Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

nấm da

nấm da

bệnh hắc lào

bệnh giang mai

bệnh giang mai

giang mai
Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra. Giang mai nếu không được quan tâm chữa trị kịp thời sẽ gây ra các tổn thương lâu dài và có thể dẫn đến cái chết.
con đường lây truyền  
Giang mai lây từ người này sang người khác qua hoạt động tình dục không an toàn bằng đường miệng hoặc đường hậu môn. Nó còn có thể lây trực tiếp từ các vết loét từ người bệnh giang mai sang người lành hoặc lây qua con đường truyền máu. Bạn sẽ không bị mắc giang mai qua các tiếp xúc thông thường.   Giang mai có thể lây từ mẹ sang thai nhi. Trong trường hợp này, thai nhi bị bệnh giang mai bẩm sinh.  
Triệu chứng  
Các biểu hiện của bệnh giang mai giống nhau ở nam và nữ. Tuy nhiên, các dấu hiệu này tương đối khó nhận biết và thường bị bỏ qua. Thời gian ủ bệnh của người bệnh thường kéo dài khoảng 3 đến 4 tuần. Giang mai phát triển qua 3 giai đoạn:  
1. Giai đoạn thời kỳ I
Giai đoạn này có biểu hiện là một vết chợt nông không đau không ngứa, thường phát sinh ở bộ phận sinh dục của cả nam và nữ.
Khi vết chợt này xuất hiện rồi chúng lại tự mất đi mà không cần tác động của thuốc. Thực tế khi đó người bệnh không thấy biểu hiện lầm tưởng là bệnh đã khỏi nhưng thực chất nó chuyển sang giai đoạn phát triển mới rồi lan ra toàn thân. Bệnh xuất hiện bao giờ cũng đi kèm với hiện tượng sưng hạch vùng bẹn, hạch không đau, không làm mủ. 
2. Giang mai thời kỳ II (cách giai đoạn 1 khoảng 45 ngày) 
Đây là thời kỳ xoắn khuẩn lan tỏa toàn thân gây tổn thương ở da, niêm mạc và các triệu chứng toàn thân. Đây là giai đoạn nhiễm xoắn khuẩn huyết.   Biểu hiện là các đào ban giang mai, sẩn giang mai, sẩn phì đại ở bộ phận sinh dục, hậu môn, màng niêm mạc ở hậu môn, miệng họng. Các triệu chứng khác như rụng tóc, tất cả các hạch bạch huyết đều bị sưng nhưng người bệnh không có cảm giác bị đau đớn; có biểu hiện sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, đau xương khớp. Thời kỳ II diễn tiến trong vòng hai năm đầu, đây là giai đoạn không những nguy hiểm cho người bệnh mà cho toàn xã hội bởi vì giai đoạn này bệnh lây lan nhiều và dễ dàng nhất.  
3. Giang mai thời kỳ III   Thường xuất hiện từ năm thứ 3 sau khi có sự xuất hiện của vết chợt và nó được tiến triển trong suốt nhiều năm. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể không có biểu hiện bệnh trong nhiều năm hoặc suốt đời, và không nhất thiết có giang mai II là phải có giang mai III Xen kẽ giữa các thời kỳ, bệnh có các giai đoạn không biểu hiện triệu chứng nhưng bệnh vẫn tiếp tục tiến triển gây nên các triệu chứng sau này và có khả năng lây lan sang người khác, gọi là giang mai kín. Nó phát triển muộn sau 2 năm và ít có khả năng lây nhiễm hơn. 
 Giang mai và thai nghén 
Xoắn khuẩn giang mai lây từ mẹ sang con qua nhau thai gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, giang mai bẩm sinh. Điều trị bệnh cho bà mẹ đồng thời có tác dụng phòng ngừa lây truyền và điều trị cho cả thai nhi. Vì vậy cần xét nghiệm và điều trị kịp thời cho các bà mẹ bị bệnh khi mang thai.
  Xét nghiệm và điều trị  
Để chẩn đoán bệnh có thể tiến hành xét nghiệm huyết thanh để tìm xoắn khuẩn tại tổn thương giang mai. Xét nghiệm huyết thanh bao gồm các kỹ thuật đơn giản dễ làm và tương đối rẻ, có thể tiến hành ở mọi cơ sở y tế. Cách điều trị bệnh giang mai phải phụ thuộc vào việc xác định giai đoạn phát triển của bệnh.  
Ở phụ nữ có thai, bệnh giang mai được điều trị như liều ở trên và ở tất cả các giai đoạn của thai nhi. Giang mai bẩm sinh, giang mai thần kinh cần được điều trị ở các cơ sở chuyên khoa.   Bệnh nhân cần điều trị sớm và đủ liều để khỏi bệnh dứt khoát, đề phòng tái phát và di chứng, ngăn chặn lây lan. Điều trị đồng thời cho cả bạn tình của bệnh nhân. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ gây ra các tổn thương lâu dài và có thể dẫn đến cái chết.


Ngày đăng: 2010-09-19 22:31:26

bệnh hạ cam

bệnh hạ cam

loét hạ cam

Đây là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền qua đường tình dục gây loét ở bộ phận sinh dục. Để phòng bệnh, nên tránh quan hệ bừa bãi, đảm bảo vệ sinh, dùng bao cao su khi quan hệ với đối tượng có khả năng mắc bệnh.
Bệnh hạ cam bắt đầu bằng một mụn mủ ở bộ phận sinh dục, sau khi quan hệ với người bị bệnh từ 1 đến 3 ngày. Sau đó, mụn biến thành vết loét sâu, hình tròn hoặc bầu dục, kích thước không đều, bờ nham nhở, có thể thấy bờ đôi với viền ngoài màu đỏ, viền trong màu vàng. Đáy vết loét lổn nhổn, trên phủ một lớp mủ vàng bẩn. Rửa sạch thấy những nụ thịt rớm máu, có nhiều vết loét nhỏ lấm tấm. Nền vết loét mềm trên vùng da sưng phù (nên còn gọi là bệnh hạ cam mềm).
Với nam giới, vết loét hạ cam thường thấy ở bao quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật. Với phụ nữ, nó xuất hiện ở môi lớn, môi nhỏ. Có thể gặp loét hạ cam ở ngoài bộ phận sinh dục như lưỡi, miệng, môi, vú, hậu môn do quan hệ tình dục... Loét hạ cam còn thấy ở ngón tay thầy thuốc đỡ đẻ cho thai phụ bị nhiễm bệnh.
Hạch xuất hiện ở những bệnh nhân đi lại nhiều. Đàn ông thường bị viêm hạch bẹn nhiều hơn đàn bà. Thường chỉ một bên bẹn và một hạch bị viêm, hạch sưng to, nóng, đỏ và rất đau. Hạch sẽ vỡ mủ tạo thành vết loét hạ cam. Loét hạ cam có thể kết hợp với loét giang mai tạo thành vết loét tạp kết.
Có thể điều trị bệnh hạ cam bằng kháng sinh đặc hiệu uống hoặc tiêm. Đối với hạch bị viêm, cần chọc hút mủ nhiều lần, tránh lỗ rò. Người bệnh cần được thầy thuốc chuyên khoa da liễu theo dõi kết quả sau điều trị 7 ngày, 15 ngày và sau 3 tháng; kiểm tra xét nghiệm huyết thanh để phát hiện bệnh giang mai kết hợp. Những người có quan hệ tình dục với bệnh nhân trong vòng 15 ngày trước đó cần được khám xét và điều trị.

Herpes sinh dục

Herpes sinh dục

herpes
Herpes sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Bệnh do virus Herpes simplex (HSV) gây ra. Có hai loại virus Herpes, HSV I and HSV II- cả hai loại này đều gây ra mụn rộp tại vùng sinh dục và hậu môn, miệng và mũi, ngón tay và bàn tay.
1.     Bệnh lây lan như thế nào?
Virus Herpes đi vào cơ thể thông qua các tổn thương nhỏ trên da hoặc qua màng nhầy của miệng, âm đạo, trực tràng và niệu đạo. Bệnh không lây lan qua các tiếp xúc thông thường như ôm, dùng chung nhà tắm, bể bơi,...
Mụn rộp có thể tái phát trong nhiều hoàn cảnh: phụ nữ hành kinh hoặc mang thai, người mắc bệnh truyền nhiễm, nhân một choáng cảm xúc, khi da tiếp xúc nhiều với ánh nắng...
2. Biểu hiện
Rất nhiều người không có bất kỳ biểu hiện hay triệu chứng nào. Các biểu hiện thường xuất hiện sau 4-5 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm Herpes, nhưng thời gian này có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm. Điều này cho thấy rằng, khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện, điều đó không có nghĩa là bạn vừa mới bị nhiễm loại virus này.
Các triệu chứng của bệnh mụn rộp sinh dục bao gồm:
-Cảm giác khó chịu giống như khi bị cúm: sốt, mệt mỏi, đau đầu, các hạch sưng lên, đau mỏi lưng, đau các khớp và chân tay.
-Vùng sinh dục hoặc hậu môn ngứa, nhức, xuất hiện các vết rộp, mọng nước. Các mụn rộp này sẽ vỡ ra trong vòng 1-2 ngày, tạo ra các vết tấy đỏ, có thể rất đau.
-Sơ nhiễm có nhiều biểu hiện rầm rộ: Lúc đầu bệnh nhân có cảm giác bỏng rát ở bộ phận sinh dục, đôi khi ở vùng hậu môn - trực tràng. Sau đó, xuất hiện một số mụn nước, khi vỡ ra để lại những nốt loét, đau nhiều, nhất là khi tổn thương bị dính nước tiểu. Bệnh kéo dài 2 đến 3 tuần. Những cơn tái phát về sau thường nhẹ và ngắn hơn. 
3.Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán mụn rộp sinh dục thường dựa trên khám lâm sàng và nếu cần sẽ làm xét nghiệm phân lập virus từ những tổn thương mụn nước. Xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus đặc hiệu trong huyết thanh chỉ có giá trị khiêm tốn. 
Mụn rộp sinh dục (và ở một mức độ nhẹ hơn, mụn rộp miệng) là những bệnh đáng sợ đối với người suy giảm miễn dịch, do đó nên dùng Aciclovir để trị bệnh.
Nếu trẻ còn bú đã bị eczema rộng hay lại mắc thêm bệnh mụn rộp da thì bệnh này sẽ tiến triển rất nặng: đó là hội chứng Kaposi-Julius-berg.
Bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ để làm khô tổn thương và tránh bội nhiễm, nhưng nếu bệnh hay tái phát, đặc biệt là ở bộ phận sinh dục hoặc vùng hậu môn - trực tràng thì nên dùng thêm Acidovir.
4. Một vài lời khuyên khi bạn bị mụn rộp
* Bạn có thể dùng các biện pháp tự chăm sóc có thể làm dịu vết đau hoặc sự khó chịu và có thể làm vết thương mau lành hơn:

-Dùng 1 túi trà lạnh áp vào chỗ đau
-Tắm nước mát hoặc nước ấm pha muối
-Uống nhiều nước
-Mặc quần áo rộng rãi
* Khi phát hiện mình bị mụn rộp bạn cần nhanh chóng đi khám bác sỹ. Các xét nghiệm sẽ cho chẩn đoán chính xác và việc điều trị sẽ đạt kết quả tối ưu khi bạn tuân thủ các nguyên tắc:   -Không sờ vào, không gãi hoặc băng bó những vùng bị tổn thương -Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục khi người bạn đời của bạn bị mụn rộp. -Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi rửa, chạm vào những vùng tổn thương -Không dùng chung những dụng cụ như găng tay, khăn mặt… trong nhà tắm, nhà vệ sinh

-Không thơm, hôn… những người đang bị mụn rộp ở môi. -Không đưa tay lên mắt đề phòng bệnh có thể lây lan lên phần này   * Phụ nữ có thai bị mụn rộp sinh dục sẽ truyền bệnh cho con khi sinh nở. Để tránh tình trạng này, những sản phụ đang bị mụn rộp sinh dục nặng, khi sinh nên được mổ tử cung để lấy thai.

bệnh sùi mào gà

bệnh sùi mào gà

sùi mào gà

Trước kia, sùi mào gà được xem là một bệnh lành tính. Nhưng hiện nay, các nhà khoa học cho rằng trong một số trường hợp, bệnh có khuynh hướng trở thành ác tính, gây ung thư cổ tử cung hoặc dương vật.
Sùi mào gà chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, qua chỗ sây sát niêm mạc do loại virus thuộc nhóm papo Phòng và trị bệnh sùi mào gà
Trước kia, sùi mào gà được xem là một bệnh lành tính. Nhưng hiện nay, các nhà khoa học cho rằng trong một số trường hợp, bệnh có khuynh hướng trở thành ác tính, gây ung thư cổ tử cung hoặc dương vật.
Sùi mào gà chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, qua chỗ sây sát niêm mạc do loại virus thuộc nhóm papova gây nên. Lứa tuổi bị bệnh nhiều nhất là 20-25.
Sau khi nhiễm virus 2-9 tháng, bệnh nhân bắt đầu có những sùi nhỏ mềm, cao lên như những nhú gai, đường kính khoảng 1-2 mm; hoặc là những đĩa bẹt tròn nhỏ bề mặt ráp, màu hồng. Về sau, chúng phát triển thành những gai hoặc lá, chiều dài có thể đến vài cm, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ.
Với đàn ông, sùi mào gà thường xuất hiện ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, miệng sáo, phần đầu của niệu đạo trước, da bìu. Phụ nữ thường có sùi mào gà ở vùng âm vật, môi lớn, môi bé, âm hộ, cổ tử cung. Có trường hợp tổn thương bao phủ cả bộ phận sinh dục, các nếp gấp bẹn, vùng quanh hậu môn và bên trong hậu môn. Một số trường hợp do vệ sinh kém, kèm theo có thai nghén hoặc có bệnh lậu kết hợp nên các sùi mào gà phát triển thành một khối lớn, to bằng nắm tay, màu đỏ tươi, tiết dịch mùi hôi thối.
Bình thường sùi mào gà không gây đau đớn gì. Trường hợp sùi phát triển to quá có thể gây khó chịu khi đi lại. Khi bị sang chấn, sờ nắn sùi mào gà có thể làm sây sát, chảy máu hoặc bội nhiễm, các hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to tạo các sùi có nhiều mủ. Một số trường hợp có thể bị sốt cao hoặc đau đớn.
Bệnh sùi mào gà có thể điều trị bằng cách đốt điện hoặc chấm dung dịch như podophyllin 25%, hoặc chấm acidtrichloracetic 80%. Ngoài ra có các phương pháp điều trị khác như nitơ lỏng, laser hoặc phẫu thuật, được tiến hành ở những trung tâm y tế có đủ trang thiết bị và kỹ thuật.
Để phòng bệnh, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân như rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước và xà phòng thích hợp trước và sau khi quan hệ tình dục. Việc dùng bao cao su có thể dự phòng được bệnh sùi mào gà và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Tuy nhiên, virus gây bệnh này cũng có thể xâm nhập vào vùng da và niêm mạc khác ngoài bộ phận sinh dục.
Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà cần tích cực điều trị trước khi sinh con, vì virus này có thể từ đường sinh dục của mẹ xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ sơ sinh, gây tử vong.

Nhận biết và xử trí sốt cao co giật của trẻ nhỏ

Co giật do sốt cao là hiện tượng chỉ xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng lên rất nhanh trong một thời gian ngắn, thường gặp ở trẻ 6 tháng đến 5 tuổi.
Hiện tượng co giật rất có hại cho cơ thể và não của trẻ do thiếu oxy não, nhất là nếu cơ cơn co giật trẻ thường kèm nôn mửa.
Nếu người lớn không biết xử trí kịp thời và đúng cách thì trẻ có thể bị tử vong do tắc thở vì ngạt, vì hít phải chất nôn hoặc bị viêm phổi nặng do chất nôn từ dạ dày trào ngược lên thực quản và đường thở gây tổn thương ở phổi.

Nhận biết cơn co giật do sốt cao và cách sơ cứu
Cơn co giật xuất hiện khi trẻ đang sốt cao trên 39oC, có tính chất lan tỏa toàn thân (hai tay, hai chân, mình và đầu). Thời gian co giật ngắn dưới
40 phút. Sau cơn co giật trẻ sẽ ngủ. Nên đánh thức trẻ tỉnh dậy ngay nếu không sẽ rơi vào trạng thái li bì, mê man, hôn mê , gọi hỏi không biết.
Khi trẻ bị sốt cao cần cho trẻ uống nhiều nước
Cách sơ cứu lại trẻ co giật sốt cao: đặt trẻ nằm xuống giường hoặc phản bằng phẳng để đề phòng khi co giật trẻ có thể bị ngã hoặc va đập vào vật cứng. Tốt nhất là nên cởi bỏ hết quần áo cho trẻ, nếu không được thì nên nới rộng quần áo, nhất là vùng cổ.
Dùng khăn bông mềm nhúng vào nước ấm, vắt hết nước, lau khô khắp người cho trẻ, nhất là vùng nách, bẹn, trán, lau đi lau lại nhiều lần như thế cho đến khi trẻ hết giật. Vì trẻ co giật không uống được thuốc nên càng nhanh chóng đặt thuốc hạ nhiệt đường hậu môn: trẻ dưới 12 tuổi dùng viên paracetamol 80mg, trẻ lớn hơn dùng viên 150mg. Đợi khi trẻ ngừng co giật thì lật trẻ nằm nghiêng sang một bên ngay đầu trẻ ở vị trí an toàn, hơi ngửa ra sau để tránh trào ngược dịch nôn trớ của trẻ vào phổi gây nguy hiểm đến tính mạng. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay để tìm và điều trị nguyên nhân, tránh co giật tái phát do sốt cao trở lại.
Một số điều cần tránh
Không nên tìm cách chống lại cơn co giật của trẻ bằng cách ghì thật chặt vì có thể sẽ gây tổn thương ở một số bộ phận của cơ thể hoặc có thể làm gãy xương trẻ. Không được cho trẻ ăn, uống bất cứ thứ gì vì có thể gây sặc cho trẻ. Không được dùng vật cứng để ngang mồm trẻ vì sợ trẻ cắn vào lưỡi bởi trẻ rất ít khi cắn vào lưỡi trong cơn co giật. Nếu trẻ cắn vào lưỡi cũng không gây nguy hiểm bằng việc gang vào mồm trẻ bằng vật cứng sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, làm gãy răng, sụt lợi trẻ. Không ủ ấm, mặc thêm quần áo cho trẻ mặc dù trong cơn sốt cao trẻ có thể bị rét run, cần phải tìm cách hạ nhiệt nhanh chóng bằng cách làm mát cơ thể và môi trường xung quanh. Đó là biện pháp tốt nhất và an toàn nhất để đề phòng và cắt cơn co giật cho trẻ.
Phòng chống cơn co giật khi trẻ bị sốt cao
Thông thường khi trẻ bị nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virút, ký sinh trùng…), cơ thể trẻ bị sốt nóng. Ở trẻ em thân nhiệt bình thường nằm trong khoảng 37 – 37,5oC, khi lên đến 38oC là có sốt. Với mức sốt 38 – 38,5oC, cơ thể chịu đựng nhưng khó có thể chịu đựng nổi khi nhiệt độ trên 39 – 400C gây mất nước và các chất điện giải, gây rối loạn thần kinh và co giật. Khi cơn co giật do sốt cao ở trẻ nếu đã xảy ra thì rất hay tái phát. Điều này gây hoang mang rất nhiều cho các bậc cha mẹ, đồng thời cũng gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Vì thế, khi trẻ có biểu hiện sốt cao cần đưa trẻ đi khám ngay để tìm nguyên nhân điều trị kịp thời.
Trong khi trẻ bị sốt cần cho uống nhiều nước, tốt nhất là nước ORS hoặc cho trẻ bú nhiều hơn, cởi bớt quần áo, đặt trẻ nằm nơi thoáng mát và không bao giờ được bọc kín hay ủ ấm trẻ. Phải thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ, bằng cách đo nhiệt độ cho trẻ khi trẻ sốt. Có 4 vị trí có thể đo nhiệt độ cho trẻ: nếu kẹp nhiệt kế vào nách trẻ thì phải cộng thêm 0,50C nữa. Nếu đặt nhiệt kế trong hậu môn, cách này chính xác nhất, chỉ cần 1 – 2 phút là đọc được kết quả. Nếu cho nhiệt kế ngậm trong miệng, cách này dễ đặt nhưng phải để 7 – 10 phút mới đọc kết quả; nếu lấy nhiệt độ ở tai có thể đọc kết quả nhanh nhưng nếu có viêm tai thì khó chính xác.
BS.CKII. NGUYỄN ĐỨC LÊ

Phương pháp phá thai bằng thuốc Ưu điểm tỷ lệ thành công cao

Phá thai bằng thuốc (PTBT) là một phương pháp phá thai rất phổ biến trên thế giới bởi nó an toàn cho chị em. Tuy nhiên trên thực tế, việc PTBT chưa thực sự mặn mà với chị em bởi những yếu tố về kinh tế cũng như những rắc rối mà họ có thể gặp phải.

Báo KH&DT đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Đức Hinh (ảnh) - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương xung quanh vấn đề này.
Tiện lợi, tỷ lệ thành công cao
So với việc can thiệp bằng thủ thuật thì PTBT được xem là tiện lợi, nhanh chóng; tránh được những tai biến rách hay nhiễm trùng tử cung... do việc phải đưa dụng cụ vào buồng tử cung. Đặc biệt, phương pháp này có tỷ lệ thành công khá cao khoảng 92% cho thai dưới 49 ngày tuổi.
Theo dự kiến, việc PTBT đang được nghiên cứu để kéo dài tới 63 ngày. Để phá thai dưới 49 ngày tuổi, cần có 2 loại thuốc kết hợp là Mifepristone và Misoprostol (Cytotec). Tuy chỉ là uống thuốc để gây sẩy thai tự nhiên, nhưng quy trình uống phải được quản lý chặt: Bệnh nhân sẽ uống viên đầu (Mifepristone 200mg) dưới sự giám sát của bác sĩ, 15 phút sau khi uống thuốc bệnh nhân mới được rời cơ sở y tế. Sau 48 giờ phải quay trở lại để uống tiếp 2 viên Misoprostol (mỗi viên 200mg) và phải ở lại bệnh viện khoảng 4 giờ để theo dõi.
Mặc dù việc lưu hành thuốc chỉ được phép trong các cơ sở y tế ở tuyến tỉnh và trung ương nhưng trên thực tế, người dân vẫn có thể mua được ở ngoài thị trường loại thuốc Misoprostol (Cytotec). Nếu chỉ dùng thuốc Misoprostol (Cytotec) thì sẽ phá thai từ 13 tuần tuổi.
Còn thuốc Mifepristone thì được quản lý chặt chẽ hơn, chỉ có trong bệnh viện (BV). Theo quy định trong quyển "Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản" từ năm 2002 đến nay vẫn còn giá trị: việc PTBT chỉ áp dụng cho thai dưới 49 ngày; chỉ được phép triển khai ở những BV tuyến trung ương, tuyến tỉnh và nhất thiết phải uống thuốc dưới sự hướng dẫn, giám sát chặt chẽ của bác sĩ ngay từ BV.
Tuy nhiên, hiện nay, không chỉ có các BV tuyến tỉnh và tuyến trung ương, mà còn có một số phòng khám tại Hà Nội và Hải Phòng thuộc Hội kế hoạch hóa gia đình (VINAFPA) cũng thực hiện việc phá thai này (theo dự án nghiên cứu phá thai). Trường hợp phá thai này áp dụng cho thai dưới 56 ngày tuổi.
... nhưng chị em không mặn mà
Mặc dù đây là một phương pháp rất tiện lợi, bớt ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của chị em so với biện pháp nạo hút, song trên thực tế, không phải ai cũng ưa thích. Lý do thứ nhất là tất cả những bệnh nhân khi dùng phương pháp này bao giờ cũng phải cam kết nếu thất bại, bắt buộc phải phá thai bằng hút, không được phép để lại, vì các thuốc phá thai này có nguy cơ gây dị dạng thai nhi.
Bên cạnh đó là vấn đề kinh phí. Nếu như một ca hút thai chỉ tốn khoảng 80 nghìn đồng thì việc PTBT sẽ phải mất từ 300 - 350 nghìn đồng. Đó cũng chính là lý do vì sao tỷ lệ sử dụng phương pháp PTBT chỉ chiếm từ 1/3 - 1/4 trường hợp đến phá thai tại BV.
Một vấn đề nữa là thời gian. Hút thai chỉ mất có 15 phút trong BV, trong khi uống thuốc phá thai thì phải đến BV 2-3 lần vì cần phải theo dõi kết quả sau khi uống thuốc. Hạn chế của PTBT còn là khách hàng lại phải chịu đau đớn trong một thời gian do thuốc gây ra hiện tượng sẩy thai tự nhiên.
Mặt khác, dù tỷ lệ tai biến do PTBT thấp hơn so với can thiệp bằng thủ thuật, nhưng không phải là không có. Tai biến thường gặp là xuất huyết ồ ạt sau khi uống thuốc, bắt buộc người sử dụng phương pháp này phải ở cách cơ sở y tế - nơi thực hiện PTBT - không quá 30 phút di chuyển. Hiện vẫn chưa có kết luận về sự ảnh hưởng của những trường hợp dùng quá nhiều thuốc phá thai.
Xu hướng thế giới hiện nay ngày càng nhiều người sử dụng PTBT, hạn chế phá thai bằng thủ thuật. Ở nhiều nước, người ta còn cho phép cả nữ hộ sinh cũng được thực hiện PTBT. Chính vì thế, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đang đề xuất cho điều chỉnh "chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản" trong việc sử dụng PTBT. Cụ thể là BV tuyến huyện thực hiện PTBT dưới 49 ngày, tuyến tỉnh dưới 56 ngày và tuyến trung ương dưới 63 ngày. Còn việc nữ hộ sinh thì còn đang tranh luận.

Mọi thắc mắc của bệnh nhận có thể liên hệ phòng khám sản phụ khoa thuộc phòng khám đa khoa hữu nghị việt pháp 112, Phố mai dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, DDt 0466741651 Website : Vietphapclinic.com, hoặc mail : Vietphapclinic@yahoo.com để được tư vấn cụ thể.

Teen ngại chữa phụ khoa vì sợ rách 'cái ngàn vàng'

Teen ngại chữa phụ khoa vì sợ rách 'cái ngàn vàng'

Ảnh: Minh Thùy.
Ảnh: Minh Thùy.

Lo đến mất ăn mất ngủ vì chu kỳ đèn đỏ bỗng rối loạn nhưng Hồng không dám đi khám, vì "nghe nói bác sĩ dễ làm rách màng trinh của mình trong lúc khám, chữa".
> Vá trinh để tự tin lấy chồng / Bé mắc bệnh... phụ khoa

Bình thường, kinh nguyệt của Hồng (Đống Đa, Hà Nội) rất đều, nhưng mấy tháng nay, chu kỳ bỗng bất thường, lúc dài ra, khi ngắn lại. "Có tháng em 'bị' tới chục ngày, nhưng có tháng lại quá ngày cả tuần mà chưa thấy 'đèn đỏ", Hồng kể. Vì đã có bạn trai nhưng chưa từng đi quá giới hạn nên cô sinh viên 18 tuổi này không sợ có bầu, nhưng cũng lo lắng không biết điều gì đang xảy tới với mình.
"Em cũng muốn đi khám lắm, nhưng khi kể với cô bạn thì bị nó dọa là trong lúc khám hay đặt thuốc, bác sĩ phụ khoa có thể vô tình làm rách màng trinh. Mình cố giữ gìn từng chút một, mà giờ lại bị mất vì lý do vớ vẩn thế thì thật không đáng", Hồng thổ lộ.
Vì lý do này, Hồng đã tự ý mua thuốc về uống để điều hòa kinh nguyệt, nhưng mãi không đỡ. Gần đây, Hồng bị rong kinh liên miên khiến người xanh xao, mệt mỏi, nhưng vẫn lăn tăn chuyện nên đi khám hay cố đợi cho bệnh tự hết.
Cũng vì ngượng ngùng và lo ảnh hưởng tới cái ngàn vàng mà Trinh (19 tuổi) cố tự chữa bệnh phụ khoa suốt nửa năm liền chứ không đến gặp bác sĩ. Tới khi không thể chịu được những cơn ngứa và bệnh tái phát mỗi ngày nặng thêm, cô thiếu nữ ở Thanh Trì, Hà Nội mới đi khám. Nghe bác sĩ nói "cháu mà không chữa, cứ để thế này thì có khi còn vô sinh vì biến chứng của viêm nhiễm chứ chẳng chơi", Trinh mới phát hoảng.
"Em chưa từng biết đến 'chuyện ấy', lại luôn vệ sinh vùng kín rất sạch sẽ, vậy mà không hiểu sao lại bị như thế", cô gái băn khoăn. Cô cũng cho biết thực ra, trước đó cũng đã đi siêu âm và khám sức khỏe tổng quát rồi nhưng không dám để bác sĩ đụng chạm tới vùng kín.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y khoa Thái Hà, Hà Nội cho biết, không ít cô gái trẻ khi đến khám bệnh phụ khoa thường tỏ ra ngại ngần, e dè, phần vì sợ "mang tiếng" là đã có quan hệ nên mới mắc bệnh, phần lo bác sĩ làm rách màng trinh.
Theo bà, thực tế, đúng là khả năng viêm nhiễm vùng kín ở phụ nữ chưa có quan hệ tình dục ít hơn người có gia đình, nhưng số thiếu nữ mắc bệnh này cũng không hiếm.
"Màng trinh giống như một lớp bảo vệ ngăn các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập vào bên trong. Tuy nhiên, các cô gái, kể cả bé gái 6-7 tuổi cũng vẫn có thể mắc do bộ phận sinh dục nữ nằm ở ngoài, lại gần lỗ tiểu và hậu môn", bác sĩ giải thích.
Các vấn đề như rối loạn nội tiết, vệ sinh không đúng cách, mặc quần quá chật... cũng là nguyên nhân thường gặp gây các trục trặc về vùng kín ở các cô gái trẻ.
Theo bà, việc không ít thiếu nữ ngại khám bệnh vùng kín vì sợ rách màng trinh cũng dễ hiểu. Ở Việt Nam, các cô gái vẫn được dạy phải giữ gìn trinh tiết tới khi về nhà chồng. Nhiều bé gái lớn lên mà không dám chia sẻ những thắc mắc, rắc rối của bản thân về những vấn đề liên quan tới giới tính, sức khỏe tình dục với ai, kể cả mẹ, chị. Các em ngại hỏi, thường tự loay hoay xử lý hoặc tìm câu trả lời ở bạn bè đồng lứa - những người mà thường cũng chưa có kinh nghiệm hay kiến thức về việc này.
"Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn gái mắc bệnh phụ khoa mà tự ý điều trị bởi có thể khiến bệnh nặng thêm, trở thành mãn tính, thậm chí để lại các di chứng như teo hẹp, tắc vòi trứng, vô sinh...", bác sĩ khuyến cáo.
Bà cho biết, ngay khi có những biểu hiện bất thường như ra dịch quá nhiều, ngứa, rối loạn kinh nguyệt, bạn gái cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời.
"Các cô gái cũng không cần quá lo lắng đến chuyện ảnh hưởng 'cái ngàn vàng'. Khi đi khám, hãy chọn cơ sở uy tín, nói rõ với bác sĩ về tình trạng bệnh cũng như việc mình chưa từng quan hệ, người có chuyên môn sẽ tìm cách khám, chữa phù hợp, hiệu quả mà không làm tổn hại tới màng trinh của bạn", bác sĩ nói.
Bà cho biết, thông thường, các viêm nhiễm ở phụ nữ chưa có quan hệ tình dục, nếu khám chữa kịp thời, thì thường không quá nặng, và việc xử lý khá đơn giản. Ngay cả việc đặt thuốc cũng không thể làm rách màng trinh. Còn trong quá trình thăm khám, với các cô gái chưa từng quan hệ, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò qua ngả hậu môn, thay vì qua âm đạo, và điều này vẫn cho kết quả chính xác về bệnh ở phần phụ, nên chị em không cần lo ngại ảnh hưởng.

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

GÓI KHÁM SỨC KHỎE PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỮU NGHỊ VIỆT PHÁP


Các chuyên gia y tế thế giới khuyên bạn nên khám sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi năm một lần. Bạn sẽ phòng ngừa và phát hiện sớm những căn bệnh tiềm ẩn có nguy cơ xấu cho sức khỏe như huyết áp, nhiễm mỡ trong máu, men gan bất thường, tim mạch, ung thư... Chủ động phát hiện sớm là cách tốt nhất đảm bảo điều trị hiệu quả, thành công và tiết kiệm chi phí. Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Việt Pháp 112, Phố Mai dịch, Cầu Giấy, Hà Nội chúng tôi:
  • Đa dạng gói khám sức khỏe tổng quát phù hợp với mọi nhu cầu, khả năng
  • Phòng khám hiện đại, sạch sẽ vô trùng
  • Đặt giờ khám theo lịch riêng
Các Mc Khám – Xét Nghim
Giải Thích Lợi Ích


1
Kiểm tra các thông số chung
Mạch,huyết áp, chiều cao, cân nặng, Đánh giá cao huyết áp và chỉ số BMI
2
Kiểm tra thị lực
Đánh giá có giảm thị lực hay không
3
Khám lâm sang: nội ngoại tổng quát, Tai mũi họng, Răng hàm mặt, Sản phụ khoa.
Bác sỹ đa khoa tổng quát, trao đổi các vấn đề sức khỏe, dựa trên các xét nghiệm, thăm khám, cho hướng xử lý các bệnh lý liên quan tới sức khỏe.
4
Công thức máu
Tầm soát các bệnh lý về máu như thiếu máu
5
Đường huyết lúc đói
Tầm soát bệnh đái tháo đường
6
Bộ mỡ trong máu
Cholesterol toàn phần, Cholesterol có hại và Triglyceride, từ đó đánh giá các yếu tố nguy cơ đến tim mạch.
7
Creatinin
Đánh giá chức năng thận
8
Viêm gan siêu vi B
Bạn có đang thắc mắc bệnh viêm gan siêu vi B không (Viêm gan siêu vi B là một nhiễm trùng mãn tính hay gặp nhất ở gan, có thể gây xơ gan và ung thư gan)
Kháng nguyên (HbAg)
Kháng thể (HbeAg)
Định tính  nồng độ kháng thể quyết định việc chủng ngừa viêm gan siêu vi B
9
Kiểm tra men gan (AST,ALT, GGT
Đánh giá tình trạng gan
10
Tổng phân tích nước tiểu
Tầm soát các bệnh lý của hệ tiết niệu
11
Siêu âm màu ổ bụng tổng quát , siêu âm phụ khoa, tuyến vú, tuyến giáp.
Đánh giá tổng quát các cơ quan trong ổ bụng: gan, mật, tụy, lách, phát hiện các khối u hoặc sỏi…Siêu âm đối với phụ nữ giúp đánh giá phần phụ khoa: tử cung và buồng trứng
12
Đo điện tâm đồ
Đánh giá bước đầu các trường hợp rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim…
13
PSA
Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến
14
Khám ngực, khám phụ khoa và Pap smear
Phết tế bào cổ tử cung, khuyến cáo cho tất cả phụ nữ đã có quan hệ tình dục nhằm tầm soát ung thư cổ tử cung. Khám ngực nhằm tầm soát ung thư ngực ở người trẻ tuổi.



Các mục khám và xét nghiệm chuyên sâu









15
Axid Uric máu
Đánh giá yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch và chuẩn đoán bệnh gút



16
HCV
Viêm gan siêu vi C, thường gây ung thư gan, xơ gan hay gặp sau viêm siêu vi B và A
17
Siêu âm tim
Đánh giá mức độ ảnh hưởng lên tim của bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường và chuẩn đoán những bệnh van tim, bệnh cơ tim, suy tim…
18
Chụp X- quang phổi thẳng.
Đánh giá các bệnh lý của phổi, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tràn dịch màng phổi…và tầm soát ung thư phổi.Không chụp X-quang khi mang thai hoạc nghi ngờ mang thai



BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TINHD DỤC


http://www.tudu.com.vn/data/2009/12/25/18340523.jpg
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (P. 1)
Bs CKII Dương Phương Mai
Trưởng khoa KHHGĐ - BV Từ Dũ
 
Bệnh lây truyền qua đường tình dục là những bệnh lây truyền từ người này sang người  khác do có quan hệ tình dục với người đã nhiễm bệnh, nói một cách khác quan hệ tình dục không an toàn là đường lây chính của bệnh lây truyền qua đường tình dục 
 
Có rất nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục, tuy nhiên thường gặp nhất là: lậu, giang mai, hột xòai, hạ cam mềm, mồng gà, nhiễm Chlamydia, đặc biệt AIDS  là bệnh nguy hiểm hơn cả.
Hiện nay, bệnh lây truyền qua đường tình dục đang có chiều hướng gia tăng do các dạng bệnh được lây truyền qua nhiều đường khác nhau: đường giao hợp sinh dục - sinh dục, đường miệng – sinh dục, đường hậu môn – sinh dục. Đặc biệt, từ khi bệnh AIDS xuất hiện thì đây không chỉ là vấn đề liên quan đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước nhà.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây tác hại lớn cho người nhiễm bệnh, biến chứng nặng nề nhất là làm cho người bệnh mất khả năng sinh sản, gây lở loét đau đớn ở cơ quan sinh dục, kéo dài mãn tính nếu không điều trị, có thể đưa đến chết người như HIV/ AIDS, hoặc âm thầm gây di chứng lâu dài như giang mai, lậu  ….
Những điều cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục?
Nên đến các cơ sở y tế để được khám và trị bệnh càng sớm càng tốt. Các cơ sở sở y tế mới có đủ điều kiện để xác định bệnh chính xác, chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh  để xử trí và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, các cơ sở này cũng hướng dẫn chúng ta cách phòng tránh bệnh về sau, hướng dẫn phòng tránh cho người có quan hệ với mình, vì nếu không chữa trị cho cả hai, thì bệnh sẽ tái nhiễm nhiều lần làm giảm hiệu quả và tác dụng điều trị về sau.
Các dạng bệnh lây truyền qua đường tình dục
1. Viêm âm đạo do Trichomonas Vaginalis
http://www.tudu.com.vn/data/2009/10/01/07572590_1.jpg
Nhiễm trùng do Trichomonas là bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục do đơn bào Trichomonas vaginalis. Nó chiếm khoảng 25% viêm âm đạo. Trichomonas là một ký sinh trùng chịu đựng được nhiều môi trường, có thể sống sót trên những khăn ướt  và những bề mặt khác. Thời gian ủ bệnh từ 4 đến 28 ngày.
Triệu chứng: có thể thay đổi nhiều. Huyết  trắng điển hình có mùi hôi, có bọt, loãng và nhiều, có thể có màu xám, trắng  hoặc vàng xanh. Âm hộ và âm đạo có thể viêm đỏ hoặc phù nề. Cổ tử cung có thể  viêm đỏ và mủn nát.
Chẩn đoán: - Soi tươi phát hiện đơn bào dạng hình thoi di động, có đuôi, kích thước hơi lớn hơn bạch cầu. Thường có sự hiện diện của nhiều tế bào viêm.
- Huyết trắng có pH từ 5.0-7.0.
- Bệnh nhân không triệu chứng bị nhiễm có thể phát hiện Trichomonas trên Pap smear.
Điều trị: Metronidazole 2g uống liều duy nhất. Điều trị đồng thời cả bạn tình.
Phác đồ thay thế: Metronidazole 500mg x 2 lần / ngày x 7 ngày.
2. Viêm cổ tử cung do Chlammydia Trachomatis
Nhiễm C. Trachomatis là bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp. C.Trachomatis là vi khuẩn nội bào bắt buộc thích nhiễm tế bào trụ lát , vì vậy ở vùng chuyển tiếp cổ tử cung là nơi lấy bệnh phẩm để chẩn đóan xác định bệnh.
http://www.tudu.com.vn/data/2009/10/01/08040859_3.jpg 
http://www.tudu.com.vn/data/2009/10/01/08044551_4.jpg

Triệu chứng: Nhiễm C.Trachomatis không triệu chứng trong 30 – 50% trường hợp và có thể kéo dài vài năm. Bệnh nhân bị viêm cổ tử cung có thể than phiền về huyết trắng hoặc ra máu thấm giọt hoặc sau giao hợp. Khi khám cổ tử cung thấy cổ tử cung đỏ và dễ chảy máu và có huyết trắng như mủ vàng xanh. Nhuộm Gram phát hiện hơn 10 bạch cầu đa nhân trên quang trường dầu. 
Chẩn đoán: Cấy là phương pháp tốt nhất. Cấy được thực hiện sau khi phết tăm bông mủ ở kênh cổ tử cung. Phết tăm bông cổ  trong nên được xoay 15 đến 20 giây để đảm bảo có tế bào biểu mô. Độ nhạy khoảng 75%.

Test nhanh cho kết quả nhanh hơn và rẻ hơn. Test này có độ nhạy 86% đến 93% và độ  đặc hiệu 93% đến 99%.
Điều trị: cho cả bạn tình
-Doxycycline 100mg x 2 lần / ngày x 7 ngày (uống).
-Azithromycin 1g liều duy nhất (uống).
Phác đồ khác:
- Ofloxacin 300mg x 2 lần / ngày x 7 ngày (uống).
-  Erythromycin 500 mg x 4 lần / ngày x 7 ngày (uống).
-  Sulfisoxazole 500mg x 4 lần / ngày x 10 ngày (uống).