Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Bộ trưởng Y tế: 'Tôi không nghĩ đến từ chức lúc này'

Bộ trưởng Y tế: 'Tôi không nghĩ đến từ chức lúc này'

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói giờ là lúc tập trung để cứu sống các bé mắc sởi nên không phải là thời điểm nghĩ đến chuyện từ nhiệm. 
"Tại sao không phải lúc này?", Bộ trưởng Y tế nhắc lại câu hỏi của báo chí về việc từ chức tại buổi họp báo thường kỳ do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều  29/4, và trả lời: "Vì giờ là lúc ngành y tế tập trung cao nhất để giành giật sự sống cho các bé. Tôi chỉ mong mỗi ngày trôi qua đừng có thêm cháu nào ra đi vì sởi, bởi vẫn còn 29 cháu đang nguy kịch".
Theo Bộ trưởng, trong mỗi nỗi đau thì người mẹ bao giờ cũng chịu phần đau đớn nhiều nhất. Và để không có thêm một người mẹ nào phải mất con vì dịch sởi, ngành y đang dồn hết sức lực, bằng chứng là các bác sĩ hiện không có ngày nghỉ để tập trung tuân thủ các nguyên tắc giảm tử vong, tiếp tục tuyên truyền nhằm đạt tỷ lệ cao trẻ tiêm chủng.
t7x500-9212-1398093109-9768-1398783283.j
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trong một buổi họp báo về dịch sởi. Ảnh: Quý Đoàn.
Bộ trưởng Tiến nói rằng, với tư cách người đứng đầu ngành y, bà còn nhiều việc phải làm mà từ đầu nhiệm kỳ đã đề ra, với 7 nhiệm vụ liên quan tính mạng người dân như giảm tải bệnh viện, bảo hiểm y tế… "Nếu mình làm hết sức, với đam mê và trách nhiệm mà đến lúc nào đó cấp trên hay theo quy trình cán bộ không cho phép mình làm nữa thì tôi sẽ quay về công việc nào đó, miễn vẫn có ích cho đời", bà nói thêm.
Khi được hỏi về bài học kinh nghiệm qua trận dịch khiến gần 130 trẻ tử vong, Bộ trưởng Tiến thừa nhận đó là công tác truyền thông. Đây cũng là vấn đề mà Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Y tế rút kinh nghiệm. "Công tác tuyên truyền thiếu sót ở 2 việc, một là tuyên truyền chưa tốt dẫn đến tỷ lệ trẻ đi tiêm chủng đạt tỷ lệ thấp; hai là chưa kịp thời đưa ra cảnh báo để bệnh viện tuyến dưới dồn về viện Nhi trung ương gây nên tình trạng quá tải và lây chéo khiến tỉ lệ tử vong tập trung ngay tại viện đầu ngành", bà Tiến giải thích.

Cách phân biệt bệnh sởi và cúm

hời điểm hiện nay, điều kiện thời tiết đang là điều kiện thuận lợi cho virus sởi lưu hành và gây bệnh. Theo thống kê của Bộ Y tế, riêng tháng 1/2014, đã có 241 trường hợp mắc bệnh sởi ở 24 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu tại 4 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang và Yên Bái. Hiện đã có 3 trường hợp tử vong, tại Hà Nội (1 trường hợp) và Yên Bái (2 trường hợp).
Cùng thời điểm này, nguy cơ dịch bệnh cúm lây truyền từ gia cầm sang người diễn biến phức tạp. Từ tháng 1/2014, cả nước đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do cúm A (H5N1). Điều đáng nói là triệu chứng của bệnh sởi và cúm có nhiều điểm giống nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt 2 loại bệnh này?
Cách phân biệt giữa bệnh sởi và bệnh cúm
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương) cho biết: bệnh cúm và sởi đều có chung như: sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi… Tuy nhiên, điểm khác ở bệnh sởi là: viêm ở mắt, mắt phù nề, chảy nước mắt, rỉ mắt gây kèm nhèm mắt. Sau đó, khoảng 2-3 ngày thì ban đỏ bắt đầu xuất hiện ở mặt, đến cổ, vai, ngực, lưng, bụng, mông và lan xuống đùi và chân.
Bênh nhân bị sởi điều trị tại Viện nhi Trung ương (ảnh: Văn Hải)
Khi ban sởi lan xuống chân, các ban ở trên mặt bắt đầu bay và bay lần lượt theo thứ tự nó mọc. Sau khi bay đi, nó sẽ để lại những vết thâm ở trên da. Bệnh sởi thông thường diễn biến từ 7 - 10 ngày thì hồi phục và khỏi.
Những bệnh nhân dễ mắc bệnh sởi đó là sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra xảy thai, đẻ non.
Theo kết quả giám sát sởi 2013 của ngành y tế tại các tỉnh, thành phố cho thấy: Lứa tuổi mắc bệnh: chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (75,9%), đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chiếm trên 60%, Hà Nội trẻ dưới 5 tuổi chiếm 86,7% tổng số trẻ mắc bệnh.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh là do chưa được tiêm vaccine sởi hoặc chưa nhận được đủ số mũi tiêm: các tỉnh, thành phố có trên 30% số mắc chưa được tiêm vắc xin, riêng Hà Nội và TP HCM có trên 89% số mắc chưa được tiêm vaccine sởi.
Các yếu tố nguy cơ gây dịch
Cục Y tết dự phòng cho rằng, tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vaccine hoặc chưa từng mắc sởi.
Dịch sởi gia tăng chủ yếu do việc tiêm chủng 2 mũi vaccine chưa được bao phủ tất cả trẻ em. Thời gian qua do quá lo sợ về phản ứng sau tiêm nên một số cha mẹ không đưa con đi tiêm chủng các vaccine phòng bệnh, bao gồm cả vaccine sởi, điều này đã làm gia tăng nguy cơ mắc sởi cho trẻ.
Trong khi đó, vaccine sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ và sẽ hết trong khoảng từ 1-2 ngày sau tiêm mà không cần điều trị gì. Vaccine sởi là một trong những vaccine có hiệu quả cao trong phòng bệnh sởi, tuy nhiên, cũng như các vaccine khác, chỉ có khoảng 85% trẻ em tiêm vaccine sởi lúc 9 tháng tuổi được bảo vệ phòng bệnh sởi.
Với tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 cho trẻ 9 tháng tuổi đạt khoảng 90% có khoảng 76% số trẻ sinh ra hàng năm được bảo vệ. Số trẻ còn lại (24%) nếu không được tiêm chủng mũi 2 vaccine sởi lúc 18 tháng tuổi sẽ tích lũy và có khả năng gây dịch nếu có vi rút sởi xâm nhập.

Khuyến cáo của Bộ Y tế
Theo kết quả giám sát của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ trẻ mắc bệnh sởi trong số các trường hợp có sốt phát ban nghi sởi là rất cao (trên 70%). Do vậy, khi phát hiện trẻ có sốt, phát ban, cần thông báo và đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Để phòng chống bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo các bà mẹ cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine sởi đầy đủ, đúng lịch.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm cho rằng: Tiêm vaccine sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ em cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi. Mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi.
 “Nếu trẻ được tiêm một mũi vaccine sởi lúc 9 - 11 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vaccinesởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vaccine theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi trẻ mắc sởi thì trẻ sẽ có miễn dịch có thể bền vững suốt đời”, TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Bên cạnh việc tiêm chủng đúng lịch, các chuyên gia y tế khuyên các gia đình cần tăng cường dinh dưỡng đầy đủ để phòng suy dinh dưỡng ở trể em. Ngoài ra, chúng ta cũng nên tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân cho trẻ tránh mắc bệnh.
Nếu trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải được cách ly, nghỉ học và không đến nơi tập trung đông người để tránh lây lan trong cộng đồng. Cha mẹ và người chăm sóc nên chú ý đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ có sốt phát ban và kèm theo ho./.
Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế cho biết: Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên, lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông - xuân, đến nay sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi. Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh có tốc độ lây nhiễm rất cao, đặc biệt trong phòng, không gian khép kín và ở nhóm người chưa có miễn dịch phòng bệnh sởi do chưa được tiêm chủng vaccine sởi, chưa từng mắc bệnh sởi trước đó hoặc ở một số rất ít đối tượng không có đáp ứng sau tiêm vaccine./.

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

sàng lọc và chẩn đoán hội chứng Down

Những điều cần biết về sàng lọc và chẩn đoán hội chứng Down
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ

1. Mở đầu
Hội chứng Down được đặt tên từ bác sĩ người Anh Jonh Langdon Down, người đầu tiên mô tả tình trạng này vào năm 1887. Đến 1959, hội chứng này được xác định do thừa một nhiễm sắc thể (NST) thứ 21 nên còn gọi là Trisomy 21.
Một thai nhi bình thường mang bộ gen di truyền từ bố và mẹ, gồm 46 NST: 23 NST từ mẹ và 23 NST từ bố. Đối với hầu hết trẻ bị hội chứng Down, có thừa 1 NST thứ 21 nên bộ NST gồm 47 chiếc thay vì 46. Chính NST thừa này gây nên những đặc điểm về hình thái cũng như sự trì trệ phát triển tâm thần ở những trẻ hội chứng Down.
Mặc dù không ai biết chắc rằng tại sao hội chứng Down xuất hiện và cũng chưa có cách nào để phòng ngừa hội chứng này, nhưng các nhà khoa học biết rằng những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có nguy cơ cao sinh con bị hội chứng Down. Cụ thể, một phụ nữ 30 tuổi có nguy cơ sinh con hội chứng Down là 1/900, phụ nữ 35 tuổi nguy cơ tăng lên 1/365, phụ nữ 40 tuổi nguy cơ 1/100 và nguy cơ sẽ là 1/30 nếu người mẹ ở tuổi 45.
2. Tầm quan trọng của việc chẩn đoán trước sinh
Chẩn đoán trước sinh là sử dụng những phương pháp thăm dò trong thời kỳ thai nghén nhằm phát hiện các bất thường về hình thái hay những bất thường về nhiễm sắc thể của thai
Đây là những phương pháp chẩn đoán sớm các dị tật bẩm sinh của thai, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh, tỉ lệ trẻ bị dị tật, khuyết tật nặng nề và góp phần nâng cao chất lượng dân số. Các phương pháp cơ bản được ứng dụng hiện nay là siêu âm chẩn đoán, định lượng các chất đánh dấu và các phương pháp lấy bệnh phẩm thai như: Chọc hút dịch ối, lấy máu tĩnh mạch rốn, sinh thiết gai nhau… để xác định những bệnh lý liên quan đến bất thường về nhiễm sắc thể.
Hội chứng Down hay trisomy 21 là rối loạn di truyền thường gặp nhất gây chậm phát triển tâm thần, chiếm khoảng 9,2/10.000 ca sinh sống tại Hoa Kỳ. Người bị hội chứng Down thường kèm những bệnh lý khác nhau như bệnh tim mạch, điếc, thần kinh, tiêu hóa, xương khớp,…
Khác với trisomy 13 và trisomy 18, người bị hội chứng Down có tỉ lệ sống sau sinh nhiều hơn và tuổi thọ cũng cao hơn. Bản thân người bị hội chứng Down đã có cuộc sống không chất lượng, phải dựa vào người khác, họ còn là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hiện nay, việc sàng lọc và chẩn đoán hội chứng Down được xem là mục tiêu quan trọng của chẩn đoán trước sinh.
Có hai loại xét nghiệm trước sinh được dùng để phát hiện hội chứng Down là xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán. Xét nghiệm sàng lọc nhằm ước tính nguy cơ 1 thai nhi bị hội chứng Down. Xét nghiệm chẩn đoán nhằm trả lời chính xác thai nhi có bị hội chứng Down hay không.

3. Sàng lọc hội chứng Down
Xét nghiệm sàng lọc thường có giá thành rẻ, không xâm lấn và dễ thực hiện trong dân số chung. Khi xét nghiệm sàng lọc cho kết quả thai kỳ thuộc nhóm nguy cơ cao, khi đó cần làm tiếp xét nghiệm chẩn đoán để xác định tình trạng.
Trước đây, sàng lọc hội chứng Down đơn thuần dựa vào tuổi mẹ, khi người mẹ ≥ 35 tuổi có chỉ định chọc ối để chẩn đoán. Tuy nhiên, do số thai phụ dưới 35 tuổi chiếm trên 80% dân số chung và trong 100 trẻ hội chứng Down có đến 70 trẻ được sinh ra từ những bà mẹ dưới 35 tuổi. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào tuổi người mẹ thì sẽ bỏ sót đến 70% trẻ bị hội chứng Down.
Hiện nay, tại BV Từ Dũ, hội chứng Down được sàng lọc dựa vào xét nghiệm huyết thanh học định lượng các chất đánh dấu và siêu âm chẩn đoán. Ở giai đoạn tuổi thai sớm 11 tuần – 13 tuần 6 ngày dựa vào siêu âm đo độ mờ gáy và Double test (PAPP-A và Free beta hCG) hoặc ở giai đoạn tuổi thai 15 – 20 tuần với xét nghiệm Triple test (Alpha fetoprotein, Free beta hCG và UE3), những dấu chứng siêu âm bất thường như bất sản hoặc thiểu sản xương mũi; xương đùi, xương cánh tay ngắn; echo ruột dày; tim bẩm sinh, hẹp thực quản, hẹp tá tràng, thai chậm tăng trưởng...
4. Các phương pháp lấy bệnh phẩm trong chẩn đoán hội chứng down trước sinh
Xét nghiệm chẩn đoán trước sinh thường có giá thành đắt, mang tính xâm lấn và vì thế khó thực hiện một cách đại trà. Xét nghiệm chẩn đoán được thực hiện khi kết quả xét nghiệm sàng lọc ở mức nguy cơ cao.
Chẩn đoán trước sinh bằng các phương pháp lấy bệnh phẩm thai nhi: dịch ối, gai nhau hoặc máu tĩnh mạch rốn. Đây là những thủ thuật xâm lấn, vì vậy chỉ thực hiện trên những thai kỳ nguy cơ cao  nhằm chẩn đoán những bất thường thai nhi trước sinh như nhiễm trùng bào thai, bệnh lý thiếu máu di truyền Thalassemia, rối loạn nhiễm sắc thể. 
Sinh thiết gai nhau: phương pháp này có tỉ lệ sẩy thai khá cao (khoảng 1-2 %) vì vậy chỉ định sử dụng còn hạn chế. Chỉ định chủ yếu cho các trường hợp thai nhi có những bất thường lớn phát hiện sớm trong giai đoạn sớm của thời kỳ thai nghén (11 – 13 tuần tuổi thai). Phương pháp sinh thiết gai nhau được làm dưới hướng dẫn của siêu âm (bụng hoặc âm đạo). Kết quả sau 5 đến 7 ngày.
Phương pháp chọc hút dịch ối là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay bởi tính chất đơn giản về kỹ thuật cũng như tỉ lệ tai biến thấp. Chọc hút dịch ối thường được thực hiện trong khoảng tuổi thai từ 17 đến 20 tuần, dưới sự hướng dẫn của siêu âm và trong điều kiện vô trùng. Chọc hút dịch ối muộn ở tuổi thai sau 20 tuần được thực hiện khi thai phụ đến khám trễ hoặc chỉ định chẩn đoán nhiễm trùng bào thai.
Phương pháp lấy máu rốn thai: Kỹ thuật thực hiện phức tạp, khó khăn và tỉ lệ tai biến cho thai khá cao, vì vậy chỉ định của phương pháp này cho đến nay còn hạn chế. Nó thường được dùng trong những trường hợp cần nghiên cứu về bệnh lý huyết học của thai nhi.
Các bệnh phẩm thai nhi sau khi được lấy ra sẽ được nuôi cấy phân tích bởi các chuyên gia di truyền hoặc huyết học. Bằng các kỹ thuật phân tích di truyền tế bào, di truyền tế bào phân tử, sinh học phân tử hiện đại, các chuyên gia sẽ trả lời chính xác về hội chứng Down hoặc những bệnh lý huyết học của thai nhi.
5. Thủ thuật chọc hút dịch ối trong chẩn đoán hội chứng Down: chỉ định và nguy cơ
Bác sĩ sẽ dựa vào những yếu tố sau đây để tư vấn việc các cặp vợ chồng thực hiện thủ thuật chọc hút dịch ối chẩn đoán hội chứng Down:
1. Dựa vào tiển sử.
- Bản thân bố hoặc mẹ mang rối loạn cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Trước đây đã từng sinh con hội chứng Down.
2. Dựa vào kết quả đánh giá nguy cơ cao qua xét nghiệm sàng lọc quí 1 hoặc quí 2 thai kỳ.
3. Dựa vào những dấu chứng siêu âm bất thường như: bất sản hoặc thiểu sản xương mũi; xương đùi, xương cánh tay ngắn; echo ruột dày; tim bẩm sinh, hẹp thực quản, hẹp tá tràng...
Chọc hút dịch ối là một thủ thuật có tính xâm lấn, dùng kim dài chọc vào buồng ối và rút 1 lượng khoảng 10ml dịch ối. Vì là thủ thuật nên có thể xảy ra những biến chứng.
Những biến chứng có thể xảy ra sau thủ thuật là:
- Nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng ối, thậm chí đưa đến đến nhiễm trùng huyết ở người mẹ (rất hiếm).
- Sẩy thai.
- Thai chết trong tử cung.
- Chạm thương thai nhi.
Để giảm thiểu những tai biến, thủ thuật chọc hút dịch ối cần được tiến hành trong điều kiện vô trùng và dưới sự hướng dẫn của siêu âm.
 
6. Hội chứng down - gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Trẻ bị hội chứng Down sẽ bị chậm phát triển tâm thần và mắc nhiều bất thường ở hệ tim mạch, tiêu hóa. Những trẻ này chắc chắn không thể phát triển bình thường mà cần được nuôi dạy đặc biệt và chăm sóc y tế. Người bị hội chứng Down có thể sống kéo dài, tuổi thọ có khi đến trên 50 tuổi. Tính về chi phí nuôi dưỡng trung bình cho 1 người bị hội chứng Down: 1 triệu đồng/tháng, mất thu nhập 2 triệu/ tháng do không thể lao động, đó là chưa kể đến những chi phí phát sinh khác như điều trị bệnh hoặc do tai nạn.  Đó là những thiệt hại về vật chất, còn thiệt hại về tinh thần khi trong gia đình có trẻ mắc hội chứng Down thì không thể nào tính được.
Bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra sẽ phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là 1,73%. Trẻ sinh ra không may bị tật nguyền hoặc thiểu năng trí tuệ không chỉ là sự thiệt thòi, nỗi đau cho trẻ, mà còn là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Do đó, việc thực hiện sàng lọc và chẩn đoán  trước sinh và sàng lọc sơ sinh giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Phòng Khám Việt Pháp số 112 Mai dịch bơm tinh trùng vào buồng tử cung

Hiệu quả của bơm tinh trùng vào buồng tử cung điều trị vô sinh chưa rõ nguyên nhân

Hiệu quả của bơm tinh trùng vào buồng tử cung điều trị vô sinh chưa rõ nguyên nhân

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) là một thủ thuật đã được sử dụng từ lâu trong điều trị vô sinh. Hiện nay, mặc dù các kỹ thuât hỗ trợ sinh sản (HTSS) như thụ tinh trong ống nghiệm, tiêm tinh trùng vào bào tương trứng... đã được áp dụng với tỷ lệ thành công khá cao, kỹ thuật IUI vẫn có chỗ đứng vì chi phí thấp và ít xâm lấn so với những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác. Vấn đề của kỹ thuật IUI là phải sử dụng đúng chỉ định mới có thể đem lại kết quả tối ưu cho bệnh nhân.



Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỷ lệ thành công và ảnh hưởng của các yếu tố liên quan trong điều trị bơm tinh trùng vào buồng tử cung cho BN vô sinh chưa rõ nguyên nhân. Tổng cộng có 511 chu kỳ điều trị bơm tinh trùng vào buồng tử cung cho BN vô sinh chưa rõ nguyên nhân được hồi cứu. Tỷ lệ có thai được so sánh trong từng nhóm BN với đặc điểm lâm sàng (tuổi, thời gian vô sinh, loại vô sinh, chu kỳ điều trị) và đáp ứng điều trị (thuốc kích thích buồng trứng, số lượng nang, nội mạc tử cung, số lần bơm tinh trùng) khác nhau.

Kết quả nghiên cứu cho thấy số thai lâm sàng sau thủ thuật bơm tinh trùng là 160 (31,3%). Vô sinh nguyên phát và thời gian vô sinh ngắn tương quan với khả năng thành công cao sau bơm (p=0,003 và 0,019), trong khi nội mạc tử cung mỏng làm giảm tỷ lệ đậu thai (p=0,0001). Những yếu tố khác không liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ có thai lâm sàng sau bơm. Có 2 trường hợp đa thai (song thai), 3 sẩy thai, và 1 quá kích buồng trứng nặng.

Tóm lại, bơm tinh trùng vào buồng tử cung là biện pháp hiệu quả để điều trị vô sinh chưa rõ nguyên nhân. Cần lưu ý những yếu tố có khả năng ảnh hưởng tỷ lệ thành công để có hướng điều trị phù hợp nhất cho BN.

Tìm Điểm G của phụ nữ

Điểm G của phụ nữ nằm ở đâu ?

Điểm G của phụ nữ nằm ở đâu ?

Điểm G được bác sĩ Ernst Grafenberg người Đức phát hiện ra vào đầu những năm 1950. Ông đã tình cờ tìm ra vùng này trong một lần khám phụ khoa cho một phụ nữ. Khi ông vô tình chạm tới điểm này, bà đã không kiềm chế được và khẽ rên lên vì sung sướng! Kể từ đó đến nay, các anh chàng vẫn mải mê tìm kiếm nó.


Tới những năm 80 của thế kỷ trước, người ta mới đặt tên bằng tên người đã khám phá đầu tiên, đó là điểm Grafenberg hay gọi tắt là điểm G.


Điểm G của phụ nữ nằm ở thành trước âm đạo, chỉ cách cửa vào (âm hộ) vài cm, dọc theo niệu đạo và gần với cơ thắt vòng của bàng quang. Khi được kích thích, điểm G tham gia vào tiến trình tạo ra cảm xúc tình dục, kể cả cảm giác cực khoái(orgasm).

Ngay từ khi mô tả lần đầu, Ernest Grafenberg cũng đã nói rằng điểm G có liên quan đến sự tiết dịch từ niệu đạo khi có khoái cực mà sau này người ta so sánh như sự xuất tinh ở nam.

Cũng giống như âm vật, mọi phụ nữ đều có điểm G nhưng có khoảng 10-40% phụ nữ không có cảm nhận gì đặc biệt với điểm G. Cũng là điều thường thấy ở tình dục nữ, không có 2 người phụ nữ giống nhau.

Nam không có điểm G nhưng vùng phát sinh cảm xúc tình dục tương ứng là vùng tầng sinh môn ngay dưới 2 tinh hoàn và phía trước hậu môn. Ở nam giới người ta gọi là điểm L ( sẽ nói rõ hơn).

Một quyển sách mới đã tiết lộ phụ nữ không chỉ có một điểm G duy nhất – vùng nhạy cảm dễ đem lại cực khoái. Theo tác giả, nhà sinh vật học Desmond Morris, còn có 3 vùng siêu nhạy cảm khác cũng nằm ở thành trước âm đạo.

Trong cuốn sách mới của mình mang tên The Naked Woman, Morris đã đặt tên cho những điểm đó là điểm U, điểm C, điểm A. Bác sĩ cho biết một khi người đàn ông tìm ra những điểm đó, anh ta có thể mang lại cho người tình những cơn cực khoái mê ly.

Ông nói: “Giá như tôi đã viết được cuốn sách này từ lúc còn là thiếu niên, tôi không thể tưởng tượng sẽ mang lại cho bạn gái bao nhiêu khoái cảm”.
 

Bộ trưởng Y tế: “Tôi không thể từ chức lúc này!“


Bộ trưởng Y tế: “Tôi không thể từ chức lúc này!“

(PetroTimes) – Trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã khẳng định, bà không thể từ chức lúc này bởi trách nhiệm của một lãnh đạo ngành được Đảng và Nhà nước giao trọng trách trên vai…  
Xung quanh dịch sởi gây tử vong cho nhiều trẻ miền Bắc mới đây, Bộ trưởng Y tế thừa nhận trách nhiệm lớn nằm ở công tác truyền thông của ngành. “Nếu truyền thông tốt, tỷ lệ người dân đưa con em mình đến các cơ sở y tế tiêm chủng cao hơn nhiều” - bà Tiến chia sẻ với báo giới.
Bà Tiến thông tin, đa số trường hợp tử vong nằm ở số trẻ chưa đến tuổi tiêm hoặc đến tuổi nhưng chưa kịp tiêm. Thêm nữa, tỷ lệ tử vong tương đối cao tập trung vào một bệnh viện nhi đầu ngành và trong số tử vong đó 50% là người Hà Nội.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2014
"Bài học lớn nhất là công tác truyền thông cũng quyết liệt nhưng chưa hiệu quả. Số trẻ chết cao là do có những nguyên nhân khách quan. Một là bệnh viện đầu ngành nên nhận những ca nặng. Hai là có phân tuyến và chuyển tuyến và phải nói là bệnh nhân tập trung vào đó rất nhiều.
Các yếu tố đó cùng yếu tố khách quan như thời tiết ẩm, lạnh đã tạo nên sự đa nhiễm dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Chúng tôi cũng cảm ơn các nhà báo, các phương tiện truyền thông khi đã tuyên truyền mạnh để nhiều người dân đi tiêm chủng và không ồ ạt đưa trẻ vào Bệnh viện Nhi trung ương để tránh quá tải và lây nhiễm chéo", Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
Bà Tiến thừa nhận, phải đến khi các cơ quan báo chí vào cuộc quyết liệt, Viện Nhi TƯ mới được giảm tải bởi thông tin lan tỏa nhanh hơn, thiết thực, trúng và đúng hơn.
Trước những câu hỏi khá hóc búa về lượng trẻ tử vong cũng như lương tâm một người mẹ, bà Tiến xúc động mạnh. Tuy nhiên, người đứng đầu ngành Y tế nhận thấy mình chưa cần từ chức vào lúc này.
“Về trách nhiệm, với tư cách là người đứng đầu tôi phải chịu một phần. Nhưng tại sao tôi không thể từ chức lúc này? Là vì toàn ngành chúng tôi đang tập trung cao nhất để giành giật sự sống cho nhân dân. Tôi nói với các bác sĩ rằng, còn bao nhiêu bệnh nhân sởi đang ở trong các cơ sở y tế thì bằng mọi cách phải cứu các cháu,” Bộ trưởng Tiến khẳng định.
Theo bà Tiến, sắp tới dịch tay, chân, miệng có nguy cơ bùng phát ở TP HCM. Bệnh này còn có nguy cơ tử vong nhanh hơn sởi. Ngoài ra, còn nhiều việc khác mà ngành y phải làm như giảm tải bệnh viện, giải quyết vấn đề bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…
“Chúng tôi được bổ nhiệm làm bộ trưởng là quy hoạch công tác lâu dài. Ở vị trí này, chúng tôi phải đặt quyền lợi của nhân dân, dân tộc lên trên hết. Có nhiều việc không thể một sớm một chiều mà làm được. Chúng tôi chỉ biết làm hết sức mình nhưng nếu cấp trên không đồng ý cho tôi đảm nhận chức vụ này nữa thì tôi sẵn sàng quay về làm công tác chuyên môn để giúp ích cho đời. Tôi trả lời rất thành thật bằng tấm lòng là như vậy”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói với vẻ mặt xúc động.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên, trong thời gian dịch bệnh sởi vừa qua, Chính phủ đã có nhắc nhở, phê bình nghiêm khắc những bộ ngành chưa làm tốt và cũng nhận thấy trách nhiệm của mình trong một số vấn đề.
“Tinh thần chúng tôi nhận được từ Thủ tướng là chúng ta cứ nói hết sự thật vì sự thật nó có sức mạnh của nó”, ông Nên khẳng định.

Hút thai hết bao nhiêu tiền

Hút thai hết bao nhiêu tiền


hút thai hết bao nhiêu tiền
Nạo hút thai hết bao nhiêu tiền là những câu hỏi chị em thường hỏi khi không may mang thai ngoài ý muốn? Để đưa ra chi phí phá thai chính xác còn phụ thuộc và từng phương pháp phá thai, tuổi thai... Dưới đây là những thông tin về chi phí phá thai, hy vọng sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc của các chị em:




Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí phá thai là:

1. Chi phí kiểm tra trước phá thai: Kiểm tra tình trạng sức khỏe thai phụ trước khi sử dụng kỹ thuật phá thai. Thông thường là kiểm tra: niệu đạo, xét nghiệm máu, siêu âm, khám phụ khoa, khí hư, xét nghiệm máu, điện tâm đồ, chức năng gan… Bước này thường dùng để chẩn đoán chính xác mang thai trong hay ngoài tử cung. Nhưng nếu như kiểm tra có hiện tượng viêm nhiễm hay mắc các bệnh phụ khoa thì cần chữa trị trước khi tiến hành phá thai, nếu không rất dễ dẫn tới các bệnh viêm âm đạo hay bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm.


2. Chi phí phá thai: Các phương pháp phá thai khác nhau thì có ưu điểm riêng và chi phí cũng khác nhau. Ngoài ra tuổi thai, kích thước thai, tình trạng sức khỏe thai phụ, độ khó của kỹ thuật phá thai, bác sĩ tiến hành, môi trường tiểu phẫu đều có thể ảnh hưởng đến chi phí phá thai.

3. Chi phí chăm sóc sau phá thai: Sau khi phá thai phải chú ý tiêu viêm. Quá trình hồi phục sau tiểu phẫu vô cùng quan trọng. Nếu biện pháp tiêu viêm không thích hợp hoặc bệnh nhân không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ có ảnh hưởng xấu dẫn đến những di chứng sau tiểu phẫu. Ngoài ra, yếu tố tâm lý sau tiểu phẫu cũng rất quan trọng, nếu tư vấn tâm lý tốt thì gánh nặng tâm lý của người bệnh sẽ được giảm thiểu.

Các bước phá thai

1. Kiểm tra trước tiểu phẫu: Trước khi làm thủ thuật cần kiểm tra xem thai phụ có có hiện tượng viêm phụ khoa không, nếu có mà ở tình trạng nghiêm trọng, thì cần tiêu viêm trước xong mới có thể tiến hành thủ thuật, không thì dễ bị viêm nhiễm.

2. Độ Tuổi Của Thai Nhi: Chi phí của thủ thuật phá thai cũng chịu ảnh hưởng của mức độ lớn bé của thai, vì thai lớn thì khả năng làm thủ thuật cũng khó khăn hơn và chi phí sẽ đắt hơn. Trình độ của bác sỹ và môi trường tiến hành thủ thuật cũng có ảnh hưởng đến chi phí phá thai an toàn.

3. Phí tiêu viêm sau thủ thuật: Phí tiêu viêm sau thủ thuật không phải là cố định, cần căn cứ vào tình hình mỗi người khác nhau, thêm vào đó là sử dụng thuốc, vì thế chi phí tiêu viêm sau thủ thuật thường là không giống nhau. Tiêu viêm sau thủ thuật tuyệt đối không được xem thường. Thông thường phí tiêu viêm sau thủ thuật là gần như giống nhau. Cách tiêu viêm chủ yếu có thuốc tiêu viêm và truyền dịch

4. Chi phí phát sinh: Nếu trong quá trình kiểm tra trước tiểu phẫu phát hiện bệnh viêm nhiễm âm đạo thì phải kiểm tra và điều trị cho phù hợp. Việc khám và chi phí điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác nhau, vì vậy hai loại phí đó không thể gộp lại làm một.

Việc phá thai là việc làm tương đối nguy hiểm và nếu thực hiện thì bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Giá phá thai bao nhiêu cũng quan trọng nhưng theo chúng tôi đó không phải yếu tố quyết định. Bạn nên cân nhắc kỹ trước khi đi phá thai để đảm bảo sức khỏe của chính mình.

Giá tiền vá màng trinh

Vá màng trinh là kỹ thuật tái tạo lại màng trinh đã bị rách thành một màng trinh mới thông qua kỹ thuật chỉnh hình ngoại khoa. Các bác sĩ sử dụng một chiếc màng được làm từ chất Albumin và đặt vào âm đạo.

Giá tiền vá màng trinh

Vá màng trinh tuy không phải là đại phẫu, nhưng hiệu quả và tính an toàn trong điều trị quan trọng hơn nhiều so với giá cả. Do đặc thù vùng miền, giá cả mỗi phòng khám là khác nhau. Vá màng trinh bao gồm các chi phí sau:

- Phí kiểm tra trước phẫu thuật: Căn cứ vào tình trạng sức khỏe chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Trước khi làm phẫu thuật vá màng trinh cần kiểm tra toàn diện, để nắm được tình trạng sức khỏe. Phòng khám Khương Trung chữa bệnh phụ khoa chất lượng cao thu phí kiểm tra sức khỏe trước phẫu thuật theo quy định của ban vật giá chung, nghiêm túc chấp hành mức thu theo quy định thống nhất của Bộ Y tế, tuyệt đối không có hiện tượng lạm thu.

- Phí phẫu thuật, phí dụng cụ: Chi phí trong phẫu thuật là chi phí có nhiều khác biệt nhất, các phương pháp phẫu thuật khác nhau, bác sĩ phẫu thuật khác nhau, chi phí sẽ khác nhau đáng kể. Vì vậy chi phí phát sinh khác biệt là tương đối lớn. Giá của phương pháp phẫu thuật tốt tuy có cao, nhưng hiệu quả điều trị càng được bảo đảm.

Giá tiền vá màng trinh

- Ngoài ra, nếu kiểm tra trước phẫu thuật phát hiện có viêm, cần có kiểm soát điều trị ban đầu, mà các chứng viêm nhiễm khác nhau lại có chi phí điều trị khác nhau, cho nên chi phí cho phần này khó tính toán trước.


Tư vấn bởi:
Công ty Tư Cổ Phần Y Học Việt Pháp
Tổng đài tư vấn 24/7: 0466741651  và0988410350
Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về mail: vietphapclinic@yahoo.com

Công ty Cổ Phần Y Học Việt Pháp



Tư vấn bởi:
Công ty Tư Cổ Phần Y Học Việt Pháp
Tổng đài tư vấn 24/7: 0466741651  và0988410350
 
Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về mail: vietphapclinic@yahoo.com

Địa chỉ chữa Lậu

Bệnh lậu không nên chủ quan

Bệnh lậu không nên chủ quan

Bệnh lậu (Gonorrhea) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm dễ lây lan và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Ở nước ta, trong những năm gần đây, bệnh lậu có xu hướng gia tăng rất nhanh.
Bệnh lậu không nên chủ quan
1 Đặc điểm của vi khuẩn lậu cầu
Vi khuẩn lậu có hình hạt cà phê, xếp thành từng cặp nên còn gọi là song cầu, có chiều dài khoảng 1,6cm, rộng 0,8cm, trên kính hiển vi, vi khuẩn bắt màu Gram âm. Lậu cầu tồn tại rất ngắn ngoài cơ thể người (khoảng 5 phút), nhiệt độ lạnh và khô làm cho vi khuẩn lậu chết nhanh (tuy nhiên người ta có thể nuôi cấy được lậu từ nhà vệ sinh bị nhiễm số lượng lớn trong vòng 24 giờ, nên lậu cầu cũng có thể lây qua vật dụng dùng chung). Ngược lại, lậu cầu sống rất mãnh liệt ở môi trường ẩm của cơ thể, vì thế giao hợp vẫn là cách lây bệnh chủ yếu.
2. Các đường lây truyền của bệnh
Người là ký chủ tự nhiên duy nhất của lậu cầu. Lây truyền chính là do tiếp xúc trực tiếp qua đường sinh dục do giao hợp, lậu cầu có thể lây qua vật dụng dùng chung trong môi trường ẩm như khăn tắm, đồ lót... lậu mắt lây qua tiếp xúc với cơ quan sinh dục của người mẹ khi sinh.
Thời gian ủ bệnh: trung bình 3 - 7 ngày, nhiều nhất là 3 tuần.
3 Biến chứng thường gặp
Sau khi lậu cầu xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo, vi khuẩn có khuynh hướng ưa thích tế bào mô bì trụ ở niệu mạc đường tiết niệu, đưa đến phản ứng viêm tại chỗ, kéo theo bạch cầu đa nhiễm đến để thực bào, từ đó trở thành tổ chức hoại tử trong quá trình viêm, được thoát ra ngoài theo nước tiểu, màu trắng hơi vàng gọi là tiểu ra mủ, vi khuẩn tiếp tục phát triển và đi dọc theo chiều dài của niệu đạo, đi đến đâu gây viêm đến đó, gây viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh, viêm tinh hoàn ở nam giới, viêm ống dẫn trứng, buồng trứng ở nữ giới và là nguyên nhân gây vô sinh.
Nếu mắc bệnh do quan hệ tình dục qua đường miệng, gây đau họng, nuốt đau và sưng đỏ vòm họng, amidan.
Nếu vi khuẩn lan truyền vào mắt do tiếp xúc, mắt có thể bị viêm, đau, sưng đỏ. Trẻ sơ sinh có thể bị lây từ đường sinh dục của mẹ bị nhiễm lậu cầu trong quá trình sinh. Lậu mắt có thể gây mù.
Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn lậu có thể theo máu trong hệ tuần hoàn lan tràn và gây nhiễm ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể bạn. Sốt, nổi mẩn, đau cứng khớp là các triệu chứng thường gặp. Có thể gây thương tổn van tim, suy tim.
4. Triệu chứng lâm sàng
Về triệu chứng lâm sàng lậu ở nam và nữ có khác nhau, do niệu đạo của nam giới dài gấp 5 lần, giai đoạn cấp tính lậu ở nam giới có tính chất rầm rộ, còn ở nữ thì âm thầm, dễ bỏ qua, vì thế lậu là nguồn lây nhiễm rất đáng quan tâm. Thời gian nung bệnh trung bình 3 – 5 ngày, nhưng có thể kéo dài 2 – 3 tuần, thời gian nung bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng và thời gian càng dài bệnh nhẹ hơn.
Lậu ở nam
- Giai đoạn cấp tính
Sau thời gian ủ bệnh, bệnh nhân thấy hơi ngứa, nhồn nhột ở đường tiểu, sau vài giờ thì tiết ra chất dịch trong, sau đó đục dần rồi thành mủ, màu vàng hơi trắng. Tiếp theo đó, hai mép miệng sáo đỏ, sưng nề, khi đi tiểu bệnh nhân có cảm giác tiểu nóng rát, tiểu gắt, tiểu buốt, đau như dao cắt, mủ chảy ngày càng nhiều, trường hợp nặng có thể tiểu ra máu.
Toàn thân giai đoạn này bệnh nhân có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, đau mình mẩy.
- Giai đoạn mạn tính
Ở giai đoạn cấp tính, nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, triệu chứng trên cũng giảm dần, nhưng vi khuẩn vẫn còn và chuyển sang giai đoạn mạn tính, vi khuẩn từ niệu đạo trước, xâm nhập sâu dần đến các tuyến và niệu dạo sau, để tiếp tục sinh sôi và phát triển, các triệu chứng trên sẽ mất dần chỉ còn lại là tiểu ra giọt đục buổi sáng, và tăng lên khi lao động nặng, thức khuya, uống rượu bia…
Lậu ở nữ: Thời gian ủ bệnh thường rất khó xác định.
- Giai đoạn cấp tính
Triệu chứng thường âm thầm, không rõ như nam giới. Theo thống kê có khoảng 97% không có triệu chứng, chỉ có 3% còn lại mới có triệu chứng tiểu rát, tiểu buốt, khó chịu.
- Giai đoạn mạn tính
Không có triệu chứng gì đặc biệt, thường chỉ có huyết trắng, hoặc có những biểu hiện của biến chứng mà thôi.
Lậu ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị viêm kết mạc mắt do tiếp xúc với dịch ở âm đạo của mẹ bị nhiễm lậu cầu lúc sinh, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 21, mắt bé bị sưng phù, đỏ và có mủ vàng. Tình trạng này có thể phòng, bằng cách nhỏ mắt bằng Nitrat bạc lúc sinh. Ngoài ra, lậu ở đường sinh dục nam và nữ còn gây bệnh ở các cơ quan khác như: lậu ở tim, khớp, cổ họng, amidan, hậu môn, trực tràng…
5. Phương pháp điều trị hiện nay
Khi phát hiện có các dấu hiệu mắc bệnh, hoặc sau khi quan hệ tình dục không lành mạnh với người có dấu hiệu mắc bệnh lậu, bạn cần kịp thời đi khám để phát hiện bệnh và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Nguyên tắc điều trị
- Lậu cầu cứ 15 phút phân chia một lần, do đó lan nhanh, vì vậy cần điều trị sớm.
- Điều trị đúng thuốc – đủ liều.
- Điều trị cả với người tiếp xúc sinh lý.
- Điều trị cho nữ bao giờ cũng dùng thuốc và thời gian gấp đôi liều nam giới.
- Chỉ được kết luận là khỏi bệnh, khi cấy hai lần liên tiếp âm tính, hoặc không còn tiết dịch niệu đạo với nghiệm pháp kích thích, (cho bệnh nhân lao động nặng, thức khuya, uống rượu bia. Sáng hôm sau, lấy dịch xét nghiệm lúc bệnh nhân chưa đi tiểu).
Các loại thuốc điều trị
Thông thường, các bác sĩ sẽ dùng các loại kháng sinh để điều trị bệnh này. Tuy nhiên, bởi vì càng ngày càng có nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc nên nhất thiết bạn phải thực hiện đúng và đầy đủ tiến trình điều trị hoàn chỉnh. Các thuốc giảm đau chỉ điều trị triệu chứng đau buốt, rát khi đi tiểu mà không thể tiêu diệt trực tiếp vi khuẩn gây bệnh.
Theo dõi điều trị
Nếu điều trị đúng thuốc, đủ liều thì triệu chứng tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần sẽ giảm nhanh sau 24 – 48 giờ, riêng tiểu ra mủ sẽ hết chậm hơn sau 48 - 72 giờ. Các triệu chứng chung sẽ biến mất hoàn toàn sau 5 – 7 ngày.
6. Cách phòng ngừa bệnh
• Bạn nên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, đặc biệt là với người bạn tình mới. Bệnh lậu rất dễ lây nhiễm ngay cả ở những người không có triệu chứng.
• Nếu bạn đã bị nhiễm lậu, hãy tránh quan hệ tình dục trước khi được điều trị bằng kháng sinh và quá trình điều trị chấm dứt. Bạn vẫn có thể tiếp tục bị nhiễm lậu trở lại, vì vi khuẩn lậu không gây được đáp ứng miễn dịch vĩnh viễn.
• Cần thăm khám ở bác sĩ thường xuyên sau khi được điều trị bằng kháng sinh để đảm bảo rằng vi khuẩn lậu đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
• Quan hệ tình dục lành mạnh, thuỷ chung một vợ một chồng là cách tốt nhất để vợ chồng bạn tránh được nguy cơ mắc lậu.
• Không mặc chung đồ lót, dung chung khăn tắm với người khác.