Nội tiết tố nữ Estrogen – Điều phụ nữ phải biết
Nội tiết tố nữ
là một trong những hoóc môn rất quan trọng giúp mang lại vẻ đẹp, sự trẻ
trung và nữ tính của chị em. Vậy nội tiết tố nữ thật sự là gì? Sinh ra
tại đâu? Tác động tới các bộ phận trong cơ thể như thế nào? Hãy cùng tìm
hiểu các thông tin khoa học sau để có cái nhìn tổng quan về nội tiết
tố.
1. Nội tiết tố nữ là gì?
a. Tuyến nội tiết là gì?
Cơ thể ta có hai loại tuyến, ngoại tiết
và nội tiết. Tuyến ngoại tiết sinh ra chất dịch và có ống dẫn ra ngoài
như tuyến mồ hôi, tuyến lệ, tuyến nước bọt… Còn các tuyến nội tiết thì
sinh ra các nội tiết tố hay còn gọi hoóc môn. Nội tiết tố được đưa thẳng
vào máu, di chuyển và tác động đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ
thể.
b) Nội tiết tố nữ (Hoóc môn sinh dục nữ)
Từ tuyến sinh dục của nữ giới, buồng trứng, hoóc môn sinh dục được tiết ra chủ yếu là hai loại: hoóc môn estrogen
và hoóc môn progesterone. Hoóc môn estrogen thúc đẩy sự phát dục của cơ
quan sinh dục nữ và giữ gìn những đặc trưng của giới tính nữ. Hoóc môn
progesterone có lợi cho quá trình biến hóa sinh lý khi mang thai của nữ
giới.
2. Vai trò nội tiết tố nữ
a) Estrogen – Quyết định sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ
Estrogen là một danh từ chung cho 3 chất
là estron, estradiol và estriol và được ký hiệu là E1, E2, E3. Estrogen
được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng. Sau đó, estrogen đi theo máu đến
gắn vào các thụ thể estrogen ở các tế bào tại mô đích như: tuyến vú, tử
cung, não, xương, gan, tim và các loại mô khác, từ đó có tác dụng:
- Giúp cơ thể tạo dáng hình mềm mại. Estrogen giữ nước trong cơ thể và mỡ ở dưới da nên da dẻ người phụ nữ mềm mỏng và hồng hào.
- Làm cho cơ thể phát triển những tính chất sinh dục ở phụ nữ như mọc lông nách, lông mu, làm cho vú phát triển: tăng sinh các ống sữa và phát triển các mô mỡ nên vú to và chắc.
- Làm cho tử cung, âm đạo, bộ phận sinh dục ngoài phát triển. Niêm mạc âm đạo phát triển, chứa nhiều glycogen, làm cho môi trường âm đạo luôn luôn ở trạng thái acid, chống nhiễm khuẩn.
- Làm niêm mạc tử cung phát triển và phối hợp với progesteron tạo thành kinh nguyệt.
- Bảo vệ tim mạch: Điều hòa chuyển vận ion đặc biệt là ion canxi vào tế bào, ngăn xơ vữa động mạch do ngăn cản quá trình oxy hóa các lipoprotein tỷ trọng thấp trong máu, ngăn cản bệnh xơ vữa mạnh vành. Làm giãn rộng mạch vành làm tăng lưu lượng động mạch vành, làm giãn mạch, chống tăng huyết áp.
- Ngăn chặn loãng xương: Giúp gắn kết canxi vào khung xương đồng thời lưu giữ canxi trong xương góp phần chống tiêu xương và mất xương.
- Estrogen duy trì ham muốn và khả năng tình dục, khi nồng độ estrogen đầy đủ thì việc đạt được khoái cảm đến rất dễ dàng và giúp phụ nữ dễ thụ thai hơn.
- Làm cho cơ thể phát triển những tính chất sinh dục ở phụ nữ như mọc lông nách, lông mu, làm cho vú phát triển: tăng sinh các ống sữa và phát triển các mô mỡ nên vú to và chắc.
- Làm cho tử cung, âm đạo, bộ phận sinh dục ngoài phát triển. Niêm mạc âm đạo phát triển, chứa nhiều glycogen, làm cho môi trường âm đạo luôn luôn ở trạng thái acid, chống nhiễm khuẩn.
