chứng viêm.
Các thuốc điều trị có thể giúp kiểm soát triệu chứng viêm và các triệu chứng đau. Những thuốc này có thể là các thuốc chống viêm giảm đau thong thường như ibuprofen và aspirin.
Nếu các biện pháp này không cải thiện, bác sỹ có thể sẽ đề nghị với bạn kế hoạch điều trị tiêm corticoid tại chỗ vào đường hầm. Thuốc này có tác dụng giảm viêm tại chỗ và có thể cải thiện triệu chứng ngay lập tức.
Việc tập phục hồi chức năng là cần thiết, mục đích chính là giảm hoặc loại trừ nguyên nhân gây viêm gân. Bác sỹ phục hồi chức năng có thể kiểm tra lại công việc của bạn, cách thức bạn sử dụng cổ và bàn tay khi làm việc và gợi ý cho bạn về việc sử dụng cổ tay và bàn tay đúng và hợp lý, tránh tư thế xấu, các động tác để tập luyện và các cách để ngăn ngừa triệu chứng tái phát.

Phẫu thuật

Nếu tất cả các biện pháp trên không hiệu quả, bạn có thể cần đến can thiệp phẫu thuật. Mục tiêu của phẫu thuật là tạo ra nhiều không gian hơn cho gân hoạt động để gân không bị cọ xát vào đường hầm nữa.
Phẫu thuật này có thể thực hiện dưới gây mê toàn thân hoặc tại chỗ.
Bác sỹ sẽ thực hiện đường rạch mở đường hầm  để  loại bỏ tất cả tổ chức xơ bên trong đường hầm và tạo ra nhiều khoảng trống để gân di chuyển. 

Phục hồi chức năng

Sau điều trị, bệnh nhân phải làm gì?

Phục hồi chức năng cho các trường hợp không phẫu thuật

Nếu không cần can thiệp phẫu thuật, triệu chứng của bạn sẽ cải thiện trong vòng 4 –6 tuần. Bạn có thể phải đeo nẹp tiếp tục và hạn chế các vận động có hại đến cổ và bàn tay.

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng. Quá trình này có thể kéo dài vài tháng. Đau và các triệu chứng toàn thân sẽ cẩi thiện sau phẫu thuật nhưng việc sưng nề sẽ còn kéo dài vài tháng sau mổ.
Cắt chỉ sau 14 ngày, luôn giữ tay cao trong thời gian sau mổ. Cử động cổ và bàn tay thường xuyên.
Sau mổ, bạn có thể tham gia phục hồi chức năng. Các bài tập chủ động thường bắt đầu sau khi cắt chỉ và là các bài tập tăng dần biên độ và sức mạnh của các cơ.
Ths Trần Trung Dũng( tổng hợp và lược dịch)

Giới thiệu

 Đau vùng cổ tay là 1 dấu hiệu thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có tình trạng viêm của bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái gọi là hội chứng De Quervain. Tình trạng này tương đối thường gặp và gây nên những biểu hiện đau của vùng cổ tay và phần dưới cẳng tay ngay phía trên ngón cái.



Đặc điểm giải phẫu lien quan

Những cấu trúc giải phẫu nào của ngón cái và khớp cổ tay lien quan đến tổn thương này?
Hội chứng De Quervain ảnh hưởng đến hai gân chi phối vận động ngón cái, đó là gân cơ duỗi ngắn ngón cái và gân cơ dạng dài ngón cái.
Hai gân này chi phối 2 động tác rất quan trọng của ngón cái là duỗi và dạng ngón cái. Khi thực hiện động tác, hai gân này trượt đi trượt lại dọc theo bờ bên của khớp cổ tay. Ở vùng cổ tay, cả hai gân trượt trong 1 đường hầm nằm sát đầu dưới của xương quay. Chính vì vậy, một số trường hợp được chẩn đoán nhầm với viêm mỏm trâm quay. Đường hầm này có tác dụng giữ cho gân và chuyển hướng lực thực hiện động tác.
Hai gân trượt trong đường hầm được bao bọc bởi bao hoạt dịch gân, có tác dụng làm trơn để hai gân trượt được dễ dàng. This tunnel is lined with a slippery coating called tenosynovium. Tình trạng viêm của bao hoạt dịch gân và gân dẫn đến hạn chế vận động của gân trong đường hầm gọi là hội chứng De Quervain.

Nguyên nhân

Tại sao lại bị tổn thương này?
Những động tác lặp lại nhiều lần như cầm, nắm, xoay, vặn của cổ tay và ngón cái sẽ là điều kiện thuận lợi để tiến triển tổn thương này. Tình trạng viêm của bao hoạt dịch gân trong đường hầm sẽ dẫn đến sưng nề, cản trở vận động của gân. Các tình trạng tổn thương viêm khớp như thấp khớp, thoái hoá sẽ ảnh hưởng đến tình trạng viêm của bao gân và gân ngón cái. Một số yếu tố thuận lợi khác như chấn thương dẫn đến hình thành các sẹo cũng ảnh hưởng đến sự trượt của gân này.

Các dấu hiệu

Tổn thương này sẽ biểu hiện các dấu hiệu như thế nào?
Khởi đầu, có thể chỉ là các biểu hiện khó chịu  của ngón cái, ngay vị trí cổ tay, có thể là đau. Nếu không được điều trị, triệu chứng đau có thể lan lên cẳng tay và lan xuống ngón cái.
Khi tình trạng ma sát tăng lên, hai gân này có thể cọ xát vào nhau khi di chuyển trong đường hầm dẫn đến các tiếng “ lục cục”. Nếu tình trạng này tiếp tục, có thể sẽ có biểu hiện sưng nề nhẹ vùng cổ tay dọc theo đường hầm, các động tác của ngón cái sẽ bị hạn chế do đau.

Chẩn đoán

Bác sỹ sẽ chẩn đoán bằng cách nào?
Chẩn đoán hội chứng De Quervain thường dựa vào các triệu chứng lâm sang. Phần lớn các trường hợp được chẩn đoán dễ dàng, một số trường hợp cần phân biệt với hội chứng intersection syndrome.
Việc thăm khám tập trung vào vị trí của đường hầm De Quervain hoặc trên vùng gian cốt của cổ tay. Vùng này cách khớp cổ tay khoảng 5 cm. Finklestein test là nghiệm pháp có độ đặc hiệu cao khi chẩn đoán tổn thương này. Nghiệm pháp này được thực hiện bằng cách yêu cầu bệnh nhân nắm ngón cái trong long bàn tay, sau đó nắm các ngón còn lại ôm lấy ngón cái. Sau đó, gập cổ tay lại ở tư thế nghiêng trụ. Nếu triệu chứng đau lan dọc theo ngón cái là dấu hiệu dương tính của nghiệm pháp.

Điều trị

Làm thế nào có thể cải thiện triệu chứng đau?

Điều trị không phẫu thuật

Nếu có thể, bạn nên ngừng lại tất cả các động tác gây đau. Nên có thời gian nghỉ giữa chừng nếu bạn phải thực hiện các động tác lặp đi lặp lại cảu cổ tay. Tránh những động tác phải sử dụng cổ tay lặp đi lặp lại như nắm, duỗi, cầm, xoắn,…Nên để cổ tay ở tư thế trung gian.
Bác sỹ có thể yêu cầu bạn mang 1 cái nẹp để bất động cổ và bàn tay. Nẹp này cho phép bàn tay bạn nghỉ ngơi, tạo thuận lợi để cải thiện các triệu chứng viêm.
Các thuốc điều trị có thể giúp kiểm soát triệu chứng viêm và các triệu chứng đau. Những thuốc này có thể là các thuốc chống viêm giảm đau thong thường như ibuprofen và aspirin.
Nếu các biện pháp này không cải thiện, bác sỹ có thể sẽ đề nghị với bạn kế hoạch điều trị tiêm corticoid tại chỗ vào đường hầm. Thuốc này có tác dụng giảm viêm tại chỗ và có thể cải thiện triệu chứng ngay lập tức.
Việc tập phục hồi chức năng là cần thiết, mục đích chính là giảm hoặc loại trừ nguyên nhân gây viêm gân. Bác sỹ phục hồi chức năng có thể kiểm tra lại công việc của bạn, cách thức bạn sử dụng cổ và bàn tay khi làm việc và gợi ý cho bạn về việc sử dụng cổ tay và bàn tay đúng và hợp lý, tránh tư thế xấu, các động tác để tập luyện và các cách để ngăn ngừa triệu chứng tái phát.

Phẫu thuật

Nếu tất cả các biện pháp trên không hiệu quả, bạn có thể cần đến can thiệp phẫu thuật. Mục tiêu của phẫu thuật là tạo ra nhiều không gian hơn cho gân hoạt động để gân không bị cọ xát vào đường hầm nữa.
Phẫu thuật này có thể thực hiện dưới gây mê toàn thân hoặc tại chỗ.
Bác sỹ sẽ thực hiện đường rạch mở đường hầm  để  loại bỏ tất cả tổ chức xơ bên trong đường hầm và tạo ra nhiều khoảng trống để gân di chuyển. 

Phục hồi chức năng

Sau điều trị, bệnh nhân phải làm gì?

Phục hồi chức năng cho các trường hợp không phẫu thuật

Nếu không cần can thiệp phẫu thuật, triệu chứng của bạn sẽ cải thiện trong vòng 4 –6 tuần. Bạn có thể phải đeo nẹp tiếp tục và hạn chế các vận động có hại đến cổ và bàn tay.

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng. Quá trình này có thể kéo dài vài tháng. Đau và các triệu chứng toàn thân sẽ cẩi thiện sau phẫu thuật nhưng việc sưng nề sẽ còn kéo dài vài tháng sau mổ.
Cắt chỉ sau 14 ngày, luôn giữ tay cao trong thời gian sau mổ. Cử động cổ và bàn tay thường xuyên.
Sau mổ, bạn có thể tham gia phục hồi chức năng. Các bài tập chủ động thường bắt đầu sau khi cắt chỉ và là các bài tập tăng dần biên độ và sức mạnh của các cơ.
Ths Trần Trung Dũng( tổng hợp và lược dịch)

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Lợi Hại Sinh Mổ

Sinh mổ không còn là khái niệm xa lạ với các bà mẹ hiện đại ngày nay. Sinh mổ - ngay cả khi được bác sĩ chỉ định hay bà mẹ lựa chọn – đang có xu hướng tăng cao như một phương pháp đảm bảo an toàn và việc sanh nở có thể được chủ động kiểm soát.
Tuy nhiên vẫn còn một số các nguy cơ tiềm ẩn mà các mẹ chưa lường hết. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn với Tiến Sĩ, Bác Sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà – Giảng viên bộ môn Sản – Đại Học Y Dược Tp. HCM.
Thưa Bác sĩ, có thể nói sinh mổ đang có xu hướng tăng cao, xin Bác sĩ cho biết tỷ lệ của phương pháp sinh này trên Thế Giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng?TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hà: Theo quy định của WHO, tỷ lệ sinh mổ chỉ được chiếm 10% - 15% tổng số ca sinh. Thế nhưng theo số liệu những năm gần đây tỷ lệ mổ lấy thai tăng cao trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ sinh mổ ở Hà Nội là 31,3%, Hồ Chí Minh là 29,5%, Hải Phòng là 20,4%, Cần Thơ là 19,4%. Tính đến năm 2010, tỷ lệ sinh mổ trên Thế giới đang ở mức báo động, cụ thể là Mexico (44,8%), Hàn Quốc (35,2%), Thụy Sĩ (32,8%), Đức (31,4%), Châu Mỹ La Tinh (30%) đặc biệt ở Trung Quốc tỷ lệ mổ lấy thai rất cao (hơn 50%).Theo Bác sĩ những nguyên nhân nào làm cho tỷ lệ sinh mổ gia tăng nhanh chóng như vậy?TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hà: Với những tiến bộ vượt bậc của y học ngày nay đặc biệt về phương pháp vô cảm rất tốt nên sinh mổ có xu hướng gia tăng vì được biết đến như một phương pháp sinh an toàn và nhanh chóng. Hầu hết các trường hợp sinh mổ là do chỉ định y khoa như ngôi bất thường (ngôi ngang, ngôi mông…) thai to, các bệnh lý liên quan tới thai kỳ như tiền sản giật, nhau tiền đạo, nhau bong non…Với phương pháp mổ lấy thai, các bác sĩ chấm dứt thai kỳ 1 cách nhanh chóng, hạn chế tối đa các sự cố ngoài ý muốn, giảm thiểu tỷ lệ tai biến cho cả sản phụ và thai nhi.Sinh mổ không còn là khái niệm xa lạ với các bà mẹ hiện đại ngày nay. Sinh mổ - ngay cả khi được bác sĩ chỉ định hay bà mẹ lựa chọn – đang có xu hướng tăng cao như một phương pháp đảm bảo an toàn và...Theo quan điểm của các mẹ hiện đại,việc sinh mổ hay sinh thường cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Theo bác sĩ, nhận xét như vậy có chính xác không?TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hà: Nghiên cứu cho thấy, sinh mổ sẽ có những ảnh hưởng không mong đợi đến sức khỏe của trẻ. Trẻ sinh mổ thường bị khò khè, dễ bị suy hô hấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp sau này. Ngoài ra, khả năng bị mắc các bệnh như dị ứng, chàm sữa, hen suyễn của bé trẻ sinh mổ cũng cao hơn trẻ sinh thường do hệ miễn dịch chậm phát tiển hơn và mất nhiều thời gian hơn để hoàn thiện.Bác sĩ có thể giải thích cụ thể nguyên nhân tại sao trẻ sinh mổ lại có những biểu hiện như vậy?TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hà: Khi sinh thường, trẻ sẽ được chui qua ống sinh tự nhiên của mẹ (âm đạo) nên được nuốt các vi khuẩn có lợi tại đây. Các lợi khuẩn này có tác dụng kích thích hệ vi sinh đường ruột của trẻ, nơi chứa hơn 70% tế bào miễn dịch của toàn cơ thể, từ đó giúp hoàn thiện hệ miễn dịch. Trẻ sinh mổ không được trải qua điều kiện thuận lợi ban đầu này nên bị ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của hệ miễn dịch. Hơn nữa, mẹ sinh mổ thường lên sữa chậm và phải sau từ 4 đến 5 giờ cách ly mới được cho bé bú, trong khi sữa non của mẹ rất giàu dinh dưỡng và chứa nhiều kháng thể cho trẻ giúp trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch. Đây chính là hai nguyên nhân chính khiến trẻ sinh mổ chậm hoàn thiện hệ miễn dịch so với trẻ sinh thường. Trong khi một em bé sinh thường mất 10 ngày để hoàn thiện hệ miễn dịch thì bé sinh mổ phải mất đến 6 tháng cho một hệ miễn dịch hoàn thiện.Hơn nữa, trẻ sinh mổ không đi qua đường sinh bình thường do vậy trẻ không được đẩy từ buồng tử cung xuống âm đạo nhờ các cơn co và trẻ không chui qua ống âm đạo nên lồng ngực của trẻ không bị ép chặt và đẩy hết nước ối tại đường hô hấp (phổi, khí phế quản) ra ngoài, điều này có thể gây ra tồn dịch trong phổi dẫn đến hội chứng “chậm hấp thu dịch phổi” dễ gây suy hô hấp cấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp sau này. Thời gian theo dõi ở bệnh viên lâu hơn trẻ sinh thường cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sinh mổ, do hệ miễn dịch vẫn còn chưa hoàn thiện mà phải tiếp xúc với nhiều vi khuẩn và mầm bệnh ở môi trường bệnh viện.
Như vậy thì các mẹ nên làm gì để giúp trẻ sinh mổ phát triển khoẻ mạnh thưa bác sĩ?TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hà: Theo khuyến cáo của tổ chức UNICEF, mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất chứa nhiều kháng thể, giúp trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch. Trong trường hợp nào cũng nên nhanh chóng cho trẻ bú sữa mẹ càng sớm càng tốt, nhất là sữa non trong những ngày đầu sau sinh. Mẹ cũng chú ý giữ gìn vệ sinh khi chăm sóc trẻ vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện ở giai đoạn đầu đời, dễ bị ảnh hưởng bởi các vi khuẩn gây hại. Trong trường hợp được chỉ định sử dụng sữa công thức, mẹ nên chọn loại sữa có chứa công thức lcFOS & scGOS – một chất xơ hòa tan - là thức ăn cho hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ giảm tỉ lệ nhiễm trùng và nguy cơ dị ứng.Xin cảm ơn TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hà về những chia sẻ thật hữu ích cho các mẹ sinh mổ.

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Thai kỳ có 3 mốc siêu âm 4D hả mẹ bầu?

Siêu âm màu 4D nhiều không tốt cho thai nhi, chỉ nên siêu âm đúng những mốc quan trọng 12, 22, 32 tuần. Ở ngoài các bà bầy còn chỉ thấy trong quá trình mang thai siêu âm có 2 lần thôi.

Siêu âm màu 4D nhiều không tốt cho thai nhi, chỉ nên siêu âm đúng những mốc quan trọng 12, 22, 32 tuần. Ở ngoài các bà bầy còn chỉ thấy trong quá trình mang thai siêu âm có 2 lần thôi.
[links()]
Chẳng là mới đây, em bị chậm kinh hơn 1 tháng liền. Em cứ ngỡ là bị stress nên nguyệt san chậm về, nào ngờ em dính bầu ngoài ý muốn các mẹ ạ.
Vợ chồng em đang định kế hoạch thêm 1 năm nữa để phấn đấu làm ăn và để kinh tế ổn định. Vậy mà chắc thời gian gần đây, anh xã đeo bao cao su vài lần có sự cố nên thành ra bị nhỡ bầu bí. Kể ra như vậy thì 2 vợ chồng em cũng mắn nhỉ?
Ngày mới đây nhất, em thấy nghi nghi nên chạy ra hiệu thuốc mua liền 2 que thử thai về test. Nào ngờ, test que thử đầu đã thấy 2 vạch đỏ chót hiện lên. Không tin được vì sợ có sự cố que thử bị hỏng, em thử nốt que thử kia và cũng cho kết quả tương tự.
Vì mới mang bầu nên em vẫn chưa có các dấu hiệu khác như ốm nghén, ngực thâm đen hay buồn ngủ gì cả. Chủ nhật tuần trước, em được chồng đưa đi khám thai. Tại đây, sau khi bác sĩ khám xong bác sĩ kết luận em đang ở thai tuần thứ 12 và đã tiến hành siêu âm 4D màu cho em.
Ảnh MH
Bác sĩ phòng khám này bảo rằng, thai kỳ có 3 mốc cần phải siêu âm 4D. Siêu âm 4D rất quan trọng với các bà bầu khi mang thai ở tuần thứ 12, 22, 32 tuần.
Ban đầu, vì không biết tầm quan trọng của siêu âm màu 4D nên em cứ sợ siêu âm hại cho thai nhi và nằng nặc dòi siêu âm đen trắng. Tuy nhiên bác sĩ phòng khám này bảo rằng, thai kỳ có 3 mốc cần phải siêu âm 4D. Siêu âm 4D rất quan trọng với các bà bầu khi mang thai ở tuần thứ 12, 22, 32 tuần.
Ngoài các tuần quan trọng kể trên bà bầu cần phải nhất nhất đến các nơi khám thai để đăng ký khám siêu âm màu 4D. Điều này giúp bác sĩ phát hiện được những dị tật thai nhi cần thiết cũng như xác định độ mờ da gáy. Tất cả các tuần thai kỳ khác, bà bầu chỉ cần siêu âm màu 3D hoặc thậm chí siêu âm đen trăng hay có thể không cần phải thực hiện siêu âm thai kỳ cho đến lúc trước khi nhập viện sinh nở.
Nghe bác sĩ chỉ định như thế, mình thấy băn khoăn quá. Không biết bác sĩ chỉ định cho mình có đúng không? Mình nghĩ 3 lần siêu âm màu 4D hơi ít nhỉ? Lúc trước chị gái mình bầu bí rất hay phải đi siêu âm thường xuyên. Mà lần nào chị ấy cũng siêu âm màu luôn. Vì thế mình chưa thấy yên tâm lắm.
Nhưng anh xã em thì cứ gạt lo lắng của em đi. Anh thậm chí còn nói, siêu âm màu 4D nhiều không tốt cho thai nhi. Tốt nhất là chỉ nên siêu âm đúng chỉ định của bác sĩ và siêu âm đúng những mốc quan trọng 12, 22, 32 tuần thôi. Anh xã mình cũng nói, đọc nhiều sách báo chỉ thấy trong quá trình mang thai siêu âm có 2 lần thôi.
Liệu những chỉ định của bác sĩ về 3 mốc siêu âm 4D có yên tâm không hả các mẹ? Và siêu âm màu có hại gì cho sức khỏe của mẹ và bé sau này không?
  • Liên Thanh

RỐI LOẠN TÌNH DỤC

Khi nói đến tình yêu và hôn nhân hạnh phúc, không thể không nhắc đến tình dục. Tình dục không đơn thuần chỉ là sự thỏa mãn và duy trì nòi giống, nó còn mang lại nhiều lợi ích như giảm căng thẳng, tạo cảm giác hạnh phúc. Tình dục là chuyện riêng tư của hai người, và cũng là một cái thú, giống như chuyện ăn uống vậy. Ăn còn có lúc mất ngon, huống chi chuyện “chẳng học mà biết” này.
RLTD xãy ra cả nam & nữ | Rối loạn tình dục nữ
Trục trặc tình dục hiếm khi nguy hại đến sucứ khỏe chung, nhưng có thể có những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng, làm mất hạnh phúc gia đình. Đây là vấn đề thường gặp ở các cặp vợ chồng trong mọi độ tuổi. Theo một số nghiên cứu, hơn một nữa cặp vợ chồng “mất vui” ở một thời điểm nào đó trong đời. Y học dung từ “rối loạn tình dục” để chỉ chung cho bất kỳ trục trặc nào làm cho một hay cả hai vợ chồng không hưởng vui thú trọn vẹn chuyện chăn gối.
Theo Hội Tâm Thần Học Hoa Kỳ (DSM-IV,1994), rối loạn tình dục bao gồm các nhóm sau:
- Rối loạn ham muốn tình dục, bao gồm: giảm ham muốn tình dục, ác cảm với tình dục.
- Rối loạn kích thích tình dục, bao gồm: rối loạn kích thích tình dục nữ, rối loạn cương ở nam
- Rối loạn cực khoái, bao gồm: rối loạn cực khoái nữ, rối loạn cực khoái nam, xuất tinh sớm ở nam.
- Rối loạn cảm giác đau tình dục, bao gồm: đau khi giao hợp và co thắt âm đạo.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (1974): “Có những quyền cá nhân cơ bản, bao gồm quyền có sức khoẻ tình dục, và khả năng hưởng thụ và kiểm soát hành vi tình dục và sinh sản phù hợp với đạo đức xã hội và cá nhân”, còn theo Uỷ ban Huấn luyện Quốc tế về Sức khoẻ Tình dục Nam (International Education Council on Male Sexual Health), 2001: “Những người bị rối loạn tình dục đều có quyền được chẩn đoán và điều trị thích hợp”
Do ảnh hưởng của nền văn hoá phương Đông (kín đáo, vì gia đình hơn là bản than), đặc điểm kinh tế xã hội (nghèo, sống chung trong nhà chật, thiếu thong tin) như ở Việt Nam hiện nay, lạc thú tình dục được đặt dưới mục tiêu xây dựng gia đình no đủ, con cái thành đạt.
Do vậy, vẫn còn ít người than phiền về rối loạn tình dục.

RỐI LOẠN TÌNH DỤC

Khi nói đến tình yêu và hôn nhân hạnh phúc, không thể không nhắc đến tình dục. Tình dục không đơn thuần chỉ là sự thỏa mãn và duy trì nòi giống, nó còn mang lại nhiều lợi ích như giảm căng thẳng, tạo cảm giác hạnh phúc. Tình dục là chuyện riêng tư của hai người, và cũng là một cái thú, giống như chuyện ăn uống vậy. Ăn còn có lúc mất ngon, huống chi chuyện “chẳng học mà biết” này.
RLTD xãy ra cả nam & nữ | Rối loạn tình dục nữ
Trục trặc tình dục hiếm khi nguy hại đến sucứ khỏe chung, nhưng có thể có những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng, làm mất hạnh phúc gia đình. Đây là vấn đề thường gặp ở các cặp vợ chồng trong mọi độ tuổi. Theo một số nghiên cứu, hơn một nữa cặp vợ chồng “mất vui” ở một thời điểm nào đó trong đời. Y học dung từ “rối loạn tình dục” để chỉ chung cho bất kỳ trục trặc nào làm cho một hay cả hai vợ chồng không hưởng vui thú trọn vẹn chuyện chăn gối.
Theo Hội Tâm Thần Học Hoa Kỳ (DSM-IV,1994), rối loạn tình dục bao gồm các nhóm sau:
- Rối loạn ham muốn tình dục, bao gồm: giảm ham muốn tình dục, ác cảm với tình dục.
- Rối loạn kích thích tình dục, bao gồm: rối loạn kích thích tình dục nữ, rối loạn cương ở nam
- Rối loạn cực khoái, bao gồm: rối loạn cực khoái nữ, rối loạn cực khoái nam, xuất tinh sớm ở nam.
- Rối loạn cảm giác đau tình dục, bao gồm: đau khi giao hợp và co thắt âm đạo.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (1974): “Có những quyền cá nhân cơ bản, bao gồm quyền có sức khoẻ tình dục, và khả năng hưởng thụ và kiểm soát hành vi tình dục và sinh sản phù hợp với đạo đức xã hội và cá nhân”, còn theo Uỷ ban Huấn luyện Quốc tế về Sức khoẻ Tình dục Nam (International Education Council on Male Sexual Health), 2001: “Những người bị rối loạn tình dục đều có quyền được chẩn đoán và điều trị thích hợp”
Do ảnh hưởng của nền văn hoá phương Đông (kín đáo, vì gia đình hơn là bản than), đặc điểm kinh tế xã hội (nghèo, sống chung trong nhà chật, thiếu thong tin) như ở Việt Nam hiện nay, lạc thú tình dục được đặt dưới mục tiêu xây dựng gia đình no đủ, con cái thành đạt.
Do vậy, vẫn còn ít người than phiền về rối loạn tình dục.

vá màng trinh hết bao nhiêu tiền

Vá Màng Trinh Hết Bao Nhiêu Tiền

Các bạn lỡ lầm và muốn quên đi quá khứ không vui để từ nay bắt đầu làm lại từ đầu.
Có nhiều hoàn cảnh khác nhau, lý do khác nhau mà tôi không tiện kể ra. Bởi nhiều người đi tìm dịch vụ này với tâm trạng hết sức hoang mang và lo lắng. Có người muốn tìm cái chết sau khi bị người yêu ruồng bỏ khi đã trót lỡ trao thân. Có người do bị xâm hại,....

Để biết Vá Màng Trinh Hết bao Nhiêu Tiền vui lòng nhắn tin vào số 01266200777 gặp chị Kim (không ghi ra vì ngại!) Hoặc chat yahoo: giá 1500.000 đ


Rất nhiều hoàn cảnh đưa các bạn trẻ dẫn đến việc bị rách màng trinh. Tuy nhiên không ở trong chăn làm sao biết có rận! Không ở trong hoàn cảnh của người ta thì làm sao biết được nổi đau của người ta. Tôi từng tiếp xúc với các cô gái trong tâm trạng hoang mang như vậy. Nhiều bạn quyết cự tuyệt người yêu chỉ vì nghĩ rằng mình không xứng đáng. Để rồi bao nỗi buồn liên tiếp xảy ra cũng từ điều đó. Để lại trong lòng cô gái niềm đau quá lớn và lo sợ về tương lai phía trước.
Các cô không dám trãi lòng tâm sự cùng ai. Coi như đó là nỗi đau sâu thẳm trong tâm hồn của người con gái bị vùi dập trước phong ba của cuộc sống trong khi mình còn non nớt quá ngây thơ và nhìn đời bằng đôi mắt màu hồng.


Thế rồi bị bế tắt trong cuộc sống và mất niềm tin vào tương lai mới lên mạng gởi tâm sự, ưu phiền của mình cho người bạn mà các bạn ấy tin tưởng.
Tôi đã trãi lòng đón nhận và thông cảm cho các bạn ấy. Khuyên nhủ để các bạn tự tin hơn về tương lai phía trước còn dài. Đừng nghĩ rằng mình không còn gì để mất để rồi sống buông thả không còn ranh giới và điểm dừng lại. Để rồi một lúc nào đó quay lưng nhìn lại thì thấy mình đã trượt một cú trượt quá dài để rồi hối tiếc trong vô vọng.
Khi mà tuổi trẻ đã qua đi, nét xuân thì không còn và bao lỗ hỏng trong cuộc sống khiến các bạn khó quay đầu lại để lấy hết can đảm làm lại từ đầu.
Một số các bạn đã lấy hết can đảm lên google gõ 'vá màng trinh giá bao nhiêu tiền' bởi các bạn còn trẻ muốn làm lại. Tuy nhiên vì còn trẻ và khá non nớt nên về vấn đề tài chính là sự lo lắng hàng đầu của các bạn trẻ. Tiếp đến là lo dịch vụ có an toàn không. Nó diễn ra như thế nào?....
 

Màng trinh bị rách có thể liền lại không? Màng trinh bị rách có thể liền lại không?

Bác sĩ bảo khi nằm hay hoạt động không được dang chân rộng, chịu khó khép chân thì màng trinh bị rách sẽ khít và liền lại.

Em năm nay 25 tuổi và cũng đang chuẩn bị kết hôn. Chúng em yêu nhau được gần 6 năm. Trong khoảng thời gian yêu, chúng em đã từng quan hệ. Trong một lần quan hệ không để ý, em cảm nhận anh ấy " đã đi vào em" nhưng chưa vào hẳn bên trong. Em đã rất lo lắng. Sự việc đó diễn ra cách đây 3 năm.

Sau khi bị như vậy, em đã tới phòng khám tư để kiểm tra màng trinh còn hay mất. Bác sĩ ở phòng khám tư nói rằng, em bị rách một chút màng trinh. Em nghĩ màng trinh không lớn để mất đi một ít như vậy. Em băn khoăn nhưng lại không đi kiểm tra thêm ở phòng khám khác.

Bác sĩ dặn thêm rằng, khi nằm hay hoạt động không được dang chân rộng, chịu khó khép lại thì màng trinh bị rách sẽ tự liền. Em không tin điều đó lắm.

Cho em hỏi, bác sĩ ấy nói vậy có đúng không? Liệu em còn trinh hay đã mất? (MeoMup)

TY_quanhe.jpg
Màng trinh có thể rách hết hoặc rách một ít trong lần quan hệ đầu tiên. (Ảnh minh họa)
Trả lời

Chào em

Xã hội cho dù có ngày càng hiện đại, tân tiến bao nhiêu thì vấn đề trinh tiết của người phụ nữ vẫn được khá nhiều người quan tâm. Đó cũng chính là lý do tại sao bạn lại muốn giữ mình cho đến khi kết hôn và bạn đã băn khoăn khi được biết màng trinh của mình bị rách một ít.

Thực ra, màng trinh là một màng tròng nằm cách cửa âm đạo 2-3 cm nên nó rất dễ bị rách khi có vật cứng tác động vào. Mặc dù màng trinh bị rách trong lần quan hệ tình dục đầu tiên nhưng cũng có khi màng trinh bị rách do ngã xe đạp, va đập mạnh, thủ dâm bằng tay hoặc vật dụng khác, dùng tampon... Vì vậy, không thể dựa vào chuyện màng trinh bị rách để kết luận chắc chắn người phụ nữ đã có quan hệ tình dục hay chưa.

Độ dày - mỏng của màng trinh ở mỗi phụ nữ không giống nhau, có người có màng trinh mỏng, có người có màng trinh dày (quan hệ tình dục vài lần mới rách). Tuy nhiên, màng trinh có đặc điểm là có rất nhiều mạch máu cực nhỏ đan vào nhau nên thông thường, khi màng trinh bị rách sẽ có một chút máu kèm theo.

Khi màng trinh bị rách, một số chị em có cảm giác rất đau nhưng cũng có chị em không thấy đau. Cơn đau này cũng phụ thuộc vào độ dày mỏng của màng trinh và mức độ màng trinh bị rách: rách một ít hay rách hết.

Vậy nên, có thể trong lần quan hệ "vô tình" như em nói, bạn trai em đã "vào trong" nhưng chưa chạm mạnh vào màng trinh nên màng trinh của em mới bị rách một ít. Có thể đó là lý do em cũng không cảm thấy đau và chảy máu sau khi quan hệ.

Tuy nhiên, màng trinh một khi đã bị rách thì không thể liền lại được như vị bác sĩ kia đã nói, cho dù em có khép chân chặt đến mấy đi chăng nữa. Khi đã có quan hệ tình dục thì không chỉ màng trinh rách mà âm đạo cũng giãn ra. Nếu quan hệ nhiều lần thì âm đạo giãn nhiều, dẫn tới lỗ rách nơi màng trinh sẽ rộng hơn.

Để biết chính xác màng trinh của em bị rách ở mức nào, em nên đến bệnh viện chuyên về sản khoa hoặc khoa sản của các bệnh viên có uy tín để khám nhé. Chỉ có bác sĩ sau khi xem xét kĩ lưỡng mới có thể có kết luận chính xác tình trạng màng trinh của em.

Chúc em vui vẻ!

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Y khoa, cảm tính và lý tính

Chăm sóc thì cần tình thương và sự ân cần, còn cứu chữa thì đòi buộc lý trí tỉnh táo. Công chúng luôn tán dương sự ân cần đầy tình cảm trong chăm sóc, nhưng mấy ai hiểu được khía cạnh lý tính lạnh lùng khi cứu chữa. Và con người y khoa, không phải khi nào cũng duy trì được sự cân bằng cần thiết giữa lý tính và cảm tính khi hành nghề.

Y khoa, cảm tính và lý tính 1
 
Hai cách nhìn trái ngược
S. là một đồng nghiệp trẻ của tôi. Cậu ấy thông minh, lễ phép, lại chịu khó đọc sách. Đàn em như vậy, ai mà không thương? Nên tôi đã dành hết sức mình để kèm cặp S., với tình huynh đệ mang tính truyền thống của ngành Y. S. sẽ là một thầy thuốc tài năng, nếu cậu ta không có một khuyết điểm chết người: nhạy cảm thái quá! Cậu ta run bần bật khi chọc dò tuỷ sống, vã mồ hôi như tắm (và như... bệnh nhân) khi khám một ca nặng, thậm chí rươm rướm nước mắt khi thấy bệnh nhân đau quằn quại. Do đó, mặc dù quý gã đàn em thông minh, hiếu học, không ít đàn anh đã gắt gỏng, quát tháo S. trong những đêm trực bệnh viện. Dưới mắt đàn anh, S. là một thầy thuốc “gà mờ” vì đã để quá nhiều cảm xúc chi phối việc hành nghề của mình. Ngược lại, nhiều bệnh nhân và gia đình của họ không ngớt lời khen ngợi S. như một thầy thuốc trẻ, giàu y đức và “không vô cảm”, biết chia sẻ nỗi đau của đồng loại. Không ai biết, trong cái sự tình cảm của bác sĩ S., luôn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro nghề nghiệp.

Bệnh viện đâu phải sân khấu

Dù đọc từ năm thứ tư đại học, tôi vẫn chưa quên những lời căn dặn được viết trong một giáo trình nhi khoa của đại học Y Johns Hopkins: “Khi bệnh nhân của mình ra đi, không một người thầy thuốc nào không cảm thấy đau buồn. Nhưng nhiệm vụ tiên quyết của người thầy thuốc là phải gác nỗi đau buồn của bản thân lại, cho đến khi những nhu cầu của gia đình và bệnh nhân đã được giải quyết!”. Lời căn dặn đó, quả thực đã làm cho y khoa trở thành một nghề tuy đẹp đẽ, nhưng vô cùng khó nhọc. Một cách chuyên nghiệp, sinh viên y khoa phải được huấn luyện để biết kiềm chế cảm xúc, không để cảm xúc chi phối khi hành nghề. Một bác sĩ lành nghề sẽ không hốt hoảng, không run rẩy, không hớt hơ hớt hải, không phí thời gian ân cần... khi bệnh nhân trở nặng. Người bác sĩ đó phải tỉnh táo, thậm chí lạnh lùng để nhanh chóng giải bài toán cấp cứu trong đầu mình, càng nhanh càng tốt. Không có chỗ cho cảm xúc ở đây! Càng nhiều cảm xúc chi phối, con người đang thoi thóp trước mặt càng ít có cơ may được cứu sống. Những thầy thuốc lâu năm đều biết rõ sự lúng túng, rối trí của bản thân khi trực tiếp cứu chữa cho chính người thân của mình.

Tiếc thay, đôi khi sự tỉnh táo nghề nghiệp tối cần thiết đó lại bị ném đá dưới hai từ “vô cảm”. Ít người hiểu rằng, nghĩa vụ cao nhất của người thầy thuốc vẫn là cứu chữa, hơn là biểu lộ cảm xúc. Bệnh viện không phải là sân khấu, nên cách biểu lộ cảm xúc của người thầy thuốc đôi khi không phù hợp với lòng mong đợi của công chúng. Một công chúng đã mệt mỏi vì sự quá tải triền miên ở các bệnh viện, vì nghi hoặc với một nền y tế còn quá nhiều tiêu cực và nhũng nhiễu. Cộng thêm với những thông tin, không phải khi nào cũng khách quan và công bằng từ giới truyền thông, một số người trong đám đông ấy, hoàn toàn thừa bạo lực và hiếu sát để đập phá bệnh viện, đâm chết nhân viên y tế… Tất nhiên, thái độ chuyên nghiệp, không bộc lộ cảm xúc không đồng nghĩa với sự bỏ mặc, thô lỗ, kém lễ độ, hách dịch, vòi vĩnh... rất đáng bị nguyền rủa, khinh ghét. Công chúng hoàn toàn có lý, và có quyền mạt sát những thái độ như thế. Nhưng lắm khi, có những tình huống mà ngay chính những bậc tôn sư vẫn phải lưỡng lự khi phán quyết đúng sai. Y khoa là hữu hạn, con người y khoa cũng thế. Càng lâu năm trong nghề, càng thấu hiểu điều đó, một thầy thuốc có tư cách sẽ rất thận trọng khi nói về những rủi ro của đồng nghiệp. Chỉ có những thầy thuốc kém cỏi về chuyên môn và tự ti về nhân cách mới cao giọng chỉ trích một đồng nghiệp không may. Vì ai dám chắc y nghiệp của mình sẽ không tì vết sai sót, lỡ lầm?

Do đó, phán quyết về số phận của một người thầy thuốc rủi ro nào đó phải đến từ một hội đồng các chuyên gia y tế độc lập, khách quan, có uy tín về chuyên môn. Không thể chôn sống một thầy thuốc không may mà chỉ dựa vào cảm tính, “nghe kể”, “nghe đồn” hay một vài mẩu tin đầy ác ý. Hãy nhớ lại cái chết do quá liều thuốc an thần của siêu sao nhạc pop Michael Jackson. Cho đến khi được toà kết tội ngộ sát sau một cuộc điều tra độc lập, nghiêm túc, nhiệm vụ của báo chí chỉ là đưa tin, không bình luận chuyên môn, không phân tích bệnh án, không giật tít đầy ác ý… Và trong hàng triệu triệu người ái mộ Michael Jackson, không thấy ai đòi trả thù bác sĩ Conrad Murray cả. Rõ ràng, những thông tin đầy ác cảm và thù nghịch, khi được gieo trồng trên một nền tảng đang cổ suý việc “mắt đền mắt, răng đền răng”, việc chém giết nhau từ một cái nhìn là điều dễ hiểu, nói chi đến việc “hạ thủ” thầy thuốc trong bệnh viện.

Càng không phải là sàn đấu

Ở Mỹ, vì khả năng lây nhiễm bệnh từ bệnh nhân hay các nguy cơ sinh học khác, nghề thầy thuốc được xếp vào một nghề nguy hiểm, bên cạnh nghề cứu hoả, cảnh sát. Sự nguy hiểm ấy, chắc không thấm tháp gì nếu cộng thêm cái hoạ bị hành hung, bị giết chết của người thầy thuốc Việt Nam. Không thể, và không bao giờ có một nền y khoa tiến bộ, nhân bản mà được xây dựng trên lòng thù hận, nghi kỵ. Điều ấy, chỉ gây tổn hại cho cả hai bên, y giới lẫn bệnh nhân. Vì vậy, hoàn toàn xác đáng khi công chúng luôn mong đợi từ nhân viên y tế một thái độ thấu cảm, chia sẻ. Và hữu lý không kém, khi những nhân viên y tế đó cũng cần sự thấu hiểu, khoan thứ cho những sai sót, bất trắc trong nghề nghiệp gian nan của mình, thay cho thái độ miệt thị, lấy ân trả ân, oán đền oán vẫn thấy!

Y khoa là khoa học của sự sống. Khoa học ấy là bất toàn. Khoa học ấy, từ thời cổ đại đã phải ngậm ngùi nhìn lại những thất bại của mình, từ sự chết của những đồng loại không may, để học cách đẩy lùi cái chết cho những người sau. Nếu không, câu cách ngôn cổ xưa mà người ta viết trong nhà xác bệnh viện – “Mortui vivos docent!” (người chết dạy kẻ sống) – mãi mãi là điều vô nghĩa.

Vụ việc bác sĩ bệnh viện Hà Tĩnh bị hành hung: Bình tĩnh nghĩ lại

Vụ việc bác sĩ bệnh viện Hà Tĩnh bị hành hung: Bình tĩnh nghĩ lại

Thứ Năm, 17/10/2013 20:28
Thời gian qua, cộng đồng mạng xôn xao về vụ người nhà bệnh nhân hành hung thầy thuốc tại bệnh viện Hà Tĩnh nhưng do bận rộn hôm nay mới có đôi lời chia sẻ cùng cộng đồng mạng.
Vụ việc bác sĩ bệnh viện Hà Tĩnh bị hành hung: Bình tĩnh nghĩ lại 1
Người nhà bệnh nhân ở Hà Tĩnh đã xông vào tấn công các y bác sỹ và đập phá phòng cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh. Hậu quả, 4 y bác sỹ bị đánh trọng thương, nhiều tài sản có giá trị bị hư hỏng, trong đó có một chiếc máy sốc tim trị giá hàng trăm triệu đồng. Lực lượng công an phải tới bảo vệ cho các y bác sĩ. Ảnh: NLĐ.
Theo tôi vụ việc trên cần được xem xét thành 2 vấn đề riêng biệt:
Thứ nhất, bệnh nhân mất sau khi tiêm thuốc. Đây là vấn đề chuyên môn cần được xem xét nghiêm túc dưới góc độ chuyên môn: chỉ định, phát hiện, chất lượng cấp cứu, hồi sức, chất lượng thuốc… Sốc phản vệ mặc dù hiếm gặp nhưng chưa có cách nào tránh được 100%. Thử test trước khi tiêm hầu như không có tác dụng vì sốc có thể xảy ra ngay cả khi thử test nên không còn được khuyến cáo.
Thứ hai, việc người nhà đánh đập thầy thuốc có 2 luồng ý kiến:
- Cộng đồng đa số lên án cán bộ y tế
- Cán bộ y tế thấy bị xúc phạm, tủi nhục…
Việc cộng đồng không đứng về phía các thầy thuốc là dễ hiểu vì gần đây nhiều vụ việc không hay trong ngành y liên tiếp xảy ra. Đâu đó còn có các bác sĩ hành nghề không đúng với đạo đức nghề nghiệp tạo nên một hình ảnh phản cảm chung về ngành y tế.
Tuy nhiên việc thầy thuốc vô cớ bị đánh đập, bị làm nhục trong khi đang thi hành công vụ lại không nhận được sự đồng cảm của cộng đồng, người đánh đập thầy thuốc, đập phá bệnh viện không bị lên án là một biểu hiện nguy hiểm của đạo đức xã hội.
Thầy thuốc và Thầy giáo là hai người Thầy được tôn trọng nhất theo truyền thống văn hóa và đạo đức của người Việt Nam. Nhưng khi ngay cả những người Thầy này cũng không còn được tôn trọng thì ai và cái gì còn được tôn trọng?
Hành động hành hung thầy thuốc là cách ứng xử trong một xã hội mà pháp luật không được tôn trọng. Gần đây báo chí lên án rất nhiều cách hành xử theo kiểu luật rừng khi xảy ra va chạm xích mích như đâm chém, bắn nhau… nhưng tại sao hành động hành hung thầy thuốc theo kiểu luật rừng như vậy lại không bị lên án?
Phong bì là vấn đề được cộng đồng lên án rất nhiều. Tuy nhiên đây đâu phải là vấn đề riêng của ngành y tế. Mặc dù không ai cân đo đong đếm nhưng biết đâu phong bì dùng trong ngành y tế lại là nhẹ nhất và mỏng nhất?
Một giáo sư đáng kính có lần đã vỗ vai tôi bảo: cậu tưởng nhận phong bì là sướng lắm sao! Nhục lắm chứ! Ông kể có lần một bệnh nhân từ nông thôn ra lần mãi từ cạp quần lấy ra mấy chục nghìn dúi vào túi áo blouse của ông, mắt lấm lét nhìn quanh thầm thì: Bác cứ nhận đi không ai nhìn thấy đâu mà sợ! Họ xem mình cứ như là đi ăn cắp vậy!
GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm