Để kiểm tra xem mình có thai hay chưa, bạn gái có thể có nhiều
cách thử thai như xét nghiệm nước tiểu, máu, ... Nhưng cách dễ dàng và
đơn giản nhất là sử dụng que thử thai.
Việc thụ thai căn cứ vào sự phát triển nội tiết tố hCG trong cơ thể
người phụ nữ. Hầu hết các cách thử thai (gồm cả việc thử ở nhà) là để
kiểm tra sự hiện diện của nội tiết tố này trong nước tiểu, hoặc qua mẫu
máu và thường do bác sĩ hay nhà chuyên môn thực hiện (trừ phương pháp
thử thai tại nhà, bạn có thể tự xác định lấy). Các phương pháp thử thai
đều có độ chính xác rất cao (khoảng 97%).
Xét nghiệm thử thai tại nhà
Đây là xét nghiệm đơn giản nhất và cũng thông dụng nhất đối với các
chị em phụ nữ hiện nay. Bằng việc sử dụng que thử thai được bán rộng rãi
ở các hiệu thuốc, người phụ nữ có thể biết được mình đã thụ thai hay
chưa chỉ sau 7–10 ngày giao hợp, với độ chính xác trên 90%.
Sử dụng đúng cách que thử thai
Theo bác sĩ Bùi Phương (Sức Khỏe & Đời Sống), que thử thai được
sử dụng đúng cách khi đảm bảo các yếu tố về nguồn gốc xuất xứ, que thử
còn hạn sử dụng, sử dụng đúng hướng dẫn.
Tiến hành thử thai tại nhà: Bạn có thể dùng que thử thai vào bất kỳ
thời gian nào trong ngày (sớm nhất là vài ngày sau khi bị chậm kinh)
nhưng tốt nhất là lúc đi tiểu vào buổi sáng. Một số loại que thử nhạy
cảm có thể phát hiện mang thai trước khi bạn có dấu hiệu chậm kinh nhưng
kết quả có thể không chính xác.
Tránh uống quá nhiều chất lỏng trước khi thử thai vì có thể làm loãng hormone hCG trong nước tiểu.
Độ chính xác cao: Các xét nghiệm thử thai tại nhà cho kết quả chính
xác tới 97%. Chỉ có một số trường hợp que thử thai cho kết quả không
chính xác trong tình huống thời gian sử dụng que thử thai chưa đạt đủ
như yêu cầu (tối thiểu là 5 phút), sử dụng không đúng hướng dẫn, que thử
thai giả hoặc hết hạn sử dụng...
Nếu đã sử dụng que thử thai đúng hướng dẫn sử dụng và kiểm tra từ 2-3
lần trở đi thì có thể tin tưởng vào kết quả đó. Nếu chưa thực sự tự tin
vào cách thức thử thai và kết quả thử thai thì có thể mua que thử về và
thử kiểm tra lại khả năng mang thai của mình. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử
dụng và kiểm tra chất lượng của que thử thai trước khi dùng.
Ngoài ra, để xác định chính xác có thai hay không, bạn có thể đi siêu
âm sau khi nhận thấy biểu hiện chậm kinh từ một tuần trở đi. Bên cạnh
đó, cần lưu ý rằng trong thực tế, kinh nguyệt của phụ nữ có thể đến sớm
hơn hoặc chậm hơn so với dự kiến thông thường. Bởi một số yếu tố như chế
độ sinh hoạt, thời tiết, tâm lý... có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh
nguyệt của bạn gái.
Nếu bạn nhận thấy kinh nguyệt của mình thường xuyên không đều hoặc
tiếp tục theo dõi mà bạn vẫn thấy kinh nguyệt chưa trở lại thì bạn cần
đi khám tại các phòng khám phụ khoa để xác định nguyên nhân và có hướng
xử trí thích hợp.
Sử dụng đúng cách que thử thai:
- Bước 1: Lấy nước tiểu vào trong cốc.
- Bước 2: Xé bao nhôm đựng que thử thai.
- Bước 3: Cầm que thử thai trên tay theo hướng mũi tên chỉ xuống
- Bước 4: Cắm que thử thai vào cốc đựng nước tiểu sao cho mặt nước tiểu không ngập quá mũi tên.
- Bước 5: Chờ 5 phút bắt đầu đọc kết quả:
Sau 5 phút, lằn vạch ngang màu hồng sẽ hiện ra trên que thử thai báo
hiệu cuộc thử nghiệm đã hoàn tất. Nếu vạch hồng thứ hai hiện ra dưới
vạch hồng đầu tiên, đó là kết quả bạn đã có thai. Nếu không có vạch hồng
thứ hai hiện ra, bạn không có thai.
Một số thắc mắc khi dùng que thử thai
Có rất nhiều thắc mắc và lo lắng xung quanh cách thử thai tại nhà:
- Khi tôi kiểm tra nước tiểu của mình để phát hiện có đang mang
bầu hay không, tôi thấy một vạch đầu tiên trên que thử có màu hồng nhưng
màu đó lại biến mất sau một vài phút. Vậy tôi có thai hay không?
Vạch báo hiệu trên que thử biến mất thường cho kết quả âm tính: không
mang thai. Tuy nhiên để chắc chắn điều này, bạn dùng que thử thai thêm
một lần nữa để kiểm tra.
- Khi tôi dùng que thử thai, lúc ban đầu chỉ có một vạch với kết
quả là tôi không mang thai. Tuy nhiên, cứ để que thử đó trong một tiếng
sau, tôi lại thấy một vạch màu hồng nữa xuất hiện trên que thử.
Ở trường hợp của bạn, có hai khả năng có thể xảy ra. Trước tiên, bạn có thể đang mang thai nhưng mức độ hormone hCG còn thấp.
Thứ hai, vạch màu hồng đã xuất hiện trong que kiểm tra của bạn sau
một tiếng có thể là do bốc hơi hoặc phản ứng một số hóa chất trong môi
trường xung quanh. Do đó, để biết kết quả chính xác, bạn nên thử thai
lại bằng que thử thai.
- Tôi nên làm gì nếu kết quả thử thai là âm tính (một vạch -
không mang bầu) nhưng chu kỳ nguyệt san thì lại “lặn mất tăm” gần 2
tháng nay?
Bạn nên kiên nhẫn chờ một tuần nữa; sau đó, thử lại với một que thử
thai mới. Nếu tại lần thử thứ hai, vẫn cho kết quả âm tính trong khi bạn
vẫn bị mất kinh thì bạn nên đi khám sớm. Nguyên nhân chậm (hoặc mất)
kinh có thể do bệnh nào đó.
- Tôi dùng que thử thai thì thấy báo kết quả là có thai. Tuy
nhiên, ngay sau đó tôi lại thấy mình có kinh như bình thường. Tôi không
hiểu gì cả.
Trường hợp của bạn có thể có hai khả năng. Một là bạn mang thai nhưng
bị sảy sau đó. Hoặc trong máu kinh ngày đầu tiên có hormone hCG. Vì
thế, bạn nên đi khám. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng que thử
thai cho kết quả sai.
Dù độ chính xác khi dùng que thử thai khá cao nhưng bạn vẫn nên đi
khám để bác sĩ kiểm tra chắc chắn xem bạn mang thai hay chưa. (ảnh minh
họa)
- Tôi nghe nói, kểt quả dùng que thử thai có thể bị sai lệch bởi
nhiều yếu tố. Có khi nào phát hiện nồng độ hCG trong nước tiểu mà không
phải do mang thai?
Que thử thai có thể phát hiện sự hiện diện của hCG trong nước tiểu.
Dù độ chính xác khi dùng que thử thai khá cao nhưng bạn vẫn nên đi khám
để bác sĩ kiểm tra chắc chắn xem bạn mang thai hay chưa.
Ngoài ra, nếu bị u nang buồng trứng hoặc thai ngoài tử cung thì mức độ hormone hCG cũng tăng.
- Tôi đang muốn dùng que thử thai nhưng bạn đồng nghiệp lại
khuyên nên đến viện thử máu hoặc nước tiểu mới chính xác. Điều này có
đúng không?
Đúng là xét nghiệm máu luôn cho kết quả chính xác hơn nhưng bạn sẽ
mất nhiều thời gian và chi phí hơn so với dùng que thử thai. Ngoài ra,
xét nghiệm máu có hai loại: định lượng và định tính. Xét nghiệm máu định
lượng có thể phát hiện hàm lượng rất thấp của hormone hCG; vì thế, kết
quả không phải luôn chính xác.
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm này được tiến hành sau khi thụ thai khoảng 2 tuần với độ
chính xác khoảng trên 90%. Tuy nhiên, nếu kiểm tra sau 6 tuần thụ thai
sẽ được kết quả đáng tin cậy nhất.
Xét nghiệm này nhằm phát hiện hCG trong nước tiểu của người phụ nữ.
Xét nghiệm này thông thường được thực hiện ở bệnh viện hoặc phòng khám,
do bác sĩ tiến hành.
Xét nghiệm máu
Đây cũng là một xét nghiệm khá phổ biến. Bằng cách phát hiện nội tiết
tố hCG trong máu từ rất sớm, chỉ khoảng 2 tuần sau khi thụ thai, bác sĩ
sẽ khẳng định kết quả bạn có thai hay không.
Khám trong
Việc sử dụng siêu âm trong vòng 12 tuần trở lại từ khi thụ thai sẽ
giúp người phụ nữ xác định việc có thai mà không cần khám bên trong. Các
nội tiết tố thụ thai làm mềm cổ tử cung và tử cung, đồng thời làm cho
máu đến vùng hố chậu nhiều hơn. Do đó, có thể thấy âm đạo và cổ tử cung
có màu tím nhạt điển hình nhờ vào dụng cụ kẹp mỏ vịt. Bằng mắt thường
bác sĩ cũng có thể thấy được cổ tử cung của bạn hơi to ra (nếu bạn thật
sự có thai).