- Làm niêm mạc tử cung phát triển và phối hợp với progesteron tạo thành kinh nguyệt.
- Bảo vệ tim mạch: Điều hòa chuyển vận ion đặc biệt là ion canxi vào tế bào, ngăn xơ vữa động mạch do ngăn cản quá trình oxy hóa các lipoprotein tỷ trọng thấp trong máu, ngăn cản bệnh xơ vữa mạnh vành. Làm giãn rộng mạch vành làm tăng lưu lượng động mạch vành, làm giãn mạch, chống tăng huyết áp.
- Ngăn chặn loãng xương: Giúp gắn kết canxi vào khung xương đồng thời lưu giữ canxi trong xương góp phần chống tiêu xương và mất xương.
- Estrogen duy trì ham muốn và khả năng tình dục, khi nồng độ estrogen đầy đủ thì việc đạt được khoái cảm đến rất dễ dàng và giúp phụ nữ dễ thụ thai hơn.
b) Progesteron – Tốt cho thai kỳ
- Progesterone là một trong những loại
hoóc môn kích thích và điều hòa nhiều chức năng của cơ thể. Progesterone
có vai trò trong việc duy trì thai kỳ.
- Hoóc môn progesterone sinh ra mỗi tháng sau khi trứng rụng, có tác dụng chuẩn bị cho khả năng mang thai. Khi trứng thụ tinh đến được cái ổ niêm mạc tử cung, thì trước đó hoóc mône sinh dục progesteron đã làm cho niêm mạc tử cung phát triển, trở lên dày hơn, tạo điều kiện tốt nhất để đón trứng.
- Nếu sự thụ thai xảy ra, progesterone sẽ được sản xuất từ nhau thai và nồng độ của nó vẫn giữ ở mức cao trong suốt thai kỳ, có tác dụng ngăn ngừa việc đẻ non, đẻ sớm và bảo vệ thai nhi phát triển bình thường.
Progesteron không có ý nghĩa nhiều đối với sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ nên trong một số bài viết, các tác giả ghi nội tiết tố nữ thường ám chỉ estrogen.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề cập về nội tiết tố nữ estrogen.
- Hoóc môn progesterone sinh ra mỗi tháng sau khi trứng rụng, có tác dụng chuẩn bị cho khả năng mang thai. Khi trứng thụ tinh đến được cái ổ niêm mạc tử cung, thì trước đó hoóc mône sinh dục progesteron đã làm cho niêm mạc tử cung phát triển, trở lên dày hơn, tạo điều kiện tốt nhất để đón trứng.
- Nếu sự thụ thai xảy ra, progesterone sẽ được sản xuất từ nhau thai và nồng độ của nó vẫn giữ ở mức cao trong suốt thai kỳ, có tác dụng ngăn ngừa việc đẻ non, đẻ sớm và bảo vệ thai nhi phát triển bình thường.
Progesteron không có ý nghĩa nhiều đối với sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ nên trong một số bài viết, các tác giả ghi nội tiết tố nữ thường ám chỉ estrogen.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề cập về nội tiết tố nữ estrogen.
3. Nội tiết tố nữ estrogen thay đổi theo thời gian
a) Tăng dần khi dậy thì – giảm dần khi mãn kinh
Hàm lượng estrogen tăng mạnh trong thời kỳ dậy thì và mang thai; giảm sút mạnh vào thời kỳ mãn kinh. Thường thì sau 35 tuổi, buồng trứng sẽ giảm hoạt động dẫn đến lượng nội tiết tố estrogen tiết ra giảm.b) Chu kỳ kinh nguyệt
Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường,
các hoóc môn được tiết ra có tính chu kỳ, trật tự giúp niêm mạc tử cung
tăng sinh nhằm chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi.
Từ ngày 14 -15 của vòng kinh 28 ngày, nồng độ estrogen đạt mức cao nhất, nang trứng vỡ (rụng trứng), giải phóng tiểu noãn, niêm mạc tử cung xuất hiện phản ứng màng rụng, tạo điều kiện cho trứng làm tổ. Vậy nên ở thời điểm này, người phụ nữ thường xinh đẹp và có nhu cầu tình dục cao nhất trong tháng.
Từ ngày 14 -15 của vòng kinh 28 ngày, nồng độ estrogen đạt mức cao nhất, nang trứng vỡ (rụng trứng), giải phóng tiểu noãn, niêm mạc tử cung xuất hiện phản ứng màng rụng, tạo điều kiện cho trứng làm tổ. Vậy nên ở thời điểm này, người phụ nữ thường xinh đẹp và có nhu cầu tình dục cao nhất trong tháng.
4. Nguyên nhân gây suy giảm nội tiết tố nữ estrogen
a) Tiền mãn kinh – mãn kinh
Sau 30 tuổi quá trình lão hóa tự nhiên bắt đầu rõ rệt cùng theo đó sự suy giảm của của buồng trứng là nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm nội tiết tố nữ.
Những vết nám da, sạm da xuất hiện ngày càng nhiều, hiện tượng khô rát
thường xuyên xảy ra hơn. Đây là độ tuổi bắt đầu có nhiều dấu hiệu của thiếu hụt nội tiết tố.
Mãn kinh là thời kỳ bắt đầu sau kỳ hành kinh cuối cùng trong cơ thể phụ nữ. Từ 45 – 55 tuổi trở lên, ở hầu hết phụ nữ, buồng trứng ngừng rụng trứng vĩnh viễn, chấm dứt kinh nguyệt, các hoóc môn giới tính nữ sụt giảm trầm trọng gọi là mãn kinh.
Mãn kinh là thời kỳ bắt đầu sau kỳ hành kinh cuối cùng trong cơ thể phụ nữ. Từ 45 – 55 tuổi trở lên, ở hầu hết phụ nữ, buồng trứng ngừng rụng trứng vĩnh viễn, chấm dứt kinh nguyệt, các hoóc môn giới tính nữ sụt giảm trầm trọng gọi là mãn kinh.
b) Sau khi sinh con
Trong thời kỳ mang thai nội tiết tố tăng lên nhưng sau khi sinh một thời gian lượng nội tiết tố nữ
giảm đi rõ rệt và nhiều chị em có các triệu chứng như rụng tóc, da xuất
hiện các vết nám, sạm và đặc biệt là chức năng sinh lý nữ giảm sút dẫn
đến chất lượng đời sống tình dục suy giảm rõ rệt.
c) Cắt buồng trứng
Có rất nhiều lý do để bác sĩ phụ khoa
kết luận cần phải cắt bỏ tử cung, buồng trứng. Sau khi cắt bỏ hai buồng
trứng, lượng hoóc mône estrogen cũng suy giảm theo và người phụ nữ phải
đối diện với các triệu chứng tương tự như tuổi tiền mãn kinh.
d) Dùng thuốc
Nếu bạn đã gần đây bị bệnh và phải uống
thuốc theo toa, nội tiết tố của bạn có thể bị suy giảm hơn với bình
thường. Đó là vì hầu hết các loại thuốc ảnh hưởng đến cơ chế sản sinh
estrogen và progesterone.
e) Bệnh về tuyến giáp
Phụ nữ mắc bệnh viêm tuyến giáp tự miễn,
cơ thể tự sinh ra kháng thể hủy hoại tuyến giáp, đây là một trong những
nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm, giảm tiết estrogen.
f) Áp lực tinh thần quá lớn
Thường xuyên phải chịu sức ép lớn, đối
mặt với căng thẳng có thể gây rối loạn chức năng thần kinh thực vật, ảnh
hưởng đến sự điều tiết nội tiết trong cơ thể làm giảm hoóc-môn
estrogen.
5. Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố
Khi hoạt động của buồng trứng suy giảm,
chế tiết ít estrogen, mãn kinh, cắt bỏ buồng trứng, tia xạ vào buồng
trứng, cơ thể sẽ bị thiếu estrogen.
Tình trạng thiếu estrogen sẽ gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể người phụ nữ:
Tình trạng thiếu estrogen sẽ gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể người phụ nữ